Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Huong dan thao luan TTCK TRAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.91 KB, 2 trang )

CÁCH THỨC THẢO LUẬN
1.

Nhóm thuyết trình

Về bài thuyết trình:
Tìm hiểu kỹ về nội dung thuyết trình và nêu được các điểm chính (thảo luận với
giảng viên trên lớp).
Nhóm thuyết trình phải trình bày vấn đề giống như bạn đang “giảng” về vấn đề đó
với cả lớp. Có thể sử dụng các nguồn thông tin từ Giáo trình, tài liệu tham khảo,
các nguồn thông tin trên mạng Internet để đưa vào bài thuyết trình. Lưu ý trích
dẫn rõ ràng nguồn tài liệu tham khảo.
Nộp lại slide cho giảng viên và cho các thành viên của lớp thông qua mail

-

chung của lớp 1 tuần trước khi thuyết trình.
Sau khi nhóm thuyết trình xong, cả lớp phải nắm được:
Nội dung chính của chủ đề thuyết trình là gì?
Tại sao nội dung này quan trọng đối với phân tích và đầu tư chứng khoán?
Từ nội dung thuyết trình, nhà đầu tư có thể áp dụng được gì trong quá trình phân
tích và đầu tư chứng khoán?
Nhóm thuyết trình chuẩn bị 5 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các vấn đề chính
cần ghi nhớ từ nội dung thuyết trình. Gửi lại câu hỏi trắc nghiệm cho giảng viên
(không gửi vào mail chung của lớp) 1 tuần trước buổi thuyết trình

Thời gian thuyết trình: tối đa 45 phút
Q&A: nhóm chấm điểm (15 - 20 phút) + cả lớp (15 phút)
Về báo cáo
Nhóm thuyết trình nộp lại báo cáo cho giảng viên chậm nhất hai tuần sau khi
thuyết trình. Độ dài của báo cáo phụ thuộc vào nội dung thuyết trình nhưng


không vượt quá 15 trang (không có giới hạn số trang của phần phụ lục gồm
bảng số liệu, biểu đồ). Nội dung chính của báo cáo khoảng 13 trang + 2 trang tóm
tắt lại các câu hỏi đã được đặt ra khi thuyết trình trên lớp. Trong báo cáo ghi rõ
tên các thành viên tham gia + mã số sinh viên + phân công công việc.
Nhận xét từ các buổi thảo luận nhóm của các lớp trước


-

Slide: Không nên chỉ để toàn chữ, nên kết hợp với hình vẽ, biểu đồ, bảng số liệu,

-

video.
Thuyết trình: đi từ khái niệm cơ bản đến phức tạp để lớp có thể nắm được nội
dung. Nên tóm tắt lại những điểm chính ở cuối phần thuyết trình. Các thành viên
trong nhóm có thể cầm theo slide/nội dung đầy đủ khi thuyết trình, nhưng tránh

-

hoàn toàn nhìn vào nội dung để đọc cho cả lớp nghe.
Để thảo luận được sôi nổi, các nhóm sẽ chuẩn bị một số vấn đề thảo luận chung,
đồng thời, các thành viên của lớp tích cực trao đổi (Tuyệt đối tránh hình thức

2.

“chất vấn” nhóm trình bày)
Nhóm chấm điểm:
Nhiệm vụ của nhóm chấm điểm là đảm bảo nhóm thuyết trình đã trình bày hết các
nội dung chính, nhóm chấm điểm có thể đặt câu hỏi với những phần đã thuyết

trình mà mình không hiểu.
Gửi lại cho giảng viên những câu hỏi mà nhóm đặt ra cho nhóm thuyết trình 1
ngày trước buổi thuyết trình. Nhóm có thể đặt thêm câu hỏi trong buổi thuyết
trình, việc gửi email nhằm giúp cho giảng viên nắm được các câu hỏi cũng như sự

3.

chuẩn bị của nhóm.
Hoàn thành form chấm điểm và gửi lại cho giảng viên sau buổi thuyết trình.
Khán giả chấm điểm
Chọn ngẫu nhiên các thành viên trong lớp để đánh giá cả nhóm thuyết trình và
nhóm chấm điểm. Khán giả chấm điểm có thể đặt câu hỏi với những phần đã
thuyết trình mà mình không hiểu.
Hoàn thành form chấm điểm và gửi lại cho giảng viên sau buổi thuyết trình



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×