Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Quan hệ thương mại việt nam ASEAN, những vấn đề đặt ra trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN VĂN HOÀNG

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – ASEAN
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG BỐI CẢNH
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số: 60.31.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Chiến Thắng

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRẦN VĂN HOÀNG


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI SONG
PHƯƠNG ................................................................................................................10
1.1. Một số khái niệm cơ bản ..............................................................................10
1.2. Lý thuyết thương mại quốc tế .......................................................................13
1.3. Thương mại song phương và các nhân tố tác động ......................................19
1.4. Lý thuyết về Hiệp định thương mại tự do ....................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG
VIỆT NAM – ASEAN .............................................................................................32
2.1. Khung khổ pháp lý cho quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN .............32
2.2. Bức tranh quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN ...................................41
2.3. Vấn đề đặt ra đối với xuất nhập khẩu hàng hóa ...........................................62
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
VIỆT NAM – ASEAN TRONG BỐI CẢNH AEC...............................................69
3.1. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho Việt Nam ................69
3.2. Nhóm giải pháp riêng để thúc đẩy thương mại Việt Nam-ASEAN.....................73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AEC

Cộng Đồng Kinh tế ASEAN

AFTA

Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN


ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CEPT

Chương trình Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung

CU

Liên minh Thuế quan

PTA

Hiệp định ưu đãi thuế quan

RCA

Chỉ số lợi thế so sánh thể hiện

UNCOMTRADE

Cơ sở dữ liệu thương mại của Liên hiệp quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại
chính ...................................................................................................... 45

Hình 2: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN (%) ................ 45
Hình 3: Xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN phân theo trình độ công
nghệ của sản phẩm ................................................................................ 49
Hình 4: Xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN, 2001-2014 ............... 52
Hình 5: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa theo trình độ công nghệ của Việt
Nam từ ASEAN .................................................................................... 56
Hình 6: Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN phân theo mục
đích sử dụng, 2001-2014 ...................................................................... 57
Hình 7: Quan hệ thương mại Việt Nam - ASEAN, 2001-2014 ........... 59
Hình 8: Chỉ số tương đồng xuất khẩu giữa Việt Nam và một số nước
ASEAN ................................................................................................. 64

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Quan hệ thương mại Việt Nam - ASEAN .............................. 43
Bảng 2: Số lượng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
ASEAN ................................................................................................. 46
Bảng 3: Nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang
ASEAN ................................................................................................. 48


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ sau “Đổi mới” Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế
đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 7,22% trong giai đoạn
2001-2010, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, chất lượng cuộc sống
của người dân cải thiện đáng kể, cơ sở hạ tầng phát triển nhanh chóng. Những
thành tựu trên có được nhờ chủ trương mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới.

Hội nhập ASEAN là một trong những bước hội nhập đầu tiên của Việt
Nam với khu vực và thế giới. Năm 1992, Việt Nam tham gia ASEAN với vai
trò quan sát viên và với những nỗ lực rất lớn từ hai phía, ba năm sau Việt Nam
chính thức là thành viên thứ bảy của ASEAN. Sự kiện trên không chỉ mang lại
các lợi ích về địa chính trị mà còn mang tới những lợi ích lớn về kinh tế.
Thông qua hội nhập khu vực Việt Nam tiếp cận thị trường hơn 300 triệu dân
của ASEAN, với nguồn tài nguyên phong phú là cơ sở cung cấp nguyên vật
liệu đầu vào cho quá trình phát triển của Việt Nam hơn 20 năm qua.
Trong thời gian đầu hội nhập, thương mại Việt Nam – ASEAN tăng
trưởng đột biến nhưng thất thường. Mức tăng trưởng bình quân thời kỳ 19911995 là 26%, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên,
thời kỳ này quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN khá thiên lệch.
Trong khi ASEAN là thị trường nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam thì xuất
khẩu của Việt Nam sang ASEAN lại không đáng kể. Nhập khẩu từ ASEAN
chiếm 30% tổng nhập khẩu của Việt Nam với các hàng hóa chủ yếu là các nhu
yếu phẩm, tư liệu sản xuất mà trong nước đang rất thiếu, nhưng ở chiều ngược
lại tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chỉ chiếm ba phần nghìn
tổng nhập khẩu của khối . Theo thời gian cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam và ASEAN hiện nay đã trở nên cân đối hơn rất nhiều. Theo số liệu thống
kê thương mại hàng hóa năm 2014, xuất khẩu sang ASEAN chiếm 12,8%
tổng xuất khẩu của Việt Nam trong khi giá trị nhập khẩu từ các nước Đông
Nam Á chiếm 15,5% tổng nhập khẩu của Việt Nam.
1


Mặc dù đã có những thay đổi tích cực trong cơ cấu xuất nhập khẩu
nhưng Việt Nam vẫn là bên nhập siêu trong quan hệ thương mại với ASEAN.
Vì hai lý do, thứ nhất, mặc dù tỷ trọng của ASEAN ngày càng sụt giảm trong
cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam nhưng đây vẫn là một trong những thị trường
nhập khẩu quan trong trọng của Việt Nam. Thứ hai, các nhà xuất khẩu Việt
Nam chưa quan tâm đúng mức trong việc phát triển thị trường xuất khẩu ở các

nước ASEAN.
Năm 2015, với sự hình thành của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC),
quan hệ Việt Nam –ASEAN nói chung và quan hệ thương mại nói riêng thực
sự sẽ bước sang một trang mới. Với sự kiện này, ASEAN đã bước một bước
tiến dài để tiến tới mục tiêu được đề ra trong Hiến chương ASEAN là “xây
dựng ASEAN thành một thị trường đơn nhất và là một cơ sở sản xuất chung”.
Với sự hình thành AEC các rào cản thương mại thuế quan gần như bị loại bỏ
hoàn toàn, các rào cản kỹ thuật bị gỡ bỏ đáng kể giúp cho luồng vốn, hàng hóa
và thậm chỉ cả thể nhân (ở một số lĩnh vực) có thể dịch chuyển tự do trong
khối. Điều này hàm ý rằng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu áp lực
cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp đến từ các nước có nền sản xuất phát
triển hơn trong khu vực (vốn dĩ có trình độ quản lý và sản xuất hiện đại hơn).
Tuy nhiên, khía cạnh tích cực là hàng hóa của Việt Nam cũng sẽ dễ dàng lưu
thông hơn trong khối, do đó tiềm năng xuất khẩu sang các đối tác trong khu
vực sẽ rất lớn.
Nói tóm lại, quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN đã thay đổi rất
nhiều trong hơn 20 năm hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam, có những
thành tựu rất đáng ghi nhận nhưng cũng còn đó những hạn chế mà Việt Nam
cần phải cải thiện hơn nữa để có thể nâng tầm quan hệ thương mại với khối
này, đặc biệt là trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vừa được
thành lập (2015).
2


Do đó, luận văn sẽ đánh giá lại quá trình quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và ASEAN để đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong quan hệ
trên để từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục giúp cho Việt Nam có thể
chuẩn bị tốt hơn trọng việc tận dụng cơ hội mà AEC mang lại.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Về quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN, đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về vấn đề này. Đỗ Như Khuê, Nguyễn Thị Loan Anh (1997) trong
cuốn “Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN” đã đưa ra một bức
tranh tổng thể về thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN trong
giai đoạn đầu của hội nhập. Không chỉ đưa ra thực trạng, nghiên cứu còn chỉ
ra những ảnh hưởng của việc tham gia CEPT/AFTA đối với thương mại và
sản xuất khẩu trong nước, từ đó đưa ra được những giải pháp khá thiết thực để
thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN. Hạn chế của nghiên cứu
này là chỉ dừng lại ở phân tích định tính và phân tích thống kê giản đơn. Vũ
Dương Ninh (2001), với nghiên cứu “Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN và
doanh nghiệp Việt Nam”, đi sâu phân tích quan hệ thương mại Việt Nam –
ASEAN dưới tác động của CEPT/AFTA. Nghiên cứu đã khái quát tình hình
quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN trong bối cảnh thực hiện các cam kết
CEPT/AFTA, đồng thời chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình
thực hiện các hiệp định này của Việt Nam. Hồng Vân (2007), đã có những
phân tích ở cấp độ chi tiết hơn về quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN
trong 10 năm kể từ khi Việt Nam tham gia CEPT/AFTA thông qua các chỉ số
thương mại. Gần đây, có nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Tâm (2016) về
“quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với một số nước ASEAN phát
triển” đã cập nhật thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN đặc
biệt là với bốn quốc gia phát triển của ASEAN là: Singapore, Thái lan,
Indonesia, Malaysia.
3


Về phương pháp đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do đối
với phát triển kinh tế, đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của Plummer và cộng
sự (2010), “Methodology for Impact Assessment of Free Trade Agreements”,
đã cung cấp một khung khổ đầy đủ cả nền tảng lý thuyết và công cụ phân tích
cho việc đáng giá tác động của FTA tới tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra,

MUTRAP III (2010) với nghiên cứu “Đánh giá tác động của các hiệp định
thương mại tự do đối với nền kinh tế Việt Nam” đã sử một bộ công cụ rất
công phu từ phân tích chỉ số, phân tích ngành, phân tích thuế quan, mô hình
cân bằng từng phần, mô hình cân bằng tổng thể,… để định lượng các tác động
mà các FTA Việt Nam tham gia tới nền kinh tế. Ngoài ra, UNCTAD cũng
cung cấp một bộ công cụ khá đầy đủ kèm theo các hướng dẫn thực hành đánh
giá tác động của FTA.
Nghiên cứu này, sẽ kết hợp một số phương pháp định tính và định
lượng trong các nghiên cứu trên và kế thừa các phân tích thương mại song
phương Việt Nam – ASEAN để cập nhsật thực trạng quan hệ thương mại Việt
Nam – ASEAN, đồng thời đưa ra những đánh giá về những thành công và hạn
chế của Việt Nam trong quan hệ thương mại với ASEAN.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.

Mục đích nghiên cứu

Phân tích thực trạng cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và
ASEAN trong giai đoạn 2001-2014, chỉ ra những thành tựu và hạn chế của
Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị giúp Việt Nam có thể phát huy thế
mạnh, hạn chế nhược điểm để tận dụng tối đa cơ hội từ AEC đồng thời hạn
chế những rủi ro mà nó mang lại cho hoạt động thương mại hàng hóa của Việt Nam.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng hợp và nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết về hiệp định thương
mại tự do.
4



- Sử dụng phương pháp định lượng (phân tích chỉ số) để làm rõ các vấn
đề trong quan hệ xuất nhập khẩu của Việt Nam – ASEAN trong giai đoạn
2001-2014.
- Phân tích thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và
ASEAN trong giai đoạn 2001-2014 cũng như trong bối cảnh AEC được thành lập
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN trong giai
đoạn 2001-2014.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu chỉ xem xét quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam
và ASEAN chứ không xem xét thương mại dịch vụ.
- Nghiên cứu chỉ đề cập tới dòng thương mại trực tiếp giữa Việt Nam
và ASEAN chứ không đề cập tới thương mại gián tiếp qua nước thứ ba.
- Giai đoạn nghiên cứu: 2001 - 2014
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn: (i)
các phương pháp phân tích định tính như: Phân tích tổng hợp, phân tích
SWOT,…; (ii) các phương pháp phân tích định lượng như: phân tích thống kê,
phân tích chỉ số, mô hình định lượng. Các phương pháp nghiên cứu dự kiến

được sử dụng như sau:
- Phương pháp tổng hợp: đây là phương pháp được sử dụng phổ biến
trong luận văn. Phương pháp này được sử dụng để phác thảo bức tranh
quan hệ thương mại Việt Nam-ASEAN, quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam, ra soát các cam kết AFTA, AEC….
- Phương pháp SWOT: được sử dụng kết hợp với phương pháp tổng hợp
để chỉ ra cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập AEC.
5


- Phương pháp phân tích thống kê: được sử dụng nhiều trong việc phác
thảo bức tranh quan hệ thương mại của Việt Nam nói chung và với
ASEAN nói riêng. Các phân tích số liệu thống kê từ số liệu bộ điều tra
doanh nghiệp để chỉ ra sự dịch chuyển cơ cấu trong các ngành sản xuất
của Việt Nam.
- Phương pháp định lượng sử dung các chỉ số thương mại để đánh giá
những khó khăn và thách thức của hoạt động xuất nhập khẩu của Việt
Nam với ASEAN. Các chỉ số được sử dụng bao gồm:
o Chỉ số thương mại nội vùng (Intraregional Trade Share - ITS)
Chỉ số thương mại nội vùng được định nghĩa là tỷ số giữa thương mại
nội khối với tổng thương mại của các quốc gia trong khối.
Công thức tính:

: tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa các quốc gia trong khối
: tổng giá trị xuất nhập khẩu của khối
Ý nghĩa kinh tế: Chỉ số này chỉ ra tầm quan trọng tương đối của thương
mại nội khối so với tổng thương mại của các quốc gia trong khối.
o Chỉ số tương đồng xuất khẩu (Export Similarity Index - XS)
Công thức tính:


where
Xrg = giá trị xuất khẩu hàng hóa “g” của vùng “r”
Xr = tổng giá trị xuất khẩu của vùng “r”
Xcg = giá trị xuất khẩu hàng hóa “g” của nước “c”
6


Xc = tổng giá trị xuất khẩu của nước “c”
Chỉ số tương đồng xuất khẩu có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1.
Giá trị “0” hàm ý rằng không có sự trùng lắp trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
giữa nước “c” và vùng “r”. Giá trị “1” hàm ý rằng có sự trùng lắp hoàn toàn
trong cơ cấu xuất khẩu giữa quốc gia “c” và vùng “r”. Chỉ số tương đồng càng
lớn hàm ý rằng mức độ cạnh tranh xuất khẩu giữa quốc gia “c” và vùng “r”
càng lớn.
o Chỉ số Bổ trợ thương mại (Trade Complementarity Index - TC)
Đo lường mức độ tương thích giữa cơ cấu xuất khẩu của một nước với
cơ cấu nhập khẩu của vùng đối tác.
Công thức tính:

Trong đó:
Mrg: giá trị nhập khẩu hàng hóa “g” của vùng “r”
Mr: tổng giá trị nhập khẩu của vùng “r”
Xcg: giá trị xuất khẩu hàng hóa “g” của nước “c”
Xc: tổng giá trị xuất khẩu của nước “c”
Ý nghĩa kinh tế của chỉ số bổ trợ thương mại: giá trị của chỉ số nằm
trong khoảng (0, 1). Về mặt lý thuyết, giá trị “0” hàm ý hoàn toàn không có sự
bổ trợ giữa cơ cấu xuất khẩu của nước “c” và cơ cấu nhập khẩu của vùng “r”,
ngược lại giá trị “1” hàm ý rằng cơ cấu xuất khẩu của nước “c” và cơ cấu
nhập khẩu của vùng “r” hoàn toàn bổ trợ lẫn nhau. Mức độ bổ trợ thương mại

càng cao hàm ý rằng hiệp định thương mại giữa quốc gia “c” và vùng “r” sẽ
mang lại tiềm năng thúc đẩy thương mại giữa hai bên.
o Chỉ số Lợi thế so sánh thể hiện (Revealed Comparativeness Advantage RCA)
7


Công thức tính:

Trong đó:
= giá trị xuất khẩu mặt hàng “g” của nước “c”
= tổng giá trị xuất khẩu của nước “c”
= giá trị xuất khẩu hàng hóa “g” của thế giới
= tổng giá trị xuất khẩu của thế giới
Chỉ số Lợi thế so sánh thể hiện được sử dụng để so sánh mức độ chuyên
môn hóa tương đối trong xuất khẩu của nước “c” với thế giới.

≥ 1, khi

thị phần xuất khẩu hàng hóa “g” của nước “c” lớn hơn tương đối so với thị
phần xuất khẩu hàng hóa “g” của thế giới. Điều này hàm ý rằng quốc gia “c”
có mức độ chuyên môn hóa mặt hàng “g”. Ngược lại,

< 1, khi thị phần

xuất khẩu hàng hóa “g” của nước “c” thấp hơn tương đối so với thị phần xuất
khẩu hàng hóa “g” của thế giới.
Số liệu nghiên cứu
Phần lớn số liệu thương mại hàng hóa được sử dụng trong luận văn
được lấy từ Cơ sở dữ liệu thương mại của Liên hiệp Quốc (UNCOMTRADE).
Bên cạnh đó, luận văn cũng tham khảo các nguồn số liệu thương mại khác của

Việt Nam như: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan và cơ sở dữ liệu của
Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
8


Ngoài ra, luận văn có sử dụng số liệu thứ cấp từ một số công trình
nghiên cứu nghiêm túc khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý thuyết, luận văn cung cấp một khung lý thuyết về hiệp định
thương mại tự do để làm tiền đề cho các phân tích về quan hệ thương mại Việt
Nam – ASEAN.
Về mặt thực tiễn, luận văn cung cấp một bức tranh tổng thể về quan hệ
thương mại Việt Nam – ASEAN trong giai đoạn 2001-2015. Trên cơ sở đó,
luận văn đưa ra những vấn đề trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và
các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời chỉ ra các cơ hội và thách
thức của Việt Nam trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được
thành lập năm 2015. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp để Việt Nam có
thể tận dụng tốt các cơ hội và hạn chế các thách thức mà AEC có thể mang lại
cho Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quan hệ thương mại song phương
Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại song phương Việt Nam – ASEAN
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy thương mại hàng hóa Việt Nam –
ASEAN trong bối cảnh AEC

9


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG
1.1.

Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Thương mại hàng hóa
Có nhiều định nghĩa về thương mại và thương mại hàng hóa được đưa
ra dựa vào cách tiếp cận.
Bách khoa toàn thư mở định nghĩa về “thương mại”: “Thương mại là
hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ,… giữa hai
hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó bằng tiền hoặc bằng
hàng hóa, dịch vụ khác như một hình thức hàng đổi hàng”1.
UNCTAD (2010), sử dụng thuật ngữ “thương mại” để phản ảnh vai trò
chủ đạo của hoạt động mua và bán trong việc tạo ra các dòng lưu chuyển hàng
hóa xuyên quốc gia.
Định nghĩa của OECD về “thương mại hàng hóa” (Merchandise
Trade): “Thương mại hàng hóa là hoạt động nhằm tăng hoặc giảm nguồn lực
vật chất của một quốc gia bằng cách nhập hoặc xuất nó ra khỏi lãnh thổ kinh
tế của một quốc gia. Hàng hóa chỉ được vận chuyển qua một nước (hàng hóa
quá cảnh) hoặc hàng tạm nhập, tái xuất (không qua chế biến) không làm tăng
hoặc giảm nguồn lực vật chất của một quốc gia không được tính vào thống kê
thương mại hàng hóa quốc tế”2.
Định nghĩa của Bách khoa toàn thư mở đã khái quát được bản chất của
hoạt động thương mại. Trong khi định nghĩa về thương mại và thương mại
hàng hóa của UNCTAD và OECD nhấn mạnh vào hoạt động thương mại quốc
tế. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả sẽ sử dụng khái niệm
“thương mại” theo định nghĩa của UNCTAD (2010) và khái niệm “thương
mại hàng hóa” theo định nghĩa của OECD.
1
2


Nguyễn Minh Hương (2012).
/>
10


1.1.2. Thương mại liên ngành và thương mại nội ngành
Thương mại liên ngành là thương mại của các sản phẩm thuộc các
ngành khác nhau. Thương mại của các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ở
một quốc gia với các sản phẩm công nghệ được sản xuất ở một nước khác là
một ví dụ điển hình về thương mại liên ngành. Các quốc gia tham gia vào
thương mại liên ngành theo lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó.
Ngược lại, thương mại nội ngành là thương mại giữa các sản phẩm
thuộc cùng một ngành. Lấy gạo làm ví dụ, Việt Nam là một trong những nước
xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng người tiêu dùng Việt Nam vẫn sử dụng
gạo được nhập khẩu từ Thái lan. Thương mại nội ngành đã trở thành một nhân
tố quan trọng của tăng trưởng thương mại trong những thập kỷ gần đây. Xu
hướng này được hình thành chủ yếu nhờ sự phân mảng sản xuất (thuê ngoài
hoặc tự sản xuất) và là kết quả của toàn cầu hóa và đổi mới công nghệ.[???]
Handjiski và cộng sự (2010).
Dựa trên đặc điểm và tính chất của trao đổi hàng hóa mà thương mại
nội ngành được phân thành thương mại nội ngành dọc và thương mại nội
ngành ngang.
Thương mại nội ngành ngang là thương mại giữa các sản phẩm giống
nhau về chức năng, mục đích sử dụng nhưng khác nhau về giá cả, chất lượng
và mẫu mã. Ví dụ, Nhật Bản xuất khẩu ô tô Toyota sang Đức và nhập khẩu ô
tô BMW của Đức.
Thương mại nội ngành dọc là thương mại giữa các sản phẩm trong cùng
một ngành nhưng khác nhau về chức năng. Ví dụ, Việt Nam nhập khẩu các
linh kiện điện thoại từ Hàn Quốc để lắp ráp thành các điện thoại thông minh

và sau đó xuất khẩu các sản phẩm hoàn thiện này sang các thị trường khác.
1.1.3. Cơ cấu thương mại hàng hóa
Tùy vào mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận, hàng hóa xuất nhập
khẩu có thể được phân loại theo nhiều các khác nhau.
11


Để thuận tiện cho thống kê Hải quan và tính thuế quan giữa các quốc
gia, Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã cho ra đời Hệ thống mã và mô tả
hàng hóa điều hòa (Harmonised Commodity Description and Coding System)
– gọi tắt là Hệ thống Hài hòa (HS). HS phân loại hàng hóa dựa trên bản chất
của chúng. Với HS, hàng hóa được phân loại thành phần, chương, nhóm và
phân nhóm với mức chi tiết tới 6 chữ số.
Hệ thống HS thường xuyên được cập nhật và sửa đổi cho phù hợp với
sự phát triển công nghệ, thay đổi trong giao dịch thương mại và nhu cầu sử
dụng. Phiên bản đầu tiên của hệ thống HS được WCO ban hành năm 1988,
được sửa đổi lần đầu vào năm 1992 và tiếp tục được bổ sung chỉnh sửa vào
năm 1996. Phiên bản HS-1996 là phiên bản cũ nhất vẫn còn hiệu lực trên thực
tế. Trong bản HS-1996, hàng hóa xuất nhập khẩu được chia thành 21 phần, 97
chương (2 chữ số), 1241 nhóm (4 chữ số) và 5113 phân nhóm (6 chữ số). Sau
đó, HS tiếp tục được cập nhật với các phiên bản HS 2002, HS 2007 và phiên
bản mới nhất hiện nay là HS-2012 được WCO ban hành vào thành 1 năm
2012. Trong phiên bản HS-2012, hàng hóa được phân thành 21 phần, 98
chương, 1231 nhóm hàng và 5212 phân nhóm.
Hệ thống HS có một hạn chế là không thể so sánh giữa các nước. Do
đó, để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và so sánh hoạt động thương mại
giữa các nước, Liên hiệp Quốc đã cho ra đời Hệ thống phân loại hàng hóa
xuất nhập khẩu (SITC). Bản SITC đầu tiên ra đời năm 1950, và liên tục được
cập nhật vào những năm 1969, 1975, 1988, 1996, 2002 và 2007. Phiên bản
SITC 2007 là phiên bản mới nhất hiện nay. Và để thuận tiện, Hội đồng Kinh tế và

Xã hội của Liên hiệp quốc cũng đưa ra các bản chuyển đổi giữa SITC và HS.
Ngoài hai hệ thống phân loại phổ biến trên, Ủy ban Thống kê Liên hiệp
quốc còn đưa ra hệ thống phân loại hàng hóa theo mục đích sử dụng còn gọi là
Danh mục phân loại hàng hóa theo ngành kinh tế rộng (BEC). Đây là bảng
danh mục phân loại hàng hóa nhập khẩu theo công dụng cuối cùng của chúng
12


thành các nhóm thương ứng với nhóm hàng hóa cơ bản trong hệ thống tài
khoản quốc gia (SNA), đó là tư liệu sản xuất, hàng hóa trung gian và hàng hóa
tiêu dùng.
Ngoài các phân loại hàng hóa chính thức như trên, tùy vào mục đích
nghiên cứu các nhà kinh tế học còn phân loại hàng hóa theo mức độ thâm
dụng nguồn lực (vốn, lao động, công nghệ); theo trình độ sản xuất (hàng hóa
thô, sơ chế, hàng chế biến sử dụng nhiều tài nguyên, hàng chế biến công nghệ
thấp, công nghệ trung bình và công nghệ cao).
Để phục vụ cho nghiên cứu, luận văn ngoài sử dụng tiêu chuẩn phân
loại HS còn sử dụng các tiêu chí phân loại theo trình độ công nghệ và phân
loại theo mục đích sử dụng.
1.2.

Lý thuyết thương mại quốc tế

1.2.1. Lý thuyết thương mại cố điển và tân cổ điển
a. Chủ nghĩa Thương mại trọng thương
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, đã hình thành
một dòng lý thuyết ủng hộ thương mại quốc tế mà chúng ta vẫn thường biết
đến là “chủ nghĩa thương mại trọng thương”. Một trong những người ủng hộ
mạnh mẽ nhất của chủ nghĩa trọng thương là Thomas Mun. Với vai trò là
người lãnh đạo của công ty Đông Ấn hùng mạnh thời kỳ đó, Thomas Mun và

những người cùng tư tưởng ra sức đưa ra các luận điểm ủng hộ ngoại thương.
Họ cho rằng các quốc gia muốn trở nên giàu mạnh thì phải phát triển ngoại
thương. Ngoại thương sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua việc tăng
cường tiêu thụ các sản phẩm này ở nước ngoài, đồng thời có thể nhập khẩu
nguyên vật liệu sản xuất giá rẻ ở nước ngoài phục vụ cho sản xuất trong nước.
Và quốc gia sẽ trở nên giàu có nhờ lượng vàng thu được từ thặng dư thương
mại. Mặc dù đã chỉ ra được mặt tích cực của thương mại quốc tế nhưng các
lập luận của trường phái trọng thương còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chưa đưa
ra được lý do mà các quốc gia yếu hơn (thường chịu thâm hụt trong quan hệ
thương mại với các quốc gia hùng mạnh) tham gia vào thương mại quốc tế.
13


b. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Được đưa ra bởi A. Smith (1776) trong tác phẩm “Của cải của các dân
tộc”. A. Smith nhận định rằng, mỗi quốc gia có các điều kiện (khí hậu, tài
nguyên thiên nhiên, văn hóa,…) khác nhau nên sẽ hình thành các lợi thế mà
các quốc gia khác không có được, được gọi là “lợi thế tuyệt đối”. Sự khác biệt
trong lợi thế tuyệt đối giữa các quốc gia chính là nguồn gốc của thương mại
quốc tế.
Ví dụ, với hai nước Việt Nam và Nhật, với nền kinh tế được đơn giản
hóa với hai mặt hàng là hàng may mặc và ô tô. Việt Nam với lợi thế giá nhân
công rẻ và nguồn lao động phổ thông dồi dào được xem là có lợi thế tuyệt đối
trong việc sản xuất hàng may mặc còn Nhật Bản với lợi thế về khoa học kỹ
thuật và nguồn tư bản dồi dao được xem là có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất
ô tô. Do đó, Việt Nam sẽ tập trung sản xuất hàng may mặc và mang chúng ra
trao đổi lấy ô tô do Nhật chế tạo. Ở chiều ngược lại, Nhật Bản sẽ sản xuất ô tô
để tận dụng lợi thế tuyệt đối của mình và sẽ đem đổi lấy hàng may mặc từ
Việt Nam để phục vụ nhu cầu trong nước.
Lý thuyết của A. Smith đã giải thích được nguyên nhân của thương mại

quốc tế và sự hình thành cơ cấu xuất khẩu của các quốc gia. Tuy nhiên, lý
thuyết này chưa giải thích được tại sao có những quốc gia không có bất kỳ lợi
thế tuyệt đối nào (ví dụ như Singapore thời kỳ đầu lập quốc) lại tham gia và
được lợi từ thương mại quốc tế.
c. Lý thuyết lợi thế tương đối
Quy luật “lợi thế so sánh” được D. Ricardo sử dụng lần đầu tiên năm
1817 trong nghiên cứu kinh điển “Nguyên lý của Kinh tế chính trị và thuế
khóa”. Quy luật lợi thế so sánh phát biểu rằng: “mỗi quốc gia nên chuyên
môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so
sánh và nhập khẩu sản phẩm mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh.
14


D. Ricardo nhấn mạnh rằng: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn
hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối hơn so với nước khác
trong việc sản xuất mọi sản sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham
gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi
thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm nào đó. Bằng việc sản xuất
các sản phẩm mà nước mình có lợi thế so sánh và xuất khẩu một phần để nhập
khẩu các sản phẩm cần thiết mà nước mình không có lợi thế so sánh, mọi
quốc gia tham gia thương mại quốc tế đều đạt được những lợi ích nhất định.
Lý thuyết về lợi thế so sánh của D. Ricardo có thể được làm sáng tỏ
bằng ví dụ đơn giản sau:
Quốc gia
Sản phẩm

Mỹ

Anh


Lúa mỳ: Kg/người/h (W)

6

1

Vải: mét/người/h (C)

4

2

Trong ví dụ này, thế giới được đơn giản hóa bằng hai quốc gia Mỹ và
Anh, thị trường có hai loại hàng hóa là lúa mỳ và vải (may mặc). Một người
Mỹ trong 1h có thể sản xuất ra 6kg lúa mỳ hoặc 4m vải, một người Anh trong
1h chỉ có thể sản xuất ra 1kg lúa mỳ hoặc 2m vải. Như vậy, cho dù sản xuất
lúa mỳ hay vải thì người Anh đều kém hiệu quả hơn người Mỹ, điều này đồng
nghĩa với việc người Anh không có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất vải hay
trồng lúa mỳ. Tuy nhiên, xét mức giá tương đối giữa lúa mỳ và vải ta thấy, để
sản xuất 1m vải nước Mỹ phải bỏ chi phí cơ hội là 1,5kg lúa mỳ (6/4) trong
khi với nước Anh là 0,5kg (1/2). Ngược lại, để sản xuất 1kg lúa mỳ nước Mỹ
phải bỏ chi phí cơ hội là 2/3m vải trong khi nước Anh phải từ bỏ 2m (2/1) vải.
Như vậy, trong trường hợp này nước Anh nên chuyên môn hóa sản xuất vải và
nước Mỹ nên chuyên môn hóa sản xuất lúa mỳ để đạt được hiệu quả sản xuất
cao nhất.
15


d. Lý thuyết tương quan các nhân tố (Lý thuyết H-O)
Mặc dù, đã khắc phục được các khiếm khuyết của lý thuyết lợi thế tuyệt

đối nhưng lý thuyết tương đối vẫn còn điểm hạn chế đó là chưa giải thích hiện
tượng thương mại nội ngành. Nguyên nhân chính là do, thuyết lợi thế tương
đối được xây dựng dựa trên giả định công nghệ sản xuất một sản phẩm là như
nhau. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trong
các cuộc cách mạng công nghiệp thì giả thiết trên trở nên lỗi thời. Trên thực
tế, trình độ công nghệ sản xuất khác cho phép các quốc gia sản xuất cùng một
sản phẩm với kết hợp các yếu tố sản xuất khác nhau, do đó các quốc gia có thể
sản xuất cùng một sản phẩm, hoặc các sản phẩm trong cùng một ngành và có
thể xuất khẩu các sản phẩm này sang thị trường của nhau. Phát hiện ra thiếu
sót trên trong thuyết tương đối của D. Ricardo, hai nhà kinh tế học là Eli
Heckscher và Ohlin đã đưa ra lý thuyết mới giải thích nguồn gốc của thương
mại quốc tế thông qua hàm lượng các yếu tố sản xuất và mức độ dồi dào các
yếu tố sản xuất của một nước.
Lý thuyết H-O phát biểu rằng, mỗi quốc gia có một nguồn cung dồi dào
về một yếu tố sản xuất nào đó (vốn, tài nguyên, lao động, công nghệ) so với
các yếu tố khác. Và các quốc gia có xu hướng sản xuất các hàng hóa sử dụng
nhiều các yếu tố sẵn có của quốc gia mình và nhập khẩu các hàng hóa sử dụng
nhiều các yếu tố mà nước mình khan hiếm. Việc sản xuất hàng hóa sử dụng
nhiều yếu tố sẵn có trong nước giúp chi phí sản xuất trở nên thấp tương đối so
với việc sản xuất các hàng hóa sử dụng các yếu tố trong nước khan hiếm nên
việc sản xuất và xuất khẩu các hàng hóa sử dụng nhiều yếu tố sẵn có và nhập
khẩu các hàng hóa sử dụng các yếu tố khan hiếm giúp các quốc gia thu được
lợi ích từ thương mại quốc tế.
1.2.2. Lý thuyết thương mại hiện đại
Nhờ sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ mà trình độ sản
xuất cũng phát triển nhanh chóng, kéo theo sự phát triển trong quan hệ thương
16


mại hàng hóa. Thực tế phức tạp của thương mại quốc tế hiện đại làm nảy sinh

rất nhiều “lỗ hổng” trong các lý thuyết thương mại “cũ” và cũng là tiền đề cho
sự ra đời của các lý thuyết thương mại mới.
a. Lý thuyết về khoảng cách công nghệ và lý thuyết về chu kỳ sống
của sản phẩm quốc tế
Lý thuyết thương mại cổ điển chủ yếu tập trung giải thích nguyên nhân
của thương mại quốc tế thông qua vai trò của các nhân tố (vốn và lao động)
nhưng lại bỏ qua yếu tố công nghệ khi không đề cập hoặc đưa ra giả định
công nghệ là như nhau giữa các quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế công nghệ là
nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thương mại hiện đại.
Lý thuyết về khoảng cách công nghệ là một trong những lý thuyết
thương mại mới đầu tiên nhấn mạnh tới vai trò của công nghệ trong thương
mại quốc tế.
Lý thuyết này cho rằng, xét trên khía cạnh công nghệ giữa hai quốc gia
sẽ xảy ra hai trường hợp: (i) hai quốc gia có trình độ công nghệ tương đương
và (ii) giữa hai quốc gia có một khoảng cách nhất định về trình độ công nghệ.
Và trong bất kỳ trường hợp nào trong hai trường hợp trên thương mại đều có
thể xảy ra.
Trường hợp thứ nhất, hai quốc gia A và B có trình độ công nghệ tương
đương. Do các phát mình thường có tính ngẫu nhiên nên quốc gia A có thể
mạnh về một lĩnh vực này còn quốc gia B lại phát triển trong một lĩnh vực
khác nên hai nước A và B sẽ tiến hành thương mại để trao đổi các hàng hóa có
tính ưu việt về công nghệ.
Trường hợp thứ hai, quốc gia A có sự vượt trội về công nghệ so với
quốc gia B. Quốc gia B với lợi thế về trình độ công nghệ sẽ tập trung nghiên
cứu các công nghệ mới để cải tiến quá trình sản xuất (nâng cao hiệu quả sản
xuất các sản phẩm cũ) hoặc các công nghệ sản xuất ra các sản phẩm mới, sau
đó sẽ xuất khẩu các công nghệ hoặc sản phẩm mới đó sang quốc gia B (vì
17



quốc gia B có nhu cầu về sản phẩm mới và công nghệ mới để nâng cao trình
độ sản xuất). Ở chiều ngược lại, quốc gia B mặc dù không có lợi thế về công
nghệ nhưng lại có lợi thế tương đối trong việc sản xuất các sản phẩm đã chuẩn
hóa (quy trình sản xuất) do lợi thế về chi phí sản xuất. Nước A sẽ nhập khẩu
các sản phẩm do nước B sản xuất vì như vậy sẽ hiệu quả hơn sản xuất trong
nước.
Lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế được đưa ra bởi Ramond
Vernon (1966) là sự phát triển mở rộng cho lý thuyết khoảng cách công nghệ.
Lý thuyết này tập trung nghiên cứu quá trình phát triển của một sản phẩm mới
từ giai đoạn xâm nhập, tăng trưởng, chín muồi đến lúc suy tàn. Theo đó, khi
một sản phẩm mới được đưa ra thị trường (ở giai đoạn xâm nhập và tăng
trưởng), quá trình sản xuất ra nó đòi hỏi lực lượng công nhân có trình độ tay
nghề cao. Khi sản phẩm bước sang giai đoạn chín muồi, đã được tiêu chuẩn
hóa và được sự chấp nhận rộng rãi của thị trường thì sản phẩm có thể được
sản xuất bằng nhiều phương pháp và có thể sử dụng lao động ở trình độ sản
xuất thấp hơn. Trong quá trình này, lợi thế tương đối sẽ chuyển từ nước phát
triển (nơi đưa ra sản phẩm/công nghệ ra thị trường) sang các nước kém phát
triển hơn (thường là nơi có chi phí nhân công thấp hơn). Theo Vernon, chi phí
cơ hội để tạo ra sản phẩm là rất lớn, việc phát triển sản phẩm đòi hỏi có thị
trường có thu nhập cao để hỗ trợ lại nhằm phát triển thị trường mới và khả
năng cung cấp dịch vụ cho các sản phẩm ở các nước phát triển tốt và đồng bộ
hơn chính là những lý do của việc các sản phẩm quốc tế thường được tạo ra ở
các nước phát triển và được chuyển giao sang các nước kém phát triển hơn khi
đã đạt tới trạng thái chín muồi.
Lý thuyết lợi thế so sánh động
Lý thuyết thương mại “mới” của Paul Krugman cho rằng, một số quốc
gia chuyên môn hóa trong việc sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm, do đó
trong một số ngành công nghiệp, thị trường thế giới chỉ đủ để nuôi sống và
18



ủng hộ một số công ty có quy mô lớn. Ở những ngành công nghiệp đó, những
công ty thâm nhập thị trường sớm sẽ có được lợi thế cạnh tranh.
Khác với các lý thuyết thương mại cổ điển và tân cổ điển (giải thích
thương mại quốc tế trong trạng thái “tĩnh”), lý thuyết thương mại “mới” của P.
Krugman giải thích các quan hệ thương mại quốc tế trong trạng thái “động”
với sự dịch chuyển tự do của các nhân tố sản xuất. Lý thuyết của Krugman
cũng phân tích sâu hơn về thương mại nội ngành và thấy rằng thương mại nội
ngành phát triển nhanh là nhờ sự đa dạng của chủng loại hàng hóa và đặc tính
sản phẩm. Điều này giải thích vì sao một số quốc gia khá giống nhau về điều
kiện tự nhiên và trình độ phát triển (như Mỹ và Canada hay Đức và Pháp) lại
có cường độ thương mại nội ngành cao.
1.3.

Thương mại song phương và các nhân tố tác động
Để nâng cao cường độ thương mại song phương thì xác định các nhân

tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đó tới quan hệ thương mại
giữa hai nước là tối quan trọng. Việc xác định được các nhân tố tác động,
chiều tác động (tích cực hay tiêu cực) và cường độ tác động (lớn hay nhỏ) sẽ
giúp các nhà hoạch định chính sách có các can thiệt về thể chế phù hợp để có
thể cải thiện tình trạng quan hệ thương mại song phương giữa các bên. Do các
vấn đề kinh tế và chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau nên ngoài các lý
do kinh tế thuần túy còn có các lý do chính trị ảnh hưởng tới quan hệ thương
mại giữa hai nước. Ví dụ, các nước có quan hệ thù địch, hoặc đang trong tình
trạng chiến tranh thì sẽ ít có quan hệ thương mại với nhau và ngược lại các
nước có quan hệ đồng minh thì thường có cường độ thương mại lớn hơn bình
thường do các bên thường dành cho nhau những ưu đãi tốt hơn đối với bên
thứ ba. Tuy nhiên, phạm vi của luận văn chỉ tập trung vào các nguyên nhân
kinh tế xã hội.

1.3.1. Nhóm các nhân tố “hấp dẫn” (Gravity factors)
Vận dụng nguyên lý của định luật Vạn vật hấp dẫn, lực hút giữa các vật
có khối lượng tỷ lệ thuận với khối lượng và tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa
19


chúng, một số nhà kinh tế cho rằng: nguyên nhân xảy ra trao đổi thương mại
giữa các quốc gia vì các quốc gia này có “sức hút” với nhau và sức hút này
cũng tuân theo định luật vật lý của Newton. Theo đó, Cường độ thương mại
giữa hai quốc gia bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:
- Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia. Khoảng cách giữa hai nước mà
lớn đồng nghĩa với chi phí giao dịch hàng hóa cao, lợi ích từ thương mại giảm
dẫn tới quan hệ thương mại giảm theo.
- Đường biên giới chung. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ảnh hưởng
của khoảng cách địa lý lên thương mại giữa hai quốc gia không phải là quan
hệ tuyến tính. Có chung đường biên giới sẽ có tác động làm tăng cường độ
thương mại giữa hai nước hơn so với các quốc gia có cùng khoảng cách.
- Khoảng cách về văn hóa. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu giữa
các quốc gia có sở hữu chung nhưng đặc điểm về văn hóa (ví dụ như sử dụng
chung ngôn ngữ) thì mức độ giao thương sẽ lớn hơn mức bình thường.
- Quan hệ thuộc địa – thực dân. Việc các quốc gia thức dân khai thác
các tài nguyên, sản vật ở các thuộc địa trong quá khứ đã tạo nên các nhận thức
và sở thích tiêu dùng các sản phẩm đó ở chính quốc. Bên cạnh đó, việc các
nước thực dân mang văn hóa (ẩm thực, cách sống,…) của mình sang các nước
thuộc địa dần dần sẽ tạo nên một sự đồng hóa, lai tạp giữa hai nền văn hóa.
Do đó, thương mại giữa nước thực dân và thuộc địa có phần “khăng khít” hơn
so với thông thường.
- Quy mô kinh tế. Cường độ thương mại chịu tác động từ quy mô kinh
tế của hai bên. Điều này rất dễ hiểu, với hai nền kinh tế càng phát triển, có quy
mô càng lớn, các hoạt động sản xuất, kinh doanh càng phong phú thì xác suất

xảy ra giao thương giữa hai bên càng lớn.
1.3.2. Các nhân tố nguồn lực
Nguồn lực các nhân tố (vốn, lao động, đất đai) từ lâu đã được xem là
yếu tố ảnh hưởng lớn tới quan hệ thương mại song phương với nền tảng là lý
20


×