Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Cải cách giáo dục ở Việt Nam Những vấn đề cấp bách và hành động vì tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 57 trang )

Bộ Giáo dục và Đào tạo

BÀI DỰ THI CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ
GIÁO DỤC” NĂM 2016.

ĐỀ TÀI: CẢI CÁCH GIÁO DỤC Ở VIỆT NAMNHỮNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VÀ HÀNH ĐỘNG
VÌ TƯƠNG LAI.
NHÓM TÁC GIẢ
 Nguyễn Quang Vinh- số 78 khu phố 11, phường Tân
Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM; SĐT: 01639356040
 Trần Thanh Tài- SĐT: 01692269145
 Đặng Đại Bình- SĐT: 01656227079

TP.HCM ngày 30 tháng 9 năm 2016


Lời mở đầu
Bước vào xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đang phải đối
mặt với thách thức rất lớn từ việc tiếp nhận, đón đầu những
thành tựu công nghệ mới của nhân loại. Tuy nhiên bên cạnh
những mặt thuận lợi như: chúng ta có lực lao động dồi dào,
dân số đang trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao so với các
nước khác trong khu vực, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lực tự
nhiên phong phú,… thì đất nước cũng phải đối mặt với những
thách thức lớn khác như ô nhiễm môi trường, trình độ dân trí
chưa cao,… Để thực hiện đổi mới toàn diện, hiệu quả nhằm
khác phục những vấn đề trên thì chúng ta phải có những cải
cách thật sự quyết liệt trên lĩnh vực giáo dục để đào tạo ra
được thế hệ mới tài năng không chỉ có tài mà còn có tâm,
nhiệt huyết, đạo đức. Trong bài viết này, nhóm tác giả hy vọng
sẽ góp một phần tiếng nói của mình để giải quyết những vấn


đề đang gây bức xúc nhức nhối trong dư luận ngày nay giáo
dục cũng như đưa ra những giải pháp thực tế nhằm giải quyết
vấn đề trên.

1


MỤC LỤC
Lời mở đầu ................................................................................................................................ 1
2.MÔ HÌNH CẢI CÁCH: ...................................................................................................... 10
2. Cải cách giáo dục ở bậc mẫu giáo và tiểu học là trọng tâm. ........................................... 10
2.1. Cải cách giáo dục ở bậc mẫu giáo và tiểu học là trọng tâm của mô hình cải cách giáo
dục: ................................................................................................................................... 10
2.2 Cải cách giáo dục ở mẫu giáo, tiểu học để trẻ được phát triển một cách tự nhiên và
phát triển nhân cách của bản thân:.................................................................................... 11
“Cách người Nhật giáo dục trẻ em” ..................................................................................... 12
Học không chỉ là trên sách vở ........................................................................................ 12
Chơi… là chính ............................................................................................................... 12
c. Cải cách về môi trường học tập ở bậc giáo dục mầm non và tiểu học: ........................ 20
2.3. Cải cách giáo dục ở mầm non, tiểu học hướng đến học sinh, theo dõi và nắm bắt sự
phát triển của học sinh. Đánh giá học sinh thông qua sự phát triển của cá nhân chứ không
thông qua thành tích: ........................................................................................................ 20
2.4. Cải cách giáo dục ở mầm non và tiểu học cần phải đồng thời với việc bãi bỏ tình
trạng dạy thêm, học thêm ở cấp tiểu học: ......................................................................... 24
2.5. Tổng kết và những vấn đề của cải cách giáo dục ở bậc mẫu giáo và tiểu học: ......... 25
3. Cải cách ở bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông: ............................................. 26
3.1. Cải cách ở bậc Trung học cơ sở: .................................................................................... 26
a. Về chương trình học: .................................................................................................... 26
3.2. Về các yếu tố khác trong môi trường giáo dục THCS: ................................................ 31
3.3. Cải cách giáo dục ở bậc THPT: ...................................................................................... 32

4. Những cải cách đón đầu ở giáo dục sư phạm: ................................................................. 33
5. Thi cử trong cải cách giáo dục........................................................................................... 36
5.1 Thực trạng thi cử ở nuớc ta bắt nguồn từ thời phong kiến. ......................................... 36
5.2 Tiếp thu kinh nghiệm từ các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. ........... 37
1. Giáo dục ở Nhật Bản ................................................................................................. 37
2. Giáo dục ở Mỹ: Tự do và tôn trọng tự do của người khác .................................... 39
3. Giáo dục ở Đức .......................................................................................................... 39
4. Giáo dục ở Pháp: Mỗi học viên ứng với một vị trí trong xã hội ............................ 40
5.3 Đề xuất giải pháp thi cử mới............................................................................................ 41
5.3.1 Ở bậc mẫu giáo, cấp 1, cấp 2, cấp 3. .................................................................... 41
5.3.2 Ở bậc đại học. .......................................................................................................... 45
6. Cơ sở vật chất phục vụ cho cải cách giáo dục. ................................................................. 47
6.1 Cơ sở vật chất giáo dục phục vụ cho bậc tiểu học và mẫu giáo.................................... 47
6.2 Cơ sở vật chất phục vụ cho cấp 2, cấp 3, đại học. .......................................................... 49
7. Các nhân tố khác ................................................................................................................ 50
Vai trò của Nhà nước ............................................................................................................. 51
Vai trò của nhà trường ........................................................................................................... 52
Vai trò của học sinh và phụ huynh ....................................................................................... 53
Lời kết ...................................................................................................................................... 59

2


1. THỰC TRẠNG NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Hơn nửa thế kỷ qua nền giáo dục Việt nam đã đạt được nhiều thành tích to lớn
trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và phát triển đất nước. Sau 30 năm chiến tranh,
đất nước hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối. Ngày 11/01/1979, Bộ Chính
trị khóa 14 đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục trong điều kiện
đất nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Cuộc cải cách giáo dục lần này với
nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý thuyết gắn

liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội; thống
nhất giáo dục trong cả nước, đánh dấu một bước phát triển mới của Giáo dục. Trong
giai đoạn đổi mới, nhất là từ sau triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ
XI và Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, với quan điểm “đầu tư
cho giáo dục là quốc sách”, giáo dục đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần
quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất
nước. Hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh và thống nhất; mạng lưới cơ
sở giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo rộng khắp cả nước với 23,5 triệu người đi
học. Đến tháng 12/2014, có 63/63 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi. Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với người
dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, các đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh
khó khăn, bình đẳng giới được bảo đảm. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng
lên, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các trường học và giáo viên ở các cơ sở giáo dục phổ thông
được chủ động xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tinh giản nội dung dạy học, xây
dựng các chủ đề dạy học tích hợp, liên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng
các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực phù hợp với đối tượng và điều
kiện dạy học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, tăng cường hoạt
động giáo dục giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề
thực tiễn, tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh...Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được chú trọng phát triển cả về số
lượng, đặc biệt lưu ý đến chất lượng để đáp ứng yêu cầu mới. Cơ sở vật chất - kỹ thuật
của hệ thống GD&ĐT được tăng thêm và từng bước hiện đại hóa. Xã hội hóa giáo dục
và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng.Tuy nhiên bên cạnh

3


những thành tựu trong công cuộc đổi mới giáo dục và xây dựng đất nước trong suốt
chặng đường phát triển của đất nước. Nền giáo dục Việt Nam còn tồn tại thực trạng

đáng buồn, cụ thể như sau:
Đầu tiên bậc giáo dục Đại học hiện nay có khuynh hướng đề cao khái niệm “đại
học quốc tế chất lượng cao”, cơ bản xây dựng đại học tốt là điều kiện“cần có”, nhưng
điều kiện “đủ” là chúng ta phải có bản thân sinh viên là những hạt giống tốt, nhân tố
tốt. Rõ ràng lâu nay giáo dục Việt Nam cũng chỉ lo đào tạo số lượng sinh viên đầu ra
mà quên đi vấn đề quan trọng là thế hệ thanh niên thật sự đóng góp như thế nào vào sự
nghiệp phát triển đất nước. Hàng loạt kỹ sư, cử nhân Việt Nam ra trường nhưng không
có việc làm. Bao nhiêu người làm việc theo đúng ngành nghề mình đã học, đó là một
sự lãng phí lớn. Hiện nay chúng ta cũng không có một ngành thống kê thực tế phục vụ
nghiên cứu chính sách. Xây dựng trường đại học mang tầm quốc tế chỉ là điều
kiện“cần” nhưng chưa “đủ”. Trên thế giới người ta rất quan tâm đến những thợ giỏi,
chuyên viên kỹ thuật cao. Đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại
hóa mà sinh viên không chịu học kỹ thuật, chỉ tập trung không cân bằng vào các ngành
dễ được xã hội “chấp nhận” thì khó có thể phát triển công nghiệp, hiện đại hóa đất
nước. Việt Nam muốn phát triển nền khoa học kỹ thuật thì phải đào tạo khoa học kỹ
thuật trên bình diện rộng. Giáo dục đại học ở nước ta là một trong những quốc gia còn
sót lại của nền giáo dục đại học dưới sự quản lý chặt chẽ từ trung ương, thiếu sự tự
quản. Sự bất cập này không những ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn của đội ngũ
giảng dạy mà còn cả các tiêu chuẩn xây dựng cơ sở vật chất.
Nền giáo dục chúng ta mang nặng tính hình thức, đua nhau nhồi nhét học thuộc
lòng theo sách vở để có điểm cao mà sách chưa chuẩn, năm nào thi cử cũng gian lận.
Giáo dục Việt Nam muốn phát triển phải giải phẫu đúng bệnh. Bệnh chẩn đoán đúng
nhưng không chịu giải phẫu làm sao chữa trị? Thực tế, các cơ quan chức năng đều
nhận thấy hết căn bệnh giáo dục nước nhà. Trong các cuộc hội thảo, hầu như mỗi vấn
đề đều đã được phân tích, đã chỉ ra cái đúng cái sai nhưng điều lạ lùng là nó không
được đúc kết để đưa vào thực hiện thực tế. Tình trạng “nói” nhưng không “làm” là căn
bệnh nan giải nhất của hầu hết nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội chứ không phải
của riêng ngành giáo dục Việt Nam.

4



Trong những thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát triển, có
những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Nhưng đồng thời nền
giáo dục đang ẩn chứa rất nhiều yếu kém, bất cập:
Giáo dục-đào tạo còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập chậm được khắc phục;
chất lượng giáo dục còn thấp, quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng;
so với yêu cầu phát triển của đất nước còn nhiều nội dung chưa đạt; chưa thực sự là
quốc sách hàng đầu.
Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới, chậm
hiện đại hóa, chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp; chưa phát
huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên.
Chất lượng giáo dục có mặt bị buông lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục đạo đức, lối
sống; giáo dục mới quan tâm nhiều đến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy “nghề” vẫn
yếu kém; yếu về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư duy sáng tạo,
kỹ năng thực hành, kỹ năng sống…
Hệ thống giáo dục quốc dân không hợp lý, thiếu đồng bộ, chưa liên thông, mất
cân đối.
Quản lý nhà nước trong giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, chậm đổi mới, là
nguyên nhân chủ yếu của nhiều nguyên nhân khác; cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi
mới, còn nhiều lúng túng, nhận thức rất khác nhau, nhất là trong điều kiện kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế; chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực khác của đất
nước.
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn nhiều bất cập, đạo đức và
năng lực của một bộ phận còn thấp.
Chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục; định hướng
liên kết với nước ngoài trong phát triển giáo dục còn nhiều lúng túng, chưa xác định rõ
phương châm.
Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới-phát triển đất

nước trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; khoa học giáo
dục chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn
nhiều bất cập.

5


Các cơ quan chức năng chậm cụ thể hóa những quan điểm của Đảng thành cơ
chế, chính sách của Nhà nước; thiếu nhạy bén trong công tác tham mưu, thiếu những
quyết sách đồng bộ và hợp lý ở tầm vĩ mô (có khi chính sách được ban hành rồi nhưng
chỉ đạo tổ chức thực hiện không đến nơi đến chốn, kém hiệu quả); một số chính sách
về giáo dục còn chủ quan, duy ý chí, xa thực tế, thiếu sự đồng thuận của xã hội.
Những vấn đề, những yếu kém và bất cập nêu trên của giáo dục không thể giải
quyết khắc phục được căn bản chỉ bằng các giải pháp cục bộ, đơn lẻ, bề mặt nhất thời,
thiếu chiến lược và tầm nhìn dài hạn, thiếu tính đồng bộ và hệ thống, chưa đạt tới
chiều sâu bản chất của vấn đề. Để giải quyết được căn bản những vấn đề đặt ra, những
người lãnh đạo – quản lý, những nhà khoa học, những người làm giáo dục phải có
cách nhìn toàn diện, đầy đủ, khách quan, như các văn kiện của Đảng đã nêu, sâu hơn,
bản chất hơn những gì nêu trên báo chí và những báo cáo tổng kết thành tích.
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 376 trường đại học, với khoảng 6600 giáo
sư và phó giáo sư. Tuy nhiên theo ông tổng thư ký hội đồng chức danh giáo sư, nếu
đánh giá đúng theo tiêu chuẩn quốc tế, Việt nam chỉ có khoảng từ 15 đến 20% có trình
độ tương ứng với chức danh đó. Còn lại không chỉ thấp mà hơn dưới 1/3 rất thấp.
Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ thi trượt đại học nhiều nhất thế giới. Hiện nay chỉ
có 1/10 người ở độ tuổi học đại học được tuyển sinh. Tuy nhiên, quốc gia này đang
được xếp vào những nước có tỷ lệ dân số đạt trình độ đại học trở lên thấp nhất của khu
vực và trên thế giới. Ngay các nước láng giềng cũng đang phấn đấu để đạt được tỷ lệ
tuyển sinh đại học là 60 – 80% hoặc cao hơn nữa, trong khi chúng ta mới chỉ đạt được
khoảng 10 – 15%.
Mỗi năm có khoảng 20000 sinh viên ra trường và chỉ 50% được đáp ứng việc

làm, trong đó chỉ 30% đúng nghành nghề. Trong một cuộc sát hạch, đánh giá của Intel
để tuyển dụng 2000 sinh viên công nghệ thông tin, chỉ có 90 ứng sinh, nghĩa là 5%
vượt qua kiểm tra, và trong số đó chỉ có 40 người đủ khả năng tiếng anh theo yêu cầu
tuyển dụng. Intel xác nhận, đây là kết quả tệ nhất mà họ từng gặp ở những nước mà họ
đầu tư.
Trong 10 năm từ 1996 đến 2005 chỉ có 3456 công trình nghiên cứu khoa học trên
các tạp san quốc tế. Nếu đem so sánh với con số giáo sư và phó giáo sư thì trung bình
mỗi vị chỉ có 0,58 bài báo cáo trong vòng 10 năm. Không những ít so với quốc tế và

6


so với các nước trong khu vực, Việt Nam cũng đứng vào loại thấp nhất : chỉ bằng 1/5
so với Thái lan ; 1/3 Malaysia ; 1/14 Singapore ; thậm chí thấp hơn cả Indonésia và
Philippines.1
Chất lượng sinh viên tốt nghiệp ở Việt nam thấp hơn một bậc so với nước ngoài.
Theo một giảng trình viên của cuộc hội thảo về toán lý hóa : « trình độ của sinh viên
tốt nghiệp ở Việt nam chỉ bằng chương trình đại cương của đại học nước ngoài, cao
học bằng đại học và tiến sĩ bằng cao học ».
Có thể nói giáo dục Việt Nam đang thực sự khủng hoảng, mà nói như các chuyên
gia của đại học Harvard thì nó đã đến mức trầm trọng. Người ta vẫn thường mượn đến
cái danh của những cá nhân kiệt xuất để che đậy cho một thực trạng yếu kém đến mức
báo động. Người Việt Nam nên vui khi có những con người làm rạng danh đất nước
như nghệ sĩ Piano Đặng Thái Sơn, như bộ trưởng bộ y tế Đức Philipp Roesler, như
giáo sư Ngô Bảo Châu…Tuy nhiên, chúng ta không nên đánh đồng họ với nền giáo
dục Việt Nam, vì những con người này đều trưởng thành từ một nền giáo dục hiện đại
ở nước ngoài.
Giáo dục Việt Nam chưa sát với thực tế “Học không đi đôi với hành”, sinh viên
sau khi tốt nghiệp các trường đại học chưa hẳn đã có việc làm, dường như Giáo Dục
chưa đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội. Sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp

các trường đại học ra thường phải học thêm một số chương trình mà bên tuyển dụng
yêu cầu, vì họ cho rằng cái mà sinh viên học được ở trường lớp chỉ đa phần là lý
thuyết suông, chưa thể áp dụng vào thực tế.
Những con số “đáng sợ” sau là minh chứng cho những bất cập của Giáo dục Đào
tạo Việt Nam:
Hơn 50% SV được khảo sát không thật tự tin vào các năng lực/ khả năng học của
mình.
Hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học;Gần 70% SV cho rằng mình
không có năng lực tự nghiên cứu;Gần 55% SV được hỏi cho rằng mình không thực sự
hứng thú học tập

1

/>
7


Như vậy, các trường đại học ở Việt Nam muốn nâng cao chất lượng thì phải chú
trọng thay đổi 3 vấn đề chính được đề cập ở trên. Những thay đổi này cần sự nỗ lực từ
nhiều phía: Bộ Giáo dục, nhà trường, giảng viên và sinh viên. Biết rằng việc thực hiện
rất khó khăn và phải mất một khoảng thời gian dài nhưng phải làm ngay vì nhà nước
đã mở cửa cho nước ngoài đầu tư vào giáo dục và khuyến khích các cơ sở giáo dục
đào tạo theo nhu cầu xã hội. Điều này tạo ra sự cạnh tranh trong Giáo dục-Đào tạo, các
trường đại học phải tự đổi mới nâng cao chất lượng để tạo uy tín và thương hiệu cho
mình.
Về “bệnh thành tích”, căn bệnh trầm kha trong giáo dục mà xã hội lên án, “thủ
phạm chính” là nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục nhưng bên cạnh đó còn có một
thủ phạm khác - đó là phụ huynh và xã hội. Nhiều học sinh phổ thông hư hỏng, lười
học, thiếu lễ độ với thầy cô giáo, lười vận động tư duy, hời hợt trong nhận thức và
hành động ... nhưng ít phụ huynh chấp nhận sự thật này, lại muốn con mình được lên

lớp, được tốt nghiệp, được khen thưởng ...
Phụ huynh và xã hội lên án gay gắt một kỳ thi thiếu nghiêm túc, nhưng nếu
ngành giáo dục “siết chặt”, tỷ lệ tốt nghiệp thấp, phản ánh đúng thực chất thì liệu phụ
huynh và xã hội có chấp nhận sự thật đó, hay lại lên án ngành giáo dục
Vậy khi nào nhà trường, gia đình và xã hội không “nhìn thẳng vào sự thật”,
không “đánh giá đúng sự thật”, không “chấp nhận sự thật” - thì bệnh thành tích vẫn
còn đó, dù có lên án hay hô hào thay đổi đến mức nào đi nữa.
“Bệnh thành tích”, căn bệnh không có trong y văn nhưng tồn tại trầm kha không
chỉ riêng gì ngành giáo dục. Số liệu thống kê năm 2013 cho thấy Bộ GD&ĐT chỉ quản
lý 12,86% số trường cao đẳng, đại học cả nước trong khi đó Ủy ban nhân dân các tỉnh
quản lý 42,77%; Bộ Công thương 9,97%; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 6,11%...;
(chưa kể Bộ Công an và Quốc phòng).Theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư, giai đoạn
2004-2014, trong tổng số 2,2 tỉ USD đầu tư vào các dự án ODA ngành Giáo dục, Bộ
GD&ĐT quản lý 26 dự án với số vốn 1,8 tỉ, Bộ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
quản lí 12 dự án với số vốn 232 triệu USD. Việc “chia lô” như thế khiến cho ngân sách
đầu tư cho giáo dục bị dàn trải, chỉ đạo chồng chéo,… Mỗi đơn vị “chủ quản” tự quyết
định những gì có lợi cho đơn vị mình chứ không phải vì lợi ích chung, có thể nêu một
vài dẫn chứng.Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khi nắm mảng dạy nghề đã cụ thể

8


hóa “quyền chủ quản” của mình qua việc đề nghị Quốc hội ban hành Luật Giáo dục
Nghề nghiệp. Bằng Luật này, có lẽ Việt Nam là nước đi tiên phong trong việc tách
các trường cao đẳng khỏi bậc đại học và cấp bằng “Kỹ sư” cho người theo học trình độ
cao đẳng (3 năm).
Nội dung chương trình nặng về lý thuyết suông, xa rời thực tế. Đây là vấn đề
muôn thuở của hệ thống giáo dục Việt Nam đã tồn tại cả chục năm về trước, nguyên
nhân của vấn đề này là do thiếu sự liên kết chặt chẽ của nhà trường đối với doanh
nghiệp, chưa nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp thành ra nội dung

đào tạo cứ lẩn quẩn bao nhiêu năm cũng chỉ có bấy nhiêu đó, dần dà trở nên lạc hậu vì
thế không nắm bắt đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Hệ lụy này dẫn đến nạn thất
nghiệp tràn lan của sinh viên mới tốt nghiệp, thống kê năm 2013 cho thấy có tới
101.000 sinh viên thất nghiệp có bằng đại học. Việc đào tạo nguồn nhân lực cho các
trường đại học ở Việt Nam hầu hết là bồi dưỡng những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi
trở thành giảng viên, cái tư duy sai lầm vẫn cứ tồn tại suốt hàng chục năm nay, một
sinh viên mới ra trường chỉ có lý thuyết suông, thiếu thực tế và do trường đào tạo thì
chỉ có cái tư duy "nội bộ" của trường đó mà thôi, thiếu cái nhìn toàn diện thì khó phát
triển, việc này cứ quay đi quẩn lại mà dần dần dẫn đến hệ lụy là “tư duy lối mòn”
Bên cạnh đó nền giáo dục còn mang nặng tính thương mại, khác với nền giáo dục
tiên tiến ở một số nước phương Tây xem giáo dục như nghĩa vụ của Chính phủ đối với
cộng đồng, ở Việt Nam giáo dục lại đặt nặng vào tính thương mại, thậm chí còn được
coi là "ngành kinh doanh béo bở”. Có nhiều trường “sáng tạo” ra rất nhiều môn học
tạp nham, không liên quan gì đến ngành học nhằm mục đích thu tiền học phí của sinh
viên.
Theo Báo Cáo Chỉ số phát triển giáo dục (EDI) năm 2008 do UNESCO công bố,
Việt Nam đứng thứ 79/129 nước, tức là tụt 9 bậc so với năm 2004 dù đầu tư của Chính
phủ cho giáo dục không ngừng tăng lên. Kết quả này khiến chúng ta phải “giật mình”
về chất lượng của nền giáo dục .Theo số liệu của Tổng cục Thống kê số lượng học
sinh liên tục giảm, năm 2001-2002 có gần 18 triệu, năm học 2013-2014 còn khoảng
14,8 triệu trong khi đó lượng giáo viên năm học 1995-1996 là 492.000 người đến năm
học 2013-2014 là 855.000 người. Số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT cho biết, đến thời
điểm hiện nay, cả nước đang thừa khoảng 35.000 giáo viên bậc THCS và THPT.

9


Không thể dự báo nhu cầu nhân lực của nền kinh tế chưa hẳn là lỗi của riêng ngành
Giáo dục, tuy nhiên trong nội bộ ngành cũng không dự báo được nhu cầu giáo viên thì
đó chỉ có thể là sự yếu kém của đội ngũ chuyên viên nghiên cứu. Từ những phân tích

trên đây, có thể thấy nguyên nhân của các nguyên nhân nằm ở con người, ở đội ngũ
lãnh đạo, chuyên viên ngành Giáo dục. Không ít cán bộ có vấn đề cả về chuyên môn,
nghiệp vụ lẫn tâm đức đang khiến Giáo dục trở thành nỗi bức xúc của toàn xã hội. Có
thể vấn đề của ngành Giáo dục cũng là vấn đề của các ngành khác, dù tồn tại “một bộ
phận không nhỏ cán bộ thoái hóa, biến chất, cục bộ, tham nhũng…” nhưng vẫn không
biết “nằm ở đâu”. Như vậy, nếu không thay đổi cách thức chỉ đạo, điều hành, không
thay đổi các cá nhân chịu trách nhiệm, khó mà có thể đưa giáo dục thoát khỏi tình
trạng tụt hậu.
2.MÔ HÌNH CẢI CÁCH:
Xuất phát từ thực trạng giáo dục của Việt Nam hiện nay và các mục tiêu cải cách
giáo dục đã được đề cập ở trên. Với triết lý giáo dục: học để làm, đề cao tính sáng tạo
và tôn trọng sự đa dạng trong giáo dục. Nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình cải cách
giáo dục theo hướng khoa học và từng bước, những cải cách được đề cập trước sẽ làm
tiền đề và định hướng cho những cải cách được đề cập sau.

2. Cải cách giáo dục ở bậc mẫu giáo và tiểu học là trọng tâm.
2.1. Cải cách giáo dục ở bậc mẫu giáo và tiểu học là trọng tâm của mô hình cải
cách giáo dục:
Để lý giải cho việc này xin tạm so sánh hình ảnh giáo dục với hình ảnh của một
cái cây và việc xây dựng một cây nhà. Một cái cây khỏe mạnh và vươn cao thì cần một
cái gốc to lớn với bộ rễ dài bám sâu vào lòng đất để hút lấy nước và chất dinh dưỡng,
muốn xây một một căn nhà vững chải thì người ta cần xây dựng một bộ móng vững
chắc. Một nền giao dục bền vững và khỏe mạnh cũng như vậy, giáo dục mẫu giáo và
tiểu học là cái gốc, cái nền tảng cho sự phát triển của toàn bộ nền giáo dục bởi một con
người được tiếp xúc đầu tiên với nền giáo dục là ở hai bậc giáo dục này.
Mặt khác trong tình hình giáo dục ở đất nước ta hiện nay, việc cải cách ở hai bậc
này là khả thi nhất bởi nó không chịu quá nhiều sự ảnh hưởng từ hệ thống giáo dục cũ,

10



không dẫn đến tình trạng một học sinh chịu sự ảnh hưởng của cả hai hệ thống giáo dục
cũ và mới và làm cho việc tiếp nhận hệ thống giáo dục mới trở nên dễ dàng hơn. Bên
cạnh đó, việc lựa chọn cải cách từ hai bậc này giúp cho việc áp dụng hệ thống giáo dục
mới trở nên dễ dàng và hoàn thiện hơn, theo đúng quy trình của tự nhiên là thay đổi,
phát triển từ thấp lên cao, từ gốc đến ngọn. Như vậy việc cải cách giáo dục mới thực
sự khoa học, hợp lý và toàn diện.
2.2 Cải cách giáo dục ở mẫu giáo, tiểu học để trẻ được phát triển một cách tự
nhiên và phát triển nhân cách của bản thân:
Mục đích của giáo dục là để đào tạo những con người cho xã hội. Một con người
muốn có ích cho xã hội thì người đó phải có một nhân cách tốt và phải làm được việc
cho xã hội. Và cả hai yêu cầu trên muốn thực hiện được thì phải phụ thuộc vào nền
giáo dục.
a. Những cải cách ở mẫu giáo:
- Nhân cách của con người được hình thành từ rất sớm, trẻ em học mọi thứ thông
qua những người mà các em tiếp xúc trong cuộc sống thường ngày. Đây là một hành
vi hoàn toàn bình thường ở trẻ em, và đối với trẻ em trong thời đại hiện nay thì môi
trường các em được tiếp xúc nhiều nhất ở độ tuổi của các em là trường học và trường
mẫu giáo là sự tiếp xúc đầu tiên của các em với giáo dục. Sự tác động của giáo dục ở
môi trường mẫu giáo lên các em là rất lớn, vì vậy việc chú trọng hình thành và phát
triển nhân cách cho các em là rất quan trọng. Và quan trọng hơn khi nền giáo dục hiện
nay của chúng ta vẫn còn quá chú trọng vào kiến thức mà lơ là việc giáo dục nhân
cách cho trẻ em. Hay nói cách khác chúng ta đã đi sai một phần trong việc giáo dục
nhân cách một cách quá hình thức, thông qua sách đạo đức.v.v..
- Khoa học đã chứng minh được ở độ tuổi của trẻ em việc hình thành nhân cách
không chỉ bởi lời nói đơn thuần của người lớn mà còn thông qua việc bắt chước các
hành vi của những người xung quanh. Vậy phải giáo dục nhân cách một cách thế nào
mới hiệu quả? Cách giáo dục nhân cách cho trẻ của nước Nhật, một nước với nền văn
hóa có nhiều điểm chung với nước ta là một ví dụ đáng học hỏi:


11


“Cách người Nhật giáo dục trẻ em” 2
Học không chỉ là trên sách vở
Điều đầu tiên khiến tôi rất ngạc nhiên là phương pháp dạy học ở các trường
mầm non của Nhật Bản.
Để giúp trẻ có tình yêu thương với động vật, cô giáo không nói “các em phải biết
yêu thương động vật”, mà họ cho các bé tự nuôi và chăm sóc một loại động vật gì đó
như: gà, chuột lang, thỏ, rùa, thậm chí là cả giun đất… mỗi một nhóm từ 4 – 5 em sẽ
chăm sóc một con.
Qua quá trình các bé ngày ngày chăm sóc thú cưng của mình, chơi đùa, trò
chuyện, cho ăn, dọn chuồng… đặc biệt những khi thú bị ốm, tình cảm của các bé với
các loài động vật sẽ dần được hình thành. Sau đó, cô giáo chỉ cần nói rất ít về tình yêu
thương động vật mà trẻ vẫn hiểu được một cách sâu sắc.
Để giúp trẻ hiểu rằng không nên lãng phí đồ ăn, cô giáo không giảng “một hạt
thóc vàng chín hạt mồ hôi, nên các em không được lãng phí…”. Các bé được trực tiếp
trồng lúa hoặc các loại rau củ trong vườn cây hoặc bồn hoa của trường. Các bé sẽ tự
reo hạt, chăm sóc, cho tới thu hoạch, tất nhiên là vẫn dưới có giáo viên hướng dẫn
nhưng chủ yếu là các bé tự làm.
Qua đó, trẻ hiểu được để làm ra được một củ cải hoặc một củ khoai cho các bé
ăn, các bác nông dân đã vất vả như thế nào.
Chơi… là chính
Hàng ngày, các bé đến trường học từ 9h sáng cho tới 2h chiều, và hầu hết thời
gian của trẻ ở trường là để… chơi. Chỉ có 30 phút trước khi ra về là giờ hát tập thể và
nghe cô giáo kể chuyện.
Toàn bộ thời gian còn lại, các bé có thể chơi bất cứ trò gì mình thích trong
khuôn viên nhà trường. Trong trường, có rất nhiều thứ để chơi, từ trong nhà ra đến
ngoài sân, ở ngoài sân có bãi cát, xích đu, cầu trượt, dây leo… còn trong nhà có các
loại nhạc cụ, đồ chơi, gỗ, gối, gấu bông, búp bê, chăn, chiếu, băng dính, giấy màu…


2

- Bài viết: Cùng tìm hiểu xem phương pháp giáo
dục trẻ em của người Nhật có điểm gì khác với chúng ta.
12


Rất nhiều thứ để chơi, và những loại đồ chơi này đều có đặc điểm chung là giúp
trẻ phát triển trí thông minh và khả năng sáng tạo. Trẻ sẽ phải suy nghĩ, tìm tòi cách
chơi, cách kết hợp những thứ có sẵn trong lớp học hoặc ngoài sân để có được những
trò chơi thú vị.
Các bé được tự do chơi và làm thứ mình thích. Các cô giáo hoàn toàn không can
thiệp vào quá trình vui chơi của trẻ, chỉ đứng từ xa quan sát và hỗ trợ khi cần thiết.
Một nhóm đi đào đất, xây hầm, xây nhà.. . Một nhóm khác bày biện các dụng cụ và
chạy nhảy ngoài sân
Có bé chơi xích đu, nhào lộn hoặc đu xà… Có bé chơi với búp bê… Có bé chơi
đàn, đánh trống… Nhờ đó, trẻ được phát triển một cách tự nhiên, sở thích, năng khiếu,
đam mê và khả năng tiềm ẩn của từng bé sẽ dần bộc lộ và phát triển. Cô giáo sẽ ghi
chép lại những điều này và trao đổi với phụ huynh, từ đó giúp cho việc định hướng
nghề nghiệp của trẻ sau này.”
- Từ cách làm của người Nhật ta có thể thấy việc giáo dục nhân cách cho trẻ em
phải theo một hướng đi phù hợp với sự phát triển tự nhiên của các em, việc phát triển
về nhân cách của các em bên cạnh sự tác động của giáo viên còn thông qua từng hoạt
động cụ thể mà các em được trải nghiệm, được tiếp xúc. Qua đó nhân cách của các em
được hình thành một cách tự nhiên nhất. Trường học trở thành một sân chơi để đáp
ứng được nhu cầu tự nhiên của các em ở lứa tuổi này là chơi và thông qua việc chơi
mà các em tiếp thu một cách nhanh chóng nhất.
- Như vậy, để thay cải cách giáo dục về ở bậc mẫu giáo ở nước ta cần thực hiện
những công việc sau:

+ Thay đổi tính chất của trường mẫu giáo vốn được hiểu theo cách hiện nay là
một nơi giữ trẻ thay cho phụ huynh khi đi làm.
+ Đồng thời bãi bỏ ngay việc bắt các em phải học trước các môn học ở tiểu học
như toán, tiếng việt bởi đây là nhiệm vụ của bậc tiểu học, việc dạy trước cho các em sẽ
khiến việc đào tạo ở bậc tiểu học trở nên thừa. Một điều quan trọng nửa là việc dạy
trước khi vào tiểu học đôi khi không phù hợp đối với mức độ nhận thức của các em lúc
này khi não bộ của một số trẻ chưa phát triển đến mức phù hợp để học những kiến
thức này, điều đó dễ dẫn đến tình trạng không tiếp thu được kiến thức và dần trở nên
sợ việc học.

13


+ Môi trường mẫu giáo cần phải là môi trường giúp cho các em trên con đường
hoàn thiện về nhân cách, rèn cho các em tính kỷ luật và trách nhiệm. Bên cạnh đó môi
trường mẫu giáo còn là nơi dạy cho các em cách chăm sóc chính bản thân mình như
các kỹ năng gấp áo quần, sắp xếp đồ vật, dọn dẹp .v.v. Đồng thời đây phải là môi
trường tạo điều kiện cho các em được tham gia các hoạt động ngoại khóa, thể thao,
văn nghệ nhằm tạo cho các em có được thật nhiều trải nghiệm khác nhau.
b. Về những cải cách ở bậc Tiểu học:
- Tiểu học là nơi các em học sinh thực sự được tiếp xúc với những kiến thức cơ
bản đầu tiên. Đây cũng là khoảng thời gian thông thường các em sẽ bộc lộ được những
khả năng của bản thân mình.
- Vậy muốn cải cách thì trước tiên hệ thống giáo dục ở bậc tiểu học cần phải có
sự định hình lại triết lý giáo dục của mình và xác định lại nhiệm vụ của mình trong
giai đoạn này. Đó là phải tôn trọng sự đa dạng trong khả năng của con người và giáo
dục là để phát triển khả năng của mỗi người thêm vào đó phải mang tính truyền cảm
hứng cho người học chứ không phải quy tất cả về một tiêu chuẩn chung để đánh giá
như trong hệ thống giáo dục hiện tại của Việt Nam. Ở khía cạnh này hãy tham khảo
triết lý tiến bộ của nền giáo dục Phần Lan:

3

“Triết lý cơ bản của nền giáo dục Phần Lan là niềm tin vào khả năng của con

người. Những người làm chính sách giáo dục của Phần Lan tin rằng bất kỳ ai cũng
mang trong mình những giá trị có thể đóng góp cho xã hội. Mục đích của giáo dục,
không phải là đưa con người vào một khung khổ, mà là giúp học viên phát hiện và
phát huy tố chất vốn có của bản thân. Do đó trường học là nơi rất bình đẳng, mọi học
sinh đều hưởng những cơ hội ngang nhau, để trẻ tự do phát triển cá tính, nguyện vọng
và tài năng.”
- Bên cạnh việc cải cách trong triết lí giáo dục, mục đích giáo dục thì việc thay
đổi chương trình giảng dạy là vô cùng cần thiết bởi sự đổi mới về tư duy giáo dục mà
3

– Bài viết:

Finnishing School - How an anti--Tiger Mother approach to education helps Finland
turn out a better-than-average workforce – Tác giả: Joshua Levine - Tờ Time ngày
11/4/2011.

14


không đi kèm với chương trình giáo dục sẽ thật vô nghĩa. Chương trình giáo dục cải
cách sẽ bao gồm 3 nội dung chính đó là:
+ Những kiến thức nền tảng cơ bản nhất về tự nhiên và xã hội;
+ Các kỹ năng sống cần thiết và các kỹ năng để phát triển bản thân;
+ Giáo dục về thể chất và nghệ thuật.
- Về những kiến thức cơ bản:
Những kiến thức được giảng dạy là những kiến thức cơ bản, kiến thức gốc, kiến

thức nền tảng để các em có thể tiếp nhận được một cách thoải mái, không gò bó.
Những kiến thức này nhằm xây dựng một nền tảng kiến thức phổ cập nhất định ở
các em, trong đó mục tiêu của bậc giáo dục ở bậc tiểu học là sau khi hoàn thành các
em có thể đọc thông, viết thạo, biết làm những phép tính cơ bản như cộng, trừ, nhân,
chia.
Sau khi hoàn thiện được những kỹ năng, kiến thức cơ bản này. Học sinh sẽ được
tiếp xúc với các kiến thức cơ bản về xã hội và tự nhiên. Để học sinh tiếp nhận một
cách dễ dàng và đạt hiệu quả, giáo viên phải cho học sinh được tiếp cận những kiến
thức này trên thực tế. Ví dụ đối với các kiến thức về xã hội thì giáo viên có thể cho học
sinh tiếp cận thông qua việc tham quan các bảo tàng, đến trực tiếp các địa điểm địa
lý.v.v.. Hay như đối với các kiến thức tự nhiên, giáo viên sẽ cho học sinh trực tiếp
quan sát các hiện tượng để từ đó tự mỗi học sinh rút ra kết luận và giáo viên là người
tổng kết lại cuối cùng.
Tuy nhiên cần chú ý tới việc để học sinh tiếp cận những vấn đề này ở mức độ tìm
hiểu sơ lược về vấn đề. Tuyệt đối không được bắt học sinh tìm hiểu chuyên sâu hay
phải học thuộc những định nghĩa, khái niệm khô khan. Việc cho học sinh biết được
những kiến thức này nhằm khơi gợi sự tò mò, yêu thích tìm hiểu về những gì diễn ra
xung quanh mình. Những kiến thức được đưa vào quá trình giảng dạy nên là những
kiến thức gần gũi nhất và diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của học sinh.
Về vấn đề giáo dục đạo đức và văn hóa, cần cho học sinh tiếp cận những vấn đề
này một cách nhẹ nhàng thông qua các câu chuyện cổ tích, câu chuyện dân gian trong
và ngoài nước. Từ những câu chuyện này giáo viên sẽ gợi mở cho học sinh chia làm
các nhóm thảo luận với nhau , sau đó các nhóm sẽ nêu ra ý kiến, cảm nhận của mình
và nhiệm vụ của giáo viên là tổng kết lại ý kiến và giảng giải các vấn đề. Tiếp theo,

15


học sinh sẽ được giáo viên hướng dẫn cách viết ra những suy nghĩ của mình về vấn đề
được nêu ra và trình bày nó.

Trong chương trình cải cách này cũng nhận thấy việc cần thiết đối với việc bỏ
môn đạo đức hay giáo dục công dân vì việc giáo dục về đạo đức và giáo dục công dân
đã được lồng ghép trong kiến thức của các môn học khác và trong quá trình học tập
hàng ngày của trẻ.
Ở độ tuổi này cũng là độ tuổi cần cho trẻ được tiếp xúc với ngoại ngữ, nhưng cần
tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với các ngoại ngữ khác nhau thông qua việc mỗi
tuần dành ra một tiết để giới thiệu cho trẻ về các nền văn hóa khác nhau. Từ đó khi trẻ
được bắt đầu tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau sẽ dần khiến trẻ có đam mê về
văn hóa và đồng thời là ngôn ngữ của nền văn hóa đó. Một khi đã yêu thích thì thúc
đẩy các em tìm hiểu và sinh ra nhu cầu muốn học ngôn ngữ của nền văn hóa mà các
em yêu thích. Tuy nhiên muốn làm được điều này cần một quá trình lâu dài và cần một
đội ngũ giáo viên có kiến thức về từng loại ngôn ngữ hùng hậu. Như vậy trong tình
hình hiện nay cần giới hạn lại và cho các em tiếp xúc, tìm hiểu về các nền văn hóa và
ngôn ngữ phổ biến. Kết hợp với đó là việc giảng dạy những ngoại ngữ này. Việc dạy
các ngôn ngữ này nên kết hợp với các trung tâm giáo dục bên ngoài để giảm tải cho
giáo viên.
- Về việc dạy các kỹ năng sống và kỹ năng phát triển bản thân:
Với mục đích đào tạo để trẻ có những kỹ năng cần thiết trong quá trình hoàn
thiện bản thân mình đồng thời áp dụng những kỹ năng này vào đời sống, công việc
hàng ngày thì việc dạy kỹ năng sống cần:
Việc dạy về những kỹ năng này cần nói không với việc dạy lý thuyết mà không
có thực hành. Đồng thời là sự kết hợp giữa việc học các kỹ năng này là các hoạt động
ngoại khóa và có sự ứng dụng vào các tình huống trên thực tế. Tuy nhiên, các kỹ năng
này phải phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Điều quan trọng nhất là việc dạy các
kỹ năng này phải đảm bảo được sự an toàn cho học sinh.
Các kỹ năng để phát triển bản thân như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ
năng xử lý các vấn đề .v.v.. không những được áp dụng trong các buổi ngoại khóa mà
còn cần tạo điều kiện cho các em có thể lồng ghép trong các môn học về kiến thức cơ
bản ví dụ như: khi trẻ được yêu cầu làm việc theo nhóm, nói lên quan điểm của mình.


16


- Về việc giáo dục thể chất và nghệ thuật:
Đối với việc giáo dục thể chất là bắt buộc đối với toàn bộ học sinh nhưng phải để
các em tự lựa chọn môn thể thao mà mình cảm thấy ưa thích, thú vị và phù hợp với các
em. Không được ép buộc các em phải học những môn thể thao mà các em không thích.
Đối với những em chưa có sự lựa chọn thì giáo viên căn cứ vào hồ sơ của những em
học sinh đó từ mẫu giáo mà có sự định hướng phù hợp nhất cho các em rèn luyện.
Tương tự đối với hoạt động nghệ thuật, cần phát huy tính sáng tạo tự do của các
em trong lĩnh vực này và giáo viên phụ trách hoạt động này không được quyền phán
xét các em mà chỉ có quyền đưa ra các gợi ý. Mặt khác việc làm phong phú nội dung
các bộ môn nghệ thuật là hết sức cần thiết, bên cạnh âm nhạc và mỹ thuật, cần phải
thêm các bộ môn khác như múa, diễn kịch, thơ.v.v.. Tạo điều kiện tối đa cho học sinh
được phát huy tài năng của mình.
Một vấn đề quan trọng khác là học sinh được quyền đổi môn khi cảm thấy không
phù hợp hoặc muốn trải nghiệm nhiều hơn.
- Thông qua giáo dục thay đổi quan điểm về cách nhìn nhận các công việc trong
xã hội:
Bên cạnh 3 nội dung chính của hệ thống giáo dục ở tiểu học thì giáo dục tiểu học
cần phải cho học sinh được tiếp xúc với các ngành nghề khác nhau trong xã hội, tạo ra
các chương trình cho học sinh vừa có cơ hội tiếp cận các ngành nghề này một cách
phù hợp với các em theo xu hướng vừa chơi, vừa học
Đồng thời giáo viên phải thông qua các hoạt động này giúp cho học sinh hiểu rõ
tầm quan trọng của từng công việc đối với xã hội và nêu cao tinh thần: Mọi công việc
có ích cho xã hội đều cao quý và xứng đáng nhận được sự kính trọng. Không có công
việc nào là thấp hèn.
- Cải cách về phương pháp giảng dạy: Triết lí đúng, chương trình hay nhưng
phương pháp dạy không đúng thì công cuộc cải cách cũng sẽ không đem lại kết quả.
Giáo dục phải có những phương pháp giảng dạy đúng đắn thì mới đem lại hiệu quả.

Mà trước tiên giáo dục tiểu học nói chung và giáo dục nói riêng phải có sự thay đổi đó
là chuyển từ phương pháp dạy để thi sang phương pháp dạy để học, dạy cách học và
gợi mở cho học sinh cảm hứng học.
Dưới đây là một ví dụ về phương pháp giảng dạy của Phần Lan:

17


"It's a different way of conceptualizing math when you do it this way instead of
using pen and paper, and it goes straight to the brain," 4says Veli-Matti Harjula, who
teaches the same group of children straight through from third to sixth grade.
Educators in Sweden, not Finland, came up with the concept of "outside math," but
Harjula didn't have to get anybody's approval to borrow it. He can pretty much do
whatever he wants, provided that his students meet the very general objectives of the
core curriculum set by Finland's National Board of Education. For math, the latest
national core curriculum runs just under 10 pages (up from 3½ pages for the previous
core curriculum).
(4) Lấy một tiết học Toán ở trường Kallahti ngoại ô Helsinki làm ví dụ.
Những đứa trẻ 9 tuổi ngồi tựa lưng vào nhau trên sân trường dùng những que củi nhỏ,
quả thông, hòn đá và trái cây để xếp thành các dạng hình học mà giáo viên yêu cầu.
“Tác giả” của những “tác phẩm sắp đặt” này sẽ mô tả trước lớp bằng những thuật
ngữ toán hình học để các bạn trong lớp cùng hiểu rõ. Veli-Matti Harjula, giáo viên
của Trường, cho biết chương trình học rất nhẹ, giáo án môn Toán mà Bộ Giáo dục
Phần Lan áp dụng cho cả nước chỉ dài chưa đến 10 trang giấy A4.
Bên cạnh đó cần nhìn nhận rằng không có một phương pháp giảng dạy nào là
phù hợp hết đối với tất cả học sinh. Một phương pháp giảng dạy có thể hay đối với học
sinh này nhưng hoàn toàn có thể trở nên dở đối với học sinh kia. Vì vậy cần trao cho
giáo viên được quyền tự do lựa chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp nhất với
từng học sinh của mình. Giống như ở Phần Lan:
5


“…chính sách giáo dục Phần Lan cũng tin rằng mỗi nhà trường đều có phương

pháp phù hợp riêng và mỗi giáo viên cũng có cách riêng để dạy học trò của mình một
4

– Bài viết:

Finnishing School - How an anti--Tiger Mother approach to education helps Finland
turn out a better-than-average workforce – Tác giả: Joshua Levine - Tờ Time ngày
11/4/2011.
5

- Bài viết:

Dạy trẻ sáng tạo theo phương pháp giáo dục của Phần Lan.

18


cách tốt nhất. Thế nên chính sách giáo dục không khắt khe về mặt quy định nội dung,
phương pháp hay áp đặt yêu cầu ngặt nghèo với thầy, cô giáo. Thay vào đó, Quốc hội
thiết lập những nguyên tắc cơ bản của chính sách giáo dục. Nhiệm vụ của chính phủ
là cung cấp kinh phí cho các trường học và thông qua Bộ Giáo dục ban hành những
chính sách về giáo dục. Ban Giáo dục Quốc gia tổ chức vạch ra chương trình giáo
dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cung cấp các dịch vụ liên quan. Nhìn chung, cũng
như vai trò của giáo viên đối với học sinh, vai trò của nhà nước đối với ngành giáo
dục là hướng dẫn và hỗ trợ hơn là cai quản.”
Mục tiêu của mô hình cải cách này còn hướng tới việc gợi mở cho các em niềm
đam mê học hỏi và sáng tạo nên cần phải tạo điều kiện hết sức cho các em được học

kiến thức một cách gián tiếp thông qua các hoạt động bên ngoài, kích thích sự tò mò
của các em để các em có thể tự đi tìm hiểu các vấn đề mà các em yêu thích. Việc gợi
mở ở đây không chỉ dừng lại ở các hoạt động ngoại khóa như đi dã ngoại, đi căm trại
hay thăm quan bảo tàng như cách hiểu thông thường. Việc gợi mở cho các em còn
phải mở rộng ra như cho các em được trải nghiệm mô phỏng một số công việc ngoài
xã hội như cho các em một ngày làm một người nông dân, bác sĩ, kỹ sư, đầu bếp, giáo
viên.v.v. Cho các em tiếp xúc với những công việc này sẽ làm cho các em dần tự định
hình được xu hướng phát triển bản thân và niềm yêu thích nghề nghiệp tương lai cho
chính bản thân mình.
Ngoài ra, những giáo viên còn có thể áp dụng các phương pháp hiện đại cho
những môn học vốn bị coi là khô khan nhàm chán như lịch sử. Một dân tộc không thể
phát triển đúng đắn được nếu không biết được lịch sử của dân tộc mình, quên đi mình
là ai. Hay nói cách khác, một nhiệm vụ nửa của nền giáo dục tiểu học là cần định hình
trong các em tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước thông qua lịch sử.
Nhưng không có nghĩa là bắt các em phải ngồi trong những lớp học truyền thống,
nhồi nhét trong đầu các em hàng đống kiến thức sách vở vô hồn hay những con số dài
vô tận và đôi khi là vô nghĩa đói với các em. Ở độ tuổi các em không thể tiếp nhận nổi
những kiến thức mang tính hàn lâm như vậy. Muốn cho các em hiểu được lịch sử thì
cần cho các em tiếp cận với lịch sử thông qua những câu chuyện lịch sử hấp dẫn,
thông qua những tranh ảnh sinh động hay những đoạn video hoạt hình về lịch sử. Lịch
sử phải đến với các em một cách gần gũi và thân thiện nhất và mỗi giờ học lịch sử đem

19


đến cho các em những bài học không chỉ về kiến thức thông thường mà còn là những
bài học đạo đức. Nghĩa là việc giáo dục về lịch sử trong thời kỳ này sẽ mang tính chất
cho các em những hiểu biết chung, đơn giản và kích thích trí tò mò tự tìm hiểu của các
em.
c. Cải cách về môi trường học tập ở bậc giáo dục mầm non và tiểu học:

Việc tổ chức môi trường học tập theo kiểu quân đội hay hành chính, hoặc công ty
là việc tổ chức môi trường không hợp lý ở độ tuổi các em. Cần tạo ra một môi trường
giáo dục thực sự bình đẳng, nghĩa là phải bãi bỏ cách tổ chức theo kiểu lớp trưởng, lớp
phó, tổ trưởng như ở các lớp học của chúng ta hiện nay. Bởi chỉ khi trong một môi
trường giáo dục bình đẳng, các em học sinh cảm thấy được mình đều có vai trò quan
trọng trong lớp, không hơn, không thua ai thì các em mới có đủ tự tin để phát huy tối
đa tiềm lực của mình. Đồng thời tạo cho các em tính trách nhiệm trong việc quản lý
lớp, nghĩa là các em ai cũng có trách nhiệm quản lý và phát triển tập thể của mình, có
quyền tự do đề xuất ý kiến chứ không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ ai.
Vì vậy cần hướng tới một mô hình dân chủ trong lớp học, không có lớp trưởng –
lớp phó, mà trách nhiệm quản lý chung sẽ thuộc về toàn bộ học sinh trong lớp. Và khi
có công việc, hoạt động trong lớp thì giáo viên sẽ là người hướng dẫn cho học sinh
thảo luận các vấn đề chung với nhau, trong quá trình thảo luận là lúc áp dụng các kỹ
năng được đề cập ở trên. Sau khi thảo luận xong, học sinh sẽ thống nhất với nhau cùng
bầu chọn ra một bạn làm Phát ngôn viên đề xuất các ý kiến của mình lên cho giáo
viên. Phát ngôn viên của mỗi lần phải là một người khác nhau và không được lặp lại.
Giáo viên có nhiệm vụ xem xét và cho ý kiến, quan điểm của mình, còn việc quyết
định thực hiện vẫn ở học sinh.
2.3. Cải cách giáo dục ở mầm non, tiểu học hướng đến học sinh, theo dõi và nắm bắt
sự phát triển của học sinh. Đánh giá học sinh thông qua sự phát triển của cá nhân chứ
không thông qua thành tích:
- Để giáo dục một học sinh và giúp cho học sinh phát triển tối đa năng lực của
mình thì cần phải có sự theo dõi, nắm bắt sự phát triển qua từng giai đoạn của các em
thông qua các số liệu để dựa vào đó có chiến lược phát triển các em một cách phù hợp.
Để làm được điều này cần phải hội tụ hai điều kiện sau:

20


a. Thay đổi trong cách đánh giá học sinh:

Trước đây cũng như hiện nay việc đi theo hệ thống đánh giá học sinh theo điểm
số vô tình dẫn đến tình trạng chạy theo thành tích, cạnh tranh một cách vô cùng gay
gắt với nhau. Làm động lực cho sự so bì giữa học sinh, phụ huynh và giáo viên, tạo ra
những tiêu cực cho xã hội. Tuy nhiên đây không phải đây là tình trạng riêng của nước
ta mà là còn là tình trạng chung của các nền giáo dục trong khu vực.
“6Các phụ huynh Á Đông lo chuyện học tập của con với tư duy không để con
thua kém ngay từ vạch xuất phát, chỉ lo đưa con vào học trường nổi tiếng, bắt con học
kiểu nhồi vịt khi chúng còn bé tẹo. Người ta quá say sưa với những cuộc thi kiến thức,
buộc tâm hồn trong trắng thơ ngây của lũ trẻ phải nhồi nhét bao nhiêu kiến thức thế
gian người lớn từ cổ Hy Lạp tới hậu hiện đại mà chẳng biết có trau dồi được chút đầu
óc sáng tạo nào cho chúng hay không. Cha mẹ đua nhau dạy con từ khi còn là bào
thai, đưa con vào lớp năng khiếu từ tuổi mẫu giáo, thi HS giỏi, thi Olympic, học thêm,
học hè. Tư duy ấy làm họ hao tổn công của, chỉ làm mồi cho bao kẻ cơ hội vớ bẫm
bằng cách mở các trường lớp nhắm vào nhu cầu của họ. Cả xã hội lao vào thi cử, học
để mà thi, cho nên học vẹt chứ không phải học để có năng lực sáng tạo. HS chấp nhận
mọi kiến thức được dạy mà không dám nghi ngờ, phản biện.
Cần phải thấy quan niệm không để con em thua kém ngay từ vạch xuất phát là có hại
cho sự trưởng thành của trẻ em. Mục đích của giáo dục phổ thông là trau dồi luân lý
đạo đức, gợi mở tri thức. Một nền giáo dục quá chú trọng điểm số và cạnh tranh sẽ chỉ
làm tổn thương trí tuệ và tâm hồn thuần khiết của trẻ em. Thật đáng thương những
đứa trẻ thơ ngây hết cặm cụi học ở trường lại vùi đầu làm bài tập ở nhà, không còn
thời gian rảnh rỗi, lúc nào cũng sống trong sức ép căng thẳng do người lớn tạo ra.
Học tập đáng lẽ là niềm vui lại trở thành gánh nặng, thành nỗi lo âu, thâm chí sợ hãi
của chúng. Điều đó không thể không ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lý bình
thường của trẻ.”

6

- Bài


viết: Giáo dục châu Á vẫn nặng nề với cái cặp quá khổ - Tác giả: M Kim – Theo nguồn:
Năng lượng mới – Báo Petro ngày 28/7/2015.

21


Chính vì thực trạng nêu trên mà muốn cuộc cải cách có hiệu quả, nền giáo dục
của chúng ta phải thay đổi cách đánh giá học sinh. Mà trước tiên là cần bãi bỏ cách
đánh giá học sinh theo xếp hạng, thang điểm. Giáo dục là để dạy cho học sinh cách
học và phát triển bản thân học sinh chứ không phải là một cuộc thi thố mà cần phải có
sự xếp hạng.
Thay đổi cách đánh giá học sinh cần theo hướng đánh giá sự phát triển của học
sinh qua từng giai đoạn. Quan sát và ghi nhận những sự tiến bộ theo thời gian của học
sinh. Theo dõi những thay đổi trong suy nghĩ và hành vi của các em. Từ đó tổng hợp
thành một cơ sở dữ liệu để giáo viên, gia đình và nhà trường có những giải pháp phù
hợp để phát triển ưu điểm và khắc phục nhược điểm của em.
Vẫn sẽ có thang điểm để đánh giá theo chữ số nhưng thang điểm này là thang
điểm đánh giá độ tiến bộ của các em chứ không phải thang điểm đánh giá khả năng
học sinh như trong hệ thống giáo dục hiện tại. Thang điểm này sẽ dựa theo bảng chữ
cái alphabet, từ A- F tương ứng với độ phát triển của các em. Và thang điểm này sẽ
được giáo viên giữ kín và lưu vào hồ sơ học sinh để báo cáo với gia đình nhằm hợp tác
với gia đình trong việc giáo dục học sinh.
Bên cạnh thang điểm đánh giá độ phát triển của học sinh cần thêm một bảng
đánh giá sự thay đổi trong tâm sinh lý của các em. Đây là một đề xuất phù hợp để bổ
trợ thêm cho việc giáo dục các em vì trong độ tuổi này nhất là từ lớp 4 lên lớp 5, lớp 6
là độ tuổi có những thay đổi trong tâm lý của các em rất lớn.
Đồng thời, để việc đánh giá học sinh được chính xác thì việc đánh giá học sinh
phải thông qua cả quá trình học tập chứ không phải chỉ thông qua kết quả thi cử như
trong hệ thống giáo dục hiện tại. Để thực hiện được điều này cần phải cải cách lại toàn
bộ hệ thống thi cử cho phù hợp với mô hình này. Việc thi cử quá nhiều như hiện nay

khiến cho học sinh thì cảm thấy quá áp lực còn giáo viên thì không đủ thời gian để
truyền tải kiến thức cho học sinh vì phải liên tục bắt học sinh ôn thi. Với hệ thống thi
cử như vậy sẽ không thể đánh giá đúng năng lực học sinh. Những cải cách về hệ thống
thi cử như thế nào sẽ được đề cập ở phần ….
b. Thay đổi trong cách tổ chức lớp học:
Một lớp học quá ít học sinh thì sẽ không tạo cho các em được tính cộng đồng,
nhưng một lớp học quá đông lại khiến cho công tác quản lý, quan tâm, theo dõi học

22


sinh trở nên vô cùng khó khăn và không đạt được hiệu quả. Đồng thời với việc thay
đổi liên tục giáo viên chủ nhiệm qua từng năm như hiện nay cũng gây khó khăn cho
việc đánh giá đúng đắn sự phát triển của học sinh qua các giai đoạn khác nhau, từ đó
không thể giúp các em phát huy được tiềm năng của mình hiệu quả đồng thời khó nắm
bắt được những sự thay đổi trong tâm sinh lý của các em.
Chính vì vậy việc thay đổi lại cách tổ chức lớp học là hết sức cần thiết để phù
hợp với quá trình cải cách giáo dục.
Trước tiên là ở số lượng học sinh trong một lớp học nên giới hạn ở con số từ 18
đến 20 em học sinh một lớp để các em có sự tương tác với nhau một cách đa dạng và
giáo viên có thể theo dõi, quan sát và chăm sóc được các em.
Đồng thời về mặt giáo viên, trong một lớp nên có 2 giáo viên để có thể có sự
tương tác, quản lý, theo dõi và định hướng chung một cách hiệu quả đối với học sinh.
Những giáo viên này sẽ đồng hành cùng các em từ lớp 1 đến lớp 5, như vậy giáo viên
sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc tiếp xúc với các học sinh của mình, nắm bắt được
tâm lý, sở thích, nguyện vọng của học sinh. Việc gắn kết với học sinh trong suốt 5 năm
tiểu học cũng tạo mối liên kết giữa giáo viên và học sinh và giảm khoảng cách. Giáo
viên sẽ có cơ hội trở thành người thân và làm bạn được với học sinh. Tất cả những
điều đó tạo ra cơ sở, điều kiện tốt nhất cho việc tìm ra phương án phù hợp nhằm phát
huy tiềm năng của từng học sinh.

Bên cạnh đó việc phân bố giờ giấc trong một ngày cho phù hợp với việc đào tạo
cũng rất quan trọng. Nên sắp xếp, phân bố thời gian biểu xen kẽ giữa học văn hóa,
kiến thức với các tiết học kỹ năng sống. Cần phân bố thời gian cho việc học các tiết
học văn hóa, kiến thức và kỹ năng sống vào buổi sang và các tiết học về các hoạt động
thể thao, nghệ thuật sẽ được phân bố vào buổi chiều. Sau khi lịch học kết thúc trong
ngày, thời gian còn lại học sinh được về lớp và tham gia các hoạt động vui chơi với
bạn bè trong lớp.
Đồng thời căn cứ vào tình hình ở Việt Nam hiện tại, các bậc phụ huynh trong xã
hội Việt Nam, đang chịu áp lực của công việc, không có thời gian cho việc chăm sóc,
đưa đón con cái. Nên mô hình cũng đề xuất việc thay đổi về giờ giấc, thời gian biểu
học tập dời giờ tan trường từ 16h lên 17h. Sau 17h những phụ huynh có nhu cầu sẽ

23


đăng ký cho con mình ở lại trường vui chơi với bạn bè, giáo viên cho đến khi phụ
huynh đến đón.
c. Thay đổi trong cách đánh giá hiệu quả của giáo viên, của các trường học:
Trong mô hình cải cách này việc so sánh giữa các trường là không cần thiết,
tương tự đối với việc so sánh hiệu quả giữa các giáo viên. Trong hệ thống này, việc đặt
lòng tin vào giáo viên và trường học là hết sức quan trọng. Dĩ nhiên niềm tin này là
niềm tin hoàn toàn có cơ sở khi dựa trên những cải cách về việc đào tạo giáo viên,
nâng cao chất lượng cơ sở vật chất.v.v.
“ Ngành giáo dục không làm cái việc đánh giá, xếp hạng chất lượng các trường.
Nhờ thế tất cả giáo viên đều rất tự tin, ai cũng tự hào về trường mình. Họ giải thích:
Nếu thầy cô còn coi thường trường mình thì HS sao có thể tin vào nhà trường?
GS Sahlberg nói: “Rất nhiều quốc gia tiến hành cải cách giáo dục xuất phát từ mặt
hành chính, thậm chí tham khảo giới kinh doanh, đưa phương thức vận hành công ty
vào áp dụng trong trường học, lập chế độ thưởng phạt. Cách làm như thế là không
đúng. Chúng ta đều biết, trừ khi nhà trường có giáo viên giỏi, trừ khi chúng ta luôn

đào tạo chuyên môn cho giáo viên và giúp đỡ họ, trừ khi xã hội biết tôn trọng giáo
viên, nếu không thì cải cách giáo dục sẽ không thể thành công”.
Tuy nhiên việc không đánh giá hiệu quả giữa các giáo viên, các trường không
đồng nghĩa với việc xóa đi tính cạnh tranh để phát triển trong giáo dục. Mỗi năm các
trường học trong hệ thống cải cách này sẽ có những cuộc thi về văn hóa, văn nghê, thể
dục thể thao, kỹ năng và kiến thức với nhau. Những cuộc thi này bên cạnh việc tạo
môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các trường với nhau còn là nơi để các trường
giao lưu, trao đổi và học tập cách giảng dạy của nhau. Tương tự là các cuộc thi giữa
các lớp trong một trường với nhau.
2.4. Cải cách giáo dục ở mầm non và tiểu học cần phải đồng thời với việc bãi bỏ
tình trạng dạy thêm, học thêm ở cấp tiểu học:
Một nền giáo dục với những cải cách như trên sẽ không thực sự đạt được những
kết quả mong muốn nếu không có sự hợp tác, chung tay của các cơ quan nhà nước và
gia đình trong việc chống lại tình trạng dạy thêm, học thêm ở mẫu giáo và tiểu học.

24


×