Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ KINH tế đổi mới CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước, góp PHẦN THÚC đẩy TĂNG TRƯỞNG KINH tế ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.78 KB, 161 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ
bản, quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay trên thế giới, vấn đề này
luôn luôn được sự quan tâm của mọi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước
đang phát triển như nước ta: tăng trưởng kinh tế trong quá trình phát triển là
một đòi hỏi bức xúc trên mọi phương diện kinh tế cũng như xã hội.
Qua kinh nghiệm các nước cho thấy, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đòi
hỏi cần sử dụng đồng bộ hệ thống các công cụ kinh tế - tài chính. Một trong
những công cụ quan trọng mà các nước thường sử dụng có hiệu quả là NSNN.
Ở nước ta trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước hết sức coi
trọng sử dụng có hiệu quả NSNN để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Song trong quá trình thực thi chính sách NSNN, đặc biệt là việc vận dụng các
khoản chi NSNN cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế còn thiếu những giải pháp
đồng bộ, mang tính hệ thống cho nên hiệu quả đạt được chưa cao.
Xuất phát từ yêu cầu của phát triển và hội nhập kinh tế thế giới của
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế đất nước và nhằm khắc phục những
hạn chế của thực tiễn sử dụng công cụ chi NSNN phục vụ cho mục tiêu thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam, tác giả
chọn đề tài "Đổi mới chi NSNN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam" làm mục tiêu nghiên cứu, nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực
tiễn; đồng thời mang ý nghĩa lâu dài.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế trong quá
trình ổn định và phát triển kinh tế, về công cụ chi NSNN cũng như thông qua


2



việc phân tích thực tiễn rút ra những bài học kinh nghiệm về sử dụng công cụ
chi NSNN ở trong nước và nước ngoài.
- Đề tài hướng vào việc xác lập các căn cứ khoa học cho việc định
hướng của chính sách và các giải pháp sử dụng công cụ chi NSNN nhằm góp
phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững trong điều kiện hiện nay
của Việt Nam với hiệu quả cao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án chỉ nghiên cứu những giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới và
hoàn thiện chính sách chi NSNN phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế trong điều kiện Việt Nam đang từng bước thực hiện CNH,
HĐH đất nước ở một nền kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh. Những vấn
đề có liên quan đến đề tài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế học,
tài chính, luật pháp, toán học, triết học, thống kê,... đề tài chỉ đề cập khi có
liên quan. Về thời gian nghiên cứu tập trung chủ yếu trong thời kỳ đổi mới
nền kinh tế gần đây (1991 trở lại đây, có điểm lại một số thời điểm có liên
quan trực tiếp đến đề tài); trong đó đi sâu vào chi NSNN phục vụ cho tăng
trưởng kinh tế.
Xét về mặt thời gian đề tài chỉ tập trung nghiên cứu diễn biến thực tế
của các vấn đề trên từ 1991 - 2000 và có tham khảo thêm một số thời kỳ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp chung của phương pháp nghiên cứu trong khoa
học xã hội, luận án chú trọng sử dụng phương pháp: trừu tượng hóa khoa học,
phân tích và so sánh, phương pháp thống kê, tổng kết thực tiễn...
Bố cục luận án: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án kết cấu
thành 3 chương:


3


Chương 1: Chi ngân sách nhà nước với quá trình tăng trưởng kinh tế
Chương 2: Thực trạng sử dụng công cụ chi ngân sách nhà nước thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua
Chương 3: Định hướng và giải pháp đổi mới, hoàn thiện chi ngân
sách nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam.


4

Chương 1
1 CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VỚI QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1.1. Khái niệm và một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm
Theo tác giả David Begg StanLey Fischer Rudiger Dornbusch, tăng
trưởng kinh tế là: "Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một biến số là mức tăng
phần trăm hàng năm của nó. Để định nghĩa ta phải làm rõ cả biến số mà
chúng ta muốn đo lường lẫn giai đoạn trong đó chúng ta đo lường tốc độ
biến thiên của biến số đó" [19, tr. 277].
Trong cuốn sách "Kinh tế học của các nước đang phát triển" viết:
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng sản lượng theo đầu người của một
nước. Sự phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế có đưa tới sự tăng
cường về phúc lợi kinh tế của bộ phận dân cư nghèo nhất, giảm tỷ
phần sản lượng nông nghiệp, tăng trình độ giáo dục của lực lượng
lao động, và thay đổi công nghệ nội sinh [30, tr. 68].
Tác giả Michael P.Todaro viết:

Sự tăng trưởng kinh tế không những chỉ là kết quả của sự tăng
trưởng về chất và lượng của các nguồn lực và nền kỹ thuật nâng
cao, mà còn do cơ cấu xã hội và chính trị dẫn đến sự thay đổi đó.
Sự tăng trưởng kinh tế đòi hỏi một mô hình xã hội và chính trị ổn
định nhưng mềm dẻo, có khả năng thích ứng và thậm chí khuyến
khích sự thay đổi cơ cấu nhanh chóng. Nó còn đòi hỏi một môi
trường xã hội có khả năng giải quyết các mâu thuẫn không thể tránh


5

khỏi giữa các nhóm lợi ích và khu vực kinh tế mà đi kèm theo sự
thay đổi cơ cấu đó [46, tr. 167].
Và GS. Simon Kuzets trong tác phẩm "Kinh tế học cho thế giới thứ
ba", định nghĩa về tăng trưởng kinh tế: "...sự tăng lâu dài về khả năng cung
cấp ngày càng tăng các mặt hàng kinh tế đa dạng cho dân số của mình, khả
năng ngày càng tăng này dựa trên công nghệ tiên tiến và những điều chỉnh về
thể chế và hệ tư tưởng mà nó đòi hỏi" [46, tr. 159].
Paul A.SamuelSon & Wiliam D.nordhaus trong tác phẩm "Kinh tế
học" định nghĩa tăng trưởng kinh tế "đó là việc mở rộng sản lượng quốc gia
tiềm năng của một đất nước hay GNP tiềm năng thực: việc mở rộng khả năng
kinh tế để sản xuất" [58, tr. 550].
Từ các định nghĩa trên, luận án rút ra:
- Tăng trưởng kinh tế mang một ý nghĩa rất rộng, nghiên cứu các yếu
tố hay các quá trình dẫn tới tăng trưởng kinh tế; nó xem xét các lực lượng làm
cho một số nước phát triển nhanh, một số nước phát triển chậm và một số
nước khác hoàn toàn không phát triển.
- Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế có thể chia thành ba loại riêng
biệt: tăng lao động, tăng vốn và đổi mới kỹ thuật.
- Xu hướng cơ bản về tăng trưởng kinh tế trong quá trình phát triển:

Trải qua quá trình phát triển của nhân loại, qua các phương thức sản
xuất khác nhau, đến nay nền kinh tế thị trường đã phát triển ở mức cao, với
thực tiễn từ sự tăng trưởng nền kinh tế của các nước phát triển đến các nước
chậm phát triển, luận án rút ra tăng trưởng kinh tế theo các xu hướng sau:
Thứ nhất, dân số tăng nhưng với tốc độ nhỏ hơn nhiều so với mức
tăng khối lượng vốn, dẫn tới "tăng vốn theo chiều sâu".
Thứ hai, mức tiền công thực tế có chiều hướng tăng mạnh.


6

Thứ ba, về lâu dài, phần tiền công so với toàn bộ thu nhập của doanh
nghiệp tăng lên rất ít.
Thứ tư, mức thu nhập của vốn hay lãi suất thực tế sụt xuống mà trên
thực tế, nó dao động trong chu kỳ kinh doanh nhưng không có chiều hướng
tăng hoặc giảm mạnh trong thế kỷ XX.
Thứ năm, tỷ lệ vốn - sản lượng tăng một cách vững chắc, như việc
tăng vốn theo chiều sâu thu nhập giảm dần mà trên thực tế tỉ lệ vốn - sản
lượng đã giảm đi từ những năm 1900, tuy từ năm 1950 đến nay không có thay
đổi mấy.
Thứ sáu, tỉ lệ tiết kiệm quốc gia so với tổng sản lượng quốc dân hoàn
toàn ổn định trong những thời gian dài; bởi vì đầu tư ròng của nước ngoài rất
nhỏ, điều đó có nghĩa là một khi loại bỏ ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh thì
tỷ lệ của đầu tư so với GNP cũng ổn định.
Thứ bảy, sau khi tác động của chu kỳ kinh doanh bị loại bỏ, sản phẩm
quốc dân đã tăng với mức độ ít nhiều ổn định. Tốc độ tăng trưởng này cao
hơn nhiều so với chi phí bình quân về vốn, lao động và tài nguyên ở đầu vào,
do đó việc cải tiến kỹ thuật đã đóng một vai trò then chốt trong tăng trưởng
kinh tế.
1.1.1.2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế qua các thời kỳ [16];

[19]; [22]; [26]; [30]; [31]; [39].
* Lý thuyết về sự trì trệ trong tăng trưởng kinh tế:
Đại diện cho lý thuyết này có các nhà kinh tế học cổ điển - Adam
Smith, Thomas R.Malthas, Đavit Ricardo và Jonh Stuart Mill đã quan niệm
rằng chính trật tự tự nhiên này đã qui định giá cả, tô tức và các công việc kinh
tế. Chẳng hạn:


7

Lập luận của Đavít Ricado: về lâu dài, tiền công tự nhiên là ở mức đủ
sinh tồn - chi phí duy trì mãi mãi sức lao động (hoặc số dân, tăng lên với cùng
một tỷ lệ). Tiền công có thể chệch đi nhưng cuối cùng lại quay về tỷ lệ tự
nhiên ở mức đủ sinh tồn. Nếu tiền tăng lên, mức sản xuất lương thực sẽ vượt
quá mức thiết yếu cho việc nuôi dưỡng dân cư. Số lương thực dôi ra có nghĩa
là số người chết ít hơn và dân số gia tăng. Có nhiều người cần tới lương thực
hơn và tiền công trung bình giảm xuống. Sự tăng thêm dân số sẽ tiếp tục làm
giảm tiền công cho tới khi nó trở lại mức đủ sinh tồn. Mặt khác, tiền công
dưới mức đủ sinh tồn sẽ làm tăng số người chết và cuối cùng đưa tới sự khan
hiếm lao động, và lại làm tăng tiền công. Dân số giảm sẽ làm tăng tiền công
trở lại tới mức đủ sinh tồn. Trong cả hai trường hợp, khuynh hướng là tiền
công sẽ quay về mức sinh tồn tự nhiên.
Nhược điểm của thuyết này:
Lý thuyết về sự trì trệ kinh tế nêu trên đã được phát triển trong khi có
vô số các phát minh khoa học và những thay đổi kỹ thuật làm tăng trưởng kinh
tế nhanh chóng. Rõ ràng là ông ta đã đánh giá thấp tác động của sự tiến bộ
công nghệ trong việc bù đắp lại mức lợi tức giảm dần. Từ thời đại của
Đ.Ricado, sự tiến bộ công nghệ nhanh chóng đã đóng góp vào cho sự tăng
trưởng kinh tế chưa từng thấy trước đó. Ngoài ra, Đ.Ricado cũng không thấy
rằng, quyền sở hữu tư nhân về đất đai và vốn không phải là một tất yếu kinh

tế. Đất đai và vốn sẽ vẫn được sử dụng ngay cả khi tô tức và lãi không được
trả, như trong trường hợp sở hữu nhà nước về các phương tiện sản xuất này.
* Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tuần tự:
Đại diện cho trường phái này là mô hình 5 giai đoạn về tăng trưởng
kinh tế của Rostow.
Xã hội truyền thống, sau Newton, người ta tin tưởng rộng rãi rằng thế
giới bên ngoài tuân theo một số định luật có thể biết được, và có khả năng vận
dụng có kết quả một cách hệ thống [22].


8

Giai đoạn tiền đề, sự công nghiệp hóa bền vững bao gồm những thay
đổi căn bản trong ba khu vực phi công nghiệp: đầu tư tăng thêm vào giao
thông vận tải để mở rộng thị trường và sự chuyên môn hóa sản xuất; cuộc
cách mạng trong nông nghiệp, làm cho sự tăng trưởng dân số đô thị có thể
được nuôi dưỡng; và sự mở rộng nhập khẩu, bao gồm vốn, có thể được trang
trải bằng việc xuất khẩu một số tài nguyên thiên nhiên. Những thay đổi này,
bao gồm sự hình thành vốn tăng cường, đòi hỏi phải có một lực lượng lãnh
đạo chính trị giàu có quan tâm tới sự phát triển kinh tế.
Sự cất cánh, giai đoạn lịch sử trung tâm của Rostow là giai đoạn cất
cánh, một sự mở rộng quyết định diễn ra từ 20 tới 30 năm, làm thay đổi căn
bản nền kinh tế và xã hội của một đất nước. Trong giai đoạn này, những cản
trở đối với sự tăng trưởng bền vững cuối cùng đã được khắc phục, trong khi
các lực lượng tạo ra sự tiến bộ kinh tế rộng lớn thống trị xã hội, làm cho sự
tăng trưởng trở thành một điều kiện bình thường.
Chuyển tới sự trưởng thành. Sau sự cất cánh là sự chuyển tới giai
đoạn trưởng thành, một thời kỳ tăng trưởng đều đặn, có hy vọng, và tự đứng
vững. Giai đoạn này được đặc trưng bởi một lực lượng lao động thiên về đô
thị, tăng về kỹ thuật, ít cá nhân, quan liêu hơn và ngày càng hướng về Nhà

nước để tạo ra sự an toàn về mặt kinh tế.
Giai đoạn tiêu dùng cao và rộng khắp. Những biểu hiện của giai đoạn
cuối cùng này, đã đạt được ở Mỹ vào những năm 1920 và ở Tây Âu vào những
năm 1950, là ôtô, mở rộng đô thị hóa, và rất nhiều các sản phẩm và vật dụng
tiêu dùng lâu bền. Theo quan điểm của Rostow, các xã hội khác có thể chọn
một nhà nước phúc lợi hoặc một cường quốc chính trị và quân sự quốc tế.
Nhược điểm của thuyết này:
Trên thực tế, những giai đoạn của Rostow được xác định một cách
thiếu chính xác, khó có thể kiểm định được về mặt khoa học. Để cho một lý
thuyết trở nên có ý nghĩa, cần phải có khả năng chứng minh là nó đúng. Nếu


9

các giai đoạn là nhằm để giải thích sự phát triển kinh tế xảy ra như thế nào,
thì các mối quan hệ không thể khép kín. Các giai đoạn cần phải được xác định
theo những quan hệ khác với sự phát triển kinh tế, một biến số mà lý thuyết
đang cố gắng để giải thích.
* Lý thuyết của C.Mác:
C. Mác đã thay thế cách tiếp cận phi lịch sử của các nhà kinh điển bằng
cách tiếp cận biện chứng lịch sử. Những người mác-xít coi cách phân tích kinh
tế kinh điển và chính thống sau này vẫn chỉ là một bức ảnh tĩnh vật, mô tả thực
tại vào một thời gian nhất định nào đó. Trái lại, cách tiếp cận biện chứng, tương
tự với một bức tranh chuyển động, nhìn nhận một hiện tượng xã hội bằng cách
xét xem nó ở đâu và sẽ đi tới đâu, và quá trình thay đổi của nó. Lịch sử vận động
từ một giai đoạn này sang một giai đoạn khác, chẳng hạn từ chủ nghĩa phong
kiến qua chủ nghĩa tư bản tới chủ nghĩa xã hội, dựa trên cơ sở của những thay
đổi về các giai cấp thống trị và các giai cấp bị áp bức và mối quan hệ của các
giai cấp này với nhau. Mâu thuẫn giữa các lực lượng sản xuất và các quan hệ sản
xuất hiện hữu sẽ tạo ra sự vận động có tính chất động học trong cách giải thích

duy vật về lịch sử. Sự tương tác giữa các lực lượng và các quan hệ sản xuất sẽ
hình thành nên các chính kiến, luật lệ, đạo đức, tôn giáo, văn hóa, và hệ tư
tưởng.
Nhược điểm của thuyết này:
Sự phân tích chủ yếu của C. Mác là về chủ nghĩa tư bản, nhưng những
thảo luận của ông về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đã không đủ
điều kiện phát triển đầy đủ.
* Lý thuyết tăng trưởng kinh tế theo vòng tròn luẩn quẩn:
Lý thuyết về vòng tròn luẩn quẩn chỉ ra rằng sự nghèo đói tự nó kéo
dài mãi trong các vòng tròn luẩn quẩn tăng cường lẫn nhau trên cả hai phía
cung và cầu.


10

Phía cung, do thu nhập thấp, tiêu dùng không thể chuyển sang tiết
kiệm để hình thành vốn được. Việc thiếu vốn sẽ dẫn tới năng suất thấp tính
trên đầu người, và duy trì mãi những mức thu nhập thấp. Như vậy vòng tròn
đó chấm dứt. Một nước là nghèo bởi vì vốn dĩ nó đã quá nghèo không thể tiết
kiệm và đầu tư được.
Phía cầu, hơn nữa do thu nhập thấp, quy mô thị trường là quá nhỏ
không thể kích thích những người đầu tư có tiềm năng. Việc thiếu nguồn đầu
tư có nghĩa là năng suất thấp và thu nhập thấp. Một đất nước là nghèo bởi vì vốn
dĩ nó đã quá nghèo không thể tạo ra thị trường để thúc đẩy đầu tư.
Nhược điểm của thuyết này:
Lý thuyết về vòng luẩn quẩn dường như ủng hộ cho những người giàu
phương Tây, những người tin rằng toàn bộ dân cư của thế giới thứ ba là nghèo
và đói. Họ ngạc nhiên rằng, có một nước kém phát triển nào đó lại tiết kiệm
được. Nhưng sẽ thấy được một số sai lầm trong các quan điểm này. Những
người ở phương Tây có thể đã phán xét về tiềm năng tiết kiệm ở các nước

kém phát triển dựa trên các mức sống ở phương Tây.
* Lý thuyết tăng trưởng kinh tế theo sự phụ thuộc:
Lý thuyết về sự phụ thuộc có vào những năm 1950 và những năm
1960. Từ thế kỷ XVIII, những thay đổi toàn cầu về nhu cầu đã dẫn tới sự
phân công quốc tế mới về lao động, trong đó các nước ngoài của châu Á, châu
Phi và châu Mỹ La-tinh chuyên môn hóa vào các sản phẩm sơ chế trong một
dải hẹp do các nước ngoài kiểm soát, trong khi nhập khẩu các hàng hóa tiêu
dùng là nguồn lợi về các sản phẩm kỹ thuật ở các nước trung tâm của phương
Tây. Năng suất gia tăng và các cách tiêu dùng mới ở các nước ngoài đã làm
lợi cho giai cấp thống trị nhỏ bé và các liên minh của nó (không quá 1/10 dân
số), là những người hợp tác với các nước phát triển để có được sự hiện đại
hóa (sự phát triển kinh tế với một thiểu số hiện đại hóa). Kết quả là "chủ


11

nghĩa tư bản từ nước ngoài, một chủ nghĩa tư bản không có khả năng tạo ra sự
đổi mới và phụ thuộc vào các quyết định từ bên ngoài để chuyển đổi".
Nói một cách rõ ràng hơn, sự phát triển kinh tế của các nước giàu đã
đóng góp vào sự kém phát triển của các nước nghèo. Sự phát triển ở một nước
kém phát triển không tự nảy sinh hoặc tự trị mà là phụ thuộc. Các nước kém
phát triển là những vệ tinh của các vùng phát triển cao của Bắc Mỹ và Tây Âu
trong hệ thống tư bản quốc tế. Các nước Á - Phi và Mỹ La tinh hòa nhập yếu
nhất vào hệ thống này có xu thế trở nên phát triển với tốc độ cao nhất. Sự phát
triển kinh tế của Nhật Bản sau những năm 1960 là trường hợp kinh điển minh
họa cho lý thuyết của Frank. Sự tăng trưởng công nghiệp của Nhật Bản vẫn
chưa có ai sánh kịp: Nhật Bản chưa bao giờ là một vệ tinh tư bản.
Nhược điểm của lý thuyết này:
Nhiều nhà lịch sử kinh tế có thể đồng ý với Frank rằng các thuộc địa
đã trả giá đắt cho sự phụ thuộc kinh tế dưới sự cai trị của nước ngoài. Họ thừa

nhận rằng sự phát triển đã không được tự định hướng. Nền sản xuất đã hướng
theo các nhu cầu bên ngoài chứ không phải cho nhu cầu trong nước.
Có nhiều mức độ phụ thuộc hay không? Lý thuyết về sự phụ thuộc
không phân biệt được giữa các năng lực theo khu vực trong thế giới thứ ba,
như giữa Brazil và các nước OPEC, Venezuela, Libya, Arap Saudi, và Nigeria
với các nước phụ thuộc nhiều hơn như Senegal, Niger, Uganda, Nepal and
Lesotho.
Cuối cùng, hầu hết các nước phát triển cũng phụ thuộc vào các ràng
buộc kinh tế nước ngoài. Trên thực tế, Canada và Bỉ có thể phụ thuộc nhiều
hơn vào sự đầu tư nước ngoài so với Ấn Độ hoặc Pakistan, nhưng Frank đã
không coi các nước này là các nước phụ thuộc. Thay vì chia thế giới thành
các nước phụ thuộc và không phụ thuộc, có lẽ có ý nghĩa hơn là nên nghĩ về
các quan hệ về thứ bậc của sự phụ thuộc tính từ nước kém phát triển yếu nhất
cho tới nước tư bản hùng mạnh nhất.


12

* Nhận xét rút ra:
Qua một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội nêu trên, luận án rút ra:
Mỗi lý thuyết đều có những nội dung tích cực, đồng thời có những
mặt hạn chế. Do đó khi nghiên cứu các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế cần
gắn nó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xem xét trong từng hoàn
cảnh kinh tế -xã hội của mỗi quốc gia, theo từng giai đoạn lịch sử để xác định
mục tiêu tăng trưởng kinh tế như thế nào cho phù hợp với phát triển kinh tế xã hội ở thời kỳ đó. Chẳng hạn:
- Lựa chọn tập trung tăng trưởng kinh tế trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội. Tức là tăng thu nhập quốc dân là quan trọng hàng đầu để giải
quyết vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Theo quan điểm này
là hướng về động cơ lợi ích cục bộ trước mắt, không chú trọng nhiều đến hậu

quả cho thế hệ sau, gây ra những mâu thuẫn công nghiệp và nông nghiệp, nạn
thất nghiệp tràn lan, và mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế và giải quyết các vấn đề
xã hội do tăng trưởng kinh tế không đều tạo ra;
- Tăng trưởng kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế chú trọng đến
mục tiêu công bằng xã hội. Theo quan điểm này, sự phát triển sản xuất được
đầu tư dàn đều giữa các ngành và sự phân phối được tiến hành theo nguyên
tắc bình quân. Quan điểm này hạn chế sự bất bình đẳng trong xã hội, nhưng ít
tạo ra tốc độ cao về phát triển kinh tế;
- Tăng trưởng trong điều kiện phát triển kinh tế toàn diện. Là sự lựa
chọn trung gian giữa hai quan điểm trên, vừa nhấn mạnh về số lượng vừa chú
trọng về chất lượng của sự phát triển. Tuy tốc độ tăng trưởng có hạn chế
nhưng các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết.
Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế từ trước đến nay cho thấy sự tăng
trưởng kinh tế được tạo ra từ quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất là quá
trình nguồn lực (đầu vào) được kết hợp theo cách thức nhất định nhằm tạo ra


13

các sản phẩm có ích (sản lượng đầu ra) theo nhu cầu xã hội. Nhưng vấn đề đặt
ra là bao nhiêu cho đầu vào có tác động tới kết quả sản xuất? Điều này tùy
thuộc vào trình độ phát triển ở mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ.
1.1.2. Đặc điểm của tăng trưởng kinh tế trong quá trình phát triển
Tăng trưởng kinh tế của một nước trong cả quá trình phát triển kinh tế
bao giờ cũng thể hiện ở ba thành phần chính: Thứ nhất, gia tăng lâu dài về
sản phẩm quốc gia là một biểu hiện của tăng trưởng kinh tế và khả năng cung
cấp một chủng loại hàng hóa phong phú, là một dấu hiệu của sự trưởng thành
kinh tế. Thứ hai, công nghệ tiên tiến tạo cơ sở hay điều kiện tiên quyết cho
tăng trưởng kinh tế liên tục - một điều kiện cần nhưng chưa đủ. Cuối cùng,
thực hiện những điều chỉnh về hệ tư tưởng, thái độ và thể chế. Đổi mới công

nghệ không đi liền với đổi mới xã hội thì như bóng đèn điện mà không có
điện: có tiềm năng nhưng không có đầu vào bổ sung thì sẽ không có điều gì xảy
ra [17]. Ba thành phần được biểu hiện:
Một là, tốc độ tăng trưởng nhanh về sản lượng theo đầu người và về
dân số
Trong trường hợp cả tăng trưởng về sản lượng theo đầu người và cả
tăng dân số, trong kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế hiện đại khoảng từ năm
1770 đến nay tất cả các nước phát triển hiện nay đã trải qua những tốc độ tăng
trưởng lớn gấp nhiều lần tốc độ tăng trưởng trước đây. Đối với những nền
kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, tốc độ tăng trưởng hàng năm trong suốt 200 năm
vừa qua đạt mức trung bình khoảng 2% đối với sản lượng theo đầu người và
1% đối với dân số, tổng số là 3% đối với tổng sản phẩm (GNP thực tế).
Những tốc độ này (thường tăng gấp đôi trong 35 năm đối với sản phẩm theo
đầu người, trong 70 năm đối với dân số và trong 24 năm đối với GNP thực tế)
lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng trong toàn bộ kỷ nguyên trước khi
bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ XVIII. Chẳng hạn, sản
lượng theo đầu người trong suốt hai thế kỷ qua đã được ước tính ở mức


14

khoảng 10 lần tốc độ của kỷ nguyên trước cận đại; dân số đã tăng 4 tới 5 lần so
với giai đoạn trước. Vì vậy, tốc độ gia tăng sản phẩm hay GNP được ước tính
ở mức 40 hay 50 lần so với tốc độ trước thế kỷ 19 [46, tr. 160].
Hai là, tốc độ tăng nhanh về năng suất
Đặc điểm kinh tế tổng hợp thứ hai của tăng trưởng trong quá trình
phát triển kinh tế là tốc độ gia tăng tương đối cao về tổng năng suất nhân tố
sản xuất (nghĩa là sản lượng trên một đơn vị của tất cả các yếu tố đầu vào).
Trong trường hợp của yếu tố sản xuất chính (lao động), thì tốc độ gia tăng
năng suất cũng lớn hơn nhiều so với thời tiền cận đại. Thí dụ, người ta ước

tính tốc độ gia tăng năng suất chiếm từ 50 đến 70% mức tăng trưởng trước
đây về sản phẩm theo đầu người ở các nước phát triển. Nói cách khác, tiến bộ
công nghệ bao gồm việc nâng cao chất lượng các nguồn nhân lực và vật lực
hiện có chiếm hầu hết mức gia tăng đã xác định được về GNP theo đầu người.
Ba là, tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh
Lịch sử quá trình tăng trưởng của các nước trên thế giới đã thể hiện:
tốc độ thay đổi về cơ cấu và khu vực kinh tế nhanh chóng liên quan đến quá
trình tăng trưởng. Một số thành phần chủ yếu của thay đổi cơ cấu này bao
gồm việc chuyển dần dần từ các hoạt động nông nghiệp sang phi nông
nghiệp, và gần đây hơn, từ công nghiệp sang dịch vụ; sự thay đổi có ý nghĩa
trong quy mô hay kích thước trung bình của các đơn vị sản xuất, từ gia đình
nhỏ và các xí nghiệp cá nhân sang tổ chức phi cá nhân của các công ty quốc
gia và đa quốc gia khổng lồ; và cuối cùng là sự thay đổi tương ứng trong vị trí
địa lí và tình trạng nghề nghiệp của lực lượng lao động từ các hoạt động ở
nông thôn, hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp có liên quan, sang sản
xuất theo hướng đô thị và dịch vụ. Chẳng hạn, ở Mỹ, tỉ lệ lao động trong nông
nghiệp là 53,5% trong năm 1870. Đến năm 1990, tỷ lệ này đã giảm xuống còn
dưới 3%. Tương tự ở Bỉ, lực lượng lao động nông nghiệp giảm từ 51% của
tổng số lao động trong năm 1846, xuống còn 12,5% năm 1947, và xuống dưới


15

5% năm 1990. Trước thực tế là lực lượng lao động nông nghiệp phải cần tới
nhiều thế kỷ mới giảm xuống còn 50% lực lượng lao động trước thế kỷ XIX,
việc giảm 40 đến 50% trong 100 năm vừa qua ở các nước như Mỹ, Nhật,
Đức, Bỉ, Anh quốc, đã thể hiện tốc độ chuyển đổi cơ cấu nhanh chóng này
[46, tr. 160].
Bốn là, sự chuyển biến nhanh về hệ tư tưởng, chính trị và xã hội
Sự thay đổi cơ cấu kinh tế nhanh trong bất kỳ một xã hội nào, thường

cần có sự thay đổi đồng thời về thái độ, thể chế và hệ tư tưởng. Bởi vì, nó phù
hợp với quy luật vật chất quyết định ý thức. Điều đó được thể hiện:
Hợp lý hóa, đó là việc áp dụng các phương pháp hiện đại về suy nghĩ,
hành động, sản xuất, phân phối và tiêu thụ, thay thế cho các thông lệ cổ
truyền và lâu đời. Theo Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, ông Jawaharlal Nehru,
điều mà các nước kém phát triển cần là một xã hội công nghệ và khoa học. Sử
dụng những kỹ thuật mới bất kể là trên đồng ruộng, trong nhà máy hay trong
giao thông vận tải... Kỹ thuật hiện đại không phải là vấn đề chỉ kiếm được
công cụ và sử dụng nó. Kỹ thuật hiện đại theo sát tư duy hiện đại. Bạn không
thể nắm chắc được một công cụ hiện đại với một đầu óc cổ lỗ. Điều đó sẽ
không thể thực hiện được. Sự cần thiết phải hợp lý hóa ngụ ý rằng ý kiến về
các chính sách và chiến lược kinh tế phải là những suy luận hợp lý, lôgíc,
càng ăn sâu càng tốt vào kho tàng kiến thức thực tế.
Kế hoạch hóa, đó là việc xây dựng một hệ thống các chính sách được
phối hợp hợp lý mà có thể tạo nên và thúc đẩy sự tăng trưởng trong quá trình
phát triển kinh tế.
Công bằng về kinh tế và xã hội, đó là việc đảm bảo sự công bằng hơn
về địa vị, cơ hội, của cải, thu nhập và mức sống.
Thái độ và thể chế được cải tiến, những thay đổi như vậy được coi là cần
thiết để tăng hiệu quả và sự cần cù trong lao động: thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả,
tính năng động về kinh tế và xã hội và kinh doanh tư nhân; cho phép công bằng


16

hơn về cơ hội; tăng năng suất; tăng mức sống và thúc đẩy phát triển. Trong số
những thể chế xã hội cần thay đổi, có chế độ sở hữu đất đai lỗi thời, các độc quyền
về kinh tế và xã hội, các hệ thống quản lý và kế hoạch hóa đã lỗi thời v.v. Trong
lĩnh vực thái độ xử sự, khái niệm về "con người hiện đại" bao gồm những ý
tưởng như hiệu quả, chăm chỉ, nề nếp đúng giờ giấc, tiết kiệm, thật thà, biết điều,

thích ứng với thay đổi, trung thực, tự lực, hợp tác và có tầm nhìn xa trông rộng.
Năm là, mở rộng kinh tế ra thế giới
Khi nền kinh tế đã phát triển đến một mức độ nhất định, nhu cầu mở
rộng ra thế giới là một tất yếu. Các nước giàu muốn vươn ra tới các nước khác
để tìm kiếm nguyên liệu và các sản phẩm nguyên khai, lao động rẻ mạt và thị
trường béo bở cho các sản phẩm công nghiệp của mình. Những hoạt động mở
rộng ra ngoài như vậy về mặt kinh tế có thể thực hiện được nhờ quyền lực
ngày càng tăng của công nghiệp hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông
và liên lạc. Những hoạt động này có tác dụng hội nhập nền kinh tế giữa các
nước thống nhất thế giới bằng những công nghệ, khoa học kỹ thuật phát triển
cao. Điều đó tạo ra một số nước ngày càng phát triển cao; đồng thời cũng thúc
đẩy nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển.
Sáu là, giới hạn của tăng trưởng kinh tế
Bất chấp những gia tăng lớn về sản lượng trên thế giới trong suốt hai
thế kỷ qua, sự mở rộng của tăng trưởng kinh tế chủ yếu vẫn chỉ hạn chế ở
dưới một phần tư dân số thế giới. Phần thiểu số này của dân số thế giới hưởng
tới hơn 80% thu nhập của thế giới. Hơn nữa, quan hệ quyền lực quốc tế không
công bằng giữa các nước phát triển và kém phát triển có xu hướng làm tăng
khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo. Tăng trưởng kinh tế của các nước
giàu thường đạt được bằng sự trả giá của các nước nghèo [20], [77].
Tóm lại, các đặc điểm của tăng trưởng trong quá trình phát triển kinh
tế nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và thúc đẩy nhau. Tốc độ gia


17

tăng nhanh về sản lượng tính theo đầu người có được là do mức gia tăng nhanh
về năng suất lao động. Thu nhập theo đầu người cao đến lượt mình lại tạo ra
mức tiêu dùng theo đầu người cao. Vì vậy đã kích thích thay đổi về cơ cấu
sản xuất, vì khi thu nhập tăng, nhu cầu về hàng công nghiệp và dịch vụ tăng

với tốc độ cao hơn nhiều so với nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp. Công nghệ
tiên tiến cần thiết để đạt được những thay đổi về sản lượng và cơ cấu này đã
làm cho quy mô của các nhà máy sản xuất và đặc điểm của các đơn vị kinh tế
thay đổi cả về tổ chức lẫn địa điểm. Điều này lại gây ra những thay đổi về chỗ
ở và cơ cấu của lực lượng lao động và quan hệ địa vị giữa các nhóm nghề
nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là có những thay đổi về những khía cạnh khác
của xã hội, bao gồm cả quy mô gia đình, đô thị hóa và các yếu tố vật chất chi
phối sự tự trọng và phẩm giá.
1.1.3. Các nhân tố chủ yếu tác động đến tăng trưởng kinh tế
Các nhân tố chủ yếu tác động đến tăng trưởng kinh tế trong bất kỳ
một xã hội nào, bao gồm ba nhóm nhân tố chủ yếu: tích lũy vốn, dân số và
công nghệ.
* Nhóm thứ nhất, tích lũy vốn:
Tích lũy vốn, bao gồm tất cả các loại đầu tư mới vào các nguồn đất
đai và nhân lực. Tích lũy vốn xảy ra khi một phần trong các khoản thu nhập
hiện tại được để dành và đầu tư nhằm tăng sản phẩm và thu nhập trong tương
lai. Các nhà máy, máy móc, thiết bị và vật liệu mới làm tăng giá trị vốn vật
chất của một nước và có thể đạt được các mức sản lượng cao hơn. Những
khoản đầu tư sản xuất trực tiếp này được bổ sung bằng cơ sở hạ tầng kinh tế
và xã hội (như đường sá, điện, nước, vệ sinh, thông tin liên lạc v.v.) nhằm hỗ
trợ và kết hợp các hoạt động kinh tế với nhau [17]. Chẳng hạn, đầu tư của một
người nông dân vào máy móc, thiết bị mới để làm tăng tổng sản phẩm đầu ra
là lương thực, thực phẩm mà anh ta có thể làm ra, nhưng nếu không có các


18

phương tiện giao thông đầy đủ để đưa số sản phẩm tăng thêm đó tới các thị
trường địa phương, thì đầu tư của anh ta có thể không góp thêm được gì cho
sản lượng lương thực quốc gia trên thực tế. Nhưng có những cách khác ít trực

tiếp hơn để đầu tư vào nguồn lực của một quốc gia. Việc xây đắp mạng lưới
thủy lợi có thể nâng cao chất lượng của đất nông nghiệp bằng việc tăng năng
suất trên một héc- ta. Nếu giả dụ, 100 héc-ta đất có hệ thống tưới tiêu có thể
sản xuất ra cùng một sản lượng như 200 héc- ta đất không có mạng lưới tưới
tiêu; với cùng các điều kiện đầu vào khác như nhau thì việc xây đắp hệ thống
thủy lợi đó tương đương với việc tăng gấp đôi diện tích đất không có mạng
lưới tưới tiêu. Việc sử dụng phân hóa học và tiêu diệt sâu bệnh, có thể cũng
có tác dụng tương tự trong việc tăng năng suất của diện tích đất canh tác hiện
có [8]. Tất cả các loại đầu tư này đều làm tăng thêm chất lượng của các nguồn
lực đất đai hiện có. Đối với tất cả các mục đích thực tế thì tác dụng của chúng
trong việc tăng tổng diện tích đất sản xuất là không thể phân biệt được với
việc khai hoang đơn thuần các loại đất có thể sử dụng được nhưng đã không
sử dụng.
Tương tự, đầu tư vào nhân lực cũng làm tăng chất lượng, và do đó, có
tác dụng tương tự hoặc thậm chí còn có tác dụng mạnh mẽ hơn đối với sản
lượng so với việc tăng số lượng lao động. Các trường học chính quy, các
chương trình dạy nghề và vừa học, vừa làm, các chương trình giáo dục không
chính quy khác, tất cả đều có thể trở nên có tác dụng hơn trong việc nâng cao
kỹ năng của đội ngũ lao động và các nguồn lực do đầu tư trực tiếp vào nhà
cửa, thiết bị và vật liệu (như sách báo, thiết bị khoa học, dụng cụ dạy nghề và
máy móc như máy tiện, máy nghiền,...). Việc đào tạo đội ngũ giáo viên có
liên quan và có trình độ cao cũng như việc sử dụng sách giáo khoa tốt về kinh
tế học, có thể tạo ra sự khác biệt lớn về chất lượng, sự sáng tạo và năng suất
của lực lượng lao động. Như vậy, đầu tư vào nhân lực theo cách này đồng


19

nghĩa với việc nâng cao chất lượng, và do đó nâng cao được năng suất của
diện tích đất đai hiện có thông qua đầu tư có tính chiến lược.

Tất cả các hiện tượng trên là những hình thức đầu tư dẫn đến tích lũy
vốn. Tích lũy vốn có thể tạo thêm được nguồn lực mới (chẳng hạn việc khai
hoang đất đai chưa sử dụng) hoặc nâng cao chất lượng các nguồn lực hiện có
(như bằng thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu v.v.). Nhưng đặc điểm chủ yếu
của tích lũy vốn là bao hàm sự đánh đổi giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng
trong tương lai.
* Nhóm thứ hai, tăng trưởng về dân số và lực lượng lao động:
Tăng dân số đã từ lâu được coi là nhân tố tích cực trong việc kích
thích tăng trưởng kinh tế. Một lực lượng lao động lớn hơn có nghĩa là có
nhiều nhân lực sản xuất hơn, trong khi tổng dân số lớn hơn làm tăng quy mô
tiềm tàng của thị trường trong nước. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét trong
những trường hợp nguồn nhân lực tăng nhanh ở các nước đang phát triển dẫn
đến thừa lao động có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với tăng trưởng
kinh tế. Rõ ràng, nó sẽ phụ thuộc vào khả năng của hệ thống kinh tế có thu
hút được và sử dụng hiệu quả những nhân lực mới này không? Vì vậy, nó liên
quan nhiều đến mức độ tích lũy vốn, kỹ năng điều hành và quản lý hoặc các
yếu tố khác.
Giả sử cố định yếu tố công nghệ không thay đổi, số lượng nhân lực và
vật lực đó tăng gấp đôi, hoặc là do đầu tư làm tăng chất lượng của các nguồn
lực hiện có, hoặc do đầu tư vào nguồn lực mới như đất đai, vốn và sự tham
gia của các hộ gia đình nhiều hơn về lao động sẽ làm cho khả năng sản xuất
tăng, kinh tế tăng trưởng.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trường hợp tăng trưởng về nguồn lực
mới đều dẫn đến tăng trưởng sản phẩm cao hơn. Và, nó chỉ tăng trưởng trong


20

những điều kiện cần thiết. Tăng trưởng về nguồn lực thậm chí cũng không
phải là một điều kiện cần cho tiến trình phát triển kinh tế ngắn hạn; bởi vì

việc sử dụng tốt hơn các nguồn lực nhàn rỗi có thể tăng đáng kể mức sản
phẩm. Nhưng, về lâu dài, việc cải thiện và nâng cao chất lượng của các nguồn
lực sản xuất hiện có cũng như đầu tư mới nhằm tăng số lượng những nguồn
lực sản xuất này là biện pháp chính thúc đẩy tăng trưởng sản phẩm quốc gia.
Hoặc giả định rằng, chỉ có vốn, hoặc chỉ có đất đai là được tăng về số
lượng và chất lượng thì khả năng sản xuất của xã hội cũng được tăng, kinh tế
tăng trưởng như trường hợp trên.
Rõ ràng, nhóm nhân tố tăng trưởng về dân số và lực lượng lao động
với tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động hỗ trợ lẫn
nhau cùng phát triển. Trong một chừng mực nhất định, nhóm nhân tố trên có
tác dụng quyết định đến tăng trưởng kinh tế.
*Nhóm thứ ba, tiến bộ công nghệ:
Đây là nhóm yếu tố mà nhiều nhà kinh tế học cho là nguồn quan trọng
nhất của sự tăng trưởng kinh tế, đó là tiến bộ công nghệ. Nói một cách đơn giản
nhất là tiến bộ công nghệ có được nhờ những cách thức mới, được cải tiến để
thực hiện những nhiệm vụ cổ truyền như trồng ngô, may quần áo hoặc xây nhà.
Có ba loại tiến bộ công nghệ cơ bản: trung hòa, tiết kiệm lao động và tiết kiệm
vốn.
Tiến bộ công nghệ trung hòa gắn với việc đạt được mức sản lượng cao
hơn với điều kiện vẫn giữ nguyên số lượng và những tổ hợp của các yếu tố
sản xuất đầu vào. Những sáng kiến đơn giản như những sáng kiến nảy sinh từ
việc phân công lao động mà theo cách đó, thay bằng việc mỗi cá nhân cố
gắng sản xuất ra tất cả những nhu cầu về vật chất của mình, người ta thực
hiện việc chuyên môn hóa, với một người chỉ thực hiện một nhiệm vụ, trong
khi những người khác tập trung vào những công việc khác. Việc chuyên môn


21

hóa như vậy thường tạo ra mức tổng sản phẩm cao hơn và số lượng tiêu dùng

lớn hơn cho tất cả các cá nhân. Xét về mặt phân tích khả năng sản xuất của
chúng ta, một sự thay đổi về công nghệ trung hòa, ví dụ, làm tăng gấp đôi
tổng sản lượng thì, tương đương với việc tăng gấp đôi các yếu tố sản xuất đầu
vào.
Mặt khác, tiến bộ công nghệ có thể có tính tiết kiệm lao động hoặc tiết
kiệm vốn - nghĩa là có thể đạt được mức sản lượng cao hơn với vẫn cùng một
số lượng đầu vào về lao động (vốn). Việc sử dụng máy vi tính, máy dệt tự
động, máy khoan điện tốc độ cao, máy kéo và máy cày cơ khí, những loại
máy móc này và các loại máy móc và thiết bị khác có thể được phân loại là
tiết kiệm lao động. Thế kỷ chúng ta đang sống là thế kỷ có nhiều tiến bộ
nhanh chóng về công nghệ tiết kiệm lao động trong việc sản xuất ra mọi thứ
hàng hóa từ những sản phẩm đơn giản, như rau đậu đến xe đạp và cầu cống.
Tiến bộ công nghệ có tính tiết kiệm vốn là hiện tượng hiếm hơn nhiều,
bởi vì phần lớn các cuộc nghiên cứu công nghệ và khoa học được thực hiện ở
các nước phát triển, thì họ cần "tiết kiệm lao động", chứ không phải là tiết
kiệm vốn. Nhưng ở những nước dư thừa lao động (khan hiếm vốn) thuộc thế
giới thứ ba, tiến bộ công nghệ có tính tiết kiệm vốn là điều cần thiết nhất.
Tiến bộ như vậy đem lại những phương pháp sản xuất cần nhiều lao động và
"hiệu quả hơn" (nghĩa là chi phí thấp hơn) - thí dụ, máy làm cỏ và máy đập
lúa vận hành bằng tay hay máy quay, bơm đạp bằng chân, máy phun thuốc
sâu đeo trên lưng, v.v. đối với nông nghiệp quy mô nhỏ. Việc phát triển ở các
nước chậm phát triển các quy trình sản xuất có chi phí thấp, hiệu quả, và cần
nhiều lao động là một trong những yếu tố cơ bản nhất trong chiến lược phát
triển theo hướng sử dụng hết nguồn lao động về lâu dài.
Tiến bộ công nghệ cũng có thể có tính tăng vốn hoặc lao động. Tiến
bộ công nghệ làm tăng lao động xảy ra khi chất lượng hay kỹ năng của lực
lượng lao động được nâng cao. Thí dụ, bằng việc sử dụng băng ghi hình, máy


22


thu hình và các phương tiện truyền thông điện tử khác đối với việc giảng dạy
tại lớp. Tương tự, tiến bộ công nghệ tăng vốn dẫn đến việc sử dụng có hiệu
quả hơn các loại tư liệu sản xuất hiện có, chẳng hạn như lấy thép thay cho cây
gỗ trong sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm 1960, các nhà khoa học nông nghiệp của Viện nghiên
cứu lúa quốc tế ở Philippin tạo ra một giống lúa lai mới, năng suất cao, gọi là
giống lúa IR-8. Những loại giống mới này cùng với tiến bộ khoa học sau đó
đã tạo cho nông dân trồng lúa ở vùng Đông Nam Á có thể tăng gấp đôi và gấp
ba sản lượng lúa trên mỗi héc- ta trong vòng có vài năm. Trong thực tế, tiến
bộ công nghệ này được "thể hiện" bằng giống lúa mới (người ta cũng có thể
nói là "tăng diện tích đất"), cho phép tăng sản lượng mà vẫn giữ các đầu vào
bổ sung gần như trước đây (mặc dầu phải dùng thêm phân bón và thuốc trừ sâu).
Tóm lại, các nguồn tăng trưởng kinh tế có thể là do một số nhân tố,
nhưng nhìn chung, những đầu tư nào làm tăng chất lượng nhân lực và vật lực,
làm tăng số lượng của chính những nguồn lực sản xuất này và làm tăng năng
suất của một số hay toàn bộ các nguồn lực thông qua các phát minh, sáng chế
và tiến bộ công nghệ, thì đã và sẽ tiếp tục là nhân tố chính kích thích tăng
trưởng kinh tế trong bất kỳ xã hội nào.
1.1.4. Các thước đo về tăng trưởng kinh tế trong quá trình phát
triển kinh tế
Có nhiều thước đo về tăng trưởng kinh tế, nhưng tổng sản phẩm
(GNP) là thước đo quan trọng nhất; tiếp đến là thước đo tổng sản phẩm quốc
nội (GDP); sản phẩm quốc dân ròng (NNP),... Trong phạm vi của đề tài, luận
án sử dụng hai thước đo:
Thứ nhất, tổng sản phẩm quốc dân (GNP):
Đây là thước quan trọng nhất để đo thành tựu của một nền kinh tế.


23


"GNP là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ (thường là
một năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình" [52, tr. 49].
Như vậy, GNP đánh giá kết quả của hàng triệu giao dịch và hoạt động
kinh tế do công dân của một đất nước tiến hành trong một thời kỳ nhất định.
Đó chính là con số đạt được khi dùng thước đo tiền tệ để tính toán giá trị của
các hàng hóa khác nhau mà các hộ gia đình và các doanh nghiệp kinh doanh,
Chính phủ mua sắm và tiêu dùng trong một thời gian đã cho. Những hàng hóa
và dịch vụ đó là các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia
đình; thiết bị nhà xưởng mua sắm và xây dựng lần đầu của các doanh nghiệp
kinh doanh; nhà mới xây dựng, hàng hóa và dịch vụ mà các cơ quan quản lý
nhà nước mua sắm và chênh lệch giữa hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
Dùng thước đo tiền tệ để đo lường giá trị sản phẩm là thuận lợi, vì
thông qua giá cả thị trường chúng ta có thể cộng giá trị của các loại hàng hóa
có hình thức và nội dung vật chất khác nhau, như cam chuối, xe hơi, tầu du
hành vũ trụ, dịch vụ du lịch, y tế,... Nhờ vậy có thể đo lường kết quả sản xuất
của toàn bộ nền kinh tế chỉ bằng một con số, một tổng lượng duy nhất.
Tuy nhiên, thước đo này cũng có nhược điểm là giá cả lại là một
thước đo co giãn; lạm phát thường xuyên đưa mức giá chung lên cao; do vậy
GNP tính bằng tiền có thể tăng nhanh trong khi giá trị thực của tổng sản phẩm
tính bằng hiện vật có thể không tăng hoặc tăng rất ít.
Để khắc phục nhược điểm này, các nhà kinh tế thường sử dụng cặp
khái niệm:
GNP danh nghĩa (Ký hiệu: GNPn) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản
xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức giá cả của cùng thời kỳ đó.
GNP thực tế (Ký hiệu: GNPr) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản
xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc.



24

Cầu nối giữa GNP danh nghĩa và GNP thực tế là chỉ số giá cả, còn gọi
là chỉ số lạm phát tính theo GNP (D).

Hay
Như vậy, khi biết chỉ số giá (D) chúng ta có thể tính được GNP thực
tế từ GNP danh nghĩa. Ngược lại khi biết GNP thực tế và chỉ số giá D chúng
ta có thể tính được GNP danh nghĩa của cùng một thời kỳ.
Chỉ tiêu GNP danh nghĩa và GNP thực tế thường được dùng cho các
mục tiêu phân tích khác nhau. Chẳng hạn, khi muốn nghiên cứu mối quan hệ
tài chính, ngân hàng người ta thường dùng GNP danh nghĩa; khi cần phân tích
tốc độ tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng GNP thực tế.
Thứ hai, tổng sản phẩm quốc nội (GDP):
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một chỉ tiêu không kém phần quan
trọng trong việc đo lường thành tựu của nền kinh tế.
"GDP đo lường tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định
(thường là một năm): [52, tr. 51].
Như vậy, GDP là kết quả của hàng triệu triệu hoạt động kinh tế xảy ra
bên trong lãnh thổ của đất nước. Những kết quả hoạt động này có thể do công
ty, doanh nghiệp của công dân nước đó hay công dân nước ngoài sản xuất ra
tại nước đó. Nhưng GDP không bao gồm kết quả hoạt động của công dân
nước sở tại tiến hành ở nước ngoài.
Trong thực tế, một hãng kinh doanh của nước ngoài sở hữu một nhà
máy ở nước sở tại dưới hình thức bỏ vốn đầu tư hay liên doanh với các công
ty ở nước sở tại thì một phần lợi nhuận của họ sẽ chuyển về nước họ để chi
tiêu hay tích lũy. Ngược lại, công dân nước sở tại sinh sống và làm việc ở
nước ngoài cũng gởi một phần thu nhập về nước. Tuy vậy, hầu hết các khoản



25

thu nhập chu chuyển giữa các nước không phải là thu nhập từ lao động mà là
thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cổ phần, lợi nhuận... Khi hạch toán các tài khoản
quốc dân người ta thường dùng thuật ngữ "Thu nhập ròng từ tài sản ở nước
ngoài"để chỉ phần chênh lệch giữa thu nhập của công dân nước sở tại ở nước
ngoài và công dân nước ngoài ở nước sở tại. Từ đó ta có đẳng thức thể hiện
mối quan hệ giữa GNP và GDP như sau:
GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài
Hay GDP = GNP – Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài
Từ hai đẳng thức trên ta thấy, chúng ta có thể dễ dàng tính GNP từ GDP
và ngược lại, tính GDP từ GNP tùy theo nguồn số liệu thống kê có được. Cả
hai chỉ tiêu GNP và GDP đều có ý nghĩa quan trọng trong phân tích kinh tế.
Từ nội dung của các thước đo trên, nó có một ý nghĩa lớn trong
hoạt động kinh tế vĩ mô:
Một quốc gia cũng giống như một doanh nghiệp luôn tìm cách đo lường
kết quả hoạt động của mình sau mỗi thời kỳ nhất định. Tuy vậy, doanh nghiệp
quan tâm nhiều đến lợi nhuận thu được. Lợi nhuận là thước đo tốt nhất kết
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, thành tựu kinh tế
của một quốc gia phản ánh trong việc quốc gia đó sản xuất ra được bao nhiêu.
Nói cách khác, nó đã sử dụng những yếu tố sản xuất của mình đến mức độ
nào để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống nhân dân của đất nước mình.
Chỉ tiêu GNP hay GDP là những thước đo tốt về thành tựu kinh tế của
một đất nước. Ngân hàng thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng
như các nhà kinh tế khác thường sử dụng các chỉ tiêu này để so sánh quy mô
sản xuất của các nước khác nhau trên thế giới, sau khi tính chuyển số liệu về
GNP hay GDP tính bằng các đồng tiền của các nước khác nhau và đồng đô la
Mỹ. Sự tính chuyển đó thực hiện thông qua tỷ giá hối đoái chính thức giữa
các nước và đồng đô la Mỹ.



×