Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

TICH HOP LIEN MON BQ NONG SAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.93 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT TRUNG AN
TỔ: SINH HỌC - CÔNG NGHỆ - HÓA HỌC

Địa chỉ: Trung An - Huyện Cờ Đỏ - Thành Phố Cần Thơ
Điện thoại: 07103. 857377
Email:

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ 10

BẢO QUẢN NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH
(RAU - HẠT - CỦ - QUẢ)

Giáo viên: Nguyễn Văn Thẳng
Ngày sinh: 14/04/1986
Môn: Công Nghệ 10
Điện thoại: 0939. 017315
Email:
THÁNG 1 NĂM 2016


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT TRUNG AN
----------O----------

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Địa chỉ cơ quan: Trung An – Huyện Cờ Đỏ - Thành Phố Cần Thơ
- Điện thoại cơ quan: 07103. 857377
- Email cơ quan:

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Thẳng.


Ngày sinh: 14 tháng 04 năm 1986.
Môn: Công nghệ 10.
Điện thoại: 0939017315 – 0939860414.
Email:


MỤC LỤC
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI........................................................................................i
BẢO QUẢN NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH.........................................................................................1
I. TÊN CHỦ ĐỀ: BẢO QUẢN NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH.............................................................1
II. NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG CHỦ ĐỀ...................................................1
1. Mối liên hệ giữa nội dung dạy học nội môn và liên môn.........................................................1
2. Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề liên môn, tích hợp theo phương pháp dạy học dự án..........2
III. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ.........................................................................................................2
1. Kiến thức............................................................................................................................2
2. Kĩ năng...............................................................................................................................2
3. Thái độ...............................................................................................................................2
4. Định hướng năng lực được hình thành..................................................................................2
SẢN PHẨM CỦA CHỦ ĐỀ.................................................................................................................3
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN...................................3
V. THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN.....................................................4
A. CHUẨN BỊ...........................................................................................................................4
1. Chuẩn bị của giáo viên.........................................................................................................4
2. Chuẩn bị của học sinh..........................................................................................................4
B. TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM.........................................................................................................5
1. Xác định chủ đề và các tiểu chủ đề của dự án.......................................................................5
2. Xác định các nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện ở mỗi tiểu chủ đề..........................................5
3. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án......................................................................................7
4. Thực hiện dự án theo kế hoạch..........................................................................................12
5. Tổng hợp kết quả thực hiện dự án......................................................................................13

6. Báo cáo, giới thiệu sản phẩm của dự án..............................................................................13
VI. ĐÁNH GIÁ..........................................................................................................................14
1. Đánh giá kiến thức, kĩ năng thu được sau dự án..................................................................14
2. Đánh giá kết quả dự án (Dựa theo đánh giá RUBRIC)..........................................................14
MỘT SỐ CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THU ĐƯỢC SAU DỰ ÁN............16
1. Bảng mô tả các mức độ.....................................................................................................16
2. Câu hỏi - bài tập kiểm tra đánh giá theo các mức độ mô tả..................................................17
PHỤ LỤC...................................................................................................................................22
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN.............................................................................................22
PHIẾU ĐIỀU TRA.......................................................................................................................23
PHIẾU ĐIỀU TRA.......................................................................................................................24
PHIẾU ĐIỀU TRA.......................................................................................................................25

Trang i


CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ 10
BẢO QUẢN NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH
(RAU - HẠT - CỦ - QUẢ)
I. TÊN CHỦ ĐỀ: BẢO QUẢN NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH
- Đối tượng tham gia thực hiện chủ đề: học sinh lớp 10.
- Thời điểm thực hiện: học kỳ 2.
- Thời lượng thực hiện: 3 tiết trong kế hoạch dạy học và 1 tuần thực hiện ở gia
đình cộng đồng, ngoài giờ chính khóa.
- Phương pháp chính để thực hiện chủ đề: phương pháp dạy học theo dự án.
II. NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG CHỦ ĐỀ
1. Mối liên hệ giữa nội dung dạy học nội môn và liên môn
*Nội môn: Chủ đề này được xây dựng dựa trên chương trình Công nghệ 10 với
các nội dung sau đây:
- Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông sản

- Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống
- Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm
*Liên môn: Trong chương trình môn Sinh học 10 có:
Môn tích hợp
Bài học
Kiến thức tích hợp
Phần 2: Sinh Bài 3
Vai trò của nước đối với tế bào
Bài 4, 5
Chức năng của cabohydrat, lipit, protein
học tế bào
Bài 14
Các yếu tố ảnh hưởng đến enzym
Phần 3:
Bài 22
Hô hấp và lên men
Quá trình phân giải polisaccarit ở vi sinh vật
Sinh học vi Bài 23
Bài 27
Các yếu tố lí học ảnh hưởng đến VSV
sinh vật
- Học sinh cần sử dụng những kiến thức phần 2 Sinh học 10: về thành phần hóa
học của tế bào để làm rõ chất lượng nông sản lệ thuộc vào thành phần hóa học có trong
nông sản, nên cần phải có công tác bảo quản chất lượng nông sản.
- Học sinh có những kiến thức về vi sinh vật ở phần 3 Sinh học 10 để làm rõ nguyên
nhân và nguyên lý hoạt động của tác nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
 Qua đó, học sinh hiểu rõ hơn vai trò của công tác bảo quản nông sản là cần thiết.
 Phần tích hợp trên, tích hợp vào đặc điểm của các loại nông sản vào bài 41.
Với kiến thức liên môn hỗ trợ giúp cho học sinh hiểu được công tác bảo quản
nông sản và ứng dụng được vào đời sống. Từ những xác định trên, nội dung chính của

chủ đề được xác định như sau:
+ Hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông sản,
biết được đặc điểm của nông sản.
- Hiểu được mục đích, phương pháp và quy trình bảo quản hạt giống, củ giống.
- Biết được quy trình bảo quản nông sản sau thu hoạch.

Trang 1


2. Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề liên môn, tích hợp theo phương pháp dạy
học dự án
- Học sinh có điều kiện, cơ hội để tìm hiểu và liên kết các kiến thức, kỹ năng
liên quan với nhau trong quá trình thực hiện dự án trên.
- Học sinh có điều kiện trải nghiệm, vận dụng kiến thức kỹ năng đã học vào đời
sống hằng ngày.
Việc tích hợp với môn Sinh học 10 giúp cho học sinh hiểu rõ hơn đặc điểm của
nông sản. Từ đó, các em cảm thấy hứng thú hơn trong việc tìm hiểu các phương pháp
bảo quản trong cộng đồng, đưa ra phương pháp bảo quản phù hợp với từng loại nông
sản để hạn chế kinh phí và bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và địa phương.
- Biết phản ánh những vấn đề về bảo quản nông sản trong kinh doanh.
- Góp phần phát triển những năng lực, phẩm chất cho học sinh:
 Năng lực tự học.
 Năng lực tìm tòi và giải quyết vấn đề.
 Năng lực hợp tác và làm việc nhóm.
 Năng lực sáng tạo.
 Năng lực tự giác, tự chủ, tự lập, kiên trì.
III. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
- Hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản.
- Hiểu được đặc điểm của nông sản.

- Biết được mục đích và phương pháp bảo quản hạt, củ giống, lương thực, thực phẩm.
- Hiểu được quy trình bảo quản hạt giống, củ giống, lương thực, thực phẩm.
- Phân biệt được quy trình bảo quản nông sản làm giống với quy trình bảo quản
nông sản dùng làm lương thực, thực phẩm tiêu dùng.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được một số loại kho bảo quản thóc, ngô.
- Phân biệt được một số phương pháp bảo quản lương thực thực phẩm.
- Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống bảo quản
lương thực thực phẩm trong thực tế.
3. Thái độ
- Ý thức bảo quản giống cây trồng cho sản xuất.
- Ý thức bảo quản và sử dụng hợp lí lương thực, thực phẩm.
- Ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động của dự án.
- Yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.

Trang 2


SẢN PHẨM CỦA CHỦ ĐỀ
- Báo cáo các phương
pháp bảo quản nông sản trong cộng đồng thông qua
thuyết trình hoặc trình chiếu.
- Đề xuất được phương pháp bảo quản cho các loại nông sản phổ biến.
- Đề xuất được phương pháp bảo quản cho các loại lúa, đậu, bắp làm giống.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN
Thời gian thực hiện: 3 tiết và 7 ngày

Thời gian
Tiết 1
(khoảng
15 phút)

Tiết 1
(30 phút
giờ chính
khóa)

Nội dung

Phương pháp
Đồ dùng
thực hiện
Phương pháp
Máy tính, máy
thảo luận
chiếu.
nhóm, kỹ thuật
tia chóp.

1. Lựa chọn
chủ đề, phát
triển các tiểu
chủ đề và các
nội dung thực
hiện dự án.
2. Hướng dẫn
Thảo luận

tổ chức cho học nhóm.
sinh lập kế
hoạch dự án.

4 ngày
(ngoài giờ
học chính
khóa)

3. Thực hiện kế
hoạch dự án

3 ngày
(ngoài giờ
học chính
khóa)

4. Tổng hợp
thông tin

Tiết 2 + 3
(giờ học
chính
khóa)

5. Báo cáo kết
quả thực hiện
dự án

Giấy, bút.


- Nghiên cứu
tài liệu (đặc
điểm nông sản,
phương pháp
bảo quản nông
sản)
- Điều tra thực
tế, phỏng vấn
- Phương pháp
làm việc
nhóm.
- Phân tích,
tổng hợp kết
quả.

- Tài liệu, sách
tham khảo.
- Sổ ghi chép.
- Máy ảnh, máy
quay…

- Thuyết trình
- Thảo luận
- Tự đánh giá
và đánh giá

Máy tính, máy
chiếu, giấy…


Máy tính, giấy…

Kết quả/ sản phẩm
(dự kiến)
Xác định được chủ đề,
tiểu chủ đề và các nội
dung thực hiện dự án.

Bản kế hoạch thực hiện
dự án đã được các thành
viên trong nhóm học
sinh thảo luận xây dựng
thảo luận và thống nhất
thông qua.
Thông tin, ảnh, video

- Bản báo cáo kết quả
thực hiện dự án của
nhóm có hình ảnh hoặc
video.
- Bản tóm tắt trình bày
trước lớp dạng Slide
hoặc trên giấy.
- Báo cáo thực hiện dự
án của nhóm đã được
bổ sung.
- Đánh giá của cá nhân,
nhóm, giáo viên.

Trang 3



V. THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN
A. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tài liệu và các nguồn cung cấp thông tin:
+ SGK, SGV Công nghệ 10.
+ Sách tham khảo: Bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch.
+ Trang web về bảo quản nông sản.
- Thiết bị:
+ Máy tính có kết nối mạng Internet.
+ Máy chiếu projecter.
- Xác định những kiến thức đã biết và chưa biết của học sinh: những kiến thức có
liên quan đến chuyên đề.
- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng:
*Câu hỏi khái quát:
?: Tại sao cần phải bảo quản nông sản sau thu hoạch?
?: Những yếu tố nào của môi trường ảnh hưởng tới chất lượng nông sản?
?: Bảo quản nông sản bằng những phương pháp nào?
*Câu hỏi bài học:
?: Hãy nêu mục đích và ý nghĩa của công tác bảo quản nông sản?
?: Hãy nêu đặc điểm của nông sản?
?: Ở địa phương em, bảo quản nông sản (hạt, củ, quả) bằng phương pháp nào?
- Lập kế hoạch đánh giá:
TT
Nội dung đánh giá
Hình thức, phương pháp đánh giá
1 Đánh giá kiến thức.
Kiểm tra viết bằng phương pháp trắc nghiệm và
tự luận.

2 Kỹ năng làm việc nhóm.
Đánh giá quá trình và đánh giá đồng đẳng.
3 Kỹ năng thuyết trình.
Quan sát và nghe nhóm trình bày báo cáo, giới
thiệu sản phẩm.
4 Kỹ năng tự học.
Đọc thông tin học sinh thu thập được từ việc đọc
tài liệu và tìm hiểu thực tế.
5 Kỹ năng giải quyết vấn đề.
Dựa vào hiệu quả giải quyết các vấn đề, đặt ra
nhiệm vụ cho cá nhân, nhóm.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Phiếu điều tra do giáo viên gợi ý về: phương pháp bảo quản, các kho bảo
quản, đặc điểm của nông sản.
- Mẫu vật trực quan 100 hạt (lúa, ngô, đậu) – nhóm 1, 2; 6 củ (khoai lang, khoai
mì) – nhóm 3, 4; 6 quả (quýt,…) và rau – nhóm 5, 6. Lưu ý, mỗi loại mẫu vật cần tìm
được 2 trạng thái: chất lượng tốt và không tốt (bị sâu, ẩm mốc, nảy mầm,…).
- Máy ảnh, điện thoại di động, máy quay phim.

Trang 4


- Hình ảnh: hình một số loại hạt được đóng gói để bảo quản, máy sấy, các loại
nhà kho.
- Nghiên cứu một số phương pháp bảo quản nông sản tại địa phương.
B. TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM
1. Xác định chủ đề và các tiểu chủ đề của dự án
- Giáo viên nêu tên chủ đề:
BẢO QUẢN NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH
(Rau - hạt - củ - quả)

- Giáo viên dùng kỹ thuật động não và kỹ thuật sơ đồ tư duy để học sinh xác
định tiểu chủ đề của chủ đề nêu trên dựa vào nội dung bài 40, 41, 42, SGK Công nghệ
10.
- Mục đích.
- Ý nghĩa của công tác bảo
quản nông sản.
- Đặc điểm của nông sản.

BẢO QUẢN NÔNG SẢN
(RAU - HẠT - CỦ - QUẢ)
Quy trình bảo
quản nông sản

Phương pháp
bảo quản các
loại nông sản

Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 40, 41, 42, SGK Công nghệ
10 và yêu cầu thực tế xác định 3 tiểu chủ đề:
Tiểu chủ đề 1: Mục đích ý nghĩa của công tác bảo quản nông sản và đặc điểm
của nông sản
Tiểu chủ đề 2: Các phương pháp và phương tiện bảo quản nông sản
Tiểu chủ đề 3: Tìm hiểu quy trình bảo quản nông sản
 Chia học sinh trong lớp thành 6 nhóm: mỗi nhóm khoảng 6 học sinh.
Tiểu chủ đề
Tiểu chủ đề 1
Tiểu chủ đề 2
Tiểu chủ đề 3
Nhóm thực hiện
Nhóm 1 & 2

Nhóm 3 & 4
Nhóm 5 & 6
2. Xác định các nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện ở mỗi tiểu chủ đề
- Với mỗi tiểu chủ đề, giáo viên giao cho các nhóm học sinh tự đề xuất nội
dung, nhiệm vụ thực hiện dự án dựa vào mục tiêu, nội dung chính của chủ đề nêu trên.
Để xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ của từng tiểu chủ đề của dự án, giáo viên gợi ý
cho học sinh sử dụng kỹ thuật 5W1H và sơ đồ tư duy như:
+ WHAT: (cái gì?): Những công việc cần thực hiện của tiểu chủ đề là gì?
Trang 5


+ WHY: (tại sao?): Tại sao phải thực hiện những công việc này?
+ WHERE: (ở đâu?): Thực hiện công việc được đề xuất này ở đâu?
+ WHEN: (khi nào?): Khi nào thì công việc được hoàn thành?
+ WHO: (ai?): Ai sẽ thực hiện công việc này?
+ HOW: (như thế nào?): Làm thế nào để công việc của tiểu chủ đề có hiệu
quả?
- Các nhóm học sinh thảo luận và tập hợp ý kiến của các thành viên trong nhóm
vào biên bản thảo luận.
- Giáo viên yêu cầu 1 trong 2 nhóm thực hiện cùng tiểu chủ đề báo cáo, nhóm
còn lại bổ sung, góp ý các nội dung, nhiệm vụ thực hiện dự án. Ngoài ra, các nhóm
thực hiện các tiểu chủ đề khác cũng có thể bổ sung ý kiến nếu có.
- Giáo viên kết luận: Mỗi tiểu chủ đề cần được xác định được nội dung và
nhiệm vụ sau:
Tiểu chủ đề 1: Mục đích ý nghĩa của công tác bảo quản nông sản và đặc điểm
của nông sản
Các nhiệm vụ cần thực hiện:
- Đọc tài liệu và SGK công nghệ 10 bài 40 để tìm hiểu đặc điểm của các loại nông
sản, ý nghĩa, mục đích và yêu cầu đối với công tác bảo quản nông sản rau, củ, quả.
- Thu thập các loại rau, củ, quả ở địa phương của học sinh bằng mẫu thực tế,

hoặc chụp ảnh. Điều tra, tìm hiểu đặc điểm của từng loại rau, củ, quả.
- Điều tra, tìm hiểu các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của từng loại rau, củ, quả
mà em thu thập được ở địa phương. Loại rau, củ, quả nào là được trồng phổ biến và có
hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Điều tra tìm hiểu giữa chất và lượng, người dân địa phương chú trọng tiêu chí
nào hơn.
- Ảnh hưởng môi trưởng đến chất lượng củ, quả và hạt, rau ở địa phương (loại
tác nhân nào gây hậu quả lớn nhất).
Tiểu chủ đề 2: Các phương pháp và phương tiện bảo quản nông sản
Các nhiệm vụ cần thực hiện:
- Điều tra và tìm hiểu các phương pháp bảo quản hạt, củ, quả và rau ở địa
phương. Chụp 1 số hình ảnh hay quay phim về phương pháp bảo quản và phương tiện
bảo quản của người dân địa phương.
- Phân loại và nêu chú thích các hình ảnh cho đúng, các hình ảnh cần phải được
phân loại phù hợp theo các nội dung: phương pháp bảo quản, phương tiện bảo quản.
- Nghiên cứu trên internet về các phương tiện bảo quản hiện đại hiện nay, so sánh
ưu và nhược điểm của hai loại phương tiện bảo quản truyền thống (bảo quản dân gian)
và phương tiện bảo quản hiện đại.
Tiểu chủ đề 3: Tìm hiểu quy trình bảo quản nông sản
Các nhiệm vụ cần thực hiện:

Trang 6


- So sánh được ưu điểm và nhược điểm giữa hai quy trình bảo quản nông sản
truyền thống và hiện đại về mặt chất lượng, thời gian bảo quản. Phân tích xem: hiệu
quả kinh tế của hai quy trình này có khác nhau không?
- Nghiên cứn SGK bài 41, 42 để tìm hiểu tiêu chuẩn hạt, củ làm giống. Điều tra
và tìm hiểu các quy trình bảo quản hạt, củ, rau, quả ở địa phương theo hai hướng dùng
để làm giống và làm lương thực thực phẩm.

3. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
Căn cư vào nội dung, nhiệm vụ của mỗi tiểu chủ đề, các nhóm xác định công
việc cần làm, thời gian dự kiến, phương tiện, vật liệu, kinh phí, phương phap tiến hành
và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm như sau:
Tiểu chủ đề 1: Mục đích ý nghĩa của công tác bảo quản nông sản và đặc điểm
của nông sản
Nhóm 1: Phân công nhiệm vụ thực hiện
Phương pháp,
ST
Nội dung
phương tiện thực Sản phẩm và thời Phân công
T
và nhiệm vụ
hiện, vật liệu và
hạn hoàn thành
thực hiện
kinh phí
100 hạt bắp, 100 hạt
Chuẩn bị các mẫu vật
1
lúa, 100 hạt đậu
Các mẫu vật
Mỹ Hòa
nông sản.
(10.000VNĐ)
Tìm hiểu về mục
Nội dung về mục
đích, ý nghĩa của
Tìm hiểu trên
đích, ý nghĩa và

Mỹ Hạnh và
2 việc bảo quản nông
Internet, SGK, khảo
đặc điểm của
Minh Anh
sản và đặc điểm của sát thực tế
nông sản
nông sản.
Hình ảnh, nội dung
Máy ảnh, điện
Minh Anh và
3 Đi khảo sát thực tế.
về tiêu chuẩn của
thoại, máy ghi âm
Mỹ Hạnh
nông sản
Bài trình chiếu
Mỹ Hòa và
4 Làm Powerpoint.
Laptop
(Powerpoint)
Trung Hiếu
Bài báo cáo
5 Đánh bài Word.
Laptop
Bá Duy
(Word)
6 Hỗ trợ về thiết bị.
Laptop
Laptop

Chí Đại
Laptop và máy
Trình bày trước
Bá Duy và
7 Thuyết trình.
chiếu
lớp
Trung Hiếu
Nội dung về ảnh
Ảnh hưởng của môi
Tìm hiểu trên
hưởng của môi
8 trường đối với việc
Internet, SGK, khảo
Chí Đại
trường đối với
bảo quản nông sản
sát thực tế
nông sản

Trang 7


Nhóm 2: Phân công nhiệm vụ thực hiện
STT
Phương pháp,
Nội dung,
phương tiện thực
nhiệm vụ.
hiện, vật liệu và

kinh phí.
1 Đọc tài liệu SGK - Phương pháp:
công nghệ 10 bài đọc tài liệu, xem
40 để tìm hiểu
SGK.
đặc điểm của các -Phương tiện:
loại nông sản, ý
sách, giấy bút.
nghĩa, mục đích -Vật liệu: tài liệu,
và yêu cầu đối
SGK.
với công tác bảo
quản nông sản
rau, củ và quả.
2
- Phương pháp:
đọc tài liệu, xem
SGK, xem trên
Điều tra, tìm
internet, hỏi
hiểu đặc điểm
người dân địa
của từng loại rau,
phương.
củ và quả.
- Vật liệu: sách,
máy tính, giấy
bút.
3 Điều tra, tìm
- Phương pháp:

hiểu loại rau, củ đọc tài liệu, xem
và quả nào được trên internet, hỏi
trồng phổ biến
người dân địa
và có hiệu quả
phương.
kinh tế cao ở địa - Vật liệu: máy
phương.
tính, giấy bút.
4 Điều tra, tìm hiểu
- Phương pháp:
ảnh hưởng của
đọc tài liệu, xem
môi trường đến
trên internet, hỏi
chất lượng củ,
người dân địa
quả, hạt và rau ở
phương.
địa phương (loại
- Vật liệu: máy
tác nhân nào gây
tính, giấy bút.
hậu quả lớn nhất).

Sản phẩm, thời hạn
hoàn thành.

Phân công
thực hiện.


- Sản phẩm: tìm hiểu
được đặc điểm của
các loại nông sản, ý
nghĩa, mục đích và
yêu cầu đối với công Đặng Thị
tác bảo quản nông
Thúy Loan.
sản rau, củ và quả.
- Thời gian: 2 ngày.

- Sản phẩm: tìm hiểu
được đặc điểm của
từng loại rau, củ và
Đỗ Nguyễn
quả.
Duy Linh.
- Thời gian: 2 ngày.

- Sản phẩm: tìm hiểu
được loại rau, củ và
quả nào được trồng
phổ biến và có hiệu
quả kinh tế cao ở địa
phương.
- Thời gian: 2 ngày.
- Sản phẩm: tìm hiểu
được ảnh hưởng của
môi trường đến chất
lượng củ, quả, hạt và

rau ở địa phương (loại
tác nhân nào gây hậu
quả lớn nhất).
- Thời gian: 1 ngày.

Dương Thị
Ngọc Hương.

Trương Tấn
Khang.

Trang 8


STT

Phương pháp,
Nội dung,
phương tiện thực Sản phẩm, thời hạn
nhiệm vụ.
hiện, vật liệu và
hoàn thành.
kinh phí.
5
- Sản phẩm: tìm hiểu
Điều tra, tìm
- Phương pháp:
được chất lượng của
hiểu chất lượng hỏi người dân địa
từng loại rau, củ và

của từng loại rau, phương.
quả ở địa phương
củ và quả ở địa
- Vật liệu: giấy
- Thời gian: 1 ngày.
phương
bút.
6

Điều tra, tìm
hiểu giữa chất và
lượng, người dân
địa phương chú
trọng vào tiêu
chí nào hơn.

- Phương pháp:
hỏi người dân địa
phương.
- Vật liệu: giấy
bút.

Đặng Thị
Thúy Loan;
Đỗ Nguyễn
Duy Linh;
Dương Thị
Ngọc Hương.
- Sản phẩm: tìm hiểu Trần Văn
được giữa chất và

Hòa;
lượng, người dân địa Trương Tấn
phương chú trọng
Khang;
vào tiêu chí nào hơn. Dương Phúc
- Thời gian: 1 ngày. Lộc.

- Vật liệu: máy
tính.

- Sản phẩm: bài cáo
cáo bằng word.
- Thời gian: 1 ngày.

7
Soạn bài word
8
Soạn bài Power
Point

- Vật liệu: máy
tính.

Báo cáo kết quả
(Nếu có)

- Phương pháp:
trình bày trước
lớp


Họp nhóm và
chỉnh sửa

- Phương pháp:
họp lại để có bài
báo cáo hoàn
chỉnh.

9

10

Phân công
thực hiện.

- Sản phẩm: bài cáo
cáo bằng Power
Point
- Thời gian: 3 ngày.

Trương Tấn
Khang;
Đỗ Nguyễn
Duy Linh.
Dương Thị
Ngọc Hương;
Đặng Thị
Thúy Loan.
Trần Văn
Hòa;

Dương Phúc
Lộc.

- Sản phẩm: bài báo
cáo hoàn chỉnh.

Cả nhóm.

Trang 9


Tiểu chủ đề 2: Các phương pháp và phương tiện trong bảo quản nông sản
Nhóm 3: Phân công nhiệm vụ thực hiện

STT

Nội dung nhiệm
vụ

Chụp hay quay
1 phim 1 số hình ảnh
về phương pháp
bảo quản và
phương tiện bảo
quản của người dân
địa phương

Phân loại và nêu
chú thích các hình
2 ảnh cho đúng và

phân loại các hình
ảnh phù hợp theo
các nội dung:
phương pháp bảo
quản và phương
tiện bảo quản.
Nghiên cứu trên
internet về các
phương tiện bảo
3 quản hiện đại hiện
nay và so sánh ưu
nhược điểm của 2
loại phương tiện
này: bảo quản dân
gian và bảo quản
hiện đại.

Phương Pháp,
Phương tiện thực
Tiện, vật liệu và
kinh phí
Chụp, quay phim,
…; đi bộ hay đi
bằng xe đạp; dùng
điện thoại, máy
ảnh,máy quay;
không cần kinh phí

Dựa vào kiến thức
và tư liệu, thông tin

tìm được.
Vật liệu: giấy, bút
Không cần kinh
phí.

Truy cập internet.
Vật liệu là máy
tính hoặc điện
thoại. Kinh phí
không đáng kể.

Sản phẩm, thời
hạn hoàn thành

Phân công
thực hiện

Các hình ảnh,
các đoạn phim
và thông tin về
phương pháp
bảo quản và
phương tiện
bảo quản .
Thời gian hoàn
thành 2 ngày
Phân loại và
chú thích được
các hình ảnh
và nội dung

phù hợp. Thời
hạn hoàn thành
1 ngày

2 thành viên:
- Võ Thị Yến
Nhi
- Nguyễn
Hoàng Minh
Phúc

Tìm được các
phương pháp
bảo quản hiện
nay và so sánh
được 2 loại
phương tiện:
bảo quản dân
gian và bảo
quản hiện đại.
Thời gian thực
hiện 1 ngày

2 thành viên:
- Hồ Tuấn
Nghĩa
- Lê Nhựt
Minh

2 thành viên:

-Nguyễn Mộng
Ngọc
- Võ Thị Như

Trang 10


Nhóm 4: Phân công nhiệm vụ thực hiện
Phương pháp,
phương tiện
TT
Nội dung, nhiệm vụ
thực hiện, vật
liệu và kinh phí
1 Đi khảo sát người dân

Đi bộ

2

3
4

Tư liệu

Internet
Máy ảnh

Làm Power Point


Laptop

Làm Word

Laptop

5 Mua khoai
6
Thuyết trình
7 Tổng hợp
8 Họp nhóm

STT

1
2
3
4
5
6

10.000đ
Trình chiếu
Power point

Sản phẩm,
thời hạn hoàn
thành
Thông tin, hình
ảnh bảo quản (2

ngày)
Phương pháp
bảo quản dân
gian và hiện đại
(2 ngày)
Bài Power
Point (1 ngày)
Bài Word (1
ngày)
Khoai (3 ngày)

Phân công thực
hiện

Cả nhóm

Mộng Thuỷ
Kim Thoa
Anh Thư
Phúc Thiện

(1 ngày)

Mỹ Tiên
Mạnh Thắng
Phúc Thiện
Phúc Thiện

(1 ngày) thứ 2


Cả nhóm

Tiểu chủ đề 3: Tìm hiểu quy trình bảo quản nông sản
Nhóm 5: Phân công nhiệm vụ thực hiện
Phương pháp,
Sản phẩm,
phương tiện
Nội dung, nhiệm vụ
thời hạn hoàn
thực hiện, vật
thành
liệu và kinh phí
- Tìm kiếm quy trình bảo Tham khảo thực Hình ảnh và nội
quản lúa
tế, sách giáo
dung về các
- Tìm kiếm quy trình bảo khoa, máy tính
quy trình bảo
quản khớm
quản nông sản,
- Tìm kiếm quy trình bảo
thời gian hoàn
quản khoai mì
thành giới hạn
- Tìm kiếm quy trình bảo
trong 7 ngày
quản rau muống
- Tìm kiếm tiêu chuẩn
của hạt, củ làm giống
Word & Powerpoint

Bài báo cáo
(Word) và bài
trình chiếu

Phân công
thực hiện
Tín
Trung
Tuyến
Trúc
Mỹ Trân
Minh Trân

Trang 11


(Powerpoint)
Nhóm 6: Phân công nhiệm vụ thực hiện
Phương
pháp,
phương tiện
STT Nội dung, nhiệm vụ
thực hiện,
vật liệu và
kinh phí
1 - Nghiên cứu sách giáo - Phương
khoa, tìm hiểu tiêu
pháp: đọc
chuẩn nông sản.
sách giáo

- Tìm kiếm hình ảnh
khoa, tìm
liên quan đến qui trình kiếm trên
thực hiện.
Internet.
2 - Trình bày Words,
Powerpoint và chuẩn bị
mẫu vật: 6 trái cam,
0,5kg rau muống.
3 - Tìm hiểu quy trình
bảo quản các loại nông
sản theo phương pháp
truyền thống( lúa,
chuối, rau muống,...)

- Phương
tiện: xe đạp,
tiền, máy vi
tính.
- Nghiên cứu
trên Internet.
Thăm hỏi
người dân
xung quanh.

4 - Tìm hiểu quy trình
bảo quản nông sản các
loại theo phương pháp
hiện đại (lúa, rau
muống,...)


- Nghiên cứu
trên Internet.

5 - Phân tích hiệu kinh tế - Tìm hiểu
của hai quy trình truyền trên internet.
thống và hiện đại
- Trả lời câu hỏi: Tại
sao phải bảo quản nông
sản sau thu hoạch

Sản phẩm, thời
gian hoàn thành

Phân công
thực hiện

- Có được tiêu
Lê Khải Văn
chuẩn nông sản.
- Thời gian thực
hiện khoảng 2 ngày.

- Bài báo cáo
(Words) và bài trình
chiếu Powerpoint.
- Các mẫu vật.
- Biết được quy
trình bảo quản nông
sản truyền thống

- Biết được ưu,
nhược điểm; chất
lượng và thời gian
của quy trình đó.
- Thời gian thực
hiện khoảng 4 ngày.
- Biết được quy
trình bảo quản nông
sản hiện đại.
- Biết được ưu,
nhược điểm; chất
lượng và thời gian
của quy trình đó.
- Thời gian thực
hiện khoảng 3 ngày.
- Thấy được hiệu
quả kinh tế của hai
quy trình.
- Thời gian thực
khoảng 3 ngày.

Dương Thị
Thảo Vy
Lê Thị Tuyết
Vi

Nguyễn Triệu


Trần Thị Mỹ

Xuân.

4. Thực hiện dự án theo kế hoạch
- Học sinh thực hiện các nhiệm vụ đã được nhóm phân công, theo phương pháp
và định hướng đã đưa vào bảng kế hoạch chung của nhóm.
Trang 12


- Trong quá trình thực hiện, học sinh nên tham vấn ý kiến của giáo viên để đảm
bảo thực hiện được mục tiêu dự án.
- Công việc thực hiện chủ yếu của học sinh khi thực hiện bước này là
+ Tìm hiểu và thu thập thông tin bằng sách, báo, tài liệu trên mạng
internet theo nguồn hướng dẫn của giáo viên.
+ Tìm hiểu, điều tra phỏng vấn những vấn đề thuộc nhiệm vụ của cá
nhân, của nhóm. Ghi chép lại những điều quan sát, điều tra, phỏng vấn được.
+ Phân tích dữ liệu và giải thích các kết luận rút ra qua thực hiện dự án.
+ Tổng hợp để đưa thông tin vào báo cáo (thông tin có thể kênh chữ, sơ
đồ, bảng biểu…. ).
- Các thành viên trong nhóm thường xuyên hợp tác nhau để trao đổi và chia sẻ,
hỗ trợ nhau.
5. Tổng hợp kết quả thực hiện dự án
- Nhóm trưởng tập hợp các sản phẩm của các thành viên trong nhóm, sau đó
phân công thư kí viết bản trình bày chung của nhóm.
- Các thành viên trong nhóm cùng nhau hoàn thiện sản phẩm dự án của nhóm.
*Sản phẩm
+ Một bài thuyết trình có mẫu vật: hình ảnh các loại nông sản hạt, củ,
rau, quả (lúa, bắp, khoai lang, khoai ngọt, rau mồng tơi, cải xanh, mít, xoài,…)
có chất lượng tốt và kém chất lượng.  Cần thiết phải có công tác bảo quản
nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Đoạn video quay lại quá trình điều tra các loại nông sản.

+ Bài trình chiếu PowerPoint….
+ Projecter.
- Toàn nhóm thực hiện nhiệm vụ phải hoàn tất các sản phẩm của dự án và chuẩn
bị trình bày kết quả thực hiện.
- Giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh để hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời
khi các em bị vướng mắc. Đồng thời, thu thập được thông tin cần thiết để có chứng cứ
đánh giá kết quả học tập của học sinh.
6. Báo cáo, giới thiệu sản phẩm của dự án
- Giai đoạn này thực hiện ở tiết 2 và 3 trong giờ chính khóa hoặc sắp xếp trái
buổi để có được hai tiết kế tiếp nhau, đủ thời lượng cho quá trình báo cáo của học sinh
và đánh giá, xếp loại các nhóm báo cáo của giáo viên.
- Giáo viên chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo (máy chiếu, máy tính,
ảnh, porter, bàn trưng bày sản phẩm và xem lại báo cáo, sản phẩm thực hiên dự án
của các nhóm.
- Giáo viên chỉ định một trong hai nhóm cùng một tiểu chủ đề báo cáo kết quả thực
hiện dự án, trình bày các sản phẩm của nhóm. Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo.

Trang 13


VI. ĐÁNH GIÁ
Giai đoạn này thực hiện ở tiết 2 và 3 trong giờ chính khóa hoặc sắp xếp vào trái
buổi để có được hai tiết kế tiếp nhau.
1. Đánh giá kiến thức, kĩ năng thu được sau dự án
(Phần câu hỏi đặt ở phía cuối của chuyên đề)
 Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra theo phương pháp trắc
nghiệm khách quan kết hợp với tự luận.
2. Đánh giá kết quả dự án (Dựa theo đánh giá RUBRIC)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng dựa vào các
tiêu chí đánh giá.

- Căn cứ vào mục tiêu của chủ đề, giáo viên xây dựng bảng tiêu chí đánh giá:
Số
Tiêu chí
ĐIỂM
1 2 3 4 5
TT
1 Kiến thức, kĩ năng thu được
Dựa vào kết quả
bài kiểm tra viết và
kỉ năng thực hành
2 Chỉ rõ những nhiệm vụ cần thực hiện
Dựa vào kế hoạch
của mỗi cá nhân
của nhóm
3 Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong
Dựa vào sản phẩm
kế hoạch
hoàn thành
4 Vận dụng kiến thức kiên môn trong dự
Dựa vào nội dung
án
trình bài
5 Đảm bảo tính tích hợp trong thực hiện
Dựa vào nội dụng
dự án
trình bày của cá
nhân, nhóm
6 Tích cực tự học và tham gia tham gia
Dựa vào quan sát
dự án

7 Tích cực hỗ trợ, hợp tác với các bạn
Dựa vào quan sát
trong quá trình thực hiện dự án
8 Sản phẩm có tính khoa học
9 Sản phẩm thực sự có có tác dụng, ý
nghĩa đối với thực tiển đời sống
10 Trình bày rõ, logic, hấp đẫn và trả lời
được các vấn đề cần tìm hiểu của dự án

Dựa vào sản phẩm
được trình bày
Dựa vào sản phẩm
được trình bày
Dựa vào phần
trình bày của cá
nhân, nhóm

- Mỗi tiêu chí cho điểm từ 1- 5 điểm, thấp nhất là 1, cao nhất là 5.
- Tổng cộng số điểm của các tiêu chí là 50 điểm, được đánh giá xếp loại, quy đổi ra
thang điểm 10 và được ghi nhận vào cột kiểm tra 15 phút trong sổ gọi tên ghi điểm của
giáo viên.
Trang 14


+ Điểm đạt: 50.
 Xếp loại: Xuất sắc.
 10 điểm.
+ Điểm đạt: 45  49
 Xếp loại: Tốt.
 9 điểm.

+ Điểm đạt: 35  44
 Xếp loại: Khá.
 8 điểm.
+ Điểm đạt: 25  34
 Xếp loại: Đạt.
 7điểm.
+ Điểm đạt: < 25
 Xếp loại: Chưa đạt
 5 điểm.
- Giáo viên tập hợp ý kiến tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng để đưa ra kết quả
nhận xét, đánh giá chung. Chú ý tuyên dương, khích lệ những cá nhân, nhóm tích cực
trình bày tốt, đạt kết quả dự án ở mức xuất sắc, tốt.
- Khi nhận xét giáo viên chú ý các đặc điểm sau:
+ Học sinh học tập tích cực khi tham gia dự án không?
+ Mục đích và nhiệm vụ được đặt ra trong kế hoạch có đạt được không? Đạt
ở mức độ nào?
+ Sản phẩm của dự án có thực sự có tác dụng đối với thực tiển sản xuất ở
địa phương hay không?
- Trong tương lai, dự án có thể thực hiện khác không?
- Hướng phát triển tiếp theo của dự án là gì?

Trang 15


MỘT SỐ CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THU ĐƯỢC SAU DỰ ÁN
1. Bảng mô tả các mức độ
Nội dung
Bảo
quản
hạt ,củ làm

giống và bảo
quản lương
thực
thực
phẩm
Các phương
pháp
bảo
quản hạt, củ
làm giống và
bảo
quản
lương
thực
thực phẩm
Quy trình bảo
quản hạt ,củ
làm giống và
bảo
quản
lương
thực
thực phẩm

Loại câu
hỏi/bài tập

Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)


Nêu được mục đích việc bảo
quản hạt, củ giống, lương
Câu hỏi/bài thực thực phẩm. (câu 1. 1)
tập định tính -Nêu được tiêu chuẩn lựa
chọn củ, hạt giống.
(câu 1. 2)
- Nêu được một số dạng kho
bảo quản. (câu 1. 3)
-Nêu được một số phương
Câu hỏi/bài
pháp bảo quản hạt, củ giống,
tập định tính
lương thực thực phẩm. (câu
1. 4)

Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần
đạt)

Giải thích được tầm quan
trọng của công tác bảo quản
nông sản.
(Câu 2. 1)


- Phân biệt được một số loại
kho bảo quản thóc, ngô.
(câu 2. 2)
- Phân biệt được một số
phương pháp bảo quản
lương thực thực phẩm(câu
2. 3, 2. 4)
-Biết được quy trình bảo - Giải thích được quy trình
quản hạt giống, củ giống, bảo quản hạt giống, củ
Câu hỏi/bài lương thực thực phẩm. ( câu giống, lương thực thực
tập định tính 1. 5, 1,6)
phẩm. (câu 2. 5)

Vận dụng kiến thức đã
học để bảo quản nông
sản ở địa phương (câu
3.1)

-Thiết kế quy trình bảo
quản hạt, củ làm giống,
lương thực thực phẩm
theo đặc điểm gia đình
(Câu 3. 2, 3. 3, 3. 4)

- Xử lí một số tình
huống bảo quản hạt củ
giống và lương thực
thực phẩm trong thực tế.
(Câu 4. 1, 4. 2, 4. 3)


Trang 16


2. Câu hỏi - bài tập kiểm tra đánh giá theo các mức độ mô tả
Mức 1. NHẬN BIẾT
Câu 1. 1. Mục đích của công tác bảo quản nông sản là:
A. duy trì những đặc tính ban đầu
B. để làm giống
C. buôn bán
D. để nâng cao giá trị
Câu 1. 2: Tiêu chuẩn hạt giống:
A. Chất lượng cao, thuần chủng, sâu bệnh.
B. Chất lượng bình thường, thuần chủng, không sâu bệnh.
C. Chất lượng cao, không thuần chủng, không sâu bệnh.
D. Chất lượng cao, thuần chủng, không sâu bệnh.
Câu 1. 3. Các dạng kho bảo quản lương thực, thực phẩm:
A. nhà kho, chum vại.
B. kho silô
C. đóng bao, chum vại.
D. nhà kho, kho silô
Câu 1. 4: Có những phương pháp “bảo quản hạt giống” nào?
A. Phương pháp truyền thống, phương pháp hiện đại.
B. Phương pháp bảo quản bằng kho mát, kho lạnh với các thiết bị tự điều chỉnh
nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.
C. Phương pháp bảo quản trung hạn, bảo quản dài hạn.
D. Phương pháp bảo quản trong chum, vại, túi, bao.
Câu 1. 5: Thu hoạch  chặt cuống, gọt vỏ  làm sạch  thái lát  làm khô  đóng
gói  bảo quản kín, nơi khô ráo  sử dụng, là quy trình bảo quản:
A. Thóc, ngô.
B. Sắn lát khô.

C. Khoai lang tươi.
D. Hạt giống.
Câu 1. 6: Quy trình bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh là:
A. Thu hái→ Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói → Bảo quản
lạnh → Sử dụng.
B. Thu hái → Làm sạch → Chọn lựa → Làm ráo nước → Bao gói → Bảo quản
lạnh → Sử dụng.
C. Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Bao gói → Làm ráo nước → Bảo quản
lạnh → Sử dụng.
D. Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bảo quản lạnh → Bao
gói → Sử dụng.
Mức 2. THÔNG HIỂU
Câu 2. 1. Đặc điểm nào sau đây không phải là mục đích của việc phơi khô lúa sau thu
hoạch?
A. giảm tỉ lệ nước trong hạt.
B. loại bỏ tạp chất để hạn chế của chuột, nấm, côn trùng.
C. không để cho hạt nảy mầm.
D. giảm chất lượng của lúa.

Trang 17


Câu 2. 2. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nhà kho silô?
A. dạng kho hình trụ, hình vuông hay hình sáu cạnh.
B. dưới sàn kho có gầm thông gió
C. tường kho xây bằng gạch, bê tông cốt thép hay bằng thép.
D. trang bị đồng bộ từ khâu nhập, xuất, làm sạch, sấy và thường được cơ giới hóa
và tự động hóa.
Câu 2. 3. Quy trình bảo quản củ giống khác với bảo quản hạt giống là
A. không làm khô, bảo quản trong bao, túi kín, xử lí chống vsv hại

B. xử lí chống vsv gây hại, làm khô, xử lí ức chế nảy mầm
C. không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vsv gây hại, xử
lí ức chế nảy mầm.
D. xử lí ức chế này mầm, bảo quản trong bao tải
Câu 2. 4: Để bảo quản quả dưa hấu, sầu riêng, bơ phải lựa chọn phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp đổ rời, thông gió tự nhiên.
B. Phương pháp bảo quản lạnh.
C. Phương pháp chiếu xạ.
D.
Phương
pháp dùng chất hóa học
Câu 2. 5. Tại sao không nên làm khô các loại hạt làm giống có dầu ở nhiệt độ cao?
Gợi ý trả lời:
Vì nếu làm khô ở nhiệt độ cao sẽ làm cho chất béo, protein,... trong hạt bị biến tính
làm hư hỏng hạt.
Mức 3: VẬN DỤNG THẤP
Câu 3. 1. Nhà bác Ba vừa thu hoạch khoai lang. Bác muốn giữ lại một ít để làm giống.
Em hãy tư vấn giúp bác cách lựa chọn và cách bảo quản khoai lang làm giống.
Gợi ý trả lời:
 Tiêu chuẩn của các củ khoai dùng để bảo quản: Còn nguyên vẹn, không bị sâu
bệnh, không non quá, không già quá,...
Quy trình: Lựa chọn, phân loại  Xử lí bảo quản  Xử lí ức chế nảy mầm 
Phủ cát khô  Bảo quản  sử dụng.
Câu 3. 2. Nhà Hoa có 1 nhà kho (gia đình) dùng để chứa lúa. Nhưng khi kiểm tra, tách
trấu ra thấy gạo vàng, bủn. Em hãy giải thích hiện tượng trên và cách khắc phục.
Gợi ý trả lời:
Gạo bị vàng, bủn là do ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm trong kho cao.
 Sấy khô lúa lại, tạo sự thông thoáng trong kho, có sự thông gió,...
Câu 3. 3. Một số nông dân trồng bắp ở xã Tân Hòa, sau thu hoạch những trái bắp được
chọn vừa bẻ xong liền treo lên giàn để làm giống cho vụ sau. Theo em, cách làm trên có

phù hợp không? Vì sao? Em hãy thiết kế quy trình bảo quản bắp giống phù hợp.
Gợi ý trả lời:
- Không phù hợp.
- Vì bắp chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo quản hạt làm giống.
- Quy trình: Sau khi thu hoạch, nếu muốn dùng để làm giống thì bắp cần phải được
tách hạt, phân loại, làm sạch  làm khô  Xử lí bảo quản  Bảo quản  Sử dụng.

Trang 18


Câu 3. 4. Khi An mở tủ lạnh để lấy nước đá, phát hiện ra những trái cà chua trên ngăn đá
đã bị biến đổi màu sắc và không còn dùng được. Em hãy hướng dẫn bạn cách bảo quản
cà chua để cà chua không bị hỏng, sử dụng lâu dài.
Gợi ý trả lời:
Bảo quản cà chua trong ngăn đá là chưa phù hợp.  Bảo quản trong điều kiện lạnh
theo các bước cơ bản sau: Rửa sạch  Để ráo nước  bao gói  Bảo quản ở ngăn mát
trong tủ lạnh  Sử dụng.
Mức 4. VẬN DỤNG CAO
Câu 4. 1. Một lần An qua nhà bác Năm chơi, thấy Bác đang trong kho bảo quản thóc.
Nhưng lượng thóc của Bác bị mọt ăn. Bác nghĩ khâu bảo quản của mình có vấn đề. Với
những kiến thức đã học, An hãy tư vấn cho bác Năm về qui trình chi tiết bảo quản thóc,
để giúp bác bảo quản tốt hơn ở những mùa sau.
Gợi ý trả lời:
Câu 4. 1:
Bước 1: Thu hoạch.
Lúa mới thu hoạch có độ ẩm cao nên dễ nảy mầm, men mốc làm lúa bị hư. Để lúa
không bị hỏng, trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch phải làm khô lúa để độ ẩm chỉ còn
20%. Khi lúa có độ ẩm từ 13 – 14% có thể bảo quản được từ 2 – 3 tháng, độ ẩm từ 12 –
12,5%, bảo quản được hơn 3 tháng.
Bước 2: Tuốt và làm sạch.

Sau khi đập, tuốt, cần loại bỏ tạp chất vô cơ (cát, sỏi, đá, kim loại…) cũng như tạp
chất hữu cơ (lá tươi, lá khô, rơm rạ…) lẫn vào khi tuốt.
Bước 3: Phân loại.
Loại bỏ hạt xanh, hạt lép, hạt bị tróc vỏ, hạt vỡ trong quá trình vận chuyển, đập,
tuốt… cũng như hạt sâu bệnh. Có thể sàng hoặc nhờ sức gió. Chỉ nên bảo quản những
hạt lúa hoàn toàn tốt và chất lượng đảm bảo.
Bước 4: Làm khô.
- Phương pháp phơi nhanh: Phơi dưới ánh nắng chói chang, nhiệt độ lên đến 40 0 C.
Chỉ cần phơi liên tục từ 8 – 9g sáng đến 4 – 5g chiều trong hai, ba ngày nắng tốt là có
thể xay xát được.
- Phương pháp phơi lâu: Tuy tốn thời gian nhưng gạo ít tấm hơn. Lúa được trải
thành luống, ngày đầu phơi 2g, ngày thứ hai 3g, ngày thứ ba 4g. Cứ 15 phút, các luống
được cào, đảo theo các hướng khác nhau. Và tốt nhất là sau khi phơi nên để lúa nơi bóng
mát, thoáng gió. Những ngày tiếp theo, lúa có thể phơi 5 – 6g cho đến khi có độ ẩm
thích hợp.
- Phương pháp nhân tạo: Sấy lúa. Ưu điểm là lúa có thể được làm khô bất cứ lúc
nào, độ ẩm được khống chế thích hợp, hiệu suất thu hồi gạo cao.
Bước 5: Làm nguội và bảo quản.
Vỏ trấu có tác dụng hạn chế tác động của ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm và ngăn
cản được sự xâm nhiễm của côn trùng, nấm mốc… Tuy nhiên, tốt hơn hết là sau khi
phơi khô, quạt sạch, lúa được đem chế biến, sử dụng ngay hay đưa vào bảo quản. Trong
Trang 19


quá trình bảo quản cần đảm bảo lúa không bị ẩm ướt, không bị men mốc xâm hại… Lúa
sau khi phơi khô đến độ ẩm an toàn, loại bỏ tạp chất cần được bảo quản thích hợp trong
các dụng cụ như: chum, bao, bồ, bịch, thùng phi, vựa, hòm… để bảo quản tại gia đình
nhưng số lượng không lớn. Với số lượng lớn thì phải bảo quản trong kho với không gian
lớn được xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật khi bảo quản.
Câu 4. 2. Vào dịp tết, nhà Bác Hai mua bưởi năm roi về để sử dụng với hai mục đích (thờ

cúng và ăn). Em hãy bày cách cho bác lựa chọn và bảo quản bưởi cho hai mục đích trên.
Gợi ý trả lời:
- Lựa chọn: Trước hết, chọn những quả bưởi có hình dáng đẹp, không sâu, bệnh,
đủ độ chín sinh lý. Dùng dao hay kéo sắc cắt cuống quả dài 0,5cm, lấy vôi tôi chấm vào
vết cắt có tác dụng khử trùng, chống thối.
- Bảo quản:
+ Bảo quản quả bưởi làm đồ thờ, tế lễ: Yêu cầu mã quả bưởi phải giữ được đẹp,
bảo quản lượng quả ít dùng thùng cát tông hay thùng phuy 200 lít, cho một lớp cát khô,
nhỏ dày 10-15cm, xếp 1 lớp quả bưởi lên trên, cứ một lớp cát dày 5-7cm lại xếp một lớp
bưởi cho đến khi đầy thùng, lớp cát trên cùng dày 20cm. Nếu bảo quản lượng quả bưởi
nhiều nên kè gạch ở một góc nhà hay gian nhà nơi khô ráo, sau đó cho 1 lớp cát lại xếp 1
lớp quả bưởi, các bước làm như giới thiệu ở phần trên. Cách này quả bưởi có thể giữ
tươi lâu được 1,5-2 tháng sau thu hoạch.
+ Bảo quản quả bưởi dùng để ăn dần, cách này đơn giản, chỉ cần làm giàn bằng tre
hay gỗ nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau 25-30cm, xếp quả bưởi vào kín từng tầng, để
giàn bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Cách này bảo quản bưởi Đoan
Hùng, bưởi Diễn tới 3-4 tháng sau thu hoạch, tuy vỏ ngoài quả bưởi đã héo nhăn nheo
nhưng lõi bưởi vẫn mọng nước, tôm không nát, ăn ngọt đậm đà hơn lúc mới thu hoạch,
giá bán lại tăng gấp 1,5-2lần lúc thu hoạch.
Câu 4. 3. Vườn nhà Bác Ba trồng thanh long để phát triển kinh tế gia đình. Em hãy
thiết kế qui trình thu hoạch,xử lí phòng bệnh, đóng gói, bảo quản và vận chuyển cụ thể
để bác có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Gợi ý trả lời:
a) Thu hoạch:
+ Từ những thay đổi sinh lý sinh hoá trong quá trình chín. Thanh long nên thu
hoạch trong thời gian từ 28 - 30 ngày sau khi hoa nở để trái cây có chất lượng ngon và
bảo quản lâu hơn cho xuất khẩu ở các thị trường châu Âu. Thu hoạch từ 32 - 35 ngày sau
khi nở hoa cho thị trường trong nước và trong vùng.
+ Thu hoạch lúc sáng sớm, chiều mát, tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào
trái làm tăng nhiệt độ trong trái, mất nước nhanh, ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian

bảo quản.
+ Dụng cụ hái bằng kéo cắt tỉa cây sắc bén, khi cắt trái xong bỏ vào giỏ nhựa.
+ Sau khi hái đề thanh long trong bóng râm mát, vận chuyển ngay về nhà đóng gói
càng sớm càng tốt, không để lâu ngoài vườn.
+ Không để trái xuống đất trong khi để tránh nhiễm nấm bệnh gây hỏng cuống khi
bảo quản.
Trang 20


+ Không nên chất đầy giỏ khi vận chuyển, bao lót kỹ tránh tổn thương do va đập.
+ Khi vận chuyển đến nhà thu mua, giỏ phải được lót lớp giấy, lá và bao phủ trên
mặt tránh va đập, nắng chiếu trực tiếp vào trái.
- Những điểm chung cần chú ý sau đây để đảm bảo chất lượng cung cấp cho nhà
xuất khẩu.
+ Yêu cầu về chất lượng trái của các nhà nhập khẩu là: trái cây màu đỏ tươi và
đồng đều, tai trái màu xanh và cứng.
+ Khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật (các chất kích thích) vỏ
thường dày, tai cứng và lớn. Nếu không sử dụng chất kích thích thì vỏ mỏng, tai nhỏ và
mềm, trái nhỏ hơn. Trái có sử dụng chất kích thích bảo quan lâu hơn.
+ Tai trái bị biến đổi màu vàng và héo nhanh nếu bảo quản không thích hợp. Khi
bảo quản ở nhiệt độ lạnh quá (<5°C) trái bị tổn thương, vỏ trái biến đổi thành màu đỏ
nâu và thịt trái biến đổi từ màu trắng thành màu trắng mờ.
+ Nếu giữ trái quá lâu trên cây, trái dễ bị nứt, thịt và tai mềm, biến đổi màu và chịu
lạnh kém.
b) Xử lý và phòng trừ bệnh.
+ Các loại nấm bệnh sau đây thường xuất hiện sau khi thu hoạch: Aspergillus
avenaceus; Aspergills awamri; A. clavalus; fuaritum; penicillium charleri.
+ Biện pháp phòng trừ.
Nhúng trái trong dung dịch carbenadazim 500 phần triệu (500ppm) trong một phút.
+ Cách pha: Lấy 0,5g ram pha trong 1 lít nước khuấy đều.

+ Cách sử dụng các chất kích thích để giữ trái tươi lâu hơn như phun GA3 (a xit
giberrelic) với liều lượng 30 - 50 ppm)
c) Đóng gói và bảo quản vận chuyển.
+ Phương pháp điều chỉnh thành phần không khí (MA); nguyên tắc phương pháp
này là làm tăng nồng độ khí carbonic và giảm độ oxygen trong không khí - ung quanh
trái để làm giảm cường độ hô hấp của trái. Trái được bao bằng bao polyetylen có đục 20
ă 30 lỗ bằng kim và hàn kín bao. Kỹ thuật này kết hợp với nhiệt độ lạnh (5°C), thanh
long có thể bảo quản tươi 42 ngày.
+ Trái đựng trong thùng carton có vách ngăn, chú ý vách ngăn đừng quá chật để
tránh phần gẫy tai của trái.
+ Điều kiện vận chuyển: Thanh Long nên được vận chuyển lúc trời mát, tốt nhất
trong những containor lạnh 5°C và độ thông khí 20 - 25m3/ giờ.
+ Điều kiện bảo quản: Nhiệt độ 5°C, độ ẩm 90%.

Trang 21


PHỤ LỤC

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN
(Dựa theo đánh giá RUBRIC)
Nhóm báo cáo:-----------------. Họ và tên các thành viên trong nhóm:
1. ______________________
4.
____________________________
__________________________________
____________________________
2. ______________________
5.
____________________________

3. ______________________
6.
____________________________
Số
Tiêu chí
TT
1 Kiến thức, kĩ năng thu được

2 Chỉ rõ những nhiệm vụ cần thực hiện
của mỗi cá nhân
3 Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong
kế hoạch
4 Vận dụng kiến thức liên môn trong dự án
5 Đảm bảo tính tích hợp trong thực hiện
dự án
6 Tích cực tự học và tham gia dự án
7 Tích cực hỗ trợ, hợp tác với các bạn
trong quá trình thực hiện dự án
8 Sản phẩm có tính khoa học
9 Sản phẩm thực sự có có tác dụng, ý
nghĩa đối với thực tiển đời sống
10 Trình bày rõ, logic, hấp đẫn và trả lời
được các vấn đề cần tìm hiểu của dự án
Tổng cộng:

1

ĐIỂM
2 3 4


5
Dựa vào kết quả
bài kiểm tra viết và
kỹ năng thực hành
Dựa vào kế hoạch
của nhóm
Dựa vào sản phẩm
hoàn thành
Dựa vào nội dung
trình bài
Dựa vào nội dụng
trình bày của cá
nhân, nhóm
Dựa vào quan sát
Dựa vào quan sát
Dựa vào sản phẩm
được trình bày
Dựa vào sản phẩm
được trình bày
Dựa vào phần
trình bày của cá
nhân, nhóm
=

- Mỗi tiêu chí cho điểm từ 1- 5, thấp nhất là 1, cao nhất là 5. Tổng cộng là 50 điểm:
Điểm
50
45  49
35  44
25  34

< 25
Xếp loại
Xuất sắc
Tốt
Khá
Đạt
Chưa đạt
Thang điểm 10 10 điểm
9 điểm
8 điểm
7 điểm
5 điểm
- Kết quả điểm các tiêu chí: ------------------. Xếp loại: -----------------------------------.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×