Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN QUAN điểm của CHỦ NGHĨA mác lê NIN về TÍNH CHÂT xã hội của CHIẾN TRANH ý NGHĨA đối với NGHIÊN cứu CUỘC CHIẾN TRANH NHÂN dân bảo vệ tổ QUỐC ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.7 KB, 17 trang )

2
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ TÍNH CHẤT XÃ HỘI
CỦA CHIẾN TRANH. Ý NGHĨA TRONG VIỆC XEM XÉT TÍNH CHẤT
CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NHÂN DÂN DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

=======================
Lịch sử phát triển của dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh
với tính chất, trình độ, quy mơ và với khơng gian, thời gian khác nhau. Từ
TK III (TrCN) đến năm 1975, trong vòng 22 thế kỷ, Việt Nam đã phải tiến
hành 15 cuộc kháng chiến giữ nước và hơn trăm cuộc khởi nghĩa giành độc
lập. Trong những cuộc chiến tranh đó, chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ là những cuộc chiến tranh khốc liệt nhất, bi hùng nhất
trong lịch sử chiến tranh của dân tộc.
Trải qua 30 năm trường kỳ kháng chiến, dù phải trải qua nhiều mất
mát, hi sinh, song dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam,
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta đã
giành thắng lợi hết sức to lớn, có ý nghĩa lịch sử sâu sắc cả trong nước và trên
trường quốc tế. Qua các cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ, Việt Nam trở
thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của lịng khát khao u
chuộng hịa bình, cơng lý. Nhờ sự bền bỉ đấu tranh và đổ máu hi sinh của các
lực lượng vũ trang và toàn dân, chúng ta mới giành được độc lập, tự do trọn
vẹn, nước nhà thống nhất, giang sơn thu về một mối, cả nước đi lên công
nhân xã hội, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được
nâng cao.
Tuy nhiên hiện nay, một số quan điểm phản động đã cố tình xun tạc
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở
nước ta; chúng âm mưu hịng xóa nhịa tính chất cuộc chiến tranh - một bên là
chính nghĩa và một bên là phi nghĩa, thậm chí xóa nhịa ranh giới giữa một



3
dân tộc yêu nước, quyết đứng lên bảo vệ độc lập, tự do với các thế lực hiếu
chiến, xâm lược. Vì vậy, việc nghiên cứu tính chất xã hội của chiến tranh, từ
đó vận dụng vào nhận thức đúng tính chất xã hội của cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở nước ta là cơ sở khoa
học phê phán những quan điểm sai trái phản động đó và có thái độ đúng đắn,
trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ bảo về Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
hiện nay.
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tính chất xã hội của
chiến tranh.
Chiến tranh là một vấn đề phức tạp. Trước C.Mác, Ph.Ăng Ghen đã
có nhiều nhà tư tưởng đề cập đến vấn đề này, song đáng chú ý nhất là tư
tưởng của C.Ph. CLaudơvít. Ơng quan niệm: Chiến tranh là một hành vi
bạo lực dùng để buộc đối phương phải phục tùng ý trí của mình. Chiến
tranh là sự huy động không hạn độ, sức mạnh đến tột cùng của các bên
tham chiến. Ở đây C.Ph.CLaudơvít đã chỉ ra được đặc trưng cơ bản của
chiến tranh đó là sử dụng bạo lực. Tuy nhiên, ông chưa luận giải được bản
chất của hành vi bạo lực ấy.
Đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, dựa trên các luận cứ khoa học và thực tiễn, các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác đã kế thừa tư tưởng đó và đi đến khẳng định: Chiến tranh là
một hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử, đó là cuộc đấu tranh vũ
trang có tổ chức giữa các giai cấp, các lực lượng chính trị có địa vị, lợi ích
đối lập nhau trong một nước, giữa các nước với nhau, nhằm đạt tới mục
đích chính trị nhất định.
Các ơng đã phân tích chế độ công xã nguyên thuỷ và chỉ ra rằng, thời
kỳ công xã nguyên thuỷ kéo dài hàng vạn năm, con người chưa hề biết chiến
tranh. Vì đặc trưng của chế độ này là trình độ phát triển của lực lượng sản



4
xuất hết sức thấp kém, tổ chức xã hội thì cịn sơ khai, con người sống hồn
tồn phục thuộc vào tự nhiên. Động cơ cơ bản của sự phát triển xã hội công
xã nguyên thuỷ là cuộc đấu tranh giữa con người với tự nhiên. Trong xã hội
đó, các mâu thuẫn và xung đột giữa các bộ lạc, kể cả xung đột vũ trang chỉ là
thứ yếu, khơng mang tính xã hội. Những cuộc đấu tranh tranh giành đất đai,
các khu vực săn bắn hái lượm, các bãi chăn thả các hành động đó chỉ là đấu
tranh để sinh tồn. Trong các cuộc xung đột ấy tuy đã có yếu tố bạo lực vũ
trang, nhưng những yếu tố bạo lực vũ trang đó chỉ có ý nghĩa để thoả mãn các
nhu cầu kinh tế trực tiếp của các bộ tộc, bộ lạc. Vì vậy Các Mác, Ăng Ghen
coi đây như là một hình thức lao động nguyên thuỷ. Các xung đột ở xã hội
công xã nguyên thuỷ không phải là chiến tranh, đó chỉ là những cuộc xung
đột mang tính tự phát ngẫu nhiên.
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, chiến tranh là
những kết quả của những quan hệ giữa người với người trong xã hội. Nhưng
nó khơng phải là những mối quan hệ giữa người với người nói chung mà nó là
mối quan hệ giữa những tập đồn người có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Khác
với các hiện tượng chính trị - xã hội khác, chiến tranh được thể hiện dưới một
hình thức đặc biệt, sử dụng một cơng cụ đặc biệt đó là bạo lực vũ trang để đạt
mục đích chính trị.
Bất chấp thực tế đó, các học giả tư sản cho rằng chiến tranh đã có ngay
từ khi xuất hiện xã hội lồi người và khơng thể nào loại trừ được nó. Mục
đích của họ là để che đậy cho hành động chiến tranh xâm lược do giai cấp tư
sản phát động.
Nguồn gốc nảy sinh chiến tranh: Chiến tranh bắt nguồn từ chế độ tư
hữu, giai cấp và nhà nước.
Bằng thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng cùng sự kết
hợp sáng tạo phương pháp lơgíc và lịch sử C. Mác và Ăng Ghen lần đầu tiên



5
trong lịch sử đã luận giải một cách đúng đắn về nguồn gốc nẩy sinh chiến
tranh. Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: sự xuất hiện và tồn tại của chế độ
chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là nguồn gốc sâu xa (nguồn gốc kinh
tế), suy đến cùng đã dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh. Đồng thời,
sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp là nguồn gốc trực
tiếp (nguồn gốc xã hội) dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh.
Quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người đã chứng minh
cho nhận định trên. Trong tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư
hữu và của nhà nước”, Ph. Ăngghen chỉ rõ: Trải qua hàng vạn năm trong chế
độ cộng sản nguyên thủy, khi chưa có chế độ tư hữu, chưa có giai cấp đối
kháng thì chiến tranh với tính cách là một hiện tượng chính trị xã hội cũng
chưa xuất hiện. Mặc dù thời kì này đã xuất hiện những cuộc xung đột vũ
trang. Nhưng đó khơng phải là một cuộc chiến tranh mà chỉ là một dạng “Lao
động nguyên thủy”. Bởi vì, xét về mặt xã hội, xã hội cơng xã ngun thủy là
một xã hội khơng có giai cấp, bình đẳng, khơng có tình trạng phân chia thành
kẻ giàu, người nghèo, kẻ đi áp bức bóc lột và người bị áp bức bóc lột. Về kinh
tế, khơng có của “dư thừa tương đối” để người này có thể chiếm đoạt thành
quả lao đông của người khác, mục tiêu của các cuộc xung đột đó chỉ để tranh
giành các điều kiện tự nhiên thuận lợi để tồn tại như; nguồn nước, bãi chăn
thả, vùng săn bắn hay hang động... Về kĩ thuật quân sự, trong các cuộc xung
đột này, tất cả các bên tham gia đều khơng có lực lượng vũ trang chuyên
nghiệp, cũng như vũ khí chuyên dùng. Do đó, các cuộc xung đột vũ trang này
hồn tồn mang tính ngẫu nhiên tự phát. Theo đó Ph. Ăngghen chỉ rõ, khi chế
độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời
của giai cấp, tầng lớp áp bức bóc lột từ đó xuất hiện và tồn tại chiến tranh như
một tất yếu khách quan. Chế độ áp bức bóc lột càng hồn thiện thì chiến tranh
càng phát triển. Chiến tranh trở thành bạn đường của mọi chế độ tư hữu.



6
Tiếp tục phát triển những luận điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về chiến
tranh trong điều kiện lịch sử mới, Lênin chỉ rõ: Trong thời đại ngày nay còn
chủ nghĩa đế quốc thì cịn nguy cơ xẩy ra chiến tranh, chiến tranh bắt nguồn
từ chính bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chiến tranh là bạn
đường của chủ nghĩa đế quốc.
Như vậy, chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất, có đối kháng giai cấp và có áp bức bóc lột. Chiến tranh không
phải bắt nguồn từ bản năng sinh vật của con người, không phải là định mệnh
và cũng không phải là hiện tượng tồn tại vĩnh viễn. Muốn xố bỏ chiến tranh
thì phải xố bỏ nguồn gốc sinh ra nó.
Bản chất của chiến tranh là kế tục sự nghiệp chính trị bằng thủ đoạn bạo lực.
Bản chất chiến tranh là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng
nhất của học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội. Theo V.I. Lênin:
"Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác" (cụ thể
là bằng bạo lực). Theo V.I.Lênin, khi phân tích bản chất chiến tranh, nhất
thiết phải có quan điểm chính trị - giai cấp, xem chiến tranh chỉ là một hiện
tượng lịch sử cụ thể. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin: "Chính trị là sự
phản ánh tập trung của kinh tế", "Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp,
các dân tộc", chính trị là sự thống nhất giữa đường lối đối nội và đường lối
đối ngoại, trong đó đường lối đối ngoại phụ thuộc vào đường lối đối nội.
Lênin chỉ rõ “mọi cuộc chiến tranh đều gắn liền với chế độ chính trị sinh ra
nó”, chính trị chi phối chiến tranh từ đầu đến cuối. Như vậy, chiến tranh chỉ là
một thời đoạn, một bộ phận của chính trị, nó khơng làm gián đoạn chính trị.
Ngược lại, mọi chức năng, nhiệm vụ của chính trị đều được tiếp tục thực hiện
trong chiến tranh. Giữa chiến tranh và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau
trong đó chính trị chi phối và quyết định tồn bộ tiến trình và kết cục chiến
tranh, chính trị chỉ đạo tồn bộ hoặc phần lớn tiến trình và kết cục của chiến



7
tranh, chính trị quy định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu, hình thức tiến hành
đấu tranh vũ trang. Chính trị khơng chỉ kiểm tra tồn bộ q trình tác chiến,
mà còn sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra những nhiệm vụ, những mục
tiêu mới cho giai cấp, xã hội trên cơ sở thắng lợi hay thất bại của chiến tranh.
Ngược lại, chiến tranh là một bộ phận, một phương tiện của chính trị, là kết
quả phản ánh những cố gắng cao nhất của chính trị. Chiến tranh tác động trở
lại chính trị theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực; hoặc tích cực ở khâu này
nhưng lại tiêu cực ở khâu khác. Chiến tranh có thể làm thay đổi đường lối,
chính sách, nhiệm vụ cụ thể, thậm chí có thể cịn thay đổi cả thành phần của
lực lượng lãnh đạo chính trị trong các bên tham chiến. Chiến tranh tác động
lên chính trị thơng qua việc làm thay đổi về chất tình hình xã hội, nó làm phức
tạp hoá các mối quan hệ và làm tăng thêm những mâu thuẫn vốn có trong xã
hội có đối kháng giai cấp. Chiến tranh có thể đẩy nhanh sự chín muồi của
cách mạng hoặc làm mất đi tình thế cách mạng. Chiến tranh kiểm tra sức sống
của toàn bộ chế độ chính trị xã hội.
Trong thời đại ngày nay mặc dù chiến tranh có những thay đổi về
phương thức tác chiến, vũ khí trang bị "song bản chất chiến tranh vẫn khơng
có gì thay đổi, chiến tranh vẫn là sự tiếp tục chính trị của các nhà nước và giai
cấp nhất định. Đường lối chính trị của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch vẫn luôn chứa đựng nguy cơ chiến tranh, đường lối đó đã quyết định đến
mục tiêu chiến tranh, tổ chức biên chế, phương thức tác chiến, vũ khí trang
bị" của quân đội do chúng tổ chức ra và nuôi dưỡng.
Khi các cuộc chiến tranh sảy ra, việc xác định đúng đắn tính chất xã hội
của chiến tranh có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề cần thiết để giải quyết vấn
đề thái độ của các giai cấp, Nhà nước và nhân dân đối với chiến tranh. Về vấn
đề này, trong lịch sử tư tưởng nhân loại đãc có nhiều quan điểm khác nhau.


8

Arixtot, Platon đã đề cập đến tính chất chính nghĩa và phi nghĩa của
chiến tranh nhưng xem xét dưới góc độ pháp quyền. Các ông cho rằng, chiến
tranh phù hợp với pháp luật Nhà nước là chính nghĩa. Kinh thánh Thiên chúa
giáo giải thích chiến tranh là “cơng cụ của Thượng đế” để chống lại “cái xấu”
và “trừng phạt những kẻ phạm tội”. Vì vậy, chiến tranh hợp với đạo luật
Thiên chúa giáo, biểu lộ lòng trung thành với “thượng đế” là chính nghĩa. Các
học giả tư sản lại thường căn cứ vào bên nào tấn cơng trước, vị trí đứng chân
của quân đội mỗi bên tham chiến để đánh giá tính chất xã hội của chiến tranh.
Ở phương Đơng, Ngô Khởi, một trong những nhà sáng lập tư tưởng
quân sự Trung Quốc cổ đại cũng đã có những nhận xét khá sâu sắc về tính
chất xã hội của chiến tranh. Ông viết: “Thành Thang đánh Trụ mà dân Hạ vui
mừng. Đó là vì cuộc chiến tranh của Thành Thang hợp với lẽ trời và lòng
người nên mới được như vậy”1.
Nguyễn Trãi, một danh nhân văn hóa, một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc
của Việt Nam cũng có những tư tưởng độc đáo về tính chất xã hội của chiến
tranh thông qua các khái niệm: đại nghĩa và hung tàn…
Như vậy, các quan điểm trên tuy là những quan điểm tiến bộ về tính
chất xã hội của chiến tranh nhưng đó chỉ là những tư tưởng đơn lẻ thiếu tính
hệ thống; thường chỉ căn cứ vào những đặc trưng ngẫu nhiên, bên ngồi và
khơng cơ bản để xác định tính chất xã hội của chiến tranh mà thiếu một cơ sở
lý luận khoa học chặt chẽ nên không tránh khỏi những hạn chế về mặt thế giới
quan và phương pháp luận. Chỉ đến chủ nghĩa Mác - Lênin, với thế giới quan,
phương pháp luận duy vật biện chứng, cùng một học thuyết hoàn chỉnh về
chiến tranh, quân đội, vấn đề tính chất xã hội của chiến tranh mới được
nghiên cứu một cách toàn diện, triệt để và luận giải đúng đắn, khoa học, thực
sự đem lại cho con người một công cụ để nhận thức để đánh giá đúng đắn vai
1

Tôn Ngô binh pháp, Nxb Công an nhân dân, H, 1994, tr174.



9
trị của mỗi bên tham chiến trong q trình chiến tranh. Chủ nghĩa Mác –
Lênin khẳng định: Tính chất xã hội của chiến tranh là phạm trù chỉ thái độ và
sự đánh giá của một lực lượng xã hội về vai trò của mỗi bên tham chiến đối
với tiến bộ xã hội, dựa trên những tiêu chuẩn chính trị xã hội đặc trưng để
phân biệt đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa.
Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, căn cứ vào nội dung
chính trị và nhiệm vụ lịch sử của các cuộc chiến tranh, Mác - Ăngghen đã
phân chia chiến tranh thành: chiến tranh tiến bộ và chiến tranh phản động.
Chiến tranh tiến bộ bao gồm: những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của
các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc chống lại bọn thực dân xâm lược và những
cuộc nội chiến của giai cấp bị áp bức bóc lột. Chiến tranh phản động là những
cuộc chiến tranh đi xâm lược đất đai, nơ dịch các dân tộc khác. Từ đó, các
ơng xác định thái độ ủng hộ những cuộc chiến tranh tiến bộ, chính nghĩa và
phản đối những cuộc chiến tranh phản động, phi nghĩa.
Đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, dựa trên cơ sở phân tích một cách
khoa học tình hình thực tế và trên lập trường của giai cấp vô sản, V.I.Lênin
phân chia chiến tranh thành: chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.
Theo Lênin, có chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa, có chiến
tranh tiến bộ và chiến tranh phản động, có chiến tranh của các giai cấp tiên
tiến và chiến tranh của các giai cấp lạc hậu, có chiến tranh nhằm củng cố ách
áp bức giai cấp và chiến tranh nhằm lât đổ nó đi. Người xác định: chiến tranh
chính nghĩa thường do giai cấp tiến bộ lãnh đạo nhằm thực hiện mục đích,
đường lối chính trị tiến bộ phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, với
nguyện vọng, lợi ích của quần chúng nhân dân lao động. Ngược lại, chiến
tranh phi nghĩa do giai cấp lỗi thời, phản động lãnh đạo, nhằm thực hiện mục
đích, đường lối chính trị phản động, trái với quy luật vận động và phát triển
của xã hội, kìm hãm tiến bộ xã hội. Chỉ ra tính chất xã hội của chiến tranh,



10
Lênin yêu cầu: giai cấp vô sản cần lên án các cuộc chiến tranh phản cách
mạnh, phi nghĩa, ủng hộ các cuộc chiến tranh cách mạng, tự vệ chính nghĩa.
Như vậy, xác định tính chất xã hội của chiến tranh thực chất là phân
biệt vai trò của mỗi bên tham chiến đối với tiến bộ xã hội. Nếu việc tham
chiến đó “có ích cho sự phát triển của nhân loại bằng cách giúp ta tiêu diệt
được những chế độ đặc biệt có hại và phản động” 2 thì “theo ý nghĩa đó có thể
được coi là cuộc chiến tranh chính đáng, chính nghĩa” 3. Ngược lại, nếu tham
chiến để củng cố sự áp bức thống trị của giai cấp bóc lột thì đó là những cuộc
chiến tranh phi nghĩa, phản động và tội lỗi.
2. Tiêu chuẩn đánh giá tính chất xã hội của chiến tranh.
Tính chất xã hội của cuộc chiến tranh là chính nghĩa hay phi nghĩa do
các giai cấp, các lực lượng xã hội đánh giá. Do lợi ích, lập trường giai cấp
khác nhau, thậm trí đối lập nhau nên các giai cấp, lực lượng xã hội khác nhau
thì việc đánh giá về tính chất xã hội của cuộc chiến tranh cũng khác nhau. Vì
thế trong thực tế, việc xác định tính chất xã hội của chiến tranh có thế đúng
đắn, khoa học hoặc có thể sai lầm, giả dối. Ngoài ra, do sự tác động rất lớn
của tính chất xã hội của các cuộc chiến tranh đến trạng thái tinh thần của quần
chúng nhân dân trong nước, đến dư luận tiến bộ trên thế giới, nên việc đánh
giá tính chất xã hội của chiến tranh thường trở thành mục tiêu của cuộc đấu
tranh tư tưởng quyết liệt cả trước, trong và sau khi tiến hành chiến tranh. Do
vậy, để đánh giá đúng đắn tính chất xã hội của chiến tranh, Lênin đòi hỏi
chúng ta phải xuất phát từ lợi ích và lập trường giai cấp vơ sản: “Chính đáng
và chính nghĩa theo quan điểm nào? Chỉ có quan điểm của giai cấp vô sản xã
hội chủ nghĩa, cịn các quan điểm khác chúng ta khơng thừa nhận”.
Tiêu chuẩn đánh giá tính chất xã hội của chiến tranh theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lênin bao gồm nhiều mặt: chính trị, pháp luật, đạo đức,
2
3


V.I.Lênin tồn tập, t2, 6Nxb TB, M,1980, tr391
.I.Lênin toàn tập, t30, Nxb TB, M,1980, tr106


11
thẩm mỹ. Trong đó, đánh giá tính chất xã hội của chiến tranh về mặt chính trị
là chủ đạo, cơ bản, quyết định nhất vì “chiến tranh chẳng qua là chính trị từ
đầu đến cuối”4. Đánh giá tính chất xã hội của chiến tranh theo tiêu chuẩn này
phải căn cứ vào ba nội dung chính, đó là: mục đích tiến hành chiến tranh; giai
cấp tiến hành chiến tranh và điều kiện lịch sử diễn ra cuộc chiến tranh đó.
Trong ba nội dung trên thì mục đích tiến hành chiến tranh là cái cốt lõi nhất,
chủ yếu nhất, nó chính là cái bản chất của chính trị mà chiến tranh kế tục, nó
chi phối và quyết định tính chất tiến bộ hay phản động của mỗi bên tham
chiến. Song vai trò của các giai cấp tiến hành chiến tranh và điều kiện lịch sử
diễn ra cuộc chiến tranh cũng ảnh hưởng lớn đến vai trò của các bên tham
chiến đối với tiến bộ xã hội.
Đánh giá các bên tham chiến về mặt luật pháp, đạo đức, thẩm mỹ có
một tầm quan trọng to lớn trong xác định nội dung khách quan của tính
chất xã hội của chiến tranh. Thực chất các tiêu chuẩn đạo đức, luật pháp,
thẩm mỹ mà các lực lượng xã hội vận dụng để đánh giá tính chất hợp pháp
hay không hợp pháp, sự anh hùng cao đẹp hay xấu xa thấp hèn… đối với
các bên tham chiến, trước hết và cơ bản, là phản ánh lợi ích của các lực
lượng xã hội đó. Mặt khác, việc đánh giá về mặt đạo đức, pháp luật, thẩm
mỹ cịn có cơ sở từ các văn bản pháp lý quốc tế được đa số các nước hoặc
tồn thế giới cơng nhận. Sự đánh giá về mặt pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ
để tạo được sự đồng tình ủng hộ của đơng đảo quần chúng trong và ngoài
nước. Song cần lưu ý rằng, quá trình vận dụng các tiêu chuẩn pháp luật,
đạo đức, thẩm mỹ luôn chịu sự chỉ đạo, chi phối, định hướng của lợi ích
các giai cấp, các lực lượng xã hội.

Ngày nay, chân lý lớn của thời đại là: “hịa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội”5. Do vậy, tất cả các cuộc chiến tranh chống lại các mục
4
5

.I.Lênin toàn tập, t32, Nxb TB, M,1981, tr356
Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong TKQĐ lên CNXH, Nxb CTQG, H, 2011


12
tiêu này đều là phi nghĩa. Điều đó cho phép kết luận rằng, trong thời đại ngày
nay có những cuộc chiến tranh chính nghĩa cơ bản sau: Chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa; Chiến tranh cách mạng của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động ở các nước chống giai cấp tư sản và các thế lực phản động;
Chiến tranh giải phóng dân tộc; Chiến tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia của
các nước tư bản chống xâm lược của các nước đế quốc. Các cuộc chiến tranh
phi nghĩa gồm: Chiến tranh của các nước đế quốc chống lại các nước xã hội
chủ nghĩa; Chiến tranh của các giai cấp bóc lột chống giai cấp cơng nhân và
toàn thể nhân dân lao động; Chiến tranh thực dân cũ và mới; Chiến tranh đế
quốc xâm lược trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.
Xem xét tính chất xã hội của một cuộc chiến tranh sẽ không đầy đủ nếu
không đề cập đến nội dung kỹ thuật quân sự (phương thức, phương tiện quân
sự) được sử dụng trong chiến tranh. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, chiến tranh dù sử dụng bất cứ phương thức, phương tiện qn sự nào
(kể cả vũ khí cơng nghệ cao) thì tính chất phi nghĩa thuộc về bên lực lượng xã
hội tiến hành chiến tranh xâm lược, đi ngược với xu thế của thời đại và kìm
hãm sự phát triển của lịch sử; tính chất chính nghĩa thuộc về nhân dân và các
lực lượng xã hội tiến hành chiến tranh chống xâm lược, giành độc lập dân tộc,
bảo về tổ quốc, vì sự tiến bộ xã hội.
Như vậy, đánh giá tính chất xã hội của chiến tranh chính nghĩa hay phi

nghĩa là sự đánh giá khái quát, tổng hợp về chính trị, luật phá, đạo đức, và thẩm
mỹ, trong đó sự đánh giá về mặt chính trị là quan trọng nhất. Tuy nhiên, đánh
giá tính chất xã hội của chiến tranh có thể đúng, có thể sai. Trong điều kiện
hiện nay chỉ có thể đánh giá đúng tính chất xã hội của chiến tranh khi dứng
vững trên lập trường của giai cấp công nhân, giai cấp cách mạng triệt để nhất.
3. Tính chất xã hội của các cuộc kháng chiến của ta


13
Trong lịch sử có hai loại chiến tranh: chiến tranh chính nghĩa và chiến
tranh phi nghĩa. Chính nghĩa, những cuộc chiến tranh chống bọn áp bức, bọn
xâm lược giành tự do, độc lập. Phi nghĩa, những cuộc chiến tranh xâm lược
hoặc “bình định” cốt chiếm nước người hoặc cướp tự do, hạnh phúc của số
đông người.
Nhân dân ta đánh thực dân Pháp để giành tự do, độc lập, để tự vệ, để tự
giải phóng, cho nên cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh cách
mạng của nhân dân, chiến tranh tự vệ của dân tộc, là chiến tranh chính nghĩa,
chiến tranh tiến bộ. Trái lại, thực dân Pháp đang chiếm lại nước ta hịng trở lại
áp bức, bóc lột nhân dân ta, cho nên chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp
là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh phản động.
Chiến tranh chính nghĩa bao giờ cũng được nhân dân, những người thật
sự dân chủ, những dân tộc tiến bộ nhiệt liệt ủng hộ. Chiến tranh phi nghĩa bao
giờ cũng bị dư luận tiến bộ của nhân dân u chuộng hịa bình thế giới
nguyền rủa, chê cười.
Ta không lấy làm lạ nếu đến nay dư luận thế giới không đâu khen Pháp,
trái lại dư luận nhiều nước (nhất là Ấn-độ, Miến-điện, Nam-dương, Mã-lai) ca
tụng ta, cổ vũ ta. Đó là một trong nhiều nguyên nhân làm cho tinh thần binh sĩ
Pháp bạc nhược, tinh thần quân đội ta kiên quyết.
Xét về mặt khác, cuộc Cách mạng Tháng Tám tuy đã giành chính
quyền cho nhân dân Việt Nam, nhưng chưa làm cho nước Việt Nam được

hoàn toàn giải phóng. Cuộc kháng chiến này sẽ hồn thành nhiệm vụ giải
phóng dân tộc.
Cuộc Cách mạng Tháng Tám tuy đã lập lên chế độ Cộng hòa dân chủ
Việt Nam, nhưng chế độ ấy chưa được hoàn chỉnh. Cuộc kháng chiến này sẽ
mở rộng và củng cố chế độ Cộng hòa dân chủ Việt Nam và phát triển nó trên
nền tảng dân chủ mới.


14
Cho nên cuộc kháng chiến của Việt Nam hiện nay khơng những có tính
chất dân tộc giải phóng mà cịn có tính chất dân chủ mới. Nó chẳng phải là một
bộ phận của trào lưu dân chủ rộng rãi đang cuồn cuộn trên thế giới đó sao?
Kế tục sự nghiệp của Cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến này
chính là một cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất dân tộc độc lập và dân
chủ tự do. Trong lò lửa kháng chiến, một nước Việt Nam mới đang được rèn
đúc: nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh-một nước
Việt Nam dân chủ mới.
Trong cuộc kháng chiến này, nhân dân Việt Nam khơng đấu tranh cho
riêng mình. Nhân dân Việt Nam vừa đấu tranh để tự cứu mình, vừa đấu tranh
cho hịa bình thế giới. Bọn phản động Pháp đánh chiếm Việt Nam ngày nay là
một bộ phận khăng khít của phản động thế giới. Trong hàng ngũ chúng, có
bọn tài phiệt phát xít Pháp đã cộng tác với Đức quốc xã. Trong quân đội
chúng, có rất nhiều lính Đức trước đây đã có chân trong các tổ chức phát xít
của Hít-le. Những tên thực dân Pháp đã ít nhiều tham gia kháng chiến chống
phát xít Đức trong thời kỳ đại chiến vừa qua, như Va-luy (Valluy), Mc-li-e
(Morlière)… ngày nay vì quyền lợi ích kỷ và khơng chính đáng, đã phản lại lý
tưởng chống xâm lược, hợp tác với bọn tài phiệt phát xít Pháp và làm tay sai
cho chúng, đánh chiếm Việt Nam.
Cho nên, nhân dân Việt Nam đánh thực dân phản động Pháp tức là
đánh những lực lượng phát xít cịn sót lại, tức là đánh bọn phá hoại hịa bình

thế giới, đánh bọn đã công nhiên phản bội Hiến chương Liên hợp quốc và
Hiến chương Đại Tây Dương. Nhân dân Việt Nam nhận rõ ràng chỉ khi nào
quét sạch được bọn thực dân phản động Pháp ra khỏi Việt Nam thì nhân dân
hai nước Việt-Pháp vốn yêu chuộng tự do, độc lập mới có thể hịa bình hợp
tác trong khối Liên hiệp Pháp và trong đại gia đình dân chủ thế giới. Cho nên


15
cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam là một cuộc chiến tranh tiến bộ vì
tự do, độc lập, dân chủ và hịa bình…
Thực hiện âm mưu "Diễn biến hịa bình" đối với Việt Nam, các thế lực
thù địch, phản động, một số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị… đã và đang
ra sức tuyên truyền các luận điệu sai trái, nhằm xun tạc, bơi nhọ, bóp méo
lịch sử. Họ mưu toan phủ nhận ý nghĩa thắng lợi của các cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho đất nước, dân tộc của quân và dân
ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là trong giai đoạn
cách mạng từ 1945 đến 1975.
Quan điểm mà họ đưa ra là: “Các cuộc kháng chiến do Đảng ta lãnh
đạo là "không cần thiết", là “vô ích và tốn xương máu", vì có thể dùng con
đường hịa bình, thương lượng để giành độc lập như một số nước đã làm. Họ
cố tình xuyên tạc: “Đảng ta tiến hành các cuộc kháng chiến, thực chất là thực
hiện một "cuộc chiến tranh ý thức hệ", "chiến tranh ủy nhiệm" theo sự “sắp
đặt” của một số nước lớn, nhằm giúp chủ nghĩa cộng sản lan tràn và chiếm vị
trí độc tôn trên thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam dùng chiến tranh làm
phương tiện để thống trị…”.
Một số quan điểm khác, khơng phân biệt được tính chất chính nghĩa
của các cuộc chiến tranh thì tỏ ra “ngậm ngùi” về “nỗi buồn chiến tranh”, vì
nó đem lại q nhiều mất mát và hi sinh, mà "kẻ thắng cũng như người thua
đều khơng đạt được gì".
Những luận điệu trên khơng có gì mới, vẫn chỉ là tiếp tục các thủ đoạn

"đánh tráo giá trị", "lẫn lộn trắng đen" nhằm phủ nhận sự hi sinh xương máu
của bao thế hệ người Việt Nam yêu nước trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự
do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Thực tế chứng minh, nhân dân Việt Nam luôn khao khát độc lập, tự do,
u chuộng hịa bình. Đó là truyền thống từ lịch sử nghìn đời của dân tộc ta.


16
Chính các thế lực đế quốc, thực dân với quân đội nhà nghề và sức mạnh quân
sự, kinh tế lớn gấp nhiều lần chúng ta, luôn mưu toan dùng vũ lực áp đặt ách
thống trị, đối với đất nước ta và nhân dân ta. Nhân dân Việt Nam, khơng có
con đường nào khác, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã "rũ bùn đứng dậy sáng
lòa", anh dũng, kiên cường chống ngoại xâm, đánh đổ ách xâm lược, giành độc
lập tự do.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhất qn chủ trương hịa bình, hịa hỗn, tìm mọi cách để tránh một
cuộc chiến tranh với Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: "Nhân
dân Việt Nam không muốn đổ máu, nhân dân Việt Nam u chuộng hịa bình".
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều hoạt động thiện chí như:
Thương lượng với đại diện Trung Hoa (Quốc dân đảng) và Pháp, kí Hiệp định
sơ bộ (6-3-1946), tiến hành đàm phán ở Đà Lạt và Phơng-ten-nơ-blơ (Pháp) để
kí Tạm ước (14-9-1946), đồng thời kêu gọi các nước Liên Xô, Anh, Mỹ... tham
gia giải quyết hịa bình để chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương... Nhưng
"Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm
cướp nước ta một lần nữa". Toàn dân tộc ta đã đứng lên hưởng ứng "Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết bảo vệ nền độc
lập, tự do. Suốt 9 năm trường kì kháng chiến, chúng ta đã làm nên một Điện
Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, luận điệu của các thế lực phản
động về cái gọi là "chiến tranh ủy nhiệm" cũng là sự đánh lộn tính chất của

cuộc chiến tranh chính nghĩa với phi nghĩa, cách mạng với phản cách mạng.
Việc đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam nằm trong mưu đồ chiến lược toàn cầu
phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc, hòng ngăn chặn sự phát triển của
CNXH và đánh đòn phủ đầu phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao,
mà Việt Nam trở thành lá cờ đầu. Nước Mỹ đã trải qua 5 đời tổng thống, huy


17
động gần 6 triệu lượt binh sĩ (lúc cao nhất lên tới 542.000 qn), chi phí hàng
trăm tỉ đơ-la, ném xuống Việt Nam hàng triệu tấn bom, đạn, rải hàng chục
triệu lít chất độc hóa học, sử dụng những loại vũ khí, kĩ thuật tối tân, dã man
nhất, chỉ trừ vũ khí hạt nhân. Nhân dân Việt Nam với khát vọng độc lập dân
tộc và CNXH, vì tự do, hịa bình, phải trải qua 30 năm kháng chiến trường kì
với biết bao hi sinh, gian khổ mới đi đến thắng lợi trọn vẹn, kết thúc bằng
chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất
đất nước, cả nước đi lên CNXH.
Dân tộc Việt Nam luôn khát khao, u chuộng hịa bình, mong muốn
được sống trong độc lập tự do, bình đẳng, bác ái cùng các dân tộc khác trên
thế giới. Song chính mưu đồ xâm lược, sự ngoan cố, hiếu chiến… của chủ
nghĩa thực dân và đế quốc đã buộc toàn dân tộc ta phải đứng lên tiến hành hai
cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ, chứ đâu phải chúng ta "hiếu chiến"
hoặc Đảng ta "muốn dùng chiến tranh" để giành độc quyền thống trị, như luận
điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động. Chính Mắc Na-ma-ra cựu Bộ trưởng Quốc phịng Mỹ từng thú nhận: "Mỹ đã nhìn nhận sai về niềm
khao khát và quyết tâm chiến đấu giành tự do và dân chủ của người Việt
Nam; đã đánh giá thấp sức mạnh của cuộc đấu tranh hi sinh cho lí tưởng và
các giá trị của CNXH...”.
Mỗi chúng ta cần đề cao cảnh giác, nhận rõ mưu đồ, luận điệu xuyên
tạc của các thế lực thù địch âm mưu xóa nhịa tính chất cuộc chiến tranh - một
bên là chính nghĩa và một bên là phi nghĩa - thậm chí xóa nhòa ranh giới giữa
một dân tộc yêu nước, quyết đứng lên bảo vệ độc lập, tự do với các thế lực

hiếu chiến, xâm lược.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta
kéo dài suốt 30 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt
Nam, dù phải trải qua nhiều mất mát, hi sinh, song đã giành thắng lợi hết sức


18
to lớn, có ý nghĩa lịch sử sâu sắc cả trong nước và trên trường quốc tế. Qua
các cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ, Việt Nam trở thành biểu tượng của
chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của lòng khát khao u chuộng hịa bình,
cơng lí. Nhờ sự bền bỉ đấu tranh và đổ máu hi sinh của các LLVT và toàn
dân, chúng ta mới giành được độc lập, tự do trọn vẹn, nước nhà thống nhất,
giang sơn thu về một mối, cả nước đi lên CNXH, vị thế, uy tín của Việt Nam
trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
*
*

*

Tóm lại, việc xác định tính chất xã hội của chiến tranh của các bên
tham chiến là một quá trình nhận thức phức tạp. Để xác định đúng, trước
hết cần phải xem xét tòan diện các tiêu chuẩn trên cơ sở tiêu chuẩn chính
trị, tránh xem xét phiếm diện hoặc thay thế tiêu chuẩn chính trị bằng tiêu
chuẩn khác.
Mặt khác, mỗi người lính chúng ta phải ln đề cao tinh thần cảnh giác
cách mạng, đấu tranh không khoan nhượng với những tư tưởng, luận điệu
xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch; luôn luôn đứng vững trên nền
tảng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, trên lập trường của giai cấp cơng nhân để
xem xét tính chất xã hội các cuộc chiến tranh, từ đó xác định đúng đắn thái
độ, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt

Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.



×