Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nội dung và nghệ thuật truyền kỳ tân phả của đoàn thị điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.04 KB, 57 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Tiến sĩ Ngô Thị Phƣợng người cơ đã tận tình quan tâm, hướng dẫn , đơ ̣ng viên giúp đỡ em hoàn thành khóa
luâ ̣n này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của
trường Đại học Tây Bắ c , đặc biệt là các thầy cô khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện cho
em nghiên cứu ở khoa để có nhiều thời gian cho khóa luận.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô công tác tại bộ phận Thư viện
Nhà trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình sưu tầm tài liệu để
hồn thành đươ ̣c khóa luận.
Trong quá trình nghiên cứu, cũng như trong quá trình làm bài báo cáo vẫn còn
tồ n ta ̣i mô ̣t số hạn chế, rất mong các thầy cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận
cũng như kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiề u nên bài báo cáo không thể tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy, cô để em học
thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn khóa luận của miǹ h.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp K52 Đại học Sư phạm Ngữ
văn đã cổ vũ, động viên tinh thần giúp tơi hồn thành khóa l ̣n tớ t nghiê ̣p.
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Tác giả

Triệu Thị Khang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 5
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6
6. Đóng góp của khóa luận ......................................................................................... 6
7. Cấu trúc khóa luận .................................................................................................. 7


PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................. 8
1.1. Hoàn cảnh lịch sử đầu thế kỉ XVIII ở Việt Nam................................................. 8
1.2. Thể truyề n kỳ....................................................................................................... 9
1.2.1. Khái niệm thể truyền kỳ .................................................................................... 9
1.2.2. Truyện truyền kỳ ở Việt Nam .......................................................................... 11
1.3. Đoàn Thi ̣Điể m và Truyề n kỳ tân phả ............................................................... 13
1.3.1. Tác giả Đoàn Thị Điểm .................................................................................. 13
1.3.2. Tác phẩm Truyền kỳ tân phả .......................................................................... 18
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG TÁC PHẨM TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ CỦA ĐOÀN
THỊ ĐIỂM ............................................................................................................... 20
2.1. Tình yêu và khát vọng hạnh phúc ..................................................................... 20
2.2. Ca ngơ ̣i người phu ̣ nữ trong xã hô ̣i phong kiế n ................................................ 25
2.2.1. Nho giáo và những quy đi ̣nh chuẩn mực........................................................ 25
2.2.2. Vẻ đẹp của người phụ nữ trong tập truyện..................................................... 27
2.3. Phản ánh hiện thực xã hội ................................................................................. 33
2.3.1. Cường quyề n, thầ n quyề n ............................................................................... 33
2.3.2. Sự suy sụp tinh thầ n, tư tưởng của tầ ng lớp nho si........................................
34
̃
CHƢƠNG 3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ CỦA
ĐOÀ N THI ̣ ĐIỂM .................................................................................................. 37
3.1. Kế t cấ u ............................................................................................................... 37
3.2. Quan niệm nghệ thuật về con người.................................................................. 40


3.3. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật................................................. 42
3.3.1. Không gian nghệ thuật ................................................................................... 42
3.3.2. Thời gian nghệ thuật ...................................................................................... 45
3.4. Ngôn ngữ trữ tình .............................................................................................. 47

PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 53


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Truyề n kỳ là thể loại có vị trí quan trọng trong nề n văn ho ̣c Viê ̣t Nam. Vố n
đươ ̣c bắ t nguồ n và kế thừa từ nề n văn ho ̣c Trung Quố c xuấ t hiê ̣n ở cuố i đời Đường,
Tố ng, thể loa ̣i này đã đánh dấ u sự phát triể n chiń muồ i của tự sự nghê ̣ thuâ ̣t . Thể
truyề n kỳ có nội dung li kì hấ p dẫn nhằ m phản ánh nhiề u mă ̣t của đời số ng xã hội
thông qua các chi tiế t hấ p dẫn và các yếu tố kì ảo . Đặc biệt, để khẳ ng đinh
̣ sự phát
triể n đó, Truyề n kỳ tân phả của Đồn Thị Điểm chính là mô ̣t tác phẩm quan tro ̣ng
của nghệ thuật truyền kỳ Việt Nam.
Truyền kỳ tân phả là tác phẩm đươ ̣c viế t bằ ng chữ Hán của nữ nhà văn Viê ̣t
Nam Đồn Thị Điểm có tính chất tiế p nố i cho trào lư u nhân đa ̣o chủ nghĩa trong
văn ho ̣c V iê ̣t Nam thế kỷ XVIII sau Nguyễn Dữ . Như vậy, có thể thấy rằng khi
nghiên cứu về tập Truyền kỳ tân phả của nữ sĩ họ Đồn khơng chỉ bổ trợ kiến thức
cho cá nhân người thực hiện đề tài mà qua đó còn làm tài liệu tham khảo cho sinh
viên, đặc biệt là với sinh viên chuyên ngành Ngữ văn.
Ngoài ra, viê ̣c tim
̀ hiể u và nghiên cứu về thể truyề n kỳ nói riêng và tâ ̣p Truyề n
kỳ tân phả nói chung sẽ góp phần bổ trợ kiến thức cho bạn đọc về thể truyền kỳ
Việt Nam.
1.2. Phầ n lớn ba ̣n đo ̣c chỉ biế t đế n Truyề n kỳ tân phả khi ho ̣c mô ̣t số tác phẩm
thuô ̣c văn ho ̣c trung đa ̣i mà tập truyện này đươ ̣c nhắ c đế n .Vì vâ ̣y, tâ ̣p truyê ̣n này ít
đươ ̣c quan tâm và cho đế n nay vẫn chưa có cơng triǹ h nào nghiên cứu tồn diện về
nó. Song xét về thực tế , trong chương trình ho ̣c c huyên ngành Đa ̣i ho ̣c Ngữ v ăn
phầ n văn ho ̣c trung đa ̣i , thể truyề n kỳ là mô ̣t thể loa ̣i đươ ̣c nói tới


, trong đó các

thành tựu được điểm qua , người ho ̣c tiế p câ ̣n với Truyề n kỳ mạn lục mà không có
tài liê ̣u của các tác phẩ m và thành tựu khác để tham khảo và tìm hiểu.
Vì vậy, qua viê ̣c nghiên cứu về tâ ̣p truyê ̣ n tôi muố n từ tác phẩ m này sẽ tăng
cường hiể u biế t về thể loa ̣i truyề n kỳ , đồ ng thời cung cấ p thêm tài liê ̣u t ham khảo
cho sinh viên, đă ̣c biê ̣t là sinh viên khoa Ngữ văn. Đây cũng chiń h là những lý do
thúc đẩy tơi mạnh dạn tìm hiểu về các phương diê ̣n n ội dung và nghệ thuật của
Truyền kỳ tân phả để qua đó có thể góp một phần nhỏ vào viê ̣c tim
̀ hiể u những giá
trị tư tưởng cũng như tài văn chương của Đoàn Thị Điểm.

1


2. Lịch sử vấn đề
Trong nghiên cứu, tập Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm được chú ý từ
khá sớm. Chúng tôi có thể kể ra một số công trình cơ bản đề cập tới nội dung và
nghệ thuật của tập truyện để lấy đó làm cơ sở cho q trình tìm hiểu văn bản.
Trước hết, chúng tơi tìm hiểu cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII –
nửa đầu thế kỷ XIX, của nhóm nghiên cứu Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm
Luận. Các nhà nghiên cứu đã dành một số dòng ngắn gọn để giới thiệu về Đồn Thị
Điểm và Trùn kỳ tân phả. Cơng trình này xác nhận: “Tác phẩm chính viết bằng
chữ Hán còn để lại, là tập Truyền kỳ tân phả. Nay còn lưu lại bản in khắc năm
1811, của Lạc Thiện Đường. Sách gồm sáu truyện, ghi rõ Hồng Hà Đoàn phu nhân
làm, anh là Tuyết Am Đạm Như phê bình. Nếu thật có lời bình của anh, thì những
truyện này đã được viết trước năm 1735, là năm Đồn Dỗn Luân mất. Điều đáng
lưu ý là lời văn và ý tứ trong Truyền kỳ tân phả và Chinh phụ ngâm của Đặng Trần
Côn có nhiều chỗ trùng hợp khá sát sao , rõ nhất là trong truyện cùng đề tài người
chinh phu, truyện An ấp liệt nữ”, [15, tr.50 - 51].

Nối tiếp cơng trình nói trên, nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc trong cuốn Văn học
Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX cũng nhận xét về thể loại truyền
kỳ, đồng thời dẫn lời ngợi ca của Phan Huy Chú về Truyền kỳ tân phả, trong sự đối
sánh với Truyền kỳ mạn lục như sau: “Loại truyện truyền kỳ sang giai đoạn nửa
cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, còn tiếp tục với Truyền kỳ tân phả của
Đoàn Thị Điểm, Đoàn Thị Điểm có ý thức kế thừa truyền thống Nguyễn Dữ, biểu
hiện ngay trong cách đặt tên tác phẩm của bà. Truyền kỳ tân phả cịn có tên là Tục
Trùn kỳ. Về phương diện nghệ thuật, Truyền kỳ tân phả không đuổi kịp Truyền
kỳ mạn lục, nhưng về phương diện nội dung thì Truyền kỳ tân phả là có phần gần
với cuộc sống, với con người” [14, tr.25].
Tác giả Hà Như Chi trong cuốn Việt Nam thi văn giảng luận đã đề cập đến
Truyền kỳ tân phả với cái tên mới Tục truyền kỳ và ghi nhớ công lao, đóng góp ở
phương diện đổi mới thi pháp nghệ thuật của “Bà Điểm họ Đồn”. Ơng liệt kê
nhan đề các truyện cụ thể: “Bà Điểm có lẽ đã trước tác nhiều, nhưng phần lớn bằng
Hán văn. Bà có soạn sách Tục truyền kỳ, kể những chuyện lạ nước ta như chuyện
Hải khẩu linh từ (Bà thần Chế Thắng), Vân Cát thần nữ (Bà chúa liễu Hạnh), An
Ấp liệt nữ (Vợ bé Đinh Nho Hoàn), Yến anh đối thoại (Yến anh nói chuyện), Mai

2


Huyền - Hoành sơn tiên cực (Cờ tiên ở núi Hồnh Sơn), Nghĩa khủn thập miêu
(Chó ni mèo) [8, tr.151].
Bên cạnh những cuốn tài liệu đề cập trực tiếp tới tác giả Đoàn Thị Điểm trong
mối quan hệ với tập truyền kỳ , học giả Đồn Quang Luận cịn chú ý tới các mối
quan hệ của các nhân sĩ đương thời và cho đó là những hoàn cảnh có ảnh hưởng
lớn tới tập sách. Trong Mở rộng điển tích Chinh phụ ngâm, Đồn Quang Luận chú
thích: có sách “nói về cuộc gặp gỡ của Đoàn Thị Điểm với Đặng Trần Cơn”, có
sách lại nói về “tình nghĩa vợ chồng sâu nặng giữa bà với tiến sĩ Nguyễn Kiều”. Vì
vậy, ơng đã tự giải thích lí do vì sao “bây giờ chúng ta đi qua phía tây Nam Văn

miếu sẽ thấy có ba đường phố gần nhau Đoàn Thị Điểm - Đặng Trần Cơn - Bích
Câu”. Ba cái tên ấy hình như có dun nợ khơng thể tách rời. Ngồi tình nghĩa sâu
nặng vợ chồng với tiến sĩ Nguyễn Kiều, bà có lẽ cịn gửi gắm chút tình mến phục
tài năng của cử nhân Đặng Trần Cơn ở Bích Câu [16, tr.24].
Đến trung kì thế kỉ XX, nhóm nghiên cứu Lê Trí Viễn, Phan Cơn, Đặng Thanh
Lê, Phạm Luận, Lê Hồi Nam trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập III, đã
nhận xét về tác giả Đoàn Thị Điểm với những đóng góp về cách thức thể hiện đề
tài: “Đoàn Thị Điểm một phụ nữ dòng dõi nho gia, cũng để nhân vật mình bào chữa
thái độ bất chấp lễ giáo bằng cách trách người đàn ông, người trượng phu không
cần câu chấp lễ nghi lặt vặt” [27, tr.33 - 34].
Nhìn chung, mỗi cuốn tư liệu lại quan tâm tới một khía cạnh mới. Cuốn Văn
xi tự sự thời trung đại lại khai thác ở phương diện khác - đi tìm ánh hồi quang
của lịch sử trong văn chương. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã chọn lọc, so
sánh truyện Hải khẩu linh từ (trích Trùn kì tân phả) với bộ sử Đại Việt sử kí toàn
thư. Ơng khẳng định: “thấy cốt lõi lịch sử của câu chuyện và những cách tân của
Đoàn Thị Điểm” và đi đến nhận xét mọi chi tiết trong truyện Hải khẩu linh từ của
Đoàn phu nhân đều khớp với lịch sử chính xác đến từng năm, từng tháng và kể cả
thời tiết của thế kỷ XIV – XV [18, tr.32].
Cơng trình thứ hai của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na – Cuốn Con đường
giải mã văn học trung đại Việt Nam lại chú ý tới cốt truyện Truyền kỳ tân phả với
những mối tình say đắm và đau khổ của người phụ nữ: “Một số tác giả chuyển sang
miêu tả những mối tình đắm say, thà chết để được ở bên nhau, còn hơn sống phải ly
biệt, An Ấp liệt nữ của Đoàn Thị Điểm là một ví dụ điển hình. Các tác truyện ngắn
thế kỷ XVIII - XIX ít khai thác những mâu thuẫn, dẫn đến bi kịch khổ đau cho người
3


phụ nữ hoặc cả hai. Họ thường viết về những mối tình tuy đắm đuối, nhưng thiên về
tình cảm thuần túy, chẳng hạn mối tình Tú Uyên - Giáng Kiều (Truyện Bích Câu kỳ
ngộ), Đinh Phu Nhân (An Ấp liệt nữ), Ca nữ họ Nguyễn - chàng lái đò họ Nguyễn con gái Trần Phú Ơng (Chuyện tình ở Thanh Trì)… Điều cần lưu ý là, dường như

các cơ gái trong truyện ngắn thế kỷ XVIII - XIX đều chủ động tìm đến tình yêu và
đều hy sinh cho người mình yêu” [20, tr.397 - 398].
Đồng quan điểm với Nguyễn Đăng Na, ông Bùi Duy Tân khi biên soạn Tổng
tập văn học Việt Nam đã bổ khuyết thêm về tập truyện ký chữ Hán Truyền kỳ tân
phả: “Hải khẩu linh từ kể chuyện nàng Bích Châu, tài sắc là cung phi của vua Trần
Duệ Tơng đã vì đất nước dâng vua bản Kê minh thập sách, sau lại vì vua nhảy
xuống biển sâu. Vân Cát thần nữ, kể về Bà chúa Liễu Hạnh vốn là tiên nữ, giáng
trần với khát vọng sống và yêu rất mãnh liệt. Cuộc đời Liễu Hạnh với hai lần giáng
trần, là sự khẳng định và thể hiện khát vọng tự do, tình yêu giữa chốn trần gian.
Liễu Hạnh là một nhân vật diệu kỳ. Trong tín ngưỡng dân gian, bà là một Thánh
mẫu, là một trong tứ bất tử nơi thế giới u linh được nhân dân thờ phụng suốt mấy
trăm năm nay. Vân Cát thần nữ là một tư liệu quý, có niên đại sớm về Liễu Hạnh
và tín ngưỡng thờ mẫu”, [24, tr.453 - 454].
Soi chiếu “văn học trung đại dưới góc nhìn văn hố”, nhà nghiên cứu Trần
Nho Thìn đề cập đến không gian, thời gian trong truyện truyền kỳ nói chung và
trong Trùn kỳ tân phả nói riêng. Ơng viết: “Khơng gian, thời gian của loại truyện
truyền kỳ có yếu tố kỳ ảo. Truyện Vân Cát thần nữ (Truyền kỳ tân phả) là một dẫn
chứng. Vợ ông Lê Thái Công, có mang quá kỳ sinh nở mắc bệnh nặng. Một người
đạo sĩ nói có thể giúp cho sinh nở nhanh. Lê Thái Công cho mời vào, đạo sĩ xõa tóc
bước lên đàn. Thái Công ngã ra bất tỉnh, được lực sĩ dẫn đi lên thiên đình. Khi ơng
hồi tỉnh thì vợ sinh con gái” [25, tr.183].
Trong cuốn Phùng Khắc Khoan, cuộc đời và thơ văn cuả Trần Lê Sáng, ở mục
II: “Vị thượng thư già, Phùng Khắc Khoan”, ở Kinh đô và ở quê nhà đã giải thích
rõ một số truyện trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, nhất là các truyện:
An Ấp liệt nữ, Vân Cát thần nữ. Sứ giả Đinh Hoàn trong An Ấp liệt nữ đã ốm chết
khi vừa đến Yên Kinh, người vợ héo hon vì buồn bã, cuối cùng đã tự tử để đi theo
tiếng gọi của chồng [22, tr.139 – 140].

4



Đáng chú ý và tổng quan nhất là cuốn Từ điển văn học, mục 185, Đặng Thị
Hảo đã so sánh Truyền kỳ tân phả với Truyền kỳ mạn lục và Thánh Tông di thảo,
để nhận xét so sánh và khẳng định giá trị Truyền kỳ tân phả: “Ra đời sau Thánh
Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục ngót hai thế kỷ, nhưng Truyền kỳ tân phả đã
không tiến kịp hai tác phẩm trên về cả nội dung và nghệ thuật. Cốt truyện thường
tản mạn, rườm rà, kết cấu lỏng lẻo, chú ý nhiều đến trau chuốt câu chữ, lời văn
hơn là diễn tiến nội tại của tác phẩm”. Để tăng tính xác thực bà viết: “Bàn về nghệ
thuật của Truyền kỳ tân phả, Phan Huy Chú, trong Lịch triều hiến chương loại chí
có viết: “Lời văn hoa lệ, nhưng khí cách yếu ớt, khơng bằng văn Nguyễn Dữ” [13,
tr.448 - 449].
Từ những ý kiến trên , chúng tôi nhận thấy, điểm chung ý kiến của các cơng
trình nghiên cứu nói trên đều ít nhiều đề cập tới nội dung và nghệ thuật Truyề n kỳ
tân phả. Do đó, chúng tôi xin phép kế thừa những quan điểm nói trên, đồng thời hệ
thống lại, đưa ra những ý kiến đóng góp với suy nghĩ góp một chút ít cơng sức xây
dựng tư liệu cho cá nhân và cho sinh viên khoa Ngữ văn khi học thể loại truyền kỳ.
Đây là lí do tơi tiến hành nghiên cứu về tâ ̣p Truyề n kỳ tân phả với hai phương diện
nội dung và nghệ thuật tập truyện.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tâ ̣p truyê ̣n Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm , tức là tìm hiểu
về nơ ̣i dung và nghê ̣ thuâ ̣t của tác phẩ m với các phương diê ̣n tiǹ h yêu

, người phụ

nữ, hiê ̣n thực xã hô ̣i trong Truyề n kỳ tân phả và tim
̀ hiể u về kế t cấ u , quan niệm
nghệ thuật về con người, về thời gian, không gian nghệ thuật cùng các phương thức
biểu hiện và phương tiện nghệ thuật của tác phẩm.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả Đoàn Thị Điểm có nhiều tác p hẩm (dịch chữ Hán sang chữ Nôm, viết

bằng chữ Hán…), trong đó có Chinh phụ ngâm khúc, Hồng Hà phu nhân di văn,
Truyền kỳ tân phả.
Do mục đích nghiên cứu quy định, tơi chỉ tìm hiểu nội dung và nghệ
thuật Trùn kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (tác phẩm Truyền kỳ tân phả, được
Ngô Lập Chi và Trần Văn Giáp tuyển dịch bốn truyện: Hải khẩu linh từ (Truyện
đền thiêng cửa bể), Vân Cát thần nữ (Truyện nữ thần ở Vân Cát), An Ấp liệt nữ
(Truyện người liệt nữ ở An Ấp) và Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích
Câu), do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1963).
5


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi sử dụng 4 phương pháp chính sau:
5.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Trên cở sở phân tích các vấn đề được đưa ra trong tác phẩm, người viết sẽ
tổng hợp để xây dựng luận cứ, luận điểm cho nội dung đề tài.
5.2. Phương pháp hệ thống
Người nghiên cứu đi từ chi tiết, đặc điểm nội dung và nghệ thuật của từng tác
phẩm, đặt trong hệ thống thể loại, trong nhóm truyện, rút ra những nhận xét cụ thể
về tác phẩm.
5.3. Phương pháp liên ngành
Thể loại truyền kỳ, là sự tương tác, mối giao hoà giữa văn học dân gian và văn
học viết. Do đó khi nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp phương pháp phân tích
tác phẩm văn học viết với phương pháp phân tích tác phẩm văn học dân gian. Các
khái niệm như đề tài, cốt truyện, kết cấu, nhân vật, sự kiện… vốn được áp dụng
trong nghiên cứu tác phẩm văn học viết. Các khái niệm như mơ típ, kiểu truyện vốn
được áp dụng trong nghiên cứu văn học dân gian và cả văn học viết. Khi nghiên
cứu những phương diện đó trong cùng một tác phẩm, đề tài cần đặt trong mối
tương quan giữa đặc điểm tác phẩm folklore với đặc điểm tác phẩm văn học viết.
Các phạm vi văn học có mối quan hệ với văn hóa. Để từng bước chỉ ra sự giao

lưu giữa chúng, đề tài cũng sử dụng thêm phương pháp liên ngành văn hóa - văn học
- lịch sử - triết học.
5.4. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp cần thiết để xử lí đề tài. Muốn tìm ra những đặc điểm
về nội dung và nghệ thuật của tập truyện, tơi tìm tới phương pháp này.
Tơi sẽ tiến hành mở rộng so sánh với những tác phẩ m cùng

thể loa ̣i để nhìn

nhận những giá trị tương đồng hay khác biệt về phương diện nội dung và nghệ thuật
.
6. Đóng góp của khóa luận
Tơi đã đề cập đến một phương diện nghiên cứu mới, là tìm hiểu về nội dung
và nghệ thuật Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm . Cụ thể là tìm hiểu về tình
yêu, về vai trò của người phu ̣ nữ , về hiê ̣n thực xã hô ̣i trong Truyề n kỳ tân phả và
các quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian, không gian nghệ thuật cùng các
phương thức, phương tiện nghệ thuật trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm.
6


Sau khi hoàn thiê ̣n , đề tài có thể làm tài liệu tham khảo ch o sinh viên chuyên
ngành Ngữ văn khi ho ̣c về thể loa ̣i truyề n kỳ.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo , nội dung chính của
khoá luận gồm ba chương:
Chương 1. Những vấ n đề chung
Chương 2. Nô ̣i dung tác phẩ m Truyề n kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm
Chương 3. Giá trị nghệ thuâ ̣t trong Truyề n kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm

7



PHẦN NỢI DUNG
CHƢƠNG 1. NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Hồn cảnh lịch sử đầu thế kỉ XVIII ở Việt Nam
Bất kì tác phẩm văn học thuộc thời kì nào cũng ra đời trên một cơ sở hiện thực
xã hội cụ thể. Hiện thực khách quan thông qua thế giới chủ quan của nhà văn, được
hư cấu để sáng tạo tác phẩm. Nhà văn hiện thực thường tập trung vào những đề tài
xã hội, đối tượng quen thuộc, thậm chí là những mảng đời tầm thường nhàm chán.
Ở thời kì phong kiến, giai tầng vua quan, nông dân, nho sĩ… là đối tượng của nhà
văn. Nhà văn sẽ phản ánh bản chất và quy luật khách quan của đời sống thông qua
các điển hình: hồn cảnh điển hình, tính cách điển hình. Nữ si ̃ Đoà n Thị Điểm là
người sớ ng gầ n tro ̣n nửa đầ u thế kỷ thứ XVIII. Đây là mô ̣t giai đoa ̣n lich
̣ sử hế t sức
phức ta ̣p. Vì vậy hồn cảnh xã hội lúc bấy giờ đã chi phối rất sâu sắc tới các sáng
tác của bà.
Căn cứ vào hoàn cảnh lich
̣ sử cu ̣ thể , cho thấ y t ừ thế kỷ XVI trở đi chế

đô ̣

phong kiế n đã bước vào thời kỳ suy vong và nằ m trong tình tra ̣ng khủng hoảng
nghiêm tro ̣ng.
Nhân lúc hưu chiế n , các tập đoàn phong kiến (Lê Trinh
̣ ngoài Bắ c , Nguyễn
trong Nam) lo mài nanh giũa vuố t để chờ dip̣ cấ u xé lẫn

nhau. Chúng tăng cường

bóc lột quần chúng để chuẩn bị gây chiến và cung phụng cho cuộc sống xa hoa trụy

lạc của chúng. Vì vậy tình cảnh xã hội ngày càng đen tối , đau khổ . Lại thêm thiên
tai, bê ̣nh hoa ̣n dày vò. Sử cũ chép:
“Tháng giêng Quý Tỵ (1713): Lúc ấy đã lâu không mưa , giá thóc gạo cao vụt,
dân gian có người ăn vỏ cây, rễ cỏ , chế t đói đầ y đường, làng xóm các nơi tiêu điều
hiu qua ̣nh” [5, tr.14].
“Tháng 8 Tân Dâ ̣u (1741):… Dân phiêu tán dắ t dí u nhau đi kiế m ăn đầ y
đường. Giá gạo cao vọt , mô ̣t trăm đồ ng tiề n không đươ ̣c mô ̣t bữa no . Nhân dân
phầ n nhiề u phải ăn rau, ăn củ, đến nỗi ăn cả thịt rắn, thịt chuột, chế t đói chồ ng chấ t
lên nhau. Số dân còn la ̣i mười phầ n không đươ ̣c mô ̣t. Làng nào vốn có tiếng trù mật
cũng chỉ còn lại độ dăm ba hộ mà thôi” [5, tr.14].
Đứng trước thảm trạng như trên , các tầng lớp nhân dân nhất là nơng dân chỉ
cịn một con đường duy nhất là vùng lên khởi nghĩa.
8


Đặc biê ̣t những năm 30 và 40 của thế kỷ XVIII phong trào bùng lên sôi nổ i
như những tàn lửa rơi vào cánh đồ ng cỏ khô . Đúng lúc này Đoàn Thi ̣Điể m đang ở
tuổ i trưởng thành . Bà chứng kiến hàng loạt các cuộc khởi nghĩa

của nhà sư

Dương Hưng (1737) là Nguyễn Tuyển , Ngũn Cừ , Vũ Trác nh , Hồng Cơng
Chấ t , Lê Duy Mâ ̣t và đáng chú ý hơn cả là Nguyễn Danh Phương (tục gọi là Quâ ̣n
He), Nguyễn Hữu Cầ n (tục gọi là Quận Hẻo ) lầ n lươ ̣t phấ t cờ khởi nghi ̃ a. Hàng
chục vạn nông dân đã nhiệt liệt hưởng ứng . Chính quyề n Lê Trinh
̣ lung lay “ quân
ở bốn đạo không đánh mà tự vỡ , thế giă ̣c la ̣i lớn lên , đài phong hỏa báo thông về
đến sông Nhi”.̣
Phong trào nông dân khởi nghiã nửa đầ u thế kỷ tuy chưa thành công nhưng đã
giáng những đòn sét đánh vào chế độ phong kiến thối nát


, xơ đẩ y c ác tập đồn

thớ ng tri ̣mau sa xuố ng hố diê ̣t vong . Trên cơ sở suy tàn của chế đô ̣ phong kiế n ,
những thứ đa ̣o đức luân lý lễ g iáo Khổng Mạnh cổ truyền dần dần mất hiệu lực .
Phong trào khởi nghiã đem la ̣i mô ̣t cuô ̣c sớ ng tự do, thoải mái, lành mạnh thích hợp
với yêu cầ u của thời đa ̣i . Đây là điề u kiê ̣n để v ăn ho ̣c dân gian phát triể n , văn ho ̣c
cổ điể n đa ̣t đế n mô ̣t bước tiế n bơ ̣ mới : giàu tính chất hiện thực , giàu tinh thần nhân
đa ̣o chủ nghiã và đâ ̣m đà phong vi ̣dân tô ̣c về mă ̣t hình thức.
Cũng trong giai đoa ̣n lich
̣ sử này , nề n kinh tế hàng hóa phát triể n hơn trước ,
các đô thi ̣tâ ̣p trung và phồ n vinh hơn trước , làm nảy nở yếu tố thị dân trong cuộc
sớ ng xã hơ ̣i.
Vì vậy trong cuộc sống cũng như trong văn học , tinh thầ n chố ng phong kiế n
phát triển mạnh mẽ, có khi trở thành một trào lưu rất h ấp dẫn. Dù muốn hay không
muố n, dù có ý thức hay không có ý thức , các nhà sáng tác văn học và nghệ thuật
đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của những tiến triển mới của thời đại . Hoàn cảnh xã hội
đó đã tác động lớn tới đời số ng gia điǹ h nữ sĩ và phần nào đã ảnh hưởng đến các sáng
tác của Đoàn Thi ̣Điể msau này.
1.2. Thể truyề n kỳ
1.2.1. Khái niệm thể truyề n kỳ
Thể truyền kỳ có hai cách gọi : truyện truyền kỳ và tiểu thuyết truyền kỳ

.

Truyện truyền kỳ vốn có nguồn g ốc Trung Hoa xuất hiện ở cuối đời Đường, Tống,
đánh dấu sự chín muồi của tự sự nghệ thuật. Hai chữ “truyền kỳ” bao hàm mấy ý
9



nghĩa sau: “Một là: có ý chuộng lạ (hiếu kỳ) như Hồ Ứng Lân đời Minh nói, kể
những việc khác thường, kế thừa truyền thống truyện chí quái từ đời Ngụy Tấn.
Hai là, như tác giả đời Tống là Triệu Ngạn Vệ nói : đặc điểm của truyền kỳ là
chứa đựng nhiều thể, có thể nhận thấy có yếu tố sử, yếu tố thơ, yếu tố nghị luận.
Các kiểu câu nghị luận thường ở dạng: “Thái sử công viết”, “Quân tử viết”. Trong
truyện truyền kỳ cũng xuất hiện tài kể chuyện với ngòi bút thi nhân” [15, tr.349].
Tên gọi “truyền kỳ” không chỉ để gọi tên một thể loại tự sự có từ cuối đời
Đường mà đến đời Minh Thanh nó lại chuyên dùng để chỉ thể loại hý khúc. Theo
nhà văn, nhà nghiên cứu Lỗ Tấn về nội dung thì truyện truyền kỳ khó phân biệt với
truyện chí qi đời Lục triều , song về nghệ thuật kể chuyện thì đã có nhiều đổi
khác. Lời kể uyển chuyển, lời văn hoa mĩ. “Kỳ” nghĩa là không có thật, nhấn mạnh
tính hư cấu. Cái gọi là truyền kỳ, chủ yếu là truyền cái kỳ trong tình yêu nam nữ và
truyền cái kỳ trong thế giới thần kinh ma quỷ.
Về mặt thể loại , truyền kỳ thực sự là truyện vì có kết cấu cốt truyện hoàn
chỉnh như những tác phẩm nghệ thuật, có thắt nút, phát triển và có mở nút. Điểm
khác biệt cơ bản so với thể sử (chí truyện) - viết theo hệ thống gia phả , không có
cốt truyện thì truyền kỳ lại có cốt truyện riêng mà không nhất thiết phải kể trọn vẹn
cuộc đời của một hay dòng họ của nhân vật. Rất nhiều câu chuyện chỉ đóng khung
trong một giấc mơ hay một khúc đoạn cuộc đời, chẳng hạn như lúc đi học, đi thi
hay lúc nghỉ trọ của một nho sinh…
Mơ típ đối thoại, biện bác được sử dụng khá nhiều. Về kết thúc, truyện có hai
loại, có hậu và bi kịch. Nhà văn gần như đã khước từ lối kết thúc trong truyện dân
gian, cụ thể là cổ tích. Ngay cả trong những truyện tưởng như kết thúc có hậu thì
cuối cùng lại là kết thúc bi kịch.
Kiểu kết thúc có hậu chỉ là dư ba, phảng phất nỗi niềm vô phương cứu chữa
của hiện thực xã hội. Điều đó tạo nên tính chất thẩm mĩ và tư tưởng hiện thực ở
nhiều dạng vẻ
Về văn tự: Tất cả các tác phẩm viết theo thể truyền kỳ ở Việt Nam đều viết
bằng chữ Hán.
Thể truyền kỳ có một số đặc điểm cụ thể sau:

Một là: luôn viết về những truyện lạ, có thể lấy cốt truyện từ những câu
chuyện đã có sẵn trong dân gian hoặc ở ngoài đời sống xã hội được ghi chép lại

10


dưới cái gốc li kì , kì ảo . Thơng qua mộng ảo , truyện truyền kỳ thường tả thực
cuộc đời.
Hai là: thơng qua yếu tố kì ảo , truyện truyền kỳ phản ánh nhiều mặt của đời
sống: số phận của người kĩ nữ, thư sinh đi thi, dân kẻ chợ… là những nhân vật
trung tâm. Chống chế độ phong kiến, chế độ mơn phiệt, địi hỏi tự do hơn nhân,
đồng thời vạch mặt bọn trí thức phong kiến ham mê cơng danh, lợi lộc mà chìm
đắm trong khoa hoạn… đã trở thành chủ đề quan trọng của truyện.
Ba là : bố cục của truyện truyền kỳ thường mở đầu bằng lời giới thiệu nhân
vật, q qn, tính tình, phẩm hạnh… Kế đó, phần trung tâm của truyện kể những
truyện kì ngộ lạ lùng. Phần kết, kể lại lý do kể chuyện, dưới dạng “ban ngày yến
tiệc, đêm nghe kể chuyện, thu thập các chuyện lạ, cảm thấy kinh hãi… ghi lại
chuyện lạ”. Người kể chuyện thường nhân danh một nhân vật trong tác phẩm hay
một người cụ thể để kể lại, mục đích là để đảm bảo tính khách quan, dễ phân tích
tâm lí nhân vật. Một số sáng tác có thêm phần lời bình . Thể truyền kỳ cũng thường
xuất hiện những mơ típ người lấy tiên, lấy ma, người hóa phép, biến hóa…
Bốn là: về phong cách, truyện truyền kỳ thường dùng văn xuôi để kể, đến chỗ
tả cảnh, tả người thì dùng văn biền ngẫu, khi nhân vật bộc lộ cảm xúc thì thường
làm thơ mang màu sắc lãng mạn.
Nói tóm lại, truyền kỳ là một thể văn ra đời ở Trung Quốc. Thể văn này
thường có nội dung li kì hấp dẫn nhằm phản ánh nhiều mặt của đời sống, ngôn ngữ
uyển chuyển, bút pháp lãng mạn, tinh tế.
1.2.2. Truyện truyền kỳ ở Việt Nam
Kết thúc thời kỳ trung đại, truyện truyền kỳ Việt Nam có được một số thành
tựu cơ bản sau: Lĩnh Nam chích quái (Vũ Quỳnh), Việt điện u linh (Lí Tế Xun),

Thánh Tơng di thảo (Lê Thánh Tơng), Trùn kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Truyền kỳ
tân phả (Đoàn Thị Điểm), Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh), Vũ trung tuỳ bút (Phạm
Đình Hổ), Tang thương ngẫu lục (Phạm Đình Hổ - Nguyễn Án)…
Trong số các sáng tác kể trên, các truyện Thánh Tông di thảo của Lê Thánh
Tông, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm
đánh dấu sự chín muồi của nghệ thuật truyền kỳ Việt Nam.

11


Cách gọi truyền kỳ chứng tỏ các tác giả đã đi theo truyền thống truyền kỳ
Trung Hoa. Tuy nhiên, về thể thức thì thay đổi, chẳng hạn như, hệ thống thơ ca thù
tạc của nhân vật rất nhiều. Nhà văn đã tăng yếu tố này nhằm biểu hiện tốt hơn thế
giới nội tâm của nhân vật.
Ở thế kỉ XV, Thánh Tông di thảo “đánh dấu một bước tiến rõ rệt của văn tự sự
truyện ký từ chỗ nặng về ghi chép sự tích cũ đến chỗ hư cấu phỏng tác những
truyện mới”.
Tập truyện Truyền kỳ tân phả (Cuốn phả mới về truyền kỳ) của nhà văn Đoàn
Thị Điểm, viết theo lối truyện kể, có nhiều bài thơ xen kẽ, còn có tên gọi khác là
Tục truyền kỳ lục (Viết nối truyện truyền kỳ). Tác phẩm có tính chất tiế p nố i cho
trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII.
Tập văn có 6 truyện nhưng giới nghiên cứu văn học cho rằng chỉ có 3
truyện Hải khẩu linh từ (Truyện đền thiêng cửa bể), Vân Cát thần nữ (Thần nữ
Vân Cát) và An Ấp liệt nữ (Liệt nữ ở An Ấp) là do Đoàn Thị Điểm sáng tác, số
còn lại chưa rõ là của ai.
Nhìn chung, cả 6 truyện đều là những câu chuyện cuộc đời, về con người
trong buổi xế chiều của xã hội phong kiến Việt Nam được biểu hiện dưới màu sắc
hoang đường, quái đản. Mượn yếu tố hoang đường nhưng Truyền kỳ tân phả có
nhiều ưu điểm trong việc phản ánh thực trạng xã hội đương thời.
Tuy nhiên, tác giả cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn quen thuộc của

nhà văn thời đó trong lập trường phê phán của mình cũng như trong cách quan
niệm về một xã hội lí tưởng.
Nhiều truyện tác giả một mặt chỉ trích giới quan trường cao thấp nhằm phơi
bày mặt trái của xã hội phong kiến, mặt khác ra sức đề cao đạo đức, trật tự phong
kiến, ca ngợi vai trò của minh quân, vẽ lên hình tượng lí tưởng về những ơng vua
cơng minh vì dân vì nước.
Đoàn Thi ̣Điể m chủ trương đề cao đến mức cực đoan những người phụ nữ tiết
nghĩa vẹn toàn bằng cách cho người phụ nữ – nhân vật chính của truyện, vì một
tình u mãnh liệt tự nguyện chết theo chồng.
Điểm nổi bật nhất của Truyền kỳ tân phả là người viết có ý thức ủng hộ lối
sống phóng khống vượt khỏi khn khổ lễ giáo phong kiến và đề cao vai trò của
người phụ nữ trong xã hội.
12


Phần lớn các truyện đều được xây dựng từ những nhân vật có thật, hoặc những
truyền thuyết lịch sử. Tác giả khéo léo dẫn dắt và xây dựng tính cách nhân vật làm
cho câu chuyện có sức truyền cảm sâu sắc và thấp thống xuất hiện tâm lí nhân vật,
điều mà văn học trung đại chưa đạt tới. Điểm hạn chế của tác phẩm là cốt truyện
còn tản mạn, rườm rà, kết cấu lỏng lẻo, chú ý nhiều đến câu chữ hơn nội dung. Vì
vậy, nhà nghiên cứu Phan Huy Chú đã nhận xét: “ Lời văn thì hoa lệ nhưng khí
cách yếu ớt, khơng bằng văn của Nguyễn Dữ”.
1.3. Đoàn Thi Điể
̣ m và Truyền kỳ tân phả
1.3.1. Tác giả Đoàn Thị Điểm
Theo gia phả (Đoàn Thi ̣thực lu ̣c) thì họ Đoàn nguyên trước là ho ̣ Lê , đến đời
Đoàn Doañ Nghi mới đổ i ra ho ̣ Đoàn.
Đồn Thị Điểm được giới nghiên cứu nhất trí đánh giá là “một thiếu phụ có
danh nhất trong làng văn” Việt Nam. Thế nhưng tài liệu về Đoàn Thị Điểm cịn lại
khơng nhiều. Trong kho thư tịch cổ Việt Nam cũng chỉ có đơi dịng về bà, chẳ ng

hạn như ở Lịch triều hiến chương loại chí, Tang thương ngẫu lục, Đại Nam hiển
ứng truyện, Nam thiên trân dị tập, Sơn cư tạp thuật, Hát Đông thư dị…
Những ghi chép ở các văn bản nói trên được Phan Kế Bính góp nhặt lại đưa
vào chương thứ VIII “Các người có danh tiếng” của Nam Hải dị nhân liệt
truyện (lời Tựa viết năm Nhâm Tí, niên hiệu Duy Tân thứ Sáu - 1912). Mãi đến
những năm 50 – 60 của thế kỉ XX, các tác giả Trúc Khê Ngô Văn Triện, Thuần
Phong Ngơ Văn Phát, La Sơn n Hồ Hồng Xuân Hãn... trong khi tìm hiểu về vấn
đề tác quyền của Chinh phụ ngâm khúc mới phát hiện được Đoàn thị thực lục - gia phả
của dịng họ Đồn, do cháu rể của Đoàn Thị Điểm soạn, gồm tiểu sử tổ tiên 9 đời và
sự tích Đồn Thị Điểm lúc sinh thời. Ngồi ra cịn có bài văn tế Đồn Thị Điểm của
chồng bà là Nguyễn Kiều (Hai bản Đoàn thị thực lục mà Ngơ Văn Triện và Hồng
Xn Hãn sử dụng là hai bản hơi khác nhau, với hai bài văn tế khác nhau).
Nay hệ thống lại các tài liệu trên, chúng ta có thể thấy cuộc đời ngắn ngủi bốn
mươi mấy năm của Đoàn Thị Điểm hiện lên khơng khác gì một thiên truyền kỳ với
rất nhiều sóng gió.
Đoàn Thi ̣Điể m (1705 – 1748) sinh ra ở laǹ g Giai Pha ̣m (sau đổ i là Hiế n Pha ̣m),
thuô ̣c huyê ̣n Văn Giang, xứ Kinh Bắ c (nay thuô ̣c huyê ̣n Yên My, ̃ tỉnh Hưng Yên).

13


Tìm hiể u về gia đình và đời tư của bà, biế t đươ ̣c cha của bà là Đoàn Dỗn
Nghi, đâ ̣u hương cớ ng thời Lê mạt. Thi Hội không đâ ̣u, ông không ra làm quan, về
nhà mở dạy học và bố c thuố c. Mẹ đẻ bà là cô gái xinh đẹp con quan Thái lĩnh bá ở
phường Hà Khẩu (khu vực Hàng Bạc, Hàng Buồm ngày nay) – vốn nổi tiếng là nơi
buôn bán sầm uất nhất kinh đơ.
Năm 16 t̉ i, Đồn Thị Điểm được Thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con
nuôi, nhà của ơng ở phường Bích Câu – sát kề Quốc tử giám, nơi được coi là trung
tâm văn hóa đương thời với rất nhiều dinh thự lớn ngày đêm dập dìu văn nhân tài
tử. Sau, Đồn Thị Điểm cịn nhận lời dạy học cho một cung nhân trong phủ chúa

Trịnh. Chắc hẳn bà đã tận mắt thấy những cảnh phồn hoa, tai đã nghe những
chuyện thâm cung bí sử cho đến cả những cuộc thanh trừng thảm khốc mà chính
những người quen thân của bà là nạn nhân (Thượng thư Lê Anh Tuấn, Thượng thư
Nguyễn Cơng Hãng đều vì bị nghi ngờ chống lại việc Trịnh Giang lên ngôi mà bị
cách chức, sau bị bắt uống thuốc độc chết).
Năm 25 tuổ i (1729) cha mấ t, cả gia điǹ h lại dời về làng Vô Ngại, huyê ̣n
Đường Hào, tỉnh Hưng Yên. Chẳ ng bao lâu anh trai bà là Đoàn Dỗn Ln cũng
mấ t, mơ ̣t mình bà phải chăm sóc mẹ già, chị dâu, đàn cháu thơ và quán xuyế n viê ̣c
nhà. Năm 35 tuổi, gă ̣p thời loạn lạc, bà đã đưa cả gia đình đến lánh nạn và mở
trường dạy học ở Chương Dương (nay thuộc Thường Tín – Hà Nội). Vào năm 37
t̉ i, một lần nữa bà bén duyên với Thăng Long khi bà ưng thuận lời cầu hôn của
ông Nguyễn Kiều người làng Phú Xá (Phú Thượng – Tây Hồ ngày nay). Hơn một
tháng tân hôn, liền kề sau đó là ba năm chờ chồng đi sứ, tiếp nữa là ba năm hạnh
phúc ngắn ngủi ở quê chồng. Có thể nói, Thăng Long chưa lúc nào tách khỏi cuộc
đời Đoàn Thị Điểm, kể cả khi bà đã quyết rửa sạch lòng trần, yên phận với nghề
dạy học và bốc thuốc ở Đường Hào thì tiếng tăm về tài sắc của bà đã khiến các
danh sĩ Hà thành trong đó có Đặng Trần Cơn, có “Trường An tứ hổ”… khơng để bà
được n.
Cũng chính vì lẽ đó, từ xưa đến nay các nhà nghiên cứu luôn có những tranh
luâ ̣n, giả thiế t và những tồ n nghi về bà. Các nhà nghiên cứu cho rằ ng, chỉ biết đến
một bà Điểm họ Đoàn trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ XVIII. Thế nhưng gần
đây, ông Nguyễn Trác Cách sinh năm 1936, trưởng tộc dòng họ Nguyễn Trác ở
14


thành phố Hải Dương có cung cấp thơng tin nói rằng: từ lâu trong dịng họ ơng vẫn
lưu truyền qua nhiều thế hệ về những giai thoại văn chương giữa Nguyễn Trác
Luân (sinh năm 1699) với người em là Nguyễn Thị Điểm, vốn ham học ngay từ khi
còn nhỏ và thường cùng anh xướng họa thơ văn. Theo những người trong dịng họ
này thì bà mới là tác giả của Tục truyền kỳ và bản dịch Chinh phụ ngâm nổi tiếng.

Vào đầu những năm 70 thế kỉ XX, nhân dịp nhà nghiên cứu Phan Huy Lê (nay
là Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) và nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên
(Khoa Văn Đại học sư phạm Hà Nội) về thăm Hải Dương, bố và chú của ông
Nguyễn Trác Cách là Nguyễn Trác Thức và Nguyễn Trác Ngữ (nay đã qua đời) đã
trực tiếp gặp và trình bày vấn đề này.
Sau đó khơng lâu, trên Tạp chí Văn học, số 6 năm 1977, nhà nghiên cứu Bùi
Văn Nguyên viết bài “Bà Điểm nào trong hai bà Điểm, tương truyền có tham gia
dịch một bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Cơn”. Bằng cách đặt lại vấn đề, tìm
hiểu thêm các thư tịch và báo chí có liên quan, đồng thời đối chiếu với kết quả điều
tra ở thực tế địa phương, ông đã đi đến kết luận: “Sự thật, có hai bà Điểm khác
nhau, một bà họ Nguyễn, một bà họ Đồn, hai bà sống có phần đồng thời, ở cùng
một vùng, nay là tỉnh Hải Hưng, đều có người anh trùng tên là Luân và đều giỏi
văn thơ, pha nghề dạy học”.
Tuy nhiên về vấn đề dịch giả đích thực của Chinh phụ ngâm diễn ca cũng như
tác quyền của Tục truyền kỳ thì nhà nghiên cứu cũng phải cơng nhận “chưa có đủ
dữ liệu để khẳng định”.
Ngun nhân dẫn đến hiện tượng “có hai bà Điểm” là vì các thư tịch viết về bà
Điểm khơng nhất qn, chỗ thì nói là Đồn Thị Điểm em gái Đồn Dỗn Ln, chỗ
lại nói Nguyễn Thị Điểm em Nguyễn Trác Luân trong khi nội dung các giai thoại
lại trùng lặp, chồng chéo.
Lâu nay, xu hướng chung của giới nghiên cứu là coi tất cả các giai thoại này
đều là chuyện về Đồn Thị Điểm và lí giải rằng: “Sở dĩ lầm họ như vậy, là vì người
ta đã lầm tưởng rằng bà là em Nguyễn Trác Luân”.
Căn cứ để nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên và dòng họ Nguyễn Trác nghi ngờ
về tính chân thực của tiểu sử Đồn Thị Điểm (trên thực tế là nghi ngờ các giai thoại
có liên quan đến Đoàn Thị Điểm) là: Nguyễn Trác Luân 22 tuổi đã đỗ Tiến sĩ, làm
15


đến Phó đơ ngự sử, sau thăng Hữu thị lang bộ Công, lại thuộc thế hệ đàn anh của

Đặng Trần Cơn.
Vì vậy, Nguyễn Thị Điểm mới có thể dựa thế ông anh mà chê Đặng Trần Côn
là “Trẻ thơ mới học, thơ từ chẳng bõ ngứa tai” được. Mặt khác, ơng Nguyễn Trác
Ln cịn có thời gian làm đốc trấn Nghệ An, khi mất được dân địa phương lập
miếu thờ làm thành hồng, vì vậy bà Nguyễn Thị Điểm mới có thể hiểu rõ về Nghệ
An mà viết nên An ấp liệt nữ hay Vân Cát thần nữ.
Trong khi đó bà Điểm họ Đồn gia đình thanh bạch, sống chủ yếu dựa vào
nghề dạy học, khơng hẳn có nhiều thời gian đặt chân đến kinh kỳ, nhất là càng
không thể vào đến Nghệ An, trừ chuyến đi theo chồng trước lúc từ giã cõi đời…
Phải trả lời thế nào đối với câu hỏi mà nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên đã đặt
ra và cũng là băn khoăn của dòng họ Nguyễn Trác về “nghi án văn chương” này?
Có thể , chỉ với Đoàn thị thực lục, với ngôi từ đường họ Đồn cịn đó cùng
ngơi mộ bà ở q ơng Nguyễn Kiều, với Tang thương ngẫu lục, đặc biệt là các
bản Truyền kỳ tân phả hiện còn (các bản 1811 và 1864 đều ghi “Hồng hà Đồn phu
nhân trứ”)..., có thể khẳng định về sự tồn tại của một tác giả Đồn Thị Điểm (chí ít
cũng là tác giả của Trùn kỳ tân phả).
Cũng có thể Đồn Thị Điểm là nguyên mẫu của một số giai thoại, nhưng là
những giai thoại cụ thể nào, thì chưa thể tìm được câu trả lời (kể cả giai thoại về
câu đối „Điểm‟ „Luân‟ ). Vì gắn với câu đối Điểm - Luân nổi tiếng trong khi ơng
Đồn Dỗn Ln chỉ đỗ đến hương nguyên rồi ở nhà bốc thuốc dạy học, chân
không bước đến thị thành, lại mất sớm cịn ơng Nguyễn Trác Luân thì đỗ đại khoa,
làm quan to mà nhân vật Thị Điểm lập tức bị nhầm tưởng là em ông này, bị đổi họ
Nguyễn và bị đẩy quê quán sang Đường Hào.
Trong môi trường đầy hạn chế về phương tiện truyền thơng đương thời, các
giai thoại một khi hình thành, tham gia vào đời sống truyền miệng cũng có nghĩa là
nó đã bắt đầu một đời sống mới với những biến đổi khơng ngừng, có nhầm lẫn
cũng là điều dễ hiểu. Tai hại hơn nữa là, đến một lúc nào đó, các dị bản truyền khẩu
này lại được ghi chép vào giấy trắng mực đen, khiến con cháu đời sau “không biết
đằng nào mà lần”.


16


Trở lại với cái tên Nguyễn Thị Điểm? Có một người thực như vậy trong dòng
họ Nguyễn Trác là em ông Nguyễn Trác Luân hay không? Trả lời được câu hỏi này
thì mới có thể đi đến giải quyết các vấn đề tiếp theo. Tiếc thay, dịng họ Nguyễn
Trác khơng cịn gì để có thể “nói có sách, mách có chứng”.
Các câu đối, gia phả, sắc phong, thậm chí cả ngôi nhà thờ họ năm gian mang
tên Duy Ái Từ đã bị đốt cháy trong cuộc kháng chiến chống Pháp (Nhân đây cũng
xin nhắc một điều là: kháng chiến chống Pháp muộn hơn so với niên đại của các
bản Truyền kỳ tân phả rất nhiều).
Việc “lưu truyền qua nhiều thế hệ” trong dòng họ Nguyễn Trác chủ yếu chỉ là
vin vào các giai thoại về “Nguyễn Thị Điểm”. Thế là những giai thoại vốn dĩ để
làm đẹp cho bà Đoàn, đến lượt nó, lại trở thành khởi nguồn cho truyền thuyết về bà
Nguyễn Thị Điểm của dịng họ Nguyễn Trác.
Có thể mượn lời của Phan Kế Bính trong lời Tựa Nam hải dị nhân để khép lại
vấn đề này: “Nước Nam ta từ xưa đến nay, trải hơn 4000 năm, chẳng thiếu gì người
tài đức, người danh tiếng, nhưng bởi vì sự tích xa xơi mà khơng rõ, hoặc vì sử sách
biên sót mà khơng tường. Chỉ cịn người nào ghi vào sử, hoặc chép vào kí tái của
các tư gia, thì cịn có thể lưu truyền lại được. Nhưng ngặt vì sách thì ít nên lưu
truyền ra khơng được rộng. Người ta nói truyện cổ tích chẳng qua chỉ một vài
người được trơng vào sách, rồi thì trùn khẩu cho nhau, lõm bõm người nhớ khúc
này, kẻ nhớ khúc kia, mỗi người truyền đi lại sai một tí, té ra nhầm lẫn sai cả sự
thực của người xưa”.
Cho đến nay vẫn còn rất nhiều những nghi vấn và uẩn khúc về tác giả thực sự
của tập Truyền kỳ tân phả. Nhưng khi tìm hiểu chúng tơi nhận thấy rằng, phần lớn
các nhà nghiên cứu và các tài liệu có liên quan đến Truyền kỳ tân phả của bà Đoàn
Thị Điểm còn để lại phần nhiều và đều cho rằng nữ sĩ họ Đồn chính là tác giả của
tập truyện này. Vì vậy, trong đề tài này chúng tơi tiến hành nghiên cứu Truyền kỳ
tân phả của tác giả Đoàn Thị Điểm.

Có thể thấ y rằ ng, Đoàn Thị Điể m là mô ̣t tác gia lớn của nề n văn học thời trung
đa ̣i, với bút pháp đa dạng, vừa giỏi văn Hán, lại vừa giỏi thơ Nôm. Bà sáng tác
nhiề u nhưng tản mát phầ n lớn. Ngoài bản dịch Chinh phụ ngâm bà còn là tác giả
tâ ̣p truyê ̣n ký, Truyề n kỳ tân phả và mơ ̣t ít thơ văn câu đớ i chữ Hán, chữ Nôm đươ ̣c
17


lưu giữ trong Hồ ng Hà phu nhân di văn. Đương nhiên, thể loại và tác phẩ m cũng
chưa phải là tấ t cả, đóng góp của bà Đoàn Thị Điể m chính là ở những giá trị nhân
văn cao cả, những tư tưởng lớn lao vì dân vì nước và những đă ̣c sắ c nghê ̣ thuâ ̣t mà
bà đã gửi gắ m và đa ̣t đươ ̣c trong trước tác của mình. Bà là ngơi sao sáng trong hàng
ngũ những nữ sĩ Viê ̣t Nam, mô ̣t nhà giáo, mơ ̣t lương y tài đức vẹn tồn.
1.3.2. Tác phẩm Truyền kỳ tân phả
Chịu ảnh hưởng của thời đại , của hoàn cảnh riêng và có một khả năng văn tài
xuấ t sắ c , Đoàn Thị Điểm đã sáng tác Truyề n kỳ tân phả có giá trị và diễn nôm
Chinh phụ ngâm khúc thành công tốt đẹp.
Do phạm vi nghiên cứu quy định, chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu tập Truyền
kỳ tân phả của tác giả Đoàn Thị Điểm. Tập Truyề n kỳ tân phả (quyể n sách mới ghi
chép những chuyện kỳ lạ) cũng có tên Tục truyền kỳ là một tác phẩm viế t bằ ng chữ
Hán văn.
Đây là tác phẩ m nằ m trong bô ̣ sách

Cảo thơm trước đèn của Văn ho ̣c Viê ̣t

Nam. Truyề n kỳ tân phả là một tác phẩm dễ đọc phù hợp cho các độc giả yêu thích
văn ho ̣c và các nhà nghiên cứu . Theo Lịch triều hiến chương loại chí của nhà sử
học xuất sắc Phan Huy Chú thì Truyề n kỳ tân phả bao gồ m 6 truyê ̣n: Vân Cát thầ n
nữ, An Ấp liê ̣t nữ , Bích Câu kỳ ngộ , Hoành sơn tiên cục, Mai huyễn , Nghĩa khuyển
khuấ t miêu… nhưng bỏ sót Hải khẩu linh từ.
Theo Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án trong mục nó i

về Đă ̣ng Trầ n Cơn la ̣i cho tru ̣n Bích Câu kỳ ngộ là của Đặng Trần Côn . Về sau
này, Trúc Khê, Ngũn Đỡ Mu ̣c , Hồng Xn Hãn cũng cho Bích Câu kỳ ngộ là
của Đặng Trần Cơn ; nhưng Đinh Gia Thuyế t , Trầ n Văn Giáp la ̣i khẳ ng điṇ h Bích
Câu kỳ ngợ là của Đoàn Thị Điểm . Truyền kỳ tân phả đã được Ngô Lập Chi và
Trần Văn Giáp tuyển dịch bốn truyện: Hải khẩu linh từ, Vân Cát thần nữ, An Ấp
liệt nữ và Bích Câu kỳ ngộ, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1963.
Bản dịch được sử dụng trong luận văn do Ngô Lập Chi và Trần Văn Giáp thực
hiện, Phạm Văn Thắm biên tập lại chủ yếu là về mặt chuyển đổi địa danh và kỹ
thuật trình bày .
Tác phẩm chính có nhan đề Trù n kỳ tân phả ký hiệu A .48 Thư viê ̣n Khoa
học nhà nước, nhà xuấ t bản La ̣c Thiê ̣n Đường in năm Gia Long thứ 10 (1811).
18


Tác phẩm được in trên bản gỗ , nét chữ rõ ràng , chân phương, chưa rách nát ,
bao gồ m sáu truyê ̣n sau này: Hải khẩu linh từ, Vân Cát thầ n nữ, An Ấp liê ̣t nữ, Bích
Câu kỳ ngợ, Long hở đấ u kỳ, Tùng bách thuyết thoại.
Viế t Truyề n kỳ tân phả, nữ si ̃ có ý đề cao kẻ hiề n tài và phê phán bo ̣n thố ng tri ̣
gian ác hiể m đơ ̣c. Đằng sau hình thức li kì vẫn bao hàm ý nghiã xã hô ̣i rõ rê .̣t Qua đó
ta thấ y một phần nào hiện thực đen tối của thời đại và lòng mong ước của mọi
người.
Tác phẩm đã thể hiê ̣n mô ̣t đă ̣c trưng cơ bản của văn ho ̣c trung đa ̣i Viê ̣t Nam.
Tức là lấ y văn ho ̣c dân gian làm nề n tảng.
Tiểu kết
Từ thế kỷ XVI trở đi xã hội Việt Nam bước vào giai đoa ̣n lịch sử có nhiều biến
đô ̣ng phức ta ̣p. Chế đô ̣ phong kiế n đã bước vào thời kỳ suy vong và nằ m trong tình
trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
Nữ sĩ Đồn Thị Điểm được giới nghiên cứu nhất trí đánh giá là “một thiếu phụ
có danh nhất trong làng văn” Việt Nam. Đặc biê ̣t tài năng đó của tác giả đã đươ ̣c
bô ̣c lô ̣ và thể hiê ̣n thông qua tác phẩ m Truyề n kỳ tân phả.

Từ những phương diê ̣n trên , tôi nhận thấy Truyền kỳ tân phả là một tác phẩm
văn xuôi bằng chữ Hán khá nổi tiếng của Đoàn Thị Điểm. Tập truyện được viết
theo lối văn truyền kỳ và viết về đề tài lịch sử Việt Nam. Qua đó, tác phẩm còn cho
thấy được giá trị hiện thực cũng như tư tưởng nhân văn của tác giả.

19


CHƢƠNG 2. NỘI DUNG TÁC PHẨM TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ
CỦA ĐOÀN THỊ ĐIỂM
2.1. Tình yêu và khát vọng hạnh phúc
Tình yêu luôn là đề tài muôn thuở của văn học. Tuy nhiên, đề tài ấy khá mới lạ
ở thời trung đa ̣i . Điề u này cũng trở nên dễ hiể u bởi văn ho ̣ c giai đoa ̣n đương thời
còn bị chi phối bởi những đinh
̣ kiế n xã hô ̣i và những quy đinh
̣ ngă ̣t ng hèo của lễ
giáo phong kiến . Thế nhưng , khác với nhiều nhà văn khác , Đoàn Thi ̣Điể m đã
mạnh dạn đưa đề tài này vào thể nghiệm trong các sáng tác của mình, đă ̣c biê ̣t trong
Truyề n kỳ tân phả.
Cùng với dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc ưu tú , Truyề n kỳ tân phả là lời ca
tình yêu mặn nồng và thắng lợi.
Tình yêu ở đây là thứ tình yêu xuất phát từ trái tim , tự do phóng khoáng vươ ̣t
ra mo ̣i lễ giáo phong kiế n . Tình yêu đã trở thành một lẽ sống tuyệt đối . Tình u là
c ̣c đời của hầ u hế t các nhân vâ ̣t.
Trong Hải khẩu linh từ, Bích Châu là người có tình u thương vơ bờ bến đối
với chồng hay chính là đức vua Duệ Tông. Bên cạnh đó, nàng luôn ra sức phụ giúp
vua những cơng việc chính sự. Khi biết vua sắp sửa đem quân đi đánh Chiêm
Thành nàng hết lời can ngăn. Vua khơng nghe, nàng tình nguyện đi theo giúp sức.
Đến cửa bể Kỳ Hoa chiến thuyền gặp bão táp, giơng tố, mười phần nghiêng ngả vì
tên Giao thần đòi nhà vua cho hắn một người vợ mà không được. Để cứu vua và

quân sĩ, nàng xin hi sinh thân mình xuống biển làm vợ tên Giao thần. Nhờ đó mà
sóng yên biển lặng. Như vậy, có thể thấy rằng ngồi tình u đối với chồng nàng
cịn hi sinh một tình yêu vĩ đại của bản thân vì sự bình n cho dân, cho nước.
Ở truyện Bích Câu kỳ ngộ , Giáng Kiều là nhân vật tiên nữ ước ao đu ợc lấ y
chồ ng và sinh con. Khi được kế t hôn với chàng Tú Uyên nàng cảm thấy thời gian ở
cõi trần gian thật quá ngắn ngủi , nàng đã bàn bạc với chồng phải lên cảnh tiên để
kéo dài hạnh phúc lứa đôi.
“Danh phâ ̣n tuy là tro ̣ng, nhưng trầ n tu ̣c cũng đáng khinh, đa ̣i để người ta sinh
ra ở trời đ ất, chỉ là bốn chất : Đất, gió, nước, lửa… Khoảng đời phú quý trăm
năm trên cõi trầ n , cũng chỉ bằng cảnh thanh nhàn một ngày đêm trên cõi tiên . Kê ̣
có câu rằ ng:
20


Nhân sinh như điểu đồ ng lâm túc,
Đại hạn lai thì các tự phi!
Nghĩa là:
Người như chim đậu cùng rừng,
Đế n khi đại hạn liê ̣u chừng bay đi!
Không gì bằ ng , dứt bỏ bảy tình , tẩ y trừ sáu du ̣c , sớm chơi nơi ba Bồ ng Đảo ,
chiề u lên chỗ chín tầ ng trời . Hứng gió trăng chố n non bồ ng, rửa trầ n ai n ơi nước
Nhươ ̣c. Trời đấ t xuân không laõ , vui sướng chừng nào ; ngày tháng bỗng thêm dài ,
phong quang vô ha ̣n. Xin chàng nghi ̃ ky,̃ để ta thốt khỏi vịng trần” [6, tr.193].
Hay tin
̀ h yêu của Đinh phu nhân đố i với chồ ng trong An Ấp liê ̣t nữ, nàng yêu
chồ ng say đắ m, mãnh liệt. Khi gầ n chồ ng thì săn sóc chồ ng cả trong giấ c ngủ.
“Ấy ai rỏ thêm giọt nước vào đồng hồ cho đêm thêm dài, để cho thiếp khỏi nỗi
băn khoăn về lang quân mỗi khi gặp buổ i sáng sớm” [6, tr.65].
Lúc xa chồng thì nhớ thương, sầ u muô ̣n như dâng lên ngâ ̣p cả đấ t trời:
“Mỗi khi gặp cảnh xuân quang , tiế t trời thay đở i , mưa trơi hoa lạnh , khói

ngậm quấ t hồ ng, đó là những lúc phu nhân đau từng khúc ṛt . Có khi nghe ve kêu
b̉ i tố i, chim hót buổ i sáng đó là những lúc phu nhân buồ n não ruột. Ngẩng trông
trăng càng thêm than thở, hóng gió mát luống những ngại ngùng” [6, tr.70].
Ngày qua tháng lại cơ phịng vẫn lẻ bóng , hạnh phúc lứa đôi sao ngà y mô ̣t xa
vời. Nàng giở lại kỉ vật ngày xưa để đưa mình trở về những ngày ái ân nồng thắm .
Này chiếc áo la y chồng nàng để lại trước khi ra đi

. Nàng mặc vào mình nhưng

cũng khơng an ủi được chút nào.
“Ta ở một mình với buồ ng không buồ n đứt ruột.
Buồ n thay! Với chiế c áo cô đơn, làm bạn với ánh trăng suông” [6, tr.71].
Càng trông càng xa , càng chờ c àng vắng. Hế t lo cho chồ ng “ tiế ng xe lăn lô ̣c
cô ̣c nơi chân trời xanh biế c đầ y cát lầ m” la ̣i lo cho mình. Nàng lo sợ nhất là tuổi trẻ
chóng qua “tuổ i thanh xuân cha ̣y nhanh như bóng mă ̣t trời nhấ p nhoáng”.
Tâm tra ̣ng Đinh phu nhân cũng giố ng như tâm tr

ạng người chinh phu ̣ trong

Chinh phụ ngâm . Nế u xưa kia khi chồ ng sắ p sửa nhâ ̣n ph ận sự của quân vương ,
chàng nghĩ rất đúng theo lễ giáo : “Chồ ng ra đi là thỏa mañ chí bình sinh” . Nàng
sẵn sàng nghe theo lời khuyên bảo của chồ ng : “Ta sinh vào triề u Lê , nhâ ̣n quan
21


tước triề u Lê, ăn bổ ng lô ̣c triề u Lê, Đông, Tây, Nam, Bắc vua sai đi đâu là đi đấ y” .
Nhưng nàng không phải là con người của lý trí . Những khái niê ̣m ấ y dầ n dầ n chìm
ngâ ̣p trong tin
̀ h thương nỗi nhớ ngày mô ̣t bố i rố i như tơ vò . “Tiǹ h trăm mố i dâ ̣y lên
trong lòng không biế t nào nguôi”. Hạnh phúc ái ân trở nên là hương vi ̣duy nhấ t của

cuô ̣c số ng. Chồ ng nàng trở về là ước mong tha thiế t nhấ t . Công danh phú quý cũng
không bằ ng đươ ̣c số ng bên chồ ng.
“Chồ ng ta về lòng ta vui sướng không phải vì chồ ng đươ ̣c đeo ấ n phong hầ u”.
Nhưng Đinh Hoàn không trở về “ca khúc khải hoàn”, Đinh Hoàn không bao giờ trở
về nữa . Đời phu nhân bỗng nhiên tối sầm lại . “Trăm năm như đêm tối, trời kia đô ̣c
điạ chi!” Chồ ng chế t nàng đau đớn quá chừng . Nàng đã mấ t t ất cả. Nàng đã quyên
sinh “thiế p này xin hy sinh tin
́ h mê ̣nh , cho đươ ̣c truy tùy” vì nàng không tim
̀ thấ y
hạnh phúc nào nữa . Chồ ng nàng là tấ t cả đời nàng . Sau khi chế t , vua chúa sắ c
phong cho nàng là người “tiế t li ệt” nhưng Đinh phu nhân chết theo chồng khơng
phải vì nàng bị ám ản h bởi công thức cứng nhắ c “ Liê ̣t nữ bấ t canh nhi ̣phu” (người
liê ̣t nữ không lấ y hai chồ ng). Bà là con người của tình cảm chứ khơng hồn tồn
chịu sự câu thúc của lễ giáo hẹp hòi.
Như vâ ̣y, vươ ̣t ra ngoài khuôn thép của lễ giáo phong kiế n , Đoàn Thi ̣Điể m đã
thể hiê ̣n mô ̣t tình yêu thâ ̣t cao cả , mãnh liệt. Đối với bà tình yêu là hương vị tuyệt
vời, là chất xúc tác mạnh mẽ nhất c ó thể khiến cho đôi lứa thề nguyền sống chết
bên nhau. Họ có thể cùng nhau vượt mọi khó khăn, gian khổ và vươ ̣t thời gian để ra
khỏi thế giới bụi trần cùng về cõi tiên cảnh hưởng hạnh phúc lâu dài.
Có thể trước đây, Nguyễn Dữ đã có những dự cảm rằng, ở trên cõi tiên rồi
cũng còn có những bất hạnh nếu như họ đã bị cấm lấy chồng. Vì thế, ở trong truyện
Từ Thức lấ y vợ tiên ông đã để cho nàng Giáng Hương được mặc bộ xiêm lụa và nói
ra như một sự thật là: “hôm nay màu da hồng hào, chứ không khô gầy như trước
nữa". Cịn Đồn Thị Điểm đã viết thành cơng câu chuyện kỳ thú Bích Câu kỳ ngộ
là đã nói lên những khát vọng muốn lấy chồng và đẻ con của tiên nữ Giáng Kiều. Ở
đây tác giả đã cho Giáng Kiều là một tiên nữ xuống trần và cùng kết duyên với
người trần mắt thịt.
Nàng Liễu Hạnh trong Vân Cát thầ n nữ cũng tươ ̣ng trưng cho khát vọng hạnh
phúc. Tình yêu đối với nàng là một lẽ sống cao nhất
22


. Trên trời dưới đấ t ở đâu


×