Tải bản đầy đủ (.pdf) (226 trang)

Quan hệ biện chứng giữa phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 226 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

PHẠM THỊ MỸ PHƢỢNG

QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO VỚI
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

PHẠM THỊ MỸ PHƢỢNG

QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO VỚI
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62.22.80.05



LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH
Phản biện độc lập:
1. PGS,TS. VŨ ĐỨC KHIỂN
2. PGS,TS. HUỲNH THỊ GẤM
Phản biện:
1. PGS,TS. VŨ ĐỨC KHIỂN
2. PGS,TS. LÊ TRỌNG ÂN
3. PGS,TS. LƢƠNG MINH CỪ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Trịnh Doãn Chính. Những kết luận khoa học trong
luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả

Phạm Thị Mỹ Phƣợng


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 19

Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƢỢNG CAO VỚI PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ... 19
1.1. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO VÀ VAI TRÕ CỦA
NÓ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ............................ 19

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao ........................................................................................................19
1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa .............................................................................. 36
1.2. PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VAI TRÕ CỦA NÓ TRONG
THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ...............................................42

1.2.1. Quan niệm về khoa học, công nghệ, phát triển khoa học và công nghệ . 42
1.2.2. Vai trò của phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ............................................................................. 59
1.3. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
LƢỢNG CAO VỚI PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG THỜI
KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ................................................................ 68

1.3.1. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là mục tiêu và động lực để phát
triển khoa học và công nghệ .................................................................................69
1.3.2. Phát triển khoa học và công nghệ là điều kiện và tiền đề góp phần
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ..................................................... 77
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................... 82


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO VỚI PHÁT
TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG THỜI KỲ CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH TIỀN GIANG ..................... 85
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ - TỰ NHIÊN, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH
TIỀN GIANG ................................................................................................................. 85

2.1.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của Tiền Giang . 85
2.1.2. Nội dung và đặc điểm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
tỉnh Tiền Giang ............................................................................................. 97
2.2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ TÁC ĐỘNG GIỮA PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO VỚI PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH
TIỀN GIANG ............................................................................................................... 112

2.2.1. Thực trạng của sự phát triển gắn kết giữa nguồn nhân lực chất lượng
cao với khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở tỉnh Tiền Giang ........................................................................................ 112
2.2.2. Những vấn đề đặt ra của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối
với sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với phát triển khoa
học và công nghệ ở tỉnh Tiền Giang ........................................................... 127
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 134
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO GẮN VỚI PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở TỈNH TIỀN GIANG TRONG THỜI
KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ........................................ 137
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO
KẾT HỢP VỚI PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở TỈNH TIỀN
GIANG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA............ 137


3.1.1. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với phát triển khoa
học và công nghệ xuất phát từ thế mạnh và yêu cầu thực tiễn của quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Tiền Giang ....................................... 137
3.1.2. Kết hợp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển khoa
học và công nghệ cả về chất và lượng để trở thành năng lực nội sinh cho quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Tiền Giang .............................. 148
3.1.3. Kết hợp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển khoa học
và công nghệ tạo động lực thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở tỉnh Tiền Giang................................................................................158
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƢỢNG CAO KẾT HỢP VỚI PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Ở TIỀN GIANG TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ........167

3.2.1. Nâng cao nhận thức của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân
tỉnh Tiền Giang về vai trò của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn
với phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ............................................................................. 167
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý
vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển
khoa học và công nghệ ở tỉnh Tiền Giang nhằm đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ............................................................................. 174
3.2.3. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với
phát triển khoa học và công nghệ trên cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo, kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với
quá trình sản xuất của tỉnh Tiền Giang ....................................................... 182
3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật và đầu tư ngân sách một cách
hợp lý tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát
triển khoa học và công nghệ của tỉnh Tiền Giang ...................................... 187


3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển khoa học và
công nghệ đáp ứng nhu cầu an sinh, phúc lợi xã hội và mục tiêu phát triển

toàn diện, bền vững của tỉnh Tiền Giang .................................................... 193
Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................... 201
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................... 204
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 208
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................ 219


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại sống trong một thời đại với ba đặc điểm
kinh tế lớn chi phối sự phát triển của mỗi quốc gia. Một là, khoa học và công
nghệ phát triển nhanh như vũ bão đã tạo ra làn sóng công nghiệp hóa lần thứ
ba và hình thành nền kinh tế tri thức. Hai là, quá trình toàn cầu hóa ngày
càng sâu rộng, các liên kết kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều, thúc đẩy sự
phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc và hình thành các chuỗi giá trị
toàn cầu; cạnh tranh kinh tế diễn ra ngày càng quyết liệt và mỗi quốc gia phải
giành được ưu thế trong cuộc cạnh tranh đó. Ba là, tình trạng khan hiếm các
loại nguyên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái
tạo được, đòi hỏi con người phải tìm kiếm các dạng nguyên liệu, năng lượng
mới, bảo đảm phát triển bền vững. Ba đặc điểm kinh tế này đã đặt ra yêu cầu
ngày càng cao cho sự phát triển gắn kết giữa nguồn nhân lực chất lượng cao
với khoa học và công nghệ nhằm tạo điều kiện thay đổi mô hình phát triển từ
chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nguồn
nhân lực rẻ nhưng chất lượng thấp sang phát triển dựa vào các nhân tố năng
suất tổng hợp bao gồm khả năng áp dụng các thành tựu mới nhất của khoa
học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và kỹ năng quản lý hiện đại.
Vào những năm cuối của thế kỷ XX, khoa học và công nghệ đã trở

thành một trong những động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và
bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc. Các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật,
công nghệ đã làm cho khoa học và công nghệ phát triển nhanh như vũ bão
chuyển từ nguồn năng lượng than đá, sức gió, sức nước, sức mạnh cơ bắp của
con người và gia súc,… sang các nguồn năng lượng dầu khí, máy hơi nước,
điện năng, năng lượng nguyên tử phân hạch,… và hiện nay là khoa học và
công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,


2

công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng hạt nhân tổng hợp nhiệt hạch,…
Chính sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã làm thay đổi tận
gốc lực lượng sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và biến hóa mạnh mẽ cả
về chiều rộng lẫn chiều sâu trên quy mô toàn cầu; là cơ sở giúp các nguồn lực
khác phát huy tác dụng, trong đó có nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao. Tuy nhiên, bản thân khoa học và công nghệ không thể tự phát
triển và không thể phát huy hết vai trò của mình nếu không có con người.
Thực tiễn đã chứng minh quan điểm về vai trò quyết định của con người
trong sự phát triển sản xuất nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung,
như C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân
loại... là sự tồn tại của những cá nhân con người sống” [76, tr.29], mọi sự biến
đổi và phát triển của xã hội, suy cho cùng, là do con người và vì con người, kể
cả sự phát triển của khoa học và công nghệ cũng do con người nghiên cứu,
phát minh và vận dụng sáng tạo vào mọi hoạt động của sản xuất và đời sống.
Vì con người là mục tiêu, là động lực, “là trung tâm của chiến lược phát triển,
đồng thời là chủ thể phát triển” [46, tr.76]. Con người là chủ thể của các hoạt
động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của xã
hội, là tinh hoa trong sự phát triển của thế giới; là tác nhân cải biến thế giới,
sáng tạo ra lịch sử của bản thân, là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy mọi sự

biến đổi trong lịch sử phát triển xã hội. Chính vì thế, trong giai đoạn văn minh
trí tuệ hiện nay, mỗi quốc gia muốn phát triển nhanh, bền vững thì phải phát
triển gắn kết giữa nguồn nhân lực chất lượng cao với khoa học và công nghệ.
Ở Việt Nam, quá trình hội nhập quốc tế cùng với quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đã đặt ra yêu cầu, muốn phát triển nhanh và bền vững phải
tiến hành đổi mới toàn diện để tạo mọi nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển
của xã hội, trong đó không thể thiếu hai nguồn lực quan trọng, đó là nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn lực khoa học và


3

công nghệ. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (01/2016), Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI đã đánh giá kết quả đạt được trong giai đoạn
năm 2011 - 2015 như sau: “tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong
5 năm đạt trên 5,9%/năm. Qui mô và tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng
lên;… bình quân đầu người khoảng 2.109 USD. Sản xuất công nghiệp từng
bước phục hồi; giá trị gia tăng ngành công nghiệp, xây dựng tăng bình quân
6,9%/năm; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp
tăng. Khu vực công nghiệp cơ bản phát triển ổn định, giá trị gia tăng tăng bình
quân 3,0%/năm…Giá trị gia tăng khu vực dịch vụ tăng khá, bình quân đạt
6,3%/năm…” [48, tr.226]. Đạt được kết quả như vậy nhờ Việt Nam biết phát
huy giá trị của mọi nguồn lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao và
khoa học công nghệ. Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc; kinh tế
khôi phục còn chậm, tăng trưởng chưa đạt chỉ tiêu đề ra; chất lượng tăng
trưởng còn thấp; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng
còn chậm;… Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này là do
chất lượng nguồn nhân lực cải thiện còn chậm, thiếu lao động chất lượng cao;
khoa học và công nghệ chưa thật sự trở thành động lực để nâng cao năng suất
lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; hệ thống kết

cấu hạ tầng chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển, chưa đồng bộ, chưa hiệu
quả;… Vì thế, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát
triển khoa học và công nghệ là động lực then chốt phát triển kinh tế - xã hội
nhanh, bền vững, giúp Việt Nam đi tắt đón đầu để rút ngắn khoảng cách tụt
hậu so với các nước trong khu vực và thúc đẩy sự thành công của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tiền Giang là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, là cầu nối giữa các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với
thành phố Hồ Chí Minh, có ít tài nguyên, nhưng được thiên nhiên ưu đãi, có


4

vị trí địa lý - tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; có nguồn nhân
lực trẻ, rẻ, dồi dào, năng động và sáng tạo; đầu tư cho phát triển giáo dục và
đào tạo, khoa học và công nghệ;.... nên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho
tỉnh Tiền Giang phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc
tế và thực hiện công nghiệp hóa, hiên đại hóa, nhất là trong giai đoạn 2011 2015, kinh tế dù có phát triển nhưng chưa ổn định và thiếu bền vững; chưa
tận dụng và phát huy tốt lợi thế của tỉnh; qui mô kinh tế nhỏ, hiệu quả và sức
cạnh tranh thấp; việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất còn lúng và
hạn chế; công nghệ lạc hậu; đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển, hiệu quả đào tạo nghề trong nông nghiệp, nông thôn còn
thấp;… [Xem: 55, tr.19-21]. Do vậy, trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
Tiền Giang lần thứ X năm 2015 đã xác định là phải “Có cơ chế, chính sách tốt
để huy động, thu hút nguồn lực con người, vốn và thành quả tiến bộ của khoa
học - công nghệ. Xem đây là nhân tố quan trọng hỗ trợ cho sự khiếm khuyết
trước mắt của tỉnh về nguồn nhân lực, vốn đầu tư và khoa học, công nghệ phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội” [55, tr.22]. Phát triển nhanh nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học và công

nghệ là một trong những khâu đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định để cơ
cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, là lợi thế cạnh tranh quan
trọng nhất, bảo đảm cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn chủ đề “Quan hệ
biện chứng giữa phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển
khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh
Tiền Giang” làm đề tài luận án tiến sĩ. Đây là đề tài mang tính thời sự cấp
bách; có ý nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực thúc đẩy sự thành công của
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hội
nhập và phát triển hiện nay.


5

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học và
công nghệ đã được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu. Thông qua các công
trình khoa học, các tác phẩm, các học giả đã đề xuất những phương hướng và
giải pháp khác nhau nhằm phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất
lượng cao và phát triển khoa học và công nghệ. Có thể khái quát các công
trình nghiên cứu về vấn đề trên theo các chủ đề sau:
Thứ nhất là, những công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao, phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trước tiên, là công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển
nguồn nhân lực. Đó là tác phẩm “Vấn đề con người trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do GS,TS. Phạm Minh Hạc chủ nhiệm
do Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản năm 1996, đã khái quát những
khái niệm về phát triển nguồn lực con người và cấu trúc của nó, trình bày rõ
mối quan hệ giữa đào tạo, sử dụng và việc làm với phát triển nguồn nhân lực;

xác định trách nhiệm của Nhà nước và ngành giáo dục - đào tạo trong việc
phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kế tiếp là tác phẩm “Kinh tế nguồn nhân lực” của PGS,TS. Trần Xuân
Cầu và PGS,TS. Mai Quốc Chánh (chủ biên) do Nxb. Đại học kinh tế quốc
dân xuất bản năm 2009, nghiên cứu về các vấn đề nhân tố con người trong
phát triển kinh tế - xã hội, dân số và nguồn nhân lực, thị trường lao động và
năng suất lao động.
Tiếp theo là tác phẩm “Xây dựng con người - xây dựng xã hội học tập”
của GS,TS. Phạm Tất Dong và TS. Đào Hoàng Nam do Nxb. Dân trí xuất
bản năm 2011, đã tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng con người và phát


6

triển nguồn nhân lực chất lượng cao - nhân tố quyết định sự phát triển đất
nước trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
Tiếp đến là tác phẩm “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ ở Việt
Nam phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước” của GS,TS. Nguyễn Văn
Khánh (chủ biên) do Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2010,
nêu lên những vấn đề chung về nguồn lực trí tuệ, nguồn lực trí tuệ Việt
Nam, vai trò của nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ cho sự nghiệp phát
triển đất nước.
Liên quan đến đề tài này còn có tác phẩm “Nguồn lực trí tuệ trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam” của Bùi Thị Ngọc Lan do Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội xuất bản năm 2002, tập trung nghiên cứu về trí tuệ và nguồn lực
trí tuệ, vai trò của nguồn lực trí tuệ, những điều kiện phát huy nguồn lực trí
tuệ trong sự phát triển xã hội nói chung, nêu lên những thực trạng phát huy
và xu hướng phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong thời gian qua, từ đó
đưa ra những phương hướng và giải pháp chủ yếu phát huy nguồn lực trí tuệ
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và xây dựng đất nước theo định hướng xã

hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, tác phẩm “Nguồn lực và động lực phát triển trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của
GS,TSKH.Lê Du Phong (chủ biên) do Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội xuất
bản năm 2006, bàn về vấn đề nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh
tế thị trường, thực trạng sử dụng các nguồn lực và phát huy các động lực phát
triển trong nền kinh tế thị trường, chính sách và giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy đầy đủ các động lực
phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đề cập đến vấn đề nguồn nhân lực, chúng ta không thể không kể đến
các tác phẩm như: tác phẩm “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu


7

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” của PGS,TS. Vũ Văn
Phúc và TS. Nguyễn Duy Hùng đồng chủ biên, do Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội xuất bản năm 2012 đã đề cập những quan điểm, tư tưởng Hồ
Chí Minh và Đảng ta về phát triển nguồn nhân lực, nêu lên những vấn đề lý
luận chung như cách tiếp cận nghiên cứu nguồn nhân lực, từ lý luận đến thực
tiễn phát triển nguồn nhân lực, giới thiệu những kinh nghiệm phát triển
nguồn nhân lực của một số quốc gia, phân tích thực trạng và đề xuất những
giải pháp phát triển nguồn nhân lực,… nhằm khái quát những vấn đề lý luận
chung về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một số kinh nghiệm của các nước trên
thế giới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thực trạng và giải pháp
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng,…
Hai là, những công trình nghiên cứu về vấn đề khoa học và công nghệ.
Đầu tiên phải kể đến tác phẩm “Phát triển khoa học và công nghệ - Một số
kinh nghiệm của thế giới” của GS,TS. Tạ Ngọc Tấn chỉ đạo biên soạn, do

Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội xuất bản năm 2012, đã nêu rõ tổng quan
về phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới, kinh nghiệm và gợi mở về
phát triển khoa học và công nghệ của một số nước trên thế giới như Liên
minh Châu Âu (EU), Liên bang Nga, Đức, Italia, Vương quốc Anh, Thụy
Điển, Pháp, Hoa Kỳ, Achentina, Brazil, Canada, Nam Phi, Austalia, Trung
Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaixia, Ấn Độ, Thái Lan.
Kế đó là tác phẩm “Nền kinh tế tri thức và khoa học, công nghệ kỹ
thuật” của TS. Trần Đình Thêm và TS. Trần Đức Ba do Nxb. Thanh niên
xuất bản năm 2011, đã khái quát về khoa học công nghệ kỹ thuật cao và vấn
đề đào tạo nhân tài cho nền kinh tế tri thức. Tiếp đến, là tác phẩm “Khoa học
và công nghệ, lực lượng sản xuất hàng đầu” của GS,TS. Vũ Đình Cự do Nxb.


8

Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 1996, đã nêu định nghĩa về khoa học
công nghệ và vai trò của khoa học công nghệ; tác phẩm “Công nghệ tiên tiến
và công nghệ cao với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”
của TSKH. Phan Xuân Dũng (chủ biên) do Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
xuất bản năm 2008, đã trình bày một số vấn đề chung về công nghệ cao; nêu
lên thực trạng và dự báo phát triển công nghệ tiên tiến, công nghệ cao và một
số hình thức tiếp nhận, chuyển giao công nghệ; ứng dụng và phát triển công
nghệ tiên tiến, công nghệ cao của một số nước và khu vực trên thế giới; trình
bày thực trạng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao ở
Việt Nam; từ đó đưa ra một số chủ trương và giải pháp về ứng dụng và phát
triển công nghệ tiên tiến, công nghệ cao với tiến trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam.
Tiếp theo là tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá
nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở Việt Nam” của TSKH. Phan Xuân Dũng
(chủ biên), do Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2006, tập trung

giới thiệu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc đánh giá
nhiệm vụ khoa học và công nghệ; thực trạng, chủ trương và giải pháp đánh
giá khoa học và công nghệ; hay tác phẩm “Vai trò của tri thức khoa học
trong sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay của TS. Trần
Hồng Lưu do Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2009, đã nêu lên
định nghĩa khoa học, tri thức khoa học và vai trò của nó trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Liên quan đến việc nghiên cứu những
quan niệm về khoa học công nghệ, có tác phẩm “Khoa học và công nghệ Việt
Nam - Những sắc màu tiềm năng” của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật
Việt Nam do Nxb. Thanh niên xuất bản năm 2000, và “Khoa học và các khoa
học (La science et les sciences)” của Phan Ngọc, Phan Thiều (dịch) do Nxb.
Thế giới xuất bản năm 1995, đã phân tích khái niệm khoa học công nghệ;


9

phân loại và nêu lên những thành tựu và vai trò của khoa học công nghệ
trong cuộc sống; bàn về phát huy sức mạnh của khoa học công nghệ, có tác
phẩm “Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khoa học - công nghệ ở Việt
Nam” của PGS,TS. Định Trọng Thịnh, TS. Nguyễn Minh Phong do Nxb. Tài
chính, Hà Nội xuất bản năm 2011, đã nêu lên một số vấn đề chung về xã hội
hóa các hoạt động khoa học công nghệ; trình bày thực trạng về các hoạt động
xã hội hóa khoa học công nghệ và phân tích những kinh nghiệm hoạt động
của các quốc gia có khoa học công nghệ phát triển mạnh; qua đó, đề ra các
giải pháp nhằm đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khoa học công nghệ.
Nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có các công
trình: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” của
GS,TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS,TS. Nguyễn Thế Nghĩa, PGS,TS. Đặng
Hữu Toàn (đồng chủ biên) do Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm
2002, đã nghiên cứu khá sâu về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mối

quan hệ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa với các vấn đề về phát triển con
người, tạo nguồn nhân lực; xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc phát triển đời sống tinh thần; xây dựng và phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển giáo dục đào tạo và khoa
học công nghệ. Liên quan đến chủ đề này còn có tác phẩm “Triết học với sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của PGS,TS. Nguyễn Thế Nghĩa do
Nxb. Khoa học xã hội xuất bản năm 1997, đã nêu lên khái niệm, đặc điểm, nội
dung của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tiếp đến, công trình “Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của GS,TS. Đỗ Hoài Nam,
PGS,TS. Trần Đình Thiên do Nxb. Khoa học xã hội xuất bản năm 2009, đã
đề cập và phân tích con đường và phương pháp thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.


10

Thứ hai là, những công trình nghiên cứu về quan hệ giữa phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển khoa học và công nghệ trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Xoay quanh những vấn đề về phát triển nguồn nhân lực và khoa học
công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở cấp vùng và cấp
tỉnh, thành phố có các đề tài, tác phẩm sau: Đề tài khoa học cấp Nhà nước
KX.07.13 - “Vấn đề phát huy và sử dụng đúng đắn vai trò động lực của con
người trong sự phát triển kinh tế - xã hội” của GS,TS. Lê Hữu Tầng (chủ
nhiệm); tác phẩm “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước” của TS. Nguyễn Thanh do Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
xuất bản năm 2002; tác phẩm “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Đà Nẵng hiện
nay” của tác giả Lê Văn Phục do Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội

xuất bản năm 2014; tác phẩm “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân
lực tài năng” của Trần Văn Tùng do Nxb. Thế giới, Hà Nội xuất bản năm
2005;… Những công trình nghiên cứu này đã khái quát hóa những vấn đề lý
luận và thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, về nguồn nhân lực và
khoa học công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở phạm vi
từ cơ sở đến cả nước.
Nghiên cứu về chủ đề này còn có các công trình như “Những luận cứ
khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam” của Nguyễn Minh Sâm (chủ biên) do Nxb. Khoa học
xã hội xuất bản năm 2003, đã phân tích khá sâu về phát triển nguồn nhân lực
trong lĩnh vực công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; “Quan hệ
giữa phát triển khoa học công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội trong công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của Danh Sơn do Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội xuất bản năm 2002, đã phân tích rõ vai trò của khoa học công


11

nghệ và mối quan hệ của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Công trình “Xây dựng, phát triển thị trường khoa học và công nghệ nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của TS. Hồ Đức Việt (chủ
biên) do Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2010, đã đi sâu phân
tích và định hướng xây dựng và phát triển thị trường khoa học và công nghệ
đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong nền kinh tế thị trường.
Ngoài ra, tác phẩm “Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức” của nhiều
tác giả do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam biên soạn, được Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2008 đã nêu lên kinh nghiệm của một số nước
về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội
ngũ trí thức như Cộng hòa Liên bang Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản,

Singapo, Trung Quốc và Việt Nam.
Thêm vào đó, có các chuyên đề “Đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2015”
của nhiều tác giả viết về nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học - xã hội địa
phương, chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; giáo dục đại học trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp
ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực; chính sách và giải pháp phát triển
nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang đến năm 2015…
Thứ ba là, những công trình và các văn bản, nghị quyết, kế hoạch, đề
án về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học và
công nghệ của tỉnh Tiền Giang
Đề cập đến chủ đề này có các công trình: “Địa chí Tiền Giang, tập 2”
của Trần Quang Diệu – Nguyễn Quang Ân do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và
Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam phát hành


12

năm 2005; “Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020” của Bộ Kế hoạch và
đầu tư – Viện chiến lược phát triển các vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương do Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội phát hành năm 2009.
Đặc biệt, liên quan đến chủ đề này có các Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ
đổi mới và hội nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI) do Nxb. Chính trị quốc
gia - Sự thật, Hà Nội xuất bản năm 2013; Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII do Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 1996; Văn kiện
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX do Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất
bản năm 2001; Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X do Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2006; Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI do Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2011; Văn kiện

đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII do Văn phòng Trung ương Đảng, Hà
Nội phát hành năm 2016;… Đối với Tiền Giang, có các Văn kiện đại hội đại
biểu lần thứ VII đảng bộ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2001 - 2005; Văn kiện đại
hội đại biểu lần thứ VIII đảng bộ tỉnh Tiền Giang năm 2005; Văn kiện đại hội
đại biểu lần thứ IX Đảng bộ tỉnh Tiền Giang năm 2010; Văn kiện đại hội đại
biểu lần thứ X Đảng bộ tỉnh Tiền Giang năm 2015.
Ngoài các công trình, văn kiện của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Tiền
Giang về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kết với phát triển khoa
học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn những văn
bản, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khoa học và công
nghệ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức và sử dụng, thu nhút
nhân tài của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Sở Khoa học và
Công nghệ, Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang,… Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để
tỉnh Tiền Giang phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển
khoa học và công nghệ ở tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.


13

Thứ nhất, là nhóm văn bản của cấp trên về phát triển nguồn nhân lực,
khoa học và công nghệ. Cụ thể, Nghị quyết số 10/NQ-CP của Thủ tướng
Chính phủ ngày 24/4/2012 về việc Ban hành chương trình hành động của
chính phủ triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015.
Quyết định số 579/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 19/4/2011 về phê
duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020. Quyết
định số 6639/QĐ-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 29/12/2011 về phê
duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.
Thông tư số 19/2014/TT-BNV của Bộ nội vụ ngày 04/12/2014 về việc quy
định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức, Quyết định số

13/2004/QĐ-BKHCN của Bộ khoa học và công nghệ ngày 25/5/2004 về việc
ban hành quy định đánh giá nghiệm thu Đề tài khoa học và công nghệ cấp
Nhà nước, Nghị quyết số 37-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày
09/10/2014 về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030…
Các văn bản này quy định những nội dung cần triển khai trong việc phát triển
kinh tế - xã hội, trong đó có quy định chung về mục tiêu, phương hướng và
giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học và
công nghệ qua từng giai đoạn cụ thể.
Thứ hai, là nhóm văn bản của tỉnh Tiền Giang về phát triển nguồn nhân
lực, khoa học và công nghệ. Cụ thể, Nghị quyết số 07/NQ-HĐND của Hội
đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khoa VIII - Kỳ họp thứ 2 ngày 25/8/2011 về
chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và thu hút nguồn nhân lực
của tỉnh Tiền Giang; Quyết định số 33/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh
Tiền Giang ngày 01/11/2011 về việc ban hành quy định quản lý biên chế
công chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Quyết định số 01/QĐ-UBND của Ủy
ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ngày 02/02/2012 về việc ban hành quy định


14

chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và thu hút nguồn nhân lực
của tỉnh Tiền Giang; Quyết định số 864/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân
tỉnh Tiền Giang ngày 10/4/2014 về việc ban hành danh sách các chuyên
ngành đào tạo sau đại cần thu hút của tỉnh Tiền Giang năm 2014; Quyết định
số 35/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc ban
hành quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và thu hút
nguồn nhân lực của tinh Tiền Giang; Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND của
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ngày 27/5/2008 về việc ban hành quy định
về quản lý và hỗ trợ triển khai đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ của tỉnh Tiền Giang; Quyết định số 2665/QĐ-UBND của Ủy ban

nhân dân tỉnh Tiền Giang ngày 30/7/2009 về phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển công nghệ thông tin tỉnh Tiền Giang đến năm 2020; Hướng dẫn số
520/HĐKHCN của Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh Tiền Giang ngày
29/12/2011 về việc định hướng nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ
năm 2013; Hướng dẫn số 510/HĐKHCN của Hội đồng khoa học và công
nghệ tỉnh Tiền Giang ngày 14/12/2012 về việc định hướng nghiên cứu khoa
học và triển khai công nghệ năm 2014; Hướng dẫn số 579/HĐKHCN của Hội
đồng khoa học và công nghệ tỉnh Tiền Giang ngày 26/12/2013 về việc định
hướng nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ năm 2015; Kế hoạch số
82/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ngày 22/6/2012 về phát
triển nông ngiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học từ nay đến
năm 2015; Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 của UBND
tỉnh Tiền Giang về việc qui định quản lý đối với nhiệm vụ khoa học và công
nghệ; Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của UBND tỉnh
Tiền Giang về việc qui định kinh phí nhiệm vụ số 13/2016/QĐ-UBND ngày
13/4/2016 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc qui định quản lý đối với nhiệm
vụ khoa học và công nghệ;….


15

Bên cạnh đó, còn có các báo cáo của chính quyền các cấp ở tỉnh Tiền
Giang về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực và khoa học
công nghệ. Chẳng hạn, Báo cáo số 32/BC-SNV của Sở Nội vụ ngày
27/01/2014 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2013 và
sơ kết 03 năm thực hiện quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của
Thủ tướng chính phủ; Báo cáo số 222/BC-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh
Tiền Giang ngày 19/12/2012 về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2012
và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013; Báo cáo số 251/BC-UBND
của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ngày 15/11/2013 về tình hình phát triển

kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014;
Báo cáo số 231/BC-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ngày
19/12/2014 về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2015; Báo cáo số 219/BC-UBND của Ủy ban nhân
dân tỉnh Tiền Giang ngày 13/11/2015 về tình hình phát triển kinh tế - xã hội
năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016;… Thêm vào đó,
còn có những đề án đào tạo cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang giai đoạn 2013 - 2020; đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
đương chức và quy hoạch các chức danh diện Tỉnh ủy quản lý;…. và những
Niên giám thống kê năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 của tỉnh Tiền Giang
qua, do Cục thống kê tỉnh Tiền Giang phát hành. Đây là những tài liệu quan
trọng để tác giả tiếp thu, chọn lọc và trình bày trong nội dung của luận án.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
Mục đích:
Từ sự trình bày, phân tích những quan điểm cơ bản về nguồn nhân lực;
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học, công nghệ, phát triển
khoa học và công nghệ, luận án làm sáng tỏ quan hệ tác động qua lại giữa
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển khoa học và công


16

nghệ phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Tiền Giang. Từ
đó, đề ra những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao gắn kết với phát triển khoa học và công nghệ trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Tiền Giang.
Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án sẽ giải quyết những nhiệm vụ cơ
bản sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, nguồn nhân

lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa
học và công nghệ, mối quan hệ biện chứng giữa phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao với phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ hai, luận án trình bày, phân tích nội dung và đặc điểm của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ đó làm rõ những vấn đề đặt ra của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
phát triển khoa học và công nghệ cũng như vai trò của nguồn nhân lực chất
lượng cao, khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở tỉnh Tiền Giang.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra của sự
kết hợp giữa phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển khoa học
và công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả đề ra
những phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
gắn với phát triển khoa học và công nghệ ở tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4. Đối tƣợng và phạm vi của luận án
Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực chất lượng


17

cao với phát triển khoa học và công nghệ tác động đến tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của tỉnh Tiền Giang.
Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu quan hệ giữa nguồn nhân lực chất lượng
cao gắn với khoa học và công nghệ của tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án

Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện
chứng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quán
triệt các phương pháp và các nguyên tắc cơ bản của triết học mácxít như
khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử cụ thể. Đồng thời, tác giả đã sử
dụng kết hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch,
thống kê, đối chiếu và so sánh,… để nghiên cứu và trình bày những vấn đề
đặt ra trong luận án.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học
Luận án đã góp phần làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học và công nghệ nói
chung, cũng như làm rõ tình hình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
gắn với phát triển khoa học và công nghệ ở tỉnh Tiền Giang nói riêng trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ý nghĩa thực tiễn
Những đề xuất, những ý nghĩa và bài học được rút ra từ các giải pháp
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học và công
nghệ trong luận án có thể góp phần vào việc hoạch định những chủ trương,
những biện pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa
học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Tiền
Giang hiện nay.


18

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học và công
nghệ ở các trường đại học và cao đẳng, các cơ quan nghiên cứu về nguồn
nhân lực, khoa học và công nghệ,... trong cả nước và ở tỉnh Tiền Giang.

7. Cái mới của luận án
Luận án làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về nguồn nhân lực chất lượng
cao và vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học và công nghệ đối
với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như quan hệ biện chứng
giữa phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển khoa học và
công nghệ.
Luận án đã chỉ ra thực trạng và những vấn đề đặt ra của quan hệ biện
chứng giữa phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển khoa học
và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Tiền Giang.
Từ đó, luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản để gắn
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển khoa học và công
nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Tiền Giang.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết và
18 tiểu tiết.


×