Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TIỂU LUẬN một số vấn đề về xây DỰNG lối SỐNG xã hội CHỦ NGHĨA ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.98 KB, 15 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG LỐI SỐNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan xuất
phát từ đòi hỏi của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng
chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp cách mạng vĩ đại, toàn diện, sâu
sắc và triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, muốn
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải có con người xã chủ
nghĩa, muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải xây dựng lối sống
xã hội chủ nghĩa. Đồng thời xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa còn
là một nhiệm vụ cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa còn là một tất yếu xuất phát từ
vai trò to lớn của nó trong đời sống xã hội: lối sống là bộ mặt đạo đức
của xã hội, là tiêu chí để đánh giá sự tiến bộ xã hội và tính ưu việt của
chủ nghĩa xã hội so với các chế độ xã hội trước đó. Bản chất ưu việt
của chủ nghĩa xã hội không chỉ đo bằng mức tăng trưởng kinh tế và
năng suất lao động cao, khoa học kỹ thuật tiên tiến, đời sống vật chất
tinh thần của nhân dân lao động không ngừng được cải thiện, mà dưới
chủ nghĩa xã hội còn có đầy đủ những điều kiện để xây dựng một lối
sống tốt đẹp, tạo điều kiện cho con người có một môi trường sống
trong sạch, lành mạnh, không ngừng phấn đấu vươn lên làm chủ tự
nhiên, xã hội và làm chủ bản thân.

1


Đất nước ta đã bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm
vi cả nước từ 1976, quá trình đó phương thức sản xuất xã hội chủ
nghĩa từng bước được xây dựng, củng cố và phát triển, chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất từng bước được xác lập phù hợp với tính
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đó là những cơ sở
kinh tế, xã hội quan trọng đề từng bước hình thành lối sống xã hội


chủ nghĩa. Đi đôi với xây dựng, phát triển kinh tế, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn quan tâm xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa và
khẳng định đất nước ta có điều kiện cần và đủ để xây dựng lối sống
mới ngay từ đầu.
Những điều kiện cơ bản đó là: cả nước đã thống nhất, đi lên
chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa được xác lập, củng cố từ
Trung ương đến cơ sở để bảo vệ, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân. Dân tộc Việt nam có có truyền thống văn hóa lâu đời, có tinh
thần yêu nước nồng nàn, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất.
Nhân dân Việt Nam cần cù sáng tạo trong lao động, anh dũng
ngoan cường trong chiến đấu, đoàn kết gắn bó keo sơn. Đồng cam
cộng khổ, chia sẻ ngọt bùi, đó là những nếp sống vô cùng quí báu
đã được hun đúc trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử dân tộc
và đó là nền tảng xã hội vững chắc để xây dựng lối sống xã hội chủ
nghĩa.

2


Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan còn
xuất phát từ thực trạng lối sống của xã hội ta hiện nay. Do có quan
điểm, đường lối đúng đắn của Đảng và cơ sở kinh tế, xã hội vững
chắc, nên lối sống mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta từng bước được
hình thành, củng cố và phát triển, đã tạo nên lối sống khác hẳn về chất
so với lối sống trước đây. Trước hết, làm thay đổi địa vị của quần
chúng lao động từ người làm thuê thành người làm chủ, hình thành ý
thức làm chủ tập thể cho quần chúng nhân dân ; Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã chiếm lĩnh vị trí thống trị trong đời
sống tinh thần xã hội, các truyền thống của dân tộc được khơi dậy,

phát huy; văn hóa, lối sống mới được xây dựng, tạo mối quan hệ tốt
đẹp giữa người với người; quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia phát
triển, mở rộng, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, hợp tác,
bình đẳng cùng có lợi. Nhiều nếp sống văn hóa truyền thống được
khôi phục, tạo nên sự đoàn kết, gắn bó, tình làng, nghĩa xóm, đùm
bọc, thương yêu chia ngọt sẻ bùi, tối lửa, tắt đèn có nhau.
Trong xu thế hợp tác, mở cửa, hội nhập và phát triển, Việt
Nam đã tiếp thu được những tinh hoa của văn hóa nhân loại để bổ
sung, hoàn thiện lối sống của mình.
Bên cạnh những ưu điểm là cơ bản, hiện nay xung quanh vấn
đề lối sống còn nhiều bất cập thể hiện: ý thức và năng lực làm chủ
của nhân dân lao động chưa cao, thậm chí có lúc, có nơi còn suy
giảm. Do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, nên việc giải
quyết lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội rất phức tạp. Nhiều lúc, nhiều

3


nơi lợi ích của cá thân, gia đình, dòng họ, địa phương đặt lên trên
lợi ích của tập thể, của xã hội. Tình trạng mất dân chủ, dân chủ hình
thức còn khá phổ biến, tạo nên oan ức, khiếu kiện tràn lan, kéo dài.
Cơ chế thị trường đang làm thay đổi nhiều chuẩn mực đạo đức và
định hướng giá trị. Những tư tưởng tiến bộ, yêu thương con người,
ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, tinh thần gương
mẫu, tiên phong có chiều hướng giảm sút ở một bộ phận xã hội.
Sự biến đổi của tình hình thế giới nói chung và sự khủng
hoảng sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa nói riêng, làm cho
niềm tin vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa của một bộ phận không nhỏ
quần chúng nhân dân lao động đã dao động, phai nhạt.
Những năm gần đây các tôn giáo và tư tưởng lạc hậu phục hồi

nhanh chóng và có xu hướng phát triển. Nạn mê tín dị đoan khá phổ
biến, nhiều hủ tục đang có chiều hướng gia tăng trong việc tổ chức
đám cưới, đám tang, lễ hội. Đáng lo ngại là một bộ phận thanh
niên, học sinh, sinh viên có nhận thức chính trị lệch lạc, tư tưởng
mơ hồ, đạo đức cách mạng suy giảm, sống buông thả, hưởng thụ.
Đáng chú ý số người hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để “buôn thần bán thánh” có xu hướng gia tăng, tác
động tiêu cực đến lối sống lành mạnh của nhân dân và thế hệ trẻ.
Kinh sách đủ loại, đồ thờ cúng được bán la liệt trên thị trường, các
nghi lễ tôn giáo gắn liền với mê tín dị đoan không chỉ diễn ra ở nơi
chùa chiền mà đã len lỏi vào cơ quan, trường học. Lễ hội ngày nay
vừa mang tính chất sinh hoạt văn hóa, vừa mang tính chất tín ngưỡng

4


tôn giáo. Hai đặc điểm này đan quyện vào nhau rất khó phân biệt ranh
giới, rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng để tuyên truyền mê tín dị đoan.
Ngoài ra còn do ảnh hưởng của một số trào lưu tư tưởng- triết
học phương Tây như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hiện sinh, chủ
nghĩa Phơ rớt... đã tác động trực tiếp đến tư tưởng và lối sống của
một bộ phận dân cư, nhất là tuổi trẻ. Tư tưởng địa vị, danh vọng,
chạy theo đồng tiền và lợi ích trước mắt, sống ích kỷ chỉ biết có
mình, sống trong tâm trạng cô đơn, buồn chán, sống buông thả,
rượu chè, ma tuý, thích bạo lực để giải quyết mối quan hệ trong đời
sống xã hội, gia đình... đặc biệt nhức nhối là sự suy thoái về đạo
đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Ngay từ những ngày đầu đất nước bước vào công cuộc đổi mới
Đảng ta đã chỉ rõ: “Vấn đề đạo đức xã hội đang được đặt ra một
cách cấp bách, trong xã hội ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai

lối sống: lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao
động của mình, có ý thức tôn trọng, bảo vệ của công, chăm lo lợi
ích của tập thể và của đất nước, với lối sống thực dụng, dối trá, ích
kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền”1.
Những biểu hiện của sự suy thoái đạo đức, lối sống hiện nay là
chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng phát triển; Quan liêu, lãng
phí của công, tham nhũng, hối lộ, ăn chặn, ăn chia, bòn rút của
công, sống xa hoa hưởng lạc diễn ra khá phổ biến. Tình trạng chạy
chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy lợi, chạy tội đang có chiều hướng
1

Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb ST, H.1987, Tr127.

5


gia tăng. Đúng như báo cáo của Bộ chính trị tại hội nghị Trung
ương VI (lần 2) Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã chỉ rõ: “
Cần đặc biệt quan tâm đến tình trạng quan liêu, suy thoái, biến chất
của một bộ phận cán bộ, đảng viên đang diễn ra phổ biến, tinh vi và
nghiêm trọng hơn, nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo
đức lối sống, sự vi phạm nguyên tắc tập trung- dân chủ, kỷ cương,
kỷ luật lỏng lẻo…đang làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng, làm
suy giảm lòng tin của nhân dân”.
Nguyên nhân của tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống là do:
tàn dư của lối sống cũ để lại, hơn nữa trong điều kiện mới, một bộ
phận cán bộ đảng viên mắc chủ nghĩa cá nhân, sống buông thả,
thiếu tu dưỡng, rèn luyện. Trong khi sự giáo dục, quản lý, kiểm tra
của các tổ chức Đảng, trước hết các cấp uỷ và chi bộ còn lỏng lẻo,
đồng thời chưa có quy chế để nhân dân tham gia giám sát, quản lý

cán bộ đảng viên một cách chặt chẽ.
Chủ nghĩa thực dụng phát triển có cơ sở kinh tế sâu xa, từ mặt
trái cơ chế thị trường, mở cửa, làm thay đổi thước đo, chuẩn mực
đạo đức, kích thích lòng ham muốn tiền tài, địa vị, lối sống xa hoa,
hưởng lạc. Bên cạnh đó, chính sách đãi ngộ, nhất là chính sách tiền
lương chưa đảm bảo cho cán bộ, công chức sống bằng lương, đó
cũng là một nguyên nhân làm cho nạn nhũng nhiễu tiêu cực phát
triển. Ngoài ra, sự suy thoái đạo đức, lối sống hiện nay còn do các
thế lực thù địch ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”
bằng mọi thủ đoạn tinh vi, nham hiểm, đầu độc, làm thoái hóa đạo

6


đức, lối sống cán bộ, đảng viên, để thực hiện những ý đồ chính trị
đen tối của chúng.
Từ những lý do trên, trong tình hình đặt ra tất yếu phải xây
dựng lối sống xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa là một sự nghiệp lâu dài gắn
liền với quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do
vậy, trong xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa phải chú ý đầy đủ các
điều kiện vất chất, tinh thần, phải tích cực, chủ động tạo ra những môi
trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thuận lợi để từng bước hình
thành, củng cố và hoàn thiện lối sống xã hội chủ nghĩa.
Quá trình xây dựng và hoàn thiện lối sống xã hội chủ nghĩa phải
phát triển và hoàn thiện nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, khắc phục tác
động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường. Lối sống xã hội chủ
nghĩa chỉ hình thành, phát triển trên cơ sở nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa. Trong đó, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất,
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và sự biến đổi nội dung, tính chất

của lao động dưới chủ nghĩa xã hội là cơ sở vững chắc để hình
thành những đặc trưng của lối sống xã hội chủ nghĩa. Do đó, để xây
dựng lối sống xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước cần quan tâm phát
triển sản xuất, mở mang ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm
cho người lao động, tích cực áp dụng khoa học công nghệ, cải tiến
công cụ, nâng cao trình độ và năng xuất lao động, không ngừng cải
thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

7


Đi đôi với phát triển lực lượng sản xuất phải từng bước hoàn
thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tạo ra tiền đề vật chất, cho
phép con người hiện thực hóa những nhu cầu sống đa dạng, làm
thay đổi nếp nghĩ, cách làm và hành vi ứng sử, tạo ra phong cách
lao động mới: năng xuất, chất lượng, hiệu quả, tác phong công
nghiệp và nếp sinh hoạt mang tính tập thể chân chính. Xây dựng
tinh thần đoàn kết, tương trợ, bình đẳng, hợp tác trong lao động và
mọi hoạt động xã hội. Kích thích tính tích cực, tự giác của của con
người trong lao động, hình thành thái độ lao động mới xã hội chủ
nghĩa, yêu quý lao động, trân trọng người lao động và thành quả lao
động. Trong điều kiện đất nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế thị trường do tác động
tích cực của quá trình đó, nhiều nét đẹp trong lối sống xã hội chủ
nghĩa có điều kiện nảy nở và phát triển như: tính thực tế, hiệu quả,
năng động, sáng tạo, liên kết, hợp tác, đề cao chữ tín… Tuy nhiên,
kinh tế thị trường cũng có mặt trái dễ làm phát sinh những tiêu cực
nếu không chú ý phòng chống như: đề cao đồng tiền, vật chất, sống
thực dụng, chụp giật, trốn tránh nghĩa vụ, vi phạm pháp luật, tham
nhũng, hối lộ, lãng phí… Vì vậy, bên cạnh việc phát huy mặt tích

cực, ưu điểm của kinh tế thị trường, cần kịp thời ngăn chặn và đẩy
lùi mặt tiêu cực của nó. Muốn vậy, cần tăng cường vai trò quản lý
của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, đề cao pháp chế xã hội chủ nghĩa,
quan tâm giáo dục đạo đức; chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí,
tạo dư luận xã hội phê phán cái xấu, biểu dương người tốt việt tốt

8


trong sản xuất- kinh doanh, góp phần xây dựng lối sống có văn hoá,
văn minh trong kinh tế thị trường.
Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa là một sự nghiệp lâu dài gắn
liền với quá trình củng cố hoàn thiện hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng
trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết
toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả
năng phát triển kinh tế, xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng
dân cư, tạo nên những thành tựu mới trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, trong đó có lối sống xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay
hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói chung, nhất là ở
cơ sở nói riêng còn nhiều yếu kém, tình trạng tham nhũng, quan
liêu, mất đoàn kết nội bộ, vi phạm quyền làm chủ của dân, không
giữ đúng kỷ cương phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có nơi nghiêm
trọng. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị
chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ ràng, nội dung và
phương pháp hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều dấu ấn của cơ chế tập
trung, quan liêu bao cấp, không phù hợp với chuyển biến của xã hội.
Đội ngũ cán bộ xã, phường ít được đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi
ngộ của nhà nước đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá. Đó là một trong

những nguyên nhân làm cho đạo đức, lối sống của cán bộ trong hệ
thống chính trị cơ sở xa sút, trực tiếp ảnh hưởng đến quần chúng nhân
dân.

9


Để xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa, phải củng cố, hoàn
thiện hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp
ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Đổi mới nội dung và phương
thức lãnh đạo của tổ chức đảng với hệ thống chính trị; nâng cao
hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, đổi mới công tác mặt trận
và các đoàn thể nhân dân; đi đôi với xây dựng đội ngũ cán bộ thực
sự có đức, có tài, có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực
hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ cán bộ
phải công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức mạnh
của nhân dân, không tham nhũng, quan liêu, ức hiếp quần chúng.
Thông qua củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị xã hội chủ
nghĩa để trực tiếp tác động đến qúa trình hình thành, phát triển tính
tích cực chính trị của hàng triệu quần chúng, tạo nên thái độ sống
tích cực, tin vào Đảng, ủng hộ chính quyền, nêu cao trách nhiệm
công dân, nhận thức thống nhất nghĩa vụ và quyền lợi, trách nhiệm
và quyền hạn từ đó tuân thủ kỷ cương, sống và làm việc theo hiến
pháp và pháp luật.
Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa phải tăng cường giáo dục
đạo đức xã hội chủ nghĩa, chống chủ nghĩa cá nhân. Đạo đức cách
mạng luôn luôn là một tiêu chuẩn quan trọng của mỗi con người và
bộ mặt của lối sống xã hội chủ nghĩa. Đạo đức cách mạng là tuyệt
đối trung thành với Đảng, với nhân dân, ra sức phấn đấu để thực
hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng, quyết tâm suốt đời đấu tranh cho

Đảng, cho cách mạng. Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn

10


cảnh nào cũng phải quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ địch, luôn
luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Quyết không chịu khuất phục,
không chịu cúi đầu, luôn biết đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu
khi lợi ích của Đảng và lợi ích cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi
ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng. Đạo đức
cách mạng được thể hiện ở “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô
tư”. Muốn thực hành cần kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, phải
kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cá nhân còn là
mối nguy hại cho Đảng, cho dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ
đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn
được mọi người yêu mến và ca ngợi , nếu lòng dạ không trong sáng
nữa, nếu xa vào chủ nghĩa cá nhân”1.
Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do
đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố
cũng như “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”2.
Để có đạo đức cách mạng và lối sống xã hội chủ nghĩa phải
tăng cường giáo dục toàn diện, trong đó phải đặc biệt coi trọng giáo
dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì theo chủ tịch
Hồ Chí Minh “ Có học tập lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin mới củng cố
được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết
và trình độ chính trị, mới làm tốt công tác đảng giao phó cho mình”3.
1

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1996, T.12, Tr 557-558.


2

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1996,T.9, Tr. 293.

3

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1996,T.9, Tr.292.

11


Đi đôi với giáo dục, phải tăng cường ý thức tự giáo dục, tự rèn
luyện, thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình theo
phương châm từ trên xuống, từ dưới lên, từ trong ra ngoài và lấy ý
kiến quần chúng trong cơ quan, đơn vị, ý kiến nhân dân một cách
rộng rãi, để phê bình, mang tính khách quan, trung thực. Mục đích
phê bình là để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, cốt để sửa đổi
cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn và đoàn kết, thống nhất nội bộ.
Đồng thời, không ngừng hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật,
kỷ cương xã hội, để duy trì các mối quan hệ xã hội theo những
chuẩn mực xã hội chủ nghĩa, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực của cơ chế thị trường ảnh hưởng đến lối sống xã hội chủ
nghĩa. Quan tâm đúng mức về vật chất, khôi phục và đề cao giá trị
tinh thần, xây dựng chuẩn mực đạo đức trong thời kỳ mới, để định
hướng giáo dục cho quần chúng nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ.
Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với chăm lo cải
thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
Đời sống vật chất, tinh thần vừa phản ánh mức sống vừa phản
ánh chất lượng sống của lối sống. Đời sống vật chất, tinh thần cao

hay thấp là một trong những tiêu chí để đánh giá lối sống tiến bộ
hay lạc hậu. Dưới chủ nghĩa tư bản đời sống vật chất, tinh thần của
quần chúng nhân dân lao động không tương xứng với sự phát triển
kinh tế, xã hội. Vì của cải làm ra chỉ thuộc về một nhóm tư bản độc
quyền, chiếm 5% dân số ở các nước tư bản phát triển, nhưng lại
chiếm giữ 80% tổng thu nhập quốc dân. Trái lại, dưới chủ nghĩa xã

12


hội việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
quần chúng nhân dân lao động là mục tiêu, động lực của cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân là cái
cốt vật chất để xây dựng lối sống xã chủ nghĩa. Đời sống vật chất,
tinh thần càng phát triển, càng tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng
lối sống xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động là bản chất tốt đẹp
của chế độ xã hội chủ nghĩa. Thông qua nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần làm cho quần chúng nhân dân lao động phấn khởi, yêu
mến, tin tưởng ở chế độ, luôn hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của
mình với tập thể, với xã hội, hình thành nên ý thức tập thể, trách
nhiệm công dân, lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa, tự nguyện
giúp đỡ, tương thân, tương ái và luôn có ý chí vươn lên vượt mọi
khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.
Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao
động, Đảng, Nhà nước ta phải quan tâm nâng cao dân trí, giải quyết
việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm; phát
triển mạng lưới thông tin đại chúng, để tuyên truyền đường lối chủ
trương của Đảng, hướng dẫn giúp đỡ nhân dân cách làm ăn, cách tổ
chức cuộc sống gia đình, phát động các phong trào xây dựng, đời

sống văn hóa, khu dân cư văn hóa, xoá đói, giảm nghèo tạo điều
kiện cho các vùng, các miền cùng phát triển và xích lại gần nhau,
tạo nên sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc anh em cùng sống trên
tổ quốc Việt Nam .

13


Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với kiên quyết
đấu tranh ngăn chặn sự ảnh hưởng của lối sống tư sản, tiểu tư sản
và các tệ nạn xã hội
Đây là vấn đề có tính qui luật phải kết hợp xây với chống
trong mọi lĩnh vực. Nhất là với lối sống, một phạm trù xã hội rộng
lớn, bao hàm nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động sống cơ bản của
con người, nhiều tầng lớp, giai cấp xã hội. Hơn nữa, chúng ta đang
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong
kiến, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tư tưởng lối sống cũ còn đan
xen phức tạp. Kẻ thù tìm mọi cách để tuyên truyền, áp đặt lối sống
tư sản, thực dụng, hiện sinh, chạy theo đồng tiền, bất chấp kỷ
cương, pháp luật, bất chấp luân thường, đạo lý, làm rối loạn từ gia
đình đến ngoài xã hội, phá vỡ các mối quan hệ tốt đẹp giữa người
với người trong lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội.
Cùng với đặc điểm trên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng
đang làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, tham ô, tham nhũng, quan
liêu, suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ
những người có chức, có quyền, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
uy tín của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, phải tích cực
chủ động, khắc phục lối sống tàn dư và đấu tranh chống ảnh hưởng
của lối sống tư sản, tiểu tư sản bằng nhiều biện pháp, hình thức

như: tuyên truyền, giáo dục lối sống mới, nêu gương cá nhân, tập
thể điển hình. Tập trung chỉ đạo có hiệu quả cuộc đấu tranh chống

14


tham nhũng, tiêu cực xã hội, vạch trần bản chất thủ đoạn của chủ
nghĩa đế quốc lợi dụng chiến lược “Diễn biến hoà bình” để tuyên
truyền văn hoá, lối sống tư sản. Tích cực khắc phục những hủ tục
của lối sống cũ bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp. Đổi mới
nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mở rộng hợp tác, hội
nhập, tiếp thu những tinh hoa văn hóa, lối sống văn minh, lành
mạnh.

15



×