LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT Ở MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ?
Thưa……
Ai đó từng nói rắng “ Sự học như con thuyền ngược nước, nếu
bạn không tiến lên về phía trước ắt sẽ bị đẩy lùi lại phía sau”. Đúng
vậy nếu chúng ta không cố gắng học chúng ta sẽ bị lạc hậu so với
thời đại. Tuy nhiên học như thế nào và phương pháp học ra làm sao
thì đó lại là một điều quan trọng giúp chúng ta thanh công trong học
tập cũng như trong cuộc sống . Thông qua bản tham luận tôi xin chia
sẻ một số cách mà mình đã và đang áp dụng cho chính bản thân và
cũng mong rằng thông qua bản tham luận này các bạn sẽ tìm ra cho
mình một phương pháp học tập phù hợp với bản thân.
Thứ nhất: Theo tôi vấn đề quan trọng và có yếu tố quyết định
xem bạn có học tôt hay không đó là xác định mục đích học tập của
bản thân là gì ? Bạn đến đây mỗi tuần bạn lên lớp 5 ngày từ thứ 2
đến thứ 6 nhưng đã bao giờ bạn nghĩ bạn đi học để làm gì ? Có bạn
đi học để nuôi ước mơ thành một doanh nhân, có bạn đi học để trở
thành một nhà lãnh đạo nhưng thử hỏi số người xác đinh được mục
đích học là bao nhiêu bạn ? Tôi tin rằng hơn 50% số sinh viên ngồi
đây chưa xác định được đi học để làm gì, có bạn đi học vì ở nhà
không biết làm gì, có bạn đi học để không phải ở nhà đi làm, cũng có
bạn vì thi trượt trường này trường kia nên tạm thời đi học để sang
năm thi lại. Nếu bạn nào còn đang có ý nghĩ như vậy thì tôi khuyên
các bạn nên bỏ ngay suy nghĩ đó đi, vì nó chính là nguyên nhân
khiến cho bạn không phấn đâu trong học tập
Để thấy được tầm quan trọng của việc xác đinh mục tiêu học
tập rõ ràng quan trọng như thế nào tôi sẽ lấy một ví dụ như thế này:
Bây giờ tôi yêu cầu bạn đứng dậy khỏi chỗ ngồi và bước đi 10 bước.
Vậy trong đầu bạn nghĩ gì khi tôi chỉ nói “bạn hãy bước 5 bước”, tôi
tin lúc đó bạn sẽ nghĩ bước 5 bước đi đâu. Đó bạn thấy được sự quan
trọng của việc xác định mục tiêu mục đích trong cuộc sống rồi phải
không nào ? trong học tập cũng vậy bạn phải xác định được mục
tiêu đích đến thì bạn mới phấn đấu trong học tập để đạt được mục
tiêu của chính mình.
Vậy ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc xác định mục
tiêu, mục đích của việc học. Do đó các những bạn nào mà bây giờ
vẫn còn chưa có được mục tiêu, mục đích học tập thì cần phải xác
định mục tiêu, mục đích học tập cho mình ngay bởi vì “ bạn sẽ
không thể bắn trúng đích nếu không xác định được cái đích đó ở
đâu”
Thứ hai: Niềm tin vào bản thân, thực tế có nhiều bạn sinh viên
hiện nay có tư tưởng là mình không học tốt được môn này từ đó bạn
cũng sẽ nghĩ ra hàng chục lí do mà lí do nào cũng mang đầy cơ sở
khoa học như: Nào là do di truyền, nào là do chậm hiểu, dễ quên, cô
giáo dạy chán…… nếu đi học mà trong đầu bạn lúc nào cũng có
những suy nghĩ như vậy thì làm sao bạn có thể tập trung vào học và
điều tất yếu đó là kết quả học tập của bạn cũng sẽ không cao. Vì
vậy mà bạn phải luôn tin vào chính mình, có như vậy bạn mới có
được điều mình mong muốn. Tuy nhiên bạn cũng cần tránh việc tự
tin thái quá vào bản thân, việc bạn quá tư tin cũng sẽ khiếnn cho
bạn luôn có suy nghĩ rằng cái gì mình cũng biết và làm được từ đó
bỏ qua nhiều điều bổ ích mà thầy cô dạy trên lớp, những ý kiếm của
các bạn học khác. Lấy ví dụ là chính bản thân tôi, qua 4 kì học thì tôi
nhận ra rằng hầu hết các học phần mà tôi thấy mình học được và khi
thi cũng làm bài rất tốt thì khi trả bài kết quả lại không cao. Như
môn Kinh tế vĩ mô ở kì 4, trong suốt quá trình học tôi luôn chú ý
nghe giảng và rất hiểu bài đa số các bài tập cô cho tôi đều làm được
một cách dễ dàng, tôi cũng đã đạt mục tiêu tích A môn này vậy mà
cuối cùng khi thi xong kết quả môn này của tôi lại không cao, các
bạn có biết lí do là vì sao không ? Bởi vì tôi quá tự tin và khả năng
của bản thân do đó trong khi thi kết thúc học phần tôi cứ cắm đầu
cắm cổ vào làm theo ý mình và không hề quan tâm xem các bạn của
mình làm như thế nào do đó có một số sai sót khiến cho bài thi cuối
kì điểm thấp.
Như vậy trong quá trình học tập ta phải luôn tin tưởng rằng
không có khó khăn nào có thể ngăn được việc học của bản thân tuy
nhiên cũng lưu ý không nên tự tin thái quá vào bản thân
Thứ ba: Đó là sắp xếp thời gian học tập hợp lí. Bạn cần có cho
mình một thời gian biểu cụ thể, sắp xếp việc học, giải trí cũng như
các sinh hoạt cá nhân khác một cách có hiệu quả. Trên thực tế nhiều
bạn sinh viên cho rằng phải thật chăm học, phải học ngày học đêm
để “ cần cù bù thông minh” vậy nêm chỉ cắm đầu vào việc học mà
không biết rằng các bạn đang tự lãng phí thời gian của mình mà
không đem lại hiệu quả. Hãy xây dựng cho bản thân mình một thời
gian biểu phù hợp và cố gắng thực hiện theo thời gian biểu bạn sẽ
thấy được hiệu quả qua từng ngày
Thứ tư: đối với sinh viên năm thứ hai và thư ba thì chắc các
bạn đã không còn lạ lẫm gì đối với cách học ở đại học tuy nhiên đối
với sinh viên năm nhất thì tôi tin rằng các bạn còn chưa thích ứng
được với cách học ở đại học. Các bạn có thể thấy rằng cách dạy và
học ở Đại học so với phổ thông là hoàn toàn khác, nếu ở phổ thông
là thầy cô đọc học sinh chép thì ở đại học lại khác hoàn toàn, các
thầy cô giáo chỉ giảng và việc ghi chép là do sinh viên tự ghi chép lại
do đó mà các bạn sẽ không quen và dẫn đến không thể học tốt
được. Hơn nữa việc lớp sinh viên là quá đông cũng khiến cho nhiều
bạn không khỏi bỡ ngỡ. Vậy phải làm như thế nào để có thể nghe
thầy giảng cũng như ghi chép được nội dung bài giảng của thầy.
Đầu tiên các bạn phải chọn cho mình một chỗ ngồi tốt để có
thể dễ theo dõi bài giảng, mình khuyên là các bạn nên ngồi ở các
bàn đầu. Để có được chỗ ngồi tốt bạn cũng cần phải đi học sớm vì vị
trí ngồi học ở đại học là không cố định do vậy không thể có chuyện
bạn đến muộn mà lại có chỗ ngồi ở đầu bàn cả.
Đối với việc ghi chép bạn không nên tập chung quá vào việc
ghi chép những gì mà đã có trong bài giảng mà chỉ ghi nhưng gì
quan trong và không có trong giáo trình, cố gắng ghi chép một cách
nhanh nhất có thể. Trong quá trình theo dõi bài giảng bạn nêm đưa
ra những câu hỏi và phát biểu ý kiến của cá nhân, đừng bao giờ có ý
nghĩ là phải có một câu hỏi thật hay thì mới hỏi thầy vì chỉ khi bạn
đưa ra câu hỏi hay quan điểm của mình thì thầy cô mới biết được là
bạn có hiểu đúng được vấn đề hay không. Nếu thầy cô giảng quá
nhanh và bạn không kịp hỏi thì bạn có thể ghi chép lại vào sổ hoặc
vở để hỏi lại khi ra chơi hay lúc hết giờ
Thứ năm: Đó là vấn đề tự học. Giáo sư Trần Văn Giàu từng nói
“ ĐH là tự học” thật đúng như vậy ở đại học vấn đề tự học là rất
quan trọng, tuy nhiên tự học như thế nào để đạt hiểu quả cao thì lại
là một vấn đề. Tự học chỉ thực sự hiệu quả khi nó xuất phát từ nhu
cầu của chính bạn, bởi vì ta biết rằng ở phổ thông học sinh học bài
cũ để trả bài, còn ở đại học không hề có chuyện là sinh viên về nhà
học bài để trả bài cả do đó nên việc tự học hoàn toàn xuất phát từ
nhu cầu của chính mình. Bạn phải tự thấy được sự quan trọng của
việc tự học và tự học thì mới hiệu quả, đã bao giờ bạn nghĩ tại sao
thời khóa biểu của mình chỉ học từ thứ hai đến thứ sáu, có phải bạn
đang nghĩ rằng mình được nghỉ quá nhiều trong một tuần. Không !
nếu bạn tập chung vào việc tự học bạn sẽ thấy quỹ thời gian của
mình là quá ít ỏi
Thực tế nhiều bạn sinh viên đã biến thời gian tự học thành thời
gian tự do, tự cho phép bản thân làm những điều mình thích. Có
bạn thì tranh thủ thời gian đó đi làm thêm. Đi làm thêm là rất tốt khi
mà các bạn có thể kiếm thêm được thu nhập trang trải cho cuộc
sống để giúp cho bố mẹ đỡ vất vả, tuy nhiên nhiều bạn sinh viên lại
quá tập chung vào việc làm thêm mà quên mất việc học tập, bạn
hãy luôn nhớ bạn đến đây là để học và chỉ có việc học là quan trọng
nhất.
Thứ sáu: Phải nỗ lực hết mình và ngay từ đầu. Theo cách phân
bổ chương trình ở đại học thì 3 4 kì đầu là các kiến thức cơ bản còn
các học kỳ còn lại là đi sâu các chuyên ngành do đó các bạn cần
phải xác định mục tiêu học tập và cố gắng nỗ lực ngay từ đầu. Bạn
cũng nên biết lượng sức mình khi đăng kí học để chọn số lượng môn
học phù hợp với sức khỏe cũng như năng lực học của bản thân mình.
Các bạn cũng phải nỗ lực để vượt qua những cám dỗ của đời
sống hàng ngày, nhiều bạn sinh viên năm đầu học rất tôt nhưng
năm thứ 2 thứ 3 chỉ lao vào chơi game nên kết quả học tập không
cao.
Sau đây tôi xin đi sâu vào vấn đề đó là việc học và ghi chép ở
trên lớp:
- Thứ nhất: Nghe giảng: Để tập trung nghe giảng nắm được
bài ngay trên lớp không phải là một việc đơn giản và dễ
dàng. Hơn nữa, việc tập trung được hay không đôi khi
còn phụ thuộc vào giảng viên, bài giảng hay các nguyên
nhân khác như bạn ngồi bên cạnh nói chuyện, chỗ ngồi
không tốt. vậy làm sao để có thể tập chung nghe giảng
được ? Chỉ có một cách duy nhất đó là bạn phải tập
luyện, tránh bị phân tâm. Tốt nhất bạn nêm chọn vị trí
ngồi là bàn đầu, hoặc chỗ ngồi gần giảng viên để có thể
vưa nghe rõ hơn vừa ít nói chuyện. Khi nghe giảng
chúng ta không chỉ ngồi nghe mà cần phải phát biểu và
đưa ra các câu hỏi cho giảng viên, hãy hỏi bất kì câu hỏi
hay vấn đề nào mà bạn không hiểu, đừng bao giờ có ý
nghĩ rằng nói ra sợ các bạn lại nghĩ mình dốt “đơn giản
vậy mà cũng không biết”. Cách này vừa giúp cho
chúng ta hiểu bài ngay tại lớp cũng vừa giúp ta tập
chung vào bài hơn.
- Thứ Hai: Ghi chép: Chúng ta biết rằng ở đại học giảng
viên sẽ không đọc chép như ở phổ thông mà chỉ nhấm
mạnh các ý quan trọng để chúng ta tự ghi chép. Vậy
phải làm như thế nào để vừa có thể ghi chép vừa có thể
thoi dõi được bài giảng ?
- Ghi chép có chọn lọc: đầu tiên các bạn nêm nhớ ghi
chép bài không phải là chép một cách máy móc tất cả
mọi câu từ mà giảng viên nói. Bạn cần phải chọn lọc ra
những ý chính để ghi chép lại vì bạn sẽ không bao giờ
đủ thời gian để chép kịp tốc độ giảng của giảng viên.
Tùy thuộc vào thời gian cho phép, khả năng chép của
bạn mà bạn có thể lựa chọn ít hay nhiều thông tin để
ghi lại. Bạn cần đánh giá đâu là điểm quan trọng để ghi
lại thông thường các ý quan trọng giảng viên sẽ nhắc đi
nhắc lại nhiều lân hoặc giải thích rõ và sâu hơn. Bạn cần
phải tập chung vào bải giảng để có thể chọn lọc được
các ý chính cần ghi lại tránh trường hợp lúng túng
không ghi được bài. Ngoài ra bạn nên đọc và chuẩn bị
bài trướng ở nhà để có thể biết được ý của thầy cô
giảng có trong sách hay giáo trình hay chưa. Thực tế tôi
thấy nhiều sinh viên khi lên lớp cứ ghi hết tất cả những
gì giảng viên chiếu trên sile hay giảng viên nói mà trong
khi đó những điều đó đã có trong sách như vậy vưa mất
công sức, thời gian mà lại không hiệu quả
- Trình bày có hệ thống: Việc ghi chép lại các ý chính hay
ý mở rộng không có trong sách là rất tôt tuy nhiên nếu
bạn trình bày chúng một cách có khoa học và hệ thống
thì sẽ giúp cho việc ghi chép hiệu quả hơn nhiều và
cũng sẽ tiết kiện thời gian khi bạn tìm kiến thức trong
đó. Ví dụ như với các bài so sánh có thể kẻ bảng, các
phần liệt kê có thể dùng gạch đầu dòng, chia đề mục hệ
thống theo các ý lớn nhỏ. Nên tránh cách ghi bài thành
những đoạn dài triền miên không rõ ràng, như vậy sẽ
rất khó cho bạn khi đọc lại ở nhà. Ví dụ như với các bài
so sánh có thể kẻ bảng, các phần liệt kê có thể dùng
gạch đầu dòng, chia đề mục hệ thống theo các ý lớn
nhỏ. Nên tránh cách ghi bài thành những đoạn dài triền
miên không rõ ràng, như vậy sẽ rất khó cho bạn khi đọc
lại ở nhà.
- Việc học và ghi chép trên lớp là cực kì quan trọng mong
rằng những gì mình vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn
trong việc theo dõi bài giảng của các thầy cô cũng như
đạt hiệu quả cao trong việc học trên lớp.
Cuối cùng tôi mong rằng các bạn sẽ tìm được cho mình một
phương pháp học tập đúng đắn với bản thân mình. Chúc các bạn sẽ
luôn thành công và đạt được kết quả cao trong học tập
Xin chân thành cảm ơn !..