Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Noi dung giao an dia 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.03 KB, 23 trang )

Bài 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
1. Phương pháp kí hiệu.
- Đối tượng biểu hiện:
+ Biểu hiện các đối tượng được phân bố theo những điểm cụ thể.
+ Ký hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng.
- Các dạng kí hiệu:
+ Ký hiệu hình học.
+ Ký hiệu chữ.
+ Ký hiệu tượng hình.
- Khả năng biểu hiện:
+ Vị trí phân bố của đối tượng.
+ Số lượng, quy mô, chất lượng.
+ Động lực phát triển của đối tượng.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
- Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, KT - XH.
- Khả năng biểu hiện:
+ Tốc độ, khối lượng di chuyển của đối tượng.
+ Hướng di chuyển của đối tượng.
3. Phương pháp chấm điểm.
- Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.
- Khả năng biểu hiện:
+ Sự phân bố của đối tượng.
+ Số lượng của đối tượng.
4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.
- Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong
đơn vị lãnh thổ đó.
- Khả năng biểu hiện:
+ Số lượng, chất lượng của đối tượng.


+ Cơ cấu của đối tượng
Bài 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG
I. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.
1. Trong học tập.
Học ở lớp, ở nhà, làm bài kiểm tra
2. Trong đời sống.
- Tìm đường, xác định vị trí.
- Phục vụ các ngành sản xuất.
- Trong quân sự: nghiên cứu địa hình, địa vật trong phòng thủ và tấn công.
⇒ Sử dụng rộng rãi trong đời sống.
II. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập.
1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ.
a. Chọn bản đồ phù hợp
b. Đọc bản đồ phải tìm hiểu về tỉ lệ và kí hiệu bản đồ.
- Dựa tỉ lệ bản đồ xem mỗi cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu m, km trên thực địa để tính khoảng cách
thực tế.
- Dựa vào kí hiệu bản đồ để nắm được các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ.
c. Xác định phương hướng trên bản đồ.
- Dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến.
- Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc.
2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat.
- Nắm được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Phải so sánh với bản đồ cùng loại ở các khu vực khác nhau để hiểu được đặc điểm, bản chất của các
đối tượng địa lí trên bản đồ.
1


Chuyên đề 1: TÌM HIỂU VỀ VŨ TRỤ VÀ
NHỮNG HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT
Hoạt động 1

I. Khái quát về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
1. Vũ trụ.
- Là khoảng không gian vô tận, chứa các Thiên hà.
- Thiên hà là tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ.
- Thiên hà chứa HMT và các hành tinh của nó gọi là Dải Ngân Hà.
2. Hệ Mặt Trời.
- Khái niệm: Là một tập hợp các thiên thể trong Dải Ngân Hà, gồm Mặt Trời ở trung tâm cùng với các
thiên thể chuyển động xung quanh và các đám bụi khí.
- 8 hành tinh trong Hệ Mặt Trời: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên
Vương tinh, Hải Vương tinh
3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
- Vị trí thứ 3, khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km.
- Trái Đất vừa tự quay, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời, tạo ra nhiều hệ quả địa lí quan
trọng.
Hoạt động 2,3,4
II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
1. Sự luân phiên ngày, đêm.
Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm.
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.
* Giờ trên Trái Đất:
- Giờ địa phương: Mỗi kinh tuyến tại một thời điểm có một giờ riêng.
- Giờ múi là giờ thống nhất trong từng múi lấy theo giờ kinh tuyến giữa của múi đó.
- Giờ GMT: là giờ của múi số 0 (lấy theo giờ của kinh tuyến gốc đi qua giữa múi đó).
* Đường chuyển ngày quốc tế:
- Là kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 ở TBD.
- Từ Tây sang Đông phải lùi 1 ngày, từ Đông sang Tây phải tăng thêm 1 ngày.
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
- Nguyên nhân: do ảnh hưởng của lực Criôlít.
- Tất cả các vật thể khi chuyển động theo phương kinh tuyến đều:
+ Ở BCB: vật bị lệch về bên phải

+ Ở BCN: vật bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động.
Hoạt động 5,6,7
III. Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.
1. Nguyên nhân
- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời.
2. Các mùa trong năm.
- Mùa là khoảng thời gian trong một năm có đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa ở bán cầu Bắc diễn ra ngược lại với bán cầu Nam.
3. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
* Ngày, đêm dài ngắn theo mùa:
- Mùa Xuân, mùa Hạ ngày dài, đêm ngắn.
- Mùa Thu, mùa Đông ngày ngắn, đêm dài.
- Ngày 21/3 và 23/9 ngày dài bằng đêm ở mọi nơi trên Trái Đất.
* Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ:
- Tại xích đạo luôn có ngày = đêm. Càng xa xích đạo, độ chênh lệch ngày - đêm càng lớn.
- Từ hai vòng cực lên cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ. Tại 2 cực có 6 tháng ngày, 6
tháng đêm.

2


Bài 7: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
I. Cấu trúc của Trái Đất.
1. Lớp vỏ Trái Đất.
- Độ dày: 0 – 5 km (ở đại dương), 0 – 70 km (ở lục địa).
- Trạng thái vật chất: rắn chắc.
- Cấu tạo: thường có 3 tầng:
+ Tầng đá trầm tích: dày 0 – 15 km
+ Tầng granit.
+ Tầng badan

- Ý nghĩa: Là nơi tồn tại của các thành phần khác của Trái Đất: không khí, nước, sinh vật…
2. Lớp Manti.
- Độ dày: 70 – 2.900 km.
- Trạng thái vật chất: quánh dẻo, rắn.
- Cấu tạo: gồm 2 tầng:
+ Manti trên: 15 – 700 km.
+ Manti dưới: 700 – 2.900 km.
- Ý nghĩa: Các dòng đối lưu trong tầng Manti trên làm cho thạch quyển di chuyển.
* Thạch quyển: là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp
Manti, có độ dày tới 100 km.
3. Nhân Trái Đất.
- Độ dày: 2.900 – 6.370 km.
- Trạng thái vật chất: Lỏng, rắn.
- Cấu tạo:
+ Nhân ngoài: 2.900 – 5.100 km.
+ Nhân trong: 5.100 – 6.370 km.
II. Thuyết kiến tạo mảng.
Nội dung chính của thuyết Kiến tạo mảng:
- Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng kiến tạo lớn (…) và nhiều mảng kiến tạo nhỏ.
- Các mảng kiến tạo nằm kề nhau, gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, chúng không nằm yên
mà dịch chuyển một cách chậm chạp.
- Nguyên nhân dịch chuyển của các mảng kiến tạo: do hoạt động của các dòng đối lưu trong lớp vật chất
quánh dẻo thuộc tầng Manti trên.
- Ranh giới, chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn, thường diễn ra các hoạt động kiến tạo,
động đất, núi lửa…
Bài 8: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Nội lực.
- Là lực phát sinh ở bên trong Trái Đất.
- Nguyên nhân: Do các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất:
+ Sự phân hủy các chất phóng xạ.

+ Sự dịch chuyển các dòng vật chất theo trọng lực.
+ Các phản ứng hóa học...
II. Tác động của nội lực.
1. Vận động theo phương thẳng đứng.
- Là những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng.
- Xảy ra chậm chạp trên một diện tích rộng lớn, làm cho bộ phận này được nâng lên, bộ phận khác bị hạ
xuống  biển tiến, biển thoái.
2. Vận động theo phương nằm ngang.
Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép, tách giãn…gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
- Hiện tượng uốn nếp:
+ Là hiện tượng các lớp đá uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính chât liên tục của chúng.
+ Do tác động của các lực nén ép theo phương nằm ngang.
+ Tạo thành các nếp uốn, các dãy núi uốn nếp.
- Hiện tượng đứt gãy:
+ Là hiện tượng các lớp đá bị gãy đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần thẳng
đứng hoặc nằm ngang.
3


+ Do tác động của các lực nằm ngang.
+ Tạo ra các hẻm vực, thung lũng, địa hào, địa luỹ…
Bài 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Ngoại lực.
- Là lực sinh ra ở trên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
II. Tác động của ngoại lực.
1. Quá trình phong hóa.
- Là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ,
nước, ôxi, khí cacbonic, các loại axit trong thiên nhiên và sinh vật.
a. Phong hóa lí học:

- Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau mà không làm biến đổi màu sắc,
thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.
- Các tác nhân chủ yếu:
+ Sự dao động nhiệt độ.
+ Sự đóng băng của nước
- Kết quả: Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn.
b. Phong hóa hóa học:
- Là quá trình phá hủy, làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật
- Các tác nhân chủ yếu:
+ Nước và các hợp chất hòa tan trong nước.
+ Khí cacbônic.
+ Khí ôxi.
+ Axit hữu cơ của sinh vật...
- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá hủy, biến đổi thành phần, tính chất hóa học.
c. Phong hóa sinh học:
- Là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật (vi khuẩn, nấm, rễ cây...)
- Các tác nhân chủ yếu:
+ Sự lớn lên của rễ cây.
+ Axit hữu cơ do sinh vật bài tiết.
- Kết quả: Đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới vừa bị phá hủy về mặt hóa học.
Bài 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (TT)
2. Quá trình bóc mòn.
- Là quá trình các tác nhân ngoại lực làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu.
- Gồm các quá trình: xâm thực, mài mòn, thổi mòn.
* Xâm thực:
- Là quá trình bóc mòn do nước chảy.
- Tạo thành các dạng địa hình:
+ Các rãnh nông.
+ Khe rãnh xói mòn.
+ Thung lũng sông, suối.

* Mài mòn:
- Là quá trình bóc mòn do nước biển.
- Tạo thành các dạng địa hình:
+ Hàm ếch sóng vỗ.
+ Vách biển.
+ Bậc thềm sóng vỗ.
* Thổi mòn:
- Là quá trình bóc mòn do gió.
- Tạo thành các dạng địa hình:
+ Hố trũng thổi mòn.
+ Nấm đá.
+ Bề mặt đá rỗ tổ ong.

4


3. Quá trình vận chuyển.
- Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
- Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc:
+ Động năng của quá trình.
+ Kích thước và trọng lượng của vật liệu.
+ Đặc điểm tự nhiên mặt đệm.
4. Quá trình bồi tụ.
- Là quá trình tích tụ các vật liệu đã bị phá hủy.
- Phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực.
Bài 10: THỰC HÀNH
NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI
TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ.
1. Xác định các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ.
- Các vành đai núi lửa, động đất:

+ Vành đai lửa Thái Bình Dương.
+ Khu vực Địa Trung Hải.
+ Khu vực Đông Phi...
- Các vùng núi trẻ tiêu biểu:
+ Himalaya (Châu Á)
+ Coócđie, Anđét (Châu Mĩ).
+ Anpơ, Capca, Pirênê (Châu Âu)
2. Nhận xét.
- Sự phân bố của núi lửa, động đất, các vùng núi trẻ thường trùng khớp với nhau.
- Các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường nằm ở các vùng tiếp xúc của các mảng kiến
tạo, nơi có các hoạt động kiến tạo diễn ra mạnh mẽ.
- Nguyên nhân: khi các mảng kiến tạo dịch chuyển xô húc, hút chìm nhau hoặc tách dãn xa nhau thì tại
vùng tiếp xúc giữa chúng sẽ là nơi xảy ra các hiện tượng động đất, núi lửa, các hoạt động tạo núi...
Bài 11: KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT.
I. Khí quyển.
- Là lớp không khí bao quanh Trái Đất.
- Thành phần của khí quyển: Nitơ (78%) Ôxi (21%) các chất khí khác (1%) và hơi nước, bụi, tro.
1. Các khối khí.
- Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính:
+ Khối khí cực (rất lạnh): A
+ Khối khí ôn đới (lạnh): P
+ Khối khí chí tuyến (rất nóng): T
+ Khối khí xích đạo (nóng ẩm): E
- Phân biệt ra thành: kiểu đại dương (ẩm): m; kiểu lục địa (khô): c
+ Am; Ac
+ Pm; Pc
+ Tm; Tc
+ Em
- Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn di chuyển, bị biến tính.
2. Frông.

- Là mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí có nguồn gốc, tính chất khác nhau.
- Mỗi nửa cầu có 2 frông cơ bản:
+ Frông địa cực (FA)
+ Frông ôn đới (FP ).
- Dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai nửa cầu (FIT )
- Nơi frông đi qua có sự biến đổi thời tiết đột ngột.
II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất.
1. Bức xạ và nhiệt độ không khí.
- Bức xạ Mặt Trời là các dòng vật chất và năng lượng của Mặt Trời tới Trái Đất.
- Được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ 19%, còn lại phản hồi lại không gian.

5


- Nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu chủ yếu do nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng cung
cấp.
- Góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời càng lớn, cường độ bức xạ càng lớn, lượng nhiệt thu được càng lớn
và ngược lại.
2. Sự phân bố của không khí trên Trái Đất.
a. Phân bố theo vĩ độ địa lý:
- Nhiệt độ giảm dần từ Xích đạo về 2 cực (từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao).
- Biên độ nhiệt tăng dần từ Xích đạo về 2 cực.
b. Phân bố theo lục địa và đại dương:
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.
- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.
c. Phân bố theo địa hình:
- Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao.
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
Bài 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH.
I. Sự phân bố khí áp.

- Là sức nén của không khí xuống mặt Trái Đất.
1. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất.
Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.
2. Nguyên nhân thay đổi của khí áp.
a. Khí áp thay đổi theo độ cao.
b. Khí áp thay đổi theo nhiệt độ.
c. Khí áp thay đổi theo độ ẩm.
II. Một số loại gió chính.
1. Gió Tây ôn đới.
- Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới.
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng: Hướng Tây là chủ yếu (BCB là Tây Nam, BCN là Tây Bắc).
- Tính chất: ẩm, mưa nhiều.
2. Gió Mậu dịch.
- Thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp Xích đạo.
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng: Đông Bắc (BCB), Đông Nam (BCN).
- Tính chất: khô, ít mưa.
3. Gió mùa.
- Thổi theo mùa, hai mùa gió trong năm có hướng và tính chất trái ngược nhau.
- Nguyên nhân chủ yếu: do sự nóng lên hoặc lạnh đi giữa lục địa và đại dương theo mùa, gây ra sự
chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương.
- Thường có ở đới nóng (Đông Nam Á, Nam Á, Đông Phi...), phía Đông các lục địa ở vĩ độ ôn đới
(Trung Quốc, Hoa Kì, LB Nga...).
- Hướng:
+ Mùa Đông: Đông Bắc (BCB), Tây Bắc (BCN).
+ Mùa Hạ: Tây Nam (BCB), Đông Nam (BCN).
- Tính chất:
+ Mùa Đông: lạnh, khô.
+ Mùa Hạ: nóng, ẩm, mưa nhiều.

4. Gió địa phương.
a. Gió đất, gió biển.
- Hình thành ở vùng ven biển.
- Hướng thay đổi theo ngày và đêm:
+ Ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền.
+ Ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển.
b. Gió fơn.
- Là loại gió khô nóng khi xuống núi.

6


Bài 13: NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA.
I. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển.
1. Sương mù.
- Điều kiện: độ ẩm cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ.
2. Mây và mưa.
a) Mây:
Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng đọng thành những hạt nước nhỏ và nhẹ tụ lại thành
từng đám ở trên cao.
b) Mưa:
Khi các hạt nước trong mây đủ lớn rơi được xuống mặt đất tạo thành mưa.
- Tuyết rơi: Xảy ra khi nước gặp nhiệt độ 00C trong điều kiện không khí yên tĩnh.
- Mưa đá: Nước mưa rơi xuống dưới dạng băng.
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
1. Khí áp.
- Khu vực áp thấp thường mưa nhiều.
- Khu vực áp cao thường mưa ít hoặc không mưa.
2. Frông.
- Miền có frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều.

3. Gió.
- Gió Tây ôn đới: mưa nhiều.
- Miền có gió mùa: mưa nhiều.
- Miền có gió Mậu dịch: mưa ít
4. Dòng biển.
Ở vùng ven biển:
- Nơi có dòng biển nóng chảy qua thường có mưa nhiều.
- Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thường có mưa ít.
5. Địa hình.
- Không khí ẩm chuyển động gặp địa hình cao như ngọn núi, đồi, mưa nhiều.
- Sườn đón gió: mưa nhiều, sườn khuất gió thường ít mưa.
III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ.
- Khu vực xích đạo mưa nhiều nhất.
- Hai khu vực chí tuyến mưa ít.
- Hai khu vực ôn đới mưa nhiều.
- Hai khu vực ở cực mưa ít nhất.
2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương.
- Từ Tây sang Đông lượng mưa phân bố không đều là do:
+ Vị trí gần hay xa biển.
+ Ven biển có dòng biển nóng hay lạnh.
Bài 14: THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ PHÂN HÓA CÁC ĐỚI VÀ CÁC KIỂU KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT. PHÂN
TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU.
1. Đọc bản đồ các Đới khí hậu trên Trái Đất.
a) Các đới khí hậu:
- Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu là:
+ Đới khí hậu xích đạo.
+ Đới khí hậu cận xích đạo.
+ Khí hậu nhiệt đới.

+ Khí hậu cận nhiệt đới.
+ Khí hậu ôn đới.
+ Khí hậu cận cực.
+ Khí hậu cực.
- Các đới khí hậu phân bố đối xứng nhau qua Xích đạo.
b) Sự phân hóa khí hậu ở một số đới:
- Đới khí hậu ôn đới chia ra 2 kiểu là:
+ Lục địa.
7


+ Hải dương.
- Đới khí hậu cận nhiệt: chia ra 3 kiểu là:
+ Lục địa.
+ Gió mùa.
+ Địa Trung Hải.
- Đới khí hậu nhiệt đới chia ra 2 kiểu là:
+ Lục địa.
+ Gió mùa.
c) Sự khác biệt trong phân hóa khí hậu ở ôn đới và nhiệt đới:
- Ở ôn đới, các kiểu khí hậu phân hóa chủ yếu theo kinh độ.
- Ở nhiệt đới, các kiểu khí hậu phân hóa chủ yếu theo vĩ độ.
2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu.
- Biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa (Hà Nội):
+ Thuộc đới khí hậu nhiệt đới.
+ Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 18 0C, nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 30 0C, biên độ nhiệt năm
khoảng 120C.
+ Mưa: 1694 mm/năm mưa tập trung vào mùa hạ (tháng 5  10).
- Biểu đồ khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải (Palecmô):
+ Thuộc đới khí hậu cận nhiệt.

+ Nhiệt độ thấp nhất khoảng 110 C, nhiệt độ cao nhấp khoảng 220C, biên độ nhiệt khoảng 110C.
+ Mưa 692 mm/năm, mưa nhiều vào mùa đông, mùa hạ ít mưa (tháng 5 9).
- Biểu đồ Khí hậu ôn đới Hải dương (Valenxia):
+ Thuộc đới khí hậu ôn đới.
+ Nhiệt độ thấp nhất khoảng 70C, nhiệt độ cao nhất khoảng 150C, biên độ nhiệt khoảng 80C.
+ Mưa 1416 mm/năm, mưa nhiều quanh năm, nhất là mùa đông
- Biểu đồ khí hậu ôn đới lục địa (U pha):
+ Thuộc đới khí hậu ôn đới.
+ Nhiệt độ thấp nhất khoảng -70C, nhiệt độ cao nhất khoảng 160C, biên độ nhiệt lớn (khoảng 230C).
+ Mưa 584 mm/năm, mưa ít quanh năm nhưng nhiều hơn vào mùa hạ (tháng 5 9).
Bài 15: THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT
SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT.
I. Thuỷ quyển.
1. Khái niệm.
Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trên các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi
nước trong khí quyển.
2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất.
a) Vòng tuần hoàn nhỏ:
Nước biển bốc hơi  mây, mây gặp lạnh  mưa rơi xuống biển.
b) Vòng tuần hoàn lớn:
- Nước biển bốc hơi  mây, mây được gió đưa vào sâu lục địa.
+ Ở vùng vĩ độ thấp, núi thấp mây gặp lạnh  mưa.
+ Ở vùng vĩ độ cao, núi cao mây gặp lạnh  tuyết.
- Mưa nhiều, tuyết tan chảy theo sông và các dòng ngầm từ lục địa ra biển, biển lại bốc hơi...
II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.
- Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ
thuộc vào chế độ mưa.
- Ở miền khí hậu lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế phụ thuộc vào lượng tuyết, băng
tan.

- Ở những vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể.
2. Địa thế, thực vật và hồ đầm.
a. Địa thế:
Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng.
b. Thực vật:
Có vai trò điều hòa dòng chảy của sông, giảm lũ lụt.
8


c. Hồ, đầm:
Điều hoà chế độ nước sông.
III. Một số sông lớn trên Trái Đất.
1. Sông Nin
2. Sông A - ma - dôn
3. Sông I - ê - nit- xây
Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN.
I. Sóng biển.
- Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: chủ yếu do gió.
- Sóng thần là sóng thường có chiều cao khoảng 20 - 40 m, có tốc độ truyền ngang đạt tới 400 - 800
km/h. Sóng thần khi tràn vào bờ có sức tàn phá rất lớn.
II. Thủy triều.
1. Khái niệm.
Thuỷ triều là hiện tượng chuyển động lên xuống thường xuyên và có chu kỳ của các khối nước trong các
biển và đại dương.
2. Nguyên nhân.
Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
3. Đặc điểm.
- Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng thì dao động thuỷ triều lớn nhất.
- Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm vuông góc với nhau thì dao động thuỷ triều nhỏ nhất.

III. Dòng biển.
- Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng Tây, khi gặp lục địa thì
chuyển hướng chảy về phía cực.
- Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 - 400, chảy về phía Xích đạo.
- Hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam thì
ngược lại.
- Ở nửa cầu Bắc có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy
về phía Xích đạo.
- Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng nước đổi chiều theo mùa.
- Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng qua hai bờ của các đại dương.
Bài 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG.
I. Thổ nhưỡng.
- Thổ nhưỡng (đất): Lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì: Là khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh
trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển: Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp trên bề mặt các lục địa.
II. Các nhân tố hình thành đất.
1. Đá mẹ.
- Là những sản phẩm phong hoá từ đá gốc.
- Vai trò: cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh
hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất.
2. Khí hậu.
- Ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố nhiệt, ẩm.
+ Tác động của nhiệt, ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy thành sản phẩm phong hóa, sau đó bị phong hóa
thành đất.
+ Nhiệt, ẩm còn ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.
- Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành thổ nhưỡng thông qua lớp phủ thực vật.
3. Sinh vật.
Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
- Thực vật: Cung cấp vật chất hữu cơ cho đất, phá huỷ đá.

- Vi sinh vật: Phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn.
- Động vật: Góp phần làm thay đổi tính chất của đất.
9


4. Địa hình.
- Vùng núi: Quá trình xói mòn, rửa trôi chiếm ưu thế  đất mỏng, bạc màu
- Vùng bằng phẳng: Quá trình bồi tụ chiếm ưu thế  đất màu mỡ
5. Thời gian.
- Thời gian hình thành đất là tuổi đất.
- Đất có tuổi già nhất ở miền nhiệt đới và cận nhiệt, tuổi trẻ nhất ở cực và ôn đới.
6. Con người.
- Tích cực: nâng cao độ phì, chống xói mòn.
- Tiêu cực: đất bị xói mòn, bạc màu, mất cấu tượng, gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất…
Bài 18: SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
CỦA SINH VẬT.
I. Sinh quyển.
1. Khái niệm.
Sinh quyển là quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống (thực vật, động vật, vi sinh vật).
2. Giới hạn.
Gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
1. Khí hậu.
Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không
khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định.
- Nước và độ ẩm không khí là môi trường để sinh vật phát triển.
- Ánh sáng ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của sinh vật.
2. Đất.
- Ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố SV do khác nhau về đặc lí, hoá và độ ẩm.

3. Địa hình.
- Ở vùng núi các vành đai thực vật thay đổi theo độ cao.
- Lượng nhiệt ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầuvà kết thúc của các vành đai sinh vật
khác nhau.
4. Sinh vật.
- Thực vật và động vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (nguồn thức ăn và nơi cư trú).
- Ở nơi thực vật phát triển thì động vật cũng phát triển và ngược lại
5. Con người.
- Ảnh hưởng lớn đến phân bố SV.
- Mở rộng hay thu hẹp phạm vi phân bố của SV.
Bài 19: SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT.
I. Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ.
(Bảng phần phụ lục)
II. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao.
- Nguyên nhân: do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao.
- Các vành đai thực vật và đất theo độ cao ở sườn Tây dãy Cap – ca (Bảng phần phụ lục)
Môi trường
Kiểu thảm thực
Nhóm đất
Kiểu khí hậu
Phân bố
tự nhiên
vật chủ yếu
chính
Cận cực lục địa
Đài nguyên
Đài nguyên
600 trở lên, ở rìa bắc
Đới lạnh
Âu - Á, Bắc Mĩ

Đới ôn hòa
- Ôn đới lạnh
- Rừng lá kim
- Pốtdôn
- Bắc Âu - Á, Bắc
Mĩ.
- Ôn hải dương
- Rừng lá rộng và - Nâu, xám
- Tây Âu, Trung Âu,
rừng hỗn hợp.
Đông Hoa
- Ôn đới lục địa - Thảo nguyên
- Đen
- Nội địa Âu – Á, Bắc
(nửa khô hạn)
Mỹ
- CN gió mùa
- Rừng CN ẩm
- Đỏ vàng cận - Đông Trung Quốc,
nhiệt ẩm
ĐN Hoa Kì.
10


- CN Địa Trung - Rừng cây bụi lá - Đỏ nâu
Hải.
cứng CN.
- CN lục địa
- NĐ lục địa
Đới nóng


- NĐ gió mùa
- Xích đạo

Độ cao (m)
0 – 500
500 – 1200
1200 – 1600
1600 – 2000
2000 – 2800

- Ven Địa Trung Hải,
Tây Hoa Kì, Đông và
TN Úc.
- Bán hoang mạc, - Xám
- Nội địa châu Á, Bắc
hoang mạc.
Phi, Tây Á, nội địa
Úc, TN Phi.
- Xavan
- Đỏ, nâu đỏ
- Trung và Nam Phi,
Trung và Nam Mĩ.
- Rừng NĐ ẩm
- Nam Á, Đông Nam
Đỏ
vàng
Á, Trung Phi, Trung
(feralit)
và Nam Mĩ.

- Rừng XĐ

Vành đai thực vật
Rừng sồi
Rừng dẻ
Rừng lãnh sam
Đồng cỏ núi
Địa y và cây bụi

Đất
Đất đỏ cận nhiệt
Đất nâu
Đất Pôtdôn
Đất đồng cỏ núi
Đất sơ đẳng xen lẫn đá

Bài 20: LỚP VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA
LÍ.
I. Lớp vỏ địa lí.
- Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.
- Chiều dày: 30 – 35 km
- Hình thành và phát triển theo quy luật tự nhiên.
II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
1. Khái niệm.
- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận
lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
- Nguyên nhân: Các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của
ngoại lực và nội lực.
2. Biểu hiện của quy luật.
Trong một lãnh thổ:

- Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau.
- Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
3. Ý nghĩa thực tiễn.
Trước khi tiến hành các hoạt đông cần:
- Có sự nghiên cứu kĩ lưỡng, toàn diện môi trường tự nhiên.
- Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường để đề xuất các
giải pháp tháo gỡ.
Bài 21: QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI.
I. Quy luật địa đới.
1. Khái niệm.
- Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.
- Nguyên nhân: Do Trái Đất hình cầu và bức xạ Mặt Trời.
2. Biểu hiện của quy luật.
a. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.
Có 7 vòng đai nhiệt trên Trái Đất:
- 1 vòng đai nóng (giữa 2 vĩ tuyến 300B và 300N).
- 2 vòng đai ôn hòa (từ vĩ tuyến 300 – 600 ở 2 bán cầu).
- 2 vòng đai lạnh (từ vĩ tuyến 600 – 800 ở 2 bán cầu).
- 2 vòng đai băng giá vĩnh cửu (bao quanh 2 cực).
b. Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất.
- Có 7 đai khí áp.
11


- Có 6 đới gió hành tinh.
c. Các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu chính là: Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, cận
cực, cực.
d. Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật.
- Có 10 kiểu thảm thực vật.

- Có 10 nhóm đất chính.
II. Quy luật phi địa đới.
1. Khái niệm.
- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và
cảnh quan.
- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
2. Biểu hiện của quy luật.
a. Quy luật đai cao:
- Khái niệm: Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan địa lí theo độ cao địa
hình.
- Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao.
- Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao.
b. Quy luật địa ô:
- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo kinh độ.
- Nguyên nhân: Do sự phân bố đất liền, biển và đại dương.
- Biểu hiện: Sự thay đổi các thảm thực vật theo kinh độ.
CHUYÊN ĐỀ 2: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ
HOẠT ĐỘNG 1
1. Gia tăng tự nhiên.
a. Tỷ suất sinh thô:
- Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.
- Đơn vị: o/oo
- Tỷ suất sinh thô xu hướng giảm mạnh, ở các nước phát triển giảm nhanh hơn.
b. Tỷ suất tử thô:
- Tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm
- Đơn vị: o/oo
- Tỷ suất tử thô giảm dần. Nước phát triển có chiều hướng tăng lên.
c. Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên:
- Là sự chênh lệch giữa tỷ suất sinh thô và tử thô.
- Đơn vị: o/o

- Là động lực tăng dân số.
d. Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội:
- Sức ép kinh tế - xã hội - môi trường
2. Gia tăng cơ học.
- Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.
- Trên phạm vi toàn thế giới, nó không ảnh hưởng đến dân số.
3. Gia tăng dân số.
- Bằng tổng số giữa tỷ suất gia tăng tự nhiên và tỷ suất gia tăng cơ học.
- Đơn vị o/o
HOẠT ĐỘNG 2
1. Dân số thế giới.
- Dân số thế giới 6.477 triệu người (giữa năm 2005).
- Quy mô dân số của các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau.
+ 11 nước trên 100 triệu dân
+ 17 nước dưới 0,1 triệu dân
2. Tình hình phát triển dân số thế giới.
- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.
 Tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao, quy mô dân số thế giới ngày càng lớn.

12


HOẠT ĐỘNG 3
1. Cơ cấu dân số theo giới.
- Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
- Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.
2. Cơ cấu dân số theo tuổi.
- Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
- Có 3 nhóm tuổi chính:
+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi.

+ Nhóm tuổi lao động: 15 - 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi).
+ Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên.
- Các nước phát triển có cấu trúc dân số già, các nước đang phát triển có cấu trúc dân số trẻ.
- Tháp dân số: Có 3 kiểu tháp dân số cơ bản là:
+ Kiểu mở rộng
+ Kiểu thu hẹp
+ Kiểu ổn định
 Tháp dân số cho biết những đặc trưng cơ bản về dân số như cơ cấu tuổi, giới; tỉ suất sinh, tử; gia tăng
dân số; tuổi thọ trung bình…
HOẠT ĐỘNG 4
1. Cơ cấu dân số theo lao động.
a. Nguồn lao động:
- Nguồn lao động gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động quy định có khả năng tham gia lao động.
- Nguồn lao động được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm dân số hoạt động kinh tế
+ Nhóm dân số không hoạt động kinh tế
b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế:
- Được chia ra 3 khu vực:
+ Nông - lâm - ngư nghiệp (khu vực I)
+ Công nghiệp và xây dựng (khu vực II)
+ Dịch vụ (khu vực III)
- Có sự khác nhau giữa các nước:
+ Các nước đang phát triển có tỉ lệ khu vực I cao nhất.
+ Các nước phát triển: Tỉ lệ khu vực III cao nhất, tỉ lệ khu vực I thường rất nhỏ.
2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, là một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống.
- Hai tiêu chí đánh giá:
+ Tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên).
+ Số năm đi học của những người từ 15 tuổi trở lên.
- Các nước phát triển có tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học cao nhất, các nước kém phát triển có tỉ lệ

thấp.
HOẠT ĐỘNG 5
1. Khái niệm.
- Phân bố dân cư là sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp
với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
- Mật độ dân số là số dân sinh sống trên một đơn vị diện tích (người/km2).
2. Đặc điểm.
a. Phân bố dân cư không đều trong không gian.
- Năm 2005 mật độ dân số trung bình của thế giới là 48 người/km 2
- Các khu vực dân cư tập trung đông đúc: Tây Âu, Nam Âu, Đông Á, Nam Á, ĐNÁ…
- Các khu vực dân cư thưa thớt: châu Đại Dương, Bắc Phi, Trung Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ…
b. Biến động phân bố dân cư theo thời gian.
Thể hiện qua sự thay đổi tỉ trọng dân cư của các châu lục giai đoạn 1650 – 2005 (Bảng 24.2)
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư.
- Các nhân tố tự nhiên: Khí hậu, nước, địa hình, đất, khoáng sản.
- Các nhân tố kinh tế - xã hội: Phương thức sản xuất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất
của nền kinh tế…
13


HOẠT ĐỘNG 6
1. Khái niệm.
Là quá trình tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong
các thành phố và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
2. Đặc điểm.
a. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.
- Năm 1900 là 13,6%
- Năm 2005 là 48,0%.
b. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
- 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên.

- 50 thành phố có số dân từ 5 triệu trở lên.
c. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
a. Tích cực.
Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi
lại phân bố dân cư...
b. Tiêu cực.
- Nông thôn thiếu nhân lực.
- Thành thị: thiếu việc làm, nhà ở, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội  đời sống khó khăn.
Bài 26: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ.
I. Các nguồn lực phát triển kinh tế.
1. Khái niệm.
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn
nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác
nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
2. Các nguồn lực.
- Nguồn lực vị trí địa lý (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông)
- Tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, khoáng sản, sinh vật)
- Kinh tế - xã hội (dân cư và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học kỹ thuật và công nghệ,
chính sách và xu thế phát triển)
3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế.
- Vị trí địa lý: Tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng, các quốc
gia.
- Nguồn lực tự nhiên: Cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất  tạo lợi thế quan trọng cho sự phát
triển kinh tế.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội: Tạo cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với
điều kiện cụ thể.
II. Cơ cấu nền kinh tế.
1. Khái niệm.
- Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn

định hợp thành.
2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế.
a. Cơ cấu ngành kinh tế:
- Tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa
chúng.
- Gồm 3 nhóm ngành:
+ Nông – Lâm – Ngư nghiệp
+ Công nghiệp và xây dựng
+ Dịch vụ
b. Cơ cấu thành phần kinh tế:
- Gồm nhiều thành phần kinh tế tác động qua lại lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh trên cơ sở
bình đẳng.
- Gồm:
+ Khu vực kinh tế trong nước
+ Khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài
14


c. Cơ cấu lãnh thổ:
- Là sản phẩm của sự phân công lao động theo lãnh thổ, được hình thành do sự phân bố của các ngành
sản xuất trong không gian địa lí.
- Gồm:
- Toàn cầu và khu vực
- Quốc gia
- Vùng
Bài 27: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN
BỐ NÔNG NGHIỆP. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP.
I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp.
1. Vai trò.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm.

- Nguyên liệu cho công nghiệp.
- Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ.
- Giải quyết việc làm cho 40% lao động thế giới.
2. Đặc điểm.
a. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
b. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi.
c. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.
d. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên.
e. Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hoá.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp.
1. Nhân tố tự nhiên.
- Đất: Ảnh hưởng đến quy mô, năng suất, cơ cấu và phân bố cây trồng, vật nuôi.
- Khí hậu - nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khả năng xen canh, tăng vụ, mức
độ ổn định của sản xuất.
- Sinh vật: Cơ sở tạo nên các giống cây trồng vật nuôi; cơ sở thức ăn cho gia súc.
2. Nhân tố kinh tế - xã hội.
- Dân cư - lao động: Là lực lượng sản xuất trực tiếp, nguồn tiêu thụ nông sản.
- Các quan hệ sở hữu ruộng đất: ảnh hưởng đến chính sách phát triển nông nghiệp, các hình thức tổ chức
lãnh thổ nông nghiệp.
- Tiến bộ khoa học - kỹ thuật: Giúp chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản
lượng.
- Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả nông sản; điều tiết sản xuất và hướng chuyên môn hoá.
III. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
1. Trang trại.
- Ra đời trong thời kì công nghiệp hóa, thay thế cho kinh tế tiểu nông tự cấp.
- Sản xuất thâm canh, chuyên môn hóa  Hàng hóa.
- Có thuê mướn lao động.
2. Vùng nông nghiệp.
- Là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã
hội.

- Có các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp
Bài 28: ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT.
* Vai trò của ngành trồng trọt:
- Là nền tảng của sản xuất nông nghiệp.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Cơ sở để phát triển chăn nuôi.
- Nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
I. Cây lương thực.
1. Vai trò.
- Cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người, gia súc.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
15


- Nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
2. Các cây lương thực chính.
(Bảng trang 108 SGK)
3. Các cây lương thực khác.
Gồm: đại mạch, yến mạch, mạch đen, khoai tây (ôn đới); kê, cao lương, khoai lang, sắn (nhiệt đới).
II. Cây công nghiệp
1. Vai trò và đặc điểm.
a. Vai trò.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường.
- Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
b. Đặc điểm.
- Biên độ sinh thái hẹp (có những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm, đất trồng, chế độ chăm sóc…) nên chỉ
được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
2. Các cây công nghiệp chủ yếu.

(Bảng trang 110 SGK)
III. Ngành trồng rừng.
1. Vai trò của rừng.
- Điều hòa lượng nước trên mặt đất.
- Lá phổi xanh của Trái Đất, bảo vệ đất, chống xói mòn.
- Là nguồn gen quý giá.
- Cung cấp lâm sản cho công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nguyên liệu giấy, thực phẩm, dược liệu...
2. Tình hình trồng rừng.
- Trên thế giới, rừng đang bị tàn phá do con người.
- Diện tích rừng trồng trên thế giới tăng mỗi năm:
+ 1980 đạt 17,8 triệu ha.
+ 1990 đạt 43,6 triệu ha.
+ 2000 đạt 187 triệu ha.
(Trung bình tăng 4,5 triệu ha/năm)
- Các nước trồng nhiều rừng: Trung Quốc, Ấn Độ, Liên Bang Nga, Hoa Kì...
Bài 29: ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI.
I. Vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.
1. Vai trò.
- Cung cấp cho con người thực phẩm dinh dưỡng cao, các đạm động vật như thịt, trứng, sữa…
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ.
- Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Cung cấp sức kéo, phân bón cho ngành trồng trọt.
2. Đặc điểm.
- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.
- Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học – kỹ thuật.
- Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên
môn hóa.
II. Các ngành chăn nuôi.
(Nội dung bảng trang 114 SGK).
III. Ngành nuôi trồng thủy sản.

1. Vai trò.
- Cung cấp đạm, nguyên tố vi lượng dễ tiêu hoa, dễ hấp thụ cho con người.
- Là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
2. Tình hình nuôi trồng thủy sản.
- Gồm: Khai thác và nuôi trồng.
- Nuôi trồng ngày càng phát triển.
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng gấp 3 lần, đạt 35 triệu tấn (10 năm trở lại đây).
- Những nước nuôi trồng thủy sản nhiều: Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kì, Đông Nam Á…

16


Bài 31: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP.
I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp.
1. Vai trò.
- Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
- Tạo ra một khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội.
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải,
thương mại, dịch vụ.
- Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất, kĩ thuật cho các ngành kinh tế.
- Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm.
- Củng cố an ninh, quốc phòng
2. Đặc điểm.
a. Sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: tác động vào đối tượng lao động để tạo thành nguyên liệu.
- Giai đoạn 2: chế biến nguyên liệu để tạo ra tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.
b. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ.

c. Sản xuất công nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa
nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
* Phân loại:
- Dựa vào tính chất tác động vào đối tượng lao động:
+ Công nghiệp khai thác.
+ Công nghiệp chế biến.
- Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm:
+ Công nghiệp nặng (nhóm A).
+ Công nghiệp nhẹ (nhóm B).
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp.
1. Vị trí địa lí.
Ảnh hưởng đến sự chọn lựa địa điểm, khả năng phát triển và cơ cấu ngành của công nghiệp.
2. Tự nhiên.
Ảnh hưởng đến quy mô các xí nghiệp, sự phân bố công nghiệp.
3. Kinh tế - xã hội.
Ảnh hưởng tới sự phân bố, quy mô và cơ cấu phát triển công nghiệp, hình thức tổ chức lãnh thổ công
nghiệp, thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của công nghiệp.
Bài 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP.
I. Công nghiệp năng lượng.
1. Vai trò và cơ cấu.
a. Vai trò:
- Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia.
- Là cơ sở cho sự phát triển của các ngành công nghiệp.
- Là tiền đề của tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
b. Cơ cấu: Gồm 3 nhóm ngành:
- Ngành khai thác than.
- Ngành khai thác dầu.
- Công nghiệp điện lực.
2. Tình hình sản xuất và phân bố.
a. Ngành khai thác than:

- Vai trò:
+ Nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, luyện kim.
+ Nguyên liệu cho công nghiệp hóa học, dược phẩm.
- Trữ lượng: khoảng 13.000 tỉ tấn (3/4 là than đá).
- Sản lượng: 5 tỉ tấn/năm.
- Phân bố: Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc, Ba Lan, CHLB Đức, Úc ...
b. Ngành khai thác dầu:
17


- Vai trò:
+ Là nhiên liệu quan trọng - “Vàng đen”.
+ Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.
- Trữ lượng: ước tính 400 – 500 tỉ tấn, chắc chắn 140 tỉ tấn.
- Sản lượng: 3.8 tỉ tấn/năm.
- Phân bố: Trung Đông, Bắc Phi, LB Nga, Mĩ La tinh, Trung Quốc...
c. Công nghiệp điện lực:
- Vai trò:
+ Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật, đáp ứng yêu cầu
của cuộc sống văn minh hiện đại.
- Gồm: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, tuôcbin khí....
- Sản lượng: 15.000 tỉ kWh
- Phân bố: chủ yếu ở các nước phát triển.
Bài 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (Tiếp theo).
I. Công nghiệp điện tử - tin học.
1. Vai trò và cơ cấu.
a. Vai trò:
- Là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia.
- Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của đất nước.
b. Cơ cấu: Gồm 4 nhóm:

- Máy tính.
- Thiết bị điện tử.
- Điện tử tiêu dùng.
- Thiết bị viễn thông.
2. Phân bố.
Đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU,...
II. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
1. Vai trò.
- Sản phẩm phong phú đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
- Thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác phát triển.
- Cung cấp hàng xuất khẩu.
- Giải quyết việc làm.
2. Đăc điểm.
- Đòi hỏi vốn đầu tư ít, khả năng thu hồi vốn nhanh.
- Cần nhiều lao động, nguyên liệu và thị trường.
- Cơ cấu ngành đa dạng, gồm: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh...
- Công nghiệp dệt may là một trong những ngành chủ đạo.
3. Phân bố.
Các nước có ngành dệt may phát triển: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản…
III. Công nghiệp thực phẩm.
1. Vai trò.
- Cung cấp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn, uống của con người.
- Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
- Cung cấp hàng xuất khẩu.
- Giải quyết việc làm.
2. Đặc điểm.
- Đòi hỏi vốn đầu tư ít, khả năng thu hồi vốn nhanh.
- Cần nhiều lao động, nguyên liệu và thị trường.
- Cơ cấu gồm 3 ngành:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt.

+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
+ Chế biến sản phẩm thủy sản.
3. Phân bố.
- Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến.
- Các nước đang phát triển: công nghiệp thực phẩm đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu và giá trị sản xuất
công nghiệp.
18


Bài 33: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP.
I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động.
- Góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
II. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
1. Điểm công nghiệp.
- Hình thức đơn giản, đồng nhất với một điểm dân cư.
- Gồm 1 – 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên – nhiên liệu công nghiệp hay vùng nguyên liệu nông sản.
- Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
- VD: Điểm CN chế biến chè Mộc Châu, điểm CN chế biến cà phê ở Tây Nguyên.
2. Khu công nghiệp tập trung.
- Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi.
- Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao.
- Tạo ra các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước vừa để xuất khẩu.
- Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
3. Trung tâm công nghiệp.
- Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
- Gồm KCN, điểm công nghiệp, nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ
thuật, công nghệ.
- Có các xí nghiệp nòng cốt.
- Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.

4. Vùng công nghiệp.
- Vùng lãnh thổ rộng lớn.
- Gồm nhiều điểm, KCN, TTCN có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình
hình thành công nghiệp.
- Có vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.
- Có các ngành phục vụ và bổ trợ.
Bài 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ NGÀNH DỊCH
VỤ.
I. Cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ.
1. Cơ cấu.
- Khái niệm: Dịch vụ là ngành không trực tiếp tạo ra sản phẩm.
- Cơ cấu ngành rất phức tạp, gồm:
+ DV kinh doanh
+ DV tiêu dùng
+ DV công.
2 Vai trò.
a. Vai trò:
- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất.
- Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm cho người dân.
- Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá, lịch sử và thành tựu khoa học.
b. Đặc điểm và xu hướng phát triển:
- Cơ cấu lao động tăng nhanh.
- Có sự khác biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.
(Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ, trang 135 - SGK).
III. Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới.
- Các nước phát triển chiếm tỷ trọng cao >60%, các nước đang phát triển <50%.
- Các thành phố cực lớn chính là các trung tâm DV lớn.

19



Bài 36: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VÀ
PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI.
I. Vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải.
1. Vai trò.
- Tham gia cung ứng vật tự, kỹ thuật, nguyên, nhiên liệu + đem sản phẩm đến thị trường tiêu thụ
- Phục vụ nhu cầu đi lại
- Góp phần thực hiện các mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương.
- Thúc đẩy phát triển KT – XH vùng sâu, vùng xa.
- Tăng cường sức mạnh quốc phòng.
2. Đặc điểm: là ngành dịch vụ không tạo ra sản phẩm mới cho xã hội.
- Sản phẩm: sự chuyên chở người và hàng hoá.
- Chỉ tiêu đánh giá:
+ Khối lượng vận chuyển (số hành khách, số tấn hàng hoá vận chuyển được)
+ Khối lượng luân chuyển (người.km, tấn.km)
+ Cự ly vận chuyển trung bình (km)
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
1. Điều kiện tự nhiên.
- Quy định sự có mặt và vai trò của 1 số loại hình vận tải.
VD: phương tiện vận tải chủ yếu là ở vùng hoang mạc là lạc đà, ở vùng băng giá là xe quệt, máy bay, ở
các quốc đảo (Nhật Bản) giao thông đường biển là thế mạnh…
- Ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình GTVT.
VD: vùng nhiều sông hồ thì phải xây cầu cống nhiều, vùng núi phải xây hầm xuyên núi (hầm Hải Vân,
hầm Đèo Ngang…)
- Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải.
VD: Mưa, bão các phương tiện vận tải phải ngưng hoạt động, sương mù hạn chế tốc độ di chuyển của
các phương tiện vận tải, thậm chí máy bay phải ngưng hoạt động.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quyết định sự phát triển, phân bố, hoạt động của GTVT.

(Sơ đồ trang 140, SGK)
- Sự phân bố dân cư (đặc biệt các TP lớn, chùm đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách.
Bài 37: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI.
I. Đường sắt.
1. Ưu điểm:
- Chở hàng nặng, đi xa, tốc độ nhanh, ổn định.
- Giá rẻ.
2. Hạn chế:
- Chỉ hoạt động trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray.
- Đòi hỏi sự đầu tư lớn.
3. Đặc điểm và xu hướng phát triển:
- Khổ đường ray ngày càng rộng.
- Tốc độ và sức vận tải ngày càng tăng.
- Mức độ tiện nghi ngày càng cao, các toa chuyên dụng ngày càng đa dạng.
4. Phân bố:
- Phân bố gắn liền với sự phân bố các ngành CN.
- Nơi phát triển mạnh: châu Âu, Hoa Kỳ…
II. Đường ô tô.
1. Ưu điểm:
- Tiện lợi, cơ động, thích ứng cao với các loại địa hình.
- Có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình.
- Đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng.
- Dễ phối hợp với các phương tiện vận tải khác.
2. Hạn chế:
- Sử dụng nhiều sắt, thép, than, dầu...
- Khối lượng vận chuyển nhỏ.
- Ô nhiễm môi trường.
- Dễ gây ách tắc, tai nạn giao thông.
20



3. Đặc điểm và xu hướng phát triển:
- Phương tiện vận tải và hệ thống đường ngày càng hoàn thiện.
- Khối lượng luân chuyển ngày càng tăng.
- Chế tạo các loại ít tốn nhiên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường.
4. Phân bố:
Tập trung nhiều ở Hoa Kì, Tây Âu.
III. Đường ống.
1. Ưu điểm:
- Rất hiệu quả khi vận chuyển dầu, khí đốt.
- Giá rẻ, ít tốn mặt bằng xây dựng.
2. Hạn chế:
- Không vận chuyển được các chất rắn.
- Khó khắc phục khi có sự cố
3. Đặc điểm và xu hướng phát triển:
- Loại hình vận tải trẻ
- Gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu mỏ và khí đốt
- Chiều dài đường ống tăng liên tục
4. Phân bố:
- Trung Đông, LB Nga, Trung Quốc, Hoa Kì.
IV. Đường sông, hồ.
1. Ưu điểm:
- Giá rẻ.
- Thích hợp chở các hàng nặng, cồng kềnh, không cần nhanh.
2. Hạn chế:
- Tốc độ chậm.
- Phụ thuộc vào ĐKTN: tuyến sông, thời tiết khí hậu, mực nước...
3. Đặc điểm và xu hướng phát triển:
- Cải tạo sông ngòi
- Đào các kênh nối các lưu vực

- Cải tiến tốc độ lên >100 km/h, cải tiến phương tiện vận chuyển.
4. Phân bố:
- Hoa Kì, LB Nga, Canada…
V. Đường biển.
1. Ưu điểm:
- Đảm bảo phần lớn trong vận tải hàng hoá quốc tế.
- Khối lượng luân chuyển hàng hoá lớn nhất
- Giá khá rẻ.
2. Hạn chế:
- Sản phẩm chủ yếu là dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ nên gây ô nhiễm biển.
3. Đặc điểm và xu hướng phát triển:
- Các đội tàu buôn tăng.
- Các kênh biển được đào nên đã rút ngắn khoảng cách.
- Phát triển mạnh các cảng contenơ.
4. Phân bố:
- Các cảng biển: ở hai bên bờ ĐTD và TBD.
- Các kênh biển: kênh Xuy-ê, Panama, Ki-en.
- Các nước có đội tàu buôn lớn: Nhật Bản, Libêria, Panama.
VI. Đường hàng không.
1. Ưu điểm:
- Đảm bảo mối giao lưu quốc tế.
- Sử dụng có hiệu quả thành tựu mới của KH - KT.
- Tốc độ nhanh nhất.
2. Hạn chế:
- Giá rất đắt.
- Trọng tải thấp.
- Ô nhiễm môi trường không khí.
21



3. Đặc điểm và xu hướng phát triển:
- Các cường quốc hàng không trên thế giới: Hoa Kì, Anh, Pháp, Đức, LB Nga.
4. Phân bố:
- Các tuyến xuyên Đại Tây Dương
- Các tuyến nối Hoa Kì với khu vực Châu Á - TBD.
Bài 40: ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI
I. Khái niệm về thị trường.
1. Thị trường.
- Là nơi gặp gỡ giữa người mua & người bán.
- Thị trường hoạt động theo qui luật cung – cầu.
+ Cung > cầu: giá cả giảm, có lợi cho người mua, không có lợi cho người sản xuất, người bán  sản
xuất có nguy cơ bị đình đốn.
+ Cung < cầu: giá cả tăng  kích thích mở rộng sản xuất.
+ Cung = cầu: giá cả ổn định.
2. Hàng hoá.
Vật đem ra mua, bán trên thị trường.
3. Vật ngang giá.
- Là thước đo giá trị của hàng hoá, dịch vụ.
- Vật ngang giá hiện đại là tiền.
II. Ngành thương mại.
1. Vai trò.
- Là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng.
- Nội thương làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia  đẩy mạnh chuyên môn hóa
sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.
- Ngoại thương làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia  tăng nguồn thu ngoại tệ
cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới.
2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu.
a. Cán cân xuất nhập khẩu.
- Cán cân xuất khẩu: là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.

- Xuất siêu: xuất khẩu > nhập khẩu.
- Nhập siêu: xuất khẩu < nhập khẩu.
b. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu.
- Các nước đang phát triển:
+ Xuất: Sản phẩm cây CN, lâm sản, nguyên liệu và khoáng sản.
+ Nhập: sản phẩm của CN chế biến, máy công cụ, lương thực, thực phẩm
- Các nước phát triển: ngược lại.
III. Đặc điểm của thị trường thế giới.
- Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là xu thế quan trọng nhất.
- Khối lượng buôn bán trên thế giới tăng lien tục, 3 khu vực có tỉ trọng buôn bán nội vùng và trên thế
giới lớn nhất là: châu Âu, châu Á, châu Mĩ.
- 3 trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới: Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản.
- Các cường quốc về xuất nhập khẩu: Hoa Kì, CHLB Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp.
Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Môi trường.
- Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp
đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Môi trường sống của con người bao gồm:
+ Môi trường tự nhiên.
+ Môi trường xã hội.
+ Môi trường nhân tạo.
- Con người là sinh vật đặc biệt, có tác động làm biến đổi tự nhiên.
- Sự khác nhau căn bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:
(Nội dung phiếu học tập)
II. Chức năng của môi trường. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người.
1. Chức năng.
22


Môi trường địa lí có 3 chức năng chính:

- Là không gian sống của con người.
- Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
2. Vai trò.
- Môi trường địa lí có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người, nhưng không có vai trò quyết định
đến sự phát triển của xã hội.
III. Tài nguyên thiên nhiên.
1. Khái niệm.
Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển LLSX chúng được sử dụng
hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng.
2. Phân loại.
- Theo thuộc tính tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.
- Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch.
- Theo khả năng có thể bị hao kiệt:
+ Tài nguyên không khôi phục được: khoáng sản
+ Tài nguyên khôi phục được: đất, sinh vật.
+ Tài nguyên không bị hao kiệt: năng lượng Mặt Trời, không khí, nước…
Nội dung
Nguồn gốc
Quy luật phát triển
Thời gian hình thành
và phát triển
Quan hệ với con
người

Môi trường tự nhiên

Môi trường nhân tạo

Xuất hiện trong tự nhiên


Do con người tạo ra

Phát triển theo quy luật của tự Không thể tự phát triển mà do con người
nhiên (có thể tự phát triển)
can thiệp vào
Diễn ra chậm
Xuất hiện nhanh và mất đi cũng có thể
nhanh
Không hoàn toàn phụ thuộc vào Phụ thuộc hoàn toàn vào con người
con người

Bài 42: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
I. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển.
- Yêu cầu sự phát triển nền sản xuất xã hội ngày càng tăng trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ có
hạn.
- Sự tiến bộ trong kinh tế và KH - KT  môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.
- Việc giải quyết vấn đề môi trường cần phải có những nỗ lực lớn về chính trị, kinh tế và KH – KT.
II. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển.
- Sự phát triển của công nghiệp, đô thị  tác động đến môi trường.
- Các nước phát triển đã gây nên các hiện tượng ô nhiễm toàn cầu: thủng tầng ozôn, hiệu ứng nhà kính,
mưa axit…
- Các nước phát triển đã làm trầm trọng thêm vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển.
III. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển.
1. Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển.
- Các nước đang phát triển chiếm hơn 1/2 diện tích các lục địa và 3/4 dân số thế giới, là nơi giàu tài
nguyên thiên nhiên.
- Các nước đang phát triển là các nước nghèo, chậm phát triển, sức ép dân số, bùng nổ dân số…  Môi
trường bị huỷ hoại nghiêm trọng.
=> Các nước phát triển đã lợi dụng những khó khăn về kinh tế của các nước đang phát triển để bóc lột

tài nguyên.
2. Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển.
- Khai thác và chế biến khoáng sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước đang
phát triển  xuất khẩu.
- Việc khai thác các mỏ lớn  ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí…
2. Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển.
- Tình trạng đốt nương làm rẫy, phá rừng để lấy củi, mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ, việc chăn
thả gia súc quá mức…  hàng triệu ha đất rừng bị mất đi, mở rộng diện tích đồi núi trọc và thúc đẩy
quá trình hoang mạc hoá.
23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×