Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá hiện trạng nước thải cụm công nghiệp phú lâm huyện tiên du tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.95 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN HẢI YẾN
Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƢỚC THẢI CỤM CÔNG NGHIỆP
PHÚ LÂM, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

THÁI NGUYÊN – 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN HẢI YẾN
Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƢỚC THẢI CỤM CÔNG NGHIỆP
PHÚ LÂM, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: K43 - KHMT - N02
: 2011 - 2015
: ThS. Dƣơng Thị Minh Hòa

THÁI NGUYÊN – 2015


i

LỜI CẢM ƠN

Bên cạnh sự cố gắng của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, động viên, giúp đỡ của thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và các cán bộ
huyện Tiên Du để hoàn thành chương trình khóa luận tốt nghiệp đại học.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo
Dương Thị Minh Hòa là người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong quá
trình làm đề tài này. Bên cạnh đó, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
các thầy cô trong khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã dạy dỗ em trong những năm qua.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ Sở Tài nguyên và
môi trường tỉnh Bắc Ninh , phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Du,
Ban quản lý KCN huyện Tiên Du, UBND xã Phú Lâm đã cung cấp cho em
những thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài để hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong gia đình và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt những năm học vừa
qua tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Do kiến thức và kinh nghiê ̣m còn h ạn chế nên khoá luâ ̣n không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa từ quý thầy
cô và ba ̣n đo ̣c để khoá luận của em hoàn thiện hơn.
Sau cùng em xin chúc toàn thể thầy cô trong Khoa Môi Trường, lời
chúc sức khỏe, luôn thành công trong công việc và cuộc sống.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bắc Ninh, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Trần Hải Yến


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình xả thải của các khu công nghiệp, làng nghề và khu dân cư ... 16
Bảng 2.2: Các tác nhân ô nhiễm môi trường cụm làng nghề tập trung .......... 18
Bảng 2.3: Toạ độ các vị trí lấy mẫu ................................................................ 19
Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 11/2007 ........................... 20
Bảng 2.5: Thành phần chất thải rắn của cụm công nghiệp Phú Lâm năm 2013... 23
Bảng 4.1: Cơ cấu sử dụng đất tại cụm công nghiệp Phú Lâm ........................ 29
Bảng 4.2: Danh mục doanh nghiệp tại cụm công nghiệp Phú Lâm năm 2014 .... 30
Bảng 4.3: Nguyên, nhiên liệu cần thiết để sản xuất giấy ở CCN Phú Lâm .... 34
Bảng 4.4: Công tác thanh tra môi trường đối với doanh nghiệp trong CCN
Phú Lâm năm 2014 ................................................................................. 39
Bảng 4.5: Hiện trạng nước thải CCN Phú Lâm quý III năm 2014 ................. 42
Bảng 4.6: Hiện trạng nước thải CCN Phú Lâm quý IV năm 2014 ................. 43
Bảng 4.7. Kết quả phân tích nước thải tại CCN Phú Lâm quý I năm 2015 ... 44
Bảng 4.8 : Kết quả phân tích nước thải quý III, IV năm 2014, quý I năm 2015
tại CCN Phú Lâm .................................................................................... 46
Bảng 4.9: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại CCN Phú Lâm............ 49


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ vị trí quy hoạch CCN Phú Lâm .......................................... 28
Hình 4.2: Sơ đồ quá trình sản xuất giấy tái chế tại cụm công nghiệp Phú Lâm ..... 32
Hình 4.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLMT tại CCN Phú Lâm ........................... 34
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện chất lượng nước thải tại CCN Phú Lâm quý I năm
2015 ......................................................................................................... 45
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện chất lượng nước thải tại CCN Phú Lâm quý III, IV
năm 2014 và quý I năm 2015 .................................................................. 47
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện chất lượng nước mặt tại CCN Phú Lâm năm 2015 ..... 49
Hình 4.7. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chứa chất hữu cơ ........................ 54

Hình 4.8. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chứa chất vô cơ ......................... 54
Hình 4.9. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể phốt 3 ngăn............. 54


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa của từ viết tắt

Từ viết tắt
BB

Bao bì

BVMT

Bảo vệ môi trường

BQL

Ban quản lý

CCN

Cụm công nghiệp

KCN

Khu công nghiệp


CKBVMT

Cam kết bảo vệ môi trường

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CP

Cổ phần

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

Cty

Công ty

ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

GRDP


Tổng sản phẩm trong địa bàn

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

NXB

Nhà xuất bản

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

Quản lý môi trường

QLNN

Quản lý nhà nước


SX

Sản xuất

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT QT TN&MT

Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
1.2. Mục đích đề tài ........................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu ................................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 4
2.1.1.Cơ sở lý luận ......................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 6
2.2. Tổng quan về CCN Việt Nam................................................................. 8
2.2.1. Sự hình thành và phát triển CCN ở Việt Nam ..................................... 8
2.2.2. Hiện trạng môi trường CCN ở Việt nam ........................................... 10
2.2.3. Thực trạng quản lý môi trường CCN ở Việt Nam ............................. 14
2.4. Một số nghiên cứu về môi trường CCN ở Bắc Ninh ............................ 15
2.4.1. Hiện trạng môi trường ở Bắc Ninh .................................................... 15
2.4.2. Một số nghiên cứu về môi trường CCN Phú Lâm ............................. 19
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 24
3.1.1. Đối tượng ngiên cứu .......................................................................... 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp kế thừa ......................................................................... 24
3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát .......................................................... 24


vi

3.4.3. Phương pháp lấy mẫu......................................................................... 25
3.4.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu................................................. 25
4.1. Tổng quan về cụm công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.. 27
4.1.1. Sự hình thành và phát triển CCN Phú Lâm ....................................... 27
4.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CCN Phú Lâm .......... 30
4.1.3. Công nghệ sản xuất giấy tại CCN Phú Lâm ...................................... 32

4.2. Hiện trạng công tác Quản lý môi trường CCN Phú Lâm ..................... 34
4.2.1. Cơ cấu tổ chức về quản lý môi trường trong CCN ............................ 34
4.2.2. Các biện pháp quản lý và kiểm soát nước thải, khí thải, chất thải rắn ..... 35
4.2.3. Công tác báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường .............................. 37
4.2.4. Công tác thanh tra môi trường ........................................................... 38
4.2.5. Công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực BVMT.................................. 40
4.2.6. Công tác truyền thông môi trường ..................................................... 41
4.3. Đánh giá hiện trạng nước thải cụm công nghiệp Phú Lâm .................. 42
4.3.1. Hiện trạng nước thải CCN Phú Lâm Quý III năm 2014. ................... 42
4.3.2. Hiện trạng nước thải CCN Phú Lâm Quý IV năm 2014. .................. 43
4.3.3. Hiện trạng nước thải CCN Phú Lâm Quý I năm 2015. ..................... 44
4.4. Ảnh hưởng của nước thải CCN Phú Lâm đến môi trường nước xung
quanh ............................................................................................................ 48
4.5. Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại CCN Phú Lâm.. 50
4.5.1. Giải pháp kinh tế ................................................................................ 50
4.5.2. Quy hoạch, xây dựng ......................................................................... 50
4.5.3. Tuyên trường, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng.......................... 51
4.5.4. Quản lí và xử lý vi phạm................................................................... 51
4.5.5. Giám sát chất lượng môi trường ........................................................ 52
4.5.5. Biện pháp về kỹ thuật công nghệ ....................................................... 53


vii

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 56
5.1. Kết luận ................................................................................................. 56
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59
I. TIẾNG VIỆT ............................................................................................ 59
II. TIẾNG ANH ........................................................................................... 59



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang tích cực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện
đại hóa, nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội và nâng cao thu nhập cho
người lao động. Việc phát triển ngày càng mạnh các ngành công nghiệp đi đôi
với khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ các hoạt động công nghiệp ngày
càng nhiều. Chính điều này đã tạo nên mâu thuẫn giữa phát triển Kinh tế xã
hội và Bảo vệ môi trường tự nhiên. Việc khai thác tài nguyên quá mức làm
suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường…
Vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay đang là mối
quan tâm lớn của tỉnh Bắc Ninh. Làm thế nào để kết hợp việc khai thác tài
nguyên thiên nhiên với việc cải tạo phục hồi các nguồn tài nguyên, nghiên
cứu các biện pháp sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và môi trường nhằm phục vụ cho việc phát triển lâu dài của con người
là những vấn đề bức xúc đang đặt ra cho các nhà quản lý cũng như các nhà
khoa học để giải quyết. Đó là tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch bảo vệ môi
trường nhằm phát triển bền vững, vạch ra những kế hoạch, chính sách, chiến
lược phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Hiện nay, các dự án Khu công nghiệp (KCN), Cụm công nghiệp (CCN)
bắt buộc phải cam kết thực hiện công tác quản lý bảo vệ môi trường theo đúng
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước
thải công nghiệp. Tính đến nay, tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 15 khu công nghiệp
(KCN) tập trung, 1 khu công nghệ thông tin, và hơn 30 cụm công nghiệp (CCN).
Trong đó, huyện Tiên Du có Cụm công nghiệp Phú Lâm nằm ở xóm Hạ Giang
của thôn Tam Tảo. Hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp là tái chế giấy và

tính đến đầu năm 2010 có khoảng 20 doanh nghiệp cùng sản xuất trong Cụm


2

doanh nghiệp này. Ảnh hưởng từ sự phát triển mạnh mẽ của cụm công nghiệp
Phú Lâm nhưng do chưa chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường nên sự ô
nhiễm môi trường tại Cụm công nghiệp Phú Lâm đã đến mức báo động. Nước
thải và khói bụi từ các doanh nghiệp làm giấy trong cụm công nghiệp được xả
thải và phát tán tự do ra môi trường mà không qua xử lý khiến cho tình trạng ô
nhiễm ngày càng trầm trọng. Đặc biệt là việc sông Ngũ Huyện Khê bị “đầu độc”
một cách công khai bởi nước thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp thuộc các
doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan của địa phương.
Trước tình trạng đó, các cấp, các ngành đã có nhiều biện pháp để xử lý, khắc
phục, tuy nhiên cũng mới chỉ dừng lại ở quy mô từng cơ sở nhỏ lẻ mà chưa có
giải pháp tổng thể. Mặt khác cho đến nay, chưa có đề tài, dự án nào nghiên cứu
chi tiết, tổng hợp về hiện trạng các nguồn xả thải và đánh giá khả năng chịu tải
của sông Ngũ Huyện Khê nơi tiếp nhận nước thải…
Vì vậy, việc đầu tư cải tạo hệ thống thoát nước và xây dựng hệ thống
xử lý nước thải tập trung là mong mỏi của ban quản lý CCN Phú Lâm, chính
quyền địa phương cũng như người dân nơi đây.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá
hiện trạng nước thải Cụm công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh”.
1.2. Mục đích đề tài
- Tìm hiểu tổng quan về cụm công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh.
- Hiện trạng công tác quản lý môi trường của cụm công nghiệp Phú
Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá hiện trạng nước thải cụm công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên

Du, Tỉnh Bắc Ninh.


3

- Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt khu vực cụm công nghiệp
Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải của cụm
công nghiệp.
1.3. Yêu cầu
- Số liệu thu thập phản ánh trung thực khách quan.
- Kết quả phân tích phải chính xác.
- Những kiến nghị đưa ra phải phù hợp với thực tế của địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa học tập: Nâng cao kiến thức và kỹ năng rút ra kinh nghiệm
thực tế phục vụ công tác bảo vệ môi trường; vận dụng, phát huy và nâng cao
kiến thức đã học.
- Ý nghĩa thực tiễn: Tìm hiểu được thực trạng nước thải của cụm công
nghiệp Phú Lâm. Từ dó đưa ra những biện pháp khắc phục có hiệu quả để bảo
vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1.Cơ sở lý luận
- Một số khái niệm về môi trường
Theo UNESCO, môi trường được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên

và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh
sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc
nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người” (Paper JAAPU) [14].
Theo "Luật Bảo vệ môi trường" của nước CHXHCN Việt Nam thì môi
trường được khái niệm như sau: “ Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất
tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật ” (Luật bảo vệ môi trường, 2014) [6].
- Khái niệm về tài nguyên nƣớc: Là một dạng tài nguyên thiên nhiên
vừa hữu hạn vừa vô hạn và chính bản thân nước có thể đáp ứng yêu cầu của
cuộc sống như ăn uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, năng lượng, giao
thông vận tải, du lịch... (Dư Ngọc Thành, 2007) [7].
- Khái niệm nƣớc mặt: Là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
- Khái niệm nƣớc ngầm: Là nước tồn tại trong các tầng chứa nước
dưới mặt đất (Dư Ngọc Thành, 2007) [7].
- Ô nhiễm môi trƣờng : là sự tích lũy trong môi trường các yếu tố vật
lý, hóa học, sinh học vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường khiến cho
môi trường trở lên độc hại đối với con người và sinh vật (Lê Văn Thiện,
2007) [8].
- Khái niệm về suy thoái ô nhiễm nguồn nƣớc: Sự ô nhiễm môi
trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng
đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật (Lê Văn Thiện,
2007) [8].


5

Theo hiến chương Châu Âu: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi chủ
yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây nguy
hại cho việc sử dụng, cho nông nghiệp, cho công nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải
trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại ( Paper JAAPU ) [14].

- Các dạng ô nhiễm nƣớc: Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước.
Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô nhiễm như ô nhiễm do công nghiệp, nông
nghiệp hay sinh hoạt. Hoặc dựa vào môi trường nước như ô nhiễm nước ngọt,
ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc dựa vào tính chất của ô nhiễm như ô nhiễm
sinh học, hóa học hay vật lý (Lê Văn Thiện, 2007) [8].
- Quản lý môi trƣờng và phòng chống ô nhiễm:“Quản lý môi
trường là một hoạt động trong quản lý xã hội: có tác động điều chỉnh các
hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kĩ năng
điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con
người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và
sử dụng hợp lý tài nguyên” (Nguyễn Thị Thanh Nga, 2014) [5].
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: Luật
pháp, chính sách, kinh tế, công nghệ, xã hội, văn hoá, giáo dục… Các biện
pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ
thể của vấn đề đặt ra. Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô:
toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình…
Nguồn nước bị ô nhiễm có dấu hiệu đặc trưng sau đây:
+ Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm
xuống đáy nguồn.
+ Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ …)
+ Thay đổi thành phần hoá học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và
vô cơ, xuất hiện các chất độc hại …)
+ Lượng ôxy hoà tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá
để oxy hoá các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.


6

+ Các vi sinh vật thay đổi về loài và về số lượng, có xuất hiện các vi
trùng gây bệnh .

Các thông số đánh giá chất lượng nước thải:
* Nhiệt độ : Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong
nguồn nước tự nhiên. Sự thay đổi về nhiệt kéo theo các thay đổi về chất lượng
nước, tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, các nồng độ oxy hòa tan.
* Độ pH: Là chỉ số thể hiện độ axit hay bazo của nước, là yếu tố môi
trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật
trong nước.
* BOD (Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa sinh hóa):
Là lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong
điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian.
* COD (Nhu cầu oxy hóa hóa học): Là lượng oxy cần thiết để oxy
hóa các chất hóa học trong nước.
* NO3: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có chứa Nito
trong nước thải.
* Các yếu tố kim loại nặng: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ
trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, Cadimi, Fe, Mn...ở hàm
lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động thực
vật nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng trở nên độc hại đối với sinh vật và
con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn.
* Coliform: là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường.
-Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) là chất rắn trong nước có thể loại bỏ bởi
bộ lọc. Chất rắn lơ lửng có thể xuất phát từ bùn, thực vật và động vật mục nát,
chất thải công nghiệp và nước thải. Nồng độ cao của chất rắn lơ lửng có thể
gây ra vấn đề tắc nghén tại hệ xử lý làm hỏng thiết bị. TSS cao còn ảnh hưởng
đến đời sống thủy sinh, TSS cao có thể ngăn chặn ánh sáng từ thực vật ngập
nước, khi số lượng ánh sáng truyền qua nước giảm, quá trình quang hợp giảm.
2.1.2. Cơ sở pháp lý


7


- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 được
Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII (gồm 20 chương, 175 điều, có
hiệu lực từ 01/01/2015).
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về Bảo
vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT.
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính Phủ: Quy
định về thoát nước và xử lý nước thải.
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ : Quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 67/2011/NÐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trýờng.
- Nghị định số 25/2013/NÐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ : Về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về
Quy định chi tiết một số điều của Luật tài nguyên nước.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT về quy định tiêu chí xác định cơ sở
gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT
Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà
nước chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn giai đoạn 2012-2015.



8

- Quyết định số 81/2006/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
- Quyết định số 79/2011/QĐ-UBND ngày 08/07/2011 của UBND tỉnh
Bắc Ninh về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Quyết định số 294/2014/QĐ-UBND ngày 13/06/2014 của UBND tỉnh
Bắc Ninh về việc ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường làng nghề, khu dân
cư, cụm công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
- Chỉ thị số 26/CP-TTg ngày 25/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ ký
ban hành về ciệc triển khai thi hành Luật Bảo vệ Môi trường.
- Chỉ thị số 36/2008/CT - BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường
trong Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam
+ QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp (thay thế TCVN 5945:2005 ).
+ QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt
+ QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
2.2. Tổng quan về CCN Việt Nam
2.2.1. Sự hình thành và phát triển CCN ở Việt Nam
* Khái niệm về CCN:
Trong lịch sử kinh tế thế giới, khái niệm cụm công nghiệp đã xuất hiện
khá lâu, tuy nhiên do những cách tiếp cận khác nhau, do có sự khác biệt về
trình độ nền sản xuất công nghiệp cũng như điều kiện kinh tế, xã hội, đã dẫn
đến có khá nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về cụm công nghiệp.



9

Vào cuối thế kỷ 19, khái niệm về cụm công nghiệp (CCN) “district
industriel” xuất hiện do Mashall đưa ra khi ông nghiên cứu về sự tập trung
sản xuất công nghiệp ở miền Bắc nước Anh. Sau đó, các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu và chính phủ trên thế giới đã đưa ra nhiều khái niệm CCN với các
cách tiếp cận khác nhau phù hợp với điều kiện mỗi vùng và địa phương trong
phát triển kinh tế. Tiêu biểu như:
Theo M.Porter, người đã có công trong việc phát triển lý thuyết về
CCN thì cho rằng “CCN là sự tập trung về địa lý của các doanh nghiệp, của
các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hóa, của những những người được
hưởng dịch vụ, của các ngành công nghiệp và các tổ chức có liên quan” [13].
Theo G.Becattini, cụm công nghiệp là một thực thể xã hội – lãnh thổ
đặc trưng bởi sự có mặt hoạt động của một cộng đồng người và quần thể
doanh nghiệp trong một không gian địa lý và lịch sử nhất định [12].
Thực tế, có nhiều định nghĩa khác nhau về CCN. Nhưng trong các định
nghĩa đều chưa đề cập đến sự tập trung theo địa lý của các doanh nghiệp gắn
liền với sự thay đổi mới và có sự phát triển năng động do tính hiệp đồng thừa
hưởng từ “Tính hiệu quả tập thể” thông qua các tác động kinh tế từ bên ngoài,
từ mạng lưới các nhà cung cấp, mạng lưới khách hàng và các lợi ích của hoạt
động tập thể. Trong CCN, vấn đề mấu chốt là có sự hiệp đồng, sản xuất với
quy mô, có sự tác động qua lại, có sự tương trợ, có sự ganh đua và có khả
năng phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường để mang lại hiệu quả
trong sản xuất và kinh doanh.
Ở Việt Nam, theo Quy chế Quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm
theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ: “Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không

có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu
hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình
ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do Ủy ban nhân dân các tỉnh,


10

thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh) quyết định thành lập. Cụm công nghiệp hoạt động theo Quy chế này và
các quy định của pháp luật liên quan.
Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không quá 50 (năm mươi) ha.
Trường hợp cần thiết phải mở rộng cụm công nghiệp hiện có thì tổng diện
tích sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75 (bảy mươi lăm) ha.” [12].
* Vai trò của cụm công nghiệp trong phát triển kinh tế
Việc hình thành các CCN là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển
kinh tế xã hội, nhất là đối với các nước đang phát triển. Do đó, vai trò của
các CCN trong phát triển kinh tế có thể xác định rõ trên một số khía cạnh
chủ yếu như sau:
Thứ nhất: Cụm công nghiệp góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ hai: Cụm công nghiệp góp phần làm tăng giá trị sản xuất và tăng
thu ngân sách địa phương.
Thứ ba: Việc phát triển sản xuất tại cụm công nghiệp sẽ tạo điều kiện
thúc đẩy tiến bộ khoa học – công nghệ trong sản xuất, kinh doanh.
Thứ tư: Cụm công nghiệp góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho
người lao động nông thôn.
Thứ năm: Cụm công nghiệp góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trong khu dân cư.
2.2.2. Hiện trạng môi trường CCN ở Việt nam
Việc phát triển CCN có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế.

Tuy CCN được thành lập để tập trung các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư
nhưng tại các CCN có nhiều vấn đề phát sinh như chủ doanh nghiệp tự ý xả
thải, chủ đầu tư quản lý kém, thiếu đồng bộ,… dẫn tới hậu quả khi CCN ngày
càng phát triển thì lượng chất thải được thải vào môi trường càng nhiều từ đó
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.


11

Chất thải cụm công nghiệp là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra
từ sản xuât của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp.
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn môi trường. Ô nhiễm môi trường tại các CCN là việc môi
trường tại các cụm công nghiệp có các thông số không phù hợp với tiêu chuẩn
môi trường. Đây là một trong những ngoại ứng tiêu cực phát sinh trong quá
trình sản xuất. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái cũng như
môi trường sống và sản xuất của con người.
Thực tế đã chứng minh các vấn đề môi trường do cụm công nghiệp
sinh ra đó là:
a. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc do nƣớc thải cụm công nghiệp
Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa
học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật cho phép, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường
nước, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Nước thải cụm công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình
sản xuất của CCN từ các hoạt động phục vụ cho quá trình sản xuất và các
công đoạn sản xuất.
Thành phần nước thải của các CCN phụ thuộc vào ngành nghề của cơ
sở sản xuất trong cụm. Nó chủ yếu bao gồm các chất dinh dưỡng (thể hiện
bằng hàm lượng tổng Nitơ và Photpho), chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng

BOD, COD), các chất lơ lửng (SS) và kim loại nặng.
Chất lượng nước thải đầu ra ở các CCN phụ thuộc rất nhiều vào việc
nước thải có được xử lý hay không. Nhiều CCN đi vào hoạt động mà hoàn
toàn chưa triển khai xây dựng hạng mục xử lý nước thải, nhiều CCN đã có hệ
thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp
trong CCN còn thấp.Bên cạnh đó, do đặc thù phần lớn các doanh nghiệp tập


12

trung tại các CCN là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất gia đình, bởi
vậy, hệ thống xử lý nước thải tại đa số các nhà máy chưa được đầu tư xây
dựng hiện đại. Nhiều nơi, doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải
nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Từ đó dẫn tới việc
nước thải của CCN khi xả thải ra môi trường có các thông số ô nhiễm cao hơn
nhiều lần so với quy chuẩn môi trường cho phép.
Ngoài ra, còn phải kể tới tình trạng ô nhiễm môi trường nước do nước
thải rò rỉ từ các khu chôn lấp rác thải của CCN. Việc xây dựng không đúng kỹ
thuật vệ sinh, tình trạng quá tải và việc xuất hiện những bãi rác lộ thiên chưa
được xử lý là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể.
b. Ô nhiễm môi trƣờng không khí do khí thải cụm công nghiệp
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt chất lạ (quan sát được hoặc
không quan sát được) hay một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không
khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu,
giảm tầm nhìn xa (do bụi) [3].
Khí thải cụm công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra
môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất trong CCN.Ô
nhiễm bụi là dạng ô nhiễm phổ biến nhất ở các cụm công nghiệp đặc biệt là vào
mùa khô và đối với các cụm công nghiệp đang trong quá trình xây dựng.
Do đặc thù của quá trình sản xuất nên mỗi cụm công nghiệp đều phát

sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng theo từng loại hình công nghệ
và từng nhóm ngành sản xuất tại cụm. Tiêu biểu có thể kể tới như CO, SO 2,
NO2, hơi axit, hơi kiềm, NH3, H2S,…
Ngoài ra, còn cần kể tới một lượng lớn khí phát sinh do quá trình phân hủy
các chất hữu cơ, quá trình đốt xử lý rác tại các khu chôn lấp rác thải; các hợp chất
hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải cụm công nghiệp thông qua vòng tuần hoàn


13

nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng
lên và là giá bám cho các vi sinh vật và các khí bẩn công nghiệp khác.
c. Ô nhiễm chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn (CTR) là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc sản xuất và các hoạt động khác.
Chất thải rắn được chia làm 02 loại là chất thải rắn thông thường và chất thải
rắn nguy hại. Trong đó, chất thải rắn nguy hại có chứa các chất hoặc hợp chất
có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây
nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác [4].
Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản
xuất ở các nhà máy, xí nghiệp,… Ô nhiễm chất thải rắn công nghiệp là sự
xuất hiện một lượng lớn CTR công nghiệp đặc biệt là CTR nguy hại mà
không được xử lý phù hợp với tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật cho phép gây ảnh
hưởng xấu tới môi trường.
Hoạt động sản xuất tại các cụm công nghiệp đã phát sinh một lượng không
nhỏ chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại. Thành phần, khối lượng chất thải rắn
phát sinh tại mỗi cụm tùy thuộc vào loại hình sản xuất, quy mô đầu tư, công suất
của các cơ sở trong cụm. Thành phần các chất trong chất thải rắn của cụm công
nghiệp có thể kể tên như: kim loại, thủy tinh, cao su, các loại bao bì, sơn keo, dung
môi, hóa chất, plastic các loại, tro xỉ, bùn từ xử lý nước thải,…

Thành phần chất thải rắn của các CCN không chỉ thay đổi theo loại
hình sản xuất mà còn thay đổi theo giai đoạn phát triển của cụm. Trong giai
đoạn xây dựng, chất thải rắn chủ yếu là phế thải xây dựng (đất đá, gạch, xi
măng, sắt thép hư hỏng). Khi cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, phế thải
xây dựng mặc dù được phát sinh nhưng không nhiều và thường thu gom lẫn
với chất thải công nghiệp.


14

Theo quy hoạch, tất cả các CCN phải có khu vực phân loại và trung
chuyển chất thải rắn. Nhưng rất ít các CCN triển khai hạng mục này. Điều
này đã khiến cho công tác quản lý chất thải rắn ở các CCN gặp không ít khó
khăn. Các doanh nghiệp trong cụm thường hợp đồng với doanh nghiệp có
giấy phép hành nghề để thu gom và xử lý chất thải rắn. Tuy nhiên, quy mô
của các doanh nghiệp xử lý chất thải này cũng thường không lớn nên trang
thiết bị để xử lý rác thải cũng chưa thật sự hiện đại, công suất lượng rác có thể
xử lý không nhiều, thường gây ùn ứ tại các bãi chôn lấp rác. Những núi rác
khổng lồ chưa được phân loại xử lý dẫn tới vệc các hóa chất độc hại từ chất
thải rắn vẫn thải vào môi trường.
Thêm nữa, các bãi chôn lấp CTR này hầu hết đều không hợp vệ sinh,
không có hệ thống xử lý nước, rác đạt tiêu chuẩn khiến một lượng lớn rác thải,
khí thải từ các hố xử lý rác rò rỉ vào môi trường. Điều này dẫn tới khu vực đặt
những bãi chôn lấp, xử lý CTR bị phá hoại nghiêm trọng, rất khó để khắc phục
hậu quả ô nhiễm sau này.
Với thực trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí và chất thải rắn
công nghiệp tại các cụm công nghiệp đã ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái và đời
sống của dân cư quanh khu vực.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của dân
cư tại những nơi có CCN bị ảnh hưởng mạnh. Đồng thời, khi con người sử

dụng các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được nuôi trồng, đánh bắt tại những
khu vực này, lượng chất độc tích tụ trong cơ thể về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe không chỉ của thế hệ hiện tại mà còn di truyền tới
những thế hệ sau. Tiêu biểu như các bệnh về da liễu, hô hấp, tiêu hóa,… thậm
chí là ung thư.
2.2.3. Thực trạng quản lý môi trường CCN ở Việt Nam


15

Hiện nay, nước ta đã có chính sách phát triển công nghiệp gắn liền với
BVMT. Các văn bản pháp luật, pháp quy có liên quan về quản lý môi trường
KCN, CCN đã được ban hành, có sự phân cấp quản lý nhà nước về BVMT
KCN, CCN. Một số công cụ kinh tế đã được áp dụng như: thu phí BVMT đối
với nước thải, chất thải rắn; thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chất
lượng môi trường tại các KCN, CCN theo các định kỳ trong năm.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về BVMT khu công nghiệp, cụm
công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập như: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
chưa đầy đủ, chức năng của các đơn vị tham gia quản lý còn chồng chéo, việ
triển khai các công cụ quản lý chưa hiệu quả, nhân lực cho công tác BVMT khu
công nghiệp, cụm công nghiệp còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực, ý thức
BVMT của các chủ đầu tư và các doanh nghiệp trong KCN, CCN chưa tốt.
Tồn tại lớn nhất trong công tác BVMT các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, theo nhận định trong báo cáo môi trường KCN, CCN Việt Nam là:
- Chưa triển khai triệt để việc phân công trách nhiệm giữa các cơ quan
quản lý và đơn vị thực hiện.
- Trách nhiệm của các bên về BVMT bên trong KCN, CCN còn thiếu
nhiều bất cập, không rõ rang.
- Quy định quản lý môi trường nội bộ KCN, CCN chưa được phổ biến và
phần lớn hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu, cụm công nghiệp chưa

được đầu tư đồng bộ trước khi các khu, cụm công nghiệp đi vào sử dụng.
2.4. Một số nghiên cứu về môi trƣờng CCN ở Bắc Ninh
2.4.1. Hiện trạng môi trường ở Bắc Ninh
Cùng với việc mở rộng các KCN tập trung và các CCN làng nghề, diện tích
ao hồ của Thành phố Bắc Ninh và 7 huyện đã bị thu hẹp. Chất lượng nước ao hồ
đang bị xuống cấp do chúng đang dần bị biến thành nơi chưa chất thải.


16

Môi trường sông Ngũ Huyện Khê hiện nay đang được UBND tỉnh Bắc
Ninh và người dân quan tâm đặc biệt bởi đây là dòng sông tiếp nhận nước
thải của nhiều làng nghề. Các khảo sát trong các năm gần đây cho thấy mức
độ ô nhiễm môi trường nước trên sông Ngũ Huyện Khê đang ngày càng gia
tăng ở mức báo động. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 2.7:
Bảng 2.1: Tình hình xả thải của các khu công nghiệp,
làng nghề và khu dân cƣ
Tên cụm,
TT khu CN, làng
nghề

Vị trí
(xã)

Ngành
sản
xuất

Sông Ngũ


2



m3/

Trực

( ha

ngày

tiếp

)

Làng nghề Đa

Châu

Sắt

Hội

Khê

thép

Làng nghề


Đồng

Gỗ mỹ

Đồng Kỵ

Quang

nghệ

Qua
xử

Nơi nhận


Sông Ngũ

39,6

Huyện Khê
1

Quy

Huyện Khê
15,600

X


500

X

200

X

4,500

X

500

X

15,600

X

Sông Ngũ
Huyện Khê
Sông Ngũ
Huyện Khê

Các sản
3

Làng nghề


Văn

phẩm

Văn Môn

Môn

từ

Sông Ngũ
Huyện Khê

nhôm
4

Cụm CN giấy

Phong

Phong Khê

Khê


5

Cụm Dốc Sặt

Đồng

Quang

6

Cụm Châu
Khê


Châu
Khê

Sản
xuất

12,7

giấy
Đa
ngành
Đa
ngành

Sông Ngũ
Huyện Khê
Sông Ngũ
Huyện Khê
Sông Ngũ
Huyện Khê



×