Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Sự cần thiết của việc xây dựng chương trình và đưa giáo dục giới tính vào trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.71 KB, 13 trang )

Hội thi Tri thức trẻ vì giáo dục

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Một số thực trạng mà Việt Nam đã và đang phải đối mặt:
- Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, Việt Nam hiện là một trong 5 nước có tỉ
lệ phụ nữ phá thai cao nhất thế giới, đứng đầu trong khu vực đông Đông Nam Á và cũng
có tỷ lệ sinh con ở tuổi 15-19 cao, ở mức 46/1.000 trường hợp.
- Bộ Y tế ước tính có khoảng hơn 1 triệu ca mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
trong năm 2015.
- Tính đến tháng 5/2015, tại Việt nam, số người nhiễm HIV hiện đang còn sống là
227.114 người, số bệnh nhân AIDS là 71.115 và đã có 74.442 trường hợp tử vong do
AIDS.
- Theo Tổng cục Cảnh sát, trung bình hàng năm ở Việt Nam xảy ra khoảng 800 vụ xâm
hại tình dục trẻ em.
- Theo Viện Nghiên cứu gia đình và giới (Viện Khoa học xã hội VN) cho biết gần đây có
trên 60.000 vụ ly hôn/năm ở VN và xu hướng này đang tiếp tục tăng.
- Theo thống kê của trang Google, Việt Nam là một trong những nước có số câu lệnh tìm
kiếm chứa từ “sex” nhiều nhất thế giới.
Một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến các thực trạng trên có phải chăng từ lỗ
hổng về kiến thức giới tính của phần lớn trẻ em, trẻ vị thành niên và kể cả người trưởng
thành. Vậy việc giáo dục giới tính ở Việt Nam có được chú trọng thực hiện hay chưa?
- Ở gia đình: cha mẹ thường ngại và lúng túng khi trả lời những câu hỏi của con cái liên
quan đến giới tính vì có thể chính cha mẹ cũng chưa có nhiều kiến thức về giới tính.
Thậm chí cha mẹ la mắng con cái vì cho rằng trẻ con mà đề cập đến vấn đề giới tính là
hư hỏng.
- Ở trường học: giáo viên còn phải né tránh, đỏ mặt, tía tai, ấp úng với các câu hỏi khó
đỡ của học sinh về giới tính. Thực tế, tại các trường học hiện nay, việc giáo dục giới tính
cho học sinh là có thực hiện theo hai phương pháp cơ bản là lồng ghép và ngoại khoá.
Tuy nhiên, điều kiện mỗi nơi là khác nhau nên cách thức thực hiện là khác nhau dẫn đến
chất lượng giáo dục giới tính cũng khác nhau.
Phải nhìn nhận một cách khách quan là gia đình và trường học chưa làm tốt nhiệm vụ


giáo dục giới tính đối với con em mình. Lí do là chính cha mẹ và thầy cô cũng chưa được
giáo dục giới tính một cách bài bản và đúng đắn nhất có thể. Chính vì vậy mà các bạn trẻ
phải tự giáo dục mình qua Google. Nhưng thông tin trên mạng rất nhiều, mỗi người lại
hiểu theo một cách khác nhau. Dẫn đến sự mụ mị về kiến thức giới tính của dân Việt
Nam càng tăng. Và những hệ luỵ từ điều đó, tất cả chúng ta ai cũng thấy được.
Nhiều nước trên thế giới đã đưa môn giáo dục giới tính vào chương trình học chính
thức. Ở Việt Nam, giáo dục giới tính được tổ chức dưới dạng dạy lồng ghép vào các môn
học khác, hoạt động ngoài giờ, ngoại khoá, miting,… với thời lượng là quá ít ỏi. Chưa có
Tác giả : Lê Thị Bé Nhung

Trang 1


Hội thi Tri thức trẻ vì giáo dục

trường đại học nào của Việt Nam đào tạo giáo viên chuyên ngành giáo dục giới tính .
Hiện nay, Việt Nam chưa có môn học riêng biệt có tên giáo dục giới tính trong phân phối
chương trình các cấp học từ tiểu học cho tới phổ thông.
Tại sao chúng ta học quá nhiều thứ, trong khi những vấn đề liên quan đến chính bản
thân mình chúng ta lại chưa được học tập bài bản . Để từ những kiến thức giới tính,
chúng ta có thể hiểu rõ hơn về bản thân mình; biết mình cần gì, tránh làm gì ; biết bảo vệ
sức khoẻ mình và người khác như thế nào và biết sống tốt như thế nào?

Tác giả : Lê Thị Bé Nhung

Trang 2


Hội thi Tri thức trẻ vì giáo dục


B. NỘI DUNG.
I. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY .
Nếu gia đình, trường học và xã hội đã làm tốt việc giáo dục giới tính cho con em
mình thì tôi chắc chắn rằng những con số mà tôi đã cập nhật trong phần đặt vấn đề sẽ
không cao như thế. Chúng ta hãy nhìn lại cách mà trường học đã giáo dục giới tính cho
các em.
1. Giáo dục giới tính ở các cấp học.
1.1. Cấp tiểu học.
Giáo dục giới tính ở cấp tiểu học chủ yếu là lồng ghép 2 môn học là Khoa học và
Tiếng việt. Một số trường trọng điểm của các thành phố lớn, có điều kiện mới đủ khả
năng mời các chuyên gia về trường để tổ chức các hoạt động lồng ghép ngoại khóa thông
qua các trò chơi, giải đáp thắc mắc về giới tính . Một số ít trường tham gia vào các dự án
giáo dục giới tính, chống xâm hại tình dục trẻ em. Nhưng thực chất việc giáo dục còn
mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.
1.2. Cấp trung học cơ sở và phổ thông.
Giáo dục giới tính ở cấp trung học cơ sở và phổ thông chủ yếu là lồng ghép, tích hợp
vào 3 môn học Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý. Ngoài ra Đoàn trường có tổ chức các
buổi ngoại khoá giáo dục giới tính cho các em. Việc mời các chuyên gia giáo dục giới
tính về giảng dạy cho các em là con số hết sức hiếm hoi. Trong khi đây là giai đoạn mà
các em cần được trang bị nhiều kiến thức giới tính nhất.
2. Những hạn chế của giáo dục giới tính trong trường học.
2.1. Chương trình giáo dục giới tính của Việt Nam chưa thống nhất.
Việt Nam chưa có chương trình giáo dục giới tính phù hợp với từng cấp học của học
sinh và sinh viên chuyên ngành sư phạm. Hiện nay có rất nhiều sách của nhiều tác giả
khác nhau viết về chủ đề giáo dục giới tính. Một số chuyên gia sử dụng các tài liệu này
để giáo dục giới tính cho một số ít các trường điểm tại các thành phố lớn. Nhưng chúng
ta cần sự thống nhất trong chương trình giáo dục giới tính và sự bình đẳng cho học sinh
từ thành phố lớn đến địa phương về quyền được giáo dục như nhau.
Hằng năm có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm nhằm cải cách phương pháp giáo dục
giới tính cho học sinh. Nhưng việc áp dụng giảng dạy còn đậm tính lý thuyết, chưa đại

trà, chưa thống nhất và chưa thật sự hiệu quả.

Tác giả : Lê Thị Bé Nhung

Trang 3


Hội thi Tri thức trẻ vì giáo dục

Hình 1. Một số loại sách giáo dục giới tính hiện bán trên
thị trường

2.2. Nhà trường không xem trọng giáo dục giới tính cho học sinh.
Thành tích, danh hiệu của nhà trường thường được đo bằng số giáo viên giỏi, số sáng
kiến kinh nghiệm, số học sinh giỏi, tỉ lệ tốt nghiệp và đậu đại học… Chưa bao giờ sự
thành công của một trường học được đo bằng số học sinh ra trường và trở thành người
sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hôi. Cho nên các trường chủ yếu đẩy
mạnh công tác giảng dạy các bộ môn chính thống là chủ yếu. Mặc dù giáo viên có ý
tưởng như thế nào, nếu Ban giám hiệu không duyệt thì cũng chẳng thực hiện được.
2.3. Giáo viên chưa đủ năng lực để giáo dục giới tính hiệu quả.
2.3.1. Thiếu kiến thức giới tính.
Người giáo viên muốn tự tin giảng dạy về giới tính thì trước tiên bản thân họ phải có
được một kiến thức về giới tính đủ rộng và chính xác. Giáo viên được đào tạo theo đúng
chuyên ngành của họ trên các trường đại học, chứ không phải được đào tạo cho chuyên
ngành giáo dục giới tính. Cái mà họ học trên giảng đường cũng chỉ là những kiến thức
lồng ghép, tích hợp vào các môn học một cách khái quát. Và muốn dạy cho học sinh
mình về kiến thức giới tính, giáo viên thường tìm kiếm tư liệu trên mạng là chủ yếu.
Chính vì giáo viên thiếu kiến thức nên thiếu tự tin giảng dạy về giới tính.
2.3.2. Ngại khi giáo dục giới tính cho học sinh.
Ngoài việc thiếu kiến thức dẫn đến thiếu tự tin trong giảng dạy, nhiều giáo viên không

dám đề cập đến “sex” hoặc lãng tránh những câu hỏi liên quan đến giới tính của các em.
Giáo dục giới tính là vấn đề nhạy cảm, không phải giáo viên nào cũng phù hợp để dạy
môn học này.
2.3.3. Phương pháp chưa hiệu quả.
Hiên nay, có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên về phương pháp giáo dục
giới tính theo kiểu lồng ghép và ngoại khoá. Lý thuyết là vậy, nhưng muốn giáo viên áp
Tác giả : Lê Thị Bé Nhung

Trang 4


Hội thi Tri thức trẻ vì giáo dục

dụng đầy đủ cho từng tiết, từng lớp thật quá khó khăn. Nên có thể nói các phương pháp
này chưa thể hiệu quả.
a. Phương pháp lồng ghép.
Thời lượng một tiết học là 45 phút. Trong 45 phút đó thầy và trò phải làm rất nhiều
công việc. Từ khâu kiểm tra bài cũ, nội dung bài mới, củng cố kiến thức, bài tập… Chưa
kể những sự việc phát sinh trong quá trình giảng dạy. Nhưng người giáo viên còn phải
đảm trách nhiều nhiệm vụ khác: liên hệ thực tế cho bài học, giáo dục giới tính sức khoẻ
sinh sản, giáo dục dân số,giáo dục phòng chống HIV/AIDS… Thời gian truyền tải nội
dung bài học đủ 45 phút là đã quá tốt. Nên muốn giáo viên phải làm nhiều việc trong một
tiết dạy thì chắc chắn hiệu quả không cao.
b. Phương pháp ngoại khoá.
Thường những giáo viên đảm trách ngoại khoá là các giáo viên có công tác Đoàn
trường. Việc tổ chức những buổi ngoại khoá như thế này thường là 2 - 4 lần trong một
năm học. Nội dung ngoại khoá khá rộng như: giáo dục giới tính, giáo dục phòng chống
bạo lực học đường, giáo dục phòng chống ma tuý, HIV/AIDS… Và giáo dục giới tính chỉ
là một phần nhỏ trong công tác ngoại khoá cho học sinh. Hơn nữa các chương trình này
chủ yếu là hưởng ứng các phong trào của đoàn thanh niên nên còn mang đậm tính khuôn

khổ và hình thức. Chương trình được thiết thường là dành cho học sinh cả trường. Nên
những vấn đề đặt ra, những câu hỏi, tình huống mang tính chất chung chung cho việc
giáo dục giới tính. Trên thực tế thì mỗi độ tuổi khác nhau của các em ứng với từng lớp
khác nhau cần có một nội dung giáo dục giới tính cụ thể, riêng biệt và phù hợp nhất. Vì
vậy, với phương pháp ngoại khoá này thì không thể đạt được mục đích của giáo dục giới
tính.

Hình 2. TS Vũ Thu Hương trong một buổi giảng
về giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5.
Tác giả : Lê Thị Bé Nhung

Hình 3. Một buổi giáo dục sức khoẻ giới
tính tại trường THPT Nguyễn Huệ.
Trang 5


Hội thi Tri thức trẻ vì giáo dục

2.3.4. Chưa được trang bị thiết bị, dụng cụ giảng dạy phù hợp.
Giáo dục giới tính bằng lí thuyết suông thì các em sẽ nhanh quên và rất khó hiểu. Vì
vậy môn học này đòi hỏi sự trực quan qua phim, ảnh, mô hình. Thậm chí thực hành trên
các mô hình để các em hiểu và nắm rõ hơn các vấn đề lý thuyết các em đã được học. Tuy
nhiên, ở các trường học hiện nay chưa được trang bị bất kì một thiết bị hay mô hình nào
nhằm mục đích phục vụ cho việc này. Đa số giáo viên phải thiết kế bằng phương pháp
thủ công, hoặc tự tìm kiếm tư liệu trên mạng. Điều này gây khó khăn cho giáo viên và
hiệu quả không cao. Nhiều người cho rằng việc này quá tốn thời gian nên dạy lướt lý
thuyết hoặc bỏ qua mục giáo dục giới tính trong bài học vì thiếu thiết bị dạy học.
2.4. Hạn chế từ phía học sinh
Thực tế học sinh rất tò mò và muốn tìm hiểu về “sex”. Nhưng đa số học sinh chưa có
thái độ tích cực đối với vấn đề giáo dục giới tính trong trường học . Vì đây không phải là

môn học chính thức nên học sinh không cần phải quan tâm nhiều. Thậm chí trong các
buổi ngoại khoá, học sinh không tham gia đầy đủ. Nhiều học sinh lại có thái độ giễu cợt
khi giáo viên đề cập đến “sex”. Ngược lại, các em dễ dàng tìm hiểu về “sex” thông qua
mạng internet. Chính những điều này tạo một tâm lý xem nhẹ của học sinh về việc giáo
dục giới tính trong trường học.
Do sự quan tâm chưa đúng mức đến môn học này từ ngành giáo dục, xã hội, nhà
trường nên giáo viên và học sinh cũng chưa tích cực với việc dạy và học giáo dục giới
tính trong nhà trường.
3. Hậu quả từ việc thiếu kiến thức giới tính của học sinh.
Từ những hạn chế của giáo dục giới tính trong nhà trường dẫn tới những cách nghĩ
ngô nghê của học sinh như:
- Ôm, hôn cũng có thai.
- Dùng nilon, bông gòn nhét vào âm đạo để tránh thai.
Khi một công dân vi phạm pháp luật, xã hội, trường học và gia đình phải chịu một
phần trách nhiệm. Nhưng chắc chắn những sai phạm khi công dân còn là một học sinh,
trường học phải nhận một trách nhiệm lớn nhất về mình. Một số trường hợp sau đây mà
gia đình và xã hội thường quy tội cho nhà trường là chưa giáo dục tốt học sinh của mình
mà nguyên nhân cơ bản là do nhà trường chưa giáo dục giới tính cho học sinh tới nơi tới
chốn.
- Nhiều trường hợp học sinh tự giáo dục giới tính của mình qua những trang wet đen,
không lành mạnh, dẫn đến suy nghĩ các em lệch lạc và gây ra những hậu quả nghiêm
trọng như hiếp dâm, giết người.
- Nhiều bạn nữ yêu quá sớm. Do thiếu kiến thức phòng tránh thai, nên mang thai khi còn
là học sinh. Kết quả cuối cùng của việc này có thể là: phá thai dẫn tới vô sinh, làm mẹ trẻ
đơn thân, tự kỉ, tự tử…
Tác giả : Lê Thị Bé Nhung

Trang 6



Hội thi Tri thức trẻ vì giáo dục

- Một số học sinh tiểu học bị người lạ dụ dỗ, bắt cóc, hiếp dâm khi sau khi tan học .
- Nhiễm bệnh lây qua đường tình dục khi còn là học sinh.
- Học sinh bỏ nhà ra đi, tự kỉ, tự tử vì chia tay người yêu…
Từ những thực trạng và hệ luỵ xuất phát từ giáo dục giới tính, bản thân tôi nhận thấy
Việt Nam cần có một hệ thống chương trình giáo dục giới tính hoàn chỉnh, cụ thể và phù
hợp với từng cấp học, văn hoá và con người Việt Nam. Việc đưa giáo dục giới tính vào
chương trình học của học sinh là thật sự cần thiết. Đó cũng là lí do tôi viết ra giải pháp
này: “ Sự cần thiết của việc xây dựng chương trình và đưa giáo dục giới tính vào trường
học”

Hình 4. Học sinh tự nhiên thể hiện tình
cảm trong lớp học

Hình 6. Nguyễn Thị Kim Anh, nữ sinh lớp 10C6,
trường PTTH Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, tỉnh
Quảng Nam) mang thai ở tháng thứ 8

Tác giả : Lê Thị Bé Nhung

Hình 5. Đám tang em Hằng (học sinh trường THCS Lê
Quý Đôn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai tự tử vì người yêu tung ảnh
nóng lên mạng

Hình 7. Bị cáo Nguyễn Thanh Thuỷ 17 tuổi, ngụ tại
Đồng Nai bị tuyên phạt 9 năm tù giam vì tội hiếp dâm
trẻ em là bạn gái Nguyễn Thị Mai ( 12 tuổi)

Trang 7



Hội thi Tri thức trẻ vì giáo dục

II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP: “SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH VÀ ĐƯA GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀO TRƯỜNG HỌC”
1. Mục đích của giải pháp
Giúp cho tất cả chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về tầm quan trọng , sự cần thiết của
giáo dục giới tính trong trường học và sự cấp thiết xây dựng chương trình giáo dục giới
tính cho học sinh của Bộ giáo dục.
Đảm bảo cho học sinh (trẻ em, trẻ vị thành niên) trang bị cho mình những kiến thức
giới tính cơ bản để tự bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng, có tinh thần thái độ
tích cực đối với cuộc sống.
2. Nội dung
Việc xây dựng chương trình và đưa giáo dục giới tính vào trường học là một chiến
lược tích cực và lâu dài của ngành giáo dục Việt Nam. Muốn đạt được hiệu quả nên tuân
thủ nghiêm ngặt các bước theo trình tự sau:
2.1. Bước 1. Xây dựng chương trình giáo dục giới tính phù hợp với từng cấp, lớp
của học sinh. Đây là vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất. Chính vì vậy cần phải có sự chung
tay góp sức của các nhà sư phạm, chuyên gia tâm lí, nhà thiết kế, hoạ sĩ, bác sĩ, góp ý từ
người dân… Điều quan trọng là phải xây dựng chương trình giáo dục giới tính sao cho
phù hợp với độ tuổi tương ứng của các em về nội dung bài học, thời lượng chương trình,
hình ảnh và mô hình minh hoạ phù hợp. Đảm bảo kiến thức là thực tiễn và cần thiết với
các em. Tránh hiện tượng học những nội dung mà đối với các em là còn quá sớm, chưa
cần thiết hoặc đã trãi qua rồi mới được học thì mục đích giáo dục giới tính cũng không
còn. Giáo dục giới tính cho hoc sinh không chỉ giáo dục bản năng mà còn chú trọng giáo
dục tâm lý, ý thức và thái độ cho học sinh.
Sau đây tôi xin đề xuất chương trình giáo dục giới tính cho học sinh do tôi tổng hợp
được. Nội dung giáo dục giới tính của tôi được soạn theo từng đơn vị bài học ( mô đun)
gồm 10 mô đun và được soạn liên tục từ lớp 3 tới lớp 12. Nguyên nhân tôi chọn cấp lớp

bắt đầu học giáo dục giới tính là lớp 3 vì theo tôi nghĩ học sinh lớp 3 đã có một lượng
kiến thức đủ để các em học và tìm hiểu về một môn học vừa kết hợp giữa khoa học và xã
hội. Tương ứng lớp 3, các em thường có độ tuổi 8- 9 tuổi. Ở tuổi này cơ thể của các em
chuẩn bị bước vào giai đoạn dậy thì. Nên bắt đầu dạy môn học này từ lớp 3 là hợp lí
nhất.
Mỗi mô đun có 3 phần gồm : tình huống, nội dung bài học và trả lời câu hỏi. Các mô
đun có tên như sau. ( có nội dung các mô đun kèm theo)
- Mô đun 1. Đại cương về giới tính và vệ sinh giới tính ở trẻ em. ( lớp 3 – 4 tiết)
- Mô đun 2. Đại cương về sự sinh sản ở người. (lớp 4 – 4 tiết)
- Mô đun 3. Đại cương về tuổi dậy thì, phòng tránh xâm hại tình dục ở trẻ em. ( lớp
5 – 5 tiết)
Tác giả : Lê Thị Bé Nhung

Trang 8


Hội thi Tri thức trẻ vì giáo dục

- Mô đun 4. Một số hiện tượng sinh lý thường gặp ở tuổi dậy thì, vệ sinh tuổi dậy
thì ( lớp 6 - 5 tiết)
- Mô đun 5. Phòng tránh thai và bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục ở tuổi vị
thành niên. ( lớp 7 – 6 tiết)
- Mô đun 6. Thời kì nổi loạn của lứa tuổi vị thành niên. ( lớp 8- 6 tiết)
- Mô đun 7. Tình yêu tuổi học trò ( lớp 9 – 6 tiết)
- Mô đun 8. Những vấn đề xoay quanh tình yêu tuổi học trò. ( lớp 10- 8 tiết)
- Mô đun 9. Tình yêu, tình dục và hôn nhân. ( lớp 11 – 8 tiết)
- Mô đun 10. Những vấn đề xoay quanh cuộc sống vợ chồng. ( lớp 12 – 8 tiết)
2.2. Bước 2. Từ chương trình giáo dục giới tính vừa được thiết kế, Bộ giáo dục
cần xây dựng chương trình tập huấn; chọn lọc; hướng dẫn, rèn luyện kĩ năng cho những
giáo viên phù hợp tham gia giảng dạy môn học giáo dục giới tính.

2.3. Bước 3. Điều chỉnh, bổ sung môn học giáo dục giới tính vào phân phối
chương trình các lớp. Nên xem môn học này là một môn điều kiện như môn học thể dục.
Để tạo tâm lí học tập thoải mái cho học sinh nên không cần phải tính điểm. Tổ chức
giảng dạy từ 4-8 tiết cho một năm học tuỳ theo cấp, lớp.
2.4. Bước 4. Áp dụng giảng dạy đại trà trong trường học. Đảm bảo đầy đủ thiết bị,
dụng cụ, mô hình cho giáo viên giảng dạy phù hợp với nội dung giáo dục giới tính của
từng cấp, lớp. Khảo sát ý kiến của học sinh và giáo viên về nội dung, chương trình môn
học và điều chỉnh nội dung cho phù hợp nhất sau ba năm dạy thử nghiệm đại trà. Khuyến
khích học sinh phổ biến nội dung giáo dục giới tính cho phụ huynh và gia đình để nhiều
người hiểu hơn về những kiến thức giới tính cần thiết.
2.5. Bước 5. Thường xuyên tập huấn, rèn luyện kĩ năng giáo dục giới tính cho giáo
viên phù hợp với sự phát triển của xã hội.
3. Điểm mới
Như đã trình bày, với các phương pháp giáo dục giới tính trước đây như lồng ghép
hay ngoại khoá thì mục đích giáo dục giới tính chưa thể đạt được. Việc mời các chuyên
gia về trường giảng dạy giáo dục giới tính là không đại trà, gây tốn kém chi phí cho nhà
trường và học sinh, không phải trường nào cũng có điều kiện để làm việc này. Các sáng
kiến kinh nghiệm còn mang tính lý thuyết, rất khó áp dụng vào giảng dạy thực tế. Tất cả
những điều này tạo sự không tích cực và hứng thú cho cả giáo viên và học sinh đối với
môn học này.
Với giải pháp “ Sự cần thiết của việc xây dựng chương trình và đưa giáo dục giới tính
vào trường học” vừa trình bày được những yếu điểm của giáo dục giới tính hiện nay.
Quan trọng là giải pháp đã đề ra hướng đi đúng đắn và cần thiết là xây dựng được
chương trình giáo dục giới tính phù hợp với từng cấp học . Đây là một điều mà có lẽ
nhiều người đã nghĩ tới, nhưng chưa có điều kiện để nói và trình bày suy nghĩ của mình.
Tuy nhiên, một nguời làm thì chắc chắn không thể nào đạt hiệu quả. Cần có sự chung
tay góp sức của nhiều thành phần trong xã hội để thực hiện được chiến lược này. Đăc
Tác giả : Lê Thị Bé Nhung

Trang 9



Hội thi Tri thức trẻ vì giáo dục

biệt là định hướng phù hợp của Bộ giáo dục. Đất nước chúng ta ngày càng đổi mới và
tiến bộ. Bộ giáo dục luôn có những cải cách nhằm thúc đẩy trí tuệ , đạo đức và nhân cách
con người Việt ngày càng hoàn thiện. Tôi tin chắn rằng việc xây dựng và bổ sung môn
học giáo dục giới tính vào phân phối chương trình của nhà trường sẽ góp phần vào việc
giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho các em giúp các em tự tin hơn khi bước
vào cuộc sống.
4. Khả năng áp dụng của giải pháp.
Khi được xây dựng hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính, bổ sung môn học giáo
dục giới tính vào phân phối chương trình các cấp, lớp cho phù hợp, thì giải pháp có thể
áp dụng trên phạm vi các trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trong cả nước.
5. Dự kiến hiệu quả, lợi ích thu được từ giải pháp.
Nếu giải pháp được áp dụng, tôi tin rằng chương trình giáo dục giới tính cho học sinh
có thể làm được những việc sau đây:
- Nâng cao kiến thức, kĩ năng giáo dục giới tính cho giáo viên.
- Tạo tâm lý tự tin, thoải mái, tích cực, hứng thú cho cả giáo viên và học sinh khi tham
gia môn học giáo dục giới tính này.
- Giúp học sinh nắm được những kiến thức giới tính cơ bản để tự bảo vệ sức khoẻ cho
bản thân và xã hội, sống có trách nhiệm hơn với bản thân và xã hội.
- Sau 10 năm sẽ kéo giảm được tỉ lệ : nạo phá thai, nhiễm bệnh HIV/AIDS và các bệnh
tình dục khác, ly hôn, tội phạm xâm hại tình dục ở trẻ em, …
6. Tài liệu kèm theo.
- Nội dung 10 mô đun giáo dục giới tính .

Tác giả : Lê Thị Bé Nhung

Trang 10



Hội thi Tri thức trẻ vì giáo dục

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Xây dựng chương trình và đưa giáo dục giới tính vào trường học là chiến lược cần
thiết và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội Việt Nam. Thay vì để hươu chạy lạc
đường, chúng ta hãy định hướng cho thế hệ trẻ đi đúng hướng và sống đúng đắn. Chúng
ta hãy để cho chúng ta được học về chính bản thân chúng ta, học cách để sống tốt và giúp
xã hội phát triển hơn.
Tôi thực hiện ý tưởng đề tài này trong 3 tháng ( từ 5-8/2016). Do thời gian từ lúc
thông báo cuộc thi và kết thúc nộp đề tài là khá ít ỏi, bản thân tôi chưa có điều kiện để
nâng cao trình độ công nghệ thông tin cũng như tiếp cận các tài liệu liên quan của các
chuyên gia, nên đề tài của tôi cũng còn nhiều hạn chế, nhất là những hình ảnh thiết kế
cho nội dung các mô đun.
Rất mong được sự quan tâm, chia sẻ của mọi người để tôi có thể hoàn thiện hơn nội
dung bài biết này. Quan trọng hơn, tôi mong rằng ý tưởng của mình sớm được xem xét
và thực hiện.
Chân thành cám ơn!
Bến Tre, ngày 8 tháng 8 năm 2016.
Tác giả

Lê Thị Bé Nhung

Tác giả : Lê Thị Bé Nhung

Trang 11


Hội thi Tri thức trẻ vì giáo dục


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa các môn học từ lớp 1 tới lớp 12- Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Tài liệu tập huấn giáo sinh về nội dung giáo dục phòng chống HIV/AIDS – Tổ chức
giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc.
3. />4. />5. />6. />7. Truyen ngan - Nguoi cha tot hon la nguoi thay tot
8. />tm
9. /> />%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng_t%C3%ACnh_d%E1%BB%A5c
10. />11. />12. />13. />14. />15. />16. />17. />18. />hucGiaDinh.htm

Tác giả : Lê Thị Bé Nhung

Trang 12


Hội thi Tri thức trẻ vì giáo dục

19. />20. />21. />#.C4.90.E1.BB.91i_t.C6.B0.E1.BB.A3ng_th.E1.BB.B1c_hi.E1.BB.87n
22. />Cnh_d%E1%BB%A5c
23. />24. /> />
Tác giả : Lê Thị Bé Nhung

Trang 13



×