Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TIỂU LUẬN NHỮNG vấn đề cơ bản và cấp THIẾT của CHIẾN TRANH TRONG THỜI đại NGÀY NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.72 KB, 14 trang )

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, cùng với xu thế toàn
cầu hoá đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
trong đó có vấn đề chiến tranh và quân đội. Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc,
sự đối đầu giữa hai hệ thống xã hội không còn nữa, nguy cơ của các cuộc chiến
tranh thế giới được đẩy lùi một bước, nhưng các cuộc chiến tranh khu vực, cục
bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, hoạt động bạo loạn lật đổ, khủng bố và
chống khủng bố lại có chiều hướng gia tăng. Nó không chỉ đe doạ trực tiếp nền
độc lập chủ quyền của từng quốc gia, dân tộc mà còn là một hiểm hoạ khôn
lường đe doạ sự tồn vong của toàn nhân loại.
1. Một số vấn đề cơ bản và cấp thiết về chiến tranh trong thời
đại ngày nay
1.1. Bản chất chiến tranh trong thời đại ngày nay
Một số quan điểm ngoài mácxít về bản chất chiến tranh trong thời
đại ngày nay
Vấn đề lý luận về bản chất, vai trò của chiến tranh là một nội dung
đấu tranh gay gắt giữa hệ tư tưởng vô sản và tư sản. Các nhà tư tưởng của
chủ nghĩa đế quốc đưa ra không ít các loại lý luận về chiến tranh (đặc biệt
sau khi chiến tranh lạnh kết thúc). Các học thuyết đó thường thay đổi về
hình thức và có sự biến tướng khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm tập trung
công kích vào học thuyết Mác – Lênin về chiến tranh, họ tìm cách xuyên tạc,
gieo rắc sự hoài nghi đối với đường lối của các Đảng Cộng sản. Đồng thời,
tìm cách nguỵ biện, bào chữa cho các cuộc chiến tranh mà họ đã gây ra. Vì
vậy, hiện nay, hơn bao giờ hết, những người mácxít phải kiên quyết đấu
tranh để chống lại những luận điểm phản động, phản khoa học trên lĩnh vực
này.
Thuyết “cứu nguy nền văn minh”


Đây là học thuyết trình bày một cách nguỵ trang tư tưởng bạo lực và coi
Mỹ là lực lượng duy nhất có thể “cứu nguy” cho nền văn minh. Quan niệm “cứu
nguy” cho nền văn minh thực chất là thừa nhận Mỹ là lực lượng thống trị toàn


thế giới, bảo vệ sự tồn tại vĩnh viễn của chủ nghĩa tư bản.
Xtơraoxơ Hiupơ cho rằng, điều kiện để duy trì nền văn hoá phương Tây
là nước Mỹ phải nắm quyền bá chủ; và bản thân sự tồn tại của các lực lượng
xâm lược và rất có sức sống là chủ nghĩa cộng sản, chính là mối đe doạ sự sống
còn của nền dân chủ (tức chủ nghĩa tư bản) ở khắp mọi nơi. Do vậy, “cuộc đấu
tranh chống thế giới cộng sản” là một cuộc chiến tranh, trong đó mục tiêu chủ
yếu là sự cứu nguy dân tộc. Mỹ cần phải đánh bại chủ nghĩa cộng sản để giành
quyền “lãnh đạo thế giới”. Học thuyết này là cơ sở cho chính sách dùng bạo lực
để áp đặt quan niệm giá trị của Mỹ hiện nay.
Thuyết “phân biệt chủng tộc” và thuyết “ sô vanh”
Theo thuyết “phân biệt chủng tộc” thì loài người từ xưa đến nay
được phân ra thành những chủng tộc “cao đẳng” và “hạ đẳng”. Chiến tranh
giữa hai chủng tộc là động lực phát triển của lịch sử. Chủng tộc “cao đẳng”
nhất định chiến thắng và có “quyền chính đáng” thống trị, nô dịch thậm chí
tiêu diệt chủng tộc “hạ đẳng”. Thuyết “phân biệt chủng tộc” chính là cơ sở
lý luận của chủ nghĩa sô-vanh tư sản hiếu chiến, kích động hận thù dân
tộc, góp phần làm gia tăng sự xung đột sắc tộc hiện nay.
Chủ nghĩa cơ hội, xét lại hiện đại
Theo chủ nghĩa xét lại hiện đại, chiến tranh ngày nay không còn là sự tiếp
tục của chính trị nữa và cái công thức về bản chất chiến tranh của chủ nghĩa Mác
đã lỗi thời, chỗ của nó là ở thư viện, viện bảo tàng. “Tư duy chính trị mới” là
quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, xét lại hiện đại, ra đời gắn liền với tên tuổi và
sự nghiệp của Góocbachốp. Tư duy chính trị mới đòi xét lại chủ nghĩa Mác –


Lênin, đòi nhận thức lại chủ nghĩa xã hội. Theo họ, chủ nghĩa Mác đã lỗi thời;
thời đại mới đã có sự thay đổi căn bản nên chủ nghĩa Mác – Lênin không phù
hợp. Cốt lõi của tư duy chính trị mới là phủ nhận học thuyết Mác – Lênin về
chuyên chính vô sản, bạo lực cách mạng, đấu tranh giai cấp, chiến tranh và quân
đội…

Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đang lợi dụng các
vấn đề nhân quyền, dân chủ, dân tộc, tôn giáo... để xuyên tạc, vu khống, công
kích vào các Đảng Cộng sản làm cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của
các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Họ tuyên bố: nghĩa vụ bảo vệ nhân quyền của
họ là không biên giới. Đặc biệt, họ dùng chiêu bài “nhân quyền cao hơn chủ
quyền”, bất chấp cả Liên Hợp Quốc và dư luận quốc tế để tiến hành chiến tranh
xâm lược nước khác, thực hiện chủ nghĩa bá quyền của Mỹ. Tất cả đều tập trung
biện hộ cho những cuộc chiến tranh mà họ đã gây ra trong thời đại ngày nay.
Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về bản chất chiến tranh
Bản chất chiến tranh là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng
nhất của học thuyết Mác – Lênin về chiến tranh. Theo V. I. Lênin: “Chiến
tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác” (cụ thể là bằng
bạo lực)1. Khi phân tích bản chất chiến tranh, theo V. I. Lênin, nhất thiết
phải có quan điểm chính trị – giai cấp, xem chiến tranh chỉ là một hiện
tượng lịch sử cụ thể. Xuất phát từ phương pháp tiếp cận đó V. I. Lênin đặt
câu hỏi: “Làm thế nào để tìm ra bản chất thực sự của bản chất chiến tranh,
làm thế nào để xác định được bản chất đó” và Người đã trả lời: “Chiến tranh
là sự tiếp tục của chính trị, phải nghiên cứu chính trị được tiến hành trước
chiến tranh, chính trị đang dẫn đến và đã dẫn đến chiến tranh”2.

1
2

V. I. Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1980. t. 26, tr. 397.
V. I. Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1981. t. 30, tr. 106


Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: “Chính trị là sự phản ánh
tập trung của kinh tế”3, “Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân
tộc”4, chính trị là sự thống nhất giữa đường lối đối nội và đường lối đối ngoại.

Đường lối đối ngoại phụ thuộc vào đường lối đối nội. Như vậy, chiến tranh chỉ
là một thời đoạn, một bộ phận của chính trị, nó không làm gián đoạn chính trị.
Ngược lại, mọi chức năng, nhiệm vụ của chính trị đều được tiếp tục thực hiện
trong chiến tranh. Chính trị mà chiến tranh tiếp tục luôn là một chỉnh thể bao
gồm cả quan hệ chính trị, tổ chức chính trị, ý thức chính trị… Tất cả đều phản
ánh lợi ích cơ bản của các nhà nước và giai cấp nhất định. Đường lối chính trị
là nơi biểu hiện một cách đầy đủ nhất, tự giác nhất các quyền lợi cơ bản, lâu dài
của các nhà nước, giai cấp đó. Do vậy, chính trị mà chiến tranh tiếp tục được
hiểu theo nghĩa hẹp là đường lối chính trị của một gia cấp, nhà nước nhất định.
Từ những luận điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin về chiến tranh, có thể thấy rằng về cấu trúc bản chất của chiến tranh
gồm có hai yếu tố cơ bản: Đường lối chính trị của một giai cấp, nhà nước
nhất định và sự tiếp tục đường lối chính trị đó dưới hình thức đặc thù là
bạo lực vũ trang. Theo đó, khi xem xét bản chất bất cứ một cuộc chiến
tranh nào chúng ta phải xem xét toàn diện cả hai yếu tố, tuyệt đối hoá một
mặt, một yếu tố nào đều dẫn đến sai lầm. Bởi vì, nếu cho rằng chiến tranh
chỉ là sự tiếp tục của chính trị, sẽ nhầm sang hiện tượng khác, bởi hoà
bình, tạm ước, hiệp ước… cũng là sự tiếp tục của chính trị. Theo V. I.
Lênin: “Hoà ước là một thời kỳ tạm nghỉ để tiến hành lại chiến tranh,
chiến tranh là một phương thức để đạt tới hoà ước” 5, hoặc là cho chiến
tranh chỉ là bạo lực vũ trang, nghĩa là đã đem đồng nhất chiến tranh với
xung đột vũ trang thuần tuý trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Trong hai
V. I Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1976, t. 42, tr. 349
V. I Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1978, t. 49, tr. 500
5 V. I. Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1978, t. 36, tr. 29.
3
4


yếu tố trên, đường lối chính trị là yếu tố cơ bản nhất, là mục đích của bạo

lực vũ trang, quyết định quy mô, cường độ tính chất, thời gian… của đấu
tranh vũ trang. Bạo lực vũ trang là phương tiện chủ yếu để thực hiện mục
tiêu chính trị. Sự thành bại trong đấu tranh vũ trang tác động mạnh mẽ,
sâu sắc đến đường lối chính trị, thậm chí làm thay đổi đường lối chính trị.
Hai mặt nêu trên của bản chất chiến tranh luôn tác động, ràng buộc
lẫn nhau trong một thể thống nhất. Song, đường lối chính trị thường mang
tính ổn định tương đối (bất biến), còn bạo lực vũ trang lại thường xuyên biến
đổi (khả biến). Tuy nhiên, không nên hiểu “bất biến” là ngưng đọng, chết
cứng không thể biến đổi, mà là cái “bất biến” đã được trừu tượng hoá, ổn
định xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên, cái phổ biến. Vì vậy, đối với mỗi bên
tham chiến, bên cạnh khả năng phù hợp còn ẩn chứa khả năng không phù
hợp, không tương thích giữa đường lối chính trị và bạo lực vũ trang. Vì thế,
trong chiến tranh, hoạt động của mỗi bên tham chiến vừa là sự biểu hiện,
vừa là quá trình giải quyết quan hệ giữa đường lối chính trị và bạo lực vũ
trang. Như vậy, mối liên hệ giữa đường lối chính trị và bạo lực vũ trang là
mối liên hệ cơ bản quyết định bản chất chiến tranh.
Trong thời đại ngày nay, mặc dù chiến tranh có những thay đổi về
phương thức tác chiến, vũ khí trang bị… song bản chất chiến tranh vẫn
không có gì thay đổi, chiến tranh vẫn là sự tiếp tục chính trị của các nhà
nước và giai cấp nhất định. Đường lối chính trị của chủ nghĩa đế quốc, đứng
đầu là đế quốc Mỹ vẫn luôn là đường lối chứa đựng nguy cơ chiến tranh,
đường lối đó đã quyết định đến mục tiêu chiến tranh, tổ chức biên chế,
phương thức tác chiến, vũ khí trang bị… của quân đội do chúng tổ chức ra
và nuôi dưỡng.
1.2. Mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị trong thời đại ngày nay


Mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị là một trong những vấn đề
được quan tâm lớn nhất khi nghiên cứu chiến tranh. Bởi vì, nó không chỉ
giúp con người nhận thức sâu sắc vấn đề chiến tranh mà còn có thái độ đúng

đắn đối với chiến tranh và đối với mỗi bên tham chiến. Quan hệ giữa chiến
tranh và chính trị là mối quan hệ giữa toàn bộ và bộ phận, trong đó chiến
tranh như “sự tập trung của chính trị”. Mối quan hệ này là mối quan hệ giữa
“chủ thể” và “phương tiện”, trong đó chính trị đóng vai trò chủ thể. “Chủ
thể” chuẩn bị tổ chức, điều khiển mọi quá trình chiến tranh, quyết định hình
thành mục tiêu, nhiệm vụ của chiến tranh, xác định phương hướng chuẩn bị
vật chất, phương tiện cho chiến tranh, chuẩn bị điều kiện quốc tế và điều hoà
các quan hệ xã hội. Chính trị còn chỉ đạo toàn bộ hoặc phần lớn tiến trình và
kết cục của chiến tranh, chính trị quy định mục tiêu chiến lược, quy định và
điều chỉnh mục tiêu, hình thức tiến hành đấu tranh vũ trang. Chính trị không
chỉ kiểm tra toàn bộ quá trình tác chiến, mà còn sử dụng kết quả sau chiến
tranh để đề ra những nhiệm vụ, những mục tiêu mới cho giai cấp, xã hội trên
cơ sở thắng lợi hay thất bại của chiến tranh.
Ngược lại, chiến tranh là một bộ phận, một phương tiện của chính trị,
là kết quả phản ánh những cố gắng cao nhất của chính trị. Chiến tranh tác
động trở lại chính trị theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực; hoặc tích cực ở
khâu này nhưng lại tiêu cực ở khâu khác. Chiến tranh có thể làm thay đổi
đường lối, chính sách, nhiệm vụ cụ thể, thậm chí có thể còn thay đổi cả
thành phần của lực lượng lãnh đạo chính trị trong các bên tham chiến. Chiến
tranh tác động lên chính trị thông qua việc làm thay đổi về chất tình hình xã
hội, làm phức tạp hoá các mối quan hệ và làm tăng thêm những mâu thuẫn
vốn có trong xã hội có đối kháng giai cấp. Chiến tranh có thể đẩy nhanh sự
chín muồi của cách mạng hoặc làm mất đi tình thế cách mạng. Chiến tranh
kiểm tra sức sống của toàn bộ chế độ chính trị xã hội.


Mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị là mối quan hệ cơ bản xuyên
suốt mọi cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chiến tranh và chính
trị mang tính lịch sử, cụ thể luôn vận động và phát triển. Thời đại ngày nay là
thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, các mâu thuẫn của

thời đại vẫn đang tồn tại và phát triển với biểu hiện mới. Sau chiến tranh lạnh,
bộ mặt chính trị của thế giới có những biến động, chủ nghĩa xã hội lâm vào
thoái trào, chủ nghĩa đế quốc tăng cường công kích vào các lực lượng cách
mạng, công khai tuyên bố sẵn sàng sử dụng bạo lực để can thiệp vào bất cứ
nơi đâu nếu chúng muốn, với luận điểm “đưa chiến trường đến lãnh thổ đối
phương”. Bên cạnh đó, xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá, liên minh, hợp tác
giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau trở nên phong phú hơn cả về nội
dung và hình thức. Đặc biệt, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
đã ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị thế giới và đến chiến tranh. Chiến
tranh cục bộ vũ khí công nghệ cao đã trở thành phương thức tiến hành chủ
yếu của chủ nghĩa đế quốc. Loài người đã và đang chứng kiến các cuộc chiến
tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao như: chiến tranh Vùng Vịnh, chiến
tranh Côxôvô - Nam Tư, cuộc chiến chống khủng bố ở Apganixtan, Irắc…
Mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị trong thời đại ngày nay
về bản chất là không thay đổi. Vai trò qyết định của chính trị đối với
chiến tranh, chiến tranh tác động trở lại chính trị trong thể thống nhất biện
chứng vẫn giữ nguyên giá trị. Nhưng, do tác động của tình hình chính trị
và sự vận động phát triển của chiến tranh mà mối quan hệ giữa chiến
tranh và chính trị có những nội dung mới. Hiện nay, chính trị tác động
đến chiến tranh rộng lớn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời thận trọng
hơn trong suốt cả quá trình chuẩn bị, tiến hành và kết thúc chiến tranh.
Ngày nay, chiến tranh nổ ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều ảnh hưởng
trực tiếp hay gián tiếp đến lợi ích kinh tế của nhiều nước. Sự xung đột các


quốc gia dân tộc, các giai cấp… là sự xung đột của các tập đoàn quốc gia
dân tộc có lợi ích liên quan. Đồng thời, do việc sử dụng vũ khí kỹ thuật
cao nên phải chi phí lớn, phải chấp nhận tổn thất cao, nhất là phải có các
cơ sở hậu cần kỹ thuật phục vụ trên một không gian rộng lớn, trải dài qua
nhiều khu vực, thậm chí qua nhiều quốc gia có chế độ chính trị xã hội

khác nhau. Như vậy, trong thời đại ngày nay, nếu chiến tranh thế giới
tổng lực xảy ra, hoặc các cuộc chiến tranh cục bộ có sử dụng vũ khí công
nghệ cao đã và đang xảy ra thì mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị
không hề thay đổi. Nhưng, nội dung của chính trị và của chiến tranh thì có
những biến đổi, phát triển do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử quy định.
Nghiên cứu nguồn gốc, bản chất của chiến tranh, mối quan hệ giữa
chiến tranh và chính trị trong thời đại ngày nay cho phép chúng ta rút ra vấn
đề có tính nguyên tắc là: xem xét, đánh giá các vấn đề chiến tranh, quân sự
phải xuất phát từ chính trị, đồng thời từ các vấn đề chiến tranh, quân sự phải
rút ra những kết luận chính trị. Đây là hai mặt của quá trình nhận thức gắn bó
chặt chẽ với nhau. Bởi “chính trị là gốc”, là nền tảng, là điểm xuất phát, là bản
chất của mọi vấn đề chiến tranh và quân sự. Quân sự phải phục tùng chính trị
là yêu cầu mang tính nguyên tắc chỉ đạo mọi quá trình nhận thức và tiến hành
các hoạt động chiến tranh và quân sự. Nó không chỉ có ý nghĩa chiến lược
trong việc định ra đường lối quân sự, mà còn có ý nghĩa trong xây dựng quân
đội và lực lượng vũ trang nói chung.
1.3. Mối quan hệ giữa chiến tranh và hoà bình trong thời đại ngày nay
Mối quan hệ giữa chiến tranh và hoà bình, dự đoán sự thay đổi về vai
trò của chiến tranh và hoà bình trong đời sống xã hội có lịch sử. Những tư
tưởng đầu tiên về vấn đề này đã xuất hiện trong xã hội chiếm hữu nô lệ,
nhưng phải bao nhiêu thế kỷ sau, cách nêu vấn đề về mối quan hệ giữa chiến


tranh và hoà bình mới có tính chất tương đối rõ ràng và có ý thức. Điều đó
diễn ra chủ yếu trong thời đại phát sinh và phát triển chủ nghĩa tư bản ở châu
Âu (thế kỷ XV – XVIII).
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nhiều đại biểu lỗi lạc của triết học
cổ điển Đức, trước hết là I. Căng và G. Hêghen . Trong tác phẩm “Tiến tới
một nền hoà bình vĩnh viễn” (1795), I. Căng nhận định rằng, mặc dù chiến
tranh là bạn đường thường xuyên của toàn bộ lịch sử hiện nay, nhưng như

vậy không có nghĩa là không thể có hoà bình bền vững. Nhờ lý trí và làm
theo nghĩa vụ, bằng con đường thi hành nhiều cuộc cải cách thường xuyên,
loài người sẽ đi tới một nền hoà bình vĩnh cữu.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã giải quyết một cách thực sự khoa học vấn
đề vận mệnh lịch sử của chiến tranh và hoà bình. Khi đánh giá một cách có
phê phán những ưu điểm và nhược điểm của tư tưởng chính trị – quân sự
trong quá khứ, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã xem xét mối
quan hệ giữa chiến tranh và hoà bình xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và lập trường của giai cấp vô sản để đem lại quan điểm
khoa học và cách mạng về chiến tranh và hoà bình. Trên cơ sở đó đã kiên
quyết bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng, bác bỏ sự đánh
giá siêu giai cấp và phi lịch sử đối với các hiện tượng chiến tranh và hoà bình.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, muốn giải quyết vấn đề
vận mệnh lịch sử của chiến tranh và hoà bình, trước hết phải hiểu đúng nguồn
gốc và bản chất của các hiện tượng đó. Cả chiến tranh và hoà bình đều có
nguồn gốc kinh tế sâu xa, có bản chất chính trị – giai cấp. Trước hết, chiến
tranh và hoà bình đều là sự tiếp tục và là hình thức của chính trị đối nội mà các
nước và các giai cấp thi hành. V. I. Lênin đã chỉ rõ: quan điểm chính trị – giai
cấp cho phép rút ra kết luận rằng, không chỉ có chiến tranh phi nghĩa, chiến


tranh đế quốc, mà còn có cả hoà bình phi nghĩa, hoà bình đế quốc chủ nghĩa.
Ngược lại, có thể có (và là hợp quy luật) chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh
giải phóng cũng như có thể thiết lập nền hoà bình thực sự chân chính, thực sự
dân chủ, bảo đảm sự tiến bộ lịch sử, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc
lớn và nhỏ, sự phồn vinh về vật chất và tinh thần của các dân tộc. Do dó, không
nên phản đối chiến tranh nói chung, tán thành hoà bình nói chung, tán thành thế
giới cộng đồng nói chung, nếu như người ta hiểu những cái đó là sự dung hoà
giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột, giữa các dân tộc bị nô dịch và những kẻ nô
dịch họ.

Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp quan điểm chính trị – giai cấp với quan
điểm lịch sử. Chiến tranh là một hiện tượng nhất thời chỉ nổ ra trong những
giai đoạn lịch sử nhất định của nhân loại. Đã có thời không hề có các cuộc
chiến tranh nhằm nô dịch và áp bức các nước, các dân tộc và quần chúng lao
động. Và sẽ đến lúc chiến tranh bị loại trừ khỏi đời sống xã hội, và thay thế nó
sẽ là hoà bình chung, hoà bình chân chính của mọi người. Song, như các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ rõ, muốn làm được điều đó cần
phải thủ tiêu hoàn toàn nguyên nhân và nguồn gốc căn bản của chiến tranh.
Muốn đạt được hoà bình còn phải có sự liên hiệp của công nhân với quần
chúng lao động và các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên phạm vi toàn thế giới.
Phải có sự đấu tranh chung để chống áp bức xã hội, áp bức dân tộc, phản đối chiến
tranh vì nền hoà bình của các dân tộc trên toàn thế giới. Cách mạng xã hội chủ
nhĩa và việc cải cách, đổi mới đất nước toàn diện theo định hướng xã hội chủ
nghĩa chính là con đường cơ bản nhất để chiến thắng các thế lực chiến tranh tiến
tới nền hoà bình chung cuả các dân tộc trên thế giới hiện nay.
Chủ nghĩa xã hội đã đưa ra trước nhân loại một nguyên tắc duy nhất
hợp lý về quan hệ giữa các nước có chế độ chính trị – xã hội khác nhau, do


V. I. Lênin đề xuất. Đó là nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, giải quyết mọi
vấn đề trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc bằng hợp tác, thương lượng,
không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực. Đó là nguyên tắc phù hợp với
bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc đó đòi hỏi phải từ bỏ việc
dùng chiến tranh làm phương tiện giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các
nước, mà giải quyết chúng bằng con đường thương lượng; hiểu biết và tin
cậy lẫn nhau giữa các nước, chú ý tới lợi ích của nhau; không can thiệp vào
công việc nội bộ, thừa nhận mỗi dân tộc đều có quyền tự quyết mọi vấn đề
của nước mình; hết sức tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả
các nước; phát triển sự hợp tác kinh tế và văn hoá trên cơ sở hoàn toàn bình
đẳng và cùng có lợi.

Vấn đề quan hệ giữa chiến tranh và hoà bình, biện pháp ngăn ngừa
chiến tranh và củng cố hoà bình đã và đang tác động sâu sắc tới mỗi quốc
gia và toàn thể nhân loại. Cuộc đấu tranh tư tưởng và chính trị xung quanh
vấn đề này đã khẳng định hoàn toàn rõ ràng rằng, chủ nghĩa đế quốc không
muốn và không thể mang lại hoà bình lâu dài và vững chắc cho các dân tộc.
Sự nghiệp hoà bình và những thành tựu hoà bình gắn liền với cuộc đấu tranh
của nhân dân lao động vì sự nghiệp cải tạo cách mạng đối với thế giới, vì tự
do và tiến bộ xã hội. Những cố gắng của các Đảng Cộng sản, của các lực
lượng cách mạng, lực lượng yêu chuộng hoà bình trong thời đại ngày nay
nhằm giải quyết những nhiệm vụ lịch sử đó nhằm tìm kiếm những biện pháp
thực tế để tiến tới hoà bình chung, hoà bình chân chính.
1.4. Mối quan hệ giữa chiến tranh và cách mạng trong thời đại ngày nay
Chiến tranh và cách mạng là hai hiện tượng xã hội vừa không đồng nhất
với nhau, vừa có mối liên hệ với nhau. Chiến tranh và cách mạng đều là một
hiện tượng xã hội có chung nguồn gốc kinh tế – xã hội, gắn liền với chế độ tư


hữu, với những mâu thuẫn xã hội đối kháng. Chiến tranh và cách mạng đều do
những điều kiện của xã hội có giai cấp sinh ra, đều là những thủ đoạn đấu tranh
chính trị, là sự tiếp tục chính trị của những giai cấp nhất định. Để đạt được mục
tiêu đã đề ra, cả chiến tranh và cách mạng đều phải dùng bạo lực dưới những
hình thức và quy mô phù hợp với từng cuộc chiến tranh và cách mạng.
Chiến tranh và cách mạng tuy có một số đặc điểm giống nhau, song
chiến tranh và cách mạng lại không đồng nhất mà có sự khác biệt về nguyên
nhân, bản chất và nội dung. Cơ sở kinh tế của cách mạng là sự xung đột giữa
lực lượng sản xuất tiến bộ và quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu. Mặc dù
chiến tranh bắt nguồn từ bản chất sâu xa của xã hội bóc lột, nhưng không
phải bao giờ cũng liên hệ trực tiếp với sự xung đột giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất. Các cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc
đã và đang tiến hành là do sự tác động của quy luật phát triển không đều về

chính trị và kinh tế giữa các nước tư bản muốn thu được lợi nhuận tối đa
bằng bất cứ giá nào, còn cách mạng bao giờ cũng liên hệ trực tiếp với sự tác
động của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. Bản chất của cách mạng là sự biến đổi về chất mọi mặt đời
sống xã hội, còn bản chất của chiến tranh là sự kế tục chính trị bằng thủ
đoạn bạo lực.
Tính chất và động lực của chiến tranh và cách mạng cũng có sự khác
nhau. Chiến tranh do cả lực lượng phản động lẫn lực lượng tiến bộ tiến hành.
Còn cách mạng chỉ do lực lượng tiến bộ tiến hành. Chiến tranh và cách mạng
còn khác nhau về phương thức và hình thức thực hiện các mục tiêu chính trị. Đối
với chiến tranh, dấu hiệu chủ yếu là việc sử dụng các phương tiện bạo lực vũ
trang và đấu tranh vũ trang. Còn cách mạng có không ít trường hợp được tiến
hành bằng con đường hoà bình. Trong điều kiện cách mạng phát triển bằng con


đường không hoà bình, bạo lực vũ trang được sử dụng dưới hình thức khởi nghĩa
vũ trang, nội chiến, cách mạng. Trong trường hợp này, nội chiến, cách mạng là
một hình thức đấu tranh cách mạng có cùng phương hướng chính trị với cách
mạng. Dĩ nhiên, nội chiến cách mạng không hoàn toàn trùng hợp với cách mạng.
Nội chiến có thể xảy ra ngay khi bắt đầu cách mạng, nhưng cũng có thể xảy ra
sau cách mạng. Mục tiêu của cách mạng và nội chiến cách mạng cũng không
hoàn toàn trùng hợp nhau. Cách mạng phá huỷ chế độ xã hội cũ, xây dựng chế
độ xã hội mới. Nội chiến cách mạng chỉ trực tiếp giải quyết nhiệm vụ thứ nhất –
phá huỷ chế độ cũ, trấn áp các lực lượng phản cách mạng.
Như vậy, chiến tranh và cách mạng là những hiện tượng xã hội
không nằm trong mối liên hệ nhân quả bắt buộc. Đồng thời, không thể
xem xét các quá trình cách mạng một cách biệt lập, tách rời với các
hiện tượng xã hội khác, kể cả chiến tranh. Sự khác nhau giữa chiến
tranh và cách mạng không loại trừ các mối liên hệ biện chứng, linh
hoạt, đa dạng, đầy mâu thuẫn giữa chúng với nhau. Chiến tranh ảnh

hưởng nhất định tới phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp, tới sự chín
muồi của tình thế cách mạng, ngược lại, cách mạng có thể ảnh hưởng
tới sự phát sinh chiến tranh và tiến trình kết cục của chiến tranh.
Tóm lại, chỉ có thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên
phạm vi toàn thế giới mới có thể thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp bóc lột và xoá
bỏ những điều kiện nảy sinh chiến tranh. Trong thời đại ngày nay đòi hỏi
những người cách mạng phải biết kết hợp mềm dẻo giữa phương tịên chính trị
và phương tiện quân sự. Trong xác định đường lối chiến lược, sách lược phải
giữ vững nguyên tắc trong việc giải quyết giữa yêu chuộng hoà bình với tạo ra
sức mạnh lớn nhất để giáng những đòn đích đáng đối với kẻ thù, phải củng cố
giữ vững chủ nghĩa xã hội, đổi mới toàn diện cả kinh tế, chính trị và quân sự.




×