Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.19 KB, 20 trang )

Cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường khu
vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long, Tỉnh Quảng
Ninh : Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ
môi trường: 60 85 15 / Đặng Thị Ngọc ; Nghd. :
GS.TS. Nguyễn Cao Huần
TÓM TẮT LUẬ VĂ THẠC SĨ

Vịnh Hạ Long là một trong những vịnh biển đẹp nhất của Việt Nam, được
UNESCO hai lần tôn vinh là di sản thiên nhiên thế giới. Vùng biển Vịnh Hạ Long
có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với an ninh quốc phòng và phát triển
kinh tế xã hội của khu vực Vịnh Bắc Bộ - cửa ngõ giao lưu lớn của Việt Nam ra thế
giới.
Với diện tích 1553km2 bao gồm 1969 hòn đảo, trong đó 90% là đảo đá vôi,
địa hình là đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển, Vịnh Hạ Long có các giá trị ngoại
hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo. Nằm ở trung tâm của khu vực có nhiều yếu
tố đồng dạng bao gồm Vịnh Bái Tử Long phía đông bắc, quần đảo Cát Bà với Vịnh
Cát Bà và Vịnh Lan Hạ phía tây nam, Vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận
lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch đa dạng (nghiên cứu khoa học, tham quan
ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, câu cá giải trí,..). Một số đảo có bãi biển
đẹp, phát triển nhiều rạn san hô, có khả năng xây dựng những khu bảo tồn thiên
nhiên, công viên sinh thái phục vụ phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.
Bên cạnh đặc điểm là vịnh kín ít, chịu tác động của sóng gió, Vịnh Hạ Long
cũng có hệ thống luồng lạch tự nhiên dày đặc và cửa sông ít bị bồi lắng cho phép
xây dựng hệ thống giao thông cảng biển lớn bên cạnh cảng nước sâu Cái Lân (Hạ
Long) và Cửa Ông (CNm Phả). Không những thế vùng biển vịnh Hạ Long còn là
một ngư trường quan trọng của nhân dân địa phương và có nhiều triển vọng khoáng
sản đáy biển như: sa khoáng, vật liệu xây dựng,…
Đây là những điều kiện thuận lợi rất căn bản để thúc đNy phát triển kinh tế,
văn hóa, song cũng dự báo những mâu thuẫn gay gắt trong việc lựa chọn hướng
1



phát triển vùng trên quan điểm phát triển bền vững: Mâu thuẫn giữa lợi ích sản xuất
thủy hải sản với phát triển du lịch, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế đô thị với bảo
tồn phát huy giá trị di sản, bảo vệ môi trường. Các hoạt động nhân sinh như: khai
thác khoáng sản, giao thông vận tải, đánh bắt chế biến hải sản, nuôi trồng hải
sản…đang ngày càng ảnh hưởng tới môi trường, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái
cảnh quan và tài nguyên vùng biển Vịnh Hạ Long.
Vì vậy, việc điều tra, nghiên cứu, đánh giá và dự báo ô nhiễm gây tổn thương
môi trường góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho sử dụng bền vững tài nguyên
vùng Vịnh Hạ Long là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Đề tài “Cơ sở địa lý cho định
hướng bảo vệ môi trường khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng
inh” được đề xuất và thực hiện với mong muốn bổ sung các cơ sở khoa học và
thực tiễn thiết thực trợ giúp các nhà quản lý có được cái nhìn toàn diện, đúng đắn,
từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp hợp lý cho việc bảo vệ môi trường
vùng di sản vịnh Hạ Long.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở khoa học dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế, đề
xuất định hướng và các giải pháp bảo vệ môi trường khu vực di sản thiên nhiên
Vịnh Hạ Long.
hiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá tổng hợp các điều kiện điạ lý và tai biến thiên nhiên
trong khu vực nghiên cứu;
- Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường vùng Vịnh Hạ Long;
- Phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long;
- Phân tích quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; các
chính sách về phát triển kinh tế - xã hội trong mối liên quan với môi trường và tai
biến thiên nhiên;
- Xác lập các luận cứ khoa học;
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ bảo tồn

2


vùng di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Chủ yếu giới hạn trên địa bàn thành phố Hạ Long và
thị xã CNm Phả, tỉnh Quảng N inh thuộc phạm vi vùng di sản thiên nhiên Vịnh Hạ
Long (bao gồm vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp)
- Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho
định hướng bảo vệ môi trường phục vụ bảo tồn vùng di sản thiên nhiên Vịnh Hạ
Long dựa trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và diễn biến môi
trường trong khu vực nghiên cứu
Cơ sở dữ liệu
- Các tài liệu, công trình nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn có liên
quan đến hướng nghiên cứu của đề tài.
- Các tài liệu, công trình về khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long: Các số
liệu thống kê của thành phố Hạ Long, thị xã CNm Phả và tỉnh Quảng N inh; Các tài
liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; Báo cáo về tình hình kinh tế - xã
hội năm 2010 của thành phố Hạ Long và thị xã CNm Phả.
- Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng N inh năm 2010 và năm 2011 của
Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng N inh.
- Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các tư liệu bản đồ: bản đồ
Địa mạo, bản đồ Đất, bản đồ hiện trạng sử dụng Đất của tỉnh Quảng N inh thuộc
nghiên cứu của Dự án “Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long - CNm Phả Yên Hưng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” (N guyễn Cao Huần &
nnk); Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dải ven biển Hạ Long - CNm Phả - Hoành Bồ
năm 2010 của Dự án “N ghiên cứu biến động sử dụng đất bằng ảnh vệ tinh phục vụ
cho việc bảo vệ môi trường tại Vịnh Hạ Long - Việt N am” (N guyễn Cao Huần &
nnk, 2011)
- Kết quả khảo sát thực địa của tác giả về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
và hiện trạng môi trường của Vịnh Hạ Long.

Cơ sở lý luận về tiếp cận địa lý tổng hợp trong tổ chức không gian phát triển kinh
tế và bảo vệ môi trường khu vực di sản Vịnh Hạ Long
a) Cơ sở lý luận về di sản thiên nhiên
Theo Công ước di sản thế giới, di sản thiên nhiên là:
3


- Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động kiến tạo vật lý hoặc sinh học
hoặc các nhóm hoạt động kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm
thNm mỹ hoặc khoa học.
- Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh
giới được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của các loài động thực
vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo
tồn.
Để thực hiện quản lý, khu vực di sản được phân thành các vùng chức năng
như sau:
Vùng lõi: Là khu vực ưu tiên cho bảo tồn đa dạng sinh học, giám sát các hệ
sinh thái, cho phép các hoạt động nghiên cứu, giáo dục có thể triển khai không ảnh
hưởng tới đa dạng sinh học
Vùng đệm: Là những vùng xác định ranh giới rõ ràng, nằm ngoài ranh giới
các di sản, được quản lý để nâng cao giá trị bảo tồn di sản và của chính vùng đệm
đồng thời mang lại lợi ích về kinh tế cho nhân dân sống quanh di sản
Vùng chuyển tiếp: còn được gọi là vùng phát triển, là vùng được phép phát
triển các hoạt động kinh tế theo chiến lược kinh tế - xã hội của địa phương nhưng
phải phù hợp với mục tiêu bảo vệ di sản và môi trường khu vực lân cận
b) Phân vùng chức năng di sản Vịnh Hạ Long
Theo quyết định của UN ESCO, khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long
được phân thành các vùng chức năng như sau:
- Vùng bảo vệ tuyệt đối (vùng lõi di sản Vịnh Hạ Long): Là khu vực lõi của
di sản Vịnh Hạ Long, được giới hạn bởi đảo Cống Tây, hang Đầu Gỗ và hồ Ba

Hầm, có diện tích 434 km2 (gồm 775 hòn đảo). Trong khu vực này, có khu bảo tồn
đặc biệt được giới hạn bởi 2 luồng tàu: Thẻ Vàng và Hòn Một. Việc phân đôi khu
vực này trong phạm vi khu bảo tồn tuyệt đối sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý chặt
chẽ di sản, quản lý được luồng tàu ra vào vịnh tốt hơn.
- Khu vực vùng đệm: là dải bao quanh khu vực trung tâm, kéo theo hướng
tây bắc, đường bờ biển của vịnh được xác định theo đường 18, từ kho chứa dầu B12
đến Km số 11 tại thị xã CNm Phả, chiều rộng của khu vực đệm từ 5 - 7 km tính từ
khu vực trung tâm. Đan xen trong khu vực đệm còn có các khu vực bảo tồn sinh
thái, bảo tồn văn hóa, di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ.
- Khu vực phát triển:
4


+ Vùng phát triển công nghiệp: Khu vực khai thác than, luyện thép: CNm
Phả; Khu vực sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch Giếng Đáy; Khu công
nghiệp tập trung Cái Lân và Đông Cửa Lục; Các xí nghiệp, nhà máy nhỏ nằm cạnh
khu dân cư, cơ quan trong thành phố và thị xã
+ Vùng phát triển cảng: Cảng chuyên dùng: N am Cầu Trắng, Cửa Lục, Hòn
N ét, Cửa Ông; Cảng hành khách, du lịch: Hồng Gai, Vũng Đục, Hùng Thắng, và
một số bến tàu du lịch thuộc các đảo lớn nhỏ trên vịnh và ven bờ.
+ Vùng phát triển du lịch: Hùng Thắng, Bãi Cháy, Hồng Gai, Vũng Đục,
vịnh Hạ Long
+ Vùng phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản: dọc theo các bãi triều, vùng
rừng ngập mặn.
+ Vùng phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng: thuộc đô thị cũ thuộc thành phố Hạ
Long trải dài từ Bãi Cháy, Hòn Gai (cũ) đến cột 8 với khoảng 45 vạn dân (2010).
Đây là khu công nghiệp, du lịch, chế biến thủy sản, than, vật liệu xây dựng, dân cư
và dịch vụ đô thị. Khu vực này vừa là cơ sở quan trọng thúc đNy phát triển nhưng
đồng thời là khu vực đã và đang có nguy cơ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi
trường vịnh Hạ Long.

c) Tiếp cận địa lý tổng hợp trong quy hoạch không gian phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường
Tổ chức lãnh thổ được coi như một trong những lĩnh vực quan trọng của địa
lý học phục vụ thực tiễn phát triển kinh tế. Để tiến hành nghiên cứu tổ chức lãnh thổ
phải có sự phân tích những phân dị địa lý nhằm xác định các cấu trúc không gian
(cấu trúc lãnh thổ), các mối quan hệ lãnh thổ, sự tác động qua lại với các cấu trúc
không gian thành phần để nhận dạng một không gian tổng quát. Tiếp cận địa lý
(Tiếp cận địa lý tổng hợp) cụ thể hóa tiếp cận tổng hợp và hệ thống theo khía cạnh
tính tổng hợp và tính tương hỗ khi nghiên cứu các đối tượng theo không gian. Tiếp
cận này rất đặc thù cho hoạch định không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường của khu vực nghiên cứu.
Tiếp cận địa lý với tính không gian và thời gian có ý nghĩa lớn đối với mục
tiêu của đề tài khi các yếu tố, hiện tượng tự nhiên được định vị theo không gian rõ
ràng, cho phép phát hiện quy luật phân bố các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và
5


thể hiện chúng trên các bản đồ chuyên đề và tổng hợp, xác định sự thay đổi trong
không gian và diễn biến theo thời gian của các dạng tài nguyên và môi trường, đồng
thời xác định các giải pháp khai thác hợp lý. Hiện nay, quan điểm tiếp cận này được
vận dụng và cụ thể hoá bằng công nghệ GIS.
Kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở các số liệu quan trắc môi trường, số liệu khảo sát thực địa và các
tài liệu đã công bố, quá trình nghiên cứu luận văn đã thu được các kết quả sau:
1. Phân tích vị trí địa lý, đặc điểm điều kiện tự nhiên và các giá trị độc đáo
của Vịnh Hạ Long để làm rõ những tiềm năng và điều kiện thuận lợi của Vịnh Hạ
Long đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; Phân tích hiện trạng phát triển kinh - xã
hội của khu vực Hạ Long - CNm Phả;
2. Phân vùng cảnh quan khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long
Khu vực Hạ Long - CNm Phả là nơi có cảnh quan tương đối đa dạng. Do địa

hình phân hóa rất rõ ràng từ đồi núi xuống đến dải đồng bằng hẹp đến các bãi triều
và vùng Vịnh, biển nên cảnh quan cũng có sự phân hóa rõ ràng theo dải từ lục địa ra biển.
Khu vực Hạ Long - CNm Phả gồm dạng 57 dạng cảnh quan, thuộc 19 nhóm
dạng cảnh quan sau :
hóm dạng cảnh quan sườn xâm thực đổ lở trên địa hình núi thấp cấu tạo
bởi đá trầm tích hạt thô: Chiếm diện tích nhỏ nằm ở tây bắc thị xã CNm Phả, đỉnh
cao nhất là 648m, đất feralit mùn độ dốc >35 độ. Có dạng cảnh quan duy nhất là
N TB1 với thảm thực vật ở đây là rừng thứ sinh nghèo với ưu thế là các loài cây họ
Dẻ, Long não, Hạt trần… Với đặc điểm trên, nhóm dạng cảnh quan này có chức
năng chính là phòng hộ, bảo tồn rừng.
hóm dạng cảnh quan sườn bóc mòn trên địa hình núi thấp tạo phân thủy
cấu tạo bởi đá trầm tích hạt thô: bao gồm các dạng cảnh quan N T1, N T2. N goài
thảm thực vật rừng thứ sinh nghèo (N T1) còn có thảm thực vật cây bụi, trảng cỏ thứ
sinh với độ dốc 30 độ do đó quá trình rửa trôi và nguy cơ tại biến đổ lở diễn ra mạnh.
hóm dạng cảnh quan sườn bóc mòn, đổ lở trên địa hình núi thấp cấu tạo
bởi trầm tích hạt thô: bao gồm các dạng cảnh quan N T3(rừng thứ sinh nghèo) và
N T4(cây bụi, trảng cỏ). Thổ nhưỡng là đất Fq - feralit vàng nhạt trên đá cát bột kết
với độ dốc >35 độ, thành phần cơ giới thịt nhẹ.
hóm dạng cảnh quan sườn dạng vòm trên địa hình núi thấp cấu tạo bởi
6


trầm tích hạt thô: các dạng cảnh quan N T5, N T6, N T7. Lớp phủ thực vật là rừng
thứ sinh nghèo, rừng trồng, cây bụi trảng cỏ trên đất feralit vàng nhạt độ dốc 15 – 25 độ
hóm dạng cảnh quan sườn bóc mòn, xâm thực trên địa hình núi thấp cấu
tạo bởi đá trầm tích hạt thô: các dạng cảnh quan là N T8, N T9, chủ yếu ở Việt Hưng
và Đại Yên, lớp phủ thực vật rừng thứ sinh nghèo và rừng trồng rất phát triển, có tỷ
lệ che phủ cao.
hóm dạng cảnh quan sườn bóc mòn, kiến trúc, đơn nghiêng trên núi thấp
cấu tạo bởi trầm tích hạt thô: các dạng cảnh quan là N T10, N T11, N T12, N T13, có

cảnh quan N T13 là cảnh quan khai thác than với địa hình và thảm thực vật bị phá
hủy, nền đất bị xáo trộn.
hóm dạng cảnh quan sườn rửa lũ, đổ lở trên núi thấp cấu tạo bởi đá vôi:
N T14 bao gồm phần lớn diện tích khối núi đá vôi Quang Hanh, có vị trí gần nhà
máy xi măng CNm Phả, đang bị khai thác làm nguyên liệu cho hoạt động sản xuất xi
măng do đó cần có biện pháp giữ gìn và bảo tồn.
hóm dạng cảnh quan sườn rửa lũ, đổ lở trên địa hình núi thấp, cấu tạo
bởi đá vôi: gồm hai dạng cảnh quan là ĐN 1, ĐN 2, trong đó cảnh quan ĐN 1 là các
đảo đá vôi trên biển ven bờ, cần phải bảo vệ nghiêm ngặt để tránh hoạt động khai
thác vật liệu xây dựng ,. Cảnh quan ĐN 2 cũng là cảnh quan khai thác vật liệu xây dựng.
hóm dạng cảnh quan sườn xâm thực, rửa trôi, lở trên địa hình đồi núi
thấp, cấu tạo bởi trầm tích hạt thô: các dạng cảnh quan là ĐN 3, ĐN 4, ĐN 5, ĐN 6,
Q 1, Q2. Địa hình trung bình từ 100-250 m, cảnh quan ĐN 6 là cảnh quan khai thác
than gây ra nhiều vấn đề môi trường, làm ảnh hưởng nhiều tới các quần cư xung quanh.
hóm dạng cảnh quan sườn xâm thực rửa trôi trên địa hình đồi trung bình
cấu tạo bởi trầm tích hạt thô: bao gồm các dạng cảnh quan Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5,
Q4, Q5. Lớp phủ thực vật là rừng thứ sinh nghèo, rừng trồng, cây trồng hàng năm
và cây trồng nhân tác khác. Dạng cảnh quan Đ4 tại khu vực Bãi Cháy là trung tâm
phát triển du lịch và kinh tế. Khu vực có dạng cảnh quan Q5 là khu vực tập trung
dan cư đô thị đông đúc, là trung tâm kinh tế - chính trị với cơ sở hạ tầng tương đối
hoàn chỉnh.
hóm dạng cảnh quan sườn xâm thực rửa trôi trên địa hình đồi thấp cấu tạo
bởi trầm tích hạt thô: các dạng cảnh quan Đ1, Đ2, Đ3 chiếm diện tích không đáng
kể, chủ yếu là cảnh quan Q5.
hóm dạng cảnh quan thung lũng kiến tạo xâm thực: bao gồm các dạng cảnh
quan TL1, TL2, TL3, TL4, Q6, H. Lớp phủ thực vật đa dạng gồm : Rừng thứ sinh
nghèo, rừng trồng, trảng cỏ, cây bụi và cây trồng nhân tác khác trên lớp thổ nhưỡng
7



là đất dốc tụ (D)
hóm dạng cảnh quan thung lũng Karst: chỉ có dạng cảnh quan quần cư đô
thị Q7, địa hình dài hẹp, nằm xen giữa khối núi đá vôi Quang Hanh.
hóm dạng cảnh quan đồng bằng gò thoải cấu tạo bởi trầm tích biển:các
dạng cảnh quan ĐB1, ĐB2, ĐB3, Q8, Q9. Lớp phủ thực vật là rừng trồng, cây bụi,
trảng cỏ, cây hàng năm và cây trồng nhân tác khác, lớp phủ thổ nhưỡng là đất phù sa.
hóm dạng cảnh quan đồng bằng bằng phẳng, cấu tạo bởi trầm tích sông:có
dạng cảnh quan Q8 và ĐB4 là nơi tập trung dân cư nông thôn và có các hoạt động
nuôi trồng thủy sản.
hóm dạng cảnh quan đồng bằng hơi trũng cấu tạo bởi trầm tích sông:các
dạng cảnh quan là Q10, Q11, ĐB4, ĐB5, có địa hình phẳng nên là nơi tập trung dân
cư. Đặc biệt có cảnh quan rừng ngập mặn tại bãi bồi sông Diễn Vọng, là nơi có hệ
sinh thái tương đối phong phú và đa dạng.
hóm dạng cảnh quan đồng bằng ngập triều cấu tạo bởi trầm tích biển :bao
gồm dạng cảnh quan quần cư đô thị và cây trồng hàng năm (ĐB6, Q12)
hóm dạng cảnh quan bãi triều cầu tạo bởi trầm tích biển :bao gồm các
dạng cảnh quan Q13, Q14, ĐB7, ĐB8. Thổ nhưỡng là đất mặn với lớp phủ thực vật
là rừng ngập mặn( ĐB7), ngoài ra còn có lớp phủ thực vật là cây trồng nhân tác tại
các quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
hóm dạng cảnh quan đáy Vịnh và lạch tích bùn cát cấu tạo bởi trầm tích
biển: dạng cảnh quan duy nhất là lạch nước (LT), đáy tích tụ nhiều bùn cát, nhập
nước thường xuyên.
3. Phân tích các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong khu vực:
hoạt động khai thác than, hoạt động cảng biển và giao thông thủy, hoạt động du
lịch, dịch vụ, hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thuy sản, hoạt động phát triển đô thị;
4. Phân tích hiện trạng, diễn biến môi trường thông qua các chỉ tiêu về chất
lượng môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí, chất thải rắn và sự
suy giảm đa dạng sinh học; và hiện trạng tai biến thiên nhiên và rủi ro môi trường
5. Dự báo được xu hướng biến đổi các vấn đề môi trường trong khu vực Hạ
Long - CNm Phả

a) Dự báo khối lượng chất thải rắn đô thị
Thành phố Hạ Long
- Rác thải sinh hoạt: Theo số liệu thống kê năm 2010 của cục thống kê thì
năm 2010 thành phố Hạ Long có số dân là 226239 người với mật độ dân số là 825
8


người/km2, đây là khu vực tập trung đông dân cư nhất trên địa bàn tỉnh Quảng
N inh. Với tốc độ phát sinh chất thải rắn theo đầu người là 0.95kg/người/ngày thì
lượng chất thải rắn trên địa bàn thành phố trong tương lai sẽ rất lớn.
- Rác thải công nghiệp: Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Hạ Long đến 2020, diện tích đất dành cho khu công nghiệp và các dự án khu công
nghiệp sẽ tăng, do đó lượng chất thải rắn công nghiệp cũng sẽ tăng. Kết quả dự báo
cụ thể cho các giai đoạn 2010, 2015 và 2020 được thể hiện trên bảng 3.13.
- Rác thải thương mại, du lịch, công cộng: Chất thải rắn phát sinh từ thương
mại, dịch vụ du lịch được ước tính từ lượng chất thải rắn sinh hoạt.
Thị xã C m Phả
- Rác thải sinh hoạt: Dân số của thị xã CNm Phả tính đến năm 2010 là
176005 người với mật độ dân số là 517 người/km2. Tốc độ phát sịnh chất thải rắn
theo đầu người trong ngày đêm là 0,93 kg/người/ngày. Lượng chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh trên địa bàn được dự báo dựa trên cơ sở tốc độ tăng dân số của đô thị
từ đó có được kết quả dự báo chất lượng chất thải rắn (bảng 3.15).
- Rác thải công nghiệp: Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị xã
CNm Phả đến 2010, 2020 diện tích đNt dành cho khu công nghiệp và các dự án khu
công nghiệp ngày càng tăng, do đó lượng chất thải rắn công nghiệp cũng sẽ tăng.
- Rác thải thương mại, du lịch, công cộng: Chất thải rắn phát sinh từ thương
mại, dịch vụ du lịch được ước tính từ lượng chất thải rắn sinh hoạt. Cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại, du lịch, lượng chất thải phát sinh từ
nguồn này được dự báo sẽ tăng mạnh.
b) Dự báo xu hướng biến đổi tài nguyên và môi trường nước

Trong thời gian tới năm 2020, môi trường nước của khu vực sẽ chịu những
tác động theo chiều hướng xấu đi. Môi trường nước mặt sẽ có nguy cơ bị bồi lắng
dòng chảy, ô nhiễm môi trường nước, nguồn nước ngầm trong khu vực thì sẽ bị suy
giảm cả về trữ lượng và chất lượng, môi trường nước biển không những bị ô nhiễm
mà còn có nguy cơ bồi lắng ven bờ.
Các nhân tố tác động làm môi trường nước biến đổi là do sức ép dân số của
khu vực lên môi trường, do các hoạt động công nghiệp, khai thác than, quá trình đô
thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng,... Bên cạnh những nhân tố tác động tiêu cực đến
môi trường nước trong khu vực thì cũng có những nhân tố tác động tích cực đến
môi trường như: các dự án vệ sinh môi trường, các chính sách bảo vệ môi trường,
khoa học công nghệ,... Tuy nhiên ảnh hưởng của các nhân tố trên chưa cân bằng
9


được với những ảnh hưởng tiêu cực đang tác động tới môi trường, do đó cần có
những biện pháp hiệu quả hơn để bảo vệ môi trường nước trong khu vực.
c) Dự báo xu thế biến đổi môi trường không khí
Trong giai đoạn sắp tới (năm 2020) môi trường không khí của khu vực Hạ
Long - CNm Phả sẽ tồn tại những vấn đề quan trọng sau:
- Các khu vực như: khu vực nông thôn, đô thị, đường giao thông sẽ bị suy
thoái và ô nhiễm không khí mạnh chủ yếu là do các hoạt động sản xuất công
nghiệp, tập trung dân cư, vận chuyển than.
- Khu vực khai thác than, khu vực bãi rác, khu công nghiệp có mức độ ô
nhiễm cao do lượng khí thải và rác thải rắn thải vào môi trường rất độc hại.
d) Dự báo biến đổi môi trường vùng khai thác than
Dự báo những biến động dạng địa hình
Đến năm 2020 vùng CNm Phả cần phải đào, bốc, vận chuyển và đổ đi lượng
đất đá thải là 500.000.000 m3. Trong khi đó các bãi thải được thiết kế có tiềm năng
như sau:
Bãi cọc 6: 36.636.000m3

Đông Cao Sơn: 136.000.000m3
Bãi thải trong: 8.5000.000m3
N hư vậy, còn một diện tích rất lớn để quy hoạch làm bãi thải rắn trong khai
thác than. Trung bình, để khai thác được 1 triệu tấn than lộ thiên cần bóc 5 triệu m3
đất đá, còn khai thác hầm lò chỉ cần bóc 0.75 triệu m3. Theo thời gian các bãi thải
có khả năng dịch chuyển thẳng đứng gây tai biến và biến động địa hình. Biến động
địa hình chủ yếu là biến động dương. Quá trình bồi lấp làm thay đổi địa hình, mạng
lưới sông, suối vẫn tiếp tục nhưng với cường độ giảm dần.
Xu thế biến đổi môi trường khí và môi trường nước do khai thác than
Các hoạt động khai thác, vận chuyển, sàng tuyển than,… sẽ phát tán chất ô
nhiễm làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. Trữ
lượng nước sẽ giảm đi tương đối. N ếu không có sự thay đổi triệt để trong công nghệ
khai thác và xử lý môi trường cũng như quản lý môi trường chất thải sẽ tiếp tục bị
phát tán vào môi trường gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc
Xu thế tai biến thiên nhiên vùng mỏ
Dự báo trong những năm tiếp theo, các tai biến môi trường liên quan đến
10


khai thác than sẽ tăng lên. N guy cơ trước mắt là trượt các bờ mỏ độ sâu khai thác
tăng dần, cấu trúc địa chất, tính chất cơ lý của đất đá và điều kiện địa chất thủy văn
thay đổi. Bên cạnh đó, khả năng sụt lún gây mất ổn định các công trình xây dựng
cũng sẽ tăng mạnh trong giai đoạn đến năm 2020.
e) Dự báo sự biến đổi môi trường di sản Vịnh Hạ Long
Xu hướng biến đổi đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học khu Di sản Thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long bao gồm đa
dạng sinh học rừng và biển được bảo tồn nghiêm ngặt. Tuy nhiên, tình trạng đánh
bắt thuỷ sản bằng chất huỷ diệt, đánh bắt cá thể non, đánh cắp san hô vẫn diễn ra
làm giảm đa dạng sinh học khu Di sản Thiên nhiên Thế giới. Bên cạnh đó, độ đục
của nước biển tăng cao do ảnh hưởng của hoạt động trên vịnh và ven bờ làm cho

san hô bị chết nhiều.
Trong thời gian qua, kết quả khảo sát về môi trường sinh thái của vịnh Hạ
Long cho thấy các rạn san hô, nguồn lợi thủy sản, diện tích rừng ngập mặn ven bờ
vịnh Hạ Long đã bị suy giảm đáng kể. Hầu như không còn san hô ở vịnh Hạ Long
và vịnh Bái Tử Long. Các rạn san hô suy thoái kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh
học cũng như nguồn lợi hải sản do nhiều loài cá không còn bãi đẻ. Các rạn san hô
biến mất cũng đồng nghĩa với việc chức năng chắn song tự nhiên của chúng khi có
bão hoặc song thần không còn. Sự suy thoái của hệ sinh thái sẽ đặt các giống loài
trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Xu hướng biến đổi môi trường nước
Trong 10 đến 20 năm tới, các quá trình tự nhiên ở đây thay đổi không nhiều,
ngoại trừ tác động của dâng cao mực nước biển. Vịnh Hạ Long có độ mở trung
bình, biên độ thủy triều lớn, do đó khả năng đối lưu, trao đổi nước với vùng biển
khơi tốt. Mặt khác khả năng tàng trữ, lưu giữ các chất ô nhiễm thay đổi nhiều, tùy
thuộc vào thành phần trầm tích, mức độ đối lưu nước. N hững vùng có trầm tích cát
sạn, cát và đặc trưng bởi sự trao đổi nước tốt thì có khả năng tự làm sạch, ít bị tổn
thương. N hững vùng có nhiều trầm tích bùn, sét, bùn cát,... phân bố ở các cửa sông
và trong vịnh, nước đối lưu kém có khả năng tàng trữ mạnh, chuyển hóa chất ô
nhiễm kém tức là khả năng tự làm sạch kém và thường dễ bị tổn thương hơn. Do
vậy trong các điều kiện khác như nhau, theo thời gian vùng tự làm sạch tốt sẽ ít bị ô
nhiễm hơn vùng tự làm sạch kém.
N ếu không áp dụng các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường tốt hơn hiện
nay thì có thể dự báo sơ bộ diễn biến môi trường vịnh Hạ Long như sau:
11


- Khối lượng chất thải, nước thải, chất thải rắn, rò rỉ xăng dầu... và chất ô
nhiễm (kim loại, chất hữu cơ độc hại, rác thải,...) đổ vào môi trường nước, trầm tích
vịnh càng tăng do khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế tăng mạnh (đặc biệt là
nuôi trồng thủy sản, du lịch, giao thông thủy, khu công nghiệp, đô thị hóa…).

- Vùng nuôi trồng thủy sản ven bờ như cửa Lục, Hoàng Tân, ven đảo và
vùng nuôi cá lồng trong vịnh Hạ Long sẽ bị bồi lắng bởi chất thải nuôi trồng thủy
sản và lắng đọng trầm tích do đắp đập ao, đầm nuôi trồng thủy sản cản trở dòng
chảy đối lưu nước, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong vịnh, gây phú dưỡng,
giảm oxy, tăng các gốc axit (N O3, CO3, SO3) làm nhiệt độ nước biển tăng cao
- Mức độ ô nhiễm nước bởi dầu và ô nhiễm trầm tích bởi PCBs, OCPs sẽ cao
hơn nhiều do mật độ và mức độ hoạt động của tàu, thuyền trên vịnh tăng mạnh. Đặc
biệt khi mở rộng cảng Cái Lân và cảng khu công nghiệp tại các vùng lân cận (Uông
Bí, Mạo Khê) đi vào hoạt động thì nguồn xả thải dầu ra nước vịnh càng nhiều. Kết
quả là mức độ ô nhiễm dầu trong nước của vịnh càng tăng và có thể lan ra các vùng
biển xung quanh vì hoạt động dòng chảy và thủy triều trong vịnh rất mạnh.
- Mức độ nhiễm mặn tăng lên do tác động của dâng cao mực nước biển, đặc
biệt là vùng đất thấp ven sông, lạch tại cửa Lục, cửa Hoàng Tân.
- Diện tích rừng ngập mặn ven vịnh ngày càng suy giảm, vì vậy mà nguy cơ
ô nhiễm kim loại nặng trong nước và trầm tích sẽ xảy ra đối với các nguyên tố khác
ngoài Pb, As và Zn với cường độ lớn hơn.
6. Phân vùng môi trường và quản lý khu vực di sản vịnh Hạ Long
Các tiểu vùng môi trường khu vực Hạ Long - CNm Phả được đề xuất dựa trên
cơ sở đặc trưng về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội cũng như mức độ
tác động đến môi trường vịnh Hạ Long.
- Tiểu vùng bảo vệ nghiêm ngặt và du lịch sinh thái vịnh Hạ Long (C)
Đây là vùng lõi của di sản (theo UN ESCO), vì vậy khu vực này cần phải
được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý và bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự
nhiên của các loài động, thực vật, các hệ sinh thái thủy sinh tiêu biểu. Khu vực này
chỉ cho phép thực hiện các hoạt động du lịch, tham quan nghiên cứu, nghỉ dưỡng có
sự quản lý chặt chẽ.
- Khu vực vùng đệm (B)
Khu vực này có chức năng bảo vệ di sản khỏi các tác động từ các hoạt động
bên ngoài khu vực di sản. Khu vực này bao gồm:
12



a) Tiểu vùng bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái ven bờ vịnh Hạ Long (B1)
Là vùng biển ven bờ kéo dài từ cây xăng dầu B12 Cái Dăm tới Km 11 thuộc
xã Quang Hanh (CNm Phả), nằm ngoài ranh giới khu vực vùng lõi.
Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Đây là khu vực biển ven bờ, có hình dạng hẹp ngang, kéo dài dọc theo khu
vực đất liền của thành phố Hạ Long và thị xã CNm Phả. Khu vực có thể coi là hành
lang ngăn cách giữa vùng lõi của di sản và nguồn thải từ các hoạt động của khu vực
đất liền. Trong khu vực, có nhiều hòn đảo nhỏ với các vũng tạo điều kiện cho việc
nuôi trồng thủy sản và là nơi neo đậu của các tàu thuyền đánh cá. Hệ sinh thái tương
đối đa dạng do có các bãi bồi và rừng ngập mặn - là nơi cư trú của nhiều loại sinh
vật. Khu vực có tiềm năng cho phát triển du lịch, giao thông vận tải biển, ngoài ra
còn có các dải cát ven bờ là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng lớn.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Cư dân sinh sống trong khu vực chủ yếu nuôi trồng, đánh bắt thủy sản hoặc
kinh doanh trên các nhà bè phục vụ khách du lịch. Dọc theo các phường Bạch
Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà, các nhà bè mọc lên san sát, từ các nhà bè mục nát của
dân vạn chài cho đến các nhà hàng sôi động làm che mất tầm nhìn ra vịnh Hạ Long.
Các vấn đề môi trường
Dải ven bờ vịnh Hạ Long nằm gần khu vực kinh tế sôi động nhất khu vực:
Hoạt động khai thác than, phát triển đô thị du lịch, phát triển các khu công nghiệp,
cảng biển,... Các hoạt động phát triển ở dải ven bờ có nguy cơ gây ô nhiễm trước
tiên là vùng biển ven bờ.
Môi trường vịnh Hạ Long đang bị đe dọa, các hoạt động khai thác than, lấn
biển, nuôi trồng thủy hải sản... ngày càng diễn ra với chiều hướng gia tăng. Tại
nhiều khu vực ven bờ vịnh Hạ Long đã có những biểu hiện ô nhiễm cục bộ do tăng
lượng chất rắn lơ lửng (TSS), giảm lượng oxy hòa tan (DO); nitrơrit và khuNn gây
bệnh ColiForm tại các khu vực như Lán Bè, Vựng Đâng và cảng than ven bờ nam
Cầu Trắng... đã gây độ đục xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuNn cho phép. Đất đá bị rửa trôi

từ khu vực khai thác than sẽ làm đáy Vịnh Hạ Long bị bồi lấp ngày càng mạnh.
b) Tiểu vùng bảo tồn hệ sinh thái và phát triển đô thị, khu công nghiệp ven
biển Hạ Long - C m Phả (B2)
Trải dài theo đường bờ biển nằm ở phía nam quốc lộ 18A
Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
13


Các dạng địa hình chính trong khu vực là: N úi thấp, bóc mòn - kiến trúc đơn nghiêng, hệ tầng Hòn Gai, thềm cao 20 -60 m bị san ủi do quá trình đô thị hóa,
đồi cao dạng sót do quá trình bóc mòn, đồng bằng ngập triều, đồng bằng hơi trũng
cấu tạo bởi trầm tích sông kiểu Holocen muộn, thung lũng kiến tạo - xâm thực, đặc
biệt phía Đông Bắc là khối núi karst Quang Hanh có diện tích lớn - là nguồn cung
cấp nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu cho nhà máy xi măng CNm Phả. Phía Tây của
khu vực là khu du lịch Bãi Cháy phát triển trên bề mặt mài mòn cao 10 -30 m, phía
Đông là trung tâm hành chính, văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
Hạ Long và tỉnh Quảng N inh. Đô thị Hạ long nằm trên bề mặt thềm biển cao 4-6m,
bề mặt tương đối bằng phẳng, khu vực ven biển là phần mở rộng đô thị do san lấp
trên địa hình bãi biển. Khu vực có cảnh quan đa dạng và đẹp, vị trí ven biển thuận
lợi cho phát triển các ngành kinh tế và du lịch
Đặc điểm kinh tế xã hội
Quá trình đô thị tại đây diễn ra mạnh mẽ, dân cư tập trung đông đúc và chủ
yếu hoạt động trong các ngành phi nông nghiệp. Các ngành công nghiệp phát triển
mạnh mẽ: khu công nghiệp Cái Lân, nhà máy đóng tàu Hạ Long, các cảng
dầu…Các trung tâm du lịch, hệ thống nhà nghỉ, cơ sở phục vụ du lịch phát triển
mạnh, cơ sở hạ tầng như đường, điện, nước đã được nâng cấp.
Các vấn đề môi trường
- Xói mòn đất vẫn đang phát triển, nguy cơ lũ bùn đá dọc các khe suối, làm
gia tăng bồi lắng tại khu vực gần vịnh Cửa Lục.
- Giá trị cảnh quan, sinh thái của các khối núi đá vôi ( Quang Hanh) đang có
nguy cơ bị phá vỡ do các hoạt động phát triển.

- Rừng ngập mặn bị suy giảm do san lấp mặt bằng mở rộng đô thị, nuôi trồng
thủy sản làm suy giảm đa dạng sinh học.
- Ô nhiễm môi trường dân cư, khu du lịch ( Bãi Cháy)
c) Tiểu vùng quần cư, phát triển thương mại - dịch vụ phía bắc quốc lộ 18A
và phía nam đường phân thủy (B3)
Đặc điểm tự nhiên
Địa hình: thung lũng karst, bãi triều, thềm 20 - 60m, bị san ủi do quá trình đô
thị hóa, chỉ có một phần diện tích nhỏ gần Cửa Ông được bao phủ bởi rừng trồng.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Khu vực chủ yếu là khu định cư của người dân và các hoạt động thương mại,
14


dịch vụ, diện tích đất dành cho các ngành công nghiệp không đáng kể.
Các vấn đề môi trường
Ô nhiễm môi trường tại các khu vực gần khu vực khai thác than do hoạt
động vận chuyển, sản xuất than.
- Khu vực chuyển tiếp (T)
Khu vực này được phép phát triển các hoạt động kinh tế theo chiến lược kinh
tế - xã hội của địa phương nhưng phải phù hợp với mục tiêu bảo vệ di sản và môi
trường khu vực lân cận. N hững hoạt động có tác động trực tiếp đến vịnh Hạ Long
cần xem xét về quy mô, ranh giới không gian phát triển, thời gian phát triển, và phải
có các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường phù hợp. Khu vực
chuyển tiếp bao gồm:
a) Tiểu vùng khai thác than Hạ Long - C m Phả (T1)
Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Khu vực có địa hình đồi thấp, độ cao tăng dần về phía đông, thượng nguồn
sông Diễn Vọng. Hầu hết các nhánh sông suối đều chảy vào sông Diễn Vọng, trừ
một số nhánh suối nhỏ chảy qua các phường Hà Lầm, Hà Khánh. Trong khu vực
chủ yếu là hoạt động khai thác than và đang có xu hướng mở rộng phạm vi hoạt

động. Địa hình trong khu vực là địa hình nhân tạo với các moong khai thác và bãi
thải, do hoạt động khai thác than tạo nên. Tài nguyên than của khu vực có trữ lượng
lớn, đã được khám phá và khai thác từ lâu và đang bị cạn kiệt dần.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Hoạt động kinh tế - xã hội chính là khai thác than, hình thức là khai thác lộ
thiên với các khai trường khai thác than lớn. Dân cư xen kẽ trong khu vực rất ít, tập
trung chủ yếu ở khu vực xung quanh vùng khai thác than.
Các vấn đề môi trường
- Môi trường lao động bị ô nhiễm nặng, phát thải mạnh chất thải ra môi
trường xung quanh và các khu vực dân cư
- Biến động địa hình, xói mòn và trượt lở, suy thoái đất đai
- Lấn biển mở rộng không gian đô thị, công nghiệp và cảng than
b) Tiểu vùng nông - lâm nghiệp và quần cư phía nam sông Trới và sông
Diễn Vọng (T2)
Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
15


Phía Đông cảnh quan đa dạng hơn ở phía N am. Phía Đông Bắc khu vực có
đồng bằng hơi trũng cấu tạo bởi trầm tích Holocen muộn chiếm diện tích lớn, có
rừng ngập mặn phát triển. Toàn bộ khu vực thuộc Quang Hanh được bao phủ bởi
rừng tự nhiên xen lẫn rừng trồng sản xuất, lớp phủ thổ nhưỡng tương đối dày.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Khu vực có mật độ dân số khá cao, dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông
giáp cửa Lục. Tốc độ đô thị hóa tại khu vực cũng tương đối cao, hệ thống cơ sở hạ
tầng đang được nâng cấp. Phía tây giáp cửa Lục, hoạt động công nghiệp rất phát
triển với cụm công nghiệp Cái Lân.
Các vấn đề môi trường
- Xâm lấn vịnh cửa Lục, rừng ngập mặn do quá trình san lấp, mở rộng đô thị
- Môi trường bị ô nhiễm do gần khu vực khai thác than

c) Tiểu vùng đất ngập nước vịnh Cửa Lục (T3)
Là nơi tiếp nhận hầu hết vật liệu rửa trôi từ các tiểu vùng khác trên lưu vực
và có mối quan hệ mật thiết với vịnh Hạ Long. Sự bền vững của tiểu vùng phụ
thuộc nhiều vào các tiểu vùng trên lưu vực và chế độ hải văn của vịnh Hạ Long
Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Phần bờ phía bắc vịnh là các bãi triều cao cấu tạo bởi bột màu xám đen, hiện
đã được đắp đê, cải tạo làm đầm nuôi trồng thủy sản. Phía tây, tây bắc gồm các khu
vực có rừng ngập mặn hiện nay, chủ yếu là cửa sông Diễn Vọng, ven bờ đông bắc
vịnh Cửa Lục, khu vực phường Hà Khánh.
Các bãi triều phát triển mạnh và còn được bảo tồn ở phần phía bắc vịnh, có
vai trò quan trọng giữ ổn định rừng ngập mặn. Hiện tại đang phát triển các bãi bồi ở
phần rìa các bãi triều. Chúng làm gia tăng bồi lắng đáy luồng, lạch trong vịnh và
tăng vật liệu được mang ra khỏi vịnh, gây bồi lắng ven bờ vịnh Hạ Long. Vào mùa
kiệt, các luồng chảy của sông Trới, sông Diễn Vọng tạo ra các dòng chảy rõ rệt trên
vịnh Cửa Lục. Sự phát triển bền vững của cảng Cái Lân cũng như các hoạt động
giao thông đường biển phụ thuộc vào sự ổn định của các lạch sông. Các đảo hòn
Gạc, hòn Độc trên vịnh không chỉ là yếu tố tạo phong cảnh mà còn chi phối chế độ
dòng chảy và bồi lắng trong vịnh.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Hoạt động kinh tế trong khu vực quan trọng nhất là hoạt động giao thông
thủy và cảng biển với cảng nước sâu Cái Lân - là cảng tổng hợp, có quy mô lớn
16


nhất trong toàn khu vực Hạ Long - CNm Phả. Bên cạnh đó, hoạt động nuôi trồng
thủy sản, khai thác vật liệu xây dựng (cát) cũng rất phát triển.
Các vấn đề môi trường
- Bồi lắng đáy vịnh, luồng lạch, biến động dòng chảy
- Giảm diện tích và suy thoái rừng ngập mặn
- Môi trường nước bị ô nhiễm do hoạt động cảng biển

- Khai thác tại các bãi triều không theo quy hoạch gây hiện tượng bồi - xói
đáy và bờ vịnh.
- Bồi tụ mạnh ở phía đông nam vịnh do các dòng chảy đưa nguồn vật liệu từ
khu vực khai thác than. Lũ bùn đá có thể dẫn tới bồi lấp luồng lạch trong vịnh.
7. Ứng dụng kết quả phân vùng cảnh quan và phân vùng môi trường trong việc định
hướng tổ chức không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường: Khu vực nghiên
cứu được phân chia thành 22 không gian ưu tiên phát triển khác nhau thuộc 2 vùng:
vùng đệm di sản (B), vùng chuyển tiếp (T). Các không gian định hướng trong khu
vực được tổ chức cho mục đích tận dụng tài nguyên thiên nhiên phát triển kinh tế xã hội nhưng phù hợp với điều kiện, khả năng bảo vệ môi trường của từng khu vực
trên đồng thời phát huy tốt chức năng bảo tồn di sản vịnh Hạ Long.
8. Xây dựng tập bản đồ chuyên đề và tổng hợp: bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhưỡng,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện trạng môi trường; bản đồ cảnh quan, bản
đồ định hướng tổ chức không gian.

17


Kết luận
1. Khu vực di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long nằm trên địa bàn thành phố Hạ
Long và thị xã CNm Phả là nơi hội tụ nhiều tiềm năng kinh tế quan trọng cả trên bờ
và dưới biển. Tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú đa dạng đặc biệt là tài
nguyên khoáng sản và tài nguyên biển. Khu vực được coi là trọng điểm kinh tế của
tỉnh quảng N inh với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn như: công nghiệp khái thác
than, vật liệu xây dựng, đóng tàu, cảng biển... Với lợi thế có di sản thiên nhiên vịnh
Hạ Long, ngành du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế ưu tiên phát
18


triển hàng đầu.
Mặc dù có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nhưng khu vực lại bị hạn chế về

địa hình và không gian phát triển. Toàn khu vực bị giới hạn bởi vùng biển và các
dãy núi nên phạm vi không gian lãnh thổ hẹp, dân cư tập trung chủ yếu ven biển và
dọc theo quốc lộ dẫn đến sự tranh chấp lãnh thổ, hoạt động kinh doanh, đầu tư phát
triển các ngành dẫn đến áp lực đối với môi trường di sản thiên nhiên.
2. Khu vực Hạ Long - CNm Phả có sự phân hóa sâu sắc về các hợp phần
thành tạo cảnh quan: khí hậu mang tính chất chuyển tiếp giữa tiểu vùng khí hậu
vùng duyên hải đông bắc (Móng Cái - Tiên Yên) sang tiểu vùng tây, tây nam (Yên
Hưng - Đông Triều); lịch sử địa chất phức tạp với các thành tạo có tuổi từ Ordovic
đến Đệ tứ phân chia lãnh thổ thành 29 đơn vị địa mạo có cấu trúc địa chất và địa
hình khác nhau; lớp phủ thổ nhưỡng và thực vật đa dạng. Kết quả nghiên cứu cảnh
quan cho thấy khu vực Hạ Long - CNm Phả bao gồm: 04 phụ lớp, 09 hạng cảnh
quan, 34 loại cảnh quan và 57 dạng cảnh quan thuộc 19 nhóm dạng cảnh quan.
3. N hững nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nổi bật trong vùng là hoạt
động cảng biển, hoạt động du lịch, giao thông thủy, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, sản
xuất công nghiệp và khai khoáng. Trong những năm tiếp theo (tới 2020), môi
trường vịnh Hạ Long có xu hướng bị ô nhiễm mạnh hơn. Vì vậy cần phải áp dụng
đồng bộ các biện pháp công trình và phi công trình theo quy định của bộ luật "Bảo
vệ môi trường" để giảm thiểu và ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm môi trường cho vùng
biển vịnh Hạ Long.
Ranh giới vùng đệm hiện nay của vịnh Hạ Long do UN ESCO quy định thực
tế không đủ khả năng bảo vệ vùng lõi di sản trước sự phát triển mạnh mẽ của các
hoạt động phát triển. Do đó để giảm thiểu tác động đến vùng lõi di sản vịnh Hạ
Long và nâng cao giá trị bảo tồn cần phải mở rộng ranh giới vùng đệm ra hết các
khu vực thuộc lưu vực vịnh Hạ Long, kể cả khu vực thuộc thị xã CNm Phả.
4.Trên cơ sở những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, các vấn đề môi
trường và đặc điểm cảnh quan, khu vực Hạ Long - CNm Phả được phân chia thành
22 không gian ưu tiên phát triển khác nhau thuộc 2 vùng: vùng đệm di sản (B),
vùng chuyển tiếp (T). Các không gian được định hướng trong khu vực được tổ chức
19



cho mục đích tận dụng tài nguyên thiên nhiên phát triển kinh tế - xã hội nhưng phù
hợp với điều kiện, khả năng bảo vệ môi trường của từng khu vực trên đồng thời
phát huy tốt chức năng bảo tồn di sản vịnh Hạ Long. Việc phân vùng các khu vực
vùng đệm di sản sẽ đem lại thuận lợi cho việc quy hoạch phát triển kinh tế, bảo vệ
môi trường của vùng đồng thời nâng cao chức năng bảo vệ vùng lõi di sản vịnh Hạ
Long.
5. Để bảo vệ di sản Vịnh Hạ Long cần có những biện pháp cụ thể đối với khu
vực đệm ( Hạ Long - CNm Phả), các biện pháp chính cần áp dụng là: Giáo dục ý
thức cho người dân, xã hội hóa bảo vệ môi trường; Quản lý các hoạt động kinh tế
trong khu vực; Bảo vệ, phục hồi các khu sinh thái như hệ thống rừng trồng, rừng
ngập mặn; Đề ra tiêu chuNn môi trường cho các hoạt động sản xuất, khai thác ...
trong khu vực; Đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường. Đối với di sản vịnh
Hạ Long cần có các chiến lược quy hoạch bảo tồn và khai thác giá trị vịnh Hạ Long
một cách hợp lý.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa
học tiếp theo trên địa bàn khu vực Hạ Long - CNm Phả, cũng như cho việc hoạch
định tổ chức không gian và quản lý môi trường đối với các nhà quản lý địa phương.

20



×