Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

đề cương luan van đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.57 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Mở đầu

1
MỞ ĐẦU

1- Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động của chính quyền địa phương, vấn đề nổi lên bức xúc
hiện nay là tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã. Đây là cấp gần dân
nhất, là nơi trực tiếp đưa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
vào cuộc sống.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nền tảng của mọi công
tác là cấp xã [42, tr. 456] và cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính
- cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi [43, tr. 372].
Trong những năm gần đây, chính quyền cấp xã cả nước đã có những
mặt tiến bộ rõ nét, có sự chuyển biến rõ rệt, nhất là sự chuyển biến cả về tổ
chức và hoạt động về nhận thức, tư duy, phong cách lãnh đạo quản lý không
còn thụ động hành chính như trước. Tuy vậy, so với yêu cầu cải tiến nền hành
chính nhà nước thì tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã còn bộc lộ
nhiều yếu kém, khiếm khuyết, thậm chí có nhiều khuyết điểm nghiêm trọng.
Mặt khác, so với tiến trình đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước
nói chung thì quá trình đổi mới ở chính quyền cấp xã là quá chậm. Hơn nữa,
do quản lý của cấp trên còn có mặt lỏng lẻo, thiếu sâu sát và kém kiên quyết
nên ở không ít nơi, một bộ phận không nhỏ cán bộ chính quyền cấp xã đã
thoái hoá biến chất, trở thành tầng lớp đặc quyền đặc lợi, quan liêu tham
nhũng, sa đoạ về lối sống. Đó là hồi chuông báo động về tình hình đáng lo
ngại đối với chính quyền cấp xã.


Trong bối cảnh trên đã đến lúc cần có sự nghiên cứu toàn diện và
nghiêm túc về chính quyền cấp xã, từ đó nhìn nhận trước hết các vấn đề quan

1


trọng, cấp bách cần tháo gỡ cũng như hướng cải cách ở tầm chiến lược đối
với chính quyền cấp này.
Vì vậy việc lựa chọn vấn đề "Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính
quyền cấp xã ở tỉnh Hậu Giang" trong điều kiện cải cách hành chính nhà
nước làm đề tài luận văn là cần thiết, phù hợp với yêu cầu cải cách nền hành
chính nhà nước hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã từ đến nay đã được
các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà hoạt động chính trị quan tâm dưới
nhiều góc độ khác nhau; đáng chú ý là các công trình sau đây:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
Nhìn chung các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề tổ chức,
hoạt động của chính quyền cấp xã đề cập hoặc là ở dạng chung nhất hoặc ở
một vài khía cạnh thuộc về tổ chức hoạt động của chính quyền cấp xã, có khi
trực tiếp nhưng cũng có bài chỉ đề cập một cách gián tiếp mà chưa có công
trình nghiên cứu sâu có hệ thống dưới một luận án khoa học về chính quyền
cấp xã ở tỉnh Hậu Giang (một tỉnh cụ thể) như đề tài nêu trên. Tuy nhiên,
trong các công trình đã được công bố có những quan niệm liên quan đến đề
tài được tác giả luận văn tham khảo có kế thừa, chọn lọc.
3- Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn
Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới tổ chức hoạt động của
chính quyền cấp xã trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước; đồng thời

trên cơ sở phân tích thực trạng và những bất cập trong tổ chức và hoạt động
của chính quyền cấp xã ở địa phương, nêu ra phương hướng, giải pháp đổi
mới tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã ở Hậu Giang.
- Nhiệm vụ của luận văn
+ Phân tích cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp
xã. Vị trí vai trò chính quyền cấp xã, tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã.

2


+ Phân tích thực trạng tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã ở tỉnh
Hậu Giang, qua đó nêu ra những vấn đề tồn tại cần khắc phục.
+ Đưa ra những giải pháp đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền
cấp xã trong điều kiện cải cách hành chính.
4- Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã (xã, phường,
thị trấn) là đề tài rộng được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau, luận văn chỉ
đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến chính quyền cấp xã
và được minh chứng bằng thực tiễn tỉnh Hậu Giang.
- Giới hạn thời gian nghiên cứu của luận văn từ khi tái lập tỉnh Hậu
Giang (năm 2004) đến nay.
5- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về lý luận Nhà nước - pháp luật nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng.
- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của triết học Mác - Lênin,
kết hợp các phương pháp lịch sử - cụ thể; phân tích tổng hợp, điều tra xã hội
học...
6- Đóng góp mới của luận văn:
- Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức,

hoạt động của chính quyền cấp xã. Đặc biệt làm rõ đặc điểm của chính quyền
cấp xã ở tỉnh đồng bằng Hậu Giang hiện nay.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động của chính quyền
cấp xã ở Hậu Giang, luận văn nêu ra phương hướng giải quyết nhằm đổi mới
tổ chức hoạt động của chính quyền cấp xã phù hợp với điều kiện cải cách
hành chính nhà nước đối với tỉnh Hậu Giang.
7- Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương 7 tiết.

3


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ

1.1. Chính quyền cấp xã - khái niệm, đặc điểm, vị trí vai trò
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của chính quyền cấp xã
1.1.2. Vị trí vai trò của chính quyền cấp xã trong bộ máy nhà nước
1.1.2.1. Vị trí vai trò của HĐND
1.1.2.2. Vị trí vai trò của UBND
1.1.3. Mối quan hệ giữa chính quyền cấp xã với hệ thống chính trị
cơ sở
1.1.3.1. Quan hệ giữa chính quyền cấp xã với Đảng uỷ cơ sở
1.1.3.2. Mối quan hệ giữa HĐND với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể nhân dân
1.1.3.3. Mối quan hệ giữa UBND với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân

1.2. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã
1.2.1. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của HĐND
1.2.1.1. Tổ chức HĐND cấp xã
1.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xã
1.2.2. Cơ sở pháp lý về tổ chức, hoạt động của UBND
1.2.2.1. Tổ chức của UBND cấp xã
1.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND cấp xã

4


1.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong
điều kiện cải cách hành chính nhà nước - yêu cầu cấp bách hiện nay
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung cải cách hành chính
1.3.1.1. Khái niệm, đặc điểm cải cách hành chính
1.3.1.2. Nội dung cải cách hành chính
1.3.2. Yêu cầu khách quan của việc đổi mới tổ chức, hoạt động chính
quyền cấp xã trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước
1.3.2.1. Yêu cầu mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước
1.3.2.2. Yêu cầu hoàn thiện chính quyền cấp xã hiện nay nhằm khắc
phục những bất cập của chính quyền cấp xã và đáp ứng công cuộc cải cách
hành chính nói riêng và sự nghiệp đổi mới nói chung
1.3.2.3. Yêu cầu hội nhập quốc tế
Tiểu kết chương 1

5


Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG

CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở HẬU GIANG

2.1. Một số nét về đặc điểm kinh tế xã hội ở Hậu Giang
2.1.1. Về địa lý
2.1.2. Về dân cư lãnh thổ
2.1.3. Đặc điểm truyền thống
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã tỉnh
Hậu Giang
2.2.1. Thực trạng về tổ chức
2.2.1.1. Thực trạng về tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã tỉnh Hậu
Giang hiện nay
2.2.1.2. Thực trạng hoạt động của UBND
2.2.1.3. Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa HĐND và UBND với
Đảng uỷ và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên
Tiểu kết chương 2

6


Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN
CẤP XÃ Ở TỈNH HẬU GIANG

3.1. Quán triệt những quan điểm và nhận thức mới về cấp cơ sở
3.1.1. Nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của xã, phường, thị trấn
trong hệ thống đơn vị hành chính nhà nước ta hiện nay
3.1.2. Phân biệt sự khác nhau giữa chính quyền phường và chính
quyền xã trên cơ sở sự khác nhau giữa phường và xã

3.1.3. Quan điểm nhận thức mới về cán bộ xã, phường, thị trấn và
chế độ chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn
3.2. Phương hướng, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của
chính quyền cấp xã ở Hậu Giang
3.2.1. Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của HĐND và UBND, bảo
đảm cho HĐND, UBND hoạt động có hiệu quả
3.2.2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tổ chức và hoạt
động của chính quyền cấp xã
3.2.3. Đổi mới công tác cán bộ đối với chính quyền cấp xã
3.2.3.1. Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ
3.2.3.2. Đổi mới chế độ tuyển chọn, sử dụng cán bộ
3.2.3.3. Đổi mới chính sách đối với cán bộ
3.2.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quản lý cán bộ
3.2.4. Củng cố mặt trận và các đoàn thể quần chúng, tăng cường
phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức này

7


3.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo của cấp trên
đối với chính quyền cấp xã
3.2.6. Xây dựng xóm thôn tự quản là vấn đề cần thiết trong đổi mới
tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã
3.2.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của chính quyền cấp xã
3.2.8. Xây dựng cơ sở vật chất của chính quyền cấp xã
3.2.9. Đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã không thể tách
rời việc quản lý tốt hộ gia đình trong điều kiện của nền kinh tế thị trường
3.2.10. Xây dựng quy chế hoạt động một cách dân chủ và đưa hoạt
động vào quy chế, thông qua quy chế tạo thành nề nếp trong toàn bộ hoạt
động của chính quyền cấp xã


Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

8



×