1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành Y tế nước ta đang trên đà phát triển và hệ thống chăm sóc sức
khỏe cũng đang phát triển đa dạng với nhiều thành phần, nhiều loại hình cung
cấp các dịch tư vấn và khám chữa bệnh (KCB). Đồng thời ngành Y tế nước ta
cũng đang phải đối mặt với thách thức là y tế phải đáp ứng nhu cầu chăm sóc
sức khỏe ngày càng cao, khám chữa bệnh với kỹ thuật y tế chất lượng cao,
song song là phải quan tâm đến chăm sóc sức khỏe người nghèo, người cận
nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, vùng khó khăn, vùng sâu,
vùng xa.
Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2014 cho thấy tình trạng sức khỏe
người dân Việt Nam trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể, trong
đó tuổi thọ, tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, tử vong trẻ 5 tuổi, tỷ lệ suy dinh dưỡng
có tỷ lệ đạt tốt hơn so với các nước đang phát triển ở Châu Á. Từ năm 1999
đến năm 2010, gánh nặng bệnh tật do các bệnh truyền nhiễm, các vấn đề sức
khỏe, trẻ chết chu sinh và rối loạn dinh dưỡng giảm từ 45,6% xuống 20,8%.
Đồng thời gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm tăng từ 42% lên
66%. Trong nhóm các bệnh không lây nhiễm gánh nặng bệnh tật chủ yếu là do
ung thư, bệnh tim mạch, bệnh xương khớp, tai nạn, chấn thương,… Bên cạnh
đó là gánh nặng bệnh tật của các bệnh có thể phòng được bằng vác xin như
rubella, sởi, virut ROTA, phế cầu khuẩn và màng não cầu vẫn còn đáng kể [2].
Một trong những thách thức đối với ngành y tế hiện nay là hệ thống
cung ứng dịch vụ y tế còn nhiều hạn chế. Hệ thống y tế dự phòng và dịch vụ
cơ bản chăm sóc sức khỏe bà mẹ -trẻ em hiện nay đang phân mảnh, chia cắt
giữa các tuyến giữa y học dự phòng và khám chữa bệnh; dịch vụ chăm sóc
sức khỏe để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của thanh niên về truyền thông giáo dục
về lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản vẫn chưa
2
được quan tâm đúng mức. Sự khác biệt trong khả năng tiếp cận các dịch vụ có
chất lượng dẫn đến sự khác biệt trong các chỉ số về sức khỏe, hiểu biết về
giảm nguy cơ bệnh tật.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và tạo điều kiện cho người dân có
khả năng tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế, Đảng và Nhà nước ta đã có
nhiều văn bản quy định từ Chính phủ đến tỉnh, ngành và huyện, trong đó có
tỉnh Thái Bình đã được triển khai. Mặc dù chất lượng khám chữa bệnh cho
người bệnh đã được nâng lên so với những năm trước đây, nhưng vẫn còn
những tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng của phục vụ và chăm sóc người
bệnh. Vì vậy để đánh giá thực trạng tiếp cận, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe bà mẹ -trẻ em cũng như để đánh giá sự hài lòng cũng như hiểu biết của
người dân về dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ -trẻ em nhằm đưa ra các giải
pháp trong kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ y, bác sĩ đồng
thời hoạch định chính sách đầu tư nâng cấp y tế cơ sở, trang thiết bị, hỗ trợ
người dân tiếp cận với dịch vụ y tế ngay tại nơi sinh sống, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe bà mẹ - trẻ em của bà mẹ tại 3 xã huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình
năm 2017”, với mục tiêu sau:
1.
Mô tả thực trạng sử dụng, nhu cầu và sự hài lòng của các bà mẹ có con
dưới 2 tuổi về dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em tại ba xã huyện
Tiền Hải năm 2017.
2.
Đánh giá kiến thức,thực hành của bà mẹ có con dưới 2 tuổi về dịch vụ
chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em tại địa bàn nghiên cứu.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cƣơng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em
1.1.1. Một số khái niệm về chăm sóc sức khỏe ban đầu
Khám bệnh: là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử khám bệnh, thăm khám
thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức
năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp đã được
công nhận [30].
Chữa bệnh: là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã
được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cấp cứu, điều trị,
chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh [30].
Cơ sở khám, chữa bệnh: là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp
phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh [30].
Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: là số tiền phải trả cho mỗi dịch
vụ khám chữa bệnh [30].
Tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập: là khả năng mà
người sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh có thể sử dụng dịch vụ tại nơi cung
cấp dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập [30].
Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập: là những người khi
có tình trạng sức khỏe bất thường hoặc khi có nhu cầu đến khám chữa bệnh,
mua thuốc hay sử dụng bất cứ hình thức cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh
nào do các cơ sở y tế công lập [30].
Công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh: sự
đối xử, sự đáp ứng theo yêu cầu của mỗi người hay mỗi nhóm người khi có
nhu cầu khám chữa bệnh thì được sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh theo
hướng mọi người có bệnh như nhau sẽ được chăm sóc y tế như nhau, không
phụ thuộc vào khả năng chi trả [30].
4
Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ): là những chăm sóc sức khỏe
thiết yếu, dựa trên phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và
từng gia đình trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham
gia đầy đủ của họ với giá thành mà họ chấp nhận được nhằm đạt được sức
khỏe cao nhất. CSSKBĐ nhằm nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và
phục hồi sức khỏe [33].
Nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu:[33]
- Giáo dục sức khỏe nhằm thay đổi những thói quen và lối sống không
lành mạnh, có hại thành có lợi cho sức khỏe.
- Cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lý.
- Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Chăm sóc sức khỏe trẻ em và kế hoạch hóa gia đình.
- Tiêm chủng mở rộng phòng 6 bệnh dịch lưu hành phổ biến của trẻ em
tại địa phương.
- Phòng chống các bệnh dịch lưu hành phổ biến tại địa phương.
- Điều trị các bệnh và vết thương thông thường.
- Cung cấp đủ thuốc thiết yếu.
- Quản lý sức khỏe toàn dân.
- Củng cố màng lưới Y tế cơ sở.
Các nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu[33]
Tính công bằng: CSSKBĐ dựa trên các nhu cầu và tính công bằng
nhân đạo. Công bằng ở đây có nghĩa là đáp ứng nhu cầu chăm sóc của từng
thành viên trong cộng đồng chứ không phải sự chia đều các dịch vụ. Cung cấp
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những người có nhu cầu thực sự sẽ làm
cho sự chăm sóc được chu đáo và có hiệu quả hơn. Tính công bằng đòi hỏi
các nhân viên y tế phải là người có đạo đức, có tính trung thực cao.
5
Tăng cường sức khỏe, dự phòng và phục hồi sức khỏe: Chăm sóc sức
khỏe ban đầu giúp người dân nâng cao ý thức trong phòng bệnh, thay đổi
những hành vi có hại cho bản thân và cộng đồng thành những hành vi có lợi.
Cần chú ý đến dự phòng những bệnh dịch và bệnh không gây dịch trong cộng
đồng. Hiện nay, những bệnh không lây trong cộng đồng ngày càng phát triển
do đời sống người dân ngày được cải thiện, những thói quen không có lợi
trong trong sinh hoạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Cần
có những chuyên đề, đề cập tới cách phòng bệnh trên kênh truyền thông bằng
những hình thức đơn giản giúp cho người dân hiểu rõ cách phòng bệnh tốt
nhất. Nhân viên y tế cần giúp cộng đồng sử dụng các phương tiện hiện có để
nâng cao sức khỏe phù hợp với túi tiền và hoàn cảnh của họ.
Sự tham gia của cộng đồng: Hội nghị Alma Ata coi sự tham gia của
cộng đồng như là nhân tố cơ bản trong chăm sóc sức khỏe. Sự tham gia của
cộng đồng rất đa dạng trong đó các cá nhân trong cộng đồng nhận thức rõ
trách nhiệm của họ trong chăm sóc sức khỏe. Khi có sự đồng thuận của cộng
đồng thì chínhhọ cần quyết định những điều họ mong muốn và đưa ra các giải
pháp để đạt được điều đó. Khi người dân tự nguyện tham gia đóng góp vào
các phong trào bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng thì các phong
trào đó mới được duy trì lâu dài. Sự tham gia của cộng đồng là một trong
những nội dung quan trọng nhất của chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Kỹ thuật thích hợp: Áp dụng các kỹ thuật y tế thích hợp đáp ứng yêu
cầu phục vụ người bệnh tại cộng đồng, được người dân chấp nhận và duy trì
các chăm sóc. Kỹ thuật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng nơi điều
này giúp cho sự chăm sóc thực thi có hiệu quả.
Phối hợp liên ngành: Ngành y tế không thể giải quyết tất cả các vấn đề
nếu không có sự vào cuộc của tất cả các ban ngành. Ngành y tế là ngành dịch
vụ, tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan tới sự phát triển kinh
6
tế xã hội. Mục tiêu của chăm sóc sức khỏe ban đầu không chỉ liên quan đến
nâng cao sức khỏe cộng đồng mà còn là sự tăng cường các điều kiện kinh tế
xã hội của cộng đồng.
1.1.2. Một số khái niệm về chăm sóc sức khỏe bà mẹ -trẻ em
Chăm sóc sức khỏe sinh sản: là sự phối hợp các biện pháp kỹ thuật,
dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng SKSS làm cho các hoạt động và chứa năng
của bộ máy sinh sản được tốt hơn, khỏe mạnh hơn, bao gồm cả sức khỏe tình
dục, mục đích là làm cho cuộc sống có chất lượng và hạnh phúc hơn bằng
cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề SKSS [34].
Chăm sóc sức khỏe bà mẹ: là chăm sóc tình trạng sức khỏe của người
phụ nữ trong suốt quá trình mang thai, sinh con và thời kỳ hậu sản. Nó bao
gồm chăm sóc sức khỏe ở góc độ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), chăm sóc
trước khi mang thai, khi mang thai và sau đẻ [34].
Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em: là sự chăm sóc trước hoặc ngoài
thời kỳ có thai để chuẩn bị tốt cho việc có thai và nuôi con tốt. Mục tiêu của
công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ -trẻ em là làm giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và
trẻ em, đồng thời có điều kiện để nuôi con khỏe, dạy con ngoan, phòng chống
các bệnh tật cho trẻ bằng tiêm chủng mở rộng, chống suy dinh dưỡng [34].
Nội dung chăm sóc sức khỏe bà mẹ [33], [34]
Chăm sóc trước khi mang thai: Bao gồm giáo dục sức khỏe, điều
chỉnh chế độ ăn, cân bằng lối sống, phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể ảnh
hưởng tới sự mang thai sau này, quan trọng nhất là bổ sung acid folic và cuối
cùng là lên kế hoạch có thai.
Chăm sóc trước sinh:
* Quản lý thai nghén tốt trong khi mang thai cho đến khi chuyển dạ có
tác động rất lớn đến sự an toàn của người mẹ mà mỗi thai kỳ phải khám ít
nhất 3 lần.
7
- Khám thai lần 1 được thực hiện trong 3 tháng đầu với mục đích là xác
định có thai, phát hiện những bất thường và biến chứng sớm như dị tật
thainôn nặng hoặc các bệnh lý gây chảy máu.
- Khám thai lần 2 vào 3 tháng giữa để đánh giá sự phát triển của thai và
phát hiện thai nghén có nguy cơ cao, tiêm phòng uốn ván.
- Khám thai lần thứ 3 vào 3 tháng cuối phát hiện những biến chứng
muộn và xác định khoảng thời gian sinh và nơi sinh.
Việc khám và quản lý thai nghén là rất cần thiết để phát hiện kịp thời các
nguy cơ như thể trạng mẹ không đảm bảo,các bệnh lý của người mẹ có sẵn
cũng như mới xuất hiện do thai nghén lần này như tiền sản giật, thiếu máu.
* Tiêm phòng uốn ván: Bệnh uốn ván là một trong năm tai biến sản
khoa thường gặp, đây là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao cho mẹ và trẻ sơ
sinh. Để dự phòng tai biến này, khi có thai các thai phụ cần đi khám thai sớm
và khám thai định kỳ đủ 3 lần trở lên, qua khám thai cán bộ y tế sẽ giúp thai
phụ tiêm phòng uốn ván, đồng thời kiểm tra xem việc tiêm phòng uốn ván
có được thực hiện đầy đủ không.Để phòng uốn ván cho bà mẹ và trẻ sơ sinh,
có 2 nội dung cần phải làm:
+ Tiêm vacxin phòng uốn ván: mũi thứ nhất từ tháng thứ tư trở đi, mũi
thứ hai cách mũi đầu ít nhất một tháng và chậm nhất là trước khi đẻ 1 tháng.
+ Làm rốn vô khuẩn
* Bổ xung sắt: để bà mẹ không bị thiếu máu khi có thai: Nếu bà mẹ
dinh dưỡng không tốt, ăn uống kiêng khem thì cơ thể sẽ không đủ chất để tạo
máu, dễ dàng bị nguy cơ thiếu máu. Bà mẹ mang thai cần uống 1 viên/ngày
trong suốt thời gian có thai đến hết 6 tuần sau đẻ. Tối thiểu phải uống ít nhất
trước đẻ 90 ngày. Việc cung cấp viên sắt cần được thực hiện ngay từ lần
khám thai đầu.
8
* Về dinh dưỡng:Trước hết, thai phụ cần biết rõ lợi ích của dinh dưỡng, dinh
dưỡng tốt sẽ giúp cho người mẹ:
+ Có sức đề kháng chống lại nguyên nhân bệnh tật nên ít mắc bệnh.
+ Con không bị nhẹ cân (suy dinh dưỡng): Mẹ được nuôi dưỡng tốt thì
con nhờ đó được hưởng các chất dinh dưỡng từ mẹ cung cấp; vì thế thai sẽ
phát triển bình thường, không bị đẻ non, khi đẻ bà mẹ cũng ít phải can thiệp
Về chế độ ăn khi có thai: Cần giúp cho thai phụ hiểu đúng nghĩa “ăn
no” và “ăn đủ”.
+ Để ăn no khi có thai bà mẹ cần tăng khẩu phần ăn lên 1/4 so với lúc
chưa có thai; có thể ăn tăng hơn trong mỗi bữa. Để ăn được nhiều hơn như
thế, cần thay đổi món ăn, thay đổi cách chế biến sao cho ngon miệng. Trường
hợp những tháng đầu, do tình trạng nghén, ăn uống có thể kém đi thì tăng
cường nghỉ ngơi để đỡ tốn thêm năng lượng.
+ Để ăn đủ chất, thai phụ nên ăn tất cả những thức ăn có chất đạm như
thịt, cá, tôm, cua, ếch, lươn, trứng, sữa, các loại đậu, nhất là đậu tương; các
thức ăn chứa nhiều chất mỡ như dầu ăn, thịt, vừng, lạc; các loại nhiều chất bột
đường như gạo, ngô, khoai, sắn, củ mài, bột mì, đường, mật, mía, các loại quả
ngọt; thức ăn chứa nhiều muối khoáng và vitamin như rau tươi, hoa quả các
loại; các thực phảm như tôm, cua, ốc. Thai phụ không nên kiêng bất cứ loại
thực phẩm nào họ vẫn ưa thích. Tuy nhiên không thể ép buộc thai phụ ăn
những thứ họ không ăn được. Chẳng hạn, thai phụ không muốn ăn thịt bò thì
nên khuyên họ ăn thịt gà, thịt lợn; kiêng ăn rau cải thì khuyên ăn xu hào, xúp
lơ; khi không muốn ăn xoài, ăn mít thì nên ăn cam, ăn táo,… Với phụ nữ
nước ta rượu, thuốc lá, thuốc lào hay ma tuý có lẽ ít người nghiện ngập vì thế
không đáng ngại. Ngoài ra nếu thai phụ là người có bệnh mạn tính đã được
theo dõi điều trị, cần phải có chế độ ăn kiêng thì khi có thai họ vẫn cần một
chế độ ăn hạn chế các thức ăn đó và họ nên hỏi ý kiến thầy thuốc chuyên khoa
điều trị bệnh cho họ trước đây.
9
* Về chế độ làm việc khi có thai: Thai phụ nên làm việc theo khả năng.
Nếu công việc trước khi mang thai là công việc không nặng nhọc như dạy
học, làm việc ở văn phòng,… thì họ có thể làm việc bình thường cho đến khi
nghỉ đẻ (trước ngày dự kiến sinh một tháng). Nếu là công việc nặng nhọc hay
độc hại như bốc vác, phải gánh gồng, đội nặng, phải tiếp xúc với hoá chất
(thuốc trừ sâu, xăng dầu, chất phóng xạ …) thì thai phụ nên chuyển tạm thời
sang công việc khác trong thời gian thai nghén và nuôi con nhỏ. Dù bất cứ
công việc gì cũng không bao giờ làm việc quá sức.
- Trong thời gian thai nghén không nên làm việc ở trên cao (dễ bị tai
nạn) và ngâm mình dưới nước (dễ nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn), nhất là nước ao
tù, cống rãnh.
- Trong thời gian làm việc nên xen kẽ những phút nghỉ ngơi giữa giờ.
Nếu đang lao động thấy người mệt mỏi, đau bụng thì nên nằm nghỉ để các cơ
thư giãn. Nếu thấy nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng vùng dưới xương
ức thì nên đi khám kiểm tra xem có bất thường do thai nghén hay không.
Như vậy, nội dung của chăm sóc trước sinh bao gồm: khám thai đầy
đủ, tiêm phòng uốn ván, bổ sung viên sắtVề chế độ lao động, sinh hoạt, dinh
dưỡng bà mẹ cần: Ăn tăng cả về lượng và chất; làm việc theo khả năng; xem
kẽ nghỉ ngơi; tránh làm việc nặng; nghỉ ngơi hoàn toàn trong tháng cuối.
Chăm sóc trong sinh:Chuyển dạ là quá trình từ khi có dấu hiệu chuyển
dạ (ra nhầy hồng, đau bụng, ra nước ối) đến khi thai và rau thai được đưa ra
khỏi đường sinh dục của người mẹ. Quá trình chuyển dạ cũng tiềm ẩn nhiều
nguy cơ hay những biến chứng nguy hiểm có ảnh hưởng đến sức khỏe của bà
mẹ và thai nhi.
Một cuộc chuyển dạ đẻ trung bình kéo dài 12 giờ. Có rất nhiều nguy cơ
cho cả mẹ và trẻ được sinh trong khi chuyển dạ. Bên cạnh đó vẫn tồn tại
những nguy cơ do bệnh có sẵn trong quá trình mang thai. Những dấu hiệu như
10
chuyển dạ kéo dài mà chưa đẻ (trên 12 giờ), nhiễm khuẩn ối (nước ối xanh,
nâu, vàng bẩn), ra máu âm đạo nhiều, sốt cao, ngôi thai bất thường, co giật,…
Đó là những dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ chuyển dạ cần được phát hiện
và xử trí kịp thời để tránh những rủi ro không mong muốn cho thai phụ và
thai nhi.
Chăm sóc sau sinh: Thời kỳ này các nguy cơ cho mẹ, liên quan đến
cuộc đẻ vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng cho sức khỏe thai phụ như nhiễm khuẩn
hậu sản, băng huyết, nhiễm độc thai nghén. Thêm vào đó xuất hiện những vấn
đề mới liên quan tới dinh dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh. Thời kỳ này bà mẹ
cần được nghỉ ngơi và ăn uống bồi dưỡng để phục hồi sức khỏe và có nhiều
sữa cho con bú.
Nội dung chăm sóc sức khỏe trẻ em [34]
Giai đoạn bào thai: Thời kỳ này bắt đầu từ trứng thụ thai đến khi trẻ ra
đời. Một thai đủ tháng có tuổi thai từ 37 tuần trở lên. Đặc điểm sinh lý thời kỳ
này là hình thành và phát triển thai. Dinh dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào
người mẹ cho nên chăm sóc sức khỏe cho mẹ là chăm sóc sức khỏe cho con.
Cần hướng dẫn cho bà mẹ tăng cường dinh dưỡng trong thời gian mang thai,
khám thai đầy đủ, tiêm phòng uốn vấn, lao động hợp lý sẽ giảm được nguy cơ
trẻ nhẹ cân [48]. Việc chăm sóc bà mẹ mang thai không những chuẩn bị cho
sự khởi đầu tốt đẹp của trẻ mà còn giữ sức khỏe cho mẹ khi phải trải qua gánh
nặng thai nghén và nuôi con sau này, đồng thời phòng được những biến
chứng có thể xảy ra khi sinh đẻ.
Đặc điểm bệnh lý của giai đoạn này là những rối loạn hình thành và
phát triển thai. Các bà mẹ mắc các bệnh như sởi, rubella, cúm,… trong 3
tháng đầu dễ gây dị dạng cho thai nhi. Những bà mẹ bị các tress hoặc các
chứng trầm cảm thì sau này con dễ bị chứng tự kỷ. Những ảnh hưởng độc hại
11
của môi trường độc hại của môi trường, dinh dưỡng mẹ kém, mẹ bị bệnh, lao
động nặng,…trong thời gian mang thai dễ gây đẻ non, suy dinh dưỡng bào
thai hoặc thai chết lưu [57], [60].
Giai đoạn sơ sinh: Là thời kỳ từ lúc trẻ ra đời cho đến 28 ngày sau đẻ.
Đặc điểm sinh lý của thời kỳ này là thích nghi với cuộc sống mới bên ngoài tử
cung. Với một trẻ đẻ non, chức năng các bộ phận còn chưa hoàn chỉnh cho
nên những kích thích bên ngoài dù nhỏ cũng thường là quá mức so với trẻ.
Chức năng hô hấp và tuần hoàn thay đổi hoàn toàn: Trẻ bắt đầu thở bằng
phổi, vòng tuần hoàn chính thức thay thế cho tuần hoàn rau thai. Trẻ bú mẹ,
bộ máy tiêu hóa bắt đầu làm việc. Tất cả những thay đổi đó dễ kèm theo bệnh
tật xảy ra, chính vì thế tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao trong giai đoạn này.
Chăm sóc trẻ sơ sinh
- Giữ sạch: Thực hiện đẻ sạch, tiệt trùng cắt rốn đề phòng niễm uốn ván
và các nhiễm khuẩn khác.
- Giữ sạch: Phòng đẻ ấm, lau khô trẻ ngay sau khi đẻ, cho mẹ con tiếp
xúc da kề da đặc biệt là trẻ nhẹ cân để giữ cho trẻ không bị hạ nhiệt độ.
- Bú sớm mẹ và bú mẹ hoàn toàn: Bú mẹ trong vòng 1 giờ sau khi sinh
(bú càng sớm càng tốt), cho bú bất cứ khi nào trẻ muốn, cho trẻ bú sữa non
chứa nhiều kháng thể làm tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và không dùng
bất cứ thức ăn nước uống nào khác [52].
- Tạo nhịp thở đầu tiên và hồi sức sơ sinh: Cần nhận biết sớm các biểu
hiện của ngạt, làm sạch miệng mũi, thông thoáng đường hô hấp.
- Chăm sóc mắt: lau sạch mắt ngay sau khi đẻ, nếu viêm nhiễm ở mắt
cần điều trị ngay.
- Tiêm phòng lao, viêm gan B.
- Tiêm vitamin K phòng xuất huyết muộn do thiếu vitamin K
- Phát hiện và xử trí trẻ bị bệnh.
12
Trẻ dưới 5 tuổi: Là thời kỳ từ sau giai đoạn sơ sinh đến 5 tuổi.
Thời kỳ bú mẹ: Có thể đến 12 tháng hoặc 28 tháng. Đặc điểm sinh lý
trong thời kỳ này là chức năng các bộ phận còn yếu, đặc biệt là bộ phận tiêu
hóa. Chức năng điều hòa nhiệt chưa hoàn chỉnh, bề mặt da tương đối lớn so
với cân nặng cơ thể nên tỏa nhiệt nhiều. Tuy vậy đây là thời kỳ trẻ lớn rất
nhanh, quá trình đồng hóa chiếm ưu thế, đến cuối năm cân nặng có thể tăng
gấp 3 lần so với khi mới đẻ. Về phát triển tinh thần đã bắt đầu có hoạt động
của hệ thần kinh cao cấp. Đến cuối năm thứ nhất, trẻ bắt đầu biết nói. Đặc
điểm bệnh lý là dễ mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa, dinh dưỡng, còi xương,
phản ứng não, màng não, nhiễm khuẩn[34],[40].
Thời kỳ răng sữa: Sau thời kỳ bú mẹ. Đặc điểm sinh lý trong giai đoạn
này là biến đổi chủ yếu về chất lượng. Trẻ lớn chậm hơn nhưng các chức
năng được hoàn thiện dần, trí tuệ phát triển, đã có những ấn tượng sâu sắc với
những người xung quanh. Đặc điểm bệnh lý là dễ mắc các bệnh lây, bệnh
nhiễm khuẩn (tiêu chảy, sốt rét, suy dinh dưỡng…) [34].
Trẻ em tuổi học đường, tuổi thành niên: Là lứa tuổi từ 6-16 tuổi. Đặc
điểm sinh lý của thời kỳ này là chức phận và cấu tạo các bộ phận trong cơ thể
đã hoàn chỉnh. Đặc điểm bệnh lý thời kỳ này gần giống người lớn. Chăm sóc
sức khỏe ở lứa tuổi này chưa được thực sự quan tâm do phải dành ưu tiên cho
trẻ em dưới 5 tuổi là lứa tuổi có nhiều nguy cơ cho bệnh tật và tử vong. Hiện
nay đã bắt đầu có những quan tâm của các chương trình y tế về sức khỏe học
đường và sức khỏe vị thành niên [34].
Mục tiêu sức khỏe trẻ em đến năm 2020[4], [42]
- Giảm tỷ lệ vong của trẻ dưới 1 tuổi xuống còn 15-18/1000 vào năm 2020.
- Tỷ lệ tử vong <5 tuổi giảm xuống 20/1000 vào năm 2020.
- Tỷ lệ trẻ đẻ có cân nặng thấp giảm còn 5% năm 2020.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 15% năm 2020
và không còn suy dinh dưỡng nặng.
13
1.2. Thực trạng và các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ -trẻ em
1.2.1. Thực trạng và các nghiên cứu trên thế giới về chăm sóc sức khỏe bà
mẹ -trẻ em
Báo cáo về sức khỏe bà mẹ và trẻ em của UNICEF thực hiện trong năm
2009 cho thấy gần 40% trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, xảy ra trong
khoảng thời gian 28 ngày đầu sau khi sinh, trong đó 3/4 bị tử vong vào
khoảng thời gian 7 ngày đầu. Cũng như với tình trạng tử vong ở trẻ em, tỷ lệ
bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Châu Phi và Châu Á quá cao so với các châu lục khác,
số trường hợp tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh của hai châu lục này cộng lại lần
lượt chiếm 95% và khoảng 90% trên thế giới. Kết quả báo cáo cho thấy ở
khối các nước đang phát triển nói chung có ¾ phụ nữ mang thai được cán bộ
y tế có tay nghề khám sức khỏe ít nhất một lần, song nhiều phụ nữ không đi
kiểm tra đủ 4 lần theo khuyến cáo và số ca sinh tại trạm xa hay bệnh viện
chiếm 54%; trong khi đó ở Nam Á và Cận Sahara của Châu Phi có tới 60% số
ca sinh diễn ra tại nhà [38], [56].
Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc trên phạm vi toàn cầu giai đoạn 19902013, tử vong mẹ và tử vong trẻ em chỉ giảm tương ứng là 45% và 49% so
với mục tiêu phải giảm là 75% và 67%. Trong khi phần lớn các ca tử vong mẹ
và tử vong sơ sinh, tử vong trẻ em là do nguyên nhân có thể phòng tránh được
bằng can thiệp đã chứng minh rất hiệu quả, đó là can thiệp trong khi sinh,
ngay sau sinh và tuần đầu sau sinh đã có thể giúp làm giảm 2/3 số tử vong mẹ
và 3/4 số ca tử vong sơ sinh [3].
Tại Philippines có khoảng 4100 đến 4900 phụ nữ và trẻ em gái chết
mỗi năm do các biến chứng liên quan đến thai nghén. Ngoài ra có khoảng
82000 đến 147000 phụ nữ Philippine và trẻ em sẽ bị khuyết tật do biến chứng
trong thời gian mang thai và sinh con mỗi năm. Việc tiếp cận các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại đây có sự chênh lệch giữa vùng nông
14
thôn và thành thị. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại vùng nông thôn chỉ
đạt 65% trong khi đó tại thành thị là 89%. Điều trị xuất huyết sau khi sinh tại
nông thôn là 45% và thành thị là 68% [59].
Ở Nigeria có khoảng 67% số trẻ sinh ra ở nhà. Trong số 300 bà mẹ
tham gia vào nghiên cứu có 25,3% không đi khám thai và 30,3% bà mẹ có ít
nhất 4 lần khám thai theo khuyến cáo của Chương trình An toàn quốc gia an
sinh ở Nigeria. Phần lớn phụ nữ được chăm sóc trước sinh từ các trung tâm y
tế của chính quyền địa phương Sagamu. Có 16,7% không được tham gia tiêm
chủng vacxin uốn ván lần mang thai trước. Trong khi đẻ có 23,3% có sự tham
gia của các bà đỡ; 15,7% là y tá tại trạm y tế và 13,5% là các thành viên trong
gia đình đỡ đẻ [45].
Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi tại Nepal cũng đang là mối quan tâm
giống như nhiều nước ở Châu Á. Những nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh
chủ yếu là nhiễm trùng, sinh ngạt, non tháng và hạ thân nhiệt. Tỷ lệ các bà mẹ
sinh tại nhà là 72% và chỉ có 36% được sự hỗ trợ của các bộ y tế [54].
Theo kết quả báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên
thế giới có khoảng 8 triệu trẻ em chết vì bệnh tật và 350.000 phụ nữ chết vì
biến chứng trong quá trình mang thai và sinh con. Việc thực hiện chương
trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ -trẻ em và chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi có thể làm
giảm tỷ lệ này. Ở Tanzania khi áp dụng các gói can thiệp trong chăm sóc sức
khỏe bà mẹ -trẻ em đã giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi xuống còn 15-20%.
Sri Lanka đã giảm tỷ lệ tử vong mẹ xuống còn 87% và 90% phụ nữ mang thai
đến khám và sinh tại cơ sở y tế [62].
Nghiên cứu của Gerezgiher Buruh Abera và cộng sự tại Ethiopia về
thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh cho thấy 422 bà mẹ sinh con trong vòng một
năm qua có 99,1% bà mẹ sử dụng lưỡi dao cạo mới để cắt dây rốn trẻ; 18,3%
tắm cho trẻ sơ sinh và 18,7% cho trẻ bú mẹ sau sinh trong vòng 24 giờ [50].
15
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Adewale Olufemi Ashimi tại
miền Bắc Nigeria cho thấy trong số 410 phụ nữ được phỏng vấn có 248 phụ
nữ sinh con tại nhà. Các lý do được đưa ra là vì thiếu phương tiện giao thông
chiếm 45,6%; chuyển dạ khởi phát là 41,9%; truyền thống là 24,2%; sợ phẫu
thuật là 16,9% và thái độ của y tế kém là 12,9% [46].
Nghiên cứu của tác giả Wang và cộng sự tại Vũ Hán, Trung Quốc cho
thấy giấc ngủ của bà mẹ mang thai có liên quan đến sự phát triển chiều cao
của trẻ. Các bà mẹ ngủ từ 8 đến 9 giờ/ngày chiều dài và cân nặng của trẻ tốt
hơn bà mẹ có giấc ngủ dưới 7 giờ/ngày [61].
Nghiên cứu của tác giả Shraga và cộng sự cho biết việc chăm sóc trẻ
nên chú ý tới trình độ học vấn và kinh tế của bà mẹ [58]. Nghiên cứu của tác
giả Abel cũng cho thấy việc cung cấp đủ iodine cho các bà mẹ trong khi mang
thai là rất cần thiết, nếu thiếu hụt yếu tố này trẻ đẻ ra có nguy cơ kém phát
triển thần kinh [44].
1.2.2. Thực trạng vàcác nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại
Việt Nam
Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ và được cộng
đồng quốc tế đánh giá cao trong chăm sóc sức khỏe so với mức thu nhập
bình quân đầu người. Các chỉ số cơ bản như tuổi thọ trung bình của người
dân, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đều tốt hơn các nước có mức thu nhập
bình quân đầu người tương đương hoặc thậm chí cao hơn. Ước tính năm
2013, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi của Việt Nam là 15,3/1000 trẻ đẻ ra
sống và tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 23,1/1000 trẻ đẻ sống. Tuy
nhiên, một số chỉ số sức khỏe cơ bản còn đạt ở mức thấp và có sự chênh lệch
khá rõ rệt giữa các vùng, miền. Tuổi thọ trung bình là một trong những chỉ
số tổng hợp nhất phản ánh tình trạng sức khỏe dân cư. Năm 2013, tuổi thọ
16
trung bình của người Việt Nam đạt 73,1 tuổi theo ước tính của Tổng cục
Thống kê. Bên cạnh đó ước tính số tuyệt đối năm 2013, Việt Nam có 690
phụ nữ tử vong liên quan mang thai và sinh đẻ với tỷ số tử vong mẹ ước tính
là 49/100 000 trẻ đẻ ra sống [2].
Ngày nay, cùng với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước,
người dân đã có ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia
đình, đi khám chữa bệnh bằng hình thức này hay hình thức khác hoặc tìm đến
các dịch vụ y tế như đến các phòng khám tư, đến bệnh viện huyện, bệnh viện
tỉnh, các trung tâm y tế dự phòng,… tùy theo điều kiện của mỗi hộ gia đình.
Trạm Y tế xã, phường, thị trấn là tuyến đầu tiên tiếp xúc với nhân dân
với nhiệm vụ là chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nghiên cứu của tác giả Trần
Xuân Bách và cộng sự [5] cho thấy tỷ lệ người dân đến trạm y tế để khám
chữa bệnh và được tư vấn là 22,0%. Lý do mà người dân lựa chọn tiếp cận
dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế là gần nhà (chiếm 90,3%); tiếp theo là
thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế (chiếm 82,3%); thái
độ phục vụ tốt của cán bộ y tế là 46,2%. Còn lý do người dân không đến
khám chữa bệnh tại trạm y tế là do không đủ thuốc điều trị chiếm 78,8%;
thiếu trang thiết bị phục vụ chuyên môn chiếm 67,6%. Kết quả nghiên cứu
của tác giả Lê Giang Nam tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cũng cho thấy
91,1% người dân chọn đến trạm y tế là nơi khám chữa bệnh đầu tiên; tiếp đến
là bệnh viện đa khoa huyện 6,2% [25].
Kết quả nghiên cứu của Ngô Trí Tuấn và cộng sự về khả năng cung ứng
dịch vụ chăm sóc trước sinh tại 240 trạm y tế xã nằm trong 8 vùng sinh thái
Việt Nam cho thấy tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ làm việc cao nhất ở khu vực nông
thôn với 77,8%; tỷ lệ các trạm y tế sẵn có năng lực cung cấp hoặc chỉ định các
dịch vụ chăm sóc trước sinh là trên 92%. Tuy nhiên tỷ lệ trạm y tế xã có sẵn
17
các loại thuốc, vắcxin cho công tác chăm sóc trước sinh thiếu nhiều từ
40-70%. Kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các
trạm y tế xã khu vực thành thị cao hơn nông thôn và miền núi, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p <0,05 [35].
Hiện nay, mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đang
được củng cố và phát triển từ trung ương đến địa phương. Ở tuyến tỉnh 100%
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có trung tâm CSSKSS; ở tuyến
huyện có các khoa /đội CSSKSS thuộc trung tâm y tế huyện,... Tuy nhiên
công tác CSSKSS vẫn còn nhiều bất cập và tồn tại do điều kiện kinh tế, tập
quán,…Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tuấn Hưng và cộng sự tại 8 tỉnh vùng
duyênhải Nam Trung Bộ [21] cho thấy số lượng bác sĩ chuyên khoa phụ sản
thiếu ở tất cả các tuyến, nhất là tuyến huyện. Cô đỡ, thôn bản là nguồn nhân
lực y tế gần sát dân nhất, cung cấp nhiều dịch vụ CSSKSS cho phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ tại địa bàn. Tỷ lệ phụ nữ yên tâm, tin tưởng khi sử dụng dịch
vụ CSSKSS tại trạm y tế là 71,28%; tuy nhiên vẫn còn 3,4% là chưa yên tâm
và lý do chưa yên tâm là kỹ năng tay nghề của nhân viên y tế tuyến xã chưa
thành thạo và chuyên môn chưa cao (chiếm 60,97%).
Nghiên cứu của Phạm Hồng Hải về dịch vụ chăm sóc sức khỏe khu vực
trung du miền núi phía Bắc và các vùng miền khác ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ
phụ nữ chưa đáp ứng về các cấu phần của gói dịch vụ CSSKSS trước sinh tại
khi vực trung du miền núi phía Bắc cao hơn cả nước và khu vực khác. Có
17,2% phụ nữ không tham gia khám thai; 27,7% phụ nữ không tiêm uốn ván
đầy đủ; 72,2% không làm xét nghiệm máu [17].
Báo cáo của Quỹ dân số Liên hiệp quốc về tình hình cung cấp dịch vụ
sức khỏe sinh sản cho đồng bào dân tộc thiểu số tại ba huyện miền núi, tỉnh
Bình Định cho thấy trong 9 trạm y tế xã thuộc huyện An Lão dịch vụ
18
CSSKSS hiện tại mới triển khai được tại 6 xã còn 3 xã chưa có dịch vụ này.
Tại huyện Vĩnh Thạnh có 7 trạm y tế có dịch vụ CSSKSS và huyện Vân Canh
có 7 trạm y tế thì 7 trạm đều có dịch vụ CSSKSS.Tuy nhiên, chỉ có 2 trạm là
có dịch vụ đẻ tại trạm. Những dịch vụ CSSKSS được cung cấp ở đây chủ yếu
là khám phụ khoa, đặt vòng tránh thai, tiêm thuốc tránh thai, cung cấp viên
uống tránh thai, bao cao su và đỡ đẻ [41].
Nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015-2016 cho thấy
phụ nữ trong độ tuổi 20-25 có tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới rất cao
chiếm 64,5%. Phụ nữ có chồng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới gấp 2,33
lần nhóm chưa có chồng; nhóm từng sinh đẻ bị nhiễm khuẩn đường sinh dục
dưới gấp 2,31 lần nhóm chưa từng sinh đẻ với p<0,05. Thai phụ mang thai từ
13-22 tuần có tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục dưới gấp 2,11 nhóm chưa
bị viêm nhiễm lần nào [10].
Kết quả báo cáo của UNICEF về sự hài lòng của các bà mẹ về dịch vụ
CSSKSS ở tuyến xã tại tỉnh Điện Biên cho thấy tỷ lệ bà mẹ hài lòng đối với
dịch vụ khám thai tại Trạm y tế xã là khá cao, huyện Điện Biên Đông chiếm
97,1%; Mường Nhé chiếm 89,1% và huyện Điện Biên chiếm 78,0%. Tuy
nhiên, tỷ lệ bà mẹ sử dụng dịch vụ đỡ đẻ của Trạm y tế xã đang ở mức thấp.
Trong tổng số 300 bà mẹ được phỏng vấn chỉ có 19 bà mẹ từng sinh con tại
trạm y tế trong 1 năm trở lại đây. Có một tỷ lệ khá lớn khoảng 40,3% bà mẹ
lựa chọn dịch vụ sinh con tại các bệnh viện tuyến huyện, phòng khám đa khoa
khu vực hay bệnh viện tỉnh và 31,7% bà mẹ lựa chọn dịch sinh đẻ ở những
nơi khác bao gồm bệnh viện huyện hoặc sinh đẻ tại nhà do các thành viên
trong gia đình đỡ [43].
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thanh Hà và cộng sự
về thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước và trong khi
19
sinh tại một số trạm y tế tỉnh Tây Nguyên cũng cho thấy chất lượng dịch vụ
cung cấp còn hạn chế. Các dịch vụ thiết yếu chăm sóc trước sinh chưa được
cung cấp đầy đủ như khám thai đầy đủ 3 lần tại Gia Lai chỉ đạt 33,3%; Kon
Tum 66,8%; cung cấp viên sắt tại Gia Lai là 33,3%; Kon Tum là 16,7%; lập
phiếu quản lý thai nghén tại Đắc Lắc và Gia Lai là 50%; kon tum là 16,7%.
Hầu hết các cơ sở y tế đều không đủ 100% các loại thuốc mà chỉ có khoảng
50-70% loại thuốc theo quy định [13].
Nghiên cứu của Nguyễn Duy Luật và cộng sự về dịch vụ y tế tại trạm y
tế xã ở 3 khu vực nông thôn, thành thị và miền núi Việt Nam cho thấy số bà
mẹ mang thai quản lý tại trạm y tế xã trung bình trên 116 người/năm, số lượt
khám thai/năm trung bình là 354,8 và khám thai đủ 3 lần/năm tại trạm y tế xã
trung bình chiếm >75%, các chỉ số này đều cao nhất ở thành thị, thấp nhất ở
nông thôn. Tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi trung bình là thấp (4,6); trong đó
cao nhất ở khu vực miền núi (6,8); p <0,05 [24].
Một nghiên cứu khác tại một số xã miền núi thuộc huyện Bạch Thông,
Bắc Kạn về thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản của phụ nữ người Dao cho thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng và
chất lượng của hiệu quả đầu ra (sử dụng-sử dụng đủ-sử dụng hiệu quả). Vẫn
còn tình trạng đẻ tại nhà, đặc biệt là đẻ tại nhà không có y tế giúp. Dịch vụ
chăm sóc trong và sau sinh tại xã còn tồn đọng ở 4 công đoạn, nút cổ chai là
sử dụng đủ (11,53%). Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đúng lịch đạt tỷ lệ
cao trên 95% [15].
Đánh giá hiệu quả một số giải pháp đảm bảo cung ứng dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản tại trạm y tế xã huyện Tiên Yên, Đầm Hà và Đông Triều
tỉnh Quảng Ninh năm 2012-2015 cho thấy sau can thiệp 100% các xã đã có
đủ số phòng dịch vụ CSSKSS và 100% dịch vụ cấp cứu sản khoa được cung
20
cấp sau can thiệp. Khách hàng sử dụng dịch vụ CSSKSS tại trạm y tế xã
nhiều hơn và hài lòng [11].
Nghiên cứu của Hoàng Văn Liêm và cộng sự về thực trạng chăm sóc sức
khỏe cho bà mẹ và trẻ em người Tày huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho thấy
tỷ lệ trẻ người Tày được đẻ tại nhà thấp (6,29%); trong số trẻ đẻ tại nhà chủ
yếu do bà đỡ đẻ. Tỷ lệ các bà mẹ được khám thai, tiêm phòng uốn ván cao
(97,2% và 98,6%). Tỷ lệ trẻ sơ sinh được bú sớm khá cao (83,9%); tỷ lệ trẻ ăn
sam đúng là 83,45%. Tỷ lệ trẻ cai sữa đúng còn thấp (35,8%). 93% tổng số trẻ
được tiêm chủng đầy đủ. 43,99% trẻ em dưới 5 tuổi người Tày SDD thể thấp
còi, tiếp theo là thể nhẹ cân 28,63% [23].
1.3. Kiến thức và nhu cầu của bà mẹ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ -trẻ em
Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Anh Vũ và cộng sự về kiến thức,
thực hành nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của
trẻ em từ 12 - 24 tháng tuổi tại huyện Tiên Lữ năm 2011 cho thấy có 83% bà
mẹ có kiến thức và 57,6% bà mẹ thực hành đúng cho trẻ bú trong vòng 1 giờ
đầu sau khi sinh. Có 19% bà mẹ vắt bỏ sữa non trước khi cho trẻ bú lần đầu.
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành đúng về thời gian cho trẻ bú sữa mẹ
hoàn toàn là 80,8% và 12,2%. Có 19,4% trẻ được ăn bổ sung sau 6 tháng tuổi
và 80% trẻ ăn bổ sung sớm trước 6 tháng [39].
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Văn Chinh, Nguyễn
Văn Lành tại xã Hòa Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang cho thấy các bà
mẹ có con dưới 5 tuổi tại địa phương này chưa quan tâm nhiều đến sức khỏe
sinh sản của họ. Có tới 44,3% bà mẹ không theo dõi cân nặng của mình trong
quá trình mang thai; 13,9% bà mẹ không khám thai trong suốt thai kỳ. Số các
bà mẹ được tiêm vacxin phòng uốn ván chiếm tỷ lệ 95,9% và 59,7% bà mẹ đã
uống viên sắt bổ sung trong chế độ ăn uống [7].
21
Nghiên cứu của Dương Xuân Chữ và cộng sự về sự hài lòng và các yếu
tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh đến khám và điều trị ngoại trú tại
khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long cho
thấy 98,3% người bệnh hài lòng với các lĩnh vực đáp ứng của bệnh viện như
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh. Có 97,7% người bệnh hài
lòng với thái độ tiếp xúc của nhân viên y tế cũng như cơ sở vật chất, trang
thiết bị, vệ sinh khoa phòng [9].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Hưng và cộng sự tại 5 tỉnh Tây
Nguyên cho thấy điểm kiến thức trung bình của phụ nữ về dấu hiệu nguy
hiểm đối với phụ nữ mang thai là rất thấp chỉ đạt 20 điểm, cao nhất là ở Đăk
Lắk là 24,9 điểm, thấp nhất là ở Kon Tum là 15,2 điểm. Đối với phụ nữ sau
sinh là 18,1 điểm [20].
Kết quả nghiên cứu tại huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình năm 2014 của tác
giả Phan Thu Nga cho thấy phần lớn phụ nữ (chiếm 92,9%) quyết định cùng
chồng mong muốn sinh con lần gần đây nhất và sử dụng biện pháp tránh thai
là 63,8%. Và khi hỏi những đối tượng đã có hai con trở lên lý do muốn sinh
con nữa thì có đến 60% đối tượng đưa ra lý do muốn sinh con trai [26].
Chăm sóc sức khỏe ban đầu đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm
gánh nặng bệnh tật. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thúy Ngọc, Nguyễn
Ngọc Duy cho thấy đối với việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe có 34,3%
đối tượng nghiên cứu có đi khám sức khỏe tổng quát; 66,6% có khám theo dõi
bệnh mạn tính, trong đó gần một nửa có theo dõi định kỳ theo lịch hẹn của
bác sỹ; 30,7% đi khám khi có vấn đề về sức khỏe [27].
Nghiên cứu của Dương Xuân Chữ và cộng sự về sự hài lòng của người
dân tại cáctrạm y tế trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ cho thấy
có 22,5% đối tượng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế. Tỷ lệ đối
22
tượng đến trạm y tế 1 lần chiếm 64,4%; 2 lần là 23,0%. Tỷ lệ hài lòng chung
82,2%. Người có thu nhập thấp có tỷ lệ hài lòng thấp hơn 0,24 lần so với
người có thu nhập cao [8].
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Hồng Hải tại một số hộ gia đình
cho thấy tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 10 năm qua có xu hướng tăng
2,1 lần. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe là thu
nhập, chi tiêu y tế và hành vi lựa chọn y tế [16].
Nghiên cứu về kiến thức kế hoạch hóa gia đình của bà mẹ đang nuôi
con nhỏ dưới 24 tháng tuổi tại tỉnh Kon Tum và Bến Tre của tác giả Nguyễn
Đức Thanh và cộng sự cho thấy tỷ lệ đối tượng biết 3 biện pháp tránh thai trở
lên là khá cao (53,7% ở kon Tum và 82,9% ở Bến Tre). Biện pháp tránh thai,
dụng cụ tử cung và bao cao su chiếm từ 67,0% đến 89,7%. Nơi cung cấp chủ
yếu thuốc tránh thai và bao cao su ở Bến Tre là Trạm y tế xã và hiệu thuốc, ở
Kon Tum là cộng tác viên dân số và y tế thôn bản [32].
Một nghiên cứu về việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ dưới
6 tuổi tại Thái Bình cho thấy tỷ lệ bố mẹ có con dưới 6 tuổi biết về chính sách
khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi là 94,87%. Khi trẻ ốm gia đình lựa chọn
cách xử trí ban đầu là đưa trẻ đến trạm y tế chiếm 72,4%; bệnh viện huyện là
15,7%; phòng khám tư nhân là 4,3% [29].
Trung tâm y tế huyện có chức năng nhiệm vụ thực hiện chuyên môn kỹ
thuật về y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an
toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và truyền thông giáo dục
sức khoẻ. Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về phòng,
chống dịch bệnh, HIV/AIDS, các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khoẻ
lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ môi
trường, sức khoẻ trường học, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực
23
phẩm, truyền thông giáo dục sức khoẻ hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ
thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách đối với các trạm y tế xã, thị
trấn, các cơ sở y tế trên địa bàn, thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban
đầu cho nhân dân [1].Theo Báo cáo tổng kết của Trung tâm y tế huyện Tiền
Hải năm 2015 cơ bản đã thực hiện tốt, công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân. Trung tâm y tế đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể
huyện, các xã, thị trấn duy trì và đẩy mạnh các hoạt động về y tế dự phòng
trong toàn huyện ngày càng đạt được kết quả cao.Tuy nhiên, có một số công
tác như truyền thông giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường, chăm sóc sức
khỏe bà mẹ -trẻ em, cung cấp và tìm kiếm các dịch vụ về y tế dự phòng cho
nhân dân các số liệu này đang còn chưa được cập nhật một cách thường
xuyên, có những số liệu đang còn cao hơn so với thực tế như công tác vệ sinh
môi trường, đặc biệt các nhu cầu trong nhân dân về các dịch vụ y tế dự phòng.
24
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa bàn, đối tƣợng và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu
Tiền Hải được biết đến là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình với
đường bờ biển dài 23km, có 3 cửa sông lớn đổ ra biển: Cửa Ba Lạt của sông
Hồng, cửa sông Trà Lý và cửa Lân. Tiền Hải có diện tích đất bãi bồi, đất ngập
nước ven biển rộng hơn 6000 ha có hệ sinh thái động vật phong phú, đa dạng
có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được xếp vào vùng lõi của
khu dự trữ sinh quyển Châu Thổ sông Hồngnằm tiếp giáp ở phía đông thành
phố Thái Bìnhcó tuyến quốc lộ 39B đi qua, phía Tây giáp với huyện Kiến
Xương, phía Nam Giáp huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định, phía Bắc giáp với
huyện Thái Thuỵ, phía Đông giáp biển động(Vịnh Bắc Bộ), huyện có số dân:
232.378 được phân bố hành chính gồm 34 xã và 1 thị trấn, dân cư chủ yếu là
dân tộc kinh.
- XãAn ninh nằm ở phía tây của huyện vớidiện tích tự
nhiên 6,09 km².Dân số 7623 được phân thành 05 thôn. Người dân ở đây chủ
yếu làm nghề nông nghiệp, làm công nhân tại khu công nghiệp và buôn bán
nhỏ lẻ. Trạm Y tế xã đã có đủ nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị tối thiểu
phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân
dân trong xã.Đạt chuẩn quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2010 - 2020. Đội ngũ Y
tế thôn với 10 nhân viên được chia đều cho 05 thôn.
- Xã Đông Minh nằm ở phía đông của huyện với diện tích tự nhiên 8,34
km2, dân số 9358 được phân thành 05 thôn xã có nghề làm muối phát triển,
nghề nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Trạm Y tế xã đã có đủ
25
nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho hoạt động khám
chữa bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong xã.Đạt chuẩn quốc
gia về Y tế xã giai đoạn 2010 - 2020. Đội ngũ Y tế thôn với 10 nhân viên
được chia đều cho 05 thôn.
-Xã Nam Trung nằm ở phía Nam của huyện, có diện tích tự nhiên
7,83 km², dân số 13.502 được phân thành 10 thôn.Người dân theo đạo thiên
chúa giáo chiếm trên 70%chủ yếu làm nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thủy
hải sản. Trạm Y tế xã đã có đủ nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị tối thiểu
phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân
dân trong xã.Đạt chuẩn quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2010 - 2020. Đội ngũ Y
tế thôn với 20 nhân viên được chia đều cho 10 thôn.
- Về y tế huyện có 4 đơn vị gồm: Phòng Y tế, Bệnh viện Đa khoa Tiền
Hải, Bệnh viện Đa khoa Nam Tiền Hải. Trung tâm Y tế Tuyến xã, có 35 trạm
y tế xã, thị trấn.
- Trung tâm Y tế huyện Tiền Hải có chức năng, nhiệm vụ: Triển khai
thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng như: kiểm soát
dịch bệnh; phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống các bệnh xã hội; an toàn
vệ sinh thực phẩm; y tế lao động; y tế trường học; vệ sinh môi trường; dịch vụ
y tế dự phòng; chăm sóc sức khoẻ sinh sản; truyền thông giáo dục sức khoẻ
và điều trị Methadone, quản lý, chỉ đạo hoạt động của 35 trạm y tế xã, thị trấn
trên địa bàn huyện.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
* Bà mẹ có con dưới 2 tuổi đang sinh sống và làm việc tại các xã
nghiên cứu tính từ thời điểm điều tra.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn bà mẹ tại các xã được chọn nghiên cứu.
- Các bà mẹ nghiên cứu là những người có con dưới 2 tuổi tại thời điểm
điều tra, đang sinh sống tại địa bàn nghiên cứu, hợp tác điều tra, có khả năng