Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Van de nạn đói nam 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.84 KB, 21 trang )

ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 4

VẤN NẠN ĐÓI NGHÈO BỆNH TẬT
(NẠN ĐÓI NĂM 1945)


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4










Nguyễn Đan Phương
Lê Thảo Dung
Lê Thị Kim Ngân
Trần Thanh Đại Phúc
Phạm Vũ Quốc Hưng
Trần Thị Trúc Phương
Nguyễn Thị Thu Trà
Vũ Thị Phương Trang


Lờì mở đầu
Nạn đói năm 1945 đã từng được ví là “sự hủy diệt khủng khiếp” trong lịch sử
vốn đã quá nhiều đau thương, mất mát của dân tộc Việt Nam. 70 năm đã trôi
qua, nhưng những nỗi đau để lại từ “sự hủy diệt khủng khiếp” ấy dường như


vẫn còn đó, khôn nguôi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng so sánh nạn đói năm 1945 ở Việt Nam với tổn
thất của cuộc chiến tranh Pháp- Đức, Người viết “Nạn đói kém nguy hiểm hơn
nạn chiến tranh. Thí dụ, trong 6 năm chiến tranh, nước Pháp chỉ chết 1 triệu
người, nước Đức chỉ chết chừng 3 triệu người. Thế mà, nạn đói nửa năm ở Bắc
Bộ ta đã chết hơn 2 triệu người…” (Trích Hồ Chủ Tịch hô hào chống nạn đói năm
1945).


Thi sĩ Bàng Bá Lân đã ghi lại cảnh chết đói kinh hoàng đó như sau:
“Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi
Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương!
Những thây ma thất thểu đầy đường,
Rồi ngã gục không đứng lên vì…đói!”


Nguyên nhân dẫn đến nạn đói



Nguyên nhân tự nhiên: Thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh gây mất mùa tại miền Bắc.
Bệnh dịch tả lây lan nhanh và rộng khắp trong mùa lũ.



Nguyên nhân trực tiếp: là những hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương. Các
cường quốc đang chiếm đóng Việt Nam vì mục đích phục vụ chiến tranh đã
lạm dụng và khai thác quá mức vào nền nông nghiệp vốn đã lạc hậu, đói kém.



Nguyên nhân dẫn đến nạn đói



Nguyên nhân gián tiếp: là những biện pháp quân sự hóa kinh tế nhằm phục vụ
nhu cầu chiến tranh của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam.



Nhật cấm vận chuyển lúa từ miền Nam ra Bắc. Đồng Minh phá hủy các trục
đường sắt từ Huế trở ra, phong tỏa đường biển khiến hàng hóa không lưu thông
được.


Thực trạng nạn đói





Việt Nam vẫn chỉ là một xứ lạc hậu và nghèo đói so với nhiều quốc
gia châu Á khác. Hệ thống thuế nửa thực dân nửa phong kiến khiến cho
các hộ nông dân phải bán hết lương thực có được để nộp thuế khiến đa
số nông dân không còn lương thực dự trữ.
Sau ngày 2-9-1945, Việt Minh tịch thu toàn bộ tiền bạc của giới thân
Pháp, Nhật trên toàn quốc, để cứu trợ cho người đói
Nhật cũng thi hành chính sách "Nhổ lúa trồng đay", do cây đay là
nguyên liệu quan trọng cho sản xuất quân trang, quân phục



Thực trạng nạn đói



Năm 1944, Việt Nam bị mất mùa nhưng Pháp và triều đình nhà Nguyễn
vẫn phải cung cấp cho Nhật hơn 900.000 tấn gạo để đáp ứng cho nhu
cầu chiến tranh, làm nguyên liệu để người Pháp nấu rượu, dùng đốt lò
thay cho than đá


Thực trạng nạn đói




Đa phần các kho thóc có khả năng cứu đói trực tiếp tại miền Bắc khi đó
đều nằm trong tay quân đội Nhật. Người Nhật vì mục đích chiến tranh
đã thờ ơ trước sự chết đói hàng loạt của dân bản địa
Các kho thóc trở thành tâm điểm nơi người đói kéo về nhưng không
được cứu đói

Trại Giáp Bát, Hà Nội, nơi tập trung

những nạn nhân đói năm 1945


Thực trạng của nạn đói




Mùa màng miền Bắc bị hạn hán và côn trùng phá hoại, khiến sản lượng vụ đôngxuân từ năm 1944 giảm sụt khoảng 20% so với thu hoạch năm trước.



Tháng 9/1944, lụt vỡ đê La Giang (Hà Tĩnh), đê sông Cả (Nghệ An) cùng tình
trạng mất mùa ở các tỉnh Bắc Bộ cuối năm 1944 làm cho nạn đói diễn ra trầm
trọng hơn.


Hậu quả của nạn đói



Không có số liệu chính xác về số người đã chết đói, nhưng một số nguồn
khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết
đói tại miền bắc Việt Nam trong thời điểm này.


Hậu quả của nạn đói



Tháng 5 năm 1945, bảy tháng sau khi trận đói bùng nổ tại miền bắc, toà
khâm sai tại Hà Nội ra lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất.
Có 20 tỉnh báo cáo số người chết vì đói ở miền bắc là hơn 380.000, chết
vì bệnh – không rõ nguyên nhân – là hơn 20.000, tổng cộng 400.000 chỉ
tính riêng miền bắc.


Hậu quả của nạn đói




Tháng 10 năm 1945, theo báo cáo của một quan chức quân sự của Pháp
tại Đông Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng nửa triệu người
chết. Toàn quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời
kỳ cầm quyền tại Đông Dương "À la barre de l’Indochine" – là có 1 triệu
người miền Bắc chết đói.


Hậu quả của nạn đói



Các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1 đến 2 triệu. Nhiều nhà sử học
sau này nêu con số 1 triệu trong khi những người sinh sống tại miền Bắc
khi đó thì thiên về con số 2 triệu, là điều Hồ Chí Minh có nhắc đến trong
bài Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.


Hậu quả của nạn đói



Nạn đói xảy ra có khá nhiều người bỏ quê hương ra đi, khi chết đói trở
thành những xác vô danh. Do điều kiện chôn cất xác người đói sơ sài vội
vàng thiếu quy hoạch và đánh dấu nên đến nay tại miền Bắc một số nơi
khi khởi công các công trình vô ý khai quật những ngôi mộ tập thể được
cho là mộ của những người chết đói năm 1945.



Giải pháp
Đứng trước vận mệnh của dân tộc Đảng CSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
lãnh đạo nhân dân:

 Đẩy mạnh phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật, giành chính quyền.
 Phát động phong trào "phá kho
thóc, giải quyết nạn đói", khẩu
hiệu này được đưa ra đồng thời
với khởi nghĩa từng phần, đảng
coi đây là công tác trọng tâm, khâu
chính biến lòng căm thù của nhân
dân thành hành động cứu nước.


Giải pháp

Vì đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân, chủ trương của đảng đã lôi
kéo cuốn hàng triệu quần chúng vào phong trào phá kho thóc chống đói
vs nhiều hình thức từ thấp đến cao, phong phú sáng tạo...

Lễ phát động Ngày cứu đói tại Nhà hát lớn Hà Nội.


Giải pháp

Lập “ Hũ gạo cứu đói ”

Cụ Ngô Tử Hạ, đại biểu Quốc hội (khóa I) cao tuổi nhất, đang kéo chiếc xe
quyên góp và phân phối gạo trong Ngày cứu đói.



Ý nghĩa




Có ý nghĩa kinh tế,chính trị rất sâu sắc và to lớn giải quyết đc nạn đói ở nhiều
tỉnh, tăng uy tính của Việt Minh.
Thổi bùng ngọn lửa đấu tranh và khởi nghĩa trong nhân dân, tập dượt quần
chúng đi từ hình thức đấu tranh thấy đến cao, kết hợp đấu tranh kinh tế, chính
trị, vũ trang chuẩn bị cho tổng khởi nghiã.

=> Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Chấm dứt nạn đói 1944-1945


Kết luận
“Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam” là thảm cảnh mà con người ta không dám nhìn
lại. Hơn 2 triệu người chết đói đã nói lên sự tàn khốc và khủng khiếp.
Đảng đẩy mạnh các cuộc đấu tranh với khởi nghĩa từng phần, phong trào phá kho
thóc của Nhật để cứu đói có ý nghĩa kinh tế, chính trị rất sâu sắc và to lớn. Phong
trào đã nhanh chóng giải quyết được nạn đói ở nhiều tỉnh, uy tín của Việt Minh lên
rất cao.
70 năm trôi qua, những chứng tích lịch sử về nạn đói năm xưa không còn nhiều,
ngoài những nấm mồ tập thể sâu dưới lòng đất lạnh. Những nhân chứng từng đi
qua tai họa lịch sử ấy thì ghi nhớ nỗi đau thương sâu trong tâm, mỗi lần nhắc đến
chỉ biết rưng rưng nước mắt.





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×