Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

RỐI LOẠN CAO HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.33 KB, 32 trang )

RỐI LOẠN CAO HUYẾT ÁP
TRONG THAI KỲ
Võ Thị Thu Thủy, CNHS

1


Tổng quan
• Cao huyết áp do thai hay tiền sản giật
– là bệnh lý thường gặp, chiếm tỷ lệ 5 -10% trong
tổng số các thai kỳ.
– một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong cho mẹ và thai

2


Tử vong mẹ thế giới

3


Nguyên nhân gây tử vong mẹ trên thế
giới 1997 - 2007

Nguồn: WHO, UNICEF, UNFPA and the World Bank, Trends
in Maternal Mortality 1990 to 2010, WHO, Geneva, 2012
4


Nguyên nhân gây tử vong mẹ trên thế giới



5


Phân bố các nguyên nhân gây tử vong mẹ

6


Bệnh viện Hùng Vương
• 40.000 trường hợp sanh
mỗi năm.
• Khoa Sản bệnh có 110
giường, với 11.000
bệnh/ năm
• Tỷ lệ tiền sản giật – sản
giật khoảng 10%

7


Quan điểm cơ bản cao huyết áp
• Cao huyết áp (CHA): huyết áp tâm thu
(HATT) ≥ 140mmHg và huyết áp tâm trương
(HATTr) ≥ 90mmHg

• Cao huyết áp nặng cần can thiệp khi huyết áp
≥ 160/110mmHg được đo 2 lần cách nhau 15

phút và trên cùng một cánh tay.

8


Phân loại cao huyết áp thai kỳ
1.
2.
3.
4.
5.

Cao huyết áp thai kỳ
Tiền sản giật nhẹ và nặng
Sản giật
Cao huyết áp mạn trước khi có thai
Cao huyết áp mạn ghép
– Cao huyết áp thai kỳ
– Tiền sản giật
– Sản giật
9


Cao huyết áp mạn và thai
• CHA khi HATT  140 mmHg hay HATTr  90
mmHg.
• CHA có trước khi có thai hay trước tuần thứ 20
của thai kỳ hoặc CHA lúc mang thai và kéo dài
sau sanh 42 ngày.
• Tiền sản giật: HA cao ± đạm niệu kèm theo xảy ra
từ tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, hết hoàn toàn sau
sinh. Trường hợp xảy ra sớm, thường gặp trong đa

thai hoặc thai trứng.
• Sản giật là biến chứng cấp của tiền sản giật.
10


Tiền sản giật nhẹ
• HA  140/90mmHg được đo hai lần, cách
nhau 6 giờ
• Protein niệu  300 mg trong 24 giờ hay (1+).
• Phù thường có nhưng không bắt buộc, phù
mềm, ấn lõm không đau.
• Tăng cân nhanh trên 2kg mỗi tuần

11


Tiền sản giật nặng
• HA tối đa lúc nghỉ lớn hơn hay bằng 160
mmHg hay HA tối thiểu lớn hơn hay bằng
110mmHg, đo 2 lần cách nhau 15 phút (thực
tế, 6 giờ trên lý thuyết).
• Protein niệu > 5g trong 24 giờ hay (3+) - (4+)
• Thiểu niệu, nước tiểu dưới 400ml/ 24 giờ hay
creatinin trên 1,2 mg%

12


Tiền sản giật nặng
• Rối loạn tâm thần hay thị giác: nhức đầu, mờ

mắt, ám điểm, rối loạn nhận thức.
• Phù phổi cấp hay tím tái
• Rối loạn chức năng gan: tăng men gan trên
70U/L
• Đau thượng vị hay hạ sườn phải.
• Giảm tiểu cầu: tiểu cầu dưới 100.000/ mm3
hay có tán huyết (Bilirubin máu  1,2 mg%)
hay tăng LDH  600 U/L.
13


Sản giật
• Là tình trạng tiền sản giật có kèm theo cơn co giật
Giai đoạn của cơn co giật do sản giật
• Giai đoạn xâm nhiễm: co giật các cơ ở vùng mặt,
xuất hiện trong vài giây.
• Co cứng toàn thân trong 15 – 20 giây.
• Co giật tay và toàn thân: co giật từng cơn, mặt
tím, ngưng thở, sùi bọt mép, hàm dưới đóng mở
từng cơn và thường kéo dài trong một phút.
14


Sản giật
Giai đoạn của cơn co giật do sản giật
• Giai đoạn hôn mê: co giật nhẹ, thưa dần rồi
ngưng sau đó là hôn mê.
• Toan máu và các rối loạn chức năng xảy ra
trong và sau cơn giật thường nặng hơn và các
tai biến thường xảy ra trong lúc này


15


Hội chứng HELLP
• Bilirubin > 1,2mg % hay tăng LDH  600 U/L
• Tăng men gan AST >70U/L
• Tiểu cầu giảm < 100.000/ mm3
Hội chứng này có thể xảy ra trước và sau sanh

16


• Chẩn đoán phân biệt: giảm tiểu cầu vô căn,
viêm gan siêu vi B, bệnh lý gan mật, viêm đài
- bễ thận, viêm dạ dày - tá tràng.

17


Chăm sóc và theo dõi
• Giáo dục sức khỏe:





Cung cấp thông tin về bệnh và diễn biến bệnh
Ảnh hưởng của bệnh đối với thai phụ và thai nhi,
Cách nhận biết các dấu hiệu trở nặng.

Thông tin về những nguy cơ có thể xảy ra nếu không
được theo dõi điều trị kịp thời

• Chăm sóc
– Cho thai phụ nằm phòng yên tĩnh, ánh sáng dịu,
thoáng cạnh phòng trực nữ hộ sinh.
– Tư thế nằm tốt nhất là nằm nghiêng trái.
18


Chăm sóc và theo dõi
• Dinh dưỡng
– Chế độ ăn giàu đạm, nhiều chất xơ, hạn chế muối
(không quá kiêng mặn)
– Uống 1- 2 lít nước trong ngày.

• Hướng dẫn đếm cử động thai ít nhất 1 lần/
ngày
• Theo dõi tình trạng sức khỏe của thai qua
monitor mỗi 3 ngày / lần hoặc tùy tình trạng
bệnh.
19


Chăm sóc và theo dõi
Các dấu hiệu trở nặng
• Nhức đầu
• Thay đổi thị lực: mờ mắt, hoa mắt
• Đau vùng thượng vị hay hạ sườn phải
• Tiểu ít hay tiểu có màu sậm (màu nước xá xị)

• Khó thở
• Cảm giác thai ít máy hay không máy
20


Chăm sóc và theo dõi
Mẹ
• Đo huyết áp sau khi thai phụ nghỉ ngơi 10- 15
phút với máy đo có vòng tay phù hợp
• Đo huyết áp, mạch, nhịp thở mỗi 4 -6 giờ, hay
tùy vào tình trạng bệnh, hoặc đo huyết áp kiểm
tra để đánh giá tác dụng của thuốc (trước và
sau khi uống thuốc hạ huyết áp 30 phút).

21


Chăm sóc và theo dõi
Mẹ
• Theo dõi qua Monitor tình trạng sức khỏe của
mẹ và thai nhi trong những trường hợp nặng
hay có biến chứng.
• Theo dõi tình trạng tri giác và các dấu hiệu
thần kinh.
• Ghi nhận lượng nước tiểu trong 24 giờ
• Ghi nhận và tổng kết lượng dịch vào và ra mỗi
ngày + cân nặng thai phụ
22



Chăm sóc và theo dõi
Thai
• Đo BCTC mỗi ngày
• Nghe tim thai (bằng doppler) 4- 6 giờ/lần.

23


Chăm sóc và theo dõi
Trường hợp nặng
• Nằm tại giường
• Phòng có ánh sáng dịu, tránh kích thích hệ
thần kinh, hạn chế người nhà đến thăm.

24


Chăm sóc và theo dõi
Trường hợp nặng
• Thực hiện các đường truyền hiệu quả: (1)
truyền tĩnh mạch, (2) thông tiểu, (3) Oxygen
(khi cần thiết), (4) Monitor sản khoa (theo dõi
tim thai + gò tử cung), (5) monitor sinh hiệu
(khi cần thiết).
• Chế độ theo dõi: theo phân cấp chăm sóc, nếu
chăm sóc cấp I, theo dõi mỗi 15 phút cho đến 1
giờ.
25



×