Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Một vài nét nghệ thuật đặc sắc trong RAMAYANA của VALMIKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.24 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
=====o0o=====

TRẦN THỊ TUYẾT HẠNH

MỘT VÀI NÉT NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TRONG RAMAYANA
CỦA VALMIKI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
=====o0o=====

TRẦN THỊ TUYẾT HẠNH

MỘT VÀI NÉT NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TRONG RAMAYANA
CỦA VALMIKI

Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Hà Thị Hải

Sơn La, năm 2015



LỜI CẢM ƠN
Khóa luận hoàn thành dựa trên sự hướng dẫn khoa học của cô giáo, ThS.
Hà Thị Hải. Nhân dịp đề tài được công bố em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
cô giáo, ThS. Hà Thị Hải đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ chúng em trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận này.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới phòng đào tạo, các thầy cô trong khoa
Ngữ Văn, thư viện Trường Đại học Tây Bắc, các ban ngành chức năng và tập
thể lớp K52 ĐHSP Văn - GDCD.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Ngƣời thực hiện
Trần Thị Tuyết Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................6
3.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................6
3.3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................6
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................6
4.1. Phương pháp thống kê ................................................................................6
4.2. Phương pháp phân tích văn học ..................................................................7
4.3. Phương pháp so sánh ..................................................................................7
5. Đóng góp của khóa luận ....................................................................................7
6. Cấu trúc khóa luận.............................................................................................7

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................8
1.1. Tác giả Valmiki ...........................................................................................8
1.2. Tác phẩm Ramayana ...................................................................................8
1.2.1. Nguồn gốc .............................................................................................8
1.2.2. Khái quát nội dung Ramayana..............................................................9
1.2.3. Ảnh hưởng của Ramayana..................................................................10
1.3. Một số vấn đề lí luận .................................................................................12
1.3.1. Tác phẩm văn học ...............................................................................12
1.3.2. Hình thức của tác phẩm văn học .........................................................13
CHƢƠNG 2: VÀI NÉT ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG RAMAYANA
.............................................................................................................................18
2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ..................................................................18
2.1.1. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật ............................................18
2.1.1.1. Qua hành động ..............................................................................19
2.1.1.2. Qua ngôn ngữ................................................................................23


2.1.2. Nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật .............................................27
2.1.2.1. Đặt nhân vật trong các mối quan hệ .............................................27
2.1.2.2. Dùng nhân vật phụ để làm nổi bật nhân vật chính .......................35
2.2. Nghệ thuật miêu tả chiến tranh .................................................................38
2.2.1. Miêu tả hình ảnh cuộc chiến……………………………...………….38
2.2.2. Miêu tả âm thanh cuộc chiến………………………………….….…44
2.3. Một số biện pháp nghệ thuật khác ............................................................44
2.3.1. Sử dụng yếu tố kỳ ảo ..........................................................................44
2.3.2. Sử dụng biện pháp phóng đại .............................................................50
KẾT LUẬN ........................................................................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong lịch sử lâu đời, trải qua nhiều thiên niên kỉ của mình, nhân dân
Ấn Độ đã sáng tạo nên một nền văn hóa vừa phong phú, đa dạng, vừa độc đáo,
đặc sắc. Văn hóa Ấn Độ là một trong những nền văn hóa lớn của loài người, có
ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nói đến nền văn học
Ấn Độ, bao giờ người ta cũng nghĩ đến hai bộ sử thi Mahabharata và
Ramayana: “Địa vị của hai bộ sử thi này đối với châu Á cũng ngang với hai bộ
sử thi Iliat và Ôđixê của Hi Lạp đối với châu Âu” [23, 5]. Trong hai cuốn sử thi
vĩ đại ấy, Ramayana của Valmiki là thành tựu văn học lớn nhất của Ấn Độ.
Trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng những hình tượng nghệ thuật muôn màu,
muôn vẻ phản ánh khát vọng chiến thắng cái ác của quần chúng nhân dân bị áp
bức và đề cao tinh thần dân tộc. Qua Ramayana, Valmiki đã trực tiếp hoặc gián
tiếp tái hiện cuộc sống của xã hội và hơi thở của thời đại. Vì vậy, chọn đề tài
“Một vài nét nghệ thuật đặc sắc trong Ramayana của Valmiki” giúp tôi hiểu sâu
hơn về tác phẩm Ramayana nói riêng đồng thời cũng tạo cơ sở để tôi có điều
kiện tìm hiểu về sử thi Ấn Độ nói chung.
1.2. Lý do thứ hai thôi thúc tôi lựa chọn đề tài này xuất phát từ sự yêu
thích của tôi đối với bộ sử thi vĩ đại Ramayana. Valmiki là một người rất thông
minh, sáng dạ, vì vậy ông đã nhớ hết những gì mà Narađa kể lại về chiến công
và đức độ của hoàng tử Rama. Với cốt truyện vừa chặt chẽ vừa giản dị, trong
cuốn Ramayana, ông đã dựng nên cả một thế giới nghệ thuật muôn hình muôn
vẻ, làm say mê biết bao thế hệ bạn đọc trong nhiều năm qua. Đặc biệt, tác phẩm
đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi về giá trị nội dung và hơn hết là về giá trị
nghệ thuật lôi cuốn qua nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, nghệ thuật
miêu tả chiến tranh và một số biện pháp nghệ thuật khác.
1.3. Sử thi Ấn Độ được đưa vào giảng dạy trong chương trình trung học
phổ thông và Đại học ở Việt Nam. Trong chương trình Trung học Phổ thông có
giảng dạy đoạn trích “Rama buộc tội” của tác phẩm Ramayana. Là một sinh
viên và là người giáo viên Ngữ Văn tương lai, công việc nghiên cứu tác phẩm

1


lớn như Ramayana là rất cần thiết. Tìm hiểu một vài nét đặc sắc nghệ thuật
trong sử thi Ramayana giúp tôi có thêm kiến thức để giảng dạy đạt chất lượng
tốt hơn ở trường Trung học Phổ thông sau này.
Xuất phát từ sự đam mê tác phẩm Ramayana cộng với ý thức nghiêm túc
nghiên cứu khoa học, tôi mong muốn nhìn nhận tác phẩm này được đầy đủ hơn.
Hy vọng đề tài sẽ giúp những người yêu thích Ramayana nắm vững thêm giá trị
của tác phẩm.
Những lý do trên thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài này. Hy vọng đề tài này
sẽ giúp cho các bạn sinh viên, những người quan tâm và yêu thích sử thi
Valmiki có thêm những kiến thức bổ ích, giúp các bạn đạt hiệu quả cao trong
học tập.
2. Lịch sử vấn đề
Cùng với sử thi Hy Lạp, sử thi Ấn Độ cũng nhận được sự quan tâm chú ý
của các nhà nghiên cứu. Bên cạnh bộ sử thi Mahabharata được tác giả Phan Thu
Hiền biên dịch và đi sâu nghiên cứu từ bản tiếng Anh trong cuốn Sử thi Ấn Độ,
sử thi Ramayana đã được chọn lọc dịch một số chương và đưa vào quyển Hợp
tuyển văn học Ấn Độ của tác giả Lưu Đức Trung và Phan Thu Hiền. Đồng thời
các tác giả Lưu Đức Trung khi viết Văn học Ấn Độ, tác giả Nhật Chiêu với Câu
chuyện văn chương Phương Đông cũng có đề cập đến hai bộ sử thi này.
Ramayana là thiên sử thi nổi tiếng Ấn Độ và trên thế giới. Là một kiệt tác
văn học mang đậm vẻ đẹp của tâm hồn Ấn, Ramayana đã thu hút sự quan tâm
rất lớn của độc giả và giới nghiên cứu. Tuy nhiên, do sự chi phối bởi quan điểm
khách quan của người nghiên cứu và sự rộng lớn của đề tài mà kiệt tác được
nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau.
Trong bản dịch Ramayana, tác giả Phạm Thủy Ba bên cạnh nghiên cứu
về tác giả Valmiki cũng đã đi tìm hiểu về nghệ thuật của sử thi và chỉ ra: “Nhà
thơ có đủ khả năng miêu tả một cái nhảy của Hanuman trong một ngàn câu thơ

đẹp đẽ, trong đó không một chi tiết nào lặp lại, có thể miêu tả cảnh tráng lệ của
cung điện Ravana với một ngôn ngữ phong phú cực điểm vượt xa trí tưởng
tượng của ta” [23, 9]. Hơn thế nữa, tác giả còn đánh giá rất cao tài phân tích tâm
2


lí nhân vật của Valmiki, qua đó tác giả khẳng định: “Có thể nói không quá đáng
rằng chỉ đến lúc Sêcxpia xuất hiện, Valmiki mới có đối thủ” [23, 10].
Ở Hợp tuyển văn học Ấn Độ, tác giả Lưu Đức Trung, Phan Thu Hiền cũng
đã có những nghiên cứu về đất nước Ấn Độ, đóng góp của nó với nền văn minh
nhân loại. Một cách cụ thể hơn, nghiên cứu chỉ rõ những thành tựu rực rỡ mà Ấn
Độ đạt được cũng như tầm quan trọng và sự phát triển mạnh mẽ của sử thi trong
thời đại này. Các tác giả đã khái quát sơ lược về cuộc đời của Valmiki, nguồn
gốc ra đời của Ramayana, chỉ ra một số giá trị nội dung và nghệ thuật trong
Ramayana.
Trong phần tìm hiểu về Ramayana, các tác giả đã khai thác nhiều về nghệ
thuật miêu tả thiên nhiên và nội tâm nhân vật của tác phẩm, từ đó khẳng định:
“Valmiki là thi sĩ thực sự đầu tiên của Ấn Độ bởi chất thơ trong sáng, sức mạnh
của nghệ thuật miêu tả những bức tranh thiên nhiên rộng lớn và chan chứa tình
người cũng như sức mạnh của nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật “sống động,
chân thực và mạnh mẽ ghê gớm” [18, 92].
Như vậy, trong Hợp tuyển văn học Ấn Độ, các nhà nghiên cứu đã khái
quát được những giá trị nội dung cơ bản của tác phẩm cũng như hoàn cảnh lịch
sử, thời đại ra đời tác phẩm. Tuy nhiên, công trình cũng chưa đi và phân tích
một cách cụ thể những giá trị nghệ thuật tiêu biểu - phương tiện biểu đạt nội
dung.
Trong cuốn Văn học Ấn Độ, giáo sư Lưu Đức Trung đã có những nghiên
cứu cụ thể về đất nước Ấn Độ về lịch sử, xã hội và văn hóa Ấn Độ. Tác giả cũng
đã bước đầu khai thác về cuộc đời Valmiki với bộ sử thi nổi tiếng Ramayana.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã đi tìm hiểu, phân tích giá trị nội dung và

giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Ở giá trị nội dung, tác giả đã cho người đọc thấy
được mục đích sáng tác của Valmiki là “ca ngợi chiến công và đề cao đạo đức
của hoàng tử Rama, ca ngợi mối tình chung thủy của nàng Sita, đồng thời phản
ánh sự phát triển của xã hội người Arian” [19, 68]. Cùng với nghiên cứu về nội
dung, nhà nghiên cứu đã khái quát những nét cơ bản nhất về giá trị nghệ thuật
của kiệt tác: “Yếu tố tưởng tượng kì ảo giữ một vai trò quan trọng suốt bản anh
3


hùng ca. Yếu tố thần kì được kết hợp một cách độc đáo với việc phản ánh hiện
thực khách quan của thời đại. Những nét hoang đường siêu nhiên kết hợp một
cách sinh động với tính cách con người trần thế” [19, 73]. Về xây dựng hình
tượng nhân vật thì “những nhân vật trong tác phẩm đều xuất thân là thần thánh
như Rama, Sita, những nhân vật là loài vật như quỷ Ravana, khỉ Hanuman đều
được hình tượng hóa và mang đầy đủ tính người rất sinh động và chân thực”
[19, 73]. Không chỉ vậy, nhà nghiên cứu còn khẳng định tài năng của Valmiki
qua “những đoạn văn miêu tả thần tình những cảnh ngộ oái oăm, những tình
cảm khổ đau, những dằn vặt trong tâm tư của con người lúc phải đấu tranh để
khắc phục những khó khăn xảy ra bên trong và bên ngoài con người đã thể hiện
được tính chân thật của nó” [19, 73].
Trong nghiên cứu về Ramayana, Lưu Đức Trung đã nhấn mạnh về nghệ
thuật miêu tả chiến tranh của tác phẩm: “Tác phẩm còn vẽ nên cảnh chiến
trường ác liệt, cung tên rào rào, đô thành bốc cháy, đất đá tung tóe, người và
quỷ quần đảo nhau bằng nhiều phép thuật thần kì, cùng với khí phách hào hùng,
dũng cảm của những kẻ chiến thắng đã gây nên sự hứng thú cho người đọc” [19,
73].
Như vậy, công trình nghiên cứu Văn học Ấn Độ đã đề cập được những nét
cơ bản nhất về giá trị nghệ thuật của tác phẩm, tuy nhiên với vị trí quan trọng
của tác phẩm thì những nghiên cứu đó mới chỉ phản ánh được phần nào giá trị
của nó, đồng thời cần phân tích làm rõ hơn nhằm tạo điều kiện để người đọc tiếp

nhận một cách dễ dàng về kiệt tác.
Trong cuốn Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường
Valmiki do Lê Nguyên Cẩn chủ biên, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra những
nhận xét khái quát nhất về giá trị nội dung sử thi của Valmiki. Bên cạnh đó, các
nhà nghiên cứu cũng đã điểm qua không gian và thời gian nghệ thuật một cách
phong phú, đa dạng của Valmiki trong sáng tác của mình. Tuy nhiên, giá trị
nghệ thuật cụ thể của sử thi lại chưa được nói đến.

4


Bên cạnh các nghiên cứu trên, với vị trí là một trong hai bộ sử thi lớn của
Ấn Độ và nền văn học châu Á, Valmiki và sử thi của ông cũng trở thành đề tài
thu hút sự chú ý của nhiều tác giả khác.
Trong luận văn tốt nghiệp Hình tượng thiên nhiên trong sử thi Ramayana,
tác giả Trịnh Thị Thu Huyền đã khai thác những đặc sắc của nghệ thuật miêu tả
thiên nhiên, đặc biệt là nghệ thuật nhân hóa và so sánh được tác giả sử dụng tài
tình để phác họa nên một hình tượng thiên nhiên tuyệt mĩ trong Ramayana: “Ở
Ramayana, nghệ thuật nhân hóa được tác giả sử dụng tinh tế tạo nên hình tượng
thiên nhiên đầy sức sống” [8, 40], “Nghệ thuật so sánh khi miêu tả thiên nhiên
trong sử thi Ramayana làm cho sự vật hết sức ấn tượng, mang đến cho người
đọc những cảm xúc mới mẻ” [8, 41]. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ khai thác một
khía cạnh trong nghệ thuật mà chưa đi sâu nghiên cứu toàn bộ nghệ thuật trong
sử thi.
Nhóm tác giả: Trần Thị Tuyết Hạnh, Vũ Thị Ngọc Ánh, Ngô Thị Mỹ
Hạnh, Phạm Thị Ngát, trong đề tài nghiên cứu khoa học So sánh nhân vật Tôn
Ngộ Không trong Tây du kí của Ngô Thừa Ân (Trung Quốc) và nhân vật
Hanuman trong Ramayana của Valmiki (Ấn Độ) đã chỉ ra những nét nghệ thuật
điển hình của bộ sử thi như nghệ thuật miêu tả ngoại hình và khắc họa tính cách
nhân vật. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng nêu rõ một số biện pháp nghệ thuật

khác trong xây dựng nhân vật, chủ yếu là sử dụng yếu tố kì ảo và biện pháp đòn
bẩy. Tuy nhiên, đề tài này chỉ đề cập tới thủ pháp so sánh, đối chiếu để làm nổi
bật lên hình tượng nhân vật Hanuman chứ chưa thực sự đi sâu tìm hiểu toàn bộ
nghệ thuật trong sử thi.
Từ những tài liệu đã bao quát được, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu
Ramayana chủ yếu tập trung vào vấn đề nội dung và một số ít về đặc điểm nghệ
thuật của tác phẩm. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một vài nét đặc sắc nghệ thuật
trong Ramayana của Valmiki”. Khóa luận của chúng tôi kế thừa thành tựu
nghiên cứu của các thế hệ đi trước và sẽ phát triển cụ thể hơn, chi tiết hơn về
một số nét nghệ thuật trong Ramayana.
5


3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là một vài nét đặc sắc nghệ thuật
trong sử thi Ramayana của Valmiki.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu nghệ thuật sử thi Ramayana. Trong quá
trình triển khai khóa luận người viết chỉ tiến hành nghiên cứu một số đặc sắc
nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm. Văn bản khảo sát là bộ sử thi Ramayana (ba
tập) do Phạm Thủy Ba dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1998.
Một số vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến khóa luận cũng được
người viết quan tâm tìm hiểu.
3.3. Mục đích nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu, người viết mong muốn chỉ ra được đặc điểm
nghệ thuật chủ yếu của cuốn sử thi Ramayana. Qua đây, chúng tôi hy vọng giúp
các bạn sinh viên có cái nhìn đúng hơn, đầy đủ hơn về sử thi Ramayana của tác
giả Valmiki.
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Khóa luận có nhiệm vụ phát hiện và phân tích một vài đặc sắc nghệ thuật
cơ bản của bộ sử thi Ramayana, so sánh với một số tác phẩm, tác giả cùng thời
khác. Qua đó đánh giá được những thành công của Valmiki về phương diện
nghệ thuật.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:
4.1. Phƣơng pháp thống kê
Để có được một kết quả cụ thể, mang tính khách quan nhằm thấy được
“Vài nét đặc sắc nghệ thuật trong Ramayana của Valmiki”, người viết tiến hành
thống kê những chi tiết có giá trị nghệ thuật cao, những hình ảnh, nhân vật, biện
pháp nghệ thuật sau đó phân loại thành những nhóm khác nhau, từ đó làm sáng
tỏ một vài nét đặc sắc nghệ thuật của Ramayana.
6


4.2. Phƣơng pháp phân tích văn học
Đây là phương pháp mang tính quyết định trong quá trình nghiên cứu đề
tài. Phương pháp này được tiến hành khi nghiên cứu từng yếu tố nghệ thuật của
tác phẩm. Qua đó, chúng ta thấy được sự khác biệt, sự ưu việt của hình thức tác
phẩm cũng như hiểu được mục đích sáng tạo của tác giả.
4.3. Phƣơng pháp so sánh
Người viết tiến hành so sánh sự giống nhau, kế thừa những nét nghệ thuật
truyền thống của sử thi Ấn Độ, đồng thời so sánh để thấy được sự khác biệt,
thấy được bước tiến lên so với các tác giả đương thời về một số phương diện
nghệ thuật của tác phẩm Ramayana.
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận sẽ là một trong những tài liệu học tập và nghiên cứu khi đi vào
tìm hiểu thế giới nghệ thuật Ramayana nói riêng đồng thời nó là một tiếng nói
khác góp phần tìm hiểu đúng đắn tác phẩm Ramayana về phương diện nghệ
thuật.

6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 2 chương
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
Chƣơng 2: Vài nét đặc sắc nghệ thuật trong Ramayana

7


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Mỗi tác phẩm văn học đều có một nội dung nhất định. Và để truyền tải
được nội dung ý nghĩa ấy nhà văn phải lựa chọn một hình thức nhất định sao cho
việc truyền tải nội dung ấy cô đọng, hàm súc nhất. Valmiki cũng không đi ra
khỏi quy luật lựa chọn này. Ramayana - đứa con tinh thần đồ sộ nhất của ông
cũng đã được chính ông lựa chọn những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nhằm tạo
nên dấu ấn riệng, khác biệt so với các tác phẩm cùng thời.
Để tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật mà Valmiki đã sử dụng trong tác
phẩm, trước hết, ta phải đi tìm hiểu về Valmiki, tác phẩm Ramayana và vấn đề
hình thức của tác phẩm văn học.
1.1. Tác giả Valmiki
Tương truyền khi xưa, Valmiki ngồi tu luyện tập trung đến độ mối đùn
lên khắp xung quanh mà vẫn không hay, vì vậy, người đời sau đã gắn tên ông
với tổ mối. Valmiki - “con của tổ mối” là nhà thơ Ấn Độ cổ đại, sống vào
khoảng thế kỉ V trước công nguyên, xuất thân trong gia đình đẳng cấp Bàlamôn.
Ông được nhân dân Ấn Độ xem là nhà thơ đầu tiên của dân tộc mình với bản
anh hùng ca nổi tiếng Ramayana. Ông bị cha mẹ ruồng bỏ phải trốn vào rừng
sâu làm nghề trộm cướp. Trong lúc ông sa vào con đường tội lỗi thì gặp thần
Narada đến khuyên răn nên cải tà quy chính và bày vẽ cho ông phép tu hành.
Valmiki vâng lời làm theo. Ngày ngày ông ngồi yên lặng trong rừng tu luyện.
Sau một thời gian đắc đạo, ông được tôn làm đạo sĩ. Valmiki vốn là người thông
minh, có trí nhớ kì lạ, ăn nói lưu loát, hễ xuất khẩu là thành thơ. Nhờ biệt tài đó

mà khi thần Narada kể cho Valmiki nghe về kì tích của chàng Rama, ông đã
nhập tâm câu chuyện rồi đem kể cho các môn đệ của ông nghe bằng những vần
thơ tuyệt diệu của mình. Từ đó, những nghệ nhân hát rong đem truyện thơ
Ramayana của Valmiki để kể khắp làng xóm, phố phường ở Ấn Độ.
1.2. Tác phẩm Ramayana
1.2.1. Nguồn gốc
Theo phỏng đoán của nhiều nhà nghiên cứu văn học Ấn Độ thì Ramayana
được truyền miệng từ thế kỉ VI - V trước công nguyên.
8


Radakrixnan, một học giả Ấn Độ cho rằng Ramayana được biên soạn sau
tác phẩm Mahabharata, mặc dù nội dung câu chuyện ra đời ở một thời xa xưa
hơn, và nó có thể được ghi lại thành văn sau khi Phật ra đời (563 - 483 trước
công nguyên). Nhưng đó chỉ là ước đoán. Còn H. D. Xankalia, nhà khảo cổ học
Ấn Độ thì khẳng định rằng tác phẩm Ramayana ra đời vào thế kỉ III trước công
nguyên, và hoàn chỉnh nó vào thế kỉ IV sau công nguyên.
Sự thực tác phẩm này ra đời trong dân gian, đã được truyền miệng từ đời
này qua đời khác, trong khoảng thời gian gần nghìn năm, đã có biết bao thi sĩ vô
danh ghi chép, gọt rũa, thêm bớt làm cho tác phẩm ngày càng trở thành tuyệt tác.
1.2.2. Khái quát nội dung Ramayana
1.2.2.1. Tác phẩm Ramayana ca ngợi đạo đức của hoàng tử Rama và mối
tình chung thủy của nàng Sita, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội
ngƣời Arian
Tuy là một tác phẩm ca ngợi đẳng cấp vương công quý tộc nhưng tác giả
đã khắc họa được những gương mặt có tâm hồn trong sáng. Rama là nhân vật lí
tưởng kiểu mẫu của đạo Hinđu và đẳng cấp vương công quý tộc. Hình tượng
nhân vật này thể hiện khát vọng của nhân dân đương thời là có một vị minh
quân, một vị anh hùng tài ba, đức độ và dũng cảm để bảo vệ mình, giải thoát
mình ra khỏi đau khổ, đem lại công lí và hạnh phúc cho xã hội. Sita thánh thiện

là mẫu người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, một người vợ chung thủy, tiết hạnh, một
người con gái hiền từ, nhu mì, nhân hậu, quả quyết, hi sinh quên mình. Tướng
khỉ Hanuman có trái tim nóng bỏng, nhiệt tình, là hóa thân của lực lượng quần
chúng nhân dân, làm hậu thuẫn cho những anh hùng chiến đấu cho tự do công
lý, giải phóng bảo vệ đất nước.
Bên cạnh đó, tác phẩm phản ánh sự phát triển của xã hội người Arian từ
xã hội cộng sản nguyên thủy đến việc thành lập những nhà nước đầu tiên. Người
Arian vào Ấn Độ khoảng giữa thiên niên kỉ thứ hai trước công nguyên. Đầu tiên
họ cư trú ở Tây Bắc Ấn. Buổi đầu này, người Arian có chừng năm bộ lạc sống
trên vùng đất mà họ gọi là vùng Bảy sông. Đến giai đoạn sau, từ Tây Bắc Ấn,
người Arian mở rộng dần lãnh thổ về phía Đông và Nam. Từ Punjap, trung tâm
9


văn minh của người Arian chuyển tới Trung Ấn, nằm trên vùng thượng lưu sông
Jumana và sông Ganga. Vào cuối thời Vêđa, vùng Bắc Ấn hình thành nhiều tiểu
quốc của người Arian. Một số tiểu quốc đã phát triển thành vương quốc, một số
vẫn mang hình thức bộ lạc. Các vương quốc mạnh có xu hướng bành trướng, mở
rộng lãnh thổ. Vương quốc Kosala có kinh đô là Ayođhia cũng tiến hành những
cuộc mở rộng địa bàn xuống phương Nam chủ yếu bằng những ảnh hưởng về
tôn giáo. Sự kiện này cũng được kể lại thành truyền thuyết về cuộc hành binh
chinh phạt phương Nam, giết quỷ vương Ravana, cứu công chúa Sita của hoàng
tử Rama, con vua Daxaratha trị vì vương quốc Kosala.
1.2.2.2. Tác phẩm phản ánh khát vọng chiến thắng cái ác của quần chúng
nhân dân bị áp bức
Ramayana đã song hành cùng lịch sử dân tộc Ấn Độ dẫu qua nhiều sự gọt
giũa của các thi sĩ vô danh, qua nhiều lời kể của các nghệ nhân dân gian, song
vẫn là tiếng ca bất hủ về lòng hướng thiện, tư tưởng yêu hòa bình, đề cao sự
công bằng bác ái với những triết lí mang tầm nhân loại có giá trị cho muôn đời:
lẽ hài hòa, bổn phận, khát vọng, đúng như người Ấn Độ đã nói: “Chừng nào

sông chưa cạn, đá chưa mòn thì anh hùng ca Ramayana còn làm say mê lòng
người và giải thoát họ ra khỏi vòng tội lỗi” [17, 71].
1.2.3. Ảnh hƣởng của Ramayana
Nếu Mahabharata được người dân Ấn Độ quan niệm là một cuốn sách do
thần linh ban tặng, nó dồi dào sức sống, hùng vĩ như núi Hy Mã Lạp Sơn, cuồn
cuộn như nước sông Hằng và rực thẳm như bông hoa Patala nơi rừng già Ấn Độ
thì Ramayana được coi là một thiên anh hùng ca bất hủ có sức truyền cảm mạnh
mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều quốc gia khác ở nhiều vùng trên thế giới.
Nhà văn Ấn Độ R. K. Narayan khi biên soạn sử thi Ramayana ra tiếng Anh đã
viết ở lời nói đầu: “Chuyện nghe có vẻ khó tin nhưng tôi sẵn sàng nói rằng gần
như từng người một trong số năm triệu người sống trên đất Ấn Độ đều say mê
câu chuyện Ramayana ở nhiều mức độ khác nhau. Bất cứ tuổi nào, bất cứ quan
điểm nào, học hành giáo dục ra sao, vị trí xã hội như thế nào, ai cũng biết
những phần chủ yếu của bản anh hùng ca và khâm phục kính trọng những nhân
10


vật chính của tác phẩm - Rama và Sita... Tác phẩm Ramayana ảnh hưởng tới
đời sống văn hóa chúng tôi dưới hình thức này hay hình thức khác, trải qua tất
cả các thời đại... Ramayana có thể gọi là một quyển sách triết lí trường cửu...
Ramayana trở thành nguồn cảm hứng lớn nhất cho các nhà thơ Ấn Độ qua các
thế kỉ” [23, 5, 6]. Nói đến ảnh hưởng của Ramayana, Giăng Hecbe, một học giả
phương Tây từng nói: “Tác phẩm ấy (tức Ramayana) cho đến nay vẫn còn được
truyền tụng sâu rộng đến mức độ không thể tưởng tượng được. Những người lao
động sau một ngày làm việc mệt nhọc vẫn có thể thức đêm quây quần quanh
ngọn lửa để chăm chú nghe một câu chuyện đã hàng nghìn năm qua. Ở các làng
mạc, sau ngày mùa, nông dân có thể bỏ ra một phần thu hoạch của mình để trả
công cho những nghệ nhân mỗi đêm đọc, ngâm vịnh và bình giảng anh hùng ca
này cho họ nghe. Kéo dài trong vòng ba đến sáu tháng liền” [19, 64]. Không chỉ
vậy, ở Ấn Độ, người ta coi cuốn sử thi này là một Thánh kinh cần phải đọc tụng

hàng ngày để bồi bổ tâm hồn. Vì vậy, hàng năm, ở Ấn Độ, người ta thường tổ
chức những cái tết gọi là tết sử thi một cách rộng rãi, bao gồm lễ hội Dussehra
(kéo dài mười ngày liền vào khoảng tháng chín, mười để kỉ niệm ngày Rama
chiến thắng Ravana) và tết Dipawali (để soi đường cho Rama và Sita trở về quê
hương sau mười bốn năm lưu đày). Câu chuyện không chỉ ảnh hưởng sâu sắc ở
Ấn Độ mà còn được lưu truyền nhiều ở Đông Nam Á, nơi có quan hệ văn hóa
mật thiết với Ấn Độ. Có nhiều nước đã mượn cốt truyện này để sáng tác nên
những thiên anh hùng ca mang màu sắc dân tộc phong phú và độc đáo như ở
Thái Lan có Ramakiên, ở Inđônêxia có Seri Rama, ở Mianma có Rama, ở
Campuchia có Riêmkê, ở Lào có Phralak Phralam, ở Philipin có Alim, ở
Malayxia có Seri Rama, ở Việt Nam có Dạ Thoa vương trong Lĩnh nam chích
quái và Ramayana của dân tộc Chăm. Ngoài ra, sử thi Ramayana cũng trở thành
đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới, chẳng hạn như
Hêghen, W. Durant, John B. Alfonso Karkala, Thakur Upenda, David R.
Kinsley… (phương Tây); I.D. Xebriacôp, P.A. Grinser, I.S. Rabinovic… (Liên
Xô cũ).
11


1.3. Một số vấn đề lí luận
Để chứa đựng được những giá trị nội dung trong từng tác phẩm, những
nghệ sĩ sáng tạo văn chương đã lựa chọn những hình thức phù hợp. Hình thức
văn học không bao giờ là hình thức bề ngoài dùng để trang trí cho một nội dung
có sẵn, đã biết mà là hình thức dùng để biểu hiện cái nội dung lần đầu tiên được
phát hiện ra nhờ hình thức ấy. Chính việc lựa chọn hình thức đã tạo ra những thể
loại văn học khác nhau: kịch, tự sự, trữ tình. Mỗi thể loại có những đặc điểm
riêng khu biệt với các thể loại khác. Và để tìm hiểu được những đặc sắc nghệ
thuật mà Valmiki đã sử dụng trong tác phẩm Ramayana trước hết chúng ta tìm
hiểu những vấn đề chung lí luận về tác phẩm văn học cũng như hình thức của
các tác phẩm văn học.

1.3.1. Tác phẩm văn học
Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nhưng tác phẩm văn học
không phải là dấu cộng giản đơn, máy móc của hai yếu tố mà là sự chuyển hóa
của hai yếu tố đó.
Cái chủ quan của nhà văn xét cho cùng cũng bắt nguồn từ thế giới khách
quan. Hơn nữa, một ý đồ sáng tác cụ thể cũng là bằng cách nào đó gợi ra từ thế
giới khách quan. Điều đó tuyệt đối đúng, phải được luôn luôn duy trì và bảo vệ.
Nhưng mặt khác phải thấy rõ ràng rằng cái khách quan không thể tự nó đi vào
tác phẩm văn chương mà trước hết phải được chuyển hóa thành cái chủ quan.
Tác phẩm văn chương do đó với cái khách quan của nó chỉ có quan hệ gián tiếp
và nó là hiện tượng tinh thần trực tiếp. Nói đúng hơn nó là sự khách thể hóa,
“vật chất hóa” cái hình tượng hay hệ thống hình tượng. Do đó, có thể nói: “Tác
phẩm là sự kết tinh của quá trình tư duy nghệ thuật của tác giả, biến những biểu
tượng, ý nghĩ cảm xúc bên trong của nhà văn thành một sự thực xã hội khách
quan cho mọi người soi ngắm, suy nghĩ” [15, 241].
Tác phẩm văn học còn là “đơn vị sáng tạo của nhà văn, là đối tượng tiếp
nhận thưởng thức của người đọc, là chỉnh thể trung tâm của hoạt động văn học”
[16, 13]. Là một sản phẩm được tạo ra, tồn tại rời khỏi tác giả, tác phẩm văn học
12


có một sinh mệnh khác so với những gì diễn ra trong tâm trí nhà văn. Do đó, tác
phẩm văn học có thể sống ngắn hơn, hoặc lâu dài hơn một nhà văn.
Tác phẩm văn học chẳng những là một quan hệ xã hội mà còn là một quá
trình xã hội khác nữa. Trong đời sống, nó luôn được tái tạo lại còn trong lịch sử
nó cũ đi về nghĩa nhưng lại càng được cắt nghĩa về nội dung, tìm ra những nét
đẹp trong hình tượng văn học mà thậm chí chính tác giả khi sáng tạo những hình
tượng cũng không hề nghĩ đến.
1.3.2. Hình thức của tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất giữa nội dung và hình

thức. Hai yếu tố này hòa quyện, đan xen một cách hài hòa thống nhất tạo nên vẻ
đẹp sức sống và tầm vóc của tác phẩm. Một hình thức luôn là sự biểu hiện của
nội dung, là sự khám phá mới về nội dung của tác phẩm. Vậy hình thức của tác
phẩm là gì?
Theo giáo sư Phương Lựu: “Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là
cách thể hiện nội dung. Nhưng không nên hiểu nó như một cái gì đó xa lạ bên
ngoài nội dung” [9, 252].
Muốn có hình thức nghệ thuật của tác phẩm thì tác giả phải dày công tìm
tòi, hình thức của tác phẩm phải xây dựng trên cơ sở những chất liệu nhất định
như: ngôn từ, đá hoa cương… nhưng chất liệu ấy chưa phải là hình thức.
Gớt đã khái quát: “Chất liệu nghệ thuật thì ai cũng thấy, nội dung của nó thì chỉ
có những người có cái chung với nó mới thấy được” và “hình thức vẫn còn là
cái bí ẩn với số đông” [16, 14]. Nhận xét trên của Gớt thật thâm thúy và chính
xác bởi hình thức là sự đồng hóa chất liệu bằng nội dung. Nhà văn sáng tạo ra
hình thức phải dùng thủ pháp, phương tiện nghệ thuật. Nhưng thủ pháp được lấy
ra một cách trừu tượng cũng chưa phải là hình thức. Chất liệu và phương tiện
nghệ thuật chỉ trở thành hình thức nghệ thuật chừng nào nó là sự biểu hiện của
nội dung, trở thành hình thức có tính nội dung, của một nội dung cụ thể. Chính
vì vậy, hình thức của tác phẩm văn học mang tính cụ thể, thẩm mỹ, không lặp lại.
Ta có thể chứng minh hình thức cụ thể của thể thơ để làm ví dụ. Lục bát
của ca dao, của Nguyễn Du, của Nguyễn Bính, của Tố Hữu không giống nhau.
13


Bởi tác phẩm văn học nói chung, hình thức của tác phẩm văn học nói riêng đều
là sản phẩm của tư duy sáng tạo riêng, chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng hệ thống
kiến trúc thượng tầng riêng. Cùng nói về nỗi nhớ cha mẹ nhưng mỗi tác giả lại
có cách tạo dấu ấn cho riêng mình.
Trong ca dao nỗi nhớ cha mẹ được diễn tả:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Nguyễn Bính cũng viết về nỗi nhớ của người con:
Bâng khuâng ngồ i đếm nỗi sầu
Nhớ hoài dáng me ̣ hôm nào tiễn đưa
Chỉ là ký ức trong mơ
Liêu xiêu bóng mẹ ảo mờ bến sông.
Khi tìm hiểu từng bài của thơ lục bát thì cũng có sự khác nhau. Lấy các
bài thơ lục bát của Tố Hữu làm ví dụ cụ thể. Nếu trong Bà Bủ đầy dân dã mộc
mạc, thì lục bát trong Việt Bắc đã được trau chuốt đến mức tuyệt đỉnh của sự êm
ái, réo rắt và hài hòa nhưng không mất vẻ hồn hậu của tiếng hát đồng quê, còn
lục bát trong Nước non ngàn dặm là khúc trữ tình vừa phóng khoáng vừa thâm
trầm, nhịp điệu đa dạng.
Đó là những đặc điểm mang tính cụ thể, không lặp lại trong hình thức tác
phẩm trong từng thể thơ. Những so sánh ví von trong thơ của các tác giả khác
nhau cũng khác nhau. Điều này sẽ chứng minh tính chất không lặp lại của hình
thức tác phẩm.
Mùa xuân trong thi ca luôn luôn là vấn đề muôn thuở trong đề tài viết về
thiên nhiên. Mùa xuân đi vào thơ với những so sánh ví von tạo nên những dấu
ấn riêng của từng nhà văn. Mùa xuân về được Nguyễn Bính cảm nhận như sau:
Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười.
(Thơ xuân)
14


Huy Cận trong số những bài thơ có giọng điệu trong trẻo của mình đã viết
về mùa xuân:
Anh khắp rừng cao xuống lũng sâu

Anh tìm em, đi hái lộc xuân đầu
Trồng đâu chân đẹp tròn như cột?
Em đẹp son ngời như cổ lâu.
(Hồn xuân)
Một điểm nữa của hình thức tác phẩm văn học nằm trong đặc điểm đầu
tiên là hình thức tác phẩm văn học mang tính thẩm mĩ. Có nghệ sĩ chân chính
nào lại không hướng tới cái đẹp? Do đó, đi tìm cái đẹp đích thực cũng là kim chỉ
nam cho mọi hoạt động của người nghệ sĩ. Và Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tiêu
biểu cho lớp nghệ sĩ chân chính ấy.
Người ta thấy các nhà văn lãng mạn thường đem lại một màu sắc tôn giáo
cho những cái mình tôn thờ, tìm kiếm. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Nếu
Xuân Diệu muốn nâng tình yêu thành tôn giáo thì Nguyễn Tuân cũng đã coi cái
đẹp như tôn giáo của mình. Nguyễn Tuân là một tín đồ tự nguyện tôn thờ Nghệ
Thuật với hai chữ viết hoa” [16, 15]. Chán ghét xã hội lố lăng của thực dân
đương thời, người nghệ sĩ lãng mạn tài hoa này muốn bộc lộ sự bất bình bằng
ngòi bút. Viết văn với Nguyễn Tuân là một thú chơi ngông nhưng cũng là sự nổi
loạn bằng nghệ thuật. Cái đẹp của Nguyễn Tuân tôn thờ thế tất phải là cái đẹp
bất chấp mọi lề thói phép tắc, luân lý, bất chấp mọi trật tự xã hội. Đấy chính là
cái đẹp nổi loạn.
Như vậy, đặc điểm đầu tiên của hình thức tác phẩm văn học là tính cụ thể,
thẩm mĩ và không lặp lại. Điều này đã tạo nên cái riêng độc đáo, không lẫn vào
hệ thống các tác phẩm khác cũng như tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm đối với
độc giả mọi thế hệ.
Thứ hai, hình thức tạo ra để chứa đựng nội dung, để biểu hiện nội dung
cho nên hình thức phải mang tính nội dung, nghĩa là khi nào có nội dung thì lúc
ấy mới có hình thức. Lênin trong Bút kí triết học cho rằng: “Hình thức có tính
bản chất. Bản chất có hình thức này hay hình thức khác” [16, 16]. Như vậy, đã
15



là nội dung phải mang một hình thức tương ứng. Không có nội dung nào mà
không có hình thức riêng của chính nó.
Trong các tác phẩm văn học, đề tài, tư tưởng là yếu tố nội dung được thể
hiện qua toàn bộ thế giới hình tượng như nhân vật, xung đột, cốt tryện, ngôn
ngữ. Nhưng mọi đề tài đều có hình thức riêng là không gian, thời gian, cách
nhìn. Tư tưởng cũng có hình thức riêng mang tính lịch sử trong hình tượng.
Chẳng hạn tư tưởng tự do của nhân vật Từ Hải. Đó là sự tự do thoát khỏi sự trói
buộc, tự do vẫy vùng, khác rất nhiều so với tư tưởng tự do ở phương Tây đương
thời, gắn liền với tự do kinh doanh, tự do trong xã hội, tự do cá tính.
Như trên đã khẳng định, nội dung của tác phẩm là một chỉnh thể và hình
thức cũng vậy. Nó là sự đan xen, tổng hợp của rất nhiều yếu tố, mỗi yếu tố có
vai trò riêng tạo nên hình thức tác phẩm, những yếu tố cơ bản của hình thức tác
phẩm là: ngôn ngữ, kết cấu (cốt truyện), nghệ thuật xây dựng nhân vật, các biện
pháp nghệ thuật, thời gian, không gian nghệ thuật.
Hình thức tồn tại trong tác phẩm như là tính xác định của nội dung, là sự
biểu hiện của nội dung. Ứng với nội dung có nhiều cấp độ cũng có hình thức
nhiều cấp độ. Hơn nữa, hình thức của tác phẩm không phải là tổng cộng của các
mặt hình thức, của các lớp mà là một hệ thống hình thức chỉnh thể, trong đó
chẳng những có sự thống nhất hình thức với nội dung mà còn có sự thống nhất
quy định; tùy thuộc nhau giữa các dạng hình thức của các lớp. Sự thống nhất đó
tạo nên giá trị toàn vẹn của tác phẩm.
Tiểu kết
Ramayana là tác phẩm nổi tiếng và thành công bậc nhất của nhà thơ tài
hoa Valmiki. Tác phẩm có nội dung vô cùng sâu sắc và to lớn như ca ngợi chiến
công lừng lẫy, vang dội và đức độ của người anh hùng Rama cùng mối tình
chung thủy của nàng Sita đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội người
Arian. Qua đó phản ánh những những khát vọng chiến thắng cái ác của quần
chúng nhân dân bị áp bức. Những nội dung to lớn ấy được thể hiện thông qua
những hình thức độc đáo và mới lạ như trong nghệ thuật xây dựng hệ thống
nhân vật và nghệ thuật miêu tả chiến tranh…

16


Tác phẩm văn học là đơn vị sáng tạo của nhà văn, là đối tượng tiếp nhận
của độc giả, vì thế, tác phẩm văn học có giá trị là sự kết hợp thống nhất, chặt chẽ
giữa nội dung và hình thức: “Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn
chặt với nội dung và ngược lại nếu tách nội dung ra khỏi hình thức có nghĩa là
tiêu diệt hình thức” [16, 17]. Sử thi Ramayana của Valmiki đã làm được điều
này với nội dung to lớn, sâu sắc thể hiện thông qua hình thức mới mẻ độc đáo.
Qua tìm hiểu hình thức của tác phẩm văn học, giúp bạn đọc nắm bắt được những
giá trị nội dung của tác phẩm cũng như thấy được mối quan hệ mật thiết giữa nội
dung và hình thức trong tác phẩm văn học. Như vậy, việc tìm hiểu về tác giả
Valmiki, nội dung tác phẩm Ramayana, những vấn đề lí luận để làm cơ sở cho
việc phân tích một vài nét đặc sắc nghệ thuật trong Ramayana.

17


CHƢƠNG 2: VÀI NÉT ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG RAMAYANA
Đối với mỗi tác phẩm văn học, để làm nên vị thế của nó trong lòng độc
giả mọi thế hệ, bên cạnh nội dung sâu sắc và to lớn còn phải kể đến hình thức
đặc biệt. Ramayana cũng nằm trong hệ thống những tác phẩm vĩ đại trong kho
tàng văn học Ấn Độ và điều làm nên sức hút của Ramayana trong suốt thời gian
qua ngoài nội dung chứa đựng những tư tưởng tiến bộ vượt thời đại còn có
những đặc sắc nghệ thuật mà Valmiki đã sử dụng: nghệ thuật xây dựng nhân vật,
nghệ thuật miêu tả chiến tranh, ngôn ngữ và một số biện pháp nghệ thuật khác.
Sau đây, chúng tôi sẽ đề cập một vài nét đặc sắc nghệ thuật của Ramayana.
2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật là nghiên cứu về các phương
thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật. Văn học đa dạng đến đâu thì

các phương thức, phương tiện thể hiện nhân vật đa dạng đến đó. Nhân vật thuộc
về nội dung nhưng nghệ thuật xây dụng nhân vật lại thuộc hình thức của tác
phẩm văn học.
Hầu hết các tác phẩm văn học đều phản ánh đời sống trong tính khách
quan của nó qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể
chuyện nào đó. Trong Ramayana, Valmiki đã phản ánh đời sống thông qua hệ
thống nhân vật. Khảo sát Ramayana, chúng tôi thấy rằng nghệ thuật xây dựng
nhân vật của Valmiki được thể hiện cụ thể qua nghệ thuật xây dựng tính cách
nhân vật và nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật.
2.1.1. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật
Trong mỗi tác phẩm, nhà văn đã tạo ra một thế giới nhân vật đa dạng.
Người đọc có thể ấn tượng với một nhân vật nào đó bằng những chi tiết miêu tả
ngoại hình. Nhưng có lẽ ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc về nhân vật đó
chính là tính cách nhân vật. Qua tính cách nhân vật ta thấy được tư tưởng của tác
giả. Sau đây là những biện pháp nghệ thuật mà Valmiki đã sử dụng để xây dựng
tính cách nhân vật trong tác phẩm Ramayana:

18


2.1.1.1. Qua hành động
Hành động của nhân vật là những việc làm cụ thể của nhân vật trong quan
hệ ứng xử với các nhân vật khác trong tác phẩm. Hành động của nhân vật thể
hiện tính cách nhân vật.
Trong Ramayana, Valmiki tập trung miêu tả hành động của những người
anh hùng nơi trận mạc. Đặc biệt, tác giả chú ý miêu tả cuộc đọ sức tay đôi giữa
các nhân vật như: Rama với Ravana, Hanuman với Aksya, Akampana với
Hanuman, Lakmana với Atikaya… Trong các cuộc chiến đấu, hành động của
nhân vật được thể hiện một cách sinh động. Khi Rama nhìn thấy Ravana, kẻ đã
cướp vợ của mình là nàng Sita xinh đẹp, giữa hai người đã xảy ra những cuộc

giao tranh đặc biệt. Rama và Ravana đã chiến đấu trước sự chứng kiến của mọi
người ở cả hai chiến tuyến: “Ravana kiêu hùng bắn mũi tên vào lá cờ của Rama,
nhưng nó chỉ gặm được một mép của lá cờ rồi rơi xuống đất. Ravana hằm hằm
giận dữ bắn vào ngực của Rama, nhưng những mũi tên của hắn không thể chặn
đứng chúng lại được, mà cũng không khiến cho chúng bị hề hấn gì… Ravana
nổi điên, bèn ném chùy, pariga, musala, chakra và các thứ vũ khí khác vào
chúng… Ravana hùng hùng hổ hổ nhảy bổ vào quân Vanara và phóng những
trận mưa tên vào họ” [23, III, 216, 217]. Trước hành động của Ravana, Rama
cũng “cắt cán cờ của Ravana từng khúc” [23, III, 217]. Tiếp sau đó là cuộc vật
lộn giữa hai người: “Rama và Ravana vờn quanh nhau một chốc, lại đứng đối
mặt nhau, rồi lại xung sát một cách tuyệt vọng… Trong lúc đó, Rama nhanh tay
bắn ra bốn phát giết chết bốn ngựa của Ravana. Ravana lại bắn trả nhưng
Rama tuy bị thương nhưng chẳng mảy may hoang mang. Trái lại, càng đánh
càng thêm hăng, thêm khỏe và chàng lại phóng những vũ khí - sấm sét vào kẻ
thù” [23, III, 217]. Thấy vậy, “Ravana bèn phóng ra vài mũi tên đánh vào
Matali” [23, III, 218] khiến cho “cơn giận của Rama như lửa đổ thêm dầu…
chàng dội những trận mưa tên vào hắn và cỗ xe hắn. Ravana cũng hầm hầm
văng chùy và musala lên” [23, III, 218]. Sau đó, Rama “phóng ra một mũi tên
khủng khiếp để cắt đầu Ravana” [ 23, III, 218]. Nhận thấy việc đầu của Ravana
cứ bị chặt lại mọc Rama rất lo lắng, nhưng sau đó chàng nhận được sự giúp đỡ
19


của thần Brahma và đã chiến thắng được kẻ thù: “Rama kiêu hùng vừa niệm
kinh vừa cắm nó lên chiếc cung của chàng… Rama trong cơn thịnh nộ, phóng
nó vào Ravana. Mũi tên đáng sợ vừa đi vun vút thì đã rơi đúng vào Ravana, nó
chẻ tim hắn làm đôi và chui vào đất sau khi đã cướp mạng sống của Ravana”
[23, III, 219]. Thông qua những hành động của nhân vật tác giả đã thể hiện được
bản lĩnh và khí phách của người anh hùng Rama quyết không chịu lùi bước.
Chàng chiến đấu không những để bảo vệ ý thức danh dự của cá nhân mà còn để

bảo vệ danh dự của cả bộ tộc.
Trong chiến trận, Hanuman là một dũng tướng rất tài giỏi, xông pha nơi
trận mạc. Chàng xung trận như một vị thần tung mình nhảy vào chiến trận, lao
tới chém giết quân Raksaxa: “Chàng bay vút lên bầu trời trong sáng, rồi lại lao
xuống nhanh như gió cuốn mây bay. Và cũng như gió đùa giỡn với mây nhuốm
màu sắc cầu vồng, Hanuman đùa giỡn với các chàng hảo hán tay lăm lăm cung
tên. Rồi đột nhiên chàng gầm một tiếng khiến chúng giật mình. Chàng trổ thần
lực, tát đứa này, đấm đứa nọ, chàng cắn xé bằng răng và móng tay. Có số bị
chàng đánh vào ngực chết lăn quay, có số bị đánh vỡ đùi, có số thì ngã xuống vì
không trụ lại được với tiếng gầm sấm sét của chàng” [23, III, 213]. Đặc biệt là
hành động của Hanuman trong cuộc chiến đấu với Akampana. Tác giả miêu tả
rất chi tiết cảnh hai người chiến đấu trên chiến trường: “Akampana bèn bắn vào
Hanuman xối xả như mưa nhiệt đới” [23, III, 98]. Thấy vậy, Hanuman bèn “nhổ
bật một tảng đá khổng lồ… Giờ đây Hanuman vừa múa tít tảng đá vừa đâm bổ
tới chỗ Akampana. Thấy tảng đá khổng lồ nhắm vào mình, Akampana bèn từ xa
phóng một mũi tên lưỡi liềm, cắt vụn nó ra thành từng mảnh. Hanuman nổi cơn
thịnh nộ, nhổ bật một cây Axoakacna khổng lồ với niềm vui sướng xung trận, tay
múa tít cây đại thụ, chân lao nhanh vun vút, chàng nhảy bổ đến kẻ thù” [23, III,
99]. Sau đó, hai người đã chiến đấu rất anh dũng, lòng sôi sục căm giận với khí
thế chiến đấu bừng bừng: “Akampama bèn gầm lên một tiếng kiêu hùng, phóng
ra mười bốn mũi tên… Hanuman tráng sĩ nhổ bật một cây khổng lồ và vút một
cái, cây được lao tới, đánh vỡ đầu Akampana” [23, III, 99]. Cuối cùng,
Hanuman giết chết được Akamppana: “Y chết ngay tức khắc” [23, III, 99].
20


×