Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO xã hội học mức CHÊNH lện về đời SÔNG TINH THẦN GIỮA NÔNG dân và một số GIAI TẦNG KHÁC TRONG xã hội HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.99 KB, 34 trang )

1

CHUYÊN ĐỀ ĐÊ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC
Tên chuyên đề:
Mức chênh lệch về đời sống tinh thần giữa nông dân và một số giai tầng
xã hội chủ yếu (2020)
I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của chun đề
Cơng cuộc đổi mới của Đảng ta hơn 20 năm qua đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Trong lĩnh vực nông
nghiệp, đã đạt được những thành quả quan trọng, phát triển với tốc độ khá cao
theo hướng sản xuất hàng hoá, chất lượng và năng suất được nâng cao; đảm bảo
cung cấp lương thực cho cả nước, một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao
trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn đã từng bước chuyển dịch theo hướng
tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề phi nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, nông thôn ở
một số vùng ngày càng được cải thiện. Hệ thống chính trị ở nơng thơn đã được
củng cố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh, trật tự an toàn xã
hội được giữ vững, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, hưởng thụ văn hố, tơn giáo
tín ngưỡng theo đó cũng được chú trọng quan tâm nhiều hơn.
Bên cạnh những thành tựu đạt được hoạt động kinh tế trong lĩnh vực
nông nghiệp ở nước ta cịn có những bất cập: cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn chuyển dịch chậm, chưa theo sát thị trường, sản xuất nơng nghiệp nhiều
nơi cịn phân tán, manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát, công nghệ sản xuất
lạc hậu, cơng nghiệp ở nơng thơn phát triển cịn chậm, ngành nghề và dịch vụ
chưa thu hút được nhiều lao động. Nơng nghiệp phát triển cịn kém bền vững,
tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp. Sự phát triển
nông nghiệp và nông thôn thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn


2



yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm nặng, năng lực thích ứng, đối phó với
thiên tai cịn nhiều hạn chế. Đặc biệt là đời sống tinh thần của nhân dân ở nhiều
vùng nơng thơn cịn thấp kém, điều kiện học tập, tiếp cận các sản phẩm văn
hoá rất hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc; khoảng cách đời
sống tinh thần giữa nông thôn và thành thị, giữa người nông dân với các giai
tầng xã hội khác ngày càng gia tăng. Điều này đặt ra cho các nhà quản lý,
hoạch định chính sách những câu hỏi lớn. Làm thế nào để rút ngắn mức chênh
lệch về đời sống tinh thần của người nông dân với các giai tầng chủ yếu trong
xã hội. Để giải quyết được vấn đề nêu trên trước hết cần có những nghiên cứu
về mức chênh lệch đời sống tinh thần của người dân nông thôn so với các giai
tầng xã hội khác. Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở để Nhà nước đưa ra
những chính sách, giải pháp rút ngắn khoảng cách chênh lệch về đời sống tinh
thần của người nông dân với một số giai tầng xã hội chủ yếu khác.
Từ những lý do kể trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu chuyên đề: “Mức
chênh lệch về đời sống tinh thần giữa nông dân và một số giai tầng xã hội
chủ yếu (2020)”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng mức chênh lệch đời sống tinh thần của nông dân và một
số giai tầng chủ yếu trong xã hội.
- Dự báo các xu hướng biến đổi, mức chênh đời sống tinh thần của người
nông dân với một số giai tầng chủ yếu trong xã hội.
3. Giải thuyết nghiên cứu
- Có sự chênh lệch lớn về đời sống tinh thần của người nông dân với một số
giai tầng chủ yếu trong xã hội. Mức chênh lệch ở các tiêu chí khác nhau thì
khác nhau.


3


- Dưới sự tác động của q trình tồn cầu hoá, hội nhậpquốc tế, sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, chính sách của Đảng, từ nay đến năm 2020, mức
chênh lệch về đời sống tinh thần của người nông dân so với một số giai tầng
xã hội chủ yếu sẽ tiếp tục gia tăng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu: sử dụng
những tài liệu có sẵn, các niêm giám thống kê, các Nghị quyết của Đảng, báo,
tạp chí, số liệu điều tra sẵn có...liên quan đến đề tài.
5.Một số cách tiếp cận nghiên cứu đời sống tinh thần

II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Một số khái niệm cơng cụ
1.1. Đời sống xã hội
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đời sống xã hội tuỳ mục đích của
nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, cách chung nhất có thể hiểu, đời sống xã hội là
tổng thể các hiện tượng phát sinh do sự tác động lẫn nhau của các chủ thể xã
hội và cộng đồng tồn tại trong những không gian và thời gian nhất định, là
tổng thể hoạt động xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người. Hay đời
sống xã hội là tổng hoà các cuộc sống của cá nhân, đồng thời là một hệ
thống các quan hệ tương tác phức tạp của cá nhân, gia đình, các nhóm xã hội
trong phát triển xã hội1.
* Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá đời sống xã hội:
+ Các chỉ tiêu đánh giá về mức sống:
- Mức thu nhập bình quân đầu người
1

Giáo trình Xã hội học, tr 149,150, Nxb Lao Động Xã hội, Hà Nội, 2002.


4


- Diện tích nhà ở bình qn đầu người.
- Mức tiêu dùng một số sản phẩm có giá trị trên 10.000 dân như: tivi,
xe máy, radio cassette...
- v.v...
+ Các chỉ tiêu dịch vụ xã hội:
- Y sĩ, bác sĩ trên vạn dân.
- Số giường bệnh trên vạn dân.
- Số trẻ em đi học trong tổng số trẻ em ở độ tuổi đi học.
- Số người tốt nghiệp đại học – Trung học trên vạn dan.
- Tỷ lệ mù chữ trong dân số.
- v.v...
1.2. Đời sống tinh thần xã hội và văn hoá tinh thần
Đời sống tinh thần xã hội được hiểu bao gồm tất cả những gì liên quan
đến lĩnh vực tinh thần: từ những giá trị, sản phẩm tinh thần đến những hiện
tượng, quá trình tinh thần, từ những hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần,
phân phôi, tiêu dùng giá trị tinh thần...) đến những quan hệ tinh thần (trong
trao đổi, giao tiếp tinh thần...). Nói đến đời sống tinh thần xã hội là nói đến
tính liên tục về thời gian, tính rộng lớn về khơng gian của tất cả những hiện
tượng, những quá trình tinh thần. Với ý nghĩa như vậy, nội dung phạm trù đời
sống tinh thần xã hội được hiểu như sau: Đời sống tinh thần xã hội là tất cả
những giá trị, sản phẩm, hiện tượng, những quá trình, những hoạt động,
những quan hệ tinh thần của con người phản ánh đời sống vật chất xã hội và
được thể hiện như là một phương thức hoạt động và tồn tại tinh thần của con
người trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.
Văn hố tinh thần là khái niệm có liên quan đến phạm trù đời sống tinh
thần xã hội. Tương tự như đời sống tinh thần xã hội, văn hoá tinh thần khơng
chỉ bao gồm những giá trị tinh thần mà cịn bao gồm cả những hoạt động và



5

quan hệ tinh thần của con người. Song, khác với đời sống tinh thần xã hội,
văn hoá tinh thần chỉ bao gồm một phần chứ không phải tất cả những giá trị,
những hoạt động và quan hệ tinh thần nói chung. Như vậy, văn hố tinh thần
là tồn bộ những giá trị, nhưng hoạt động, những quan hệ tinh thần có tính
chất bền vững, ổn định và được định hình theo những cách thức, chuẩn mực
đặc thù của một dân tộc, quốc gia. Trái lại, đời sống tinh thần xã hội, ngồi
những yếu tố của văn hố tinh thần, nó còn bao hàm một dung lượng, một
phạm vi tinh thần rộng lớn khác. Chẳng hạn, nhiều sách báo, tranh ảnh, băng
nhạc, băng hình... hay, nói một cách trừu tượng hơn, nhiều quan điểm, lý
thuyết, tình cảm... từ nước ngồi đưa vào khơng liên quan gì đến tính đặc thù
dân tộc (khơng thuộc văn hố tinh thần), song chúng vẫn được lưu truyền
trong cái xã hội mà dân tộc đó tồn tại (vẫn thuộc đời sống tinh thần xã hội).
2. Thực trạng mức chênh lệch đời sống tinh thần của người dân nông
thôn với một số giai tầng xã hội khác
Công cuộc đổi mới hơn 2 thập kỷ qua đã làm thay đổi căn bản diện
mạo đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta. Nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN – sản phẩm của đổi mới đã phát huy hiệu quả của nó ở tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và ổn định cùng với việc nâng cao mức sống (về đời sống
vật chất và đời sống tinh thần) của hầu hết các tầng lớp dân cư. Nhưng nền
kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh khơng ít những hệ quả xã hội, một trong
các hệ quả đó là sự phần tầng xã hội. Sự chênh lệch mức sống về mọi mặt của
các giai tầng xã hội. Điều này ảnh không nhỏ đến sự ổn định và phát triển của
xã hội.
2.1. Đời sống vật chất của người nông dân so với các giai tầng khác
trong xã hội.
Đời sống tinh thần xã hội phản ánh đời sống vật chất xã hội, chịu sự
quy định, chi phối của đời sống vật chất xã hội. Khi đời sống vật chất thay đổi
thì cũng kéo theo sự thay đổi của đời sống tinh thần. Trong “Tuyên ngôn của



6

Đảng cộng sản” C.Mác và Ăngghen đã viết: “Nhu cầu và lợi ịch tinh thần,
xét cho cùng, thường xuyên chịu sự chi phối của nhu cầu và lợi ích vật chất.
Xét theo mặt bằng xã hội, con người thường có “mức sống” tinh thần tương
ứng với mức sống kinh tế” . Chính vì thế khi tìm hiểu thực trạng chênh lệch
về đời sống tinh thần của người nông dân so với các giai tầng xã hội khác
trước hết ta cần biết thực trạng đời sống vật chất của các nhóm xã hội thơng
qua một số tiêu chí căn dưới đây:
+ Tỷ lệ hộ nghèo
Để tìm hiểu về sự chênh lệch về tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu
người của giai cấp nông dân với các giai tầng xã hội khác là một vấn đề hết
sức khó khăn vì chưa có những số liệu riêng biệt về những nhóm xã hội này.
Tuy nhiên, so sánh sự chênh lệch những tiêu chí này giữa nơng thơn và thành
thị cũng phần nào thấy được điều đó. Bởi lẽ, hầu hết những người nơng dân
sống ở nơng thơn, các giai tầng cịn lại (cơng nhân; trí thức) chủ yếu sống đơ
thị.
Ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường đã đem lại sự tăng trưởng khá
nhanh và ổn định cho nền kinh tế, với tốc độ GDP tăng từ 6.9% (2001) lên
8.3%(2007). Mức sống của các giai tầng xã hội trong những năm vừa qua trên
phạm vi cả nước đều được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người\tháng
chung cả nước theo giá cả thị trường có xu hướng tăng mạnh qua các năm,
tuy nhiên mức sống đó có sự chênh lệch rõ rệt giữa nông thôn, thành thị và
các vùng miền khác.


7


Biểu1: Tỷ lệ hộ nghèo của thành thị và nông thôn qua các năm2
Như vậy, ta thấy tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị và nơng thơn đều
có xu hướng giảm hơn so với các năm trước. Tuy nhiên, hộ nghèo ở khu vực
nông thôn cao hơn rất nhiều so với khu vực thành thị (mật độ dân số ở thành
thị luôn cao hơn mật độ dân số ở nông thôn). Cao nhất là năm 2002 tỷ lệ hộ
nghèo ở nông thôn cao gấp 5.39 lần so với thành thị, tiếp đến là năm 1998 tỷ
lệ này là: 4.94 lần, đến năm 2004 và năm 2006 tỷ lệ này có xu hướng giảm
lần lượt là: 2.46 lần và 2.20 lần. Với trên 70% dân số nước ta vẫn là nơng dân.
Cả nước có 14,7% hộ nghèo theo tiêu chuẩn năm 2005. Trong đó, nếu phân
loại ra, nơng thơn, nơng dân chiếm 90% của 14,7% hộ nghèo đó. Ðặc biệt là
vùng miền núi phía Bắc, chiếm tới 51,3%. Miền Tây và miền Trung 41%. Tỷ
lệ bình quân chung là như vậy, còn độ chênh lệch giàu nghèo trong vùng cũng
rất khác nhau. Số hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số thật sự rất
nghèo.
+ Thu nhập bình quân người/tháng
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế và những nỗ lực trong cơng
cuộc xố đói, giảm nghèo của Đảng và Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo liên tục
giảm, đời sống của các giai tầng xã hội có nhiều chuyển biến rõ rệt. Thu nhập
2

Ngn: Tỉng cơc Thống kê, KHMS 1992-1993, ĐTMS 1997-1998, ĐTMS 2000, KSMS 2004, KSMS 2006


8

bình qn đầu người của các nhóm dân cư năm 2006 đều tăng khá hơn so với
các năm trước, song nhóm có thu nhập thấp tăng rất chậm so với nhóm có thu
nhập khá và giầu. Vì vậy, khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm
dân cư có xu hướng tăng lên và vẫn cịn có sự cách biệt khá xa giữa thành thị
- nông thôn, giữa các vùng, miền và giữa các nhóm dân cư giàu – nghèo.


Biểu 2: Thu nhập bình quân người/tháng chia theo khu vực (đơn vị: 1000đ)3
Quan sát biểu đồ trên ta thấy, phân phối thu nhập bình qn khơng
đồng đều giữa các vùng và khoảng cách về chênh lệch mức sống giữa các
vùng, các tầng lớp dân cư có xu hướng tăng lên qua các năm và khoảng cách
chệnh lệch lại có xu hướng giảm dần. Nếu năm 2002 thu nhập bình quân
người/tháng của khu vực thành thị so với thu nhập bình qn người/tháng của
khu vực nơng thơn gấp 2.26 lần thì đến năm 2004 đã xuống 2.15 lần và năm
2006 tỷ lệ này cịn 2.09 lần; chênh lệch giữa nhóm có thu nhập thấp nhất và
cao nhất dãn ra: năm 2002 là 8,1 lần, năm 2006 đã lên tới 8,4 lần. Theo số
liệu thống kê năm 2006, nếu như tỷ lệ nghèo chung ở thành thị chỉ là 3,9% thì
tỷ lệ này ở nông thôn là 20,4%, riêng vùng Tây Bắc (thấp nhất) là 49%. Tuy
khoảng cách chênh lệch có giảm nhưng giảm chậm; cho thấy đời sống của
nông dân nơng thơn vẫn cịn chênh lệch khá lớn so với các giai tầng xã hội
khác (chủ yếu ở thành thị)4 Nông dân là tầng lớp xã hội đông nhất, luôn i
Nguồn: Tổng cục Thống kê, KHMS 1992-1993, ĐTMS 1997-1998, ĐTMS 2000, KSMS 2004, KSMS 200
Số liệu thống kê trên đợc Tổng cục Thống kê thực hiện đà có điều chỉnh theo chênh lệch giá giữa thành thị
và nông thôn do đó sự khác biệt này phản ánh mức độ phân tầng xà hội trên thực tế.
3
4


9

đầu trong các cuộc cách mạng, hy sinh nhiều cho đất nước, cho chế độ, cũng
là thực hiện công bằng xã hội. Phải làm thế nào để khu vực nông thôn tăng
trưởng nhanh hơn, thu nhập của người nông dân tăng cao hơn? Ðó là những
câu hỏi khơng dễ tìm lời giải đáp...
- Chi tiêu cho đời sống gia đình
Hiện nay, mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng của cả nước theo giá

cả hiện hành có xu hướng tăng lên:

Biểu 3: Mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng của cả nước5
Năm 1993 là 110.400đ; năm 1996 là 195.300đ; năm 1998 là 246.100đ;
năm 2002 là 293.700đ; năm 2004 là 396.800đ và năm 2006 là 511.000đ,
trong đó chi tiêu cho đời sống đạt 460.000đ tăng 27.9% so với năm 2004,
bình quân mỗi năm tăng 13.5% (giai đoạn 2002 – 2004 mỗi năm tăng 15.7%).
Năm 2006, chi tiêu cho đời sống chiếm hơn 90% tổng chi tiêu, trong đó tỷ
trọng chi tiêu cho ăn uống trong chi tiêu cho đời sống là một tiêu chí tốt để
đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng
thấp và ngược lại. Việt Nam là một nước nghèo nên tỷ trọng này cịn cao,
nhưng đã có xu hướng giảm rõ rệt, từ 66% năm 1993 xuống cịn 63% năm
5

Ngn: Tỉng cục Thống kê, KHMS 1992-1993, ĐTMS 1997-1998, ĐTMS 2000, KSMS 2004, KSMS 2006


10

1999; 57% năm 2002; 53.5% năm 2004 và 52.8% năm 2006. Tỷ trọng chi tiêu
cho ăn uống ở thành thị là 48.2%, trong khi đó ở nơng thơn là 56.2%. Như
vậy, cho thấy mức sống ở nông thôn thấp hơn nhiều so với mức sống ở thành
thị, tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống trong chi tiêu đời sống của người nơng dân
vẫn cịn rất cao. Năm 2006, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người /tháng
khu vực thành thị đạt 738.000đ gấp 2.06 lần so với khu vực nông thôn là
359.000đ. Nếu so sánh mức chi tiêu cho đời sống giữa 20% hộ có mức chi
tiêu cao nhất với 20% hộ có mức chi tiêu thấp nhất thì hệ số chênh lệch có xu
hướng tăng qua các năm: năm 1999 là 4.2 lần; năm 2002 là 4.45 lần; năm
2004 là 4.45 lần và năm 2006 là 4.54 lần.
Khoảng cách chênh lệch mức sống, phân hóa giàu nghèo cịn được thể

hiện qua số liệu chi tiêu cho đời sống gia đình. Mức chi tiêu những hàng hố,
dịch vụ tiêu dùng ngồi ăn uống của nhóm hộ giàu nhất gấp 7.1 lần so với
nhóm hộ nghèo nhất, trong đó chi tiêu về nhà ở, điện nước, vệ sinh gấp 8.8
lần; chi tiêu thiết bị và đồ dùng gia đình gấp 7.2 lần; chi y tế, chăm sóc sức
khoẻ gấp 3.9 lần; chi đi lại và bưu điện gấp 12.1 lần; chi giáo dục gấp 5.2 lần;
chi cho các hoạt động văn hố, thể thao, giải trí gấp 69.8 lần (Số liệu của
Tổng cục Thống kê) .Những hộ thuộc nhóm giàu nhất có điều kiện nhà ở,
phương tiện đi lại, đồ dùng trong sinh hoạt tốt hơn, có nhiều cơ hội tiếp cận
với các dịch vụ xã hội chất lượng cao có mức hưởng thụ văn hố tinh thần,
mức sống cao hơn so với nhóm hộ nghèo. Điều đó cho thấy, sự chênh lệch về
mức chi tiêu giữa các nhóm trong xã hội đang có xu hướng tăng lên. Sự tăng
mạnh của nó sẽ làm cho khoảng cách phát triển khơng đồng đều giữa các
vùng, giữa khu vực thành thị và nơng thơn dỗng ra (đặc biệt là người nơng
dân và các nhóm xã hội khác), chênh lệch về mức sống ngày càng tăng.
Chi tiêu cho đời sống giữa hộ giàu và hộ nghèo có sự chênh lệch rất
lớn. Giữa khu vực thành và nông thôn cũng rất khác biệt. Khi đời sống phụ
thuộc hồn tồn vào nơng nghiệp hoặc làm th, thì người nơng dân thường


11

dành phần lớn chi tiêu của hộ để đảm bảo nhu cầu ăn uống. Song, khi mức
sống được cải thiện thì chi tiêu cho nhu cầu ăn uống của người nông dân tăng
về số tuyệt đối, nhưng tỷ trọng trong chi tiêu chung sẽ giảm do các hộ gia
đình đã có khả năng để chi nhiều hơn cho các nhu cầu khác, như: may mặc,
nhà ở, đi lại, mua sắm đồ dùng, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, văn hố, du
lịch…Các nhóm xã hội hay giai tầng xã hội khác thì các hộ gia đình chi tiêu
nhiều hơn cho các nhu cầu khác ngoài ăn uống, như chi tiêu mua sắm thiết bị
và các đồ dùng gia đình, chăm sóc y tế, giáo dục, đi lại , bưu điện…Mức chi
tiêu cho đời sống vẫn còn rất nhiều khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

+ Tài sản trong hộ gia đình
Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá mức sống của người nông dân so với
các giai tầng khác trong xã hội ngồi 2 tiêu chí căn bản là thu nhập và chi
tiêu, như: loại nhà ở, đồ dùng thiết yếu, tài sản có giá trị…Thực tế cho thấy, ở
những nhóm xã hội khác khi trong hộ gia đình có những loại tài sản đắt tiền
như ơtơ, máy điều hồ nhiệt độ…và ngay cả những tài sản cần thiết trong sinh
hoạt gia đình như điện thoại, Tivi, máy vi tính, bình tắm nóng lạnh, tủ lạnh,
máy giặt…là khá đầy đủ thì với người nơng dân thì việc trong nhà có xe máy,
Ti vi, điện thoại đã là cố gắng lắm rồi. Như vậy, các giai tầng xã hội khác có
mức sống cao hơn và dễ dàng thoả mãn nhu cầu về cuộc sống vật chất lẫn tinh
thần so với người nơng dân.
Trên thực tế, những nhóm xã hội có thu nhập cao, ổn định sẽ có điều
kiện để nâng cao mức sống và tham gia các hoạt động văn hoá, vui chơi, giải
trí, các thành viên trong gia đình có cơ hội tìm việc làm có thu nhập cao, có
điều kiện học tập, nâng cao trình độ. Cùng với những điều kiện đó, vị thế và
uy tín của họ trong xã hội cũng được coi trọng. Ngược lại, những người nông
dân, người nghèo do thiếu vốn, thiếu điều kiện học tập và chăm sóc sức khoẻ,
cơng việc chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp lại có rất nhiều rủi ro, thiên tai,


12

dịch bệnh xảy ra liên tiếp đối với cây trồng, vật nuôi…đe doạ nghiêm trọng
đến đời sống của họ làm họ trở thành những người yếu thế. Đây cũng là một
trong những nguyên nhân họ không thể tham gia vào các hoạt động văn hoá
tinh thần bởi họ thiếu khả năng chi trả những loại dịch vụ đó, như du lịch, lễ
hội văn hoá, mua sách báo…Như vậy, rõ ràng, đời sống tinh thần của người
nông dân chênh lệch rất nhiều so với các giai tầng khác trong xã hội, đặc biệt
là đội ngũ tri thức, doanh nhân. Điều này phản ánh sự bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập, tình trạng sức khoẻ hay trình độ học vấn. Những chỉ số

này có xu hướng thuận chiều và có mối tương quan với nhau.
+ Nhà ở nông thôn: cùng với phát triển kinh tế, những năm qua nhà ở nông
thôn đã được đầu tư xây dựng mới một cách nhanh chóng. Đến nay, đã có 16% hộ
có nhà kiên cố; 57,6% nhà bán kiên cố, nhiều xã, thôn ở nông thôn vùng đồng
bằng Bắc bộ, vùng miền Trung đã cơ bản hồn thành việc "xố" nhà tranh tre, nứa
lá; vùng đồng bằng sơng Cửu Long cơ bản hồn thành việc "xoá" nhà tạm, nhà
dột nát. Nhiều huyện, xã ở miền Bắc và miền Trung cơ bản "ngói hố" nhà ở.
Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến nay đã xây dựng trên 1.100 cụm,
tuyến dân cư, bố trí được 108 ngàn hộ dân có nơi cư trú an tồn trong mùa lũ. Có
thể nói, nhà ở cho người nơng dân và công nhân đang là vấn đề thu hút sự quan
tâm của xã hội. Nếu như ở nông thôn, chất lượng nhà của người nơng dân cịn
nhiều hạn chế thì ở thành thị trong những khu công nghiệp, chế xuất người cơng
nhân khơng có nhà ở phải th ở những điều kiện kém chất lượng, mặt khác với
mức lương thấp thì khả năng họ có một mái nhà riêng để sinh sống là rất khó
khăn. Vấn đề này cần sự quan tâm của Nhà nước, các cấp có thẩm quyền và sự
ủng họ của tồn dân mới có thể cải thiện được.
+ Vấn đề giáo dục ở nông thôn: Giáo dục ở nông thôn cũng được nhà nước
ta chú trọng, đã đầu tư nâng cấp hệ thống trường học các cấp ở nông thôn và đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ. Số người 10 tuổi trở lên biết chữ tăng từ
90,9% năm 2002 lên 92% năm 2006. Từ năm 2007 Nhà nước đã có chính sách


13

cho con em các hộ chính sách, hộ nghèo được miễn giảm học phí, được vay vốn
với lãi suất ưu đãi để học tập (đến tháng 2 năm 2008 đã có hơn 30% số sinh viên
thuộc hộ nghèo được vay vốn). Tuy nhiên, so với con em của giai cấp cơng nhân
và đội ngũ trí thức, sự đầu tư về giáo dục cho trẻ em nơng thơn cịn nhiều hạn chế,
tiếp cận các dịch vụ giáo dục tốt khó khăm hơn; hiện tượng bất bình đẳng trong
giáo dục giữa trẻ em nam và trẻ em nữ vẫn tồn tại.

+ Về y tế, khám chữa bệnh: thực hiện chủ trương xã hội hố, mạng lưới y
tế cơng được mở rộng và hệ thống khám, chữa bệnh tư nhân cũng được hình
thành và phát triển, góp phần quan trọng vào việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Hầu hết các xã có sổ khám, chữa bệnh cho người nghèo, nhiều bệnh dịch được
phòng ngừa và khống chế kịp thời. Năm 2006, tỷ lệ người được khám, chữa bệnh
là 38,1% (cao gấp 2,07 lần năm 2002); có 51,6% cư dân nơng thơn có bảo hiểm y
tế. Hoạt động khám chữa bệnh cho người dân nơng thơn đã có những bước phát
triển đáng kể nhưng so với các giai tầng xã hội khác công nhân, trí thức thì điều
kiện được chăm sóc, khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế. Hệ thống y tế cơ sở
nghèo làn lạc hậu, trình độ y bác sỹ cũng hạn chế; thu nhập thấp…do đó khả năng
để người nơng dân tiếp cận với các dịch y tế hiện đại rất khó khăn. Có lẽ chỉ đến
khi họ mắc bệnh nặng mới được chuyển đến những nơi có thiết bị hiện đại, y bác
sỹ có trình độ cao.
2.2. Đời sống tinh thần của người nông dân so với các giai tầng khác
trong xã hội.
2.2.1. Đời sống chính trị
Do đặc điểm, điều kiện sống nên đời sống chính trị của người dân nơng
thơn cũng có những điểm khác biệt so với giai tầng xã hội khác. Đời sống
chính trị được thể hiện chính là việc chấp hành các chủ trương, đường lối,
quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước; là sự tham gia vào các hoạt
động chung của cộng đồng xã hội. Những năm gần đây, hệ thống chính trị ở
nơng thôn được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh


14

chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững; vị thế chính trị của giai cấp nơng
dân được nâng cao
Các xã, thơn bản đều có tổ chức cơ sở đảng. Hầu hết cán bộ chủ chốt xã, thị
trấn có trình độ học vấn THPT trở lên. Chất lượng tổ chức cơ sở đảng được nâng

cao hơn. Chính quyền xã, thị trấn được hoàn chỉnh và củng cố. Mặt trận tổ quốc
và các đồn thể chính trị - xã hội đã phát huy vai trò trong tổ chức, vận động nhân
dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Hội nông dân Việt Nam các cấp đã từng bước đổi mới hoạt động theo
hướng tăng cường giúp đỡ hội viên nâng cao kiến thức, thực hiện xố đói giảm
nghèo, vươn lên làm giàu. Hội đã phối hợp với ngân hàng, đứng ra bảo lãnh vay
vốn (tín chấp) cho nơng dân, tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư, khuyến công, dạy nghề, tham gia xuất khẩu lao động, tuyên truyền
pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân... Việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu
dài và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thực thi quy chế dân chủ ở cơ sở... đã nâng
cao vị thế của người nông dân trong xã hội.
So với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức thì đời sống chính trị của
người nơng dân ít biến động hơn. Họ ít chịu sự chi phối bởi các chính sách cũng
như những biến đổi xã hội. Khác với giai cấp cơng nhân, đội ngũ trí thức – nhóm
xã hội có nhận thức tồn diện và sâu sắc hơn về đời sống chính trị so với giai cấp
nơng dân. Chính sự nhận biết sâu sắc về đời sống chính trị là cơ sở, nền tảng giúp
cho họ tham gia vào đời sống chính trị thường xuyên hơn, chặt chẽ hơn so với giai
cấp nông dân.
2.2.2. Ý thức pháp luật
Do điều kiện lịch sử và những tác động về nhiều mặt, đời sống pháp
luật, mặt bằng dân trí về pháp luật, dân trí về dân chủ của người nơng dân cịn
hạn chế. Bên cạnh đó, cơ chế quan liêu bao cấp kéo dài, khơng ít cán bộ cơng
chức nhất là tại cấp cơ sở, cịn có thói quen tuỳ tiện, giải quyết công việc theo
lối chủ quan, kinh nghiệm thuần tuý, duy ý chí và vi phạm dân chủ khá


15

nghiêm trọng. Điều đó dẫn đến tình trạng người dân, trước hết là nơng dân
khơng có điều kiện tiếp cận đầy đủ và phong phú thông tin về pháp luật, về

quyền lợi và nghĩa vụ của họ cũng như cơ sở pháp lý đảm bảo cho họ thực
hiện quyền dân chủ, làm chủ trong cộng đồng, xã hội. Vì vậy, các giá trị dân
chủ chưa được thực hiện đầy đủ, có lúc, có nơi nảy sinh nhiều vấn đề phi lý
cần được giải quyết. Quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng và
phát huy đầy dủ trong đời sống xã hội. Khơng ít hiện tượng mất dân chủ, dân
chủ hình thức, bệnh quan liêu, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng.
Đồng thời cũng xuất hiện khuynh hướng dân chủ cực đoan, dân chủ không đi
liền với kỷ luật và pháp luật, cơ chế và pháp luật bảo đảm thực sự dân chủ
chưa được cụ thể hoá đầy đủ.
Người nông dân vốn sinh ra và trưởng thành trong điều kiện, môi
trường nông thôn, sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu. Cho nên, ý thức pháp
luật của họ còn đơn giản, phiến diện, kém hiệu quả, một thời kỳ dài trước đổi
mới, nhận thức về dân chủ, về quyền dân chủ cịn hạn chế, là do thói quen
tâm lý tiểu nông, sản xuất manh mún “tự cấp, tự túc” cùng với sự ràng buộc
bởi lệ làng, luật tục phong kiến, lạc hậu ở địa phương đã chi phối hành vi và
nhận thức của họ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Bên cạnh đó, khơng ít cán bộ cơ sở giải quyết cơng việc theo lối kinh
nghiệm “dĩ hồ vi q”, “chín bỏ làm mười” , nặng về tình cảm và theo thói
quen. Một bộ phận cán bộ cơ sở chưa có phương pháp ứng xử và giải quyết
cơng việc theo Hiến pháp và pháp luật. Những yếu tố đó đã cản trở việc nâng
cao hiểu biết về quyền dân chủ của người dân, cản trở quá trình thực hiện dân
chủ ở nơng thơn nước ta hiện nay.
Chính nhận thức về pháp luật của nông dân chưa đúng, một số phần tử
xấu lợi dụng cơ hội để quấy phá cho nên mâu thuẫn trong nội bộ nông dân
diễn ra ngày càng phức tạp, đặc biệt có nhiều trường hợp tranh chấp về đất
đai, nhà ở xảy ra gay gắt giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em trong gia
đình, tranh chấp ranh giới giữa các làng, xã, giữa bà con láng giềng...


16


Ngày 18-2-1998 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30CT/TƯ về xây dựng
thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Sự ra đời Quy chế dân chủ ở cơ sở đã
khẳng định nhu cầu dân chủ, ý thức về dân chủ của nông dân đã nâng lên rõ
rệt và ý thức pháp luật của họ cũng đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong
đời sống xã hội. Những khoản người nơng dân phải đóng góp dựa trên căn cứ
pháp lý, có văn bản quy định rõ ràng. Như vậy, do nhu cầu sản xuất, kinh tế
phát triển, nhu cầu của đời sống xã hội thúc đẩy, ý thức pháp luật của người
nơng dân từng bước được hình thành và phát triển. Qua đó cho thấy, thay đổi
nhận thức và hành vi của quần chúng nhân dân nói chung, của nơng dân nói
riêng, bao giờ cũng do địi hỏi thực tế của đời sống xã hội, của phát triển sản
xuất, kinh tế quyết định. Chính vì lẽ đó, vấn đề quyền và nghĩa vụ của người
nông dân ở nơng thơn cần phải được cụ thể hố bằng pháp luật.
Pháp luật góp phần thay đổi tâm lý tiểu nơng, lệ làng, luật tục và thói
quen lạc hậu ở nơng thôn, đấu tranh khắc phục tệ quan liêu, gia trưởng, bệnh
chủ quan duy ý chí trong đội ngũ cán bộ ở cơ sở hiện nay.
Hiện nay, người nơng dân có điều kiện tiếp cận kiến thức pháp luật từ
nhiều “kênh” khác nhau, nên trình độ kiến thức về các quy phạm pháp luật
hiện hành, thái độ tôn trọng của họ đối với pháp luật đã được hình thành. Họ
đã có những cách ứng xử phù hợp với pháp luật, có nhiều sự đánh giá và phản
ứng đúng đắn trên lĩnh vực pháp luật.
Vì vậy, trong thời gian tới, muốn thực hiện và phát huy dân chủ ở cơ sở
phải xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của đời sống xã hội: dân sinh - dân trí - dân
chủ - dân quyền, dân chủ đến đâu thì dân quyền đến đó. Trước hết phải chú
trọng việc nâng cao dân trí, sự hiểu biết, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp
luật của nhân dân. Đồng thời để phát huy dân chủ phải xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN. Nó là một trong những
yếu tố đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân, trong đó bao hàm quần chúng
lao động ở nông thôn. Pháp luật góp phần điều chỉnh, bổ sung và hồn thiện
các giá trị dân chủ mới, trực tiếp tác động làm chuyển biến mạnh mẽ nhận



17

thức và hành vi của người nông dân phải sống, làm việc theo Hiến pháp và
pháp luật. Quy chế dân chủ ở cơ sở ra đời đã thực thi chủ trương, đường lối
của Đảng về một trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Nó đã góp
phần đem lại và phát huy quyền làm chủ cho nhân dân ở nông thôn, thực hiện
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và đó cũng là sự thể
hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân vì dân.
Ở làng q Việt Nam, ngồi những quy định về pháp luật của nhà
nước, hương ước làng xã cũng góp phần quan trọng vào sự phát triển của làng
quê. Hầu hết các làng quê nông thôn Việt Nam đều có hương ước. Hương ước
là những quy định, chuẩn mực của làng, được nhân dân trong làng thống nhất.
Mọi thành viên trong làng phải tuân theo những quy định, chuẩn mực này.
Thông qua các hương ước, lệ làng, thể hiện rõ nét ý thức tự cai quản, tơn ti
trật tự trong các dịng họ và trong từng lũy tre xanh. Ngồi những đặc điểm
chung, mỗi làng cịn có những nét riêng, làm nên sự độc đáo, sự ràng buộc tự
nhiên, theo kiểu "đất lề quê thói". Thực tiễn cho thấy hương ước có vai trị
quan trọng trong xây dựng và phát triển làng quê nông thôn Việt Nam. Hương
ước góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội, những hủ tục lạc hậu trong cuộc sống
của người dân nơng thơn, góp phần xây dựng mơi trường sống văn hố, hình
thành nhiều làng văn hố.
Ý thức pháp luật của giai cấp nơng dân đã có sự chuyển biến rõ rệt
nhưng so với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức thì ý thức pháp luật cũng
như nhận thức về pháp luật của nhóm này cịn nhiều mặt hạn chế. Do vậy, để
giảm bớt sự chênh lệch về vấn đề này Nhà nước cần có những chính sách
thích hợp nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân nông thôn.
2.2.3. Đặc điểm lối sống
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, Việt Nam đang trong quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế, ký kết hợp tác làm ăn với nhiều nước trên thế


18

giới, với các nước ASEAN, các nước châu Á, EU, Mỹ, … Điều này dẫn đến
nhiều thay đổi, tiến bộ trong hoạt động kinh tế, cuộc sống, mối quan hệ trong
các gia đình.
- Điều kiện chăm sóc con cái: Hiện nay, đa số gia đình có ít con, thu
nhập tăng lên nên có điều kiện ni con tốt hơn; thậm chí sinh ra chiều
chuộng con. Các gia đình trí thức và công nhân, cha mẹ đi làm suốt ngày,
phần lớn ở xa nhà, ít có thời gian ở gần con, săn sóc, theo dõi việc học tập,
vui chơi, kết bạn của con. Họ phó mặc cho nhà trường, các đồn thể cả việc
giáo dục văn hóa và xây dựng đạo đức, nhân cách của con. Họ cung cấp tiền
học, đồ chơi, thiết bị phục vụ học tập cho con. Điều này dẫn tới mối quan hệ
giữa cha mẹ và con cái khá lỏng lẻo ở một số gia đình. Con cái họ trưởng
thành chủ yếu từ môi trường xã hội: nhà trường, bạn bè. Ở nơng thơn, điều
kiện chăm sóc con của đại đa số các gia đình nơng dân có hạn chế hơn, tuy
nhiên q trình theo dõi học tập của con cũng xuất hiện những vấn đề khó
khăn như: do nhận thức của cha mẹ thấp nên không thể hướng dẫn con cái
học tập.
- Trong các gia đình hiện nay thường có sự đứt đoạn trong quan hệ
“cha truyền con nối” về nghề nghiệp: con cái phần lớn làm nghề khác cha mẹ
và tự do lựa chọn. Con em trong các gia đình nơng thơn thường cố gắng học
để thi vào các trường đại học, cao đẳng, trường học nghề để thoạt khỏi đồng
ruộng. Đồng thời, sự truyền đạt kinh nghiệm sống, các kiến thức giữa các thế
hệ trong gia đình cũng diễn ra theo hai chiều: từ cha mẹ đến con cái và ngược
lại, từ con cái đến cha mẹ. Ngày nay, khơng phải chỉ có cha mẹ là người hiểu
biết nhiều nhất, là người giỏi nhất, là người thày dạy duy nhất của các con.
Lớp trẻ có điều kiện tiếp xúc với nhiều loại thơng tin, sách báo nên dễ dàng

thu nhận được nhiều kiến thức mới, đặc biệt là về kỹ thuật sản xuất hiện đại,
công nghệ thông tin… Bởi vậy, nhiều điều cha mẹ cần lắng nghe con, học tập
ở con, mà không tự coi là điều gì mình cũng biết. Đặc biệt, khi con có ý kiến


19

khác, cha mẹ phải lắng nghe con trình bày một cách bình tĩnh, điều gì con nói
đúng cần tiếp thu, khơng giấu dốt; điều gì con nói sai phải thuyết phục bằng
lỹ lẽ, không thể áp đặt một cách vũ đoan, gia trưởng.
- Quan niệm về người chủ gia đình: Hiện nay, trong gia đình, uy quyền
độc đốn của người gia trưởng, người chủ gia đình đang dần được dẹp bỏ.
Những gia đình vẫn cần có người làm chủ, cả cha mẹ đều là những người làm
chủ gia đình. Gia đình có người làm chủ thì trật tự kỷ cương sống mới có nề
nếp, khơng thể ai muốn làm gì thì làm. Nếp sống vơ trật tự, bừa bãi của các
thành viên sẽ phá vỡ sự hòa thuận, êm ấm của gia đình. Vì vậy, khơng nên
hiểu lầm là đề cao tự do dân chủ trong gia đình đồng nghĩa với khơng có
người làm chủ. Trái lại, nhất thiết phải có người lãnh đạo đức độ mới huy
động được ý chí, sức lực, sự đồn kết của các thành viên cho mục đích chung
là xây dựng sự bền vững, ấm no, hạnh phúc của gia đình. Ở vấn đề này, các
gia đình cơng dân, trí thức thực hiện tốt hơn các gia đình nơng dân.
- Về mối quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ
trong trách nhiệm nuôi dạy con cái. Người mẹ ngày nay phần lớn đi làm kiếm
tiền nuôi con cái như người cha. Đồng thời, người mẹ thường phải làm nhiều
việc nội trợ gia đình, chăm sóc con cái, đặc biệt lúc con cịn nhỏ tuổi. Cách
đối xử bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng là yêu cầu của thời đại, đồng thời
là tâm gương hàng ngày diễn ra trước mắt con cái. Cần tạo điều kiện để con
cái biết ơn, thương yêu, gần gũi cả cha và mẹ. Nhiều gia đình, do thái độ
khơng đúng của người cha khiến con cái yêu thương mẹ, mà rất sợ cha.
Chúng tìm thấy sự che chở ở người mẹ, mà không phải ở người cha hay

ngược lại. Trong những gia đình nơng dân, sự bình đảng giữa vợi với chơng;
giữa cha mẹ với con cái ở một số gia đình cịn hạn chế. Ở nhiều gia đình, thói
gia trưởng của người chồng hồnh hồnh làm cho cuộc sống gia đình trở nên
căng thẳng. Cũng có những gia đình, đặc biệt là các gia đình nơng dân do sự
đối xử khơng bình đẳng giữa các con, đặc biệt giữa con trai và con gái, con cả


20

và con út cũng để lại những ấn tượng không tốt đối với con cái, sự so đo tị
nạnh và ghen ghét giữa anh em với nhau ngay trong một gia đình. Bên cạnh
những điểm tiến bộ, hiện nay chủ nghĩa cá nhân ích kỷ đang phát triển trong
quan hệ vợ chồng, dẫn đến sự không ổn định và thiếu bền vững của nhiều
cuộc hôn nhân, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Quyền tự
do ly hôn ngày nay được pháp luật thừa nhận và khẳng định rõ ràng. Nhiều
cuộc ly hơn là chính đáng và cần thiết. Nhưng khi chủ nghĩa cá nhân ích kỷ
của người chồng hay người vợ phát triển ở một số gia đình, lịng tự ái, sĩ diện
cá nhân tăng nên, khơng gì kìm hãm nổi đã đã dẫn đến những vụ ly hơn vỗi
vã. Họ có quan niệm lệch lạc, đòi hỏi hạnh phúc cá nhân phải được bảo đảm.
Đặc biệt, khi hạnh phúc cá nhân của một người lại được xây dựng trên sự đau
khổ của người khác, gây thiệt thịi cho người khác, ví như các vụ ly hơn đều
có liên quan đến số phận con cái. Chúng có một tương lai phát triển mờ mịt,
khơng thuận lợi như các trẻ em khác.
- Mối quan hệ của con cái đối với cha mẹ.
Tôn trọng quyền tự do dân chủ cá nhân là điều luật pháp bảo vệ và địi
hỏi mọi cơng dân phải chấp hành, là một nguyên tắc xây dựng gia đình hiện
đại ở nước ta. Nhưng sự địi hỏi về quyền, lợi ích, tự do cá nhân của con cái
có trường hợp đã bị đẩy lên thành chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, từ sự thiếu hiểu
biết, chín chắn của trẻ, từ việc chúng nghe theo lời bạn bè thúc đẩy, trong việc
học hành, chọn nghề, vui chơi, đòi tiền cha mẹ chi tiêu, đòi sắm những thứ

đắt tiền…Đặc biệt là sự lêu lổng, chơi bời, lười học, đi với bạn xấu, sa vào
các tệ nạn xã hội. Vì vậy, khơng thể có chủ nghĩa tự do tuyệt đối của con cái
sống trong gia đình. Cha mẹ cần giải thích, giáo dục cho con cái trong việc xử
lý đúng mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của gia đình. Lợi
ích, nguyện vọng cá nhân chính đáng, khơng hại cho cái chung, cần được cha
mẹ chiếu cố và đáp ứng; Những lợi ích, phúc lợi chung lâu dài, hợp lý của gia
đình cần được mỗi cá nhân xem trọng và quan tâm góp sức. Những người chủ


21

gia đình, cha và mẹ phải “cầm cân nảy mực” trong việc điều chỉnh, kết hợp
đúng đắn giữa lợi ích cá nhân của mỗi thành viên với lợi ích chung của gia
đình. Điều quan trọng là cha mẹ phải thống nhất ý kiến với nhau trong vấn đề
này. Họ cần chú ý giáo dục con cái có ý thức tự giác và chấp nhận sự cần thiết
phải quan tâm đến lợi ích của gia đình, khi địi hỏi thỏa mãn quyền lợi cá
nhân của mình, từ việc nhỏ diễn ra hàng ngày mà không chỉ đối với việc lớn,
trọng đại. Điều này phải trở thành nếp suy nghĩ thường trực, việc làm tự nhiên
của mỗi thành viên trong gia đình.
Hiện nay đang tồn tại xu hướng con cái muốn tách khỏi sự kiểm sốt
của cha mẹ, mặc dù cịn đi học, chưa trưởng thành. Đây là xu hướng bắt
chước các gia đình phương Tây. Con cái 15, 16 tuổi đã thích cha mẹ cho ở
riêng, cha mẹ phải thuê căn hộ riêng cho con sống và cung cấp tài chính để
chúng ăn học, sinh hoạt. Hiện nay, ở Việt Nam, đã có một số gia đình cơng
chức cao cấp, nhà bn giàu có th những căn hộ riêng cho con cái ở, mặc
dù chúng còn đang học hành, còn sống phụ thuộc vào cha mẹ về tài chính.
Và, nhiều bậc cha mẹ đã bị “sốc” trước những sự cố, như sự sa sút đạo đức, tư
cách của con cái khi chúng trở thành những kẻ hư hỏng, chơi bời và phạm tội.
Việc thanh niên muốn sống độc lập, không sống chung với cha mẹ cũng là
điều dễ hiểu, vì chúng muốn tự tổ chức cuộc sống cá nhân theo ý mình.

Nhưng liệu chúng đã đủ bản lĩnh để sống riêng chưa, nhất là khi vẫn tiếp tục
phụ thuộc cha mẹ về tài chính?
Hiện nay, xu hướng kết hơn, lập gia đình muộn khiến một số con cái
tuy trưởng thành nhưng vẫn sống với cha mẹ, chưa tách được khi chưa xây
dựng cuộc sống gia đình riêng rẽ, tự chủ.
- Quá trình xã hội hóa trẻ em, đó là q trình cá thể hóa con người,
hình thành nhân cách cá nhân, hình thành cái tơi riêng biệt. Ngày nay, một
u cầu bức xúc đặt ra là phải vun đắp cái tôi sáng tạo, độc lập suy nghĩ.


22

Trước sự đòi hỏi tăng lên của quyền tự quyết cá nhân, gia đình cần cố gắng
thỏa mãn trong điều kiện cho phép, tuy theo lứa tuổi. Bởi vì, điều đó ảnh
hưởng đến sự hình thành đầu óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo của con cái cũng
như lòng yêu thương, tin cậy của chúng đối với cha mẹ. Gia đình ngày nay
đang đứng trước những địi hỏi ngày càng cao của con cái, do sự phát triển
của xã hội thơng tin. Thời đại ngày nay, có báo chí của trẻ em bên cạnh báo
chí của người lớn. Đồng thời, ti vi, máy tính điện tử, các phương tiện thơng
tin đại chúng khác đã cung cấp nhiều thông tin đa dạng cho các lứa tuổi. Trẻ
em có thể xem các loại thơng tin, các câu chuyện trên truyền hình như người
lớn, dường như có sự hịa lẫn, khơng cịn sự phân biệt giữa tuổi trẻ và tuổi
trưởng thành. Sự bình đẳng trong các quan hệ xã hội đã ảnh hưởng đến sư
phân phối bình đẳng về các thơng tin. Đó là điều các bậc cha mẹ cần lưu ý
trong việc giáo dục con cái.

2.2.5. Tơn giáo tín ngưỡng
Việt Nam là một quốc gia đa tơn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt
Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Các dân tộc
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn

liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình. Ngồi 6 tơn giáo chính là:
Phật giáo, Cơng giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hịa Hảo..., việc nhiều tơn
giáo mới du nhập vào Việt Nam đã được pháp luật cơng nhận thời gian gần
đây, cùng những chính sách cởi mở của Nhà nước về tôn giáo đã chứng minh
một thực tiễn sống động rằng: Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước tôn
trọng và tạo điều kiện.
Phật giáo: Có hai phái: Đại thừa và Tiểu thừa. Phái Đại thừa du nhập
vào Việt Nam thế kỷ thứ II trước Công nguyên; Phái Tiểu thừa du nhập vào
Việt Nam thế kỷ thứ II sau Công nguyên. Từ thế kỷ thứ X, Phật giáo phát


23

triển nhanh chóng, được coi là quốc đạo và đạt đỉnh cao ở thời Lý-Trần. Phật
giáo hiện nay ở Việt Nam có khoảng 10 triệu tín đồ, với 20.000 chùa thờ
Phật, hơn 38.000 tăng ni; nhiều trung tâm đào tạo các chức sắc tôn giáo.
Công giáo: được các giáo sỹ Phương Tây truyền vào Việt Nam từ thế
kỷ XV. Thiên chúa giáo đầu tiên được phổ biến trong các cư dân ven biển
Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… sau đó đi vào các
vùng châu thổ sơng Hồng và các thành phố; hiện nay có khoảng 6 triệu tín đồ,
6.000 nhà thờ; 15.000 chức sắc.
Tin Lành: du nhập vào Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tuy
nhiên, tới năm 1920 đạo Tin Lành mới bắt đầu được truyền giáo tại khắp các
vùng của Việt Nam và hiện có khoảng 1 triệu tín đồ, 500 nhà thờ Tin Lành.
Đạo Hồi: truyền vào Việt Nam qua cộng đồng người Chăm vào thế kỷ X-XI.
Hiện nay Đạo Hồi ở Việt Nam có khoảng 100 nhà thờ Hồi giáo, 70.000 tín
đồ, 700 vị chức sắc tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang, Tây
Ninh, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Có hai khối người Chăm theo
Hồi giáo: Hồi giáo chính thống bao gồm những người Chăm theo Hồi giáo ở
Châu Đốc, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai; Hồi giáo khơng

chính thống (hay còn gọi là Chăm Bà Ni) gồm những người Chăm ở Bình
Thuận, Ninh Thuận.
Đạo Cao Đài: Là một tơn giáo bản địa, sáng lập năm 1926 tại Tây
Ninh. Đạo Cao Đài tôn thờ ba đấng tối cao Đức Phật, Chúa Giê-xu và Đức
Cao Đài. Hiện nay có khoảng 2,3 triệu tín đồ, 7.100 chức sắc, 6.000 đền thờ,
trung tâm là tỉnh Tây Ninh.
Đạo Hòa Hảo: còn gọi là Phật giáo Hịa Hảo, là một tơn giáo bản địa,
được sáng lập năm 1939 tại làng Hòa Hảo, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
Đạo Hịa Hảo tập hợp nhiều tín đồ ở miền Tây Nam Bộ, số tín đồ vào khoảng
1,2 triệu người.


24

Một phong tục, tập quán lâu đời phổ biến nhất của người Việt và một
số dân tộc thiểu số khác là việc thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những người đã
mất. Ở các gia đình người Việt, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên và việc cúng
giỗ, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân rất được coi trọng. Bên cạnh việc
cúng giỗ tổ tiên ở từng gia đình, dịng họ, nhiều làng ở Việt Nam có đình thờ
thành hồng. Tục thờ thành hồng và ngơi đình làng là đặc điểm độc đáo của
làng quê Việt Nam. Thần thành hồng được thờ trong các đình làng có thể là
các vị thần linh hoặc là những nhân vật kiệt xuất có nhiều cơng lao to lớn như
những ơng tổ làng nghề hoặc anh hùng dân tộc có cơng "khai cơng lập quốc",
chống giặc ngoại xâm. Ngồi ra, người Việt còn thờ các dạng thần như thần
bếp, thần thổ cơng…
Quyền tự do tín ngưỡng và tự do khơng tín ngưỡng của công dân Việt
Nam được quy định trong Hiến pháp và được bảo đảm trên thực tế. Hiến pháp
năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam, điều 70 ghi rõ: "Cơng dân có quyền
tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; các tôn
giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tơn

giáo được pháp luật bảo hộ. Khơng ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn
giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để làm trái pháp luật và chính sách
của Nhà nước". Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của người dân được cụ thể
hóa trong nhiều văn bản pháp quy khác. Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tơn giáo có
hiệu lực từ 15/11/2004, đã thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách về tín
ngưỡng, tơn giáo của Nhà nước Việt Nam, bảo đảm cho công dân thực hiện
quyền về tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Mọi cơng dân - khơng phân biệt có hoặc
khơng có tín ngưỡng, tơn giáo - đều bình đẳng trước pháp luật; có quyền theo
hoặc khơng theo một tơn giáo nào; được bày tỏ đức tin tơn giáo của mình;
được thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức
sinh hoạt phục vụ lễ nghi tơn giáo, học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo. Các tổ
chức tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước đảm bảo quyền tự do


25

tín ngưỡng, tơn giáo; bảo hộ cơ sở vật chất, tài sản của cơ sở tín ngưỡng tơn
giáo như chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, điện, đền, trụ sở của tổ chức
tôn giáo, trường lớp tôn giáo, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng của tín
ngưỡng, tơn giáo. Ngày 1/3/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định
22/2005/NĐ-CP để hướng dẫn một số điều trong Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tơn
giáo. Đối với đạo Tin lành, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 01/2005/CTTTg ngày 4/2/2005 về một số công tác đối với đạo Tin lành nhằm tạo điều
kiện cho hoạt động của các tín đồ, chức sắc đạo Tin lành. Tham gia vào các
sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam có khoảng 20 triệu người, gần 62.500 chức sắc,
nhà tu hành và 22.354 cơ sở thờ tự tôn giáo; các cơ sở đào tạo tôn giáo được
mở rộng. Hiện nay, tại Việt Nam có 10 trường Đại học Tôn giáo, 3 Học viện
Phật giáo, 6 Đại Chủng viện Thiên chúa giáo, 1 Viện Thánh kinh thần học của
Tổng liên hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, 40 trường đào tạo các giáo
chức tôn giáo ở các cấp độ khác nhau, các ấn phẩm tôn giáo, nhất là kinh sách
được xuất bản theo u cầu của các tơn giáo.

Tín đồ tơn giáo hồn tồn tự do trong việc thực hiện các nghi lễ tôn
giáo, bày tỏ và thực hành đức tin tơn giáo của mình. Chức sắc, nhà tu hành
các tôn giáo được tự do trong việc thực hành các hoạt động tôn giáo theo giáo
luật. Việc phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc được thực hiện theo
quy định của giáo hội. Các tổ chức tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp
nhân trong những năm qua đều có sự phát triển về số lượng cơ sở giáo hội, về
tín đồ, chức sắc nhà tu hành, về việc xây dựng mới hoặc tu bổ các cơ sở thờ
tự, bảo đảm kinh sách, các hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và
giáo lý, giáo luật. Các chức sắc, nhà tu hành được tham gia học tập, đào tạo ở
trong nước và nước ngoài hoặc tham gia các sinh hoạt tơn giáo ở nước ngồi.
Nhiều tổ chức tơn giáo nước ngồi đã vào giao lưu với các tổ chức tôn giáo
Việt Nam.


×