Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.73 KB, 17 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Thương
Mại :
1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế:
Thanh toán quốc tế (TTQT) là sự chi trả bằng tiền (ngoại tệ) liên quan tới
hàng hoá, dịch vụ, tư bản của cá nhân, tổ chức, Chính phủ nước này đối với đối tác
của mình trên thế giới. TTQT chính là khâu cuối cùng để kết thúc một chu trình hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại thông qua các hình thức chuyển tiền hay bù trừ
trên các tài khoản tại ngân hàng.
Dưới giác độ kinh tế, các quan hệ quốc tế được chia thành hai loại : quan hệ
mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch. Do đó, thanh toán quốc tế cũng bao gồm thanh
toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch.
. Thanh toán mậu dịch.
Thanh toán mậu dịch phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hoá và dịch vụ
thương mại theo giá cả quốc tế. Thông thường, trong thanh toán mậu dịch phải có
chứng từ hàng hoá kèm theo. Các bên mua bán bị ràng buộc với nhau bởi hợp đồng
thương mại hoặc một hình thức cam kết khác (thư, điện giao dịch…). Mỗi hợp đồng
chỉ ra một mối quan hệ nhất định, nội dung hợp đồng phải qui định rõ cách thức
thanh toán dịch vụ thương mại, hàng hoá nhất định.
. Thanh toán phi mậu dịch.
Là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan đến hàng hoá cũng như lao
vụ, nó mang tính chất thương mại. Đó là chi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại
thương ở nước sở tại, chi phí về đi lại của các đoàn khách, các tổ chức hay cá nhân…
Thanh toán phi mậu dịch ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động
TTQT đặc biệt là trong hoạt động thanh toán chuyển kiều hối khi lượng kiều bào của
mỗi quốc gia ngày càng gia tăng.
Ngoài hai loại thanh toán nêu trên, trong TTQT còn có thanh toán vay nợ, viện
trợ. Thực chất loại thanh toán này cũng là thanh toán mậu dịch nhưng chỉ khác là ở
nguồn vốn. Thanh toán mậu dịch được thực hiện bằng vốn tự có, còn thanh toán vay nợ
hay viện trợ do nước ngoài cấp vốn. Ngày nay, hình thức thanh toán này chiếm một tỷ


trọng khá lớn nhất là ở các nước bắt đầu phát triển hay các nước đang phát triển để
thanh toán các khoản nợ, khoản viện trợ tới kỳ hạn hoàn trả của quốc gia.
Về cơ bản TTQT phát sinh trên cơ sở hoạt động thương mại quốc tế. Khi đề
cập đến hoạt động thương mại quốc tế là đề cập đến quan hệ mua bán, trao đổi hàng
hoá giữa các nước. TTQT là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thông
hàng hoá, do vậy nếu công tác thanh toán quốc tế được tổ chức tốt thì giá trị hàng
xuất khẩu mới được thực hiện, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.
TTQT trở thành một yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.
Thanh toán quốc tế thực sự phức tạp, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi nền
kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, tỷ giá hối đoái biến động liên tục, vì vậy yêu cầu đặt
ra cho công tác thanh toán quốc tế là đảm bảo an toàn cho các hợp đồng nhập khẩu,
các khoản doanh thu hàng xuất khẩu thu về một cách kịp thời, chính xác, an toàn.
1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Thương mại
Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang tiến
hành sự nghiệp xây dựng đất nước.Thông qua hoạt động TTQT , chúng ta có thể tận
dụng được vốn, công nghệ nước ngoài để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế đất nước hoà nhập với
nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
Hoạt động TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng
hoà dịch vụ giữa các tổ chức cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Hoạt động TTQT
của các ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó là công cụ, là cầu nối
trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên
thế giới.
Hoạt động TTQT giúp cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện
hợp đồng xuất nhập khẩu. Do vị trí địa lý của các bạn hàng thường cách xa nhau làm
hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng của người mua, của bên nợ, đồng
thời trong điều kiện thị trường thường xuyên biến động, khả năng thanh toán của bên
nợ bấp bênh, hơn nữa trong nền kinh tế thị trường tình trạng lừa đảo ngày càng tăng
nên rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng xuất hập khẩu ngày càng nhiều. Tổ chức tốt

hoạt động thanh toán quốc tế sẽ giúp các nhà xuất khẩu hạn chế được rủi ro trong quá
trình kinh doanh, nhờ đó sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.
Đối với ngân hàng thương mại, việc mở rộng thanh toán quốc tế có vị trí và
vai trò hết sức quan trọng, đây không phải là một dịch vụ thuần tuý mà còn được coi
là một dịch vụ không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó
bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác phát triển. Hoạt động thanh toán quốc tế
giúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng có nhu cầu giao dịch kinh doanh quốc
tế. Trên cơ sở đó ngân hàng phát trển được các dịch vụ như huy động vốn ngoại tệ,
đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác, nhờ đó qui
mô hoạt dộng của ngân hàng ngày càng lớn. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh đối
ngoại giúp cho ngân hàng nâng cao uy tín và ngày tạo một niềm tin vững chắc cho
khách hàng.
Tóm lại, trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, trong xu thế toàn cầu
hoá, hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần tăng thu
nhập, uy tín và khẳ năng cạnh tranh cho ngân hàng.
1.2. Thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT – phương thức thanh toán
phổ biến nhất
Trong mua bán quốc tế nhiều khi người bán và người mua ở rất xa nhau, ít
thông tin và ít tiếp xúc được với nhau nên không hoàn toàn hiểu biết và tin tưởng lẫn
nhau. Khi bán hàng, người xuất khẩu không hoàn toàn tin chắc người mua luôn sẵn
sàng trả tiền vì vậy họ mong muốn có một cam kết rằng mỗi khi đã ký hợp đồng và
giao hàng thì họ sẽ nhận được tiền. Người bán muốn đảm bảo chắc chắn, người mua
thì lại không muốn trả tiền trước khi nhận được hàng. Như đã phân tích các phương
thức thanh toán ở trên đều không đảm bảo quyền lợi công bằng cho cả người bán và
người mua. Một phương thức thanh toán quốc tế có sự tham gia trực tiếp của ngân
hàng trong quá trình thanh toán đã giải quyết được vấn đề trên. Đó chính là phương
thức tín dụng chứng từ (TDCT).
Phương thức TDCT là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng (ngân hàng
mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người mử thư tín dụng) sẽ trả một
số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi) hoặc chấp nhận hối phiếu do

người này ký phát trong phạm vi số tiền và thời gian qui định trong thư tín dụng.
Phương thức TDCT ra đời đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu quả thanh toán
quốc tế và từ đó đến nay nó trở thành phương thức thanh toán quốc tế thông dụng
nhất trong ngoại thương.
1.2.1. Các bên tham gia trong phương thức TDCT:
- Người xin mở thư tín dụng (Applicant) là người mua, người nhập khẩu hàng hoá,
hoặc là người mua uỷ thác cho một người khác.
- Người hưởng lợi thư tín dụng (beneficiary) là người bán, người xuất khẩu hay bất
cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.
- Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing Bank) là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu,
cấp tín dụng cho người nhập khẩu và đớng ra cam kết trả tiền cho người hưởng lợi
thư tín dụng khi người này xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện điều khoản
của thư tín dụng.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising Bank) là ngân hàng thông báo trực tiếp
về thư tín dụng và các giao dịch có liên quan đến thư tín dụng cho người hưởng lợi
thư tín dụng. Đây là ngân hàng chi nhánh hoặc ngân hàng đại lý của ngân hàng phát
hành và thường ở nước người xuất khẩu.
Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu người xuất khẩu, tăng mức độ an toàn cho các bên
tham gia, trong quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ ngoài 4
thành viên chủ yếu còn có sự tham gia của các thành viên sau:
- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ
cùng ngân hàng mở thư tín dụng đảm bảo trả tiền cho người xuất khẩu trong trường
hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có
thể là ngân hàng thông báo thư tín dụng hoặc ngân hàng khác do hưởng lợi chỉ định khi
họ không tin vào khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành.
- Ngân hàng hoàn trả tiền (Reimbursing Bank) là ngân hàng được ngân hàng phát
hành uỷ nhiệm để chuyển tiền trả cho người thụ hưởng. Thông thường, ngân hàng
này là ngân hàng mà ngân hàng phát hành có duy trì tài khoản tại đó.
Trong thực tế khi thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ không nhất
thiết phải có đầy đủ cả 4 ngân hàng đó tham gia mà thường chỉ có hai ngân hàng

đứng ra đảm nhận các chức năng trên.
• Mối quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia:
- Ngân hàng mở và người yêu cầu: người nhập khẩu gửi thư yêu cầu mở thư TDCT
đến ngân hàng phục vụ mình. Thông qua việc chấp nhận mở thư tín dụng ngân hàng
mở và người yêu cầu đã có mối quan hệ pháp lý. Giấy yêu cầu mở thư tín dụng chính
là văn bản pháp lý thể hiện quan hệ này. Ngân hàng có trách nhiệm đứng ra thanh
toán hộ người nhập khẩu vì vậy ngân hàng phải kiểm tra tình hình tài chính của
doanh nghiệp và đề ra mức ký quỹ nhất định nhằm giảm rủi ro của ngân hàng xuống
mức thấp nhất trong quan hệ với khách hàng.
- Ngân hàng mở và người hưởng lợi: đối với người hưởng lợi ngân hàng mở thư tín
dụng có nghĩa vụ trả tiền cho người hưởng lợi khi họ đưa ra bộ chứng từ hợp lý
ngay cả khi người hưởng lợi không có khả năng trả tiền.
- Ngân hàng thông báo và người được hưởng: Ngân hàng thông báo chỉ thực hiện
thông báo thư tín dụng mà không có một cam kết nào về thanh toán đối với tín dụng
chứng từ, vì ngân hàng thông báo và người hưởng lợi không có ràng buộc về pháp lý,
nhưng ngân hàng thông báo phải kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng và được
hưởng phí dịch vụ từ người hưởng lợi.
- Ngân hàng xác nhận và người được hưởng lợi: Với việc xác nhận thư TDCT ngân
hàng xác nhận đã cùng chụi trách nhiệm với ngân hàng phát hành trong việc hoàn
trả tiền cho người hưởng lợi. Ngân hàng xác nhận phải thanh toán hoặc chấp nhận
hối phiếu do người hưởng lợi ký phát nếu chứng từ hợp lệ được xuất trình tại ngân
hàng hoặc ngân hàng chỉ định phù hợp với điều khoản của thư tín dụng.
- Ngân hàng mở và ngân hàng xác nhận: việc một ngân hàng xác nhận cho một ngân
hàng mở thư tín dụng có nghĩa là ngân hàng xác nhận đã cấp tín dụng cho ngân
hàng mở, theo đó ngân hàng mở sẽ nhận nợ khi khoản tín dụng đó được ngân hàng
xác nhận thanh toán.
1.2.2. Nội dung của phương thức TDCT
a/ Thư tín dụng trong phương thức TDCT
Thư tín dụng (Letter of Credit- L/C) là một văn bản do ngân hàng phát hành
theo yêu cầu của người xin mở thư tín dụng (người nhập khẩu), trong đó ngân hàng

phát hành cam kết trả tiền cho người được hưởng lợi (nhà xuất khẩu) một số tiền
nhất định trong một thời gian nhất định, với điều kiện người này phải xuất trình một
bộ chứng từ phù hợp với điều khoản qui định trong văn bản đó.
Thư tín dụng có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở hợp đồng mua
bán, nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán.
• Chức năng của thư tín dụng:
- Chức năng thanh toán: Trong thanh toán quốc tế đảm bảo khả năng thanh toán là
yếu tố quan trọng và không thể thiếu được. Tín dụng chứng từ cũng có chức năng cơ
bản đó, đó là chức năng thanh toán. Được thể hiện là dùng các chứng từ, thư, điện
chuyển tiền, hối phiếu, séc để thanh toán giữa người mua và người bán.
- Chức năng đảm bảo tín dụng chứng từ: Được thể hiện qua cam kết độc lập của ngân
hàng mở thư tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán cho người xuất khẩu ngay cả
trong trường hợp người nhập khẩu không có khả năng thanh toán. Đồng thời quyền
lợi của bên nhập khẩu cũng được đảm bảo với việc ngân hàng chỉ trả tiền cho người
xuất khẩu khi đã trình bộ chứng từ phù hợp với L/C.
- Chức năng tín dụng: Khi ngân hàng mở L/C nhận được đơn xin mở L/C của người
nhập khẩu, ngân hàng có thể yêu cầu người nhập khẩu ký quỹ với mức ký quỹ từ 0%-
100% tuỳ theo quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng. Như vậy ngân hàng có thể
cho người nhập khẩu vay để ký quỹ hoặc trả tiền lãi cho số tiền ký quỹ thuộc sở hữu
của người nhập khẩu. Khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ và hối phiếu, ngân
hàng trả tiền cho người xuất khẩu nghĩa là ngân hàng cung cấp tín dụng cho người
nhập khẩu.
• Nội dung của thư tín dụng:
Thông thường một thư tín dụng bao gồm đầy đủ các nội dung sau:
- Số hiệu: tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng của nó nhằm để trao đổi
thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng, ngoài ra còn được ghi
vào các chứng từ có liên quan.
- Địa điểm mở L/C: là nơi ngân hàng mở L/Cviết cam kết trả tiền cho người xuất
khẩu. Địa điểm này có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp
nếu có xung đột pháp lý về L/C đó.

- Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người
xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cuối cùng là căn cứ để
người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện mở L/C có đúng hạn như
đã qui định trong hợp đồng không.
- Loại L/C áp dụng: tuỳ theo tính chất của hợp đồng mua bán, trong đơn đề nghị mở
thư tín dụng phải nêu rõ loại thư tín dụng cần mở. Dựa trên cơ sở này ngân hàng sẽ
phát hành đúng loại thư tín dụng đó, có thể lựa chọn L/C huỷ ngang, L/C không huỷ
ngang, L/C xác nhận.
- Số tiền của thư tín dụng: số tiền của thư tín dụng phải được ghi rõ bằng số và bằng
chữ và phải thống nhất với nhau trên đơn vị tiền tệ rõ ràng.
- Tên, địa chỉ của những người và ngân hàng có liên quan như: người yêu cầu mở thư
tín dụng; người thụ hưởng; ngân hàng phát hành; ngân hàng thông báo; ngân hàng
thanh toán; ngân hàng xác nhận (nếu có).
- Ngày hết hạn hiệu lực của L/C: từ ngày mở L/C đến ngày hết hạn L/C là thời hạn mà
ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ trình bộ chứng từ
phù hợp với L/C trong thời hạn đó.
- Thời hạn trả tiền của L/C: thời hạn trả tiền liên quan đến việc trả ngay hay trả
chậm. Thời hạn trả tiền có thể nằm ngay trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng
(trả tiền ngay), hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (trả tiền chậm).
Trong trường hợp thanh toán chậm thì qui định bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận
được bộ chứng từ hoàn chỉnh.

×