Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.26 KB, 117 trang )

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
MÔN VĂN
Năm học 2009-2010
Thời gian làm bài : 180 phút
(Không kể phát đề)
Câu 1 (10 điểm )
Nếu phía trước bạn là con đường .
Câu 2 ( 10 điểm )
Trong tác phẩm “Tôi đã học tập như thế nào?” , nhà văn M.Gorki đã
viết :
“Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con
thú để lên gần tới con người”
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào ? Bằng kinh nghiệm của bản thân
mình , hãy phân tích một số tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc để làm
sáng tỏ ý kiến trên .
HẾT.


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
MÔN VĂN
Năm học 2012-2013
Thời gian làm bài : 150 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Câu 1 ( 10 điểm )
GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG DẤU CHẤM CÂU

Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy . Anh ta trở nên sợ những
câu phức tạp và chỉ tìm ra những câu đơn giản . […]
Sau đó , không may , anh ta lại làm mất dấu chấm than . Anh bắt đầu nói
khe khẽ, đều đều , không ngữ điệu . […]
Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa


. […]
Một vài tháng sau , anh ta đánh mất dấu hai chấm . […]
Cứ mất dần các dấu , cuối cùng , anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà
thôi . […]
Cứ như vậy , anh ta đi đến dấu chấm hết . […]
( Theo Hoathuytinh.com )
Ý nghĩa của mẫu truyện trên ?
Câu 2 ( 10 điểm )
Bàn về nghề văn , có người đã mượn một câu thơ trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du : “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” . Nhưng có người lại cho
rằng : “Văn chương trước hết phải là văn chương” .
Anh /chị hãy bình luận ý kiến trên .


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
MÔN VĂN
Năm học 2010-2011
Thời gian làm bài : 180 phút
(Không kể phát đề)
Câu 1 ( 10 điểm )
Viết một bài văn với chủ đề “ngọn lửa”
Câu 2 ( 10 điểm )
Có ý kiến cho rằng : “Thơ ca bắt rễ từ lòng người , nở hoa nơi từ ngữ”
Anh (chị) hiểu như thế nào về lời nói trên . Hãy chọn phân tích một bài
thơ mà anh (chị) tâm đắc nhất để làm sáng tỏ ý kiến trên .
HẾT .


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
MÔN VĂN

Năm học 2011-2012
Thời gian làm bài : 180 phút
(Không kể phát đề)
Câu 1 (10 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau :
TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách . Ngày nọ giận mẹ , cậu
chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm . Lấy hết sức mình , cậu hét lớn :
“Tôi ghét người” .Từ khu rừng có tiếng vọng lại : “Tôi ghét người” . Cậu hoảng
hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở . Cậu không sao hiểu được từ trong khu
rừng lại có người ghét cậu .
Người mẹ nắm tay con , đưa trở lại khu rừng . Bà nói : “Giờ thì con hãy hét thật
to : tôi yêu người” .Lạ lùng thay , cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại : “Tôi yêu
người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu : “Con ơi , đó là định luật
trong cuộc sống của chúng ta . Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó . Ai gieo gió
thì gặt bão . Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con . Nếu con yêu
thương người thì người cũng yêu thương con” .
(Theo : Quà tặng của cuộc sống – NXB Trẻ-HN-2004)
Từ câu chuyện trên , anh (chị) có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa cho và nhận
trong cuộc sống ?
Câu 2 (10 điểm)
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét : “Bây giờ khó mà nói được cái
ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến . Người đã tới giữa chúng ta
với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn kết thân với con người có
hình thức phương xa ấy . Nhưng rồi ta cũng quen dần , vì ta thấy người cùng ta
tình đồng hương vẫn nặng”


Trình bày ý kiến của anh (chị) về nhận xét trên .
HẾT .

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12

BÌNH PHƯỚC

Năm học 2010 -2011

Đề thi đề xuất
(Đề thi gồm 01 trang)

Đề thi môn : VĂN
Thời gian làm bài 180 phút

Câu 1. (10 điểm )
Anh (chị) hãy bàn về hạnh phúc .
Câu 2. (10 điểm )
Anh (chị) thử bàn về hình tượng “nước mắt” trong các sáng tác của Nam
Cao trước Cách mạng tháng Tám .
---------------------------------------------------


Hướng dẫn chấm – Môn VĂN
Câu 1
ĐÁP ÁN
I.Yêu cầu chung
-Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội
-Bố cục rõ ràng , lập luận chặt chẽ , diễn đạt mạch lạc , có cảm xúc .
II.Yêu cầu cụ thể
1.Giải thich : Thế nào là hạnh phúc ?

-Là sự thoả mãn những khát khao trong đời sống từ vật chất đến tinh thần .
-Biểu hiện cao nhất của hạnh phúc chính là trạng thái sung sướng vì cảm
thấy mãn nguyện trong tâm hồn , cảm thấy tự bằng lòng về mình , cảm thấy
mình sống đúng với ý nghĩa của sự sống .
2.Bình luận (HS có thể có nhiều ý kiến bàn luận khác nhau , miễn là hợp lí )
-Hạnh phúc là được yêu thương . Đó là tình yêu thương của người thân ,
của bạn bè và mọi người xung quanh …
+Quan tâm dìu dắt , chỉ ra con đường đi đúng hướng trong cuộc đời giúp
bản thân không bị sa ngã , lầm lạc .
+Động viên , chia sẻ trong cuộc sống .
+Mỗi khi khổ đau , tuyệt vọng thì tình thương của người thân sẽ là đôi
cánh nâng đỡ mình vươn lên .
-Hạnh phúc là được đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất .
+Làm được việc to lớn , có ích cho xã hội , thoả mãn được niềm mong mỏi
của nhiều người (cả dân tộc hay nhân loại) thì đó là điều vô cùng hạnh phúc
(chẳng hạn như :hết lòng giúp đỡ người xung quanh ; đồng cảm , chia sẻ làm


giảm bớt phiền muộn , khổ đau cho người khác; phát minh ra một thành tựu
có ích phục vụ cuộc sống con người , đấu tranh giải phóng dân tộc…)
+Bởi vì lẽ sống đúng đắn , tốt đẹp nhất là hạnh phúc của mỗi người phải
gắn liền với hạnh phúc của người khác, phải bắt đầu từ hạnh phúc của người
khác , vì hạnh phúc của người khác .
+Đây cũng là lối sống , đạo lí của dân tộc từ xưa đến nay là phải “ Thương
người như thể thương thân”.
-Phê phán lối sống ích kỉ , cá nhân của một số người chỉ biết hạnh phúc
riêng của mình : không có tình yêu thương , chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân ,
không quan tâm , chia sẻ với người khác…
3.Nêu hướng phấn đấu của bản thân
-Sống yêu thương , chan hoà , gần gũi với người thân và mọi người xung

quanh .
-Bản thân sẽ làm gì để có thể đem đến hạnh phúc nhiều nhất cho mọi người
.
-Luôn giữ gìn hạnh phúc vì đó là thứ không thể mua bán mà có được .
BIỂU ĐIỂM
-Điểm 9-10 : Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên một cách sâu
sắc , có kiến thức đời sống phong phú ; bố cục chặt chẽ , mạch lạc; văn có
cảm xúc , diễn đạt tốt .
-Điểm 7-8 : Bài viết đáp ứng khá tốt các yêu cầu nêu trên ; bố cục chặt
chẽ ; diễn đạt tốt , văn có cảm xúc , có thể có một vài sai sót không đáng kể .
-Điểm 5-6 : Hiểu vấn đề , biết bàn luận đúng trọng tâm nhưng ý chưa thật
sâu sắc ; bố cục bài hợp lí , diễn đạt ý mạch lạc , còn một số sai sót về dùng
từ , chính tả …
-Điểm 3-4 : Hiểu bài nhưng lúng túng trong việc triển khai luận điểm, bố
cục chưa chặt chẽ, diễn đạt có chỗ chưa trong sáng .


-Điểm 1-2 : ý nghèo nàn hoặc chưa hiểu rõ vấn đề ; diễn đạt lủng củng ,
không trong sáng .
-Điểm 0 : Bỏ giấy trắng .
Câu 2
ĐÁP ÁN
I.Yêu cầu chung
-Có kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học .
-Có kiến thức , hiểu biết về tác giả Nam Cao và các tác phẩm của ông trước
Cách mạng tháng Tám để trình bày những cảm nhận của mình về hình
thượng “nước mắt” của các nhân vật –thể hiện bi kịch của các nhân vật của
Nam Cao .
-Bố cục bài chặt chẽ , văn giàu cảm xúc .
II.Yêu cầu cụ thể

1.Giới thiệu khái quát về Nam Cao .
2.Hình tượng “nước mắt” được Nam Cao trở đi trở lại nhiều lần trong
nhiều tác phẩm của mình . Nam Cao miêu tả những giọt nước mắt của các
nhân vật với nhiều ý nghĩa biểu hiện : tình thương , sự cảm động , nỗi ân hận
hay sự đau đớn , xót xa và tủi hờn uất nghẹn …
3.Phân tích những giọt nước mắt của các nhân vật :
-Lão Hạc : khóc khi kể lại việc bán “cậu Vàng” . Đó là giọt nước mắt ân
hận , đau đớn của người đã vì tình thương (với đứa con) mà phản bội tình
thương (với con chó) . Khi không giữ được tình thương , lão tự thấy mình
không còn tư cách sống nữa, lão đã kết thúc đời mình bằng cách kết thúc
dành cho một con chó .
-Chí Phèo :


+Đó là những giọt nước mắt cảm động vì hắn cảm nhận được tình người :
lần đầu tiên hắn được một người đàn bà quan tâm , được chăm sóc ân cần
nên “Hắn thấy mắt hình như ươn ướt”
+Đó còn là những giọt nước mắt đau đớn , xót xa , tủi hờn , uất hận vì bị
cự tuyệt quyền làm người , nên “Hắn ôm mặt khóc rưng rức”.
-Hộ :
+ “Và nhiều khi , không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà ,
hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên , mặt chan chứa nước, mặt hầm hầm ,
vùng vằng đi ra phố , vừa đi vừa nuốt nghẹn” : biểu hiện của tâm trạng bức
bối , khổ sở vì bất lực trước hoàn cảnh .
+ “Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh ma người ta bóp
mạnh.” , “Chao ôi ! Hắn khóc ! Hắn khóc nức nở , khóc như thể không ra
tiếng khóc.” : đó là những giọt nước mắt ân hận , xót xa . Nước mắt đã thanh
lọc tâm hồn , nâng cao nhân cách của Hộ , giữ anh lại trước vực thẳm sa
ngã , bảo vệ lẽ sống tình thương .
4.Đánh giá

-Nghệ thuật miêu tả “nước mắt” của Nam Cao góp phần khắc hoạ tâm
trạng nhân vật .
-Nước mắt đã phản ánh bi kịch tinh thần đau đớn của các nhân vật bị rơi
vào hoàn cảnh cùng quẫn , bế tắc , không lối thoát trong xã hội thực dân nửa
phong kiến . Tuy vậy , nước mắt là sự thể hiện của khát vọng vươn lên trong
lẽ sống nhân đạo .
-Miêu tả nước mắt của các nhân vật , Nam Cao thể hiện tấm lòng cảm
thông , yêu thương , tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của con người , kể cả
những con người đã bị tha hoá . Đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc , mới
mẻ của Nam Cao .
BIỂU ĐIỂM


-Điểm 9-10 : Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên , tỏ ra có kiến thức
vững vàng , cảm nhận sâu sắc , dẫn chứng phong phú , bố cục chặt chẽ , văn
giàu cảm xúc , diễn đạt tốt .
-Điểm 7-8 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu nêu trên , kiến thức về tác phẩm
vững vàng , có cảm nhận khá sâu sắc , bố cục chặt chẽ , diễn đạt trong sáng ,
mắc vài lỗi diễn đạt không đáng kể .
-Điểm 5-6 : Hiểu vấn đề , biết bàn luận đúng trọng tâm nhưng ý chưa thật
sâu sắc ; bố cục bài hợp lí , diễn đạt ý mạch lạc , còn một số sai sót về dùng
từ , chính tả …
-Điểm 3-4 : Hiểu bài nhưng lúng túng trong việc triển khai luận điểm, bố
cục chưa chặt chẽ, diễn đạt có chỗ chưa trong sáng .
-Điểm 1-2 : ý nghèo nàn hoặc viết lan man không đúng trọng tâm; diễn đạt
lủng củng , không trong sáng .
-Điểm 0 : Bỏ giấy trắng .
HẾT



Chương trình bồi dưỡng HS giỏi

Tiết 1 : Giới thiệu kiến thức cần ôn tập và nội dung
bồi dưỡng
Tiết 2 : Giới thiệu một số đề bài để HS luyện tập .
Tiết 3 10 : Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận
xã hội
Tiết 1113 : Ôn tập văn học kiến thức văn học lớp
10
Tiết 14 20 : Ôn tập kiến thức lớp 11
Tiết 21 24 : Ôn tập kiến thức lớp 12
Tiết 2535 : Rèn luyện kĩ năng làm nghị luận văn
học .
Tiết 3540 : Bồi dưỡng kiến thức về lí luận văn học
và kĩ năng làm kiểu bài lí luận văn học


Tiết 1
GIỚI THIỆU KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
VÀ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
I.Lớp 10
1.Kiến thức về văn học dân gian
a. Nội dung
b. Nghệ thuật
c.Thể loại
d.Đặc điểm
e.Các yếu tố có tính truyền thống
2.Một số vấn đề của văn học trung đại
a.Cảm hứng yêu nước
b.Cảm hứng nhân đạo

c.Một số đặc điểm nghệ thuật cơ bản .(tính qui phạm , công thức ; tính hàm súc cao…)
3.Một số tác giả tiêu biểu
a.Nguyễn Trãi
b.Nguyễn Du
c.Hồ Xuân Hương
II.Lớp 11
1.Văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến năm 1945
a.Khái quát về bối cảnh xã hội
b. Sự phân hoá thành nhiều bộ phận, xu hướng của văn học thời kì này .
-Văn học lãng mạn
-Văn học hiện thực phê phán
-Văn học cách mạng và yêu nước
e.Những yếu tố tư tưởng có tính truyền thống
-Chủ nghĩa yêu nước
-Chủ nghĩa nhân đạo
2.Một số tác giả tiêu biểu
a.Nguyễn Khuyến


b.Nguyễn Đình Chiểu
c.Xuân Diệu
d.Thạch Lam
e.Nam Cao
III.Lớp 12
1.Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay
a.Hoàn cảnh lịch sử-xã hội
b.Những đặm điểm cơ bản .
c.Những chặng đường phát triển
d.Một số tư tưởng có tính truyền thống : chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, chủ
nghĩa anh hùng

2.Một số tác phẩm tiêu biểu
a.Đôi mắt ( Nam Cao )
b.Tây Tiến ( Quang Dũng )
c.Đất nước ( Nguyễn Đình Thi )
d.Vợ nhặt ( Kim Lân )
e.Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài )
g.Rừng xà nu ( Nguyễn Trung Thành )
h.Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi )
k.Mảnh trăng cuối rừng ( Nguyễn Minh Châu )
3.Một tác giả tiêu biểu
a.Hồ Chí Minh
b.Tố Hữu
c.Nguyễn Tuân
IV.Nghị luận xã hội :
1.Các vấn đề xã hội như :môi trường,tệ nạn xã hội, chiến tranh , dân số, khí hậu , nước
sạch , trung thực, tham nhũng , vô cảm , chủ trương , đường lối, chính sách v.v
2.Các vấn đề đạo đức, lối sống như : giản dị, khiêm tốn , khát vọng ,nghị lực , sống có
ích , tài –đức , lí tưởng , hạnh phúc , mục đích, ước mơ v.v
3.Các vấn đề xã hội được rút ra từ một câu chuyện , một tác phẩm văn học .
V.Nghị luận văn học


1.Phân tích tác phẩm văn học
2.Bình luận tác phẩm văn học
3.Bình luận một nhận định về vấn đề văn học : tác giả , tác phẩm , thời kì văn học
VI.Lý luận văn học
1.Quan điểm nghệ thuật
2.Phong cách nghệ thuật
3.Đặc trưng của văn học : thơ, truyện
4.Chức năng của văn học

Tiết 2

GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ VĂN ĐỂ LUYỆN TẬP
I.ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 1 : P.Ang ghen có nhận định : “Thà tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó
suốt đời”
Hãy giải thích nhận định trên .
Đề 2 : Tục ngữ U-Crai-na có câu : “Con người có ba điều bất hạnh : cái chết , tuổi già
và những đứa con hư”
Bình luận ý kiến trên
Đề 3 : Thiên nhiên không chỉ là nguồn cảm hứng của thơ ca mà còn là môi trường sống
của con người. Trong một cuộc tranh luận về vấn đề môi trường :
-Một số bạn lo lắng : Biển đã loang những vết dầu đen . Các loại thú rừng thì chạy vào
quán nhậu . Cảnh quan thiên nhiên mất dần bởi những công trình đô thị .Môi sinh sẽ ra
sao khi các khu công nghiệp mọc lên .
-Có bạn vẫn tin tưởng lạc quan : Đã có luật bảo vệ môi trường và các chuyên gia sẽ tìm
biện pháp phát triển vững bền .
-Có bạn bức xúc và kiên quyết : Phải chặn đứng những hành vi phản bội thiên nhiên!
Anh (chị) hãy trình bày lại ý chính của cuộc tranh luận và phát biểu ý kiến của mình
về vấn đề này .
Đề 4 : Khi đề cập đến sự ngu dốt , nhà tư tưởng La Rochefoucaule có nói :
“Có ba thứ ngu dốt : Không biết điều phải biết , biết bậy điều đang biết và biết điều
không nên biết”


Anh (chị) hiểu và suy nghĩ như thế nào về câu nói trên ?
Đề 5 : Macxim Gorki cho rằng : “Lao động là đôi cánh của ước mơ , là cội nguồn của
những niềm vui và sáng tạo”
Hãy bình luận câu nói trên .
Đề 6 : Đọc kĩ văn bản sau

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách . Ngày nọ giận mẹ , cậu chạy đến
một thung lũng cạnh khu rừng rậm . Lấy hết sức mình , cậu hét lớn : “Tôi ghét người”
.Từ khu rừng có tiếng vọng lại : “Tôi ghét người” . Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng
mẹ khóc nức nở . Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu .
Người mẹ nắm tay con , đưa trở lại khu rừng . Bà nói : “ Giờ thì con hãy hét thật to :
tôi yêu người” .Lạ lùng thay , cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại : “Tôi yêu người”.
Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu : “Con ơi , đó là định luật trong cuộc sống
của chúng ta . Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó . Ai gieo gió thì gặt bão . Nếu con thù
ghét người thì người cũng thù ghét con . Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu
thương con” .
(Theo : Quà tặng của cuộc sống – NXB Trẻ-HN-2004)
Từ câu chuyện trên , anh (chị) có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa cho và nhận trong
cuộc sống ?
Đề 7 :
Bình luận câu nói sau :
“Ba thứ không bao giờ trở lại tên đã bay, lời đã nói và những ngày đã qua” (G.Đôme)
Đề 8 :
Nghĩ suy từ ngọn lửa .
Đề 9 :
Nếu phía trước bạn là con đường .
Đề 10 :
Có ý kiến cho rằng “Tiền mua được tất cả , trừ hạnh phúc”
Ý kiến của anh (chị) thế nào ?
Đề 11 : Trong thư gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai theo học , Abraham
Lincoln , vị tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa kì , đã viết :


“Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kì diệu của sách …nhưng cũng cho cháu có đủ
thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thưở của cuộc sống : đàn chim tung cánh

trên bầu trời , đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi
xanh” .
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên .
Đề 12 :
“Khi của cải mất , chẳng có mất gì cả ,
Khi sức khoẻ mất , mất một vài thứ rồi;
Khi chí khí mất , chẳng còn là gì cả”
(Anonymous)
Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về vấn đề trên .
Đề 13 :
“Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ tìm thấy ánh sáng” .
(Bokle)
Suy nghĩ và bình luận .
Đề 14 :
Trái tim hoàn thiện nhất là trái tim có nhiều mảnh vá .
Đề 15 :
Có những thứ quan trọng hơn tiền .
Đề 16 :
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói sau : “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng
phảng phất hương thơm”
Đề 17 :
Anh (chị) có đồng ý với ý kiến Bailey :
“khi bạn sinh ra bạn khóc , còn mọi người xung quang cười . Hãy sống sao cho khi
bạn qua đời , mọi người khóc , còn bạn , bạn cười”
Đề 18 :
Nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau :
“Ở đâu không có trí tưởng tượng và ước mơ , ở đó con người sẽ lụi tàn và cuộc sống
không trọn vẹn”



Đề 19 :
Bình luận ý kiến của Đôxtôipxki: “Cái đẹp cứu rỗi thế giới”
Đề 20 :
Bình luận về vai trò của quê hương đối với cuộc sống tâm hồn mỗi người.
Đề 21 :
Từ mặt đất , nhân loại thấy mặt trăng lung linh ngời rạng . Đặt chân lên mặt trăng ,
người ta nhận ra mặt trăng cũng gồ ghề lồi lõm như mặt đất . Bạn cảm nghĩ gì về chuyện
trên ? (Đề Đông Sơn – Trung Quốc)
Đề 22 :
Xã hội là một cuốn sách , con người là một cuốn sách , thiên nhiên là một cuốn sách,
cha mẹ , bạn bè cũng là sách . “Đọc” là hiểu , là khám phá , là vượt qua ; đọc sách giúp
ta suy nghĩ , thưởng thức .
Anh (chị) hãy viết một bài văn với đầu đề “Đọc” (Đề An Huy-TQ)
Đề 22 :
Có người nói trên đời này vốn không có đường , người đi lại nhiều thì thành đường ;
lại có người nói , đời này vốn có đường , vì người đi lại nhiều nên không còn đường ; có
người nói…
Anh (chị) hãy viết một bài văn với đầu đề “Con người và đường đi” (Đề Giang Tô-TQ)
Đề 23 :
Trong bài Mẹ yêu con , sau khi nhắc tới bao việc mẹ từng làm vì con mà có thể chưa
được con hiểu đúng , người mẹ đã tâm sự :
“Nhưng trên tất cả , mẹ yêu con nên mẹ nói “không” trước những đòi hỏi vô lí của con
khi mẹ ghét con sẽ ghét mẹ về những điều này . Đây là cuộc đấu tranh khó khăn nhất
trong cuộc đời của mẹ . Nhưng mẹ vui vì mẹ đã chiến thắng và cuối cùng con đã thành
đạt”
(Rút từ tập Trái tim người mẹ , NXB Trẻ, TP .HCM,2004)
Lời tâm sự ấy gợi cho anh / chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc đời ?
(Thi HS giỏi quốc gia 2008)
Đề 24 :



Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học , Bryan Dion – Tổng giám đốc Tập đoàn
Coca Cola , đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những
trách nhiệm khác của con người :
“… Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo
tưởng về tương lai . Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó,
bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình…”
Anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình về cuộc sống trước lời khuyên ấy .
Đề 25 :
Cảm nhận từ một chiếc lá rơi…
Đề 26 :
“Gốc của sự học là học làm người”
(Tagore)
II.ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề 1 :
Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về nhận định sau : “ Ca dao là tấm gương của
tâm hồn dân tộc”
Đề 2 :
Tinh thần nhân văn qua các truyện cổ dân gian Việt Nam
Đề 3 :
Nhà văn Nguyễn Đình Thi nhận xét : “Cái tinh thần ca dao Việt Nam , trước hết là
một tinh thần ham sống , vui vẻ , ham tranh đấu , lạc quan tin tưởng ở giống nòi...”
(Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao , cổ tích )
Anh (chị) hãy phân tích một số tác phẩm văn học dân gian để làm sáng tỏ ý kiến trên
Đề 4 :
Văn học dân gian với việc bồi đắp tâm hồn thế hệ trẻ .
Đề 5 :
“Truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua
nhiều thế hệ đã lí tưởng hoá , gửi gắm vào đó tâm tình tha thiết của mình cùng với thơ và
mộng”

(Phạm Văn Đồng – Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương – Báo nhân dân 29-4 -1969)


Anh (chị hãy giải thích luận đề trên và chứng minh bằng các truyền thuyết thời kì Văn
Lang-Au Lạc và thời kì chống Bắc thuộc
Đề 6 :
Thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi .
Đề 7 :
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau :
“Mảng thơ thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi là ô cửa sổ mở cho thấy tâm hồn phong
phú , tế nhị của nghệ sĩ Ức Trai” ( Nguyễn Sĩ Cẩn)
Đề 8 :
Con người anh hùng vĩ đại và con người đời thường trần thế trong thơ Nguyễn Trãi
Đề 9 :
Nói về “Bình Ngô đại cáo” , Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong diễn văn tại lễ kỉ niệm
600 năm năm sinh của Nguyễn Trãi đã nhận định : “ Bình Ngô đại cáo có giá trị như một
bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt (…)” . “Bình Ngô đại cáo còn là
bản Tuyên ngôn nhân đạo và hoà bình của Nhà nước Đại Việt”
Hãy phân tích “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi để làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề 10 :
Trong tác phẩm Chinh phụ ngâm (bản dịch của Đoàn Thị Điểm) có đoạn :
Ngoài đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng nhựa thuỷ khôn bằng thuyền .
Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa,
Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên.
Nhủ rồi tay lại trao liền , bước đi một bước lại vin áo chàng …
Trong tác phẩm Truyện Kiều ( Nguyễn Du) cũng có đoạn :
Người lên ngựa, kẻ chia bào,

Rừng phong , thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng bụi chốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.


Người về chiếc bóng năm canh ,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi .
Vầng trăng ai sẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường…
Cảm nhận của anh (chị) về nỗi niềm li biệt trong hai đoạn thơ trên .
Từ đó, anh (chị) nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội ngày xưa
Đề 11 :
Khi bàn đến ngôn ngữ Truyện Kiều , trong bài Nguyễn Du , một nghệ sĩ lớn , Hoài
Thanh có viết :
“Người đọc xưa nay vẫn xem truyện Kiều như một hòn ngọc quí cơ hồ không thể thay
đổi , thêm bớt một tí gì , như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang
cung” .
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cho thấy tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du
qua một số câu thơ trong Truyện Kiều .
Đề 12 :
Thiên nhiên trong nhiều bài thơ mới đẹp và gợi cảm . Anh (chị) hãy chứng minh điều
đó qua một số bài thơ mới.
Đề 13 :
Trước Cách mạng tháng Tám Xuân Diệu có bài thơ Đây mùa thu tới , sau Cách mạng ,
Nguyễn Đình Thi có bài thơ Đất nước cũng nói đến mùa thu .Anh (chị) hãy so sánh hai
trạng thái cảm xúc của thi nhân qua hai cảnh đó .
Đề 14 :
Phân tích bức tranh thu trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi .
Đề 15 :
Phân tích và so sánh những vẻ đẹp khác nhau của hai hình tượng người lính thời kì

kháng chiến chống Pháp trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính
Hữu .
Đề 16 :
Chí Phèo , trên con đường trở về và người bạn của anh – Nam Cao
Đề 17 :


Nếu “thế giới bên kia” có thật thì chắc sẽ có tiệc rượu giữa Lão Hạc và Chí Phèo (một
lực điền dám đổi mạng sống để được lương thiện đến độc đáo ) . Họ nói gì với nhau về
“thế giới bên này”?
Đề 18 :
Cảm nhận của anh / chị về hai đoạn thơ :
-“Quê hương tôi có con sông xanh biếc,
…………………………………………………………
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng”
(Tế Hanh – Nhớ con sông quê hương )
-“Anh đưa em về sông Đuống
………………………………………………………
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
(Hoàng Cầm – Bên kia sông Đuống)
( Thi HS giỏi quốc gia 2008 )
Đề 19 :
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau của Nguyễn Khuyến :
-“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
……………………………………………………………..
Song thưa để mặc bóng trăng vào”
(Vịnh mùa thu)
-“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
……………………………………………………………
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.”

(Câu cá mùa thu)
Đề 20 :
Phân tích và làm sáng tỏ những sắc thái riêng biệt trong cảm hứng về mùa thu của
Nguyễn Khuyến với Thu điếu và Xuân Diệu với Đây mùa thu tới .
Đề 21 :
Nhận xét về thơ Nguyễn Khuyến , có ý kiến cho rằng : “Cảnh thu được vẽ bằng nét
bút của một hoạ sĩ ẩn giấu trong một tâm hồn thi sĩ . Cho nên đọc thơ Nguyễn Khuyến,


người ta có cảm tưởng như vừa được xem tranh thuỷ mặc, vừa được thưởng thức nghệ
thuật thơ Đường.”
Anh / chị hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy phân tích chùm thơ thu của Nguyễn
Khuyến để làm sáng tỏ .
Đề 22 :
Nhận xét về văn phong Thạch Lam , nhà văn Nguyễn Tuân viết : “ Xúc cảm của nhà
văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nẩy nở lên từ những chân cảm đối với những con
người ở tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê . Thạch Lam là một nhà văn quí mến
cuộc sống , trang trọng trước sự sống của mọi người chung quanh . Ngày nay đọc lại
Thạch Lam vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và
phẩm chất văn học .” (Thạch Lam- Tuyển tập Nguyễn Tuân – Tập 3- VH, 1996)
Đề 23 :
Trong bài “Tựa” viết cho tập Thơ Thơ của Xuân Diệu , Thế Lữ có nêu nhận xét :
“Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người . Lầu thơ của ông xây
dựng trên đất của một tấm lòng trần gian…”
Hãy bình luận ý kiến trên . Chọn và phân tích một vài đoạn thơ của Xuân Diệu trước
Cách mạng tháng Tám để làm rõ vấn đề .
Đề 24 :
Anh /chị thử bàn về hình tượng “nước mắt” trong các sáng tác của Nam Cao trước
Cách mạng tháng Tám.
Đề 25 :

Cảm hứng nhân đạo của Nam Cao và Thạch Lam qua hai tác phẩm Chí Phèo và Hai
đứa trẻ .
Đề 26 :
Về một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 12 đã giúp anh (chị) tin tưởng
sâu sắc một điều : Con người có những lúc cô độc ghê gớm nhưng sự cô đơn không thể
giết chết nổi một con người .(có thể chọn Vợ chồng A Phủ )
Đề 27 :
Do nhìn nhân vật từ những góc độ khác nhau , người đọc đã có những cách gọi (cũng
chính là những nhận xét ) khác nhau về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ


nhặt” của Kim Lân như : người đàn bà vô sỉ , người đàn bà tự trọng , người đàn bà liều
lĩnh , người đàn bà mực thước.
Theo anh (chị) , nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân là
ai trong số những người đàn bà nêu trên ? Hãy viết về điều đó .
III.LÝ LUẬN VĂN HỌC
Đề 1 :
Bác Hồ nói : “Xã hội nào văn nghệ nấy” . Anh (chị) hiểu câu nói trên như thế nào ?
Hãy dựa vào tình hình phát triển của văn học viết trong các giai đoạn thời trung đại thế kỉ
X-XIX để làm sáng tỏ
Đề 2 :
“Thơ là thơ, đồng thời là hoạ , là nhạc , là chạm khắc theo một cách riêng”
(Sóng Hồng-Thơ-NXB Văn học 1966)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy phân tích hình ảnh thơ trong một số bài thơ để
làm rõ . (Đề thi HS giỏi tỉnh -2008-2009)
Đề 3 :
Hãy bình luận ý kiến sau đây của nhà nghiên cứu văn học Đặng Thai Mai :
“Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc
sống .Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại , đã sâu sắc cảm thấy nỗi đau đớn của con
người trong thời đại , đã xúc động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu , bực bội, tủi hổ

và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là hơi thở , cái sức sống của
những tác phẩm vĩ đại” (Đề thi HS giỏi tỉnh -2008-2009)
Đề 4 :
Bàn về truyện ngắn , có ý kiến cho rằng : Qua một nỗi lòng , một cảnh ngộ , một sự
việc của nhân vật , nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh
Từ một số truyện ngắn tiêu biểu , em hãy bày tỏ quan niệm của mình về ý kiến trên .
(Đề thi HS giỏi tỉnh -2007-2008) (phân tích Đôi mắt, Mùa lạc , Những đứa con trong gia
đình)
Đề 5 :
Nói về qui luật sáng tạo nghệ thuật , nhà thơ Ra-bin-đra-nát Ta go có câu :
“Khi tình cảm tự tìm cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngoài , chúng ta có thơ”


(Rút từ tập Mười nhà thơ lớn của thế kỉ , NXB Tác phẩm mới , Hà Nội, 1986) (Thi
HS giỏi quốc gia năm 2008)
Đề 6 :
“Nói tới nghệ thuật là nói đến sự cao cả của tâm hồn . Đẹp tức là một cái gì cao cả.
Đã nói đẹp là nói cao cả . Có khi nhà văn tả một cái xấu, một tội ác , một tên giết người ,
nhưng cách nhìn , cách miêu tả phải cao cả.”
(Nguyễn Đình Thi, Câu chuyện xung quanh công việc sáng tác nghệ thuật)
Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Đề 7 :
“Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa , cái ghê tởm , cái hèn
nhát . Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng , cái tốt đẹp, cái thuỷ
chung” ( Nguyễn Khải )
Bình luận và bằng thực tế cảm nhận văn học của mình , hãy làm sáng tỏ quan niệm
văn chương của Nguyễn Khải .
Đề 8 :
Bàn về thơ , nhà phê bình văn học Nga V. Bi-ê-lin –xki (1811-1848) đã viết : “Thơ
trước hết là cuộc đời , sau đó mới là nghệ thuật”

Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên .
Đề 9 :
“Thuộc thêm được một bài thơ hay là đính thêm được một hạt ngọc kim cương vào
chuỗi hạt kim cương của trí tuệ , tâm hồn mình . Cuộc sống như mặt trời sẽ rọi ánh sáng
vào những viên kim cương đó mỗi lần lại lấp lánh thêm những màu sắc mới”
(GS Trần Thanh Đạm –PPGDVH theo loại thể)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó bằng việc phân tích một
bài thơ mà em yêu thích nhất .
Đề 10 :
Trong bài Cảm xúc , nhà thơ Xuân Diệu viết :
“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”
Trong truyện ngắn Giăng sáng , nhà văn Nam Cao lại viết :


“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối , không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ
thuật có thể là tiếng đau khổ kia , thoát ra từ những kiếp lầm than” .
Anh / chị hãy làm sáng tỏ quan niệm nghệ thuật trong những lời thơ, lời văn trên .
Đề 11 :
“Thơ là ngọn lửa nhen lên trong lòng người . Một ngọn lửa đốt cháy , sưởi ấm và soi
sáng . Nhà thơ chân chính là người dù không muốn và phải chịu đau đớn vẫn đốt cháy
mình lên và đốt cháy những người khác”
(Lep Tôn-xtôi)
Anh /chị hiểu ý kiến trên như thế nào hãy bình luận và làm sáng tỏ
(Đề khẳng định đặc trưng của thơ và tác dụng to lớn, kì diệu của thơ ca )
Đề 12 :
Bàn về thơ , Xuân Diệu có ý kiến : “Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong cảm xúc”
Anh chị hãy giải thích ý kiến trên . Phân tích một vài bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến
trên . (Vội vàng –XD , Sóng – XQ)
Đề 13 :

Bàn về văn học, Pautôpxki cho rằng :“Văn chương ra đời để khám phá những bí ẩn
tâm hồn”
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy bình luận và làm sáng tỏ bằng những hiểu
biết về văn học .
Đề 14 :
Anh / chị có suy nghĩ như thế nào khi có ý kiến cho rằng : Điều còn lại của mỗi nhà
văn chính là cái giọng nói của riêng mình .
Hãy phân tích một số tác phẩm văn học để chứng minh .
Đề 15 :
Nhà văn Nguyễn Đình Thi viết : “Tác phẩm văn học lớn , hấp dẫn người ta bởi cách
nhìn mới , tình cảm mới , về những việc, những điều mà ai cũng biết cả rồi”
Anh /chị hãy bình luận câu nói trên và phân tích sức hấp dẫn của một tác phẩm văn học
mà anh /chị cho là lớn .
Đề 16 :
Trong tác phẩm “Tôi đã học tập như thế nào?” , nhà văn M.Gorki đã viết :


×