Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BÁN LẺ TRỰC TUYẾN ADAYROI CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

MÔN : QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

ĐỀ TÀI :

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU BÁN LẺ TRỰC
TUYẾN ADAYROI CỦA TẬP ĐOÀN
VINGROUP
Giảng viên

: ThS. Vũ Thị Tuyết

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trường Sang – A23860
Đỗ Thị Mỹ Quyên – A21060

HÀ NỘI 2016


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt, nền kinh tế Việt Nam
đang từng bước chuyển mình, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Việc xây dựng và phát
triển thương hiệu nổi lên như một yêu cầu cấp thiết, khẳng định vị thế, uy tín của hàng hoá và
doanh nghiệp Việt Nam, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực thâm nhập, duy trì và phát
triển thị trường trong và ngoài nước. Thương hiệu không chỉ đơn thuần là dấu hiệu để phân
biệt hàng hoá, dịch vụ của một doanh nghiệp hay một tổ chức này với hàng hoá, dịch vụ của



các doanh nghiệp và tổ chức khác, và cao hơn, đó chính là cơ sở để khẳng định vị thế của
doanh nghiệp trên thương trường cũng như uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí
khách hàng. Tạo dựng một thương hiệu là cả một quá trình đòi hỏi, sự nỗ lực phấn đấu không
ngừng và sự đầu tư thích đáng của doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp “sinh sau đê muộn” trên thị trường thương mại điện tử,
Adayroi.com cần chú trọng công tác phát triển thương hiệu để có thể khẳng định hình ảnh của
mình, được khách hàng biết đến nhiều hơn. Vì vậy, thông qua việc tham gia lớp học môn
“Quản trị thương hiệu” cùng việc tìm hiểu về trang website Adayroi.com của Tập đoàn
Vingroup, nhóm em xin chọn đề tài “Giải pháp phát triển thương hiệu bán lẻ trực tuyến
Adayroi của Tập đoàn Vingroup” cho tiểu luận của mình
Bài tiểu luận của nhóm em gồm 2 phần:
Phần 1. Cơ sở lý thuyết về thương hiệu
Phần 2. Giải pháp phát triển thương hiệu bán lẻ trực tuyến Adayroi của tập đoàn
Vingroup


PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG HIỆU
1.1. Khái niệm thương hiệu
Hiện nay, thuật ngữ thương hiệu đang được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam. Có
rất nhiều định nghĩa về thương hiệu như:
Phillip Kotler cũng định nghĩa: “Thương hiệu có thể được hiểu như là tên gọi,
thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận
sản phẩm của người bán và để phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh”.
Theo Richard Moore: “thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm
mỹ, lý lẽ và cảm xúc của một sản phẩm, bao gồm bản thân sản phẩm, tên gọi , logo,
“hình ảnh” và mọi sự thể hiện hình ảnh, dần qua thời gian được tạo dựng rõ ràng
trong tâm trí khách hàng nhằm thiết lập một chỗ đứng tại đó.”
1.2. Vai trò của thương hiệu
Thương hiệu có vai trò quan trọng, không chỉ với người bán và cả với người

mua.
Đối với người tiêu dùng, thương hiệu giúp họ phân biệt nhanh chóng hàng hóa cần
mua giữa các hàng hóa cùng loại, góp phần xác định nguồn gốc của hàng hóa. Bên cạnh đó,
thương hiệu cũng góp phần tạo ra một giá trị cá nhân cho người tiêu dùng, một cảm giác
sang trọng và được tôn vinh. Hơn hết, thương hiệu tạo một tâm lý yên tâm về chất lượng,
giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng.
Còn đối với doanh nghiệp, thương hiệu là công cụ để nhận diện và khác biệt hóa
sản phẩm, cũng như khẳng định đẳng cấp chất lượng sản phẩm và dịch vụ trước khách
hàng. Đó là công cụ đưa sản phẩm vào tâm trí khách hàng, thông qua đó tăng cường lòng
trung thành thương hiệu, củng cố thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, giúp cho
doanh nghiệp dễ dàng đưa ra sản phẩm mới và thâm nhập các thị trường mới. Không chỉ
4


vậy, thương hiệu còn giúp cho doanh nghiệp có thể giao tiếp với khách hàng mà không
cần thông qua người bán lẻ, có tác động tích cực với những người tiêu dùng chưa đưa ra
được quyết định. Thương hiệu cũng là phương tiện bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp
trước pháp luật.
1.3. Tiến trình xây dựng thương hiệu
Hình 1.. Tiến trình xây dựng thương hiệu

Xây dựng tầm
nhìn và sứ
mệnh thương
hiệu

Thiết kế
thương hiệu

Xác định

chiến lược
thương hiệu

Định vị
thương hiệu

Tạo dựng
thương hiệu
bằng các công
cụ Marketing
Mix

Quảng bá
thương hiệu

1.3.1. Xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu
1.3.1.1. Tầm nhìn thương hiệu
Tầm nhìn thương hiệu (brand vision) gợi ra một định hướng cho tương lai, một
khát vọng của một thương hiệu về những điều nó muốn đạt tới. Đây cũng là một thông
điệp ngắn gọn xuyên suốt định hướng hoạt động trong dài hạn của một thương hiệu,
thông qua tầm nhìn thương hiệu, doanh nghiệp định hướng được những việc cần và
không cần làm cho thương hiệu của mình.
1.3.1.2. Sứ mệnh của thương hiệu
Sứ mệnh của thương hiệu (brand mission) là khái niệm dùng để chỉ mục đích của
một thương hiệu, lý do và ý nghĩa sự ra đời, sự tồn tại của nó. Một doanh nghiệp hiểu rõ sứ
mệnh của mình sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn những doanh nghiệp không hiểu rõ lý do
về sự hiện hữu của bản thân.

5


Bảo vệ
thương hiệu


1.3.2. Thiết kế thương hiệu
1.3.2.1. Đặt tên thương hiệu
Tên thương hiệu được coi là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của thương hiệu,
nắm vai trò trung tâm trong mối quan hệ với khách hàng, là công cụ giao tiếp ngắn
gọn và đơn giản. Khách hàng dễ dàng nhận biết và ghi nhớ một tên thương hiệu chỉ
trong vài giây, nên đây cũng là yếu tố khó thay đổi khi đã được khách hàng ghi nhớ.
1.3.2.2. Biểu tượng, biểu trưng (logo, symbol)
Biểu tượng (hay logo) cũng là yếu tố rất quan trọng nhằm nhận dạng thương hiệu.
Đây là thành tố đồ họa của thương hiệu, nhằm củng cố ý nghĩa của thương hiệu theo một
cách nào đó. Logo làm cho thương hiệu nổi bật, có tác dụng bổ sung, minh họa cho
thương hiệu, cũng như tạo ra sự nhận biết bằng thị giác, nhất là khi người tiêu dùng có rất
ít thời gian tiếp nhận thông tin.
1.3.2.3. Câu khẩu hiệu (slogan)
Câu khẩu hiệu (hay slogan) là phương tiện giúp tăng nhận biết, lưu lại tên thương
hiệu trong tâm trí khách hàng thông qua liên hệ trực tiếp, mạnh mẽ tới các lợi ích của
thương hiệu. Câu khẩu hiệu cần có nội dung phong phú, vừa thể hiện được ý tưởng của
doanh nghiệp hoặc công dụng đích thực của sản phẩm, lại cần ngắn gọn, dễ nhớ, không
trùng lặp với các khẩu hiệu khác.
1.3.2.4. Nhạc hiệu
Nhạc hiệu cũng là một yếu tố cấu thành thương hiệu. Nó thường có sức lôi
cuốn, làm quảng cáo của thương hiệu trở nên hấp dẫn và sinh động, có tốc độ lan
truyền nhanh và rộng trong công chúng. Nhạc hiệu truyền tải những lợi ích thương
hiệu một cách gián tiếp, bổ sung cho tên gọi, logo và slogan, từ đó tăng cường nhận

6



thức của khách hàng về tên thương hiệu. Nhạc hiệu được thiết kế bởi các nhạc sĩ
chuyên nghiệp.
1.3.2.5. Bao bì sản phẩm
Bao bì sản phẩm là yếu tố tạo dựng giá trị thương hiệu với hình thức kiểu dáng
và màu sắc thu hút khách hàng, giúp khách hàng liên tưởng đến sản phẩm, đặc biệt
khi hầu hết khách hàng sẽ lần đầu biết tới thương hiệu tại nơi bán. Cấu trúc bao gói có
thể làm tăng thị phần và doanh thu, trong khi bản thân bao gói cũng là thành tố quan
trọng trong quảng cáo, đối với quảng cáo sản phẩm, trung bình 30 giây quảng cáo sẽ
có 12 giây chiếu hình ảnh bao bì.
1.3.3. Xác định chiến lược thương hiệu
1.3.3.1. Lựa chọn mô hình xây dựng thương hiệu
Hiện nay, có thể chia các mô hình xây dựng thương hiệu thành ba nhóm cơ bản
là:
• Mô hình xây dựng thương hiệu gia đình: theo mô hình này, việc xây dựng thương
hiệu của doanh nghiệp chỉ tiến hành trên thương hiệu gia đình, tức là doanh nghiệp chỉ có
một hoặc hai thương hiệu tương ứng cho những tập hàng hoá khác nhau. Đại bộ phận các
trường hợp, doanh nghiệp chỉ có duy nhất một thương hiệu chung cho tất cả các chủng
loại hàng hoá khác nhau.
• Mô hình xây dựng thương hiệu cá biệt là tạo ra các thương hiệu riêng cho từng
chủng loại hoặc từng dòng sản phẩm nhất định, mang tính độc lập, ít hoặc không có
liên hệ với thương hiệu gia đình hay tên doanh nghiệp.
• Mô hình đa thương hiệu là mô hình tạo dựng đồng thời cả thương hiệu gia
đình và thương hiệu cá biệt, thậm chí cả thương hiệu nhóm.

7


1.3.4. Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là việc thiết kế và tạo dựng hình ảnh của thương hiệu nhằm

chiếm giữ một vị trí nổi trội trong tâm trí khách hàng. Cơ sở của định vị là việc doanh
nghiệp thiết kế những điểm khác biệt có ý nghĩa để phân biệt sản phẩm của mình với
sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp cần quyết định phải khuếch trương
bao nhiêu điểm khác biệt, ở vị trí nào trong đoạn thị trường được lựa chọn. Vậy các mặt
khác biệt mang tính cạnh tranh có thể được tạo ra như thế nào? Có thể bắt đầu từ sản
phẩm (về công dụng, tính năng, độ bền …), hoặc là dịch vụ (như giao hàng, lắp đặt,
dịch vụ tư vấn, bảo hành…), hoặc về con người (nhân viên có năng lực tốt, lịch sự…),
cũng có thể tạo ra sự khác biệt về hình ảnh thương hiệu. Sau đó cần lựa chọn và khuếch
trương những điểm khác biệt. Tiêu chí để lựa chọn, đó là các điểm quan trọng, khác
biệt, vượt trội, dễ truyền thông, đi tiên phong, khả thi, và hơn hết là tạo ra lợi nhuận.
1.3.5. Tạo dựng thương hiệu bằng các công cụ Marketing Mix
1.3.5.1. Chiến lược sản phẩm
Sản phẩm và chất lượng sản phẩm là “trái tim” của giá trị thương hiệu, bởi lẽ đó
là điều đầu tiên khách hàng được nghe, nghĩ hoặc hình dung về một thương hiệu,
cũng là tiền đề để khách hàng lựa chọn sản phẩm. Sản phẩm thỏa mãn tối đa mong
muốn và nhu cầu của khách hàng là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công của
các chương trình tiếp thị marketing và tạo dựng giá trị thương hiệu. Chất lượng sản
phẩm và thương hiệu có mối quan hệ chặt chẽ. Thương hiệu chỉ có thể phát triển trên
cơ sở chất lượng cao của sản phẩm, ngược lại chất lượng nhanh chóng được tiếp nhận
khi thương hiệu chiếm được cảm tình của công chúng.

8


1.3.5.2. Chiến lược giá
Giá cả là yếu tố điều chỉnh doanh thu và tỉ suất lợi nhuận quan trọng trong
marketing mix. định được giá cao được coi là một trong những lợi ích quan trọng của
việc tạo dựng nhận thức thương hiệu cũng như đạt được những liên hệ mạnh và duy
nhất đối với thương hiệu. Chính sách giá đối với thương hiệu có thể tạo ra những liên hệ
trong tâm trí khách hàng về các mức giá khác nhau đối với cùng một sản phẩm. Khách

hàng thường đánh giá chất lượng thương hiệu theo các giá trong cùng loại sản phẩm đó.
Các chiến lược định giá nhằm tạo dựng giá trị thương hiệu bao gồm chiến lược giá thâm
nhập, chiến lược giá hớt váng, và định giá theo giá trị.
1.3.5.3. Chiến lược phân phối
Cách thức bán hàng và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ có thể có những tác động rất
lớn và sâu sắc đến doanh thu bán hàng và giá trị của thương hiệu. Chiến lược kênh phân phối
liên quan đến việc thiết kế và quản lý các cấp đại lý trung gian, gồm đại lý phân phối, bán
buôn cùng các cấp bán lẻ.
1.3.6. Quảng bá thương hiệu
1.3.6.1. Quảng cáo
Quảng cáo là bất cứ hình thức thu phí nào đối với việc giới thiệu đại chúng và
mang tính khuếch trương thuyết phục cho những ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ của nhà
bảo trợ. Quảng cáo có thể thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng
như truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí; hoặc thông quảng cáo tại chỗ qua bảng tin,
pano, áp-phích, bảng quảng cáo ngoài trời. Doanh nghiệp cũng có thể quảng cáo tại
điểm mua hàng (POP – Point of Purchase): trên giá trưng bày hàng, trên lối đi, các xe
đẩy trong cửa hàng, đài hoặc tivi trong cửa hàng.Quảng cáo là công cụ mạnh mẽ để mọi
người biết đến thương hiệu, xây dựng hình ảnh về thương hiệu, tạo sự ưa thích đối với
9


thương hiệu và thúc đẩy hành động mua hàng. Tuy nhiên công cụ này cũng có hạn chế,
chẳng hạn như số lượng quảng cáo hiện tại quá nhiều làm rối trí người xem, các kênh
quảng cáo ngày càng phân tán, chi phí cho quảng cáo ngày càng tăng.
1.3.6.2. Xúc tiến bán (khuyến mại)
Xúc tiến bán là các biện pháp làm tăng lợi ích tài chính trong ngắn hạn để
khuyến khích mua hàng. Cụ thể có hai phương thức như sau:
Xúc tiến với khách hàng thông qua phân phát hàng mẫu, phần thưởng, quà tặng,
phiếu mua hàng.
Xúc tiến với các trung gian thương mại qua hỗ trợ bằng tiền cho việc trưng bày,

tổ chức triển lãm thương mại, chiết khấu theo số lượng.
Khuyến mại có tác dụng lớn lên hành vi của khách hàng, vì vậy nó dễ dàng tăng
doanh số bán, tăng thị phần cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng cần thận trọng với công
cụ này, không thể lạm dụng bởi nó có thể làm giảm giá trị chất lượng của thương hiệu,
làm cho mức giá niêm yết trở thành mức giá lừa dối, cũng như làm xói mòn lòng trung
thành của khách hàng.
1.3.6.3. Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng (hay PR) là những kỹ năng, chiến lược thực hiện được vận
dụng nhằm nâng cao danh tiếng và uy tín của tổ chức, tăng cường mối quan hệ với
giới hữu quan và luôn chủ động đối phó với các tình huống khó khăn, khủng hoảng.
Theo giáo sư Phillip Kotler, cha đẻ của marketing hiện đại, PR gồm loạt các
công cụ có thể được phân loại theo các chữ cái viết tắt là PENCILS như sau: P –
Publications (xuất bản ấn phẩm của doanh nghiệp: tạp chí, tờ rơi…); E – Events (tài trợ
các sự kiện thể thao, nghệ thuật, hội chợ triển lãm…); N – News (tin tức, các câu
chuyện kể); C – Community Involvement Activities (hoạt động liên quan đến cộng
10


đồng); I – Identity Media (các phương tiện tạo hình ảnh riêng như danh thiếp, trang
phục) L – Lobbying Activities (vận động hành lang); S – Social Responsibility (xây
dựng cho doanh nghiệp danh tiếng có trách nhiệm với xã hội)
1.3.6.4. Bán hàng trực tiếp
Bán hàng trực tiếp là việc các nhân viên bán hàng giao tiếp trực tiếp với các
khách hàng tiềm năng với mục đích cung cấp thông tin để bán hàng, có thể thực hiện
qua trình diễn bán hàng, hội nghị bán hàng, các hội chợ, triển lãm thương mại… Công
cụ này có ưu điểm là dễ dàng tạp lập mối quan hệ phong phú, gắn bó với khách hàng,
đặc biệt phát huy tác dụng khi sản phẩm được bán là sản phẩm có giá trị lớn và phức
tạp, còn có thể thu được thông tin phản hồi nhanh và chính xác. Nhược điểm là chi phí
cao tính cho một lần tiếp xúc, và thiếu độ mở rộng.
1.3.6.5. Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp là dùng các phương tiện liên lạc để bán hàng và thu được
những phản ứng đáp lại trực tiếp của khách hàng. Có thể là marketing bằng thư, bằng
điện thoại, marketing trên truyền hình, truyền thanh, trên các báo, tạp chí, catalogue,
marketing trên Internet.
1.3.7. Bảo vệ thương hiệu
1.3.7.1. Đăng ký bảo hộ
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam do Cục Sở hữu Trí tuệ quản lý,
doanh nghiệp có nhu cầu cần nộp đơn tại đây. Nếu muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình tại
nước ngoài, doanh nghiệp có thể trực tiếp nộp đơn tại cơ quan chức năng của nước đó,
hoặc đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ thông qua Thỏa ước Madrid.
Việc đăng ký bảo hộ là cần thiết, bởi nó bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp khi
xảy ra tranh chấp, cũng như đảm bảo về chất lượng sản phẩm và đảm bảo quyền lợi cho
11


khách hàng. Không chỉ vậy, đây còn là cơ sở để đầu tư tạo dựng thương hiệu, để liên
doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ, phân phối sản phẩm và xuất nhập khẩu.
1.3.7.2. Tạo rào cản chống xâm phạm
Rào cản chống xâm phạm là các biện pháp và hành động nhằm hạn chế hoặc
cản trở những chủ thể khác vô tình hoặc cố ý xâm phạm thương hiệu: hàng giả, hàng
nhái, tạo ra sự nhầm lẫn vô tình hay cố ý, làm giảm uy tín và chất lượng… Các rào
cản kỹ thuật bao gồm tạo tên thương hiệu và biểu trưng tránh trùng lặp, bao bì và kiểu
dáng hàng hóa có sự khác biệt cao, thường xuyên đổi mới bao bì và cách thức thể
hiện, đánh dấu bao bì và hàng hóa, hoặc thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh
báo xâm phạm thương hiệu...

12


PHẦN 2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BÁN LẺ TRỰC

TUYẾN ADAYROI CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP
2.1. Giới thiệu về tập đoàn Vingroup và thương hiệu Adayroi
2.1.1. Giới thiệu về tập đoàn Vingroup
Tập đoàn Vingroup - Công ty
CP (gọi

tắt



"Tập

đoàn

Vingroup"), tiền thân là Tập đoàn
Technocom, được thành lập tại
Ukraina năm 1993 bởi những
người Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động
ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm
và thành công rực rỡ với thương hiệu Mivina. Những năm đầu của thế kỷ 21,
Technocom luôn có mặt trong bảng xếp hạng Top 100 doanh nghiệp lớn mạnh nhất
Ukraina. Từ năm 2000, Technocom - Vingroup trở về Việt Nam đầu tư với ước vọng
được góp phần xây dựng đất nước.
Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, Vingroup đã tập trung
đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản (BĐS) với hai thương hiệu chiến lược ban
đầu là Vinpearl và Vincom. Bằng những nỗ lực không ngừng, Vincom đã trở thành
một trong những thương hiệu số 1 Việt Nam về BĐS với hàng loạt các tổ hợp Trung
tâm thương mại (TTTM) - Văn phòng - Căn hộ đẳng cấp tại các thành phố lớn, dẫn
đầu xu thế đô thị thông minh - sinh thái hạng sang tại Việt Nam. Cùng với Vincom,
Vinpearl cũng trở thành cánh chim đầu đàn của ngành Du lịch với chuỗi khách sạn,

khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự biển, công viên giải trí, sân golf đẳng cấp 5 sao và trên 5
sao quốc tế.
13


Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và chính
thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup - Công ty CP.
Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, sau khi thành lập, Vingroup đã
cơ cấu lại và tập trung phát triển với nhiều nhóm thương hiệu như:
• Vinhomes (Hệ thống căn hộ và biệt thự dịch vụ đẳng cấp)
• Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp)
• Vinpearl (Khách sạn, du lịch)
• Vinpearl Land (Vui chơi giải trí)
• Vinmec (Y tế)
• Vinschool (Giáo dục)
• VinCommerce (Kinh doanh bán lẻ: VinMart, VinPro, Ađâyrồi, VinDS...)
• VinEco (Nông nghiệp)
• Almaz (Trung tâm ẩm thực và Hội nghị Quốc tế)
• Adayroi (Website thương mại điện tử) ...
Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm - dịch vụ theo tiêu
chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại, ở bất
cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu
hướng tiêu dùng. Vingroup đã làm nên những điều kỳ diệu để tôn vinh thương hiệu
Việt và tự hào là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
Với những thành tựu đã đạt được, Vingroup đang được đánh giá là một trong
những Tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, có chiến lược phát triển bền vững và
năng động, có tiềm lực hội nhập quốc tế để vươn lên tầm khu vực và thế giới.

14



2.1.2. Giới thiệu về thương hiệu Adayroi
Công ty TNHH VinEcom (thuộc tập đoàn Vingroup) ra mắt sàn thương mại điện
tử Adayroi tại địa chỉ vào ngày 15/08/2015. Công ty TNHH
VinEcom là thành viên của tập đoàn Vingroup, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
thương mại điện tử với thương hiệu Adayroi. Theo tài liệu trên một số sàn giao dịch
chứng khoán, từ đầu năm 2014, tập đoàn Vingroup đã giới thiệu về kế hoạch ra mắt
bộ phận kinh doanh TMĐT. Công ty TNHH VinE-com được thành lập vào tháng 22014 với số vốn điều lệ 1.050 tỉ đồng, trong đó Vingroup góp vốn 70%.
Sàn thương mại điện tử (TMĐT) Adayroi khá đa dạng về ngành hàng với các
nhóm sản phẩm quen thuộc như thời trang, sách và văn phòng phẩm, điện thoại di
động và máy tính bảng; sức khoẻ và sắc đẹp; mẹ và bé… Tuy nhiên, Adayroi có một
số ngành hàng đặc biệt mà các sàn TMĐT chưa từng kinh doanh như ngành hàng ôtô,
xe máy và thực phẩm tươi sống.
Hiện tại, Adayroi mới chỉ hoạt động kinh doanh và nhận giao hàng ở khu vực
nội thành và ngoại thành Hà Nội và TPHCM. Riêng đối với ngành hàng thực phẩm
tươi sống, Adayroi chỉ nhận giao hàng ở khu vực nội thành Hà Nội. Theo chính sách
giao hàng của Adayroi đối với sản phẩm thông thường ở khu vực nội thành thì các sản
phẩm sẽ được giao ngay trong ngày hoặc giao trong vòng 24 giờ của ngày làm việc kế
tiếp (tuỳ thời gian xác nhận đơn hàng).
Adayroi có hầu hết các hình thức thanh toán trả trước và trả sau như thanh toán
qua thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, trả tiền mặt (hình thức giao hàng trả tiền)
… Đối với thẻ tín dụng quốc tế, khách hàng có thể thanh toán với các loại thẻ thông
dụng như Visa, MasterCard, JCB, AMEX…

15


Theo thông tin trên trang web , nhằm đảm bảo chất
lượng dịch vụ, trong giai đoạn Beta, Adayroi chỉ đáp ứng số lượng 1.500 đơn
hàng/ngày và 300 đơn hàng/giờ.

2.2.

Sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu Adayroi
Thương mại điện tử ngày càng phát triển tại Việt Nam kéo theo sự gia nhập của

nhiều trang website thương mại điện tử làm cho thị trường này có sự cạnh tranh vô
cùng gay gắt. Thời điểm Adayroi gia nhập thị trường, thị trường này bị chiếm lĩnh thị
phần bởi các trang: Lazada.vn đứng đầu về doanh thu chiếm 36,1% thị phần trong
năm 2014, ở vị trí thứ 2 là Sendo.vn với doanh thu chiếm 14,4%. Các trang khác như
Zalora.vn, Hotdeal.vn… cũng thu hút được lượng người mua sắm đáng kể. Như vậy,
nếu không có những chiến lược marketing, xây dựng thương hiệu đúng hướng,
Adayroi khó lòng cạnh tranh với những trang website nhỏ chứ đừng nói đến chuyện
có thể giành được thị phần từ những đàn anh có vị trí vững chắc trong lòng khách
hàng như Lazada, Sendo, Tiki, Hot deal…
2.3. Phân tích SWOT của thương hiệu Adayroi
2.3.1. Điểm mạnh
Thuộc hệ sinh thái Vingroup, Adayroi có thuận lợi cơ bản về uy tín vững vàng,
nguồn lực tài chính, kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp và tập khách hàng đông đảo
từ các sản phẩm và dịch vụ đã có uy tín của Tập Đoàn như Vinhomes, Vinpearl,
Vinmart, Vinmec, Vinschool, Vinpro… Ngoài ra, Vingroup luôn có hệ thống kiểm
soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm để đảm bảo người tiêu dùng luôn nhận được
sản phẩm an toàn từ các nhà cung cấp uy tín. Adayroi cũng xây dựng được thế mạnh
trong việc phân phối sản phẩm nhờ vào mạng lưới giao nhận trải dài trên khắp cả
nước của Vingroup. Thêm vào đó, Tập đoàn Vingroup cũng có kinh nghiệm trong lĩnh
16


vực truyền thông, marketing với những chương trình thành công trước đây của các dự
án Vincom, Royal City, Time City… Những lợi thế cạnh tranh này không chỉ giúp
Adayroi và các kênh phân phối khác thuộc Vingroup phát triển mạnh mà còn khuyến

khích các nhà bán lẻ ở Việt Nam gia nhập hệ sinh thái Adayroi từ nay đến năm 2020...
Adayroi có đội ngũ nhân viên trẻ trung, sáng tạo, năng động, luôn nỗ lực để
hoàn thành được mục tiêu chung.
Tập đoàn Vingroup còn kinh doanh hệ thống siêu thị Vinmart nên có sẵn quan
hệ tốt với các nhà cung cấp.
Adayroi có một số ngành hàng đặc biệt mà các sàn TMĐT chưa từng kinh
doanh đồ điện tử, điện thoại, ngoài ra còn tích hợp với Vinmart ở đồ thực phẩm như
hoa quả tươi và rau sạch.

2.3.2. Điểm yếu
Một hạn chế lớn của Adayroi ngay từ khi ra đời đã được thừa nhận là họ đặt văn
phòng chính ở Hà Nội, trong khi thị trường Hồ Chí Minh mới luôn là mảnh đất màu
mỡ khai phá đầu tiên của bất kỳ thương hiệu nào. . Mặc dù bản beta đầu tiên dành cho
cả 2 thị trường, nhưng rõ ràng tiếp cận ban đầu ở thị trường Hồ Chí Minh vẫn dễ dàng
hơn nhiều thị trường phía Bắc, nơi mua hàng online vẫn chưa trở thành một thói quen.
Một hạn chế nữa là với danh mục hàng hoá quá rộng, sẽ không có một định hình
rõ ràng trong tâm trí người tiêu dùng khi nhắc tới Adayroi, đó có thể là một cửa hàng
vừa bán bao cao su online, vừa bán phiếu nghỉ dưỡng du lịch.
2.3.3. Cơ hội
Theo thống kê, tại Việt Nam, doanh thu từ hoạt động thương mại điện tử giữa
doanh nghiệp với người tiêu dùng đạt khoảng 2,97 tỷ đô la vào năm 2014. Hình thức
17


thương mại này mang lại những lợi thế tuyệt vời mà thương mại truyền thống không
thể sánh bằng như khả năng cho phép hoạt động bán hàng diễn ra 24/7, giảm thiểu chi
phí bán hàng, dễ dàng tiếp cận và mở rộng đối tượng khách hàng. Điều này giúp cho
những trang website thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh ở Việt Nam, tạo
điều kiện thuận lợi cho Adayroi phát triển.
Với việc smartphone ngày càng phổ biến, thói quen mua sắm tiêu dùng online,

công nghệ 3G - 4G, công nghệ thanh toán trên di động đang là những yếu tố thúc đẩy
thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.
Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển internet và các ứng dụng nhằm tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp chấp nhận và tham gia TMĐT. Một số chính sách của
nhà nước tập trung vào các vấn đề sau:
− Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, đẩy mạnh học tập
và ứng dụng internet trong nhà trường, các vùng nông thôn, trong thanh niên
− Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông
tin ở các mức độ khác nhau
− Xây dựng chính phủ điện tử, cải cách hành chính để từng bước ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và giao tiếp với người dân
− Xây dựng hành lang pháp lý cho các giao dịch TMĐT
− Phát triển hệ thống thanh toán dùng thẻ
− Xây dựng các dự án điểm, các công thông tin để các doanh nghiệp từng bước
tiếp cận đến TMĐT
− Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để tạo sự thông thoáng cho hàng hoá
và dịch vụ.

18


2.3.4. Thách thức
Thị trường TMĐT tại Việt Nam hiện khá sôi động với sự cạnh tranh gay gắt từ
nhiều trang website, có thể kể đến như:
Lazada là trang web mua sắm có nhiều người sử dụng nhất tại thị trường Việt
Nam. Lazada là công ty thược Singapore và có chi nhánh tại Việt Nam và các nước
lân cận như Indonesia, Thailand, Philippines, Malaysia. Bạn có thể mua tất cả các mặt
hàng tại đây bao gồm điện máy, điện tử, gia dụng,...
Tiki: Năm 2014, Tiki đã được trao tặng danh hiệu “Website Thương Mai Điện
Tử Được Yêu Thích Nhất Năm 2014” do người dùng tại Việt Nam bình chọn sau 5

năm không ngừng nổ lực và phát triển. Với dịch vụ vận chuyển trong 24h đã giúp
người dùng có thể chọn mua cho mình món hàng một cách dễ dàng, tiện lợi và tiệt
kiệm được rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, Tiki cũng có các quyền lời về bảo hành
hay đổi trả linh hoạt trong 30 ngày.
Juno: Ngày nay, Juno đã trở thành một thương hiệu thời trang với đa dạng các
mặt hàng như Giầy dép, túi xách, phụ kiện, đã và đang được phụ nữ Việt năm yêu
thích và sử dụng. Với các cửa hàng trải dài trên toàn quốc cùng với giao diện Website
thân thiện, dịch vụ của Juno sẽ luôn mang đến sự hài lòng khi mua sắm tại Juno.
Mặt khác các cơ sở để phát triển TMĐT ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện: hạ
tầng viễn thông chưa đủ mạnh và cước phí còn đắt, hạ tầng pháp lý còn đang xây
dựng, hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển. Tất cả điều là những rào cản cho
phát triển TMĐT.
Việt Nam đang trong quá trình tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và thế
giới. Dù muốn hay không các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh
quyết liệt không chỉ trong nước và thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp nước ngoài,
19


mạnh về vốn, công nghệ và kinh nghiệm sẽ thông qua TMĐT để đi vào thị trường
Việt Nam, cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam.
2.4. Giải pháp phát triển thương hiệu Adayroi
2.4.1. Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
2.4.1.1. Về logo công ty

Logo của Adayroi được thiết kế với màu đỏ làm chủ đạo, tạo cảm giác dồi dào
về năng lượng, nhiệt huyết, đồng thời cũng thể hiện sự thịnh vượng, hạnh phúc. Đây
cũng là sự kế thừa màu đỏ của lòng yêu nước, của niềm tự hào dân tộc từ màu đỏ
trong logo của Tập đoàn Vingroup.
2.4.1.2. Về khẩu hiệu
Bên cạnh những thông điệp đặc biệt muốn gửi gắm qua logo, Adayroi còn đưa

ra khẩu hiệu "Adayroi – Tốc độ, niềm tin và tất cà", như lời cam kết về uy tín và chất
lượng trong các sản phẩm, dịch vụ của mình. Adayroi mang đến cho khách hàng
những hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo, với một tốc độ nhanh chóng.
Người tiêu dùng có thể tin tưởng rằng: Adayroi có tất cả những gì bạn cần, và phục vụ
theo đúng tất cả những gì mà bạn mong đợi.

20


2.4.1.3. Bao bì sản phẩm

Toàn bộ sản phẩm khi được vận chuyển đến tay khách hàng đều được đóng
thùng carton hoặc được đựng bên trong túi nilon màu trắng có in tên, logo và slogan
của Adayroi. Điều này sẽ giúp cho khách hàng tăng mức độ nhận diện với Adayroi,
cũng giúp tăng sự chuyên nghiệp của Adayroi.
2.4.2. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh
Tầm nhìn
Adayroi ra đời với hoài bão tạo nên một bước đột phá lớn trong lĩnh vực thương
mại điện tử ở Việt Nam, góp phần thể hiện khát vọng của tập đoàn Vingroup là luôn
tiên phong, đi đầu trong mọi lĩnh vực trong nền kinh tế của đất nước.
Adayroi đặt mục tiêu trở thành hệ thống bán lẻ số một tại Việt Nam, tiến đến
vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
Sứ mệnh
Sứ mệnh của Adayroi là mang thương mại điện tử đến với mọi đối tượng khách
hàng, từ những tầng lớp bình dân nhất, ít quan tâm đến công nghệ nhất. Từ đó,
Adayroi sẽ từng bước xây dựng văn hoá tiêu dùng tiện lợi và văn minh cho người Việt
Nam.
21



Adayroi cũng tạo ra cơ hội cho các nhà kinh doanh bán lẻ và các Nhà sản xuất
nội địa mở rộng thị trường, có được một môi trường phát triển lành mạnh, hiệu quả.
Cũng trên hệ thống này, Adayroi mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm, dịch
vụ chất lượng cao, thúc đẩy và sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử và ngành
bán lẻ tại Việt Nam. Đây là một phần quan trọng tạo ra động lực mạnh mẽ để phát
triển nền kinh tế, từ đó góp phần vào sự thịnh vượng của đất nước.
2.4.3. Lựa chọn mô hình thương hiệu
Adayroi sử dụng mô hình đa thương hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ của mình
vì Adayroi kinh doanh đa dạng các mặt hàng đến từ nhiều nhà phân phối khác nhau để
đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, Adayroi cung cấp mặt hàng quần
áo với các thương hiệu như TitiShop, G2000, Tống Linh Giang, The one fashion,
Phúc Giang, Terrano Việt Nam. Sữa bột cho bé đến từ các thương hiệu như Vinamilk,
Nestle, Abbor, HiPP, NutiFood, Friso…
2.4.4. Chiến lược sản phẩm, giá bán, phân phối, quy trình, con người, bằng
chứng vật chất
2.4.4.1. Chiến lược sản phẩm
Có thể nói, Adayroi không khác một siêu thị đúng nghĩa với một danh mục hàng
hóa đa dạng, phong phú mà khó một trang website TMĐT nào có thể bì kịp. Adayroi
kinh doanh từ thực phẩm, điện thoại, điện gia dụng, thời trang, đến cả ô tô, xe máy và
voucher du lịch… Với danh mục hàng hóa như vậy, khi đến với website hoặc ứng
dụng Adayroi, khách hàng có thể mua bất cứ thứ gì họ cần chỉ qua vài cái click
chuột/chạm màn hình.

22


Với danh mục hàng hóa khổng lồ như vậy, để tạo niềm tin với khách hàng,
Adayroi cần cam kết với khách hàng chỉ nhập hàng từ những nhà sản xuất, phân phối
uy tín, có thương hiệu trên thị trường để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài ra,
Adayroi cần chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng (giao cho các nhân

viên kiểm tra hạn sử dụng, độ tươi mới của các sản phẩm như thực phẩm, đồ ăn, kiểm
tra xem sản phẩm có lỗi, hỏng đối với đồ điện tử, kiểm tra size, số với giày dép, quần
áo) trước khi giao đến cho khách hàng để tạo sự hài lòng nhất cho khách hàng của
mình.
2.4.4.2. Chiến lược giá bán
Với những sản phẩm chất lượng tốt, dịch vụ hoàn hảo, giá các sản phẩm mà
Adayroi đưa ra không phải rẻ nhất, nhưng Adayroi sẽ luôn giành cho khách hàng

23


những ưu đãi thường xuyên để làm hài lòng khách hàng của mình, gia tăng thiện cảm
của họ với thương hiệu Adayroi:

Ngoài ra, mỗi lần mua hàng, Adayroi có thể tặng cho khách hàng của mình
những điểm tích lại cho các lần mua sau, cứ 1.000 VNĐ = 100 điểm. Khi tích được
1.000 điểm, khách hàng sẽ được trừ trực tiếp 100.000 VNĐ vào hóa đơn mua hàng.
2.4.4.3. Chiến lược phân phối
Adayroi.com phân phối sản phẩm của mình trực tiếp đến người tiêu dùng. Khi
khách hàng đặt hàng trên website hoặc ứng dụng, trong vòng vài giờ với thực phẩm
và tối đa 2 ngày với mặt hàng khác, nhân viên giao hàng sẽ đem hàng hóa đến tận địa
chỉ của khách hàng. Việc phân phối như vậy giúp Adayroi tiết kiệm được một khoản
lớn chi phí để mở cửa hàng, thuê nhân viên…
2.4.4.4. Quy trình
Khách hàng có thể truy cập website adayroi.com hoặc tải ứng dụng Adayroi để
sử dụng. Sau khi truy cập, khách hàng có thể đăng kí tài khoản (bằng Facebook,
Email, Google+) sau đó đăng nhập tài khoản adayroi của mình để tiến hành tham
quan hoặc mua sắm trên gian hàng trực tuyến của Adayroi.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết quy trình mua hàng trên Adayroi
24



Để mua hàng trên Adayroi các bạn cần thực hiện theo các 5 bước. Tuy nhiên
trước khi quyết định mua sản phẩm nào đó lời khuyên cho bạn nên xem phần đánh giá
và bình luận bên dưới phần mô tả mỗi sản phẩm đó. Bởi đây là những đánh giá thực
tế từ kinh nghiệm đã sử dụng hoặc đã từng mua sản phẩm đó nên nó sẽ có độ chính
xác và tin cậy cao hơn. Thêm nữa là chú ý check mã giảm giá Adayroi trên Chanh
tươi để tìm kiếm những voucher giá trị nhất.
Bước 1: Tìm kiếm sản phẩm trên website Adayroi.com (nhấn vào đây để mở
trang chủ)
Các bạn có 3 cách để tìm sản phẩm, cách 1 bạn có thể tìm kiếm trực tiếp thông
qua danh mục sản phẩm (1A), cách 2 gõ trực tiếp tên sản phẩm bạn cần vào hộp tìm
kiếm(1B), cách 3 tìm sản phẩm tại danh mục sản phẩm danh mục sản phẩm Hot (1C)

Bước 2: Chọn sản phẩm muốn mua và kiểm tra chi tiết thông tin mua hàng
Adayroi
Sau khi xem xét bạn thấy một sản phẩm nào ưng ý nhất với mình thì click ảnh
đó để xem chi tiết. Trong trang chi tiết sản phẩm này bạn cần chú ý xem thông số nổi
bật của sản phẩm(1), Xem tên đơn vị bán hàng và thời gian giao hàng tại (mục 2).

25


×