Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP XÃ PHÚ VINH HUYỆN ĐỊNH QUÁN TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.61 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
-----------------------------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

XÃ PHÚ VINH - HUYỆN ĐỊNH QUÁN
TỈNH ĐỒNG NAI
Họ và tên:

: CẤN KIM DŨNG

Khóa

: 2014-2016

Chuyên ngành

: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Mã số ngành

: 60.85.01.03

- TP.Hồ Chí Minh, tháng

năm 2016 -



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
-----------------------------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

XÃ PHÚ VINH - HUYỆN ĐỊNH QUÁN
TỈNH ĐỒNG NAI

Cán bộ hướng dẫn : PGS.TS. HUỲNH THANH HÙNG
Học viên thực hiện : CẤN KIM DŨNG
Khóa

: 2014-2016

Chuyên ngành

: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

- TP.Hồ Chí Minh, tháng

năm 2016


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT


BNNPTNT

: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BXD

: Bộ Xây dựng

GTVT

: Giao thông vận tải

HTX

: Hợp tác xã

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

MT

: Môi trường

MTQG


: Mục tiêu quốc gia



: Nghị định

QHCT

: Quy hoạch chi tiết

QHSDĐ, KHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
TT

: Thông tư

UBND

: Ủy ban nhân dân

VH-TT-DL

: Văn hóa thể thao du lịch.


MỤC LỤC
Chương 1...................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề:.......................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:.......................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:........................................................................2

1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài:...........................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:...........................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...................................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................................3

Chương 2...................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học.................................................................................................................4
2.1.1. Khái niệm về nông nghiệp..............................................................................................4
2.1.2. Vai trò của nông nghiệp..................................................................................................5
2.1.3. Tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp.....................................................................5
2.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................................6
2.2.1. Tình hình quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên thế giới................................................6
2.2.2. Tình hình quy hoạch sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.............................................8
2.3. Cơ sở pháp lý...................................................................................................................9
2.3.1. Những văn bản về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến
công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp................................................................................9
2.3.2. Những quy hoạch các ngành có liên quan....................................................................10
2.3.3. Các văn bản hướng dẫn của UBND Tỉnh.....................................................................10
2.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:.................................................................................11
2.4.1. Điều kiện tự nhiên:........................................................................................................11
2.4.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế..................................................................14
2.4.3. Nhân lực........................................................................................................................14

Chương 3.................................................................................................................... 16
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................16
3.1. Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu............................................................16
3.1.1. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................................16
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................16


CHƯƠNG 4................................................................................................................ 19
DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN......................19
4.1. Dự kiến kết quả đạt được:..............................................................................................19

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................20

i


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:
Phát triển nông nghiệp và nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế của một tỉnh. Đặc biệt với
Đồng Nai, mặc dù luôn là một tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư cho phát triển công
nghiệp, dịch vụ và đô thị nhưng đến nay dân cư và lao động sống và làm việc từ khu vực
nông nghiệp và nông thôn còn chiếm tỷ lệ khá cao.
Việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai không chỉ đem lại ý nghĩa về kinh tế
mà còn có ý nghĩa về bảo vệ và cải tạo môi trường. Ngày nay, với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, người ta rất chú ý đến tác động của môi trường trong quá trình hoạt động
sản xuất, trong đó khai thác sử dụng đất đai là yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với
đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiệu quả sản
xuất của ngành nông nghiệp còn thấp, việc phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn còn
thiếu đồng bộ, trình độ kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, phương thức quản lý lỏng lẻo, công
tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp vẫn còn những bất cập, thiếu chi tiết, cụ thể, dẫn
đến tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy thoái cạn kiệt, đất đai bị xói mòn rửa trôi, chất
lượng đất có xu hướng giảm dần. Các sản phẩm thu được từ nông nghiệp không đủ đáp
ứng cho nhu cầu cuộc sống của người dân, đời sống vật chất tinh thần của người dân
không được cải thiện.

Định Quán là một huyện miền núi nằm dọc theo tuyến quốc lộ 20, cách xa trung
tâm thành phố Biên Hòa khoảng 80 km và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 110 km ở
phía bắc tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra trên địa bàn xã có nhiều tuyến đường giao thông quốc
gia đi qua, có vị trí quan trọng về cả các mặt chính trị - kinh tế - xã hội và an ninh quốc
phòng đối với tỉnh và khu vực. Ngoài thế mạnh công nghiệp dịch vụ, ngành nông nghiệp
cũng đạt tăng trưởng cao.
Chính vì vậy, việc quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường
và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất
lúa, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài là nhiệm vụ cấp
bách đòi hỏi chính phủ phải có những chính sách phát triển nông thôn phù hợp và kịp
thời. Trước mắt, cần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ
- Trang 1 -


thuật, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, thủy lợi hóa, cơ giới
hóa, thông tin hóa… sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên lao động, nâng cao năng
xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản. Đây cũng chính là nội dung quan trọng
nhất trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới quy định trong quyết định số 491/QĐ–
TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng chính phủ.
Xuất phát từ thực tiễn đó, với mong muốn góp phần phát triển kinh tế, xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, thu
nhập của dân cư nông thôn được cải thiện nên đề tài “Quy hoạch phát triển sản xuất
nông nghiệp xã Phú Vinh – huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai ” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
– Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất trên địa
bàn xã Phú Vinh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng nai.
– Đánh giá thực trạng, định hướng phát triển và xác định nhu cầu sử dụng đất của
ngành sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
– Đánh giá tiềm năng đất đai, định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho
huyện Trảng Bom và đưa ra giải pháp thực hiện.

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Đề tài đánh giá được hiện trạng và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
nông nghiệp nông thôn trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhằm làm cơ sở khoa học
cho Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bảo Quang, thị xã Long
khánh, tỉnh Đồng Nai.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho các nhà quản lý hoạch định chiến
lược sử dụng thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp tại địa phương góp phần phát
triển kinh tế - xã hội từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống
của các tầng lớp dân cư. Phân bố hợp lý dân cư, lao động khai thác có hiệu quả nguồn tài
nguyên đất đai sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo yêu cầu giữ vững quốc phòng, an
ninh, trật tự an toàn xã hội và phát triển đồng bộ các ngành kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng tại địa phương về cải thiện cơ sở hạ
tầng nhằm đáp ứng được sản xuất công nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và đời sống
dân cư.
- Trang 2 -


1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
– Các đối tượng về tài nguyên thiên nhiên: các yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng
tới sản xuất nông nghiệp, các yếu tố về đất đai ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông
nghiệp và an ninh lương thực, các yếu tố về nguồn nước, chế độ thủy văn...;
– Các đối tượng về kinh tế liên quan đến sản xuất nông nghiệp;
– Các đối tượng về xã hội: dân số, lao đông nông nghiệp, nông thôn, vấn đề việc
làm, thu nhập và đời sống kinh tế của hộ nông dân, vấn đề quan hệ và tổ chức sản xuất;
– Các đối tượng về vấn đề môi trường đối với việc sản xuất nông nghiệp.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp xã Phú Vinh - huyện Định Quán - tỉnh

Đồng Nai được tiến hành xây dựng trên phạm vi địa giới hành chính của xã.

- Trang 3 -


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm về nông nghiệp
- Nông nghiệp: là sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt
và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu
để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là
một ngành sản xuất lớn, bao gòm nhiều chuyên ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông
sản,…
-Trồng trọt: là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tượng chính để sản
xuất ra lương thực, thực phẩm, tư liệu cho công nghiệp, và thỏa mãn các nhu cầu về vui
chơi giải trí, tạo cảnh quan (hoa viên, cây kiểng, sân banh, sân golf).
- Chăn nuôi: là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông, với đối tượng sản
xuất là các loại động vật nuôi. Ngành chăn nuôi cung cấp thực phẩm nhiều chất đạm như
thịt, sữa, trứng; cung cấp da, len, lông; sản phẩm phụ của chăn nuôi dùng làm phân bón;
đại gia súc dùng làm sức kéo.
- Lâm nghiệp: là các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ rừng; khai thác,
vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng; trồng cây, tái tạo rừng, duy trì tác dụng
phòng hộ nhiều mặt của rừng.
-Tài nguyên thiên nhiên: là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và
tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng.Tài nguyên
thiên nhiên trong phát triển nông nghiệp gồm có đất đai, ruộng vườn, đồi núi, ao, hồ,
sông, biển, khí hậu và cả sự đa dạng sinh học.
- Lao động: là lực lượng sản xuất quan trọng đồng thời là chủ thể có tính quyết
định đến quá trình sản xuất nông nghiệp và kết quả sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.

-Quy hoạch phát triển: là sự sắp xếp cân nhắc tính toán tần ra giải pháp tối ưu để
nhằm đạt được kết quả cao (mục đích đã đặt ra) hay chính là một hệ thống các biện pháp
về tổ chức, biện pháp về kinh tế) kỹ thuật, các chính sách pháp luật, nhằm mục đích cuối
cùng là nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần.
- Phát triển bền vững: là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm
nguy hại đến đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

- Trang 4 -


2.1.2. Vai trò của nông nghiệp
Cung cấp lương thực, thực phẩm: Hầu hết các nước đang phát triển đều dựa vào
nông nghiệp trong nước để cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự
ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: Nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào
quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến nông sản trong giai
đoạn đầu quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển.
- Cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế: Các nước đang phát triển đều có nhu cầu rất
lớn về ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị, nguyên liệu mà chưa tự sản xuất
được trong nước. Một phần nhu cầu ngoại tệ đó, có thể đáp ứng được thông qua xuất
khẩu nông sản.
- Cung cấp vốn cho nền kinh tế khác: Thông qua nguồn thu từ thuế đất nông
nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản, nhậu khẩu tư liệu sản xuất nông nghiệp. Nguồn thu này
được tập trung vào ngân sách nhà nước và dùng để đầu tư cho phát triển kinh tế.
- Làm phát triển thị trường nội địa: Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng
lớn và chủ yếu của sản phẩm trong nước. Việc tiêu dùng của người nông dân và mạng
dân cư nông thôn đối với hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng (vải, đồ gỗ, dụng cụ
gia đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệu sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ,
trang thiết bị, máy móc) là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị trường của ngành nông
nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế.

2.1.3. Tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp. Sản xuất nông
nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bào nguồn nguyên liệu cho
các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại
tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao
động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an ninh lương
thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền
kinh tế.

- Trang 5 -


2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên thế giới
Kinh nghiệm Hà Lan
Theo nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn về một số kinh nghiệm phát triển
nông nghiệp của Hà Lan, có đề cập đến yếu tố thuỷ lợi. Một nước nhỏ, nghèo tài nguyên
thiên nhiên đã xây dựng được một nền nông nghiệp có sức cạnh tranh cao, phát triển bền
vững, có hiệu quả cao nhất thế giới.
Nền nông nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng đứng hàng đầu thế giới.
Vì thiếu đất canh tác, Hà Lan thực thi chiến lược "đầu tư cao-sản xuất nhiều", là
một đặc trưng nổi bật của nền nông nghiệp Hà Lan.
+ Hệ thống thuỷ lợi và phòng chống lũ có tiêu chuẩn an toàn cao.
Đập ngăn mặn ở cửa biển Zuiderzee tạo nên hồ nước ngọt lớn Ijsselmeer...Công
trình " tam giác châu " hoàn thành, đã làm cho đê chống lũ, đê sông nội đồng có chiều dài
tới 2800 km, đạt tiêu chuẩn an toàn cao nhất thế giới. Mạng lưới kênh rạch chằng chịt bảo
vệ đồng ruộng, đảm bảo đồng ruộng dù thấp hơn mực nước biển tới 4-6m vẫn được sản
xuất theo công nghệ cao, được coi là kỳ quan của thế giới.

+ Diện tích nhà kính lớn nhất thế giới
Diện tích nhà kính của Hà Lan gần 11000ha, chiếm 25% tổng diện tích nhà kính
thế giới. Nhà kính tập trung liền vùng, thiết bị hiện đại, như một thế giới của " thành phố
nhà kính ", đã sản xuất ra những loại hoa, rau, củ hoa tuylip cung cấp cho loài người.
So với Nhật: Nhật là nước công nghiệp phát triển cao của thế giới, chiếm xấp xỉ
15% nền kinh tế toàn cầu, đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, hơn hẳn Hà Lan. Nhật cũng là một
nước đất ít, người đông như Hà Lan. Nhật có 127 triệu dân, diện tích đất canh tác 4,57
triệu ha, bình quân 0,036 ha/người, là nước có diện tích bình quân đầu người vào loại
thấp nhất thế giới (thấp hơn cả Hà Lan). Nhập siêu về nông sản của Nhật đứng đầu thế
giới. Trong 20 năm 1980-1999, kim ngạch xuất khẩu luỹ kế của Nhật 40,9 tỉ USD, chỉ
tương đương mức xuất khẩu trong một năm 1996 của Hà Lan. Trong 5 năm 1995-1999,
với số dân chiếm không tới 2,2% dân số thế giới, nhưng mức nhập khẩu nông sản của
Nhật vượt quá 269 tỉ USD chiếm 10,6% thế giới, mức nhập siêu bình quân tới 51,5 tỉ
USD/năm, trái ngược với tình hình Hà Lan.
So với Mỹ: Mỹ có 276 triệu dân, 177 triệu ha đất canh tác, diện tích đất tính theo
đầu người của Hà Lan chỉ bằng 1/11 của Mỹ, số dân nông nghiệp chỉ bằng 1/12 của Mỹ,
diện tích đất canh tác của một lao động nông nghiệp bằng 1/16 của Mỹ. Mỹ là nước có
- Trang 6 -


nền kinh tế đứng đầu thế giới, chiếm 1/3 nền kinh tế toàn cầu, nhiều mặt hàng nông sản
có mức xuất khẩu chiếm 1/3-1/5 thị phần thế giới. Nhưng trong 5 năm 1995-1999, mức
xuất khẩu nông sản của Mỹ đã giảm sút rõ rệt.
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển nông nghiệp bền vững. Với “Chương
trình bó đuốc” Trung Quốc đã xác định 7 lĩnh vực chiến lƣợc trong chương trình xây
dựng nền nông nghiệp bền vững.
Bên cạnh đó, Cùng với tiến trình toàn cầu hoá kinh tế không ngừng được đẩy
nhanh và sự phát triển như vũ bão của công nghệ sinh học, sự cạnh tranh quốc tế về giống
cây trồng nông nghiệp cũng vô cùng quyết liệt. Hiện nay, Trung Quốc đang áp dụng

nhiều biện pháp nhằm bảo đảm cho sự phát triển của ngành giống cây trồng hiện đại.
Cuối năm ngoái Chính phủ Trung Quốc đã ban hành "Quy hoạch Phát triển ngành giống
cây trồng nông nghiệp hiện đại toàn quốc" đến năm 2020, đây cũng là lần đầu tiên Trung
Quốc quy hoạch toàn diện sự phát triển của ngành giống cây trồng hiện đại trong hơn 63
năm kể từ ngày thành lập nước Trung Hoa mới. Quy hoạch đã đề ra một loạt chỉ tiêu
lượng hoá và "thời gian biểu" về phát triển ngành giống trong thời gian tới.
Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là một nước từ nông nghiệp đi lên. Do đó, việc ổn định đầu vào, đầu ra
của sản xuất là nội dung chủ yếu các chính sách của Chính phủ Thái Lan. Chính phủ hết
sức quan tâm và có nhiều biện pháp hữu hiệu về giá lương thực, giá vật tư, về ứng dụng
kỹ thuật tiến bộ, về di dân, chính sách đầu tư trong nông nghiệp.

- Ổn định giá vật tư

nông nghiệp mà chủ yếu là phân bón cũng là một biện pháp quan trọng thúc đẩy sản xuất.
- Ổn định giá lương thực vừa là để bảo hộ sản xuất vừa bảo vệ người tiêu
dùng.
- Chính sách nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.


Vùng kinh tế mới và chính sách di dân



Chính sách tín dụng.



Chính sách đầu tư nông nghiệp




Chính sách thuế ruộng đất.

Thái Lan chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững: thúc đẩy nông nghiệp phát
triển theo chiến lược xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện và ổn định, thực hiện chiến lược
lúa gạo quốc gia, phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái đô thị.
- Trang 7 -


2.2.2. Tình hình quy hoạch sản xuất nông nghiệp của Việt Nam
2.2.2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và
tầm nhìn đến 2030 do thủ tướng phê duyệt
a/Mục tiêu chung
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản
xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học cao thu nhập
và đời sống của nông dân, ngư dân, diêm dân và người làm rừng. công nghệ để tăng năng
suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương
thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu;
nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn vốn; nâng
b/ Một số chỉ tiêu cụ thể
(1) Thời kỳ 2011 - 2020
- Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản đến năm 2020: Nông nghiệp 64,7%, lâm nghiệp
2%, thủy sản 33,3%.
- Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản bình quân từ 3,5 - 4%/năm.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 4,3 - 4,7%/năm.
- Độ che phủ của rừng đạt 44 - 45% vào năm 2020.
- Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD, trong đó nông nghiệp 22
tỷ USD, lâm nghiệp 7 tỷ USD, thủy sản 11 tỷ USD.
- Giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp bình quân 70 triệu đồng.

(2) Tầm nhìn năm 2030
- Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản đến năm 2030: Nông nghiệp 55%, lâm nghiệp
1,5%, thủy sản 43,5%.
- Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản bình quân từ 3 - 3,2%/năm.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 4 - 4,3%/năm.
- Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 60 tỷ USD, trong đó nông nghiệp 30
tỷ USD, lâm nghiệp 10 tỷ USD, thủy sản 20 tỷ USD.
- Giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 100 - 120 triệu
đồng.

- Trang 8 -


2.3. Cơ sở pháp lý
2.3.1. Những văn bản về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan
đến công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp
- Nghị định số: 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 8 năm 2009: Quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư.
- Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg trong đó lưu ý hạn chế tối
đa việc chuyển đổi đất lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.
- Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc rà soát kiểm tra thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
5 năm 2006-2010 trên địa bàn cả nước, trong đó có rà soát kiểm tra thực trạng công tác
quản lý sử dụng đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng.
- Quyết định số 394/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích đầu
tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ,… gia cầm và cơ sở chăn nuôi tập trung.
- Quyết định số 3065/QĐ-BNN-NN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-PTNT quy
định điều kiện chăn nuôi, ấp trứng, vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia cầm và sản phẩm
gia cầm.

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương Đảng về “Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn”.
- Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 về phát triển kinh tế trang trại,
công nhận trang trại là loại hình kinh tế ở nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để trang trại
phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về công tác lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 1 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 về lập, phê duyệt quản
lý các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
- Nghị định 140/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi
trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008
của Chính phủ; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
- Trang 9 -


việc ban hành bộ tiêu chí về nông thôn mới. Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày
21/8/2009 của Bộ nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định trên;
- Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Lộc Ninh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 2015.
2.3.2. Những quy hoạch các ngành có liên quan
- Nghị quyết số: 26-NQ/TW của BCHTƯ Đảng cộng sản Việt Nam khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số: 24/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết số: 26-NQ/TW;
- Nghị quyết số: 63/NQ-CP của Chính phủ ngày 21/12/2009 về đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia;
- Thông tư 07/2010/TT-BNNPTNT hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông

nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số: 2194/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát
triển giống cây nông - lâm nghiệp, giống vật nuôi,… đến năm 2020.
- Quyết định số: 10/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược
phát triển chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số: 52/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Rà
soát quy hoạch rau, quả,… đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định số: 2097/QĐ-BTNMT ngày 29/10/2009 về việc kiểm kê Hiện trạng
sử dụng đất ngày 01/01/2009 của các tỉnh (TP) và 7 vùng cả nước.
2.3.3. Các văn bản hướng dẫn của UBND Tỉnh
- Quyết định 74/2008/QĐ-UBND này 31/10/2008 về việc phê duyệt đề án nông
thôn mới tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2015 của UBND
tỉnh Đồng Nai; Kế hoạch 97-KH/TU ngày 29/12/2008 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị
quyết số 26-NĐ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa X)
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

- Trang 10 -


- Quyết định số 2814/QĐ-UBND ngày 24/12/2004 của UBND huyện về việc phê
duyệt quy hoạch vùng sản xuất điều tập trung phục vụ nhà máy chế biến hạt điều huyện
Định Quán.
- Quyết định số 203/QĐ-UBND ngày 16/01/2006 của UBND huyện về việc phê
duyệt quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả tập trung huyện Định Quán.
- Quy hoạch chi tiết phát triển thuỷ lợi các lưu vực sông suối thuộc huyện Định
Quán.

- Quyết định số 563/QĐ-UBND ngày 15/02/2008 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi, các khu chăn nuôi và cơ sở giết mổ tập trung giai
đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020 của huyện Định Quán.
- Kế hoạch 97-KH/TU ngày 29/12/2008 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số
26-NĐ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa X) “Nông nghiệp,
nông dân, nông thôn).
- Quyết định số 3461/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về
ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 -2015.
- Quyết định số 205/QĐ-UBND ngày 24/01/2011 của Chủ tịch UBND Đồng Nai
về việc thành lập Ban chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020 tỉnh Đồng Nai.
2.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:
2.4.1. Điều kiện tự nhiên:
2.4.1.1. Vị trí địa lý:
Phú Vinh là xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Định Quán, tiếp giáp với trung
tâm Huyện, nằm trên tuyến đường Quốc lộ 20 nên rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng
hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Xã Phú Vinh có diện tích tự nhiên khoảng 24,37km 2.
Ranh giới hành chính được xác định như sau:
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp xã Phú Tân và Thanh Sơn;
+ Phía Nam và Đông Nam giáp thị trấn Định Quán;
+ Phía Đông giáp xã Phú Lợi;
+ Phía Tây giáp xã Ngọc Định.
- Trang 11 -


Xã Phú Vinh rất có điều kiện mạnh để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây
ăn quả, điều, tiêu và cà phê.
2.4.1.2. Địa chất, địa hình:
Phú Vinh là một xã có địa hình bán sơn địa, đây là vùng chuyển tiếp giữa cao
nguyên và trung du, địa hình không bằng phẳng có những vùng gò đồi lượn sóng, dốc

thoải, độ nghiêng trung bình từ 10 0 đến 200, tập trung nhiều ở các ấp Suối Soong 1, Suối
Soong 2 và ấp Ba Tầng. Còn các ấp 1, 2, 3, 4, 5 có địa hình tương đối bằng phẳng, khá
thuận lợi cho sự phát triển giao thông.
2.4.1.3. Khí hậu, thủy văn:
Khí hậu xã mang tính nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm ổn định,
hầu như không có mùa đông và có hai mùa rõ rệt.
- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4, có gió mùa Đông Bắc, mang đậm tính chủ
yếu của vành đai tín phong và khí hậu nhiệt đới ít hơi ẩm, nóng và hầu như không có
mưa. Tuy nhiên do ảnh hưởng của những cánh rừng phía Bắc và không khí lạnh vào mùa
đông của Lâm Đồng nên nhiệt độ không khí phần nào được điều hòa và dịu đi so với tính
chất thực của nó.
- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10, cũng chịu ảnh hưởng chung của khí hậu
vùng Đông Nam Bộ, có gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi ẩm, khí hậu xích đạo nhiệt đới
có đặc tính nóng ẩm và mưa mùa. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao
nguyên nên lượng mưa theo mùa thường lớn và đây cũng là nguồn nước chính cung cấp
cho hồ Trị An.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ hàng năm trung bình từ 23 0C đến 290C, chênh lệch nhiệt độ
không cao giữa các tháng trong năm, giữa các ngày trong tháng, giữa ngày và đêm. Tuy
nhiên lượng mưa phân bố không đều thường gây ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của cây
trồng, đặc biệt là sự lây lan của sâu bệnh. Do đó, cần phân vùng nông nghiệp và lựa chọn
cơ cấu cây trồng cho thích hợp với từng mùa vụ trong năm.
- Lượng mưa: Do ảnh hưởng vùng cao nguyên Bảo Lộc – Lâm Đồng là sườn chắn
gió Tây mang nhiều hơi ấm nên lượng mưa của Xã tương đối lớn, từ 2.500 – 2.800
mm/năm. Số ngày mưa từ 150 – 160 ngày/năm. Lượng mưa thường phân bố theo mùa.
2.4.1.4. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên năm 2011 là 2.437ha. Theo kết quả điều tra chỉnh lý và
- Trang 12 -


xây dựng bản đồ đất xã Phú Vinh dựa trên cơ sở bản đồ đất huyện Định Quán thì Xã có 4

loại đất chính: Đất đen, Đất xám, Đất đá bọt và Đất gley mùn ít chua. Phân loại cụ thể
như sau:
- Nhóm đất xám: Có diện tích 604,92ha, chiếm 24,82% quỹ đất toàn xã, nhóm đất
này đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp phân bố nhiều ở các ấp Ba
Tầng và Suối Soong 2, về chất lượng nhóm đất xám có lớp đất mặt mất đi nhiều sét và
các chất dinh dưỡng đất trở thành bạc màu, được hình thành trên phù sa cổ và sản phẩm
phân hoá của đá Granit, nên đất nhẹ. Những nơi đất mới được khai thác hay có rừng thì tỉ
lệ chất hữu cơ trên 2% và tỉ lệ Nitơ lớn hơn 0,02%. Đất được khai thác để trồng màu,
nhưng do tốc độ thoái hóa nhanh của đất trong khi trồng trọt nên sau vài năm đất lại để
hoang, khả năng phát triển trên cây trồng mía, lạc, điều, xả...
- Đất đá bọt: Có diện tích 489,18ha, chiếm 20,07% và phân bố ở ấp Suối Soong 1.
Đất được hình thành trên đá Bazan, tầng đất lẫn nhiều đá bọt có khi có kết von. Tuy nhiên, do
có nước tưới và độ dốc nhỏ hơn 30 nên phù hợp trồng cà phê và cây ăn quả, cây màu.
- Đất đen: Nhóm đất này có diện tích 1.066,48ha, chiếm 43,76%. Đây là nhóm đất
chiếm nhiều nhất về số lượng, phân bố rải rác khắp các ấp, chủ yếu được hình thành trên
mẫu chất bazan, đất giàu chất dinh dưỡng và chất hữu cơ. Đặc biệt là hàm lượng lân tổng
số rất cao, tuy nhiên hàm lượng SiO 2 thấp và nghèo Kali. Nhìn chung đất đen rất thuận
lợi để phát triển cây công nghiệp và nhiều loại cây trồng.
- Đất gley: Có diện tích 216,74ha, chiếm 8,89%. Nhóm đất này bị ngập nước
quanh năm do đó chỉ thuận lợi cho việc trồng lúa, nhóm đất này được hình thành do sản
phẩm phù sa bồi đắp, đất gley có thành phần cơ giới nặng.
2.4.1.5. Tài nguyên nước:
Xã có hệ thống suối Đục, Suối Soong và phía Tây Bắc giáp với sông Đồng Nai là
nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của xã. Tuy nhiên
mực nước biến đổi theo mùa với biên độ lớn, mùa nắng hầu như thiếu nước, mùa mưa
một số vùng ngập úng, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
2.4.1.6. Tài nguyên rừng và động thực vật
Diện tích rừng trên địa bàn xã Phú Vinh rất ít, chủ yếu là do các hộ dân trồng xà
cừ. Diện tích đến đầu năm 2011 là 6,85ha. Mật độ che phủ chủ yếu là đất trồng cây lâu
năm là một ít diện tích đất lâm nghiệp.

- Trang 13 -


2.4.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tổng giá trị sản xuất năm 2010 của xã là 211,20 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất
nông nghiệp là 107 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp + xây dựng là 43,4 tỷ đồng, dịch vụ
thương mại là 60,0 tỷ đồng.
- Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2010 như sau: Nông nghiệp 55% - Công nghiệp,
xây dựng 25% - Thương mại, dịch vụ 20%.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu/năm.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 11% theo chuẩn Đồng Nai là 45 hộ.
- Bình quân thu nhập trong sản xuất nông nghiệp đạt 25,07 triệu đồng/ha.
- Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của xã trong những năm qua chuyển dịch đúng hướng
nhưng mức độ chuyển dịch còn chậm, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao và công nghiệp –
xây dựng, dịch vụ đang chiếm tỷ trọng thấp. Vì thế, trong thời gian tới cần đẩy mạnh tốc độ
tăng trưởng của ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ cao hơn nữa.
2.4.3. Nhân lực
2.4.3.1. Số hộ và nhân khẩu
Dân số toàn xã đến ngày 1/7/2011 là 13.019 người với 3.370 hộ, trong đó số người
trong độ tuổi lao động là 7.782 người chiếm tỷ lệ 59,77% dân số, trong đó lao động nông
nghiệp chiếm tỷ lệ 61,09% trên tổng số lao động. Lao động tại địa phương chủ yếu là lao
động phổ thông nên trình độ chưa cao.
Nguồn thu nhập chính trên địa bàn xã Phú Vinh từ nguồn sản xuất nông nghiệp và
buôn bán nhỏ lẻ.
Do các hộ dân tại các ấp nằm ở khu trung tâm – là nơi mua sắp và buôn bán nên thu
nhập bình quân đầu người tại khu vực này cao hơn so với các hộ dân khu vực 3 ấp miền
núi (Suối Soong 1, Suối Soong 2 và Ba Tầng).
2.4.3.2. Lao động
- Hiện nay toàn xã có 3.370 hộ, 13.019 khẩu tỷ lệ phát triển dân số trung bình
1,2%/ năm, có 2.035 hộ làm nông nghiệp chiếm 61,09%. Tổng số lao động trong độ tuổi

của xã là 7.782 người, chiếm tỷ lệ 59,77%.
- Số lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực kinh tế nông, lâm nghiệp, ngư
nghiệp 4.136/7.782 người; chiếm 53,15%/tổng dân số trong độ tuổi lao động.
- Trang 14 -


- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có 6.050/13.019 lao động, đạt 43,60%/tổng số lao
động. Trong đó:
+ Đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, sơ cấp nghề: 800 lao động.
+ Nghề ngắn hạn và số lao động đang hoạt động dịch vụ ở địa phương: 250 lao động.
+ Lao động đi làm ở các khu công nghiệp ở TP.HCM và các tỉnh lân cận: 5.000 lao động.
Nhìn chung chất lượng lao động của xã còn thấp do tỷ lệ lao động trong nông
nghiệp còn nhiều. Hơn nữa đại bộ phận lao động phổ thông đều lao động tại các khu công
nghiệp lớn nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn lao động tại chỗ của xã.

- Trang 15 -


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Nội dung nghiên cứu
+ Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phú Vinh, huyện Định
Quán, tỉnh Đồng nai
+ Đánh giá hiện trạng,tình hình biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện từ năm
2010-2013
+ Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
+ Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã Phú

Vinh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng nai
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Tổng hợp các phương pháp sau:
1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp này được sử dụng để thu thập các số liệu đã có sẵn về điều kiện tự
nhiên - kinh tế - xã hội của xã Phú Vinh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng nai. Số liệu thứ
cấp được thu thập gồm:
Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu,
thủy văn.
Đặc điểm về kinh tế - xã hội: Dân số và lao động, tình hình phát triển ngành nghề,
tình hình sử dụng đất, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của người dân.
Tình hình sản xuất nông nghiệp: Cơ cấu cây trồng, năng suất cây trồng,...
Tình hình chăn nuôi: Cơ cấu loài, số lượng vật nuôi.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ những báo cáo sản xuất và nghiên cứu trước được
thực hiện trên địa bàn. Số liệu thứ cấp khai thác từ Phòng thống kê huyện, Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện,Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...
2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn nông hộ
Đề tài sử dụng bảng câu hỏi được soạn sẵn để điều tra ngẫu nhiên 50 hộ nông dân
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Trong đó chủ yếu thu thập những yếu tố về
năng suất, sản lượng, diện tích các loại hình sử dụng đất của các hộ gia đình, ngoài ra còn
thu thập những thông tin về chi phí đầu tư cho mỗi loại hình sử dụng đất, thu thập đạt
- Trang 16 -


được của các hộ gia đình qua các loại hình sử dụng đất của mình nhằm đảm bảo tính
thực tế, khách quan cũng như chính xác của số liệu thu được.
3. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA
* Điều tra thu thập số liệu thứ cấp.
Thu thập số liệu thứ cấp tại UBND xã Phú Vinh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng nai
và Phòng Tài nguyên môi trường huyện Định Quán, tỉnh Đồng nai và Phòng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Định Quán, tỉnh Đồng nai.
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện.
- Các số liệu về nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai, về tình hình sử dụng
đất, loại đất, biến động đất đai, các số liệu thống kê – kiểm kê đất đai...
* Điều tra số liệu sơ cấp.
- Tiến hành phỏng vấn cán bộ địa chính và cán bộ nông nghiệp tại huyện.
- Phỏng vấn nông hộ, tiến hành điều tra theo mẫu
4. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh số liệu
Từ những số liệu thống kê đưa ra nhận định đúng, đánh giá đúng, chính xác làm
cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng và xây dựng kế hoạch sử dụng đất trong thời gian tới.
5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu về thống kê đất đai được xử lý bằng phần mềm Excel
6 . Phương pháp minh hoạ bằng biểu đồ, bản đồ
- Phương pháp biểu đồ, đồ thị và hình ảnh để minh hoạ kết quả nghiên cứu của chuyên
đề.
- Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất của địa phương.
7. Phương pháp chuyên gia:
Tham khảo, tiếp thu tư liệu, kiến thức của những chuyên gia am hiểu về địa bàn
nghiên cứu, đề tài nghiện cứu
8. Phương pháp kế thừa:
Phương pháp tiến hành chọn lọc, tham khảo những tài liệu, số liệu trước đó có liên
quan đền đề tài nghiên cứu.
9. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất
- Trang 17 -


Hiệu quả kinh tế
Xác định:
-


Tổng giá trị sản phẩm (GR) = Năng suất x giá bán

-

Thu nhập thuần = giá trị sản xuất – chi phí sản xuất

-

Giá trị ngày công lao động = thu nhập thuần/ngày công lao động

Hiệu quả xã hội
- Giá trị ngày công lao động nông nghiệp.
- Mức độ giải quyết công ăn việc làm, thu hút lao động.
Hiệu quả môi trường
- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất.
- Ý thức người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

- Trang 18 -


CHƯƠNG 4
DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN
4.1. Dự kiến kết quả đạt được:
- Đánh giá điều liện tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến quá trình hình thành
và sử dụng đất nông nghiệp.
- Điều kiện tự nhiên với quá trình hình thành và phát triển vỏ thổ nhưỡng
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp.
- Đánh giá hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
- Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất đất nông nghiệp tại địa

phương.
- Đánh giá tiềm năng đất đai và xây dựng bản đồ thích nghi cây trồng.
- phần vùng phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản tại xã.
- Phân tích đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất đai, các loại hình sử dụng đất,
thực trạng và hiệu quả công tác chuyển địch cơ cấu sử dụng đất.
- Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp xã trong giai đoạn
tương lai.
+ Dự báo quỹ đất phát triển nông nghiệp.
+ Dự báo dân số và nhu cầu tiêu dùng lương thực thực phẩm trong tương lai.
+ Dự báo thị trường xuất khẩu nông sản trong và ngoài nước
- Xây dựng phương án phát triển nông nghiệp theo định hướng Quy hoạch tổng thể
kinh tế xã hội trên địa bàn xã Phú Vinh.
- Đưa ra nhóm các giải pháp để thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp nhằm
phát triển đồng bộ và bền vững.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất bền vững
trên địa bàn xã Phú vinh.

- Trang 19 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. TT số 19/2009/TT-BTNMT ngày
02/11/2009 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định QH,KHSDĐ.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. TT số 06/2010/TT-BTNMT ngày
15/3/2010 quy định về định mức kinh tế kỹ thuật lập và điều chỉnh QH,KHSDĐ.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006. Hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất
trong công tác lập và điều chỉnh QH,KHSDĐ (kèm theo công văn số 5763/BTNMTĐKTK ngày 25/12/2006 của BTNMT).
4. Bộ NN&PTNT “Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp”, nhà xuất bản khoa học và
kỹ thuật; tập 1,2,3,4,5,6,7.
5. Viện thổ nhưỡng nông hóa “Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai theo phương

pháp FAO/UNESCO và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn một tỉnh” – GS,Vũ Cao Thái,
PTS. Phạm Quang Khánh, KS. Nguyễn Văn Khiêm, nhà xuất bản nông nghiệp.
6. “Tài nguyên đất vùng Đông Nam Bộ” – Phạm quang Khánh, nhà xuất bản nông
nghiệp Hà Nội năm 1995
7. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (20112015) huyện Định Quán - tỉnh Đồng Nai.
8. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn tới năm
2030 huyện Định Quán - tỉnh Đồng Nai.

- Trang 20 -



×