Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Xây dựng hệ thống các Câu lạc bộ, đội nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.5 MB, 16 trang )

1


MỤC LỤC
I - ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................3
II - VAI TRÒ CỦA MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ, ĐỘI NHÓM
TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ .............................................................................5
1. Mô hình đào tạo tín chỉ và các thách thức đối với công tác Đoàn thanh niên và
Hội sinh viên ..........................................................................................................5
2. Vai trò của các Câu lạc bộ, Đội nhóm đối với công tác Đoàn, Hội trong mô
hình đào tạo tín chỉ .................................................................................................6
III. CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU LẠC BỘ, ĐỘI NHÓM
SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ .............8
1. Xây dựng các câu lạc bộ, đội nhóm theo các mảng công tác, đáp ứng rộng rãi
nhu cầu của đoàn viên, sinh viên............................................................................8
2. Tôn trọng sự tự chủ và phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của các câu lạc
bộ, đội nhóm.........................................................................................................11
3. Không ngừng hỗ trợ các câu lạc bộ, đội nhóm trong quá trình hoạt động ...........12
IV - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA HỆ THỐNG CÂU LẠC BỘ, ĐỘI NHÓM SINH VIÊN TẠI CÁC
CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC............................................................................14
1. Xác định rõ chiến lược xây dựng hệ thống câu lạc bộ, đội nhóm ........................14
2. Xây dựng, quản lý các câu lạc bộ, đội nhóm theo quy trình ................................14
3. Khuyến khích tính tự chủ, sáng tạo của các câu lạc bộ, đội nhóm.......................15
4. Thường xuyên giám sát và hỗ trợ.........................................................................15
V - KẾT LUẬN .......................................................................................................16

2


I - ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong quá trình đổi mới hình thức và nội dung của công tác Đoàn, công tác Hội,
đặc biệt khi các trường chuyển đổi phương thức đào tạo từ mô hình niên chế sang mô
hình tín chỉ thì mô hình câu lạc bộ, đội nhóm đã được áp dụng rộng rãi và trở thành một
trong những giải pháp có tính khả thi và hiệu quả cao.
Câu lạc bộ là tổ chức được lập ra cho nhiều người tham gia sinh hoạt trong những
lĩnh vực nhất định. Có thể hiểu, Câu lạc bộ, đội nhóm trong trường học là các tổ chức
xã hội được xây dựng trên nền tảng sở thích, chuyên môn, năng khiếu… nhất định của
người học.
Mô hình đào tạo tín chỉ đã tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tính chủ động
trong việc lựa chọn môn học, lựa chọn giảng viên, sắp xếp thời gian học tập sao cho
phù hợp nhất đối với bản thân. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là đoàn viên, sinh viên
không còn học tập, sinh hoạt theo tổ chức Lớp, Chi đoàn, Chi hội sinh viên truyền
thống như trước. Thay vào đó, sinh viên phân tán về các lớp theo môn học với thời gian
và địa điểm học tập không cố định. Thực trạng trên tạo ra những khó khăn nhất định đối
với công tác Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trong các cơ sở đào tạo Đại học.
Đại học Huế nói chung và Trường Đại
học Kinh tế nói riêng đã áp dụng mô hình tín
chỉ từ năm 2008. Đây là một bước ngoặt quan
trọng trong quá trình đổi mới phương thức và
nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
Tuy nhiên, mô hình này đã đặt ra những thách
thức mới đối với công tác thông tin, quản lý,
tập hợp đoàn viên, sinh viên cũng như công
tác triển khai tổ chức các hoạt động của Đoàn

Hình: Các Câu lạc bộ, đội nhóm tại
Trường Đại học Kinh tế được xây dựng
theo hệ thống và mạng lưới

Thanh niên, Hội sinh viên. Trước tình hình

đó, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên Trường Đại học Kinh tế đã nỗ lực tìm kiếm
những phương cách và mô hình hoạt động mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong
đó, việc phát triển các câu lạc bộ, đội nhóm sinh viên theo sở thích, chuyên môn, kỹ
3


năng, năng khiếu là một hướng đi mang lại hiệu quả thiết thực giúp nâng cao chất lượng
hoạt động của Đoàn, Hội cũng như hỗ trợ tích cực cho sinh viên trong học tập và rèn
luyện.
Việc xây dựng các Câu lạc bộ, đội nhóm trong các trường học là mô hình không
mới và đã được áp dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, tác giả muốn đề cập sâu hơn về
việc xây dựng các Câu lạc bộ, đội nhóm có tính định hướng chiến lược hơn, bố trí các
câu lạc bộ theo một hệ thống, hình thành một mạng lưới đáp ứng nhu cầu đa dạng của
sinh viên, giải quyết các mảng công tác của Đoàn, Hội. Đó cũng là yêu cầu bức thiết
trong các cơ sở đào tạo Đại học, đặc biệt trong mô hình đào tạo tín chỉ.
Do đó, tác giả đề xuất mô hình và gợi ý một số giải pháp mới mang tính chiến
lược lâu dài nhằm xây dựng hệ thống các Câu lạc bộ, đội nhóm nhằm góp phần đổi mới
hình thức, nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trong các
cơ sở đào tạo Đại học.

4


II - VAI TRÒ CỦA MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ, ĐỘI
NHÓM TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
1. Mô hình đào tạo tín chỉ và các thách thức đối với công tác Đoàn thanh niên
và Hội sinh viên
Với triết lý “Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình học”,
phương thức đào tạo theo tín chỉ đã khẳng định nhiều ưu thế hơn hẳn so với phương
thức đào tạo truyền thống trước đây. Hệ thống đào tạo tín chỉ đã được Bộ Giáo dục và

Đào tạo xúc tiến triển khai áp dụng theo lộ trình cụ thể, với việc áp dụng thí điểm tại
Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1993. Từ năm 2005, bắt đầu áp
dụng thí điểm tại các trường Đại học Đà Lạt, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học dân lập
Thăng Long, Đại học dân lập Phương Đông, Đại học Đà Nẵng.., sau đó mở rộng phạm
vi áp dụng tại các trường Đại học trên cả nước.
Mô hình đào tạo tín chỉ đã tạo nhiều cơ hội để đoàn viên, sinh viên, các cấp bộ
đoàn, hội năng động và linh hoạt hơn nhưng cũng đề ra nhiều khó khăn, thách thức đối
với công tác Đoàn, Hội. Có thể tóm lược các thách thức mà mô hình đào tạo tín chỉ đặt
ra với công tác Đoàn thanh niên và Hội sinh viên như sau:
- Sinh viên phân tán, không tập trung thành một đơn vị lớp, Chi đoàn, Chi hội ổn
định như trước; thời gian học tập không cố định khiến cho công tác tập hợp, quản lý
đoàn viên, sinh viên thiếu tính hệ thống và thiếu sự chặt chẽ, gây khó khăn cho công tác
quản lý, nắm bắt diễn biến tư tưởng trong đoàn viên, sinh viên; khó khăn trong công tác
bình bầu, xếp loại đoàn viên và công tác phát triển Đảng trong đoàn viên, sinh viên.
- Hình thức đăng ký môn học tự do trong đào tạo tín chỉ khiến mô hình sinh hoạt
chi đoàn, Hội Sinh viên vốn được ràng buộc theo lớp học truyền thống bị xáo trộn mạnh
vì số lượng sinh viên thay đổi nhanh khi tham gia các môn học khác nhau theo yêu cầu
riêng. Công tác thông tin từ các cấp bộ Đoàn, Hội sinh viên đến các chi đoàn, chi hội
cũng như đến trực tiếp các đoàn viên, sinh viên không đảm bảo thông suốt. Điều đó gây

5


nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các kế hoạch và chương trình của Đoàn
và Hội.
- Các hoạt động của Đoàn, Hội theo mô hình truyền thống có thể tạo ra tâm lý
nhàm chán, kém thu hút, do đó cần tạo nhiều sân chơi đa dạng, đáp ứng rộng rãi các
nhu cầu, sở thích của đoàn viên, sinh viên.
Trước tình hình đó, ngoài việc duy trì và phát huy vai trò của các Chi đoàn, Liên
chi đoàn thì các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên tại các cơ sở đào tạo đại học

cần linh hoạt điều chỉnh phương thức hoạt động, áp dụng thêm nhiều mô hình mới.
Trong đó, mô hình Câu lạc bộ, Đội nhóm là một giải pháp hữu hiệu.
2. Vai trò của các Câu lạc bộ, Đội nhóm đối với công tác Đoàn, Hội trong mô
hình đào tạo tín chỉ
Câu lạc bộ, đội nhóm được xây dựng trên nền tảng sở thích, chuyên môn, năng
khiếu nhất định. Về bản chất, các câu lạc bộ, đội nhóm là tổ chức xã hội với các đối
tượng thành viên khá đồng nhất về nguyện vọng, nhu cầu. Thực tế, mỗi câu lạc bộ tại
trường học đã tập hợp được đông đảo các đoàn viên, sinh viên với cách thức tổ chức,
sinh hoạt linh động, mềm dẻo và nội dung sinh hoạt rất đa dạng, phong phú.
Trong bối cảnh đào tạo tín chỉ, các Câu lạc bộ, đội nhóm sinh viên có những vai
trò tích cực sau đây:
- Câu lạc bộ đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, sở thích, sở của sinh viên nên
đã thu hút và tập hợp đông đảo sinh viên tham gia. Bên cạnh đó, khi thành viên đã tự
nguyện tham gia do nhu cầu bản thân thì sự gắn bó, trung thành của mỗi thành viên với
câu lạc bộ, đội nhóm rất bền chặt.
- Các Câu lạc bộ giúp Đoàn trường, Hội sinh viên trong công tác thông tin; nắm
bắt diễn biến tư tưởng, nhu cầu của đoàn viên, sinh viên tốt hơn. Đặc biệt là các Câu lạc
bộ thông tin, truyền thông.
- Các Câu lạc bộ giúp cho các hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên đi
vào chiều sâu. Do mỗi câu lạc bộ tập trung vào một mảng cụ thể, gắn với sở thích, sở
6


trường trên cơ sở phát huy trí tuệ của các thành viên nên công tác tổ chức hoạt động rất
thực chất và hiệu quả.Điều đó giúp các hoạt động hỗ trợ học tập, đào tạo kỹ năng được
tổ chức thường xuyên, chất lượng; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao
luôn được nâng cao chất lượng và sẵn sàng tham gia các giải đấu có tính chất thành tích
cao; các hoạt động tình nguyện được tổ chức thường xuyên, rộng khắp…
- Các Câu lạc bộ, đội nhóm sinh viên là môi trường phát hiện, rèn luyện các nhân
tố tích cực, xuất sắc bổ sung vào nguồn cán bộ chủ chốt của Đoàn thanh niên và Hội

sinh viên cũng như nguồn đoàn viên ưu tú để giới thiệu phát triển Đảng.
- Các Câu lạc bộ, đội nhóm sinh viên với sự năng động, tích cực của mình đã tiếp
cận nhiều hơn với các nguồn lực xã hội. Nhờ sự chủ động và sáng tạo của các câu lạc
bộ, việc các doanh nghiệp tài trợ sự kiện, cung cấp chuyên gia tư vấn hoặc nhận đỡ đầu
dài hạn cho câu lạc bộ xuất hiện phổ biến và thường xuyên hơn. Điều giúp cho các hoạt
động được đầu tư kỹ hơn và có chất lượng cao hơn.
Có thể nói, việc phát triển mô hình các Câu lạc bộ, đội nhóm là một trong những
giải pháp hiệu quả đối với công tác Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tại các cơ sở đào tạo
đại học.

7


III. CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU LẠC BỘ, ĐỘI NHÓM SINH
VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ

Đại học Huế thực hiện chuyển đổi mô hình đào
tạo từ niên chế sang tín chỉ từ năm 2007. Ngày 27
tháng 9 năm 2007, Giám đốc ĐH Huế công bố kế
hoạch triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ. Theo đó,
khoá tuyển sinh năm học 2008 – 2009 là khóa đầu
tiên, Trường Đại học Kinh tế và một số cơ sở đào tạo
Đại học trực thuộc Đại học Huế áp dụng hệ thống đào
tạo tín chỉ.
Trong bối cảnh đó, Đoàn thanh niên và Hội sinh
viên nhà trường đã đã không ngừng sáng tạo, đổi mới
trong phương thức tổ chức, tìm kiếm mô hình hoạt
động mới hướng tới việc đáp ứng nhu cầu của sinh
viên. Và bên cạnh việc nâng canh hơn nữa vai trò của
các Liên chi đoàn, các Chi đoàn thì việc xây dựng các

Câu lạc bộ, đội nhóm sinh viên theo hệ thống, phủ khắp các mảng công tác của Đoàn,
Hội và đáp ứng đa dạng nhu cầu sinh viên là lựa chọn hàng đầu.
Quá trình xây dựng mô hình các câu lạc bộ, đội nhóm được tiến hành theo chiến
lược sau:
1. Xây dựng các câu lạc bộ, đội nhóm theo các mảng công tác, đáp ứng rộng
rãi nhu cầu của đoàn viên, sinh viên
Trước 2008, có toàn trường có 5 câu lạc bộ, đội nhóm hoạt động. Đến thời điểm
nhà trường chuyển sang mô hình đào tạo tín chỉ, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên đã
chủ động thành lập mới nhiều câu lạc bộ khác và tạo nên hệ thống gồm 18 các câu lạc
bộ, đội nhóm sinh viên trong toàn trường. Các câu lạc bộ được chia thành 04 nhóm đáp
ứng yêu cầu công tác. Cụ thể như sau:
8


Phân loại
theo nhóm

Tên câu lạc bộ, đội nhóm

Năm
thành lập
2009
2011
2013
2009

Số thành
viên hiện nay
310
140

150
65

1. Câu lạc bộ Kỹ năng mềm
2. Câu lạc bộ Học Làm Giàu
3. Câu lạc bộ Kế Toán Trẻ
Các câu lạc bộ, đội
4. Câu lạc bộ Anh văn
nhóm kỹ năng, học
5. CLB Nhà Tài chính - Ngân
thuật
2016
70
hàng tương lai HCE
1. Câu lạc bộ Guitar
2009
152
Nhóm 2
2. Câu lạc bộ Âm nhạc
2006
70
3. Câu lạc bộ Bóng Đá
2013
110
Các câu lạc bộ, đội
5. Câu lạc bộ Bóng chuyền
2011
60
nhóm văn hóa, văn
6. Câu lạc bộ Bóng rổ

2015
20
nghệ, thể thao
7. Câu lạc bộ Võ thuật HCE
2012
70
1. Đội Sinh viên tuyên truyền 2006
250
Nhóm 3
Hiến máu tình nguyện
2. Đội Công tác xã hội
2006
250
Các câu lạc bộ, đội
3. Đội Sinh viên tình nguyện
nhóm tình nguyện vì
bảo vệ Văn minh giảng
2004
350
cộng đồng
đường
1. Câu lạc bộ Báo chí
2005
74
Nhóm 4
2. Câu lạc bộ Diễn đàn sinh
viên Đại học Kinh tế Huế 2009
85
Các câu lạc bộ, đội
Forum

nhóm thông tin,
3. Cổng thông tin Đoàn – Hội
2009
30
truyền thông
4. Câu lạc bộ nhiếp ảnh HCE
2015
11
TÔNG THÀNH VIÊN
2.267
(Số liệu khảo sát tháng 9 năm 2016)
Nhóm 1

Thực tế cho thấy, các câu lạc bộ, đội nhóm luôn là những đầu tàu trong các mảng
hoạt động của nhà trường như tình nguyện chung sức cùng cộng đồng, trao đổi học
thuật, rèn luyện kỹ năng, truyền thông, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Điều đó đã
góp nâng cao năng lực của Đoàn viên, sinh viên và quảng bá hình ảnh hình ảnh sinh
viên, quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Kinh tế Huế. Đến thời điểm hiện tại, hệ
thống Câu lạc bộ đội nhóm đã thu hút được 2.267 đoàn viên sinh viên tham gia.
9


400
350

350
310
250 250

250

152

140 150

110
65 70

100

70

70

60

50

74 85

20

30
Câu lạc bộ Võ thuật HCE
Đội Sinh viên tuyên truyền Hiến máu tình nguyện
Đội Công tác xã hội
Đội Sinh viên tình nguyện
bảo vệ Văn minh giảng
đường
Câu lạc bộ Báo chí
Câu lạc bộ Diễn đàn sinh

viên Đại học Kinh tế Huế Forum
Cổng thông tin Đoàn – Hội

150

Câu lạc bộ Bóng rổ

200

11
Câu lạc bộ nhiếp ảnh HCE

Câu lạc bộ Bóng chuyền

Câu lạc bộ Bóng Đá

Câu lạc bộ Âm nhạc

Câu lạc bộ Anh văn
CLB Nhà Tài chính - Ngân
hàng tương lai HCE
Câu lạc bộ Guitar

Câu lạc bộ Kế Toán Trẻ

0
Câu lạc bộ Kỹ năng mềm
C4S2
Câu lạc bộ Học Làm Giàu


số lượng thành viên

300

Biểu đồ: số lượng thành viên các câu lạc bộ, Đội nhóm năm 2016

Với sự tích cực, chủ động của các
Câu lạc bộ, đội nhóm nói trên, các hoạt
động đoàn và phong trào sinh viên được
tổ chức thường xuyên tại các câu lạc bộ.
Đặc biệt, do mỗi câu lạc bộ tập trung vào
mảng công tác mà mình có lợi thế nhất,
thu hút các đối tượng sinh viên tham gia
có cùng nhu cầu, sở thích, sở trường và
tâm huyết nên hiệu quả của các hoạt
động được tăng lên.
Sự liên kết, hợp tác giữa các Câu

Sự liên kết giữa các Câu lạc bộ và huy động nguồn
tài trợ đã mang đến thành công cho các chương trình

lạc bộ, đội nhóm trong việc tổ chức cũng

là điểm nổi bật. Với sở trường và thế mạnh riêng, khi tham gia chung một sự kiện hoặc
đồng tổ chức một chương trình, các câu lạc bộ đã tương hỗ cho nhau và làm phong phú
thêm sự kiện, nâng cao rõ rệt chất lượng của các chương trình đó. Ngoài ra, các Câu lạc
bộ cũng rất tích cực trong việc huy động nguồn tài trợ, hợp tác từ các doanh nghiệp, các
10



tổ chức xã hội khác nên các hoạt động cũng được mở rộng về quy mô, đầu tư hơn về
hình thức tổ chức cũng như nội dung.
2. Tôn trọng sự tự chủ và phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của các câu
lạc bộ, đội nhóm
Mỗi câu lạc bộ, đội nhóm là một tổ chức độc lập, có hệ thống Ban chủ nhiệm và
hội viên riêng. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức, hoạch định chiến lược hành động, xây
dựng kế hoạch công tác hay bầu nhân sự chủ chốt, ban hành quy chế sinh hoạt của mỗi
câu lạc bộ tại Trường Đại học Kinh tế Huế đều do câu lạc bộ tự tiến hành sao cho vừa
phù hợp với phương hướng, kế hoạch chung của nhà trường vừa xuất phát từ nhu cầu
thực tế của thành viên. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và nhà trường luôn tôn trọng sự
tự chủ và phát huy năng lực, sở trường, thế mạnh của cả hệ thống các câu lạc bộ.

Tuy nhiên, bên cạnh việc để các câu lạc bộ tự quyết, nhằm tránh tình trạng tự phát,
dàn trải, thiếu tính định hướng tổng thể, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường luôn yêu
cầu các câu lạc bộ, đội nhóm tự xây dựng kế hoạch hoạt động và trình vào đầu năm học.
Đó là căn cứ để tiến hành giám sát cũng như để kịp thời hỗ trợ các câu lạc bộ, đội nhóm
trong suốt cả năm học.

11


3. Chủ động hỗ trợ các câu lạc bộ, đội nhóm trong quá trình hoạt động
Hàng năm, để nắm bắt
những khó khăn, thách thức
mà các câu lạc bộ đang gặp
phải cũng như lắng nghe
các đề xuất của câu lạc bộ
đối với nhà trường, Đoàn
thanh niên và Hội sinh viên
tổ chức khảo sát đối với các

câu lạc bộ. Qua đó, nhà

Hình: Lớp học kỹ năng Quản lý và Điều hành CLB, đội, nhóm năm 2015

trường nắm bắt được các nhu cầu của các câu lạc bộ, đội nhóm như: cơ sở vật chất, tài
chính, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, điều hành, đào tạo kỹ năng mềm, từ đó Đoàn
thanh niên và Hội sinh viên trường có căn cứ để kịp thời hỗ trợ các câu lạc bộ.
Bên cạnh đó, nhằm mục đích đánh giá toàn diện kết quả và hiệu quả hoạt động của
các câu lạc bộ, đội nhóm sinh viên trong đào tạo tín chỉ, phát hiện những vấn đề vướng
mắc trong quản lý sinh viên và trong tổ chức các hoạt động phong trào; phát hiện những
mô hình hay, sáng tạo để nhân rộng; đồng thời có điều chỉnh đối với các mô hình không
còn phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Câu lạc bộ, đội nhóm sinh viên,
Đoàn và Hội Trường Đại học Kinh tế luôn quan tâm tổ chức các Hội nghị tổng kết,
đánh giá mô hình Câu lạc bộ, đội nhóm trong trường.
Hội nghị luôn trở thành diễn đàn sôi nổi để trao đổi, phát hiện những giải pháp
hiệu quả nhằm củng cố vững chắc hệ thống câu lạc bộ, đội nhóm trong nhà trường.

Hình: Hội nghị đánh giá mô hình Câu lạc bộ đội nhóm trong đào tạo tín chỉ năm 2011 và 2012
12


IV - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
HỆ THỐNG CÂU LẠC BỘ, ĐỘI NHÓM SINH VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO
TẠO ĐẠI HỌC
Nhằm xây dựng được hệ thống các câu lạc bộ, đội nhóm; phát huy được sức mạnh
tổng lực từ các câu lạc bộ phục vụ chiến lược và kế hoạch hành động chung của tổ chức
Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong các cơ sở đào tạo đại học, tác giả đề xuất một
số giải pháp cơ bản sau đây:
1. Xác định rõ chiến lược xây dựng câu lạc bộ, đội nhóm theo hệ thống
- Xây dựng các câu lạc bộ, đội nhóm nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác

đoàn và phong trào sinh viên. Do đó, khi tiến hành xây dựng câu lạc bộ cần xuất phát từ
nhu cầu thực tế của đoàn viên, sinh viên và tình hình thực tiễn tại đơn vị. Hệ thống câu
lạc bộ được xây dựng theo phương châm lấy hiệu quả làm căn cứ, tránh việc xây dựng
câu lạc bộ một cách hình thức, phô trương.
- Để thống câu lạc bộ, đội nhóm thực sự phát huy được vai trò và góp phần đổi
mới hình thức, nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên thì
Đoàn và Hội cần xác định các mảng công tác chiến lược, quan trọng sau đó mới xây
dựng các câu lạc bộ, đội nhóm phù hợp.
- Vai trò của các câu lạc bộ, đội nhóm rất
quan trọng trong học chế tín chỉ. Tuy nhiên, câu
lạc bộ là tổ chức xã hội nên không thể thay thế vai
trò chính trị - xã hội của các cấp bộ Đoàn và Hội.
Câu lạc bộ, đội nhóm thu hút, tập hợp đoàn viên
rất tốt nhưng trên tinh thần tự nguyện, thiếu ràng
buộc nên tổ chức có khi lỏng lẻo, số lượng thành
viên thường xuyên dao động. Do là tổ chức xã hội nên khi quyết định những vấn đề
quan trọng, câu lạc bộ không đủ chức năng và thẩm quyền (ví dụ: câu lạc bộ không đủ
chức năng xét giới thiệu hội viên ưu tú vào Đảng). Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng hệ
thống câu lạc bộ, Đoàn và Hội vẫn quan tâm phát huy vai trò của Liên chi đoàn và các
chi đoàn, đảm bảo quy tắc sinh hoạt của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên.
13


2. Xây dựng, quản lý các câu lạc bộ, đội nhóm theo quy trình
Từ kinh nghiệm của bản thân sau quá trình xây dựng và điều hành hệ thống các
câu lạc bộ, đội nhóm tại Trường Đại học Kinh tế Huế, tác giả để xuất quy trình xây
dựng và quản lý các câu lạc bộ, đội nhóm như sau:
Thời điểm
1.


Trước khi
thành lập

2.

3.

1.
2.

3.
Khi câu lạc
bộ, đội nhóm
đã đi vào
4.
5.
hoạt động
6.

Công việc cần triển khai
Xác định mảng công tác chiến lược và kế hoạch hành động chung
của tổ chức Đoàn thanh niên và Hội sinh viên để định hướng công
tác xây dựng hệ thống các câu lạc bộ, đội nhóm sao cho đúng định
hướng và phát huy được sức mạnh của mỗi câu lạc bộ cũng như sức
mạnh của sự hợp tác, liên kết giữa các câu lạc bộ với nhau, giữa các
câu lạc bộ với các đơn vị tài trợ.
Khảo sát nhu cầu thành lập: có khảo sát nắm bắt nhu cầu của đàn
viên sinh viên để xác định liệu câu lạc bộ đó ra đời có đáp ứng được
nhu cầu, sở thích hoặc phát huy được sở trường, chuyên môn, năng
khiếu của đoàn viên, sinh viên hay không?

Vận động thành lập: Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cử Ban chủ
nhiệm lâm thời, tổ chức công bố quyết định thành lập, ra mắt câu lạc
bộ và tuyển thành viên
Đào tạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành cho đội ngũ
ban chủ nhiệm các câu lạc bộ, đội nhóm.
Hỗ trợ về chuyên gia đào tạo, đội ngũ cố vấn nhằm tổ chức các
chương trình nâng cao nhận thức, kỹ năng cho toàn thể thành viên
các câu lạc bộ, đội nhóm.
Khảo sát nhu cầu thường xuyên để nắm bắt những vướng mắc cũng
như những đề xuất của các câu lạc bộ, đội nhóm, từ đó có sự hỗ trợ
kịp thời.
Tổ chức tổng kết, đánh giá, khen thưởng định kỳ.
Tổ chức hội thảo, diễn đàn để tìm kiếm ý tưởng, mô hình hay và tạo
điều kiện cho các câu lạc bộ liên kết, hợp tác với nhau.
Rà soát các câu lạc bộ, nắm kết quả và hiệu quả công tác của từng
câu lạc bộ để có phương án tái cấu trúc hệ thống câu lạc bộ cho hợp
với tình hình: sáp nhập, thay đổi mô hình tổ chức của câu lạc bộ,
thậm chí cho ngừng hoạt động của các câu lạc bộ không còn phù
hợp…

14


3. Khuyến khích tính tự chủ, sáng tạo của các câu lạc bộ, đội nhóm
Mỗi câu lạc bộ, đội nhóm phải chủ động trong việc xác định sứ mệnh, tầm nhìn,
chiến lược hành động và xây dựng cơ cấu tổ chức, xây dựng kế hoạch công tác, kết nạp
thành viên, bầu nhân sự chủ chốt… Tuy nhiên, tất cả quá trình đó được giám sát và tư
vấn, hỗ trợ từ phía Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và nhà trường.
Trong quá trình các câu lạc bộ
hoạt động theo kế hoạch đã đăng ký

và được phê duyệt, Đoàn thanh niên,
Hội sinh viên cần khuyến khích các
câu lạc bộ chủ động và phát huy được
lợi thế riêng, sở trường riêng có để tạo
ra các chương trình chuyên sâu hơn và
đặc sắc hơn. Bên cạnh đó, Đoàn và
Hội cũng cần hướng dẫn và tạo điều
kiện để các câu lạc bộ tiến hành liên
Hình: Câu lạc bộ đội nhóm chủ động, sáng tạo

kết hợp tác với nhau hoặc tìm cơ hội

trong việc tổ chức, điều hành

huy động thêm nguồn lực của xã hội.
4. Thường xuyên giám sát, đánh giá và hỗ trợ

Công tác sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá quá trình hoạt động; nhìn nhận những kết
quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại; tìm kiếm ý tưởng mới, mô hình hay để nhân
rộng; tạo điều kiện cho các câu lạc bộ có sự hiểu biết lẫn nhau, hướng đến liên kết, hợp
tác với nhau có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựng và điều hành hệ thống
các câu lạc bộ, đội nhóm. Đó là cơ sở để tiến hành củng cố, cải tiến và không ngừng
phát huy hiệu quả của các câu lạc bộ, góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả công
tác Đoàn thanh niên, Hội sinh viên của nhà trường.

15


V - KẾT LUẬN
Việc xây dựng, điều hành các câu lạc bộ, đội nhóm một cách có tính chiến lược

lâu dài, các câu lạc bộ được sắp xếp theo hệ thống nhằm hướng tiềm năng, thế mạnh
của từng câu lạc bộ vào một đích chung, tạo nên sức mạnh tổng hợp là một giải pháp tốt
nhằm góp phần đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Thanh
niên, Hội sinh viên trong các cơ sở đào tạo Đại học.
Các câu lạc bộ, đội nhóm trở thành các “Cánh tay nối dài” của Đoàn và Hội. Mỗi
câu lạc bộ khi đã có kế hoạch công tác riêng cho cả năm học, với đội ngũ ban chủ
nhiệm và thành viên tam huyết; nhận được hỗ trợ, giám sát kịp thời từ nhà trường sẽ trở
thành những “cỗ máy tự vận hành” giúp cho phong trào sinh viên và hoạt động đoàn
thêm phong phú, đa dạng và nâng cao chất lượng.
Và khi các câu lạc bộ, đội nhóm được bố trí theo hệ thống, vừa tôn trọng tính động
lập riêng có của mỗi câu lạc bộ, vừa khuyến khích sự hợp tác, tương hỗ với nhau theo
một định hướng, theo một chiến lược được vạch sẵn thì Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên
đã có một “Hệ thống tự vận hành”. Hệ thống này giúp tổ chức Đoàn, hôi rất đắc lực
trong việc đoàn kết, tập hợp được đông đảo các đoàn viên, sinh viên; đáp ứng được nhu
cầu, nguyện vọng, sở thích, sở của sinh viên; nắm bắt diễn biến tư tưởng của đoàn viên,
sinh viên tốt hơn; giúp cho các hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên đi vào
chiều sâu; tạo môi trường thuận lợi để rèn luyện và phát triển năng lực người học…
Có thể nói, mô hình xây dựng câu lạc bộ, đội nhóm sinh viên theo hệ thống là một
hướng đi khả thi, dễ nhân rộng và đã được kiểm chứng, cải tiến, ngày càng phát huy
hiệu quả trong thực tế.

16



×