Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TẤT ĐẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.23 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
------o0o------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NGƯỜI
LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI TẤT ĐẠT

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Kim Anh

Lớp:

QL20

Mã sinh viên:

12405734

Giảng viên hướng dẫn:

Th.S Đặng Thị Lan

Hà Nội – 2016



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
ĐÃI NGỘ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
VÀ THƯƠNG MẠI TẤT ĐẠT........................................................................30
KẾT LUẬN.......................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................41


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì năng xuất, chất lượng và hiệu
quả luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp dùng rất nhiều các biện pháp, chính sách để đạt được mục tiêu đó.
Trong đó đãi ngộ người lao động được coi là một trong những chính sách quan
trọng, nó là nhân tố kích thích người lao động hăng hái làm việc nhằm đạt hiệu
quả kinh tế cao trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Đãi ngộ người lao động là phần thu nhập chủ yếu, là nguồn sống, là điều
kiện để người lao động tái sản xuất sức lao động mà họ đã hao phí. Đối với
doanh nghiệp thì công tác đãi ngộ người lao động được coi là một khoản chi phí
trong quá trình sản xuất và được tính vào giá thành sản phẩm.
Thực tế đã chứng minh rằng ở doanh nghiệp nào có chính sách đãi ngộ
người lao động đúng đắn, các khoản mà người lao động nhận được xứng đáng
với công sức mà họ đã bán ra thì người lao động trong doanh nghiệp đó sẽ hăng
hái lao động, tích cực cải tiến kỹ thuật, sáng tạo…đem lại hiệu quả sản xuất kinh
doanh cao. Ngược lại nếu doanh nghiệp không có chính sách đãi ngộ người lao
động tốt, người lao động được trả lương không xứng đáng với công sức mà họ
bỏ ra hoặc không công bằng trong việc trả lương thì sẽ không kích thích được
người lao động thậm chí họ sẽ bỏ việc.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đãi ngộ người lao động, sau
quá trình học tập tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội và thời

gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Tất Đạt em đã chọn
đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ
phần Xây dựng và Thương mại Tất Đạt” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, em hy
vọng qua chuyên đề này sẽ nghiên cứu sâu hơn về vấn đề công tác đãi ngộ người
lao động và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác đãi ngộ người
lao động tại Công ty.


Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty CP xây dựng và thương mại Tất
Đạt.
Chương 2: Thực trạng công tác đãi ngộ người lao động ở Công ty CP
xây dựng và thương mại Tất Đạt.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ người
lao động tại Công ty CP xây dựng và thương mại Tất Đạt.
Trong quá trình đi thực tập và làm Luận văn em đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của cô giáo hướng dẫn và cán bộ Công ty Tất Đạt. Tuy nhiên, do giới
hạn về thời gian nên Luận văn còn những thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được
ý kiến nhận xét và đóng góp của các thầy, các cô để em có thể rút kinh nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Kim Anh



CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỒ PHẦN XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI TẤT ĐẠT
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP xây dựng và thương
mại Tất Đạt
1.1.1 Giới thiệu về Công ty
Tên giao dịch: Công ty CP Xây dựng và Thương mại Tất Đạt
Tên giao dịch quốc tế: Tat Dat construction and Trading Joint Stock
Company.
Tên viết tắt: Tat Dat,.JSC. Giấy phép kinh doanh: Mã số 030300718
Mã số thuế: 0500558730
Người đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Tất Nguyện
Loại hình công ty: Cổ phần.
Trụ sở chính: 697, Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội
Quy mô (năm 2015)
- Vốn: 38.641.000.000 vnđ
- Nhân viên: 210 người
Điện thoại: 0433.546.6861/6862/6863. Fax: 0433.541.048
Email:
Website: www.vietbuildcenter.com
Logo:

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
CT CP xây dựng và thương mại Tất Đạt được thành lập ngày 07 tháng 05
năm 2007, là một doanh nghiệp ra đời trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang
trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới. Trong những ngày đầu thành lập,
công ty đã gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, nhân lực và thị trường tiêu thụ.
Những khó khăn đó đã làm điểm tựa để mang đến ý chí quyết tâm của toàn công
ty và giúp Ban giám đốc định ra được hướng đi cho mình phải làm sao để hoạt
động có hiệu quả và phát triển mạnh nhất để tạo ra một hệ thống siêu thị

Vietbuild chuyên bán hàng nội thất và vật liệu xây dựng đảm bảo uy tín, chất
lượng. Hàng hóa trong siêu thị một phần do công ty sản xuất tại viện nghiên cứu
1


sản phẩm mới (xưởng sản xuất). Công ty đồng thời là nhà phân phối các sản
phẩm nội thất, thiết bị vệ sinh cho nhiều thương hiệu nổi tiếng khác (Như: bình
nóng lạnh Ferroly, các sản phẩm của tập đoàn Sơn Hà, Tân Á, nội thất nhập
khẩu Italia Jonano, các sản phẩm của Toto, inax, ....). Hiện nay siêu thị Vietbuild
gồm 4 hệ thống:
+ Hệ thống siêu thị nội thất và vật liệu xây dựng Vietbuild tại 697, Giải
Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội.
+ Hệ thống siêu thị nội thất và vật liệu xây dựng Vietbuild tại Mê Linh
Plaza Hà Đông, Hà Nội.
+ Hệ thống siêu thị nội thất và vật liệu xây dựng Vietbuild tại KĐT Đại
Thanh, Thanh Trì, Hà Nội.
+ Hệ thống siêu thị nội thất và vật liệu xây dựng Vietbuild tại TTTM
Savico Megamall, 07-09 Nguyễn Văn Linh, Q. Long Biên, Hà Nội.
Sau 4 năm hoạt động, CT CP xây dựng và thương mại Tất Đạt đã đạt
được bước tiến dài và vững chắc. Hiện nay công ty kinh doanh trên 50.000 mặt
hàng khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu khác hàng từ gia đình, khách sạn, tòa nhà,
doanh nghiệp từ vừa và nhỏ đến lớn. Không những thế, Tất Đạt còn giúp đưa ra
những giải pháp tốt nhất cho người tiêu dùng về giá cả, chất lượng, tính năng
phù hợp nhất cho mục đích sử dụng.
Với phương châm: “Lợi ích của khách hàng là trên hết, lợi ích của người
lao động được quan tâm, lợi ích của cổ đông được chú trọng, đóng góp có hiệu
quả vào sự phát triển của cộng đồng”. Công ty luôn luôn tìm tòi, học hỏi một
cách nghiêm túc để ngày càng khẳng định được vị thế, chỗ đứng của mình trên
thương trường khắc nghiệt.
Với nguyên tắc “hoàn thiện trên từng bước tiến”, CT CP xây dựng và

thương mại Tất Đạt luôn không ngừng hoàn thiện mình, không chỉ trong công
tác chuyên môn và còn không ngừng hoàn thiện nhân cách, tác phong của từng
nhân viên để ngày càng nâng cao chất lượng phuc vụ khách hàng. Quyết tâm
đưa hệ thống siêu thị Vietbuild trở thành một hệ thống siêu thị nội thất và vật
liệu xây dựng hàng đầu Việt Nam và vươn xa ra thế giới.
Hiện nay công ty luôn tiếp tục triển khai các dự án đầu tư đi sâu vào
chuyên ngành nội thất và vật liệu xây dựng hoàn thiện nhằm định hướng cho sự
phát triển bền vững, với mục tiêu trở thành công ty hoạt động đa ngành dựa trên
2


nền tảng các sản phẩm chủ lực phục vụ ngành dịch vụ, tư vấn thiết kế và cung
cấp sản phẩm cho các công trình dân dụng.
Lịch sử phát triển của công ty là lịch sử của sự cố gắng nỗ lực, phấn đấu
không ngừng, rất đáng tự hào, một tổ chức kinh tế có tính kỷ luật cao, đội ngũ
cán bộ nhân viên năng động sáng tạo, không ngừng đổi mới tư duy làm vừa lòng
khách hàng. Những nỗ lực đó giúp CT CP xây dựng và thương mại Tất Đạt đã
khẳng định vị trí là một trong những đại siêu thị lớn nhất tại Hà Nội về quy mô
cũng như tiềm lực phát triển với hàng ngàn sản phẩm của các thương hiệu nổi
tiếng.
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động của Công ty
Công ty hiện nay hoạt động trong 3 lĩnh vực chính:
a. Hoạt động thương mại: Hệ thống Siêu thị Nội thất và VLXD Vietbuild
chuyên bán các mặt hàng chính sau:
+ Vật liệu xây dựng hoàn thiện.
+ Vật tư thiết bị điện, nước.
+ Nội thất, thiết bị vệ sinh.
+ Các sản phẩm trang trí.
Những sản phẩm này được công ty nhập từ các nhà sản xuất có thương
hiệu tốt trong và ngoài nước.

b. Hoạt động sản xuất: Sản xuất đồ gỗ tại viện nghiên cứu sản phẩm mới (xưởng
sản xuất).
Đại hội đồng cổ đông
c. Hoạt động lắp đặt và sửa chữa.
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý
Công ty có bộ máy quảnTổng
lý khágiám
linhđốc
hoạt, các phòng ban có vai trò cụ thể
để thực hiện các chức năng của công ty, giũa các phòng ban có sự liên kết chặt
chẽ nhằm hỗ trợ nhau linh hoạt, hướng tới một thể thống nhất (xem hình 1.1).
Hình 1.1 Sơ đồ Giám
cơ cấuđốc
tổ chức của Công ty
Giám đốc
Giám đốc
Kỹ thuật
Kinh doanh
Nhân sự

Phòng
Kỹ thuật

Kho

Phòng
Kế

hoạchVật tư

Phòng
Marketing

Viện nghiên cứu sản phẩm
mới (xưởng sản xuất)

Phòng
TC - KT

3

Phòng
Kinh
doanh

Phòng
Nhân sự

Phòng
Hành
Chính


Nguồn: Phòng Hành chính
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của phòng ban, bộ phận
Tổng giám đốc: Là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của
công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm về việc thực
hiện các quyền và nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao.

Ban giám đốc: Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty
theo sự ủy quyền của Hội đồng quản trị.
- Giám đốc kỹ thuật: Phụ trách hoàn toàn mảng kỹ thuật, sản xuất và
hiện công ty đang tập trung sản xuất trong lĩnh vực chính: sản xuất đồ nội thất.
+ Phòng kỹ thuật: Bộ phận Kỹ thuật tổng hợp: Mua, giao hàng, thu và
thanh toán tiền hàng một cách cẩn thận, chính xác.
+ Bộ phận Kho: quản lý hàng hóa xuất nhập và lưu trữ.
+ Phòng Kế hoạch – Vật tư: Tìm nhà Cung cấp tốt nhất với chính sách ưu
đãi tốt nhất để đem lại lợi nhuận cao và bền vững nhất cho Công ty. Dựa vào
khả năng tiêu thụ, chiến lược và kế hoạch kinh doanh, khả năng có được hiệu
quả, sức mạnh cạnh tranh hoặc nguy cơ rủi ro bị thiếu hàng để đáp ứng cho việc
dinh doanh của Siêu thị. Từ đó, phòng Kế hoạch - Vật tư lên kế hoạch nhập
hàng theo các tiêu chí: chủng loại, số lượng, tổng giá trị, xuất xứ, nhà cung cấp
nào...vv.
Viện nghiên cứu sản phẩm mới: Nghiên cứu các sản phẩm, các dòng hàng
mới, tối ưu, chất lượng và giá thành cạnh tranh và đi vào sản xuất, hoàn thiện
toàn bộ hàng hóa đó để cung cấp cho các siêu thị bán lẻ và cung cấp cho các
công trình dự án cũng như kênh bán buôn của siêu thị.
Xưởng sản xuất: Tiếp nhận bản vẽ từ bộ phận thiết kế và khách hàng và
phản hồi về tính hợp lý trong thiết kế.
+ Thống kê vật tư, vật liệu trên cơ sở chất liệu và bản vẽ chi tiết.

4


+ Gia công sơ bộ: Tiến hành phân loại vật tư cho vào từng phần việc và
đo kích thước cụ thể, xử lý kỹ thuật (phơi khô, sấy,…) trước khi thực hiện (đối
với gỗ tự nhiên)...
+ Gia công sản phẩm: Trên cơ sở bản vẽ chi tiết tiến hành cắt và pha gỗ,
chọn vân gỗ, bề mặt gỗ để sắp xếp vào các vị trí thích hợp.

+ Chuẩn bị lắp ráp sản phẩm: Dựng sản phẩm theo bản vẽ chi tiết, quản
đốc Xưởng kiểm tra lần 1 đối với sản phẩm (độ phẳng, thẳng, kết cấu sản phẩm,
…) trước khi chuyển sang bộ phận sơn gỗ.
+ Hoàn thiện sản phẩm, lắp đặt và nghiệm thu.
- Giám đốc kinh doanh: Với hệ thống phát triển của công ty bao gồm
nhiều mảng, bao gồm cả hai lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nên mảng tài
chính có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của công
ty.
+ Phòng Kinh doanh: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm,
theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch; Xây dựng các chính sách bán hàng,
tiếp thị và nghiên cứu thị trường.
+ Bộ phận Bán hàng: mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm chất lượng và
sự hài lòng đến với khách hàng.
+ Phòng Tài chính - Kế toán: Đảm nhiệm chức năng luân chuyển vốn cho
toàn hệ thống: Huy động vốn, phân bố dòng vốn, quản trị dòng vốn và kiểm soát
dòng vốn, tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong các hoạt động như:
Hạch toán và kết toán sổ sách kế toán; Quản lý mọi hoạt động tài chính của công
ty; Lập báo cáo kết quả SXKD và Báo cáo tài chính doanh nghiệp; Kiểm soát
mọi hoạt động chi tiêu tài chính của công ty về giá đầu vào, đầu ra; Thực hiện
nghiệp vụ kế toán quản trị; Quản lý và thu hồi nợ.
+ Phòng Marketting: Nghiên cứu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đưa ra
những chính sách nhằm quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường.
- Giám đốc nhân sự:
+ Phòng Hành chính-Tổng hợp: tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc
trong các hoạt động trong và ngoài công.
+ Phòng nhân sự: Tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm toàn diện
trước Ban lãnh đạo công ty về kết quả công tác tổ chức, nhân sự theo đúng quy
định của Nhà nước và nội quy, quy chế của Công ty.
1.3 Đặc điểm các nguồn lực của doanh nghiệp
5



1.3.1 Đặc điểm nguồn vốn
Trong 3 năm qua, CT CP xây dựng và thương mại Tất Đạt đã vận hành tốt
nguồn vốn của mình, làm cho nguồn vốn công ty tăng lên đáng kể trong 3 năm
2013-2015. Tổng nguồn vốn có xu hướng gia tăng cụ thể: tăng từ 33,982 tỷ
đồng (năm 2013) lên đến 38,641 tỷ đồng (năm 2015). Trong đó vốn chủ sở hữu
luôn chiếm trên 50% (xem bảng 1.1).
Bảng 1.1: Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2013 – 2015
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2013
Chỉ
tiêu
Tổng
vốn

Năm 2014

Năm 2015

Chênh lệch
2014/2013
Số
tuyệt
%
đối

Chênh lệc
2015/201
Số

tuyệt
%
đối

Số
lượng

Tỷ
trọng
(%)

Số
lượng

Tỷ
trọng
(%)

Số
lượng

Tỷ
trọng
(%)

33.982

100

35.524


100

38.641

100

1.542

4,538

3.117

8,7

Chia theo sở hữu
Vốn
chủ
sở
hữu
Vốn
vay

19.620

57.736

19.328

54,408


19.941

51,605

-292

-1,51

613

3,1

14.362

42,264

16.196

45,592

18.700

48,395

1.834

12,77

2.504


15,

Chia theo tính chất
Vốn
cố
định
Vốn
lưu
động

15.475

45,539

16.026

45,113

19.035

49,261

551

3,560

3.009

18,


18.507

54,461

19.498

54,887

19.606

50,739

991

5,354

108

0,5

Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Số liệu bảng 1.1 cho thấy, nguồn vốn của công ty được hình thành bằng
hai nguồn chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay và được chia theo tính
chất sử dụng thì phân thành vốn cố định và vốn lưu động. Tổng vốn kinh doanh
của năm 2014 lớn hơn năm 2013 là 1.542 triệu đồng, tăng 4,538% và năm 2015
lớn hơn năm 2014 là 3.117 triệu đồng, tăng lên 8,744%. Đó là do hoạt động kinh
doanh của công ty ngày càng phát triển, nguồn vốn ngày càng gia tăng, đầu tư
cho phát triển, mở rộng thị trường, mặt hàng. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu
6



qua mỗi năm đều có sự biến động theo hướng tích cực, nguồn vốn chủ sở hữu
cho thấy tầm lớn mạnh, tiềm lực về kinh tế của công ty cổ phần mà ở đây là số
vốn góp của các cổ đông.
1.3.2 Đặc điểm nguồn nhân lực
Con người là yếu tố chính cho sự phát triển của doanh nghiệm, tùy thuộc
vào từng doanh nghiệp mà các nhà quản lý có những chiến lược tiêng về phát
riển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình như: tuyển dụng, đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh thương mại của doanh
nghiệp mình.
Tổng nhân lực của công ty năm 2015 là 210 người. Nhìn chung đội ngũ
cán bộ nhận viên được đào tạo và nâng cao trình độ, kinh nghiệm đảm bảo đáp
ứng khả năng kinh doanh của công ty qua các năm (chi tiết xem chương II).
1.3.3 Đặc điểm nguồn lực vật chất
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh
nghiệp công ty đã đầu tư hạ tầng vật chất và máy móc thiết bị hiện đại (Xem
bảng 1.2 và bảng 1.3).
Bảng 1.2: Cơ sở hạ tầng của Công ty
St

Tên cơ sở

Địa chỉ

Diện tích

t
1


Trụ sở chính

Số 697, Giải Phóng, Hoàng Mai, HN

2

(Siêu thị nội thất và VLXD)
Cơ sở 1

(Thuê mặt bằng kinh doanh)
TTTM Mê Linh Plaza Hà Đông – HN

700 m2

3

(Siêu thị nội thất và VLXD)
Cơ sở 2

(Thuê mặt bằng kinh doanh)
07-09 Nguyễn Văn Linh,Q. Long Biên, HN

800 m2

4

(Siêu thị nội thất và VLXD)
Cơ sở 3

(Thuê mặt bằng kinh doanh)

KĐT Đại Thanh, Thanh Trì, HN

500 m2

5

(Siêu thị nội thất và VLXD) (Thuê mặt bằng kinh doanh)
Viện nghiên cứu sản phẩm
Cống Đặng, Thạch Thất, Hà Nội
mới (Bao gồm cả xưởng sản
(Thuộc sở hữu của Cty)
xuất đồ gỗ)

1.700 m2

2.000 m2

Nguồn: Phòng Hành Chính
7


Hiện nay công ty có 1 trụ sở chính, 3 cơ sở sản xuất và 1 viện nghiên cứu
sản phẩm. Việc mở rộng thị trường kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của thị
trường, đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Bên cạnh đó còn giúp
công ty gia tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành.
Bảng 1.3 : Máy móc thiết bị của Công ty
Stt

Các loại máy móc thiết


Số

Năm

bị

lượng
30
12
02
15

sản xuất
2009
2009
2009
2009

1
2
3
4

Máy tính
Máy in
Máy fax
Điều hòa nhiệt độ

5


Ô tô con

03

2010

6

Máy photocopy

04

2009

7

Xe máy

08

2008

8
9
10
11
12

Ô tô chở hàng loại 5 tạ
Ô tô chở hàng loại 1 tấn

Ô tô chở hàng loại >1 tấn
Xe ba gác chở hàng
Máy khoan, máy bắn

02
02
01
01
50

2009
2008
2008
2006
2012

ghim, các loại máy

Tính năng
Công việc văn phòng, kinh doanh
Công việc văn phòng
Công việc văn phòng
Phục vụ cho công việc
Phục vụ ký kết hợp đồng và giao
dịch với đối tác
Công việc văn phòng, kinh doanh
Khảo sát thị trường, Xuất – nhập
hàng hóa
Xuất – nhập hàng hóa
Xuất – nhập hàng hóa

Xuất – nhập hàng hóa
Xuất – nhập hàng hóa
Sản xuất sản phẩm mới, sửa chữa,
lắp đặt, bảo hành…

khác...
13 Các trang thiết bị khác để

Phục vụ quá trình làm việc

phục vụ sản xuất đồ gỗ
Nguồn: Phòng kế hoạch – vật tư
Công ty đã trang bị những máy móc cơ bản như các loại ô tô có tải trọng
từ 5 tạ đến hơn 1 tấn để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, bên cạnh đó còn
có các loại xe ba gác chở hàng với số lượng ít.
Ngoài những phương tiện vận tải, công ty còn trang bị đầy đủ các máy
móc, thiết bị phục vụ cho các phòng ban như: máy tính, máy in, máy fax....

8


1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong 3 năm qua từ 2013-2015 kết quả sản xuất kinh doanh Công ty có
những thay đổi rõ rệt được thể hiện qua một số chỉ tiêu (Xem bảng 1.4).
Bảng 1.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2013 – 2015

Chỉ tiêu

Đơn vị


Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

1.Doanh thu bán
hàng và cung
Tr.đ
32.863 36.895 45.314
cấp dịch vụ
2.Tổng lao động
Người
180
191
210
3.Tổng vốn kinh
33.982 35.524 38.641
doanh
3a. Vốn cố định
15.475 16.026 19.035
Tr.đ
bình quân
3b. Vốn lưu
18.507 19.498 19.606
động bình quân
4. DT thuần

Tr.đ
32.863 36.895 45.314
5. Tổng chi phí
Tr.đ
29.822 33.420 40.265
6.Lợi nhuận sau
Tr.đ
3.041
3.475
5.049
thuế
7.Nộp ngân sách
Tr.đ
526
842
1.028
8.Thu nhập bình
1.000
3,640
3,881
4,018
quân 1 lao động đồng/tháng
9.Năng suất lao
Tr.đ
182,572 193,167 215,781
động BQ năm
10. ROA (Tỷ
suất lợi nhuận
Chỉ số
0,089

0,098
0,131
/Tổng TS)
11.ROS (Tỷ suất
lợi nhuận/Doanh
Chỉ số
0,092
0,094
0,111
thu bán hàng)
12.ROE (Tỷ suất
lợi nhuận
Chỉ số
0,155
0,179
0,253
/VCSH)
13.Số vòng quay
Vòng
1,775
1,892
2,311
vốn lưu động

Chênh lệch
2014/2013
Số
tuyệt
%
đối


Chênh lệch
2015/2014
Số
tuyệt
%
đối

4.032

12,269

8.419

22,818

11
1,542

6,11
4,538

19
3.117

9,95
8,774

551


3,56

3,009

18,775

991

5,354

108

0,553

4.032
3.598

12,269
12,065

8.419
6.845

22,818
20,482

134

3,488


1.074

27,019

316

12,698

186

22,090

0,241

6,620

0,317

3,530

10.595

5,803

22,614

11,707

0,009


10,112

0,033

33,673

0,002

2,174

0,017

18,085

0,024

15,484

0,074

41,341

0,117

6,591

0,419

22,145


Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán

9


Bảng 1.4 cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
2013 - 2015 như sau:
Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty có xu hướng gia
tăng qua các năm. Năm 2014, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 36.895
triệu đồng, tăng 4.032 triệu đồng, tương ứng tăng 12,269% so với năm 2013.
Sang đến năm 2015, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 45.314 triệu
đồng so với năm 2014, tăng 8.419 triệu đồng, tương ứng tăng 22,818% so với
năm 2014. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty trong giai đoạn
này là tương đối tốt, số lượng hợp đồng về cung cấp vật liệu xây dựng, nội thất
xây dựng gia tăng nên doanh thu bán hàng có xu hướng gia tăng. Để có được
điều này là nhờ chính sách quản lý, chính sách bán hàng của công ty là hợp lý.
Về lợi nhuận sau thuế:
Cùng với sự gia tăng về doanh thu là sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế năm 2014 là 3.475 triệu đồng so với năm 2013 là 3.041 triệu
đồng tăng 134 triệu đồng, tương ứng tăng 3,488% so với năm 2013. Sang đến
năm 2015, lợi nhuận tiếp tục gia tăng, tăng 27,019% so với năm 2014. Điều này
cho thấy trong giai đoạn này công ty hoạt động tương đối ổn định, công ty làm
ăn có lãi qua các năm.
Về khoản nộp ngân sách: Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà
nước, mức nộp ngân sách cũng vì thế mà tăng dần lên, từ năm 2013 là 526 triệu
và tăng 12,698% ở năm 2014. Đến năm 2015, công ty nộp ngân sách là 0,228
triệu đồng, tăng 22,090% so với năm 2014. Điều này cho thấy công ty làm ăn
ngày càng có lãi và đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Về thu nhập bình quân 1 lao động trong 1 tháng: Thu nhập của người

lao động tăng lên theo các năm, năm 2013 là 3,640 triệu, tăng 6,620% trong năm
2014 và đến năm 2015 là 4,018 triệu đồng, cao hơn 3,530% so với năm 2014,
mức lương đã cải thiện mức sống của người lao động. Đây là một sự đáng mừng
và sẽ còn tiếp tục được cải thiện trong những năm tiếp theo.
Về năng suất lao động bình quân năm: Nhìn vào biểu kết quả sản xuất
kinh doanh ta thấy, năng suất lao động bình quân năm ngày càng tăng từ năm
2013 đến năm 2015. Năm 2013, năng suất đạt 182,575 triệu đồng, đến năm
10


2014, năng suất tăng lên 10,595 triệu đồng. Năm 2015, con số này tăng lên đáng
kể, đạt 215,781 triệu đồng, tăng lên 11,707% so với năm 2014. Điều này cho
thấy công ty đã có những chiến lược hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động
của nhân viên và từ đó thu được nhều lợi nhuận hơn.
Về tỷ suất lợi nhuận /doanh thu tiêu thụ: Chỉ số này có sự biến động
tăng dầntrong các năm. Năm 2013 là 0,092, năm 2014 tăng lên không đáng kể
0,002%, (chỉ số đạt 0,094) và đến năm 2015 chỉ số này lại tiếp tục tăng thành
0,111, tăng 18,085% so với năm 2014. Chứng tỏ công ty làm ăn ngày càng có
lãi hơn qua các năm.
Về tỷ suất lợi nhuận/ Tổng TS: Chỉ số này tăng dần qua các năm, Năm
2013, chỉ số này đạt 0,089, đến năm 2014 chỉ số này tăng lên 10,112% trở thành
0,098 và đến năm 2015, chỉ số này tăng lên, đạt con số 0,095, tăng 33,673%.
Điều này cho thấy công việc kinh doanh của công ty có hiệu quả do có được
những chính sách, hoạch định, những chủ trương hợp lý.
Về tỷ suất lợi nhuận/ VSCH: Chỉ số này tăng dần qua các năm, năm
2013, chỉ số này đạt 0,155 đến năm 2014 chỉ số này tăng lên 15,484% trở thành
0,179 và đến năm 2015 chỉ số này tăng lên là 0,253. Điều này cho thấy hiệu quả
sử dụng vốn chủ sở hữu đã tăng qua các năm, tình hình kinh doanh của công ty
có hiệu quả.
Về vòng quay vốn lưu động: Số vòng quay vốn ngày càng tăng, năm

2013 số vòng quay là 1,775 vòng, đến năm 2014, số vòng quay vốn là 1,892
vòng và đến năm 2015 đạt 2,311. Chi số này phản ánh một động vốn lưu động
bình quân trong kỳ sẽ tham gia và tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ
tiêu càng cao chứng tỏ vốn lưu động của công ty vận động càng nhanh, đây là
nhân tố góp phần nâng cao năng suất của doanh nghiệp. Qua đó cho ta thấy, khả
năng quay vòng vốn của công ty là rất lớn, không bị ứ đọng vốn.
Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước nói chung, trên địa bàn nói riêng có
nhiều biến động phức tạp, song hoạt động kinh doanh của công ty vẫn duy trì
ổn định để có được điều này bản thân công ty đã nhìn nhận ra vắn đề khủng
hoảng theo chiều hướng tích cự xây dựng biện pháp kinh doanh hợp lý bù đắp

11


các lỗ hổng tạo ra nhiều cơ hội tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.

12


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NGƯỜI LAO
DỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI
TẤT ĐẠT
2.1

Đặc điểm về lao động của công ty

2.2.1

Cơ cấu lao động theo tính chất lao động, giới tính, trình độ, độ tuổi

Đội ngũ lao động là một trong những thế mạnh của công ty. Thông qua

việc tuyển dụng theo phương pháp kiểm tra đầu vào bài bản, chặt chẽ đã lựa
chọn cho công ty được đội ngũ công nhân viên có năng lực và có trình độ
chuyên môn, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được liên tục và
hiệu quả. Cơ cấu lao động tại công ty năm 2013 – 2015 (Xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty qua 3 năm 2013 – 2015.
ĐVT: Người
Chỉ tiêu

Tổng số lao
động

Năm 2013
Số
Tỉ
lượng trọng
(%)
100

140

Chênh lệch
Năm 2015
2014/2013
Số
Tỉ
Tuyệt %
lượng trọng
đối

(%)

Chênh lệch
2015/2014
Tuyệt
%
đối

191
100
210
100
Phân theo tính chất lao động

11

6,11

19

9,95

77,77

143

75.24

11


7,86

24

15,89

40

22,3

48

0

0

5

12,5

-Nam
-Nữ

115
65

63,9
36,1

8

3

13,8
4,6

18
1

14,6
1,47

-Đại học và
trên đại học
-Cao đẳng
và trung cấp
-PTTH hoặc
THCS

42

23,33

25.14
52
24.76
Phân theo giới tính
123
64,4
141
67,1

68
35,6
69
32,9
Phân theo trình độ
49
25,7
51
24,3

7

16

2

4,08

76

42,22

81

42,4

100

47,6


5

6,5

9

23

62

34,44

61

31,9

59

28,1

-1

-1,6

-2

-3,27

Trên 45 tuổi
-Từ 25 tuổi

đến 45 tuổi
-Dưới 25
tuổi

29
97

16,1
53,9

34
105

Phân theo độ tuổi
17,8
38
18,1
55
117
55,7

5
8

17,2
8,2

4
12


11,8
11,4

54

30

52

-2

-3,7

3

5,7

-Lao động
trực tiếp
-Lao động
gián tiếp

180

Năm 2014
Số
Tỉ
lượng trọng
(%)


74,86

27,2

158

55

26,2

Nguồn: Phòng nhân sự
Qua bảng 2.1 cơ cấu nguồn lao động của công ty cho ta thấy lao động của
công ty qua mỗi năm đều có sự thay đổi tuy không nhiều. Năm 2013, tổng số lao
13


động của doanh nghiệp là 180 người, đến năm 2014 tăng thêm 11 người và đến
năm 2015 tổng số lao động là 210 người, tăng 19 người so với năm 2013. Vì
loại hình, tính chất hoạt động của công ty là công ty chuyên sản xuất và thương
mại trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và các lĩnh vực nặng nhọc nên cơ cấu lao
động nam thường cao hơn khoảng gấp đôi so với nữ, lao động trực tiếp cao hơn
lao động gián tiếp. Trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm phần lớn trong cơ cấu
lao động phân theo trình độ của công ty và đòi hỏi nhân viên là những người trẻ,
năng động, cùng với những người chuyên gia đã có kinh nghiệm nên độ tuổi chủ
yếu của lao động trong khoảng từ 20 đến 45 tuổi.
Để luôn theo kịp yêu cầu mới công ty rất chú trọng việc đầu tư cho cán bộ
công nhân viên theo học các khóa học về quản lý, về kỹ năng chăm sóc, thuyết
phục khách hàng…Ngoài ra, mỗi nhân viện được bố trí làm việc đúng với
chuyên môn của mình để phát huy tối đa thế mạnh, phát triển kỹ năng. Không
những vậy, công ty yêu cầu mọi nhân viên bán hàng đều phải trực tiếp tham gia

ít nhất hai công trình lớn để có kinh nghiệm thực tế cũng như có được những
đánh giá xác thực nhất và chất lượng của hệ thống.
Đội ngũ nhân viên luôn minh bạch và có tinh thần trách nhiệm, luôn thể
hiện tính chuyên nghiệp và sáng tạo là cơ sở cho thành công và cũng là giá trị
cốt lõi của Công ty.
Công ty đã xây dựng môi trường và điều kiện làm việc tốt, trang bị các
thiết bị hiện đại để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và khẳng định
tính chuyên nghiệp khi giao dịch với đối tác và khách hàng.
CT CP xây dựng và thương mại Tất Đạt với một hệ thống nhân viên và
lãnh đạo chuyên nghiệp hóa, gồm nhiều thành viên đã có kinh nghiệm lâu năm
trong lĩnh vực kinh doanh. Cơ cấu tổ chức phân theo chức năng được quản lý và
điều hành chặt chẽ theo mô hình tương tác hai chiều dọc và chiều ngang hợp lý,
cho phép việc điều hành từ cấp trên đến cấp dưới xuyên suốt trong quá trình
thực hiện công việc và hoàn thành mục tiêu.
2.2.2 Tình hình bố trí và sử dụng nhân lực theo phòng ban và bộ phận
Công ty luôn biết cách bố trí sắp xếp nhân sự vào các vị trí phù hợp với
trình độ, năng lực chuyên môn, khả năng làm việc,... của từng người nhằm đạt
hiệu quả cao nhất (Xem bảng 2.2)
14


Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo phòng ban
ĐVT: Người
Năm

Năm

2013
180


2014
191

1
3
20
5

1
3
22
5

1
3
22
5

0
0
10
0

0
0
0
0

mới (bao gồm cả xưởng sản


70

75

79

7.14

5.33

xuất đồ gỗ)
Phòng Kế hoạch –Vật tư
Phòng Marketing
Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng nhân sự
Phòng hành chính

14
10
8
43
3
3

14
12
10
43
3

3

Chỉ tiêu
1.Tổng số lao động
2.Bố trí theo phòng ban
Tổng giám đốc
Giám đốc
Phòng kỹ thuật
Kho
Viện nghiên cứu sản phẩm

Năm 2014/2013 2015/2014
(%)
(%)
2015
210

14
0
0
14
20
16.67
11
25
10
54
0
25.58
4

0
33.33
3
0
0
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Cung như nhiều doanh nghiệp cùng ngành, CT CP xây dựng và thương

mại Tất Đạt luôn trú trọng việc sắp xếp bố trí nhân sự vào các vị trí phù hợp với
trình độ và năng lực chuyên môn, khả năng làm việc... của từng nhân viên nhằm
đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Ta có thể thấy điều đó trong bảng 2.2.
Công ty phân chia nhân sự thành 7 phòng ban, 1 kho và 1 viện nghiên cứu
sản phẩm mới. Trong giai đoạn năm 2013 – 2015 có sự biến động nhân sự ở
phòng kỹ thuật là 2 người, phòng Marketing từ 10 người năm 2013 lên 14 người
năm 2015, phòng kế toán từ 8 người năm 2013 lên 11 người năm 2015. Sự bổ
sung nguồn nhân sự để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của công ty, đáp ứng bộ
máy nhân sự tại các phòng ban được hoạt động trơn tru.
2.2

Thực trạng công tác đãi ngộ vật chất người lao động tại công ty
Bên cạnh việc phân đấu hoàn thành các chỉ tiêu về kế hoạch sản xuất

kinh doanh đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị máy móc. Để hiệu
quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao hơn các nhà quản trị cần phải có công
tác đãi ngộ người lao động xứng đáng với sức lực mà họ đã cống hiến cho Công
15


ty. Công tác đãi ngộ người lao động của Công ty trong 3 năm vừa qua được
đánh giá qua 3 lĩnh vực sau:

- Tiền lương
- Tiền thưởng
- Phúc lợi
2.2.1 Tiền lương
a. Nguyên tắc thiết kế tiền lương
- Trả lương ngang nhau cho những lao động ngang nhau.
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động, dùng
thước đo lao động để đánh giá, so sánh và thực hiện việc trả lương. Những
người lao động khác nhau về trình độ, năng lực tuổi tác, giới tính, nhưng có
đóng góp sức lao động như nhau thì được trả lương như nhau.
Trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau bao hàm ý nghĩa đối
với những công việc khác nhau thì cần thiết phải có sự đánh giá đúng mức và
phân việt công bằng chính xác trong việc trả lương.
Nguyên tắc này được thể hiện trong các thang lương, bảng lương và các
hình thức trả lương cũng như các chính sách về tiền lương. Đây là nguyên tắc
quang trọng vì nó đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng trong việc trả công
lao động, có tác dụng khuyến khích mạnh mẽ đối với người lao động.
- Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn lương bình quân.
Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ năng của người lao
động, năng suất lao động không ngừng tăng lên. Đó là một quy luật. Theo đó
tiền lương của người lao động tăng lên không ngừng. Việc tăng tiền lương và
tăng năng suất lao động có mối quan hệ chặt chẽ, tuy nhiên, tốc độ tăng năng
suất lao động bình quân phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.
- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động
làm các nghề khác nhau trong Công ty.
Nguyên tắc này dựa trên các cơ sở:
Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành: Do đặc
điểm khác nhau về tính chất phức tạp và trình độ công nghệ về đào tạo ở các
16



ngành nghề khác nhau, dẫn đến trình độ lành nghề bình quân giữa các ngành
cũng khác nhau. Sự khác nhau này cũng cần thiết phải được phân biệt trong trả
lương, có như vậy mới khuyến khích người lao động học tập, rèn luyện, nâng
cao trình độ lành nghề và kỹ năng làm việc.
Điều kiện lao động: Điều kiện lao động khác nhau ảnh hưởng đến mức
hao phí sức lao động khác nhau. Những người làm việc trong điều kiện nặng
nhọc, độc hại, hao tốn nhiều sức lực phải được trả lương cao hơn so với những
người làm việc trong điều kiện bình thường.
- Thực hiện phân phối tiền lương trả cho CBCNV phụ thuộc vào năng suất,
hiệu quả công việc, kết quả lao động của từng người, từng bộ phận.
- Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc
trong công ty, không sử dụng vào mục đích khác.
- Các chứng từ về việc chi tiền lương và thu nhập của từng người lao động
được lưu tại Phòng hành chính và phòng tài chính kế toán của Công ty.
b. Căn cứ xây dựng tiền lương
- Căn cứ vào mức lương tối thiểu của nhà nước. Cụ thể những quy định
về mức lương tối thiểu của nhà nước là:
+ Căn cứ vào nghị định số 103/2012/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng
năm 2012.
+ Căn cứ vào nghị định số 182/2013/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng
năm 2013.
+ Căn cứ vào nghị định số102/2014/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng
năm 2014.
+ Căn cứ vào nghị định số 103/2015/NP-CP về mức lương tối thiểu vùng
năm 2015.
Dựa trên các nguyên tắc nêu trên Công ty đã đề ra những quy định chi tiết
về tiền lương trong Công ty như sau:
c. Thực trạng công tác trả lương
Trả lương theo thời gian


17


Áp dụng đối với những lao động gián tiếp gồm: Giám đốc, cán bộ nhân
viên văn phòng, kế toán, tổ chức hành chính.
Để tính lương theo thời gian công ty sử dụng hệ số là hệ số phụ cấp.
Hệ số cấp bậc được tính theo từng chức vụ (xem bảng 2.3)
Bảng 2.3 Bảng hệ số cấp bậc
Chức vụ
Giám đốc
Kế toán trưởng
Trưởng phòng
Phó phòng
Nhân viên các phòng

Mức

Mức 1
Mức 2
Mức 1
Mức 2
Mức 1
Mức 2
Mức 3

Hệ số cấp bậc
6,5
5,6
5,3

5,0
4,7
4,4
3,5
2,9
2,3
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán

Hệ số phụ cấp được tính cho nhóm các đối tượng khác nhau (xem bảng
2.4)

18


Bảng 2.4 Các loại phụ cấp
Loại phụ cấp và nhóm đối tượng
1.Phụ cấp chức vụ (Áp dụng cho Giám đốc, các trưởng phòng,

Hệ số phụ cấp

0,4
phó phòng)
2.Phụ cấp trách nhiệm (áp dụng cho thủ quỹ, lái xe, tổ trưởng)
0,3
(Nguồn: phòng Tài chính – kế toán)
Lương theo thời gian được tính theo công thức:
Lương tối thiều × Hệ số lương
Lương được =
hưởng


× Ngày công ×

Phụ cấp

thực

(nếu có)

Ngày công theo quy định

Ví dụ: Lương thực tế trả cho 1 số công nhân viên tháng 12 năm 2014.
Lương cơ bản : 2.700.000 vnđ, ngày công theo quy định: 26 ngày/tháng.
Bảng 2.5 Lương thực tế trả cho 1 số công nhân viên tháng 12 năm 2015
ĐVT: Đồng
STT

Họ và tên

1

Phạm Văn Khánh

2

Nguyễn Thị Phương
Liên

3

Nguyễn Thị Dương


4

Nguyễn Như Đường

5

Vũ Thị Hoa

6

Trần Thị Vóc

Chức
danh
Giám
đốc
Trưởng
phòng
Phó
phòng
Trưởng
phòng
Nhân
viên
Kế toán
truởng

Hệ số cấp
bậc


Hệ số
phụ cấp

Ngày công
thực

Lương thực
lĩnh

6,5

0,4

26

18,630,000

5,6

0,4

26

15,120,003

4,7

0,4


27

13,178,079

5,6

0,4

28

16,283,078

3,5

0

26

9,450,000

5,6

0,4

26

15,120,001

Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Trả lương theo sản phẩm

Áp dụng đối với khối lao động trực tiếp: nhân viên làm việc tại viện
nghiên cứu sản phẩm mới. Tiền lương căn cứ vào định mức đơn giá và sản
lượng hoặc chất lượng công việc hoàn thành.
Công thức: Tiền lương = Sản lượng sản phẩm × đơn sản phẩm
19


Bảng 2.6 Lương thực tế trả cho một số công nhân trả lương theo sản phẩm
ĐVT: Đồng
STT

Họ và tên

1
2
3
4
5
6
7

Nguyễn Văn An
Trần Nguyên
Nguyễn Văn Bình
Nguyễn Tất Tố
Cao văn Tý
Võ văn Cảnh
Trần Nguyên

Chức


Sản lượng

danh
Thợ sofa
Thợ sofa
Thợ gỗ
Thợ gỗ
Thợ gỗ
Thợ gỗ
Thợ sofa

Đơn giá

Lương

sản phẩm
thực lĩnh
5
1.500.000
7,500,000
6
1.200.000
7,200,000
15
800.000
12,000,000
12
700.000
8,400,000

10
600.000
6,000,000
9
750.000
6,750,000
8
1.300.000
10,400,000
Nguồn: phòng Tài Chính – kế toán

Ưu điểm: thực hiện tốt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động; khuyến
khích người lao động nâng cao năng suất lao động, trình độ tay nghề, sử dụng có
hiệu quả các máy móc thiết bị và thời gian làm việc; thúc đẩy việc cải tiến sản
xuất tổ chức lao động ở các công trường, tổ, đội; thúc đẩy công tác kiện toàn
định mức, thống kê, kế toán, kiểm tra chất lượng sản phẩm; kết hợp hài hòa ba
lợi ích: nhà nước, tập thể và người lao động.
Nhược điểm: hình thức tiền lương này thường hay gây ra tâm lý chạy
theo số lượng nên chất lượng sản phẩm đôi khi bị hạn chế.
Điều kiện thực hiện trả lương theo sản phẩm: xây dựng dịnh mức kỹ thuật
đúng đắn; làm tốt công tác kiểm tra chất lượng, nghiệm thu sản phẩm.
2.2.2 Tiền thưởng
Để kích thích động viên khuyến khích người lao động luôn hăng say có
trách nhiệm với công việc của công ty, ngoài hình thức trả lương cho người lao
động công ty còn tận dụng hình thức tiền thưởng để trả cho người lao động.
Nguồn hình thành quỹ khen thưởng:
Tiền thưởng của Công ty được hình thành từ hai nguồn:
- Trích từ quỹ khen thưởng phúc lợi của Công ty.
- Trích một phần từ quỹ tiền lương dự phòng của Công ty.


20


Công ty có chế độ khen thưởng kỷ luật rõ ràng nhằm kích thích động viên
cán bộ công nhân viên hăng say nhiệt tình, đồng thời răn đe những cán bộ công
nhân viên, lao động không có ý thức lao động thật sự.
Cứ 6 tháng một lần cán bộ công nhân viên trong Công ty được xem xét bổ
sung tiêu chuẩn thi đua. Ngoài mức thưởng thường xuyên theo tháng, đợt xét
thưởng công ty còn có thưởng đột xuất như:
- Sáng tạo công nghệ mới đem lại hiệu quả cao.
- Tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Tìm kiếm được khách hàng mới, tiêu thụ nhiều sản phẩm.
Mức thưởng được tính theo hiệu quả làm lợi cho Công ty, theo giá trị hiện
vật thu hồi.
Hiện nay mức thưởng mà công ty đang áp dụng được tính như sau:
TT = NC x TTBQ x TLT
Trong đó:
TT: Tiền thưởng được hưởng
NC: Ngày công làm việc thực tế trong kỳ.
TTBQ: Tiền thưởng bình quân trong kỳ.
TLT: Tỷ lệ thưởng
Nếu ngày công làm việc <1/2 ngày làm việc thì bị trừ 100% tiền thưởng.
Làm việc không đúng giờ, ngày nghỉ bù không được tính thưởng.

21


×