sở giáo dục và đào tạo hà nội
phòng giáo dục & đào tạo Quốc oai
hồ sơ dự thi
dạy học theo chủ đề tích hợp
1. tên chủ đề chủ đề :
vận dụng kiến thức toán 6 về
" phép chia hết và phÐp chia cã d "
trong thùc tÕ
2. m«n häc chÝnh của chủ đề :
Môn toán
3. môn học đợc tích hợp : Lịch sử , giáo dục công dân
Năm học 2014 - 2015
1
Ph lc I
phiếu thông tin về giáo viên dự thi
- Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội
- Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Quốc Oai .
- Trường THCS Thị Trấn Quốc Oai .
Địa chỉ :
Tổ dân phố Du Nghệ - Thị Trấn Quốc Oai - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
Điện thoại : 04 . 33. 843346
Email :
- Thông tin về giáo viên :
1. Họ và tên : Đào Thị Trinh
Ngày sinh : 04 - 01 - 1961
Chun mơn : Tốn
Điện thoại : 0982.492.724
2. Họ và tên : Trần Anh Tuấn
Ngày sinh : 26 - 08 - 1982
Chun mơn : Tốn
Điện thoại : 0979.723.368
Email :
2
Phụ lục I
I . Tên hồ sơ dạy học :
VËn dơng kiÕn thøc to¸n häc líp 6
" phÐp chia hÕt vµ phÐp chia cã d " trong thùc tÕ
II . Mục tiêu dạy học
•Kiến thức : - Giúp Học Sinh lớp 6 sử dụng kiến thức về phép chia hết và phép
chia có dư để tính tuổi, tính ngày tháng năm cần quan tâm, và tính tốn cơng
việc trong thực tế hàng ngày.
•Kỹ năng : - Liên hệ kiến thức tốn học để đặt ra kế hoạch lịch trình cho ngày
nghỉ lễ ; tết ; ngày truyền thống của dân tộc cũng như kỷ niệm ngày sinh danh
nhân việt nam .
- Biết vận dụng kiến thức bộ môn lịch sử , giáo dục công dân và một số môn
khoa học xã hội khác để giải quyết vấn đề đặt ra .
•Thái độ : - Giúp hs hiểu rõ hơn ; khắc ghi hơn về truyền thống ý nghĩa lịch sử
ngày hội ; ngày lễ lớn ; ngày trọng đại của nước ta , ghi nhớ công lao danh
nhân việt nam .
III . Đối tượng dạy học của bài học
• Học sinh lớp 6F trường THCS Thị Trấn Quốc Oai
• Số lượng 38 em ( Gồm : 20 nữ - 18 nam )
• Học sinh thuộc 5 khu vực của Thị Trấn có hồn cảnh và điều kiện kinh tế
khác nhau
IV . Ý nghĩa bài học
- Việc vận dụng tính chất của phép chia hết, phép chia có dư vào việc tìm hiểu;
tính tốn ; chính xác ngày lễ trọng đại , hay ngày sinh nhật của mình, của bạn
thân mình vào thứ mấy, tuần mấy của tháng sinh, từ đó có kế hoạch sắp xếp
cơng việc học tập hợp lý.
- Học sinh tìm hiểu ngày lễ lớn trong năm như ngày thành lập Đảng ; ngày sinh
của Bác Hồ ; Đại tướng Võ Nguyên Giáp , ngày nhà giáo Việt Nam ; ngày khai
trường ; ngày chiến thắng Điện biên Phủ…Từ đó phấn đấu học tập để phát huy
truyền thống của thế hệ trước cũng như dân tộc Việt Nam .
3
- Kết hợp lồng các môn Lịch sử , Giáo Dục Công Dân …..để giáo dục truyền
thống , đạo đức cho học sinh
- Vận dụng tính tốn các khối lượng hàng hóa, sản phẩm cần sử dụng hợp lý,
nhanh chóng trong cuộc sống để từ đó say mê học tập hơn.
- Học sinh có khả năng giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến dạng
toán chia hết và phép chia có dư.
V . Thiết bị dạy học
• Giấy trắng khổ A4 , đồ dùng dạy học bộ môn Tốn
• Video và ảnh tư liệu lịch sử về Hồ Chí Minh , Đại Tướng Võ Nguyên Giáp ,
chiến thắng Điện Biên Phủ …….
• Học sinh chuẩn bị tài liệu : Sgk ; vở ; bút viết ; bút dạ ; thước kẻ
VI . Hoạt động dạy và tiến trình dạy học
1) Hình thức tổ chức : - Hoạt động theo nhóm thơng qua hướng dẫn giáo viên
- Dạy trên lớp 6F thơng qua bài dạy cụ thể sau đó học sinh vận dụng để giải bài
toán thực tế cuộc sống .
- Thơng qua hình ảnh minh hoạ và video để giáo dục học sinh .
- Dạy theo chuyên đề tích hợp liên mơn Lịch sử , GDCD …và thực tế .
2) Phương pháp dạy học :
- Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
3) Các hoạt động dạy học
• Kiểm tra bài cũ
- HS1: Năm như thế nào là năm nhuận – 1 năm nhuận có bao nhiêu ngày ;
1 năm khơng nhuận có bao nhiêu ngày ; sau bao nhiêu năm lại có 1 năm nhuận?
- HS2 : 1 tuần lễ có bao nhiêu ngày. Năm nhuận có nhiều nhất bao nhiêu tuần ;
năm khơng nhuận có nhiều nhất bao nhiêu tuần?
- HS3: Một năm có bao nhiêu tháng ; những tháng nào có 31 ngày ; 30 ngày.
Tháng 2 năm nhuận , năm không nhuận có bao nhiêu ngày ?
- HS4: Trong phép chia 1 số a cho b ( b≠ 0) có bao nhiêu số dư; số dư lớn nhất
là bao nhiêu ; nhỏ nhất là bao nhiêu ?
4
• Nội dung bài dạy:
Bài toán 1: Trong tháng 1 của năm 1991 có ba ngày thứ năm là 3 số ngun tố.
Với nhận xét đó em hãy tính xem :
• Ngày 3-2-1991 vào ngày thứ mấy?
• Ngày 3-2-1930 vào ngày thứ mấy?
Hướng dẫn
• Trong các số nguyên tố chỉ có 2 là số chẵn . Nếu ngày thứ năm đầu là ngày
2 thì ngày thứ năm sau là ngày 9 ; 16 ; 23 ; 30.
Ta thấy chỉ có 2 và 23 là 2 số ngun tố.
• Do đó ngày thứ năm đầu là ngày lẻ.
• Ngày thứ năm sau phải cách 2 tuần vì nếu chỉ cách 1 tuần thì ngày đó là ngày
chẵn khơng phải là số nguyên tố.
• Ngày thứ năm cuối cùng phải cách 2 tuần
• Vì tháng 1 có 31 ngày nên ba ngày đó chỉ có thể là 1; 15 và 29 hay 3; 17; 31.
• Trường hợp 1 khơng thỏa mãn vì 1 và 15 khơng là số ngun tố.
• Vậy 3 ngày thứ năm đó là: 3 tháng 1; 17 tháng 1; 31 tháng 1.
• Do đó ngày 3-2-1991 là ngày chủ nhật.
• Từ ngày 3-2-1930 đến ngày 3-2-1991 có 61 năm.
Ta có: 61: 4 = 15 dư 1. Nên có 15 năm nhuận. Vậy khoảng thời gian giữa
2 thời điểm 3 - 2 - 1930 đến 3-2-1991 là : 365 . 61 +15 = 22280 (ngày)
Mỗi tuần có 7 ngày nên gồm : 22280 : 7 = 3182 tuần lẻ 6 ngày.
Do đó ngày 3/2/1991 là ngày chủ nhật
Thì ngày 3/2/1930 là ngày thứ 2.
Bài tốn 2
• Trong 1 năm có nhiều nhất bao nhiêu ngày chủ nhật ?
• Trong 1 năm có nhiều nhất mấy tháng có 5 ngày chủ nhật ?
Bài giải
• Ta có : 365 = 7 . 52 + 1
366 = 7 . 52 + 2
• Như vậy ta thấy 1 năm có 52 tuần và cịn thêm 1 hoặc 2 ngày.
• Trong 52 tuần này có 52 ngày chủ nhật.
• Trong 1 hoặc 2 ngày lẻ cịn lại có khơng q 1 ngày chủ nhật.
• Vậy 1 năm có khơng q 53 ngày chủ nhật.
5
Ví dụ: Năm 1978 có chủ nhật đầu tiên rơi vào ngày 1 tháng 1 chủ nhật cuối
cùng trong năm là ngày 31/12 nên năm đó có 53 ngày chủ nhật.
Vậy trong 1 năm có nhiều nhất 53 ngày chủ nhật và ít nhất 52 ngày chủ nhật.
• Nếu 1 tháng có 5 ngày chủ nhật thì CN đầu tiên của tháng đó chỉ có thể là :
ngày 1, ngày 2 hoặc ngày 3. Tương ứng ngày chủ nhật cuối cùng của tháng
là : ngày 29, ngày 30 hoặc ngày 31.
• Lúc đó ngày chủ nhật đầu tiên của tháng sau sớm nhất là ngày 5.
Do đó tháng sau khơng thể có 5 ngày chủ nhật.
• Nên 2 tháng kề nhau khơng thể cùng có 5 ngày chủ nhật.
• Vậy số tháng của 1 năm có 5 ngày chủ nhật khơng thể vượt q 12: 2 = 6
(chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng 6).
• Ta chứng minh khơng thể có 6 tháng trong 1 năm mà mỗi tháng có 5 ngày
chủ nhật.
• Giả sử xảy ra điều ngược lại khi đó các tháng có 5 ngày chủ nhật phải rơi
vào hoặc là tháng chẵn 2; 4; 6; 8; 10; 12 hoặc là tháng lẻ 1; 3; 5; 7; 9; 11.
• Nếu tháng 2 có 5 ngày chủ nhật thì tháng 2 là tháng của năm nhuận
(có 29 ngày) và các ngày chủ nhật là các ngày 1 tháng 2 ; ngày 8 tháng 2;
ngày 15/2 ; ngày 22/2 và ngày 29/2.
• Khi đó chủ nhật đầu tiên tháng 3 là ngày 7.
• Chủ nhật cuối cùng tháng 3 là ngày 28.
Chủ nhật đầu tiên tháng 4 là ngày 4.
Tháng 4 khơng thể có 5 ngày chủ nhật.
• Xét trường hợp số tháng là lẻ tương tự như trên ta đi đến mâu thuẫn.
Kết luận: số tháng có 5 ngày chủ nhật trong 1 năm khơng thể là 6.
Ví dụ : Năm 1978 có các tháng 1; 4; 7; 10; 12 là những tháng có 5 ngày chủ nhật.
Các ngày chủ nhật đầu tháng là : ngày 1 tháng giêng, ngày 2/4;
ngày 2/7; ngày 1/10; ngày 3/12.
• Do đó số tháng trong 1 năm có 5 chủ nhật nhiều nhất là 5.
Bài toán 3:
Trong năm 1981 ngày 1/1 và ngày 31/12 đều rơi đúng vào cùng 1 ngày trong tuần
lễ. Năm sau cịn xảy ra như thế nữa khơng ? . Những năm nào thì ngày 1 tháng
giêng và ngày 31 tháng 12 rơi vào cùng 1 ngày trong tuần lễ ?
6
Bài giải
Ngày 1/1 và ngày 31/12/1981 đều rơi vào cùng 1 ngày trong 1 tuần. Điều này vẫn
đúng cho năm 1982 vì : 365 = 7 . 52 + 1
366 = 7 . 52 + 2
Nên những năm có 365 ngày ( năm khơng nhuận ) sẽ có ngày 1 tháng giêng
và ngày 31/12 rơi vào cùng 1 ngày trong tuần.
Bài toán 4
Biết rằng kỷ niệm Ngày Nhà Giáo Việt 20/11/1994 là ngày chủ nhật. Tính xem
• Ngày 20/11/1996 là ngày thứ mấy ?
• Ngày 20/11/1999 là ngày thứ mấy ?
• Ngày 20/11/2014 là ngày thứ mấy ?
Bài giải
• Chú ý năm 1996 là năm nhuận có 366 ngày.
Từ 20/11/1994 đến 19/11/1996 là 2 năm và có 365 . 2 + 1 = 731 ngày
Biết rằng cứ 1 tuần lễ có 7 ngày mà : 731 = 7 . 104 + 3
Nên trong 2 năm này có 104 tuần lễ và lẻ 3 ngày. Nói cách khác 731 chia
cho 7 dư 3.
Vậy ngày 19/11/1996 là ngày thứ 3 và ngày 20/11/1996 là ngày thứ tư.
• Từ ngày 20/11/1994 đến ngày 19/11/1999 là 5 năm và có 365 . 5 + 1 = 1826
ngày ( vì trong 5 năm đó có 1 năm nhuận ).
Mà 1826 = 7 . 260 + 6
Nên 1826 chia cho 7 dư 6.
Vậy ngày 19/11/1999 là ngày thứ sáu và ngày 20/11/1999 là ngày thứ bảy.
• Từ ngày 20/11/1994 đến ngày 19/11/2014 là 20 năm.
Có 20: 4 = 5 năm nhuận nên trong 20 năm đó có
20 . 365 + 5 = 7305 ngày
Mà 7305 = 7 . 1043 + 4
7305 ngày gồm 1043 tuần lẻ 4 ngày
Do đó ngày 19/11/2014 là thứ tư.
Ngày 20/11/2014 là ngày thứ năm.
7
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự,
trong đó có Cơng đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày
Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà
giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau
đó, ngày lễ 20/11 cịn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.Theo đề nghị
của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban
hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản
quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành
trọng thể trong cả nước ta. Từ đó dến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục
để tôn vinh những người làm cơng tác trồng người.
Bài tốn 5
Đại tướng Võ Ngun Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 vào ngày thứ sáu .Hỏi
kỷ niệm lần thứ 105 ngày sinh : 25 tháng 8 năm 2016 là ngày thứ mấy trong tuần ?
Bài giải
Từ ngày ngày 25 tháng 8 năm 1911 đến ngày 25 tháng 8 năm 2016 là 105 năm
trong đó có : 105 : 4 = 26 dư 1 . Do đó có 26 năm nhuận.
Khoảng thời gian đó có : 365 . 105 + 26 = 38351 ngày
Tương ứng với : 38351 = 7 . 5478 + 5 nghĩa là có 5478 tuần lẻ 5 ngày
Vì năm 2016 đúng vào năm nhuận ( chia hết cho 4 ) nên sẽ lẻ thêm 1 ngày là 6
Vậy kỷ niệm lần thứ 105 ngày sinh : 25 tháng 8 năm 2016 là ngày thứ năm trong
tuần .
8
Võ Nguyên Giáp
( 25 tháng 8 năm 1911 – 4 tháng 10 năm 2013),
còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là
một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam.
Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân
đội Nhân dân Việt Nam, ông là người chỉ huy đầu
tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong
những người góp cơng thành lập Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa, được chính phủ Việt Nam đánh giá
là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh", là chỉ huy chính trong các chiến
dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đơng
Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân
Pháp, Chiến tranh Việt Nam ( 1960–1975) chống
Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới
Việt-Trung (1979)chống qn Trung Quốc tấn
cơng biên giới phía Bắc.
Bài tốn 6
Kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ : 19/5/1945 là ngày thứ bảy .
Hỏi ngày 19/5/2015 là ngày thứ mấy ( Thứ ba )
Bài giải :
Từ ngày 19 /5/ 1945 đến ngày 19/5/ 2015 là 70 năm trong đó có :
(70 : 4 = 17 dư 2) 17 năm nhuận . Vậy khoảng thời gian này có :
70 x 365 + 17 = 25567 (ngày)
Tương ứng với 25567 = 7 . 3652 + 3 nghĩa là có 3652 tuần lẻ 3 ngày
Vậy ngày 19/5/2015 là thứ ba.
9
Hồ Chí Minh
(19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969 )
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời
trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ
đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến
sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi
và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho
nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự
do của các dân tộc bị áp bức, vì hịa bình và
cơng lý trên thế giới.Năm 1987, tại kỳ họp lần
thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa
học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị
quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải
phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt
xuất”
Bài tốn 7
Kỷ niệm ngày giải phóng Thủ Đơ : 10/ 10/ 2014 là ngày thứ sáu .
Tính xem ngày 10/ 10/ 1954 là ngày thứ mấy của tuần ?
Bài giải
Từ ngày 10/10/2014 cách ngày 10/10/1954 là 60 năm.
Trong đó có 60 : 4 = 15 năm nhuận.
Số ngày tương ứng là: 60 x 365 + 15 = 21915 (ngày)
Mà : 21915 = 7 . 3130 + 5
60 năm đó có 3130 tuần lẻ 5 ngày. Vậy ngày 10/10/1954 là ngày chủ nhật.
10
Ngày 10/10/1954 ghi mốc
son trong lịch sử của cả nước
nói chung và của Thủ đơ Hà
Nội nói riêng, đánh dấu kết
thúc 80 năm đơ hộ của thực
dân Pháp. Cịn đối với thế hệ
những người lính đầu tiên
của Trung đồn Thủ đơ và
người dân Hà Nội thì ngày
10/10/1954 thực sự là ngày
trở về lịch sử, Hà Nội bước
sang một trang mới.
Bài toán 8
Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3 tháng 2 năm 1930 là ngày thứ hai.
Hỏi kỷ niệm ngày thành lập ĐCS Việt Nam 3/2 năm 2015 là ngày nào trong tuần?
Bài giải
Từ ngày 3/ 2 năm 1930 đến ngày 3/ 2 năm 2015 tròn 85 năm
Trong 25 năm này có 25: 4 = 21 dư 1 có 21 năm nhuận
Do đó 85 năm tương ứng với số ngày là :
85 . 365 + 21 = 31026 ( ngày )
Tương ứng với 31026 = 7. 4432 + 2
Số tuần là 4432 và lẻ 2 ngày.
Do đó ngày 3/2/ 2015 là ngày thứ ba .
Từ ngày 3 đến 7-2-1930, Hội nghị hợp
nhất ba tổ chức Cộng sản họp tại Cửu
Long ( Hương Cảng, Trung Quốc ) dưới
sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
Hội nghị nhất trí thành lập đảng thống nhất
, lấy tên là : Đảng Cộng sản Việt Nam,
thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều
lệ vắn tắt của Đảng. Ngày 3 tháng 2 năm
1930 trở thành Ngày thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam
11
Bài toán 9
Ngày khai giảng 5/9/2014 là ngày thứ sáu trong tuần.
Hỏi ngày 5/9/1991 là ngày nào trong tuần?
Bài giải
Từ ngày 5/9/1991 đến ngày 5/9/2014 gồm có 23 năm
Mà 23 = 4 . 5 + 3 nên có 5 năm nhuận
Do đó có 23 . 365 + 5 = 8400 ( ngày )
Số tuần là: 8400 : 7 = 1200 ( tuần )
Vậy ngày 5/9/1991 là ngày thứ năm trong tuần
Bài toán 10
Kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/2014 là ngày thứ tư trong tuần.
Vậy em tính xem ngày 7/5/1954 là ngày bao nhiêu trong tuần?
Bài giải
Ta thấy từ 7/5/1954 đến ngày 7/5/2014 là 60 năm.
Trong đó có 60: 4 = 15 năm nhuận
Do đó số ngày tương ứng là: 60 x 365 + 15 = 21915 (ngày)
Ta có: 21915 = 7 x 3130 + 5
Trong 60 năm này có 3130 tuần lẻ 5 ngày. Do đó ngày 7/5/1954 là ngày thứ sáu.
Quân đội nhân dân Việt Nam đánh chiếm trung tâm phịng ngự của
Tập đồn cứ điểm Điện Biên Phủ ( 7- 5 - 1954)
12
Bài tốn 11
Trong 1 tháng nào đó của 1 năm có 3 ngày chủ nhật là những ngày chẵn. Nh ư vậy
ngày 20 tháng đó là vào ngày thứ mấy trong tuần?
Hướng dẫn học sinh tìm tịi:
• Hai chủ nhật liền nhau cách nhau 7 ngày, vậy nếu chủ nhật này rơi vào ngày
lẻ (hoặc ngày chẵn) thì chủ nhật sau cùng tháng sẽ là ngày chẵn (hoặc lẻ).
• Một tháng có nhiều nhất 31 ngày; trong đó có 4 hoặc 5 ngày chủ nhật.
• Từ 2 điều kiện trên và từ điều kiện đã cho ta sẽ đặt kế hoạch giải quyết từng
vấn đề như sau:
+ Có bao nhiêu ngày chủ nhật trong 1 tháng?
+ Những ngày chủ nhật đó là vào ngày số bao nhiêu?
+ Ngày 20 tháng đó là ngày thứ mấy trong tuần?
Cách giải:
Vì có 3 ngày chủ nhật là ngày chẵn nên tháng đó phải có 5 ngày chủ nhật. Khơng
thể có 4 ngày chủ nhật trong đó có 3 ngày chẵn; 1 ngày lẻ vì các ngày chủ nhật
trong tháng là ngày chẵn, lẻ nối tiếp nhau.
• Ngày chủ nhật đầu tiên của tháng là ngày mùng 2 của tháng để có 3 ngày chủ
nhật là ngày chẵn
Ngày chủ nhật
I
II
III
IV
V
Ngày trong tháng
2
9
16
23
30
• Nếu ngày chủ nhật đầu tiên rơi vào ngày 1 hay ngày mồng 3 của tháng thì sẽ
có 3 ngày chủ nhật là ngày lẻ.
• Ngày chủ nhật đầu tiên của tháng đó khơng thể rơi vào ngày mồng 4 vì như
vậy tháng đó chỉ có 4 ngày chủ nhật.
• Căn cứ vào bảng nêu trên, ngày 20 tháng đó là ngày thứ năm trong tuần.
* Bài tốn liên quan đến tính toán trong thực tế như cân , đong , đo , đếm
Bài toán 12
Bà Năm đi mua 1 tạ cám để ni gà. Trong kho của nhà đại lý có 3 loại bao cám đó
là loại đựng 16kg ; loại đựng 17kg ; loại bao đựng 21kg . Hỏi bà Năm dung cách
nào để mua đủ 1 tạ cám mà khơng phải mở bao nào ? Có bao nhiêu cách lấy như
vậy ?
13
Hướng suy nghĩ:
• Đổi 1 tạ = 100kg
• Tìm a, b, c ( a , b, c ∈ N ) sao cho:
• 16 .a + 17 . b + 21 .c = 100 ( a , b , c là số bao nhiêu của mỗi loại). Ta thấy :
• 16 . 2 + 17 . 4 = 32 + 68 = 100 ( a = 2 , b = 4, c = 0)
Vậy lấy 2 bao loại 16 kg và 4 bao loại 17kg .
• 16 . 1 + 21 . 4 = 16 + 84 = 100 ( a = 1, b = 0 , c = 4 )
Vậy lấy 1 bao loại 16 kg và 4 bao loại 21kg.
Bài tốn 13
Một người vào 1 cửa thàng bách hóa mua 3 khăn mặt và 6 khăn tay. Người đó đưa
ra 1 tờ giấy 10 đồng và được trả lại 4 đồng 4 hào. Không cần biết giá tiền 1 chiếc
khăn mặt và 1 chiếc khăn tay người đó nói ngay rằng chị bán hàng đã tính nhầm.
Hỏi người đó đã suy luận như thế nào?
( Ngày xưa người Việt Nam tiêu tiền : đồng , hào , xu ; 1 đồng bằng 10 hào ;
1 hào bằng 10 xu )
Hướng dẫn tìm tịi lời giải
• Các số đã cho là 3 (khăn mặt) ; 6 (khăn tay) đều chia hết cho 3.
• Các danh số: 10 đồng ; 4 đồng ; 4 hào: nêu lên đơn vị tiền tệ khác nhau.
Hướng suy nghĩ:
• Chuyển về cùng đơn vị tiền tệ
• Tính giá tiền của 3 khăn mặt và 6 khăn tay.
• Vận dụng tính chất chia hết cho 3 để tìm ra chỗ sai
Cách giải
Ta có : 10 đồng = 100 hào
4 đồng 4 hào = 44 hào
Giá tiền 3 khăn mặt và 6 khăn tay là:
100 hào – 44 hào = 56 hào
Gọi a (tính bằng hào) là giá tiền 1 khăn mặt
Và b (tính bằng hào) là giá tiền 1 khăn tay
Thì giá tiền 3 khăn mặt và 6 khăn tay là : a . 3 + b . 6
Vì 3a 3 và 6b cũng chia hết cho 3 . Nên ( 3a + 6b ) chia hết cho 3
Nhưng 56 không chia hết cho 3
Cho nên giá tiền của 3 khăn mặt và 6 khăn tay không thể là 56 hào được.
Do vậy chị bán hàng đã tính nhầm.
14
Bài tốn 14
Trong một cửa hàng bán thóc giống có 6 tải thóc đựng số kg thóc khác nhau :
loại tải đựng 15 k g; tải đựng 16kg , tải đựng 18kg ; tải đựng 19kg ; tải đựng 20kg ;
loại tải đựng 31kg . Buổi sáng cửa hàng bán lượng thóc gấp đơi buổi chiều
(cùng ngày). Cả ngày cửa hàng đã bán 5 tải. Hỏi:
• Cửa hàng cịn lại loại tải nào ?
• Cửa hàng bán buổi chiều những tải thóc nào ?
Tìm tịi lời giải
Chú ý điều kiện bài tốn
• Buổi sáng cửa hàng bán khối lượng thóc gấp đơi khối lượng thóc buổi chiều.
• Như vậy tổng khối lượng thóc đã bán cả ngày là 1 số chia hết cho 3.
• Gọi a là khối lượng thóc cửa hàng bán buổi chiều thì khối lượng thóc bán
buổi sáng là 2a
• Khối lượng thóc bán cả ngày là a + 2a = 3a
Hướng suy nghĩ
• Xem tổng tất cả có bao nhiêu kg thóc của 6 tải rồi bớt đi 1 số kg
( chọn 1 trong 6 tải ) để được 1 số chia hết cho 3.
• Tính xem cửa hàng bán buổi chiều bán bao nhiêu kg thóc từ đó tính xem lấy
những tải nào?
Cách giải
Minh họa khối lượng thóc bán buổi chiều bằng 1 đoạn thẳng và khối lượng thóc
bán buổi sáng bằng 1 đoạn thẳng dài gấp đơi đoạn thẳng nói trên
Khối lượng chiều :
Khối lượng sáng :
Ta thấy khối lượng thóc giống bán của buổi sáng và buổi chiều gồm có :
1 + 2 = 3 phần bằng nhau . Khối lượng đó biểu diễn 1 số chia hết cho 3.
Khối lượng thóc đựng trong 6 tải là:
15 + 16 + 18 + 19 + 20 + 31 = 119 (kg)
Lấy 119 trừ đi số nào trong các số 15 ; 16 ; 18 ; 19 ; 20; 31 để được 1 số
chia hết cho 3.
• Ta thấy: 119 : 3 = 39 dư 2 nên tải cịn lại có khối lượng là 1 số chia cho 3
dư 2 đó là số 20
• Khối lượng thóc đựng trong 5 tải bán ra là:
119 – 20 = 99 (kg)
15
Như vậy cửa hàng còn lại 1 tải đựng 20kg
Khối lượng thóc buổi sang bán là :
(99: 3) . 2 = 66 (kg)
Khối lượng thóc buổi chiều bán là:
99: 3 = 33 (kg)
Ta thấy trong các số 15; 16; 18; 19; 20; 31 có
15 + 18 = 33
Vậy buổi chiều bán 2 tải trong đó 1 tải đựng 15kg và 1 tải đựng 18kg.
VII . Kiểm tra đánh giá kết quả vận dụng của học sinh 6F
1) a - Chuẩn bị :
- Giáo viên ra đề bài vào khổ giấy A4 để học sinh làm bài và tính thời gian
- Thông báo cho học sinh biết ngày tháng năm sinh của các em thơng qua sổ điểm
chính của lớp . Cho biết sinh nhật trong năm 2014 là thứ mấy trong tuần .
b - Tiến hành :
- Cho học sinh tự tính và viết bằng bút dạ vào khổ giấy A4 rồi lên viết vào bảng
đã in sẵn , sau đó làm vào bài thu hoạch .
ĐỀ BÀI
Bài 1 : ( 2 điểm )
Ngày 2/9/2014 là ngày thứ ba trong tuần
• Hãy tính xem ngày 2/9/1945 là ngày nào trong tuần ?
• Ngày 2/9/2015 là ngày thứ mấy trong tuần?
Bài 2 : ( 6 điểm )
Vụ mùa năm nay nhà bác Năm thu hoạch 2 sào lúa ( mỗi sào bằng 360m2 ).
Sau khi phơi khô, quạt sạch bác đựng số thóc vào 7 tải có khối lượng là 36kg ;
39kg ; 41kg; 46kg ; 52kg ; 51kg và 43kg. Bà đã sát bán 6 tải vào 2 lần để lấy tiền
1
mua xe đạp cho con đi học. Khối lượng thóc sát lần 1 bằng
khối lượng thóc sát
4
lần 2. Hỏi Bác Năm cịn lại 1 tải thóc đựng bao nhiêu kg chưa sát thành gạo ?
Bài 3 : ( 2 điểm )
Sau khi biết thông tin ngày , tháng , năm sinh vào thứ mấy trong tuần của năm
2014 . Em hãy tính xem ngày sinh của mình vào ngày nào trong tuần rồi điền kết
quả vào bảng thông tin ?
16
c - Kết thúc :
- Hết thời gian giáo viên thu bài
- Nhận xét đánh giá
- Chữa bài
2) Kết quả bài tập của học sinh lớp 6F ( 38 em ) .
- Sau khi chấm tập bài kiểm tra được kết quả như sau :
Điểm
0 đến 3
3,5 đến 4,5
5 đến 6,5
7 đến 8,5
9 đến 10
Số em
2
6
5
20
5
% Đạt
5,2 %
15,8 %
13,2 %
52,6 %
13,2 %
VIII . Sản phẩm của học sinh .
1) Chọn ra 5 sản phẩm tiêu biểu nhất
2) Bảng danh sách của lớp và ngày sinh vào thứ trong tuần các em năm 2003
đã ký xác nhận kết quả
17
HÌNH ẢNH MINH CHỨNG
18
19
20
21
22
KẾT LUẬN
- Thông qua việc thực hiện chủ đề này chúng tôi nhận ra rằng : Học sinh nếu tập
trung khai thác kiến thức toán học tiếp thu trên lớp vận dụng vào thực tế cuộc sống
hàng ngày thì sẽ tạo nên sự hứng thú học tập , dễ hiểu bài hơn đúng với tinh thần
đổi mới dạy và học của Bộ Giáo Dục phát động .
- Việc gắn bài dạy kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống không những giúp các
em tháo gỡ được băn khoăn thắc mắc vấn đề hay gặp trong sinh hoạt đời thường
mà còn gây hứng thú học cho học sinh . Từ việc giải quyết vấn đề này các em có ý
tưởng giải quyết nhiều vấn đề thường gặp khác
- Thể hiện chủ đề nhằm giúp học sinh có thói quen tị mị ; tư duy độc lập tự tìm ra
tình huống để tự giải quyết . Qua đó thấy rõ được ứng dụng to lớn của mơn tốn
với thực tế cuộc sống như thế nào .
- Kết hợp các bộ môn xã hội khác như Lịch Sử , GDCD …..và thực tế cuộc sống
vào bộ mơn Tốn chúng tơi nhận thấy việc dạy học các em học sinh được toàn diện
hơn tránh tình trạng học một cách thụ động thiếu sáng tạo . Từ đó học sinh thấy
được trong tất cả các mơn học đều rất quan trọng và bổ ích đối với các em .
- Việc thực hiện chủ đề này chúng tơi khơng tránh khỏi thiếu sót về nội dung và ý
tưởng còn hạn chế . Rất mong sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp !
CÁC TÁC GIẢ
1. Đào Thị Trinh
2. Trần Anh Tuấn
23