Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Rủi ro và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại trường hợp việt nam và các nước châu á thái bình dương (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.14 KB, 24 trang )

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lợi nhuận đóng vai trò quan trọng đối với NHTM do sự ổn định của ngân
hàng phụ thuộc nhiều vào lợi nhuận và sự bền vững của một nền kinh tế cũng liên
quan đến sự ổn định của NHTM. Thế nhưng, bản chất của hoạt động NHTM là tiềm
ẩn rủi ro. Nếu rủi ro không được kiểm soát tốt, thì dù bằng con đường này hay con
đường khác cũng sẽ làm suy giảm lợi nhuận các ngân hàng. Chính vì thế, việc tìm
hiểu yếu tố nào tác động đến rủi ro và rủi ro tác động như thế nào đến lợi nhuận
NHTM là cần thiết và hữu ích trong việc giúp chính phủ, các cơ quan quản lý vĩ mô
và NHTM có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về rủi ro và lợi nhuận NHTM. Bên
cạnh đó, việc lược khảo cho thấy vấn đề rủi ro và lợi nhuận của các NHTM được
phân tích sâu trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới. Tuy nhiên, ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam vẫn còn thiếu vắng các nghiên cứu về
phân tích rủi ro và tác động rủi ro đến lợi nhuận đối với các NHTM. Chính vì thế,
nghiên cứu sinh chọn đề tài Rủi ro và lợi nhuận của các NHTM: Trường hợp
Việt Nam và các nước châu Á - Thái Bình Dương làm nội dung nghiên cứu trong
luận án tiến sĩ của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu được thể hiện thông qua 4 câu hỏi nghiên cứu:
+ Câu hỏi 1:Yếu tố nào tác động đến rủi ro NHTM ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương?
+ Câu hỏi 2: Yếu tố nào tác động đến rủi ro NHTM Việt Nam?
+ Câu hỏi 3: Rủi ro tín dụng, rủi ro tổng thể, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường,
rủi ro đặc thù có tác động đến lợi nhuận NHTM ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương không?
+ Câu hỏi 4: Rủi ro tín dụng, rủi ro tổng thể, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường,
rủi ro đặc thù có tác động đến lợi nhuận NHTM ở Việt Nam không?
1.4. Đối tượng và phạm vi
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề rủi ro và lợi nhuận của các
NHTM Việt Nam và châu Á - Thái Bình Dương. Luận án nghiên cứu dựa trên mẫu
số liệu của 18 quốc gia của khu vực châu Á - Thái Bình Dương gồm: Banglades,


China, HongKong, India, Indonesia, Israel, Japan, Kuwait, Malaysia, Pakistan,
Philippine, Russia, Srilanka, Taiwan, Thailand, Turkey, Vietnam, Australia.
1


Luận án tập trung vào 5 loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro tổng thể, rủi ro thị
trường, rủi ro lãi suất, rủi ro đặc thù.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã kế thừa mô hình nghiên cứu của Haq và Heaney (2012), Berger
và DeYoung (1997), Wetmore và Brick (1998), Dietrich và Wanzenried (2014),
Petria và cộng sự (2015), Sun (2011) để phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro và
phân tích tác động của rủi ro đến lợi nhuận NHTM. Tuy nhiên, luận án này khác với
các nghiên cứu trước bằng việc nghiên cứu tác động của 5 loại rủi ro đến lợi nhuận
ngân hàng.
1.6. Kết quả đạt được và những đóng góp mới của luận án
So với các nghiên cứu thực nghiệm trước, luận án có một số đóng góp quan
trọng sau:
+ Luận án trình bày nhiều lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận doanh nghiệp. Đây
là cơ sở để biện luận và phát triển các nghiên cứu thực nghiệm trong luận án này.
+ Luận án đã trình bày nhiều phương pháp đo lường rủi ro ngân hàng, trong
đó, nhấn mạnh đến phương pháp đo lường rủi ro từ dữ liệu thị trường như: rủi ro
tổng thể, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất và rủi ro đặc thù.
+ Luận án đã hệ thống hóa các nghiên cứu thực nghiệm về phân tích các yếu
tố tác động đến rủi ro và tác động của rủi ro đến lợi nhuận ngân hàng.
+ Luận án đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động rủi ro
ngân hàng và tác động rủi ro đến lợi nhuận ngân hàng trong trường hợp châu Á Thái Bình Dương và Việt Nam.
+ Luận án lần đầu tiên phân tích rủi ro và lợi nhuận đối với các NHTM châu
Á - Thái Bình Dương. Kết quả nghiên cứu có kết hợp kiểm chứng cho trường hợp
Việt Nam, cho thấy kết quả nghiên cứu không chịu tác động của yếu tố địa lý đối
với một số yếu tố nghiên cứu chính trong mô hình.

1.7. Cấu trúc nghiên cứu
Nội dung luận án gồm có 5 phần chính, cụ thể như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp
2


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái niệm về rủi ro
Để có cơ sở phân tích và triển khai các đo lường trong luận án, luận án sẽ
khái quát các định nghĩa về năm loại rủi ro như sau:
- Rủi ro tín dụng: Rủi ro thay đổi giá trị do các thay đổi trong chất lượng tín
dụng của ngân hàng. Nguồn gốc của rủi ro tín dụng từ việc khách hàng không trả
được nợ vay ngân hàng.
- Rủi ro tổng thể: Khi danh mục đầu tư chỉ bao gồm một loại tài sản, ví dụ
như cổ phiếu của một công ty, thì rủi ro của danh mục hoàn toàn là rủi ro của cổ
phiếu đó, hay còn được gọi là rủi ro tổng thể. Rủi ro tổng thể cho biết khả năng
không chắc chắn của dòng thu nhập từ toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp (Miller,
1990).
- Rủi ro thị trường: Rủi ro thị trường được định nghĩa là mức độ nhạy cảm
của lợi nhuận cổ phiếu trước những biến động thị trường, thường được đo lường
bằng beta thị trường (Baele và cộng sự, 2015). Nguồn gốc của rủi ro thị trường là từ
rủi ro đồng tiền, rủi ro từ những khoản thu nhập cố định như: kỳ vọng lạm phát,
biến động thị trường chứng khoán, biến động hàng hóa, và vấn đề thanh khoản thị
trường.

- Rủi ro lãi suất: Là rủi ro việc ngân hàng không dự tính được sự thay đổi
của lãi suất thị trường dẫn đến thay đổi cấu trúc kỳ hạn (rủi ro chênh lệch kỳ hạn)
của các tài sản nhạy cảm với lãi suất, hoặc rủi ro phát sinh từ mối tương quan không
hoàn hảo khi thay đổi lãi suất phải trả và lãi suất phải thu của các tài sản có cùng
đặc điểm.
- Rủi ro đặc thù: Cũng trong rủi ro tổng thể, rủi ro đặc thù là rủi ro do các
yếu tố riêng của tài sản tạo ra (Merton, 1987). Khi kết hợp nhiều loại tài sản với
nhau trong một danh mục đầu tư thì rủi ro đặc thù của cả danh mục được giảm
xuống do các yếu tố tác động đến rủi ro đặc thù của các loại tài sản riêng lẽ trong
danh mục là khác nhau và có thể triệt tiêu lẫn nhau.

3


2.1.2. Khái niệm lợi nhuận
Các nhà đầu tư thường quan tâm đến thông tin lợi nhuận cổ phiếu, các chỉ số
lợi nhuận/giá cổ phiếu để quyết định khối lượng đầu tư trong danh mục. Đối với
nhà quản lý, chỉ số lợi nhuận được đo lường từ sổ sách thường được chú ý hơn. Dù
lợi nhuận được đo lường từ dữ liệu thị trường hay đo lường từ dữ liệu sổ sách kế
toán đều nói lên hiệu quả doanh nghiệp và cũng vì mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa
giá trị doanh nghiệp.
2.1.3. Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận
Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận là một vấn đề trung tâm của tài chính
doanh nghiệp. Có nhiều lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận, cụ thể như sau:
+ Lý thuyết lợi nhuận và rủi ro của Frank Knight: giải thích sự điều tiết lợi
nhuận trong kinh doanh dưới dạng một hàm số của rủi ro bất định
+ Lý thuyết danh mục đầu tư: giúp các nhà đầu tư xác định được tỷ trọng đầu
tư vào danh mục tài sản rủi ro và hình thành khái niệm rủi ro tổng bằng tổng các
loại rủi ro.
+ Mô hình định giá tài sản vốn CAPM: mô hình này cho rằng rủi ro của một

cổ phiếu phụ thuộc duy nhất vào beta của cổ phiếu đó. Trên cơ sở lý thuyết này, các
nghiên cứu thực nghiệm đã xây dựng được cách tiếp cận đo lường rủi ro thị trường,
rủi ro đặc thù.
+ Lý thuyết thị trường vốn APT: lý thuyết này phát triển từ mô hình định giá
tài sản vốn CAPM theo hướng bổ sung thêm các rủi ro vĩ mô tác động đến lợi
nhuận cổ phiếu.
+ Lý thuyết định giá quyền chọn thực (option-pricing theory): lý thuyết này
dựa trên nguyên lý định giá dòng tiền có tính đến giá trị thời gian của dòng tiền
chiết khấu trong tương lai về hiện tại (NPV). Mặc dù lý thuyết đã chỉ ra đây là
phương pháp đo lường lợi nhuận, nhưng việc đo lường lợi nhuận bằng dòng tiền
trong tương lai yêu cầu dữ liệu phức tạp nên trong luận án này chỉ giới hạn đo
lường lợi nhuận bằng ROA, ROE.
+ Lý thuyết định giá của Merton: thể hiện vai trò của rủi ro đặc thù đối với
lợi nhuận cổ phiếu.
Trong các lý thuyết này, mô hình CAMP giúp nhà đầu tư chọn lựa danh mục
đầu tư có mức độ rủi ro và suất sinh lợi kỳ vọng hợp lý. Trên quan điểm các nhà
quản lý, việc định vị rủi ro qua hệ số beta từ mô hình CAMP giúp người quản lý
4


xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với mức độ rủi ro của ngân hàng. Chính vì
thế, luận án sẽ vận dụng mô hình CAMP để đo lường rủi ro và phân tích mối quan
hệ lợi nhuận và rủi ro trong bối cảnh các ngân hàng trong giai đoạn 2000-2013. Tuy
nhiên, lý thuyết này đề cập đến lợi nhuận và rủi ro của cổ phiếu trong khi nội dung
nghiên cứu của luận án tập trung vào mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời
của ngân hàng, trong đó lợi nhuận được đo lường từ bảng cân đối kế toán. Để trả lời
câu hỏi này luận án xin trích dẫn quan điểm của lý thuyết định giá tài chính hiện đại
cho rằng lợi nhuận là một thành phần tạo nên giá trị doanh nghiệp. Các nhà quản lý
doanh nghiệp thực hiện các quyết định sản xuất kinh doanh cũng không ngoài mục
đích tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (Jensen, 1984). Trong khi đó, hiệu quả của các

quyết định sản xuất kinh doanh được thể hiện thông qua lợi nhuận doanh nghiệp
như chỉ số ROA, ROE. Đây chính là cơ sở quan trọng mà nhiều nghiên cứu đã đưa
ra giả thuyết về tác động rủi ro đến đến chỉ số lợi nhuận.
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm và giả thuyết nghiên cứu các yếu tố tác động
đến rủi ro ngân hàng
Các yếu tố tác động rủi ro ngân hàng phần lớn tập trung vào yếu tố hình thức
sở hữu (Iannotta và cộng sự, 2013) yếu tố hoạt động phi lãi (Hidayat và cộng sự,
2012; Lepetit và cộng sự, 2008), yếu tố an toàn vốn (Blum, 1999; Anderson và
Fraser, 2000; Konishi và Yasuda, 2004; Haq và Heaney, 2012), quy mô ngân hàng
(Anderson và Fraser, 2000; Konishi và Yasuda, 2004; Haq và Heaney, 2012;
Williams, 2014), tăng trưởng tín dụng (Lepetit và cộng sự, 2008; Williams, 2014),
Chater value (Anderson và Fraser, 2000; Konishi và Yasuda, 2004; Leung và cộng
sự, 2015), vai trò của chính phủ ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng (Williams, 2014).
Các phát hiện này cũng phù hợp với thực tiễn trên thị trường tài chính. Dựa vào
việc lược khảo tài liệu và bối cảnh thực tiễn, luận án đưa ra các giả thuyết sau:
H1A: vốn ngân hàng nghịch biến với rủi ro ngân hàng
H1B: vốn ngân hàng có mối quan hệ phi tuyến tính với rủi ro ngân hàng
H2: Chater value nghịch biến với rủi ro ngân hàng
H3: giá trị cam kết ngoại bảng đồng biến với rủi ro ngân hàng
H4: tăng trưởng tín dụng đồng biến với rủi ro ngân hàng
H5: nguồn thu nhập ngoài lãi đồng biến với rủi ro ngân hàng
H6A: quy mô ngân hàng đồng biến với rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất

5


H6B: quy mô ngân hàng nghịch biến với rủi ro tổng thể, rủi ro đặc thù, rủi ro
tín dụng.
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm và giả thuyết nghiên cứu tác động của rủi ro
đến lợi nhuận NHTM

Kể từ sau nghiên cứu của Miller (1990), luận án chưa tìm thấy nghiên cứu
nghiên cứu nào phân tích đồng thời tác động của rủi ro tổng thể, rủi ro beta đến lợi
nhuận ROA, ROE. Về mặt đo lường, phần lớn các nghiên cứu lựa chọn lợi nhuận
đo lường bằng phương pháp tỉ số (tỉ số ROA, tỉ số ROE, tỉ số ROAA, tỉ số ROEA).
Bên cạnh đó, lợi nhuận cũng được đo lường bằng độ đo hiệu quả thông qua phương
pháp phân tích biên (Sun, 2011) và lợi nhuận giá cổ phiếu (Flannery, 1984; Sung,
1990; Wetmore và Brick, 1998).
Những nhận định từ lược khảo lý thuyết và bối cảnh thực tiễn cho thấy sự
cần thiết phải quan tâm đến tác động của rủi ro đến lợi nhuận ngân hàng. Bên cạnh
nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng, luận án đã đưa vào mô hình nghiên cứu rủi
ro tổng thể, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro đặc thù đến lợi nhuận ngân hàng.
Luận án sẽ tiến hành xây dựng giả thuyết về tác động của rủi ro đến lợi nhuận
NHTM như sau:
H7: rủi ro tổng thể tác động nghịch biến đến lợi nhuận ngân hàng
H8: rủi ro thị trường tác động đồng biến đến lợi nhuận ngân hàng
H9: rủi ro lãi suất tác động nghịch biến đến lợi nhuận ngân hàng
H10: rủi ro đặc thù tác động đồng biến đến lợi nhuận ngân hàng
H11: rủi ro tín dụng tác động nghịch biến đến lợi nhuận ngân hàng

6


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU
3.1. Hồi quy với dữ liệu bảng
Để phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro và tác động của rủi ro đến lợi
nhuận ngân hàng, luận án sử dụng phương pháp ước lượng OLS, FEM, REM. Để
lựa chọn mô hình phù hợp, đảm bảo tính vững của mô hình, luận án sử dụng các
kiểm định:
- Để lựa chọn giữa OLS và FEM: sau khi ước lượng FEM, sử dụng kiểm

định F để kiểm định giả thuyết.
- Để lựa chọn giữa OLS và REM: sau khi ước lượng với REM, kiểm định
Model test.
- Để lựa chọn giữa FEM và REM: Để có cơ sở lựa chọn FEM hay REM
người ta dùng kiểm định Hausman.
- Kiểm định phương sai thay đổi trong FEM
3.2. Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro
3.2.1. Mô hình nghiên cứu
Theo cách tiếp cận của Haq và Heaney (2012), có bổ sung vào mô hình biến
yếu tố tăng trưởng tín dụng, cấu trúc thu nhập lãi, và cùng với việc đưa các biến
đánh giá tác động của kinh tế vĩ mô đến rủi ro ngân hàng như tăng trưởng kinh tế
GDP, cung tiền M2, lạm phát IFR, và biến giả Y2008 vào mô hình, mô hình kinh tế
lượng thể hiện như sau:
RISK = f(α, Equity, Equity2, CV, OBS, SIZE, NNII, Lgr, Olg, Loan, Deposit,
GDP, IFR, M2, Y2008, Develop, u) (1)
Trong đó:
+ RISK: Biến phụ thuộc, bao gồm rủi ro tổng thể, rủi ro tín dụng, rủi ro thị
trường, rủi ro lãi suất, rủi ro đặc thù
+ Equity: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, vốn càng lớn được kỳ
vọng giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro ngân hàng.
+ Equity2: Bình phương của tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, để đo
lường có hay không sự tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa vốn ngân hàng và rủi ro
ngân hàng.
+ CV: Chater value, đánh giá tác động của yếu tố giá trị thị trường của ngân
hàng ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro.
7


+ OBS: Giá trị hoạt động ngoại bảng được theo dõi trên phần ngoại bảng cân
đối kế toán

+ SIZE: Đo lường quy mô ngân hàng
+ NNII: Tỷ trọng thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập
+ Lgr: Cho biết tăng trưởng tín dụng
+ Olg: Tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản
+ Loan: Dư nợ tín dụng
+ Deposit: Tỷ trọng tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản
+ GDP, M2, IFR: Biến số kinh tế vĩ mô
+ Y2008: Đánh giá tác động giai đoạn trước và sau khủng hoảng 2008.
3.2.2. Đo lường các biến số mô hình các yếu tố tác động rủi ro ngân hàng
Tiêu biểu trong các nghiên cứu đo lường rủi ro được ước lượng từ dữ liệu thị
trường, Flannery (1984) đã áp dụng mô hình sau:
Trong đó
+ Biến phụ thuộc là

: Lợi nhuận cổ phiếu theo ngày trong năm t của ngân

hàng i.

+ Biến độc lập
o Biến

: Lợi nhuận thị trường theo ngày trong năm t là chỉ số

MSCI của từng quốc gia :

o Biến

: Thay đổi lãi suất dài hạn theo ngày trong năm t (lãi suất

trái phiếu trúng thầu kỳ hạn 5 năm của từng quốc gia, trong điều

kiện những ngày không có trúng thầu lấy lãi suất của ngày trúng
thầu trước đó):

Với mô hình hồi quy trên, từ thông tin giá cổ phiếu và chỉ số thị trường, lãi
suất, luận án sẽ tính được lợi nhuận cổ phiếu, lợi nhuận thị trường, chênh lệch lãi
suất theo từng ngày trong từng năm t (t=1,…14). Từ đó, tác giả sẽ hồi quy mô hình
8


trên cho từng năm t để thu được hệ số
và độ lệch chuẩn của

là rủi ro thị trường,

là rủi ro lãi suất

là rủi ro đặc thù của từng năm thứ t.

 Đo lường rủi ro tín dụng
+ Tỷ lệ trích lập dự phòng được đo lường theo cách tiếp cận của (Foos et al.,
2010):

+ Tỷ lệ nợ xấu được đo lường theo cách tiếp cận của Castro (2013):

 Đo lường rủi ro tổng thể (total risk)
Total risk = σn =
Với

σn: Độ lệch chuẩn của lợi nhuận cổ phiếu theo ngày.


Rit: Lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng i theo ngày
: Lợi nhuận bình quân ngân hàng I theo từng năm
N : Số lượng các quan sát
Mối quan hệ giữa các biến độc lập và từng biến phụ thuộc được thể hiện
trong bảng sau:
Bảng 3.1: Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình các yếu
tố tác động đến rủi ro ngân hàng
Tên biến

Định nghĩa

Dấu

Cơ sở lý thuyết

kỳ
Equity

Equity2

Vốn/tổng tài sản
(equity/total assets)
Bình phương của Equity

vọng
_

+

(Giá trị thị trường của vốn

CV

chủ sở hữu + giá trị sổ sách

SIZE
LGR
NNII

Tổng giá trị cam kết ngoại
bảng/tổng nợ phải trả
Log (tổng tài sản)
Dư nợ thời điểm t /Dư nợ
thời điểm t-1
Thu nhập ngoài lãi/tổng thu

cộng sự, 2015); Haq và Heaney (2012);
Williams (2014)
Haq và Heaney (2012); Williams (2014)
Demsetz (1996); Anderson và Fraser (2000);

_

của nợ phải trả)/tổng tài sản
OBS

Konishi và Yasuda (2004); (Baselga-Pascual và

Konishi và Yasuda (2004); Leung và cộng sự
(2015)


+

Haq và Heaney (2012)

-

Konishi và Yasuda (2004)

+

Williams (2014); Foos và cộng sự (2010); Kwan
(1997); Castro (2013)

+

Lee và cộng sự (2014)

nhập ngân hàng

9


OLG

Tài sản cố định/tổng tài sản

+

Haq và Heaney (2012)


LOAN_R

Log (Dư nợ tín dụng)

+

Lee và cộng sự (2014)

DEPOSIT_R

Số dư huy động/tổng tài sản

+

Lee và cộng sự (2014)

GDP

Log ((GDPt-GDPt-1)/

-

Yurdakul (2014a)

M2

GDPt-1)
Log
(Cung tiền)


+

Yurdakul (2014a)

IFR

Tỷ lệ lạm phát

+

Yurdakul (2014a)

+

Williams (2014)

-

Williams (2014)

1: giai đoạn sau năm 2008

Y2008

0: giai đoạn trước năm 2008

DEVELOP

1: các nước phát triển
0: các nước đang phát triển


Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
3.3. Mô hình nghiên cứu tác động rủi ro đến lợi nhuận
3.3.1. Mô hình nghiên cứu
Số lượng các nghiên cứu phân tích tác động rủi ro đến lợi nhuận NHTM vẫn
còn khá khiêm tốn. Berger và DeYoung (1997) đã phân tích tác động rủi ro tín dụng
đến hiệu quả ngân hàng, trong đó hiệu quả được đo lường bằng độ đo hiệu quả
DEA. Fiordelisi (2010) phân tích tác động rủi ro tín dụng đến hiệu quả ngân hàng
với rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỉ số tỷ lệ nợ xấu và xác xuất vỡ nợ kỳ vọng
(Expected Default Frequency). Wetmore và Brick (1998) đánh giá tác động rủi ro
thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá đến lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng. Miller
(1990) đã cho thấy tác động của rủi ro beta và rủi ro tổng thể tác động đến lợi
nhuận. Song song với các nghiên cứu này, nhiều nghiên cứu phân tích các yếu tố tác
động đến lợi nhuận cũng liên quan đến các yếu tố rủi ro như trong các nghiên cứu
Dietrich và Wanzenried (2014), Molyneux và Thornton (1992), Petria và cộng sự
(2015), Tan (2016), Sun (2011).
Đối với nhóm rủi ro được đo lường từ dữ liệu thị trường trong luận án này
gồm rủi ro tổng thể, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro đặc thù, nếu đưa tất cả
biến độc lập rủi ro vào cùng một mô hình sẽ có khả năng dẫn đến hiện tượng cộng
tuyến vì xét về mặt lý thuyết rủi ro tổng thể bằng tổng các loại rủi ro. Do đó, luận án
đã tách rủi ro tổng thể thực hiện cho một mô hình riêng với lợi nhuận, cụ thể như
sau:
Mô hình 2.1: Phân tích tác động rủi ro tổng thể đến lợi nhuận
(Lợi nhuận)=f (risktotal_m, SIZE, GDP, DEVELOP, IFR, M2, Y2008)

Mô hình 2.2: Phân tích tác động của rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro
đặc thù
10



(Lợi nhuận)= f(beta_RM, beta_RI, res, SIZE, GDP, DEVELOP, IFR, M2, Y2008)

Mô hinh 2.3: phân tích tác động rủi ro tín dụng đến lợi nhuận
(Lợi nhuận)=f (risk_deb, size, GDP, listed, DEVELOP, IFR, M2, Y2008)
(Lợi nhuận)=f (risk_credit, size, GDP, listed, DEVELOP, IFR, M2, Y2008)
Riêng đối với trường hợp bộ số liệu Việt Nam, luận án đưa vào biến Sto để đánh
giá tác động hình thức sở hữu của các NHTM ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận
NHTM.

3.3.2. Đo lường lợi nhuận và mô hình đánh giá tác động của rủi ro đến lợi
nhuận của các NHTM
Luận án sử dụng các thang đo lợi nhuận bằng tỉ số ROA, ROE, theo công
thức sau:

Bảng 3.2: Các biến trong mô hình rủi ro tác động đến lợi nhuận
Tên biến

Định nghĩa biến

Dấu

Cơ sở lý thuyết

ROA

Tỉ số lợi nhuận ròng/tổng tài
sản

ROE


Tỉ số lợi nhuận ròng/vốn chủ
sở hữu

totalrisk

Biến động lợi nhuận ngân hàng

credit risk

Dự phòng rủi ro tín dụng

%

-

Debt -risk

Nợ xấu/tổng dư nợ

%

-

Lần

+

(Flannery, 1984); (Hoque và cộng sự,
2015); Tang và Shum (2004)


Lần

-

Flannery (1984); Elyasiani và Mansur
(1998); Dinenis (2010); Sung (1990)

Lần

+

Boehme (2009); Nath (2015)

beta_RM

beta_RI

Hệ số beta thị trường mô hình
lợi nhuận cổ phiếu với chỉ số
thị trường
Hệ số beta rủi ro lãi suất mô
hình lợi nhuận cổ phiếu với
biến động lãi suất

res

Độ lệch chuẩn sai số của mô
hình hồi quy giữa lợi nhuận cổ
phiếu và các nhân tố rủi ro hệ
thống.


GDP

(GDPt – GDPt-1)/ GDPt-1)

SIZE

Log(tổng tài sản)

IFR
M2

%
Chen

cộng
sự
(2013);
Athanasoglou và cộng sự (2008)
Lần

-

Haq và Heaney (2012); Miller (1990)
Hidayat và cộng sự (2012)

%

+


Dietrich và Wanzenried (2014)

Lần

+

Dietrich và Wanzenried (2014)

Tỷ lệ lạm phát

+

Dietrich và Wanzenried (2014)

Log(Cung tiền)

-

Dietrich và Wanzenried (2014)

1: ngân hàng được niêm yết
Listed

0: nước đang phát triển

+

DEVELOP

1: nước phát triển


+

11


0: nước đang phát triển
1: giai đoạn sau năm 2008
Y2008

0: giai đoạn trước năm 2008

-

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
3.4. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
3.4.1 Mô tả quy trình thu thập dữ liệu
3.4.2. Kết quả thu thập dữ liệu
Bảng 3.3: Mô tả quá trình sàn lọc NHTM châu Á - Thái Bình Dương
Bảng 3.4: Số quan sát trong trường hợp châu Á - Thái Bình Dương
Bảng 3.5: Số quan sát trong trường hợp Việt Nam
3.5. Thống kê mô tả các biến cơ sở
3.5.1. Kết quả đo lường biến cơ sở
Bảng 3.6: Ước lượng hệ số beta
3.5.2. Mô tả dữ liệu
3.5.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu
Bảng 3.7: Thống kê mô tả các biến cơ sở trường hợp châu Á - Thái Bình
Dương
Bảng 3.8: Thống kê mô tả các biến cơ sở trong trường hợp Việt Nam
3.5.2.2 Tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Bảng 3.9: Tương quan giữa các biến trong mô hình các yếu tố tác động lên
rủi ro NHTM trường hợp châu Á - Thái Bình Dương
Bảng 3.10: Tương quan giữa các biến trong mô hình các yếu tố tác động lên
rủi ro NHTM trường hợp Việt Nam
Bảng 3.11: Tương quan giữa các biến trong mô hình tác động của rủi ro lên
lợi nhuận trường hợp châu Á - Thái Bình Dương
Bảng 3.12: Tương quan giữa các biến trong mô hình tác động của rủi ro lên
lợi nhuận trường hợp Việt Nam
3.5.2.3. Tương quan giữa biến độc lập
Bảng 3.13: Tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình tác động của rủi
ro lên lợi nhuận NHTM trường hợp châu Á - Thái Bình Dương
Bảng 3.14: Tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình tác động của rủi
ro lên lợi nhuận NHTM trường hợp Việt Nam
Bảng 3.15: Tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình tác động của rủi
ro lên lợi nhuận NHTM trường hợp châu Á - Thái Bình Dương
Bảng 3.16: Tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình tác động của rủi
ro lên lợi nhuận NHTM trường hợp Việt Nam
12


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng trường hợp
châu Á - Thái Bình Dương
4.1.1. Các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng trường hợp châu Á - Thái Bình
Dương
Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro NHTM khu vực châu Á Thái Bình Dương được tóm tắt thông qua bảng sau:
Tên biến

Kỳ vọng

Rủi ro

Thực tế
risk_credit risk_deb risktotal Beta_RM Beta_RI

equity

(-)

(-)

(-)

(+)

equity2

(+)

(+)

(+)

cv

(-)

(-)

(-)


obs

(+)

(-)

(+)

lgr

(+)

olg

(+)

nnii

(+)

loan_r

(+)

deposit_r

(+)

size


(+)

(-)

GDP

(-)

(-)

IFR

(+)

(+)

M2

(+)

(-)

Y2008

(+)

(-)

res

(+)
(+)

(-)

(+)
(+)

(+)

(+)

(-)
(+)
(-)

(-)

(+)

(-)

(+)

(+)

(+)
(-)

(-)

(+)

(+)

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy nhiều nội dung đáng chú ý. Tác động của
hoạt động ngoại bảng, quy mô trái với kỳ vọng lý thuyết. Nói cách khác, việc gia
tăng hoạt động ngoại bảng, hoặc mở rộng quy mô phải phù hợp với mô hình hoạt
động, chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng. Đáng lưu ý là các ngân hàng cần
quan tâm đến việc tăng cường năng lực về vốn và nâng cao giá trị thị trường, từ đó
giúp ngân hàng kiểm soát và hạn chế được rủi ro.
4.1.2. Các yếu tố tác động đến rủi ro trường hợp Việt Nam
Mô hình hồi quy đối với rủi ro ngân hàng Việt Nam của luận án tiếp tục cho
kết quả có ý nghĩa thống kê cao.
13


Tên biến

Kỳ vọng
Rủi ro

châu Á - Thái Bình
Việt Nam
Dương
risk_credit risk_deb risk_credit risk_deb
(-)
(-)
(-)
(-)


equity

(-)

equity2

(+)

(+)

obs

(+)

(-)

lgr

(+)

olg

(+)

nnii

(+)

loan_r


(+)

deposit_r

(+)

size

(+)

(-)

GDP

(-)

(-)

IFR

(+)

(+)

M2

(+)

Y2008


(+)

(+)

(+)

(+)

(+)
(-)

(+)

(+)

(-)
(-)
(-)

(-)

(-)

(+)

(+)

Kết quả hồi quy các mô hình trên của luận án cho thấy đa số biến giải thích
trong các mô hình hồi quy đều có ý nghĩa thống kê, phù hợp với nghiên cứu các yếu
tố tác động đến rủi ro NHTM châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt, các biến giải

thích chính liên quan đến yếu tố vốn, hoạt động ngoại bảng, quy mô, tài sản cố
định, tăng trưởng GDP đều có ý nghĩa thống kê ở nhiều mô hình. Vì vậy thông qua
các mô hình hồi quy, luận án có thể đưa ra một số kết quả rõ nét về mối tương quan
kỳ vọng.
4.2. Kết quả nghiên cứu tác động rủi ro đến lợi nhuận của các NHTM Việt
Nam và các nước châu Á - Thái Bình Dương
4.2.1. Phân tích tác động rủi ro đến lợi nhuận của các NHTM châu Á - Thái
Bình Dương
Để đánh giá tác động của rủi ro đến lợi nhuận ngân hàng, nghiên cứu sử
dụng 3 mô hình ước lượng khác nhau với thang đo ROA và ROE. Kết quả phân tích
tác động rủi ro đến lợi nhuận như sau:

14


totalrisk
credit risk
Debt -risk
beta_RM
beta_RI
res

Kỳ vọng
Rủi ro
(-)
(-)
(-)
(+)
(+)
(+)


SIZE
GDP
IFR
M2
Y2008
DEVELOP

(+)
(+)
(+)
(-)
(-)
(+)

Tên biến

ROA

ROE

Thực tế
ROA ROE

ROA
(-)

ROE

ROA ROE


(-)
(-)
(+)
(+)
(+)
(-)

(+)
(+)

(+)
(-)

(-)
(+)
(+)

(+)
(-)

(+)
(+)

Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu trên, luận án nhận thấy:
+ Rủi ro tín dụng là yếu tố tác động mạnh lên lợi nhuận: Rủi ro tín dụng dù
được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu hay tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro đều cho thấy có
tác động đến lợi nhuận với mức ý nghĩa thống kê 1%. Thật vậy, do chức năng chủ
yếu ngân hàng là huy động để cho vay nên rủi ro này luôn hiện hữu và có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi

nhuận nhưng NHTM phải đặt trọng tâm hàng đầu lên công tác quản lý chất lượng
tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tình hình khách hàng, phòng ngừa rủi ro đạo đức trong
nội bộ ngân hàng.
+ Lợi nhuận ngân hàng cũng nhạy cảm với các biến động thị trường: Điều
này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Lợi nhuận ngân hàng không chỉ có được từ hoạt
danh tiếng, cơ hội kinh doanh, mà một phần lớn sinh lợi từ tài sản. Khi thị trường
biến động, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế biến động tốt, khả năng thanh
khoản và giá trị tài sản của ngân hàng sẽ tăng giá, các khoản đầu tư thu hồi nhanh
hơn, sẽ góp phần tăng hiệu quả lợi nhuận ngân hàng.
+ Ngân hàng chú ý đến thị trường mang tính đặc thù: Trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng cũng mang tính đặc thù, thậm chí càng đặc thù càng lợi nhuận
cao. Quan điểm này được thể hiện rõ trong chiến lược đầu tư của các ngân hàng.
Việc ngân hàng có thông tin, có tiềm lực vốn, hoặc lợi thế đầu tư vào sản phẩm
mang tính đặc thù, mặc dù có rủi ro cao do thị trường khó chấp nhận hoặc tài sản có
thể bị giảm giá nhưng lợi nhuận kỳ vọng cao.
15


+ Rủi ro tổng thể cung cấp nhiều thông tin cho cấp quản lý ngân hàng: Trong
khi ngân hàng có nhiều công cụ kiểm soát rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất,
rủi ro thanh khoản, nhưng thông tin về rủi ro tổng thể giúp ngân hàng đánh giá mức
độ an toàn và hiệu quả của ngân hàng một cách thường xuyên, mặc khác giúp ngân
hàng dự báo được dòng tiền trong tương lai phục vụ kinh doanh.
4.2.2. Phân tích tác động của rủi ro đến lợi nhuận trường hợp Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của mô hình rủi ro tác động lợi nhuận trường hợp Việt
Nam có thể được tóm tắt thông qua bảng sau:
Tên biến
credit risk
Debt -risk
SIZE

GDP
IFR
M2
Y2008

Kỳ vọng châu Á - Thái Bình Dương
Rủi ro ROA ROE ROA ROE
(-)
(-)
(-)
(-)
(+)
(+)
(+)
(+)
(+)
(+)
(-)
(-)
(+)

ROA
(-)

Việt Nam
ROE ROA
(-)

ROE
(+)


(-)

(-)

(+)
(+)

(+)
(+)

(-)

(-)

(+)
(+)

(+)
(+)

Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu trên, luận án nhận thấy:
+ Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng là yếu tố tác động mạnh lên lợi
nhuận, phù hợp với giả thuyết và kết quả nghiên cứu trường hợp châu Á - Thái Bình
Dương. Đặc biệt đối với Việt Nam, thang đo để đo lường rủi ro tín dụng là tỷ lệ
trích lập dự phòng rủi ro. Thật vậy, kết quả phân tích tương quan trong chương 3
cho thấy tỷ lệ nợ xấu không có mối tương quan với lợi nhuận có ý nghĩa thống kê.
+ Yếu tố quy mô được phát hiện có mối tương quan nghịch biến với lợi
nhuận trong trường hợp Việt Nam, trong khi có tương quan đồng biến trong trường
hợp châu Á - Thái Bình Dương.

+ Lợi nhuận ngân hàng Việt Nam cũng nhạy cảm với các biến động thị
trường. Việc Chính phủ tăng cung tiền và lạm phát tăng sẽ có tác động tích cực đến
hiệu quả ngân hàng.
+ Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng Việt Nam thuộc sở
hữu nhà nước có tỷ lệ sinh lời thấp hơn ngân hàng ngoài nhà nước.

16


4.3. Kết luận về kết quả nghiên cứu
4.3.1. Kết luận về nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng
Đối với trường hợp châu Á - Thái Bình Dương
Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 1 về yếu tố nào tác động đến rủi ro NHTM
châu Á - Thái Bình Dương, kết quả nghiên cứu đã tìm thấy nhiều yếu tố tác động
đến rủi ro ngân hàng.
+ Ngân hàng có vốn càng lớn thì có xu hướng hạn chế được rủi ro tín dụng.
Nhưng ngân hàng tăng vốn lớn đến một mức nào đó sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng
do vấn đề rủi ro đạo đức. Tuy nhiên, luận án tìm thấy ngân hàng càng tăng vốn thì
hệ số beta rủi ro thị trường và rủi ro đặc thù càng tăng. Xu hướng này cho biết ngân
hàng càng tăng vốn thì hệ số beta rủi ro thị trường càng tăng. Nếu hệ số beta nhỏ
hơn 1 có nghĩa là mức độ rủi ro của ngành ngân hàng nhỏ hơn mức độ rủi ro của thị
trường và ngược lại. Vậy nên, khi ngân hàng tăng vốn quá lớn, hệ số beta lớn hơn 1
sẽ không phải là phương án tốt cho ngân hàng.
+ Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi ngân hàng có Chater value và giá trị
hoạt động ngoại bảng càng lớn có tác động làm giảm rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro
thị trường, rủi ro tổng thể).
+ Trong khi đó, kết quả nghiên cứu tìm thấy ngân hàng có tăng trưởng tín
dụng, giá trị tài sản cố định, huy động vốn càng lớn thì rủi ro tín dụng, rủi ro đặc thù
càng càng lớn. Trong khi ngân hàng có quy mô càng lớn thì rủi ro tổng thể và rủi ro
tín dụng càng nhỏ nhưng làm gia tăng beta rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất.

+ Môi trường kinh tế vĩ mô tác động đến rủi ro ngân hàng thông qua các
kênh tăng trưởng kinh tế, lạm phát, cung tiền. Đồng thời, lưu ý rằng trong giai đoạn
nền kinh tế tăng trưởng tốt hoặc lạm phát thấp thì ngân hàng hoạt động an toàn hơn.
Đối với trường hợp Việt Nam
Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 2 về yếu tố nào tác động đến rủi ro NHTM
Việt Nam, kết quả nghiên cứu đã tìm thấy yếu tố vốn, hoạt động ngoại bảng, quy
mô, giá trị tài sản cố định, tăng trưởng kinh tế GDP, cung tiền có tác động đến rủi
ro tín dụng và hầu hết biến số đều có mối tương quan với rủi ro tín dụng tương đồng
với trường hợp nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương.
4.3.2. Kết luận về nghiên cứu tác động của rủi ro đến lợi nhuận ngân hàng
Đối với trường hợp châu Á - Thái Bình Dương
Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 3, kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy
bằng chứng rủi ro tín dụng, rủi ro tổng thể, rủi ro thị trường, rủi ro đặc thù tác động
17


đến lợi nhuận ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng có xu hướng tăng đối với ngân hàng
kiểm soát tốt rủi ro tín dụng và rủi ro tổng thể. Trong khi, hệ số beta rủi ro thị
trường và rủi ro đặc thù càng cao thì cho thấy mức độ rủi ro ngành càng cao nhưng
rủi ro càng nhiều thì lợi nhuận càng lớn.
Đối với trường hợp Việt Nam
Đối với trường hợp Việt Nam, để trả lời câu hỏi nghiên cứu số 4, kết quả
nghiên cứu của luận án cho thấy rằng rủi ro tín dụng tác động nghịch biến đến lợi
nhuận, phù hợp với kết quả nghiên cứu trường hợp châu Á - Thái Bình Dương.
4.3.3. So sánh kết quả nghiên cứu của luận án với các nghiên cứu trước
Các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng
Kết quả nghiên cứu của luận án đạt được đều có nét tương đồng với các kết
quả nghiên cứu trên thế giới.
Tác giả


Quốc gia, cỡ
mẫu, phương
pháp ước lượng
I

Kết quả
luận án

châu Á - Thái
Bình Dương

Việt Nam
(Konish
i và
Yasuda,
2004)
(Haq và
Heaney,
2012)

(Willia
ms,
2014)
(Niu,
2012)

Châu Âu
1996-2010
117 ngân hàng


châu Á
1998-2012
1.091 ngân hàng
Mỹ
1990-2006
322 ngân hàng

II
III
IV
V
I
II
III
IV
V
I
II
III
IV
V
I
II
zsco
re
I
II
III
zsco
re

V

Vốn

Chater
value

+

-

+
-

+

Hoạt
động
ngoại
bảng

Thu
nhập
ngoài
lãi
+
-

-


+
+
-

+
+
+
+

+
+
+

+
+

+

+
+

-

-

-

Quy



+
+

-

+
+
+

Tăng
trưởng
tín
dụng
+

+

+

-

Cung
tiền

Lạm
phát

+
+


+
-

+
+

+/-

+/-

+
+

+
-

+
-

GDP

+
+

-

+
-

I: rủi ro tín dụng, II: rủi ro tổng thể, III: rủi ro thị trường, IV: rủi ro lãi suất, V: rủi ro đặc thù

18


Tác động của rủi ro đến lợi nhuận ngân hàng
Đối với mô hình tác động rủi ro lợi nhuận, kết quả nghiên cứu của luận án
cũng có nhiều điểm giống các nghiên cứu trên thế giới.
Tác giả

Luận án
(Miller,
1990)
(Flannery,
1984)
(Choi và
cộng sự,
1992)

Quốc gia, cỡ mẩu,
phương pháp ước
lượng
châu Á - Thái Bình
Dương
Việt Nam
1978-1982
1983-1987
493 doanh nghiệp
Mỹ
1976-1971
67 ngân hàng
Mỹ

1975-1987
48 định chế tài
chính

(Wetmore
và Brick,
1998)

Danh sách ngân
hàng của Moody
1986-1995
66 ngân hàng

(MirallesMarcelo
và cộng
sự, 2012)

Tây ban nha
1987-2007
207 doanh nghiệp

(Dietrich

Wanzenrie
d, 2014)

118 nước trên thế
giới
1998-2012
10.165 NHTM


Rủi
ro tín
dụng

Rủi
ro
tổng
thể

Rủi ro
thị
trường

-

-

+

Rủi
ro lãi
suất

Rủi
ro
đặc
thù

Quy



GDP

Cung
tiền

Lạm
phát

+

+

+

-

+/-

+

+

-

-

+


+

+

-

+

+

+

-

(Sun,
2011)

châu Á
1998-2008
178 ngân hàng

+

(Petria và
cộng sự,
2015)

Châu Âu
2004-2011
1.098 ngân hàng


-

-

+

-

+

+

Tuy nhiên, luận án không tìm thấy tác động của rủi ro lãi suất đến lợi nhuận
ngân hàng. Và do hạn chế về dữ liệu, nghiên cứu trường hợp Việt Nam không được
thực hiện cho rủi ro tổng thể, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro đặc thù.

19


CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
5.1. Kết luận
Luận án sử dụng phương pháp ước lượng OLS, REM, FEM cho bộ số liệu
bảng cân bằng gồm 178 ngân hàng châu Á - Thái Bình Dương và 16 ngân hàng Việt
Nam trong giai đoạn năm 2000 và năm 2013. Kết quả nghiên cứu đã vượt qua các
kiểm định cho thấy kết quả nghiên cứu đáng tin cậy. Luận án đã đạt được các kết
quả quan trọng sau:
Đối với nội dung các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng:
Một là, luận án đã hồi quy các yếu tố vốn, bình phương vốn, Chater value,

giá trị hoạt động ngoại bảng, tăng trưởng tín dụng, thu nhập ngoài lãi, quy mô, dư
nợ tín dụng, tỷ trọng đầu tư tài sản cố định, tỷ trọng tiền gửi khách hàng, các yếu tố
kinh tế vĩ mô tác động đến rủi ro tổng thể, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro lãi
suất, rủi ro đặc thù theo phương pháp hồi quy nêu trên. Kết quả ước lượng cho thấy
hầu hết các yếu tố đều có ý nghĩa thống kê trong tác động đến lợi nhuận qua các mô
hình rủi ro khác nhau, tuy nhiên biến vốn, Chater value, hoạt động ngoại bảng, quy
mô, tăng trưởng GDP, lạm phát, cung tiền có ý nghĩa trên mô hình phân tích rủi ro
tín dụng và rủi ro tổng thể.
Hai là, luận án đã hồi quy các yếu tố vốn, bình phương vốn, Chater value,
giá trị hoạt động hoạt động ngoại bảng, tăng trưởng tín dụng, thu nhập ngoài lãi,
quy mô, dư nợ tín dụng, tỷ trọng đầu tư tài sản cố định, tỷ trọng tiền gửi khách
hàng, các yếu tố kinh tế vĩ mô, biến giả ngân hàng được niêm yết, biến giả hình
thức sở hữu tác động đến rủi ro tín dụng theo phương pháp hồi quy nêu trên. Kết
quả cho thấy biến vốn, bình phương vốn, giá trị hoạt động ngoại bảng, tăng trưởng
GDP là biến mạnh trong mô hình.
Ba là, dựa trên kết quả hồi quy đạt được, luận án khẳng định kết quả nghiên
cứu tác động của yếu tố vốn, bình phương vốn, Chater value, tăng trưởng GDP, lạm
phát, cung tiền phù hợp với nhiều nghiên cứu trước. Ngoại trừ một số yếu tố như
quy mô ngân hàng, hoạt động ngoại bảng có dấu tác động khác biệt với giả thuyết
nghiên cứu trong trường hợp Việt nam và châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt, yếu
tố thu nhập phi lãi không có ý nghĩa thống kê trong việc tác động hầu hết các loại
rủi ro trên cả bộ dữ liệu Việt nam và châu Á - Thái Bình Dương.
20


Đối với nội dung phân tích tác động rủi ro đến lợi nhuận ngân hàng:
Kết quả nghiên cứu đạt được một số nội dung quan trọng sau:
+ Luận án đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy tác động của rủi ro
tổng thể, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro đặc thù tác động đến lợi nhuận
ngân hàng trong trường hợp châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả nghiên cứu trong

trường hợp Việt Nam lại tìm thấy rủi ro tín dụng có tác động nghịch biến đến lợi
nhuận. Kết quả nghiên cứu trên trường hợp biến phụ thuộc là chỉ số lợi nhuận ROA
có nhiều rủi ro có ý nghĩa thống kê trong việc tác động đến lợi nhuận so với biến
ROE.
+ So sánh giữa trường hợp Việt Nam và châu Á - Thái Bình Dương, rủi ro
tín dụng là rủi ro quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận Việt Nam.
5.2. Đề xuất gợi ý một số chính sách về rủi ro và lợi nhuận ở Việt Nam
Định hướng chính sách liên quan đến thị trường
Định hướng liên quan đến cấu trúc hoạt động ngân hàng
Bên cạnh những hàm ý đối với cấp giám sát và quản lý ngân hàng, kết quả
nghiên cứu cũng có những gợi ý cho các nhà đầu tư, và cổ đông của ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng không đơn thuần chỉ là mục tiêu lợi nhuận vì hệ thống ngân
hàng còn là kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ và chính sách tài chính. Cổ đông
ngân hàng cần cân nhắc thận trọng trong các chiến lược đầu tư nhằm cân bằng giữa
mục tiêu rủi ro và lợi nhuận. Đối với các nhà đầu tư, việc hiểu được vai trò của rủi
ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro đặc thù giúp các nhà đầu tư nâng cao khả năng
dự đoán về cơ chế tác động rủi ro đến khả năng sinh lợi của danh mục đầu tư, góp
phần tăng tính minh bạch của thị trường vốn, thị trường ngân hàng.
5.3. Những đóng góp chính của luận án
Với những kết quả phân tích trong những phần trước, luận án có những đóng
góp quan trọng về mặt thực tiễn và lý thuyết.
5.3.1. Về mặt lý thuyết
Về mặt lý thuyết, luận án sẽ cung cấp những bằng chứng thực nghiệm đáng
tin cậy về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Cụ thể với những lý do sau:
Thứ nhất, về phương diện phương pháp nghiên cứu, luận án đã tóm tắt cơ sở
lý thuyết về đo lường các loại rủi ro ngân hàng, trong đó nhiều rủi ro được đo lường
từ bảng cân đối kế toán và rủi ro được đo lường từ dữ liệu thị trường. Các phương
pháp đo lường rủi ro được hệ thống lý thuyết, trình bày chi tiết định nghĩa, phương
21



pháp đo lường, luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo phù hợp cho các đối
tượng quan tâm đến rủi ro ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phù hợp của
mô hình nghiên cứu lý thuyết với dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Trong điều
kiện thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển, khung lý thuyết này có
thể áp dụng cho việc đo lường rủi ro từ dữ liệu thị trường cho các NHTM Việt
Nam.
Thứ hai, luận án đã hệ thống hóa các lý thuyết nền về mối quan hệ rủi ro và
lợi nhuận. Trong đó, luận án đã phân tích sự phát triển của lý thuyết trong suốt giai
đoạn vừa qua.
Thứ ba, luận án đã tóm tắt các kết quả nghiên cứu quan trọng về các yếu tố
tác động đến rủi ro ngân hàng và tác động rủi ro đến lợi nhuận trên thế giới và Việt
Nam. Từ đó, xây dựng được khung lý thuyết để phân tích rủi ro và lợi nhuận của
NHTM.
Thứ tư, luận án đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm tác động rủi ro đến lợi
nhuận, trong đó nhấn mạnh đến tác động của rủi ro tổng thể, rủi ro thị trường, rủi ro
đặc thù, rủi ro tín dụng đến lợi nhuận thị trường. Ngành ngân hàng có đặc điểm là
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Với kết quả nghiên cứu này đóng góp cho các nhà quản lý, các
NHTM về tác động của các rủi ro này đến lợi nhuận. Từ đó thấy được việc đưa ra
các biện pháp quản lý rủi ro là vô cùng cần thiết.
Thứ năm, Trên cơ sở lý thuyết nền là mô hình CAMP, mô hình đa nhân tố
thị trường (lý thuyết chênh lệch giá APT của Ross), luận án khẳng định bằng chứng
thực nghiệm về tác động của rủi ro đến lợi nhuận ngân hàng. Điều này cũng khẳng
định kết quả nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu trước đây về tác động của rủi
ro đến lợi nhuận.
5.3.2. Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, luận án đã phân tích được những yếu tố nào ảnh hưởng đến rủi ro
ngân hàng trường hợp Việt Nam và các nước châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời
luận án kiểm định tác động rủi ro tín dụng, rủi ro tổng thể, rủi ro thị trường, rủi ro
lãi suất, rủi ro đặc thù đến lợi nhuận ngân hàng.

Thứ hai, từ kết quả phân tích số liệu thực nghiệm, luận án đưa ra một số gợi
ý về giải pháp để góp phần hạn chế rủi ro ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động,
qua đó thúc đẩy sự phát triển an toàn và bền vững cho hệ thống NHTM Việt Nam.

22


Thứ ba, trong điều kiện vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam ở mức
thấp so các nước trong khu vực, cùng với sự khác biệt về yếu tố chính trị, cấu trúc
thị trường tài chính, thì Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về rủi ro và lợi nhuận cho
các NHTM. Trên cơ sở này, kết quả nghiên cứu sẽ cho biết rủi ro nào là quan trọng
trong việc định giá lợi nhuận các NHTM.
Thứ bốn, nghiên cứu được thực hiện cho toàn bộ NHTM tại các nước châu Á
- Thái Bình Dương, và đặc biệt phân tích sâu thị trường ngân hàng tại Việt Nam
trong 2000-2013, là giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính 2008, vì vậy nghiên cứu
này được kỳ vọng sẽ cung cấp những phân tích toàn diện và sâu sắc hơn về rủi ro
ngân hàng, qua đó đảm bảo tính khoa học cho các gợi ý chính sách.
Thứ năm, theo lý thuyết các nhà đầu tư riêng lẻ cũng như các quỹ đầu tư có
thể dựa vào beta ngành để đánh giá lợi nhuận cổ phiếu. Qua kết quả nghiên cứu
này, các nhà đầu tư có thêm cơ sở tham khảo trong việc đánh giá khả năng khi lời
của ngân hàng không chỉ dựa vào hệ số beta mà dựa vào nhiều rủi ro như rủi ro tổng
thể, rủi ro tín dụng, rủi ro đặc thù, rủi ro lãi suất.
5.4. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai
+ Khi phân tích lợi nhuận ngân hàng, luận án chỉ mới sử dụng thang đo tỉ số
lợi nhuận là ROA, ROE được thu thập từ báo cáo tài chính. Nguồn thông tin này là
thông tin thời điểm và ít nhiều được cho rằng thông tin lợi nhuận đã được điều
chỉnh theo chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Thế nên, sẽ tốt hơn nếu đưa vào
nghiên cứu các thang đo lợi nhuận từ dữ liệu
+ Nghiên cứu trong tương lai cần phải kết hợp nghiên cứu định tính để có cơ
sở thực tiễn đề xuất các giải pháp kiểm soát và quản lý rủi ro ngân hàng, nâng cao

hiệu quả hoạt động ngân hàng.
+ Nghiên cứu định lượng này mới chỉ đưa ra bằng chứng thực nghiệm về
việc giảm thiểu rủi ro sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, luận
án này vẫn có thể mở rộng thêm theo hướng việc quản lý rủi ro có tạo ra giá trị cho
cổ đông.
+ Luận án cũng chưa xem xét đến các thông tin liên quan đến các loại rủi ro
thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng do tác giả chưa tìm thấy nghiên
thực nghiệm nào dẫn dắt để thiết kế một nghiên cứu định lượng về cơ chế tác động
của rủi ro trên đến lợi nhuận.

23


+ Thêm vào đó, luận án cũng chưa kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa rủi
ro và lợi nhuận mà chủ yếu nghiên cứu tác động một chiều của rủi ro đến lợi nhuận.
Sau những kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được và phân tích, vẫn còn
những câu hỏi có thể đặt ra như sau:
- Khả năng chịu đựng rủi ro của một ngân hàng là bao nhiêu? Hay mức độ
rủi ro dao động ở mức nào thì ngân hàng có thể chấp nhận được?
- Làm giảm rủi ro không phải là lý do duy nhất quản lý rủi ro. Bởi vì một
ngân hàng sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro thị trường, rủi ro đặc thù để thu được mức
lợi nhuận cao hơn. Từ đây một câu hỏi đặt ra là một ngân hàng sẽ chấp nhận rủi ro
nào để đạt mục tiêu lợi nhuận, đạt mục tiêu cạnh tranh?

24



×