Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học PHÉP BIỆN CHỨNG mác xít và ý NGHĨA với VIỆC KHẮC PHỤC CHỦ NGHĨA CHỦ QUAN DUY ý CHÍ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.14 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
Trong lịch sử triết học, phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại, lịch
sử phat triển của nó đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, gắn liền với sự
phát triển của khoa học và thực tiễn, nó đã trải qua các hình thức: phép
biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại là phép biện chứng tự phát, ngây
thơ; trong triết học Hêghen là phép biện chứng duy tâm; còn phép biện
chứng trong triết học Mác - Lênin là phép biện chứng duy vật. Sự khác
nhau đó bắt nguồn từ sự khác nhau trong giải quyết vấn đề cơ bản của triết
học và trong giải quyết vấn đề quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện
chứng chủ quan.
Kế thừa có phê phán hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm của
Hêghen và khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên đương
thời, Mác và Ăngghen đã đưa ra những quan niệm mới về phép biện
chứng:“là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự
phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.” (C. Mác và
Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1994, t. 20, tr. 201).
Kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác và Ăngghen, Lênin đã đưa ra
định nghĩa về phép biện chứng. Lênin viết: “Phép biện chứng là học thuyết về
sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” (V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb
Tiến bộ, M. 1981, t. 29, tr. 240). Hồ Chí Minh đánh giá: “Chủ nghĩa Mác có
ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng”. (Tư tưởng Hồ Chí Minh và
con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. CTQG, H. 1997, tr.43 ).Tại sao Bác
Hồ lại khẳng định như vậy? Nội dung cụ thể của các tư tưởng đó thể hiện như
thế nào?Nghiên cứu nó có tác dụng như thế nào?Để trả lời những câu hỏi đó,
tôi lựa chọn chủ đề: Phép biện chứng mácxít và ý nghĩa đối với việc khắc
phục chủ nghĩa chủ quan duy ý chí hiện nay làm nội dung tiểu luận sau khi
đã nghiên cứu triết học Mác-Lênin.


2


NỘI DUNG
1. Sự sáng tạo của Mác và Ăngghen về phép biện chứng
Trong những tác phẩm thời trẻ của Mác, trong bút ký chuẩn bị cho luận
án tiến sĩ đã có nghiên cứu về phép biện chứng. Mác đã nắm vững một cách
thành thạo các quy trình phức tạp của phép biện chứng, phân tích một cách có
phê phán, giải thích những chỗ mạnh, chỗ yếu của quy trình kỹ thuật này.
Ngay những năm 40 của thế kỷ 19, Mác đã trao đổi với Phoiơbắc về thái độ
phê phán phép biện chứng của Hêghen. Phoiơbắc là người học trò đầu tiên
của Hêghen đã thất vọng với phương pháp của Hêghen và phê phán một cách
căn bản, vứt bỏ nó mà không hề nghiên cứu cải tạo nó. Ông phê phán cơ sở
duy tâm, nền tảng của phép biện chứng Hêghen và rời bỏ phép biện chứng
của Hêghen một cách dứt khoát để đi tới chủ nghĩa duy vật. Nhưng đối với
Mác, ở đây không chỉ có chủ nghĩa duy tâm như Phoiơbắc đặt vấn đề mà
ngay chính phương pháp của Hêghen cũng không đáp ứng được yêu cầu của
sư phân tích triết học đối với đời sống thực tiễn. Cùng với việc nắm vững thế
giới quan mới cộng sản chủ nghĩa, Mác ngày càng quan tâm đến việc nghiên
cứu các hiện tượng hiện thực và các quá trình lịch sử trong quá khứ và hiện
tại. Để hiểu rõ vấn đề thực tiễn, sản xuất, các sự kiện chính trị…phương pháp
của Hêghen tỏ ra bất lực. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (1845-1846), khi
phê phán phương pháp của những người thuộc phái Hêghen trẻ, Mác và
Ăngghen nhận xét rằng, họ tiếp cận bất kỳ một hiện tượng xã hội nào với
“những thủ pháp đơn giản nhất” của phép biện chứng Hêghen. Bất kỳ sự xung
đột xã hội nào, bất kỳ sự khác nhau nào trong các khuynh hướng của đời sống
hiện thực họ đều dễ dàng giải thích theo cách hiểu của Hêghen về mâu thuẫn..
Mặc dù ở Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848) đã phản ánh một bước
tiến mới trong việc vận dụng phương pháp biện chứng, nhưng thực tiễn đòi
hỏi phải phát triển hơn nữa. Chính ngay sau Tuyên ngôn của Đảng cộng sản,


3


việc tổng kết cách mạng 1848-1849 đặt ra nhưng yêu cầu mới trong sư vận
dụng và phát triển phép biện chứng. Sự thất bại của cách mạng ở Đức, Pháp
và các nước khác buộc Mác và Ăngghen phải di cư sang Anh. Thời kỳ này,
các ông vận dụng và phát triển phép biện chứng vào đời sống chính trị - xã
hội, luận giải một cách tài tình những vấn đề phưc tạp nhất lúc bấy giờ trong
những biến động có tinh chất cách mạng, đúc kết kinh nghiệm và phát triển
những vấn đề chung nhất của phong trào vô sản. Điều đó được thực hiện
trong một loạt tác phẩm của Mác: Đấu tranh giai cấp ở Pháp (1850); Ngày
mười tám tháng sương mù của Lui Bônapáctơ (1852); trong tác phẩm của
Ăngghen Cách mạng và phản cách mạng ở Đức (1851).
Trong nửa cuối những năm 50, Mác ráo riết nghiên cứu kinh tế - chính trị
học. Trong tiến trình nghiên cứu, do tiếp cận đến sự khái quát lý luận cơ bản,
Mác ngày càng suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề phương pháp. Các trao đổi thư từ
trong những năm 50 phần nào đã chứng tỏ điều đó. Sự khái quát về nguyên tắc
được thực hiện trong tác phẩm viết dở dang Lời nói đầu cho Các Bản thảo kinh
tế (1857-1858). Ở đây, Mác đã vận dụng và phát triển phép biện chứng duy vật
trong việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế. Giải thích vấn đề này, Ăngghen cho
rằng, phải lựa chọn phương pháp nào để nghiên cứu: hoặc là phương pháp
Hêghen, hoặc là phương pháp siêu hình. Theo Ăngghen, phương pháp siêu
hình đã bị Cantơ và Hêghen đập tan tành rồi, nhưng chính phương pháp của
Hêghen lại không dùng được. Vậy mà chưa ai dám đảm đương nhiệm vụ lớn
lao là phê phán phương pháp Hêghen một cách triệt để. Ăngghen nhận xét
rằng, Mác là người duy nhất có khả năng đảm đương công việc ấy, phê phán
Hêghen một cách toàn diện, triệt để nhằm rút ra được cái hạt nhân hợp lý, để
khôi phục lại phép biện chứng, giải thoát nó khỏi vỏ duy tâm thần bí. Ăngghen
nhấn mạnh: Chúng tôi coi việc xây dựng được cái phương pháp dùng làm cơ
sở cho sự phê phán của Mác đối với khoa học kinh tế chính trị là một thành
quả có ý nghĩa vị tất đã kém so với quan điểm duy vật cơ bản.



4

Cần nhấn mạnh rằng, vào cuối những năm 50, đầu những năm 60 của
thế kỷ 19, các phát minh trong khoa học tự nhiên đã cho phép Mác và
Ăngghen càng khẳng định thêm phương pháp biện chứng của mình. Ăngghen
thừa nhận rằng, lúc này khoa học tự nhiên đã xác nhận phép biện chứng ở
một mức độ lớn hơn nhiều so với 30 năm trước đó.
Trong những năm 60, về thái độ đối với phép biện chứng Hêghen, chính
Mác đã viết nhiều lần trong tập I của bộ Tư bản, trong các bức thư và các bản
thảo thời gian đó. Những suy nghĩ của Mác về phương pháp không được thể
hiện trong một tác phẩm riêng (mặc dù Mác đã có ý định viết nó, và sau khi
Mác mất, Ăngghen cũng đi tìm bản thảo về “Phép biện chứng” trong lưu trữ
của Mác). Tuy vậy, Mác đã áp dụng một cách tài tình, tự giác và đầy đủ cách
hiểu của mình về phép biện chứng trong tác phẩm Tư bản (1867) và để lại
những chỉ dẫn chính xác liên quan đến cách hiểu đó. Chính Lê-nin cũng nhận
xét rằng, nếu Mác không để lại “Lôgíc học” viết bằng chữ hoa, nói một cách
khác, không để lại một sự trình bày có hệ thống về phép biện chứng dưới hình
thức một tác phẩm riêng biệt, chuyên đề về vấn đề đó, thì ông đã để lại lôgíc
của bộ Tư bản, đã áp dụng phương pháp biện chứng duy vật, tức lôgíc của bộ
Tư bản, Đã áp dụng phương pháp biện chứng duy vật, tức lôgíc học và lý luận
về nhận thức của chủ nghĩa Mác vào kinh tế chính trị học.
Cho dù kẻ thù của chủ nghĩa Mác thả sức xuyên tạc phép chứng của
Mác, nhưng có một sự thực rõ ràng là: “Phương pháp biện chứng của tôi
không những khác phương pháp của Hêghen về cơ bản mà còn đối lập hẳn
với phương pháp ấy nữa”. (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, t.23, tr. 35). Và trong khi chỉ rõ cái hạn chế của phương
pháp Hêghen trong việc bảo hộ cái xã hội hiện tồn, Mác đã vạch rõ ý nghĩa
cách mạng của phép biện chứng của ông: “Dưới dạng hợp lý của nó, phép
biện chứng chỉ đem lại sự giận dữ và kinh hoàng cho giai cấp tư sản và bọn



5

tư tương gia giáo điều của chúng mà thôi, vì trong quan niệm tích cực về cái
hiện tồn, phép biện chứng đồng thời cũng bao hàm cả quan niệm về sự phủ
định cái hiện tồn đó, về sự tuyệt vong tất yếu của nó; vì mỗi hình thái đã hình
thành điều được phép biện chứng xét trong sự vận động, tức là xét cả mặt
nhất thời của hình thái đó; vì phép biện chứng không khuất phục trước một
cái gì cả, và về thực chất thì nó có tính chất phê phán và cách mạng.”
(C.Mác: Tư bản, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1973, t.1, tr. 39).Có thể nói, tư tưởng
biện chứng của Mác đã được trình bày một cách sâu sắc trong nhiều tác phẩm
của ông, đặc biệt là trong bộ Tư bản. Tuy nhiên, do bận nhiều công việc quan
trọng và phải tập trung cho những nhiệm vụ ưu tiên, Mác không có điều kiện
để viết những tác phẩm bàn riêng về phép biện chứng. Do yêu cầu của lịch sử
và cũng do yêu cầu của Mác, Ăngghen đã nghiên cứu và trình bày phép biện
chững một cách tổng quát, nêu lên những nét cơ bản nhất của học thuyết này.
Những tư tưởng về phép biện chứng được Ăngghen trình bày tập trung trong
Chống Đuyrinh (1876-1878), Biện chứng của tự nhiên (1873 - 1883).
Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ăngghen đã giải thích một cách đầy đủ,
hệ thống về những quy luật và phạm trù của phép biện chứng trong giới tự
nhiên và vô sinh, trong sự phát triển của xã hội, trong sự sáng tạo về tinh thần,
được biểu hiện như thế nào và ông cũng chỉ rõ ý nghĩa to lớn của phép biện
chứng đối với thế giới quan mácxít. Cần nói thêm rằng, cuốn sách này đã
được Mác đọc toàn bộ bản thảo và chương X về khoa kinh tế - chính trị là do
Mác viết. Nó có một ý nghĩa rất to lớn, đã được coi như một cuốn tóm tắt có
tính chất bách khoa về quan niệm của Mác và Ăngghen với các vấn đề triết
học, khoa học tự nhiên và lịch sử. Trong tác phẩm này, những vấn đề này về
phương pháp được đặc biệt chú ý, Ăngghen đã đánh giá cặn kẽ phép biện
chứng và làm rõ sự khác nhau về nguyên tắc giữa nó và tư duy siêu hình.

Ăngghen đã trình bày lịch sử phép biện chứng từ cổ đại cho đến Hêghen và


6

chỉ rõ:”Có thể nói rằng hầu như Mác và tôi là những người nghiên cứu phép
biện chứng tự giác thoát khỏi triết học duy tâm Đức và đưa nó vào trong
quan niệm duy vật về lịch sử” (Sđd, t.20, tr.22).
Trong Chống Đuyrinh, tính chất biện chứng của sự phát triển giới tự
nhiên đã được trình bày một cách rõ ràng. Nhưng ông muốn tiếp tục phát triển
hơn nữa phép biện chứng duy vật trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, muốn
kiểm nghiệm tính chính xác của phép biện chứng trong khoa học tự nhiên,
trong sự biến đổi của chính tự nhiên và chứng minh rằng, quy luật biện chứng
cũng đặc trưng với tư nhiên. Nhiệm vụ lý luận là một phát minh mới, bởi vì
trong triết học Hêghen, tự nhiên được hiểu như là cái gì không phát triển và tự
coi mình có trách nhiệm theo dõi sự phát triển của toán học để khái quát nó về
mặt triết học. Ăngghen đa dành nhiều năm nghiên cứu khoa học tự nhiên, đã
khái quát lịch sử khoa học tự nhiên về mặt triết học trong tác phẩm nổi tiếng
của mình Phép biện chứng tự nhiên.
Trong tác phẩm này, Ăngghen đã luận chứng một tư tưởng là: sự phát
triển của khoa học tự nhiên, mở đầu thời đại Phục hưng, diễn ra theo con
đường mà đến giữa thế kỷ 19, khoa học tự nó, tuy không nhận thức được điều
đó, đã tiếp nhận cách hiểu biện chứng về giới tự nhiên. Phép biện chứng tự
nhiên đồng thời là kiểu mẫu của chủ nghĩa duy vật chiến đấu, toàn bộ tác phẩm
thấm đượm tinh thần của chủ nghĩa duy vật chiến đấu, đề cao tính đảng của
triết học. Qua việc phân tích lịch sử khoa học tự nhiên, Ăngghen đã chỉ rõ
phương pháp tư duy siêu hình được quy định bởi lịch sử và là tất yếu trong thời
đại của nó. Vào thế kỷ 18, phương pháp siêu hình giúp cho khoa học tự nhiên
hệ thống hóa các tài liệu đã tích lũy được; đến cuối thế kỷ 18, phương pháp tư
duy ấy bắt đầu bị loại bỏ; và vào giữa thế kỷ 19 thì nó hoàn toàn là xiềng xích

lớn nhất kìm hãm sự phát triển của khoa học tự nhiên. Đồng thời, nó lại được
giai cấp tư sản củng cố vì lợi ích của giai cấp đó, không từ bỏ nó và cũng


7

không cho nó thâm nhập vào khoa học tự nhiên. Vì thế xảy ra tình trạng thậm
chí phương pháp siêu hình trong điều kiện giữa thế kỷ 19 còn đưa khoa học tự
nhiên đến với thần học.
Trong tác phẩm này, Ăngghen cũng thử phân loại các hình thức vận
động của vật chất mà điều đó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Về thực chất, Ăngghen đã trình bày giả thuyết về
mối liên hệ phổ biến và sư phát triển của thế giới vật chất, và cố gắng phác
họa một sơ đồ về bức tranh của giới tự nhiên…
Sự phát triển của khoa học của giới tự nhiên ngay từ cuối thế kỷ 19 và
đặc biệt là trong thế kỷ 20 đem lại những cái mới mà những quan điểm của
Ăngghen về các hình thức cụ thể của vận động vật chất, tất nhiên đã lạc hậu.
Nhưng, việc tiếp cận biện chứng chung đến chỗ hiểu được kết quả phát triển
của khoa học, đến việc giải thích giới tự nhiên vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa
của chúng trong thời đại ngày nay.
Điều đầu tiên cần nhấn mạnh là, trước những bước phát triển mới của
khoa học tự nhiên và những vấn đề phức tạp của xã hội, Ăngghen đã xác định
rõ tầm quan trọng của phép biện chứng. Ông cho rằng: Chính phép biện chứng
là một hình thức tư duy quan trọng nhất đối với khoa học tự nhiên hiện đại,
bởi vì chỉ có nó mới có thể đem lại sự tương đồng và do đó đem lại phương
pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong giới tự nhiên, giải
thích những mối liên hệ phổ biến, những bước quá độ từ một lĩnh vực nghiên
cứu này sang một lĩnh vực nghiên cứu khác.
Đi vào phân tích phép biện chứng, trước hết Ph.Ăngghen đã phân biệt
rạch ròi "biện chứng khách quan" và "biện chứng chủ quan". Theo ông, biện

chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận
động thông qua những mặt đối lập, tức là những mặt thông qua sự đấu tranh
thường xuyên của chúng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia. Tư tưởng


8

đó đã cho thấy, sự chuyển hoá của các mặt đối lập là kết quả tất yếu của sự
tác động qua lại giữa chúng, là cái vốn có của hiện thực khách quan. Dựa trên
cơ sở này, Ăngghen đưa ra định nghĩa cho rằng, phép biện chứng duy vật là
khoa học về mối liên hệ phổ biến.
Khi phê phán phương pháp tư duy siêu hình, Ăngghen cho rằng, nhà siêu
hình học suy nghĩ bằng những sự tương phản hoàn toàn trực tiếp; rằng, đối
với họ thì sự vật hoặc là tồn tại hoặc là không tồn tại; một sự vật không thể
vừa là bản thân nó lại vừa là một sự vật khác. Cái khẳng định và cái phủ định
tuyệt đối bài trừ lẫn nhau; nguyên nhân và kết quả cũng đối lập hẳn với nhau.
Đồng thời, ông đưa ra hàng loạt các dẫn chứng trong khoa học tự nhiên để
luận chứng rằng, sự phân biệt giữa các mặt đối lập chỉ là tương đối, rằng
chúng hoàn toàn có thể chuyển hoá lẫn nhau. Ăngghen viết: tính đồng nhất và
tính khác biệt - tính tất yếu và tính ngẫu nhiên - nguyên nhân và kết quả - đó
là những đối lập chủ yếu, những đối lập, nếu xét một cách riêng rẽ, thì sẽ
chuyển hoá lẫn nhau.
Vì vậy, trong thực tế hoàn toàn không có sự khác biệt tuyệt đối của các
mặt đối lập. Đây là những tư tưởng quan trọng nhất của Ăngghen về phép
biện chứng nói chung và của mâu thuẫn biện chứng nói riêng. Thật ra, trước
đây, các nhà triết học cổ đại đã nghiên cứu và đưa ra những tư tưởng khá sâu
sắc về vấn đề mối quan hệ các mặt đối lập. Ví dụ, triết học của Hêraclít cũng
đã đề cập đến mối quan hệ của các mặt đối lập. Ông nói: "Cùng một cái ở
trong chúng ta - sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già. Vì rằng cái này biến đổi
là cái kia, và ngược lại cái kia biến đổi là cái này", "cái lạnh nóng lên, cái

nóng lạnh đi, cái ướt khô đi, cái khô ướt lại", "cái thù địch thống nhất lại từ
những điểm phân cách xuất hiện cái điều hoà đẹp đẽ nhất, và mọi vật sinh ra
qua đấu tranh" như Hêraclít đã quan niệm.
Kế thừa tư tưởng của các nhà triết học phương Tây, đặc biệt là tư tưởng
biện chứng của Hêghen và vận dụng chúng vào nghiên cứu các lĩnh vực của


9

đời sống xã hội, Ăngghen đã đưa ra những nhận định hết sức sâu sắc về các
mâu thuẫn xã hội, về mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
Những tư tưởng về việc vận dụng và phát triển phép biện chứng duy vật
trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội còn được Mác và Ăngghen
tiếp tục nghiên cứu và trình bày trong các tác phẩm: Nội chiến ở Pháp (1871);
Phê phán cương lĩnh Gôta (1875) của Mác; Sự phát triển của chủ nghĩa xã
hội từ không tưởng đến khoa học (1880); Nguồn gốc của gia đình, của chế độ
tư hữu và của Nhà nước (1884); Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết
học cổ điển Đức (1886) của Ăngghen.
Như Mác viết trong “Lời tựa” cho tác phẩm Góp phần phê phán khoa
kinh tế - chính trị, lịch sử triết học Mác nói chung và phép biện chứng duy vật
nói riêng chứng tỏ toàn bộ quan điểm của Mác và Ăngghen là kết quả nghiên
cứu trung thực của nhiều năm; tính chân lý và tính cách mạng của nó không
có gì đáng nghi ngờ. Và triết học Mác, ngay tư khi mới ra đời, đã biểu hiện ra
khơng phải là những điều cứng nhắc, mà là kim chỉ nam cho hành động. Đó
là học thuyết sinh động, luôn phát triển một cách sáng tạo trong mối liên hệ
hữu cơ với thực tiễn và các khoa học khác.
2. Lênin phát triển phép biện chứng duy vật
Để bảo vệ và phát triển phép biện chứng duy vật của triết học Mác, Lênin
kiên quyết đấu tranh chống quan điểm siêu hình của phái dân túy đứng đầu là

Mikhailốpxkitrong việc nhận thức các hiện tượng xã hội, phê phán sự nhìn
nhận sai lầm của họ đối với tiến trình lịch sử như không thấy tính chất mâu
thuẫn, tính liên tục và gián đoạn của tiến trình đó. Trong thời kỳ chiến tranh thế
giới thú nhất, Lênin tiếp tục phát triển phép biện chứng mácxít. Sự phát triển
đó được trình bày tập trung trong tác phẩm Bút ký triết học (viết từ khoảng năm
1914-1916). Đây là tác phẩm viết vào thời kỳ những mâu thuẫn của chủ nghĩa


10

tư bản đã trở nên gay gắt cực độ và cuộc khủng hoảng cách mạng mới đang
chín muồi. Vấn đề phép biện chứng là tư tưởng trung tâm của tác phẩm.
Trong tác phẩm, Lênin phân tích sâu sắc tư tưởng coi phép biện chứng
như là khoa học về sự phát triển. Trong thời kỳ phát triển mới của khoa học
vào đầu thế kỷ 20, vấn đề đặt ra đối với phép biện chứng, theo Lênin không
phải là thừa nhận hay không thừa nhận phát triển, mà là vấn đề hiểu như thế
nào về phát triển. Lênin đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề trung tâm trong lý
luận về phát trển là vấn đề nguồn gốc và động lực của phát triển. Khi giải
quyết vấn đề này, ông chỉ ra hai quan điểm đối lập nhau: quan điểm biện
chứng, sống động và quan điểm siêu hình, nghèo nàn, chết cứng…Quan điểm
siêu hình chỉ coi phát triển chỉ là tăng lên, giảm đi, là sự lặp lại. Quan điểm
biện chứng coi phát triển là sự thống nhất của các mặt đối lập.
Trong Bút ký triết học, Lênin còn cho ta những mẫu mực tuyệt vời về sự
nghiên cứu các quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật; nguyên tắc về sự
thống nhất giữa phép biện chứng,lôgíc học và lý luận nhận thức; những yếu tố cơ
bản của phép biện chứng; về nguồn gốc nhận thức của chủ nghĩa duy tâm…Trong
những năm 1914-1918, Lênin không những phát triển mà còn vận dụng sáng tạo
phép biện chứng duy vật vào việc phân tích thời đại lịch sử mới, phê phán sai lầm
của bọn cơ hội chủ nghĩa trong Quốc tế II, chỉ ra bản chất của chiến tranh và con
đường giải quyết nó bằng cách mạng vô sản. Những vấn đề này được trình bày

trong các tác phẩm: Bàn về khẩu hiệu Liên bang châu Âu (1915); Chủ nghĩa đế
quốc, giai đoạn tuyệt cùng của chủ nghĩa tư bản (1916); Nhà nước và cách mạng
(1917)… Đó là những cống hiến vô giá vào kho tàng triết học Mác.
Từ những tư tưởng cơ bản của phép biện chứng mácxít trên đây, bước
đầu có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Tư tưởng biện chứng mácxít không bao giờ tuyệt đối hoá sự khác biệt
giữa các mặt đối lập. Việc tuyệt đối hoá các mặt đối lập là quan điểm siêu
hình, luôn bị các nhà biện chứng phê phán kịch liệt.


11

2. Tư tưởng biện chứng mácxít, trước sau như một, đều khẳng định rằng
nguồn gốc của sự vận động và phát triển nằm ở bên trong sự vật, đó là sự tác
động qua lại của các mặt đối lập. Trong quá trình cùng tồn tại và sự tác động
qua lại giữa chúng, các mặt đối lập từ chỗ cân bằng trở nên mất cân bằng và
đến một lúc nào đó, vai trò chủ đạo của một mặt đối lập sẽ giảm đi trong quá
trình phát triển. Mặt đối lập khác từ vị trí phụ thuộc sẽ phát triển và chiếm giữ
vị trí chủ đạo. Sự phát triển của mặt đối lập này chỉ nằm ở trong phạm vi của
sự vật, do đó, nếu muốn vượt lên, nó phải chuyển hoá được mặt đối lập kia.
Chính sự chuyển hoá như vậy làm cho mặt đối lập thứ hai có được sức mạnh
tổng thể và sự vật mới ra đời có thể đạt tới một trình độ cao hơn sự vật cũ.
3. Phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh là sự vận dụng thuần thục
phương pháp biện chứng mácxít
Hồ Chí Minh không có tác phẩm riêng bàn về phương pháp. Nhưng
trong thực tế lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Người đã vận dụng
sáng tạo và nhuần nhuyễn các nguyên lý của phép biện chứng duy vật mácxít
kết hợp với các yếu tố biện chứng của triết học phương Đông qua đó tạo nên
một hệ thống phương pháp riêng của mình, rất macxít mà cũng rất Hồ Chí
Minh, không trộn lẫn được. Vì vậy, có thể nói, có phương pháp biện chứng

của Hồ Chí Minh, phương pháp đó vẫn là phương pháp biện chứng của chủ
nghĩa Mác - Lênin nhưng đã được vận dụng và chuyển hoá vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam để xử lý thành công những vấn đề do thực tiễn cách mạng
Việt Nam đặt ra, nó in đậm màu sắc Việt Nam - Hồ Chí Minh và bằng cái
riêng đã làm phong phú thêm cái chung.
Vậy nội dung và đặc điểm của phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh là gì?
Biện chứng trong xử lý mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, giữa cái
riêng và cái chung.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, đó là quan điểm cốt lõi nhất của
nhận thức luận mácxít và cũng là nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy


12

vật. Theo quan điểm của C.Mác: ở mỗi dân tộc, lý luận bao giờ cũng chỉ
được thực hiện theo mức độ mà nó là sự thực hiện những nhu cầu của dân tộc
ấy. Nói cách khác, lý luận chỉ được coi là đúng đắn khi nó đáp ứng được nhu
cầu thực tiễn của mỗi dân tộc.
Hồ Chí Minh cũng quan niệm: Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong
kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét so sánh thật kỹ lượng, rõ ràng, làm
thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế, đó là lý luận chân chính.
Theo quan niệm đó, Hồ Chí Minh luôn luôn lấy thực tiễn, lấy sự kiện
của đời sống dân tộc và thời đại làm định hướng cho tư duy và hành động, lấy
mục tiêu độc lập và phát triển của dân tộc làm căn cứ để xem xét lý luận, để
lựa chọn con đường và bước đi cho cách mạng Việt Nam, nhờ đó mà tránh
được giáo điều, rập khuôn (do chỉ biết lặp lại cái chung), đồng thời cũng tránh
để không rơi vào cơ hội, xét lại (do quá nhấn mạnh cái riêng, cái đặc thù).
Đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc
theo con đường cách mạng vô sản, nhưng Hồ Chí Minh biết rút ra từ học
thuyết cách mạng và khoa học rộng lớn này những vấn đề cần thiết cho giai

đoạn trước mắt của cách mạng Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn cho cách
mạng Việt Nam: từ giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp và giải phóng
con người, tức là từ độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Tiếp theo, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhờ đứng
vững trên quan điểm thực tiễn và đường lối độc lập tự chủ, một mặt, chúng ta vẫn
tranh thủ viện trợ kinh tế và quân sự của các nước chủ nghĩa xã hội anh em, mặt
khác, chúng ta lại đánh theo đường lối và cách đánh Việt Nam, phù hợp với chiến
trường Việt Nam, vì vậy ta đã giành được thắng lợi vẻ vang: giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Khi miền Bắc từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tiền tư bản bước vào
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đặt vấn đề: Chúng ta phải


13

đùng những phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến lên chủ
nghĩa xã hội và Người nhắc nhở: Tuy chúng ta đã có những kinh nghiệm dồi
đào của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh
nghiệm ấy một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta.
Đó là biện chứng Hồ Chí Minh trong xử lý mối quan hệ giữa thực tiễn và
lý luận, giữa cái riêng và cái chung.
Biện chứng trong xử lý mối quan hệ giữa mâu thuẫn và thống nhất của
các mặt đối lập.
Theo quan điểm mácxít, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập là quy luật cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật, bởi mâu thuẫn là hiện
tượng phổ biến của mọi sự vật, hiện tượng và đấu tranh để đi tới chuyển hoá
giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động và phát triển.
Hồ Chí Minh cũng thừa nhận tính phổ biến của mâu thuẫn. Người viết: Cái gì
cũng có mâu thuẫn, vì cái gì cũng có biến âm, dương, có sinh có tử, có quá khứ, có
tương lai, có cũ, có mới. Đó là những mâu thuẫn sẵn có trong mọi sự vật.

Mâu thuẫn có nhiều loại với bản chất khác nhau: có mâu thuẫn bên trong và
bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, đối kháng và không đối
kháng. Vì vậy, phân tích mâu thuẫn là điều kiện để nhận thức đúng sự vật. Hồ Chí
Minh chính là một bậc thầy trong nhận thức, phát hiện và xử lý mâu thuẫn.
Trong đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp có nhận thức, phát hiện
đúng mâu thuẫn mới xác định rõ kẻ thù và bạn đồng minh, mới đề ra được
chiến lược, sách lược, bước đi đúng đắn cho mỗi giai đoạn của cách mạng.
Vận dụng phép biện chứng duy vật vào phân tích xã hội thuộc địa, nửa
phong kiến Việt Nam đầu thế kỷ 20, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra hai mâu
thuẫn cơ bản: một là, mâu thuẫn vốn có của xã hội phong kiến là mâu thuẫn
giữa nông dân và địa chủ phong kiến và hai là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân
tộc Việt Nam với bọn thực dân xâm lược Pháp; từ đó Hồ Chí Minh xác định nhân


14

dân Việt Nam có hai kẻ thù chính là đế quốc và phong kiến tay sai, cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam có hai nhiệm vụ cơ bản là chống đế quốc giành
lại độc lập cho dân tộc và chống phong kiên đem lại ruộng đất cho dân cày.
Tuy xác định xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam có hai mâu
thuẫn cơ bản, nhưng trong việc xử lý mâu thuẫn, Hồ Chí Minh không coi hai
mâu thuẫn đó ngang nhau, phải tiến hành song song, đồng thời. Theo Hồ Chí
Minh, trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn nổi lên gay gắt nhất,
trở thành mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với
đế quốc và bọn tay sai, có giải quyết được vấn đề dân tộc mới giải quyết được
vấn đề dân chủ. Vì vậy, ngay trong Chính cương vắn tắt (1930), Hồ Chí Minh
cũng chỉ nêu chủ trương "thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của
công, chia cho dân cày nghèo" mà chưa nêu khẩu hiệu "người cày có ruộng".
Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, cũng
chủ trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, chỉ tịch thu ruộng đất của đế quốc,

Việt gian, đề thêm khẩu hiệu "giảm tô, giảm tức", chia lại ruộng công,...
Làm như vậy, theo Hội nghị phân tích, nếu không đánh đuổi được Pháp Nhật, nếu dân tộc còn phải chịu mãi kiếp ngựa trâu thì vấn đề ruộng đất cũng
không sao giải quyết được. Cuộc Cách mạng tháng 8/1945 đã lôi cuốn hàng
chục triệu nông dân, dù chưa được chia lại ruộng đất của địa chủ vẫn hăng hái
tiến bước cùng giai cấp công nhân làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất,
giành lại nền độc lập cho dân tộc. Thắng lợi đó là sự thể hiện phép biện chứng
của Hồ Chí Minh trong xử lý mối quan hệ giữa mâu thuẫn cơ bản và mâu
thuẫn chủ yếu trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam.
Hồ Chí Minh cũng là bậc thầy về xử lý mâu thuẫn địch - ta, nêu tấm gương
về nghệ thuật vận dụng mâu thuẫn, khai thác mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
Theo quyết định của Đồng minh tại Hội nghị Pốtxđam (tháng 7/1945), gần 20 vạn
quân Tưởng đổ vào Bắc Đông Dương (từ vĩ tuyến 16 trở ra) và hàng vạn quân


15

Anh - Ấn Độ đổ vào Nam Đông Dương với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật.
Núp dưới bóng quân đội Anh, thực dân Pháp cũng đem quân trở lại nước ta. Nếu
kể cả quân đội Nhật tuy đã đầu hàng nhưng chưa bị tước vũ khí, thì vào lúc đó, có
gần nửa triệu quân nước ngoài đóng trên đất nước ta. Cùng một lúc phải đối phó
với nhiều kẻ thù, tình thế cách mạng Việt Nam như đang "nghìn cân treo sợi tóc".
Để bảo vệ thành quả cách mạng, Hồ Chí Minh chủ trương phải phân hoá kẻ thù,
bằng cách khai thác mâu thuẫn trong hàng ngũ của chúng.
Quân đội Tưởng vào miền Bắc có ba thế lực: cánh Lư Hán thuộc Đệ nhất
chiến khu Vân Nam, cánh Tiêu Văn thuộc Đệ tứ chiến khu Quảng Tây, cánh
Chu Phúc Thành thuộc quân khu Trung ương Trùng Khánh. Chúng giống
nhau về mục tiêu "diệt cộng, cầm Hồ" để dựng lên chính phủ tay sai, phục vụ
cho mưu đồ lâu dài của chúng, nhưng mâu thuẫn với nhau về lợi ích cá nhân.
Biết Lư Hán vốn có tư thù sâu sắc với Tưởng Giới Thạch và cả với Pháp (vì đã
bị Pháp tịch thu mấy chuyến hàng lớn trên tuyến đường sắt Hải Phòng Côn

Minh), Hồ Chí Minh đã chủ động tới thăm chúng nhằm tranh thủ Lư Hán,
đồng thời, nhượng bộ cho vợ chồng Tiêu Văn một số đặc quyền kinh tế để cô
lập cánh Chu Phúc Thành... Nhờ đó, chúng ta buộc họ phải thay đổi thái độ
đối với Chính phủ Hồ Chí Minh, đã sử dụng được lực lượng quân đội Tưởng
làm bình phong, ngăn chặn quân đội Pháp đang lăm le ra miền Bắc.
Trong hàng ngũ tướng lĩnh quân đội Pháp cũng chia thành hai phe: cánh
diều hâu chủ chiến, đứng đầu là Cao ủy Đông Dương Đácgiăngliơ
(D'argenlieu), cánh tương đối hiểu biết, muốn hoà hoãn, tiêu biểu là đại tướng
Lơcléc (Leclerc), tổng chỉ huy quân đội viễn chinh. Hồ Chí Minh đã viết thư
gửi Lơcléc: "Ngài là một đại quân nhân và là một nhà ái quốc. Ngài đã chiến
thắng và chiến thắng anh dũng kẻ xâm lăng nước ngài... Lừng danh với những
chiến công, ngài lại đi đánh một dân tộc chỉ muốn độc lập, thống nhất quốc
gia và một nước chỉ muốn hợp tác như anh em với nước ngài sao?".


16

Lòng tự trọng bị tổn thương, ít lâu sau Lơcléc từ chức Tổng chỉ huy, xin
chuyển về Pháp, mở đầu cho sự liên tục thay đổi Tổng chỉ huy quân đội Pháp
ở Đông Dương.
Trong giai đoạn này, đánh giá sách lược của Hồ Chí Minh, đồng chí
Lê Duẩn đã viết: Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đã ghi vào lịch sử cách
mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninnít về lợi dụng
mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc.
Nhắc lại những năm tháng đó, đồng chí Phạm Văn Đồng cũng viết: Nếu
bấy giờ không có Hồ Chí Minh thì khó lường hết cái gì có thể xảy ra.
Đối với mâu thuẫn địch - ta, chỉ có một cách xử lý duy nhất là: Hễ còn
một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta phải kiên quyết đánh đuổi nó đi. Còn
với mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, xuất phát từ quan điểm: Hễ là người
Việt Nam thì ai cũng có lòng yêu nước, ghét giặc, Hồ Chí Minh chủ trương

đoàn kết mọi lực lượng "miễn là không phản lại quyền lợi dân chúng, không
là Việt gian, thân Pháp, thân Nhật, có lòng trung thành với Tổ quốc”, và
"Không được phép bỏ một lực lượng nào sẵn sàng phục vụ quốc gia".
Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh là lấy cái chung, cái tương đồng để
khắc phục cái riêng, cái dị biệt, lấy nhân ái, khoan đung để cảm hoá, lấy nhân
nhượng, thoả hiệp lẫn nhau để giải quyết bất đồng, "biến đại sự thành tiểu sự,
biến tiểu sự thành vô sự". Người phê phán một số cán bộ chỉ biết: chia rẽ, bênh
vực lớp này chống lại lớp khác, không biết làm cho các tầng lớp nhân nhượng
lẫn nhau, hoà thuận với nhau... quên rằng lúc này ta phải toàn dân đoàn kết,
không chia già trẻ, giàu nghèo để giữ nền độc lập, chống kẻ thù chung.
Như vậy, trong mâu thuẫn nội bộ nhân dân (mâu thuẫn không đối
kháng), có mặt thuận và mặt nghịch, bên cạnh mặt mâu thuẫn còn có mặt
thông nhất, để tồn tại trong sự thống nhất, phải biết lấy thuận chế nghịch, lấy
cái chung, cái đồng thuận để khắc phục cái riêng, cái dị biệt. Đó là biện chứng


17

trong cách xử lý của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giũa mâu thuẫn và thống
nhất các mặt đối lập.
Biện chứng giữa cái "bất biến" và cái “vạn biến".
Đây là một tư tưởng biện chứng hết sức sâu sắc của triết học phương
Đông, xuất phát từ quan niệm vạn vật sinh hoá đều do điều lý (quy luật) chi
phối, nếu nắm được điều lý của vũ trụ thì có thể điều khiển được mọi biến hoá
của trời đất (hiện tượng), nghĩa là có thể lấy cái bất biến chế ngự được cái vạn
biến, lấy tĩnh chế động, lấy nhu thắng cương...
Phép biện chứng duy vật mácxít cũng đã đề cập đến các cặp mâu thuẫn
và thống nhất, vận động và đứng im, nhưng mối quan hệ giữa bất biên và vạn
biên trong phép biện chứng của Hồ Chí Minh có nguồn gốc chủ yếu từ trong
triết học phương Đông và Việt Nam. Xưa Lý Thánh Tông, khi đi lo việc biên

cương ở phương Nam, có dặn lại nhiếp chính Ỷ Lan một câu: "Vạn biến như
lôi, nhất tâm thiền định", ý nói cứ lấy nhất tâm bất biến (là một lòng lo giữ
việc nước) thì có thể đối phó với vạn biến (dù có dữ dội như sấm sét).
Vậy ta hiểu "dĩ bất biến ứng vạn biến" mà Hồ Chí Minh nói đến là gì?
Theo cách nói của triết học, có thể hiểu "bất biến" là quy luật, vì chỉ có quy
luật (tự nhiên, xã hội, tư duy) là tồn tại lâu dài, là hầu như bất biến, còn "vạn
biến" là hiện tượng, là sự biểu hiện đa dạng của quy luật, cho nên có thể đưa
vào quy luật mà lý giải hiện tượng hay ngược lại, từ phân tích vô vàn hiện
tượng có thể tìm ra quy luật tương ứng.
Trong vũ trụ và trong cuộc sống xã hội vốn tồn tại phạm trù "bất biến".
Hoá học được xây đựng trên cơ sở định luật bảo toàn trọng lượng. Công thức
có thể biến hoá, nhưng trị số thì không đổi. Năng lượng học dựa trên định luật
bảo toàn năng lượng. Toán học có những hằng số, hằng đẳng thức không đổi.
Về mặt xã hội, các chế độ xã hội đều có nhiều thay đổi, nhưng trong xã hội
nào người ta cũng vẫn cần đến ăn, mặc, ở... tức là vẫn phải có sản xuất và


18

phân phối, nghĩa là sự khác nhau, như Mác nói, chỉ là về cách thức sản xuất
và cách thức phân phối, còn bản thân sản xuất và phân phối thì xã hội nào
cũng vẫn phải có. Cũng có thể gọi đó là các hằng số xã hội. Hồ Chí Minh tiếp
thu phép biện chứng mácxít, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của tư duy biện
chứng phương Đông. Người thường bắt đầu từ cái bất biến để đi tới cái khả
biến của xã hội và con người. Thí dụ, Người nói: Tuy phong tục mỗi dân mỗi
khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau ấy là dân nào cũng ưa
sự lành, ghét sự dữ. Khi nghe một vị ủy viên Ban vận động đời sống mới nói
cần định ra một cái hướng mới cho cuộc vận động, vì khẩu hiệu "cần, kiệm,
liêm, chính" xem ra vừa không đủ, vừa cổ... thì Hồ Chí Minh ngắt lời: Cổ, lạ
quá, thế cơm các cụ ăn ngày xưa, bây giờ mình ăn cũng cổ à? Theo Người,

ăn cơm, uống nước, hít thở khí trời... không bao giờ cũ, xưa nay và sau này
đều phải làm. Cần, kiệm, liêm, chính cũng vậy.
Trước khi sang Pháp đàm phán, Người chỉ dặn lại cụ Huỳnh có một câu:
"Mong cụ ở nhà: dĩ bất biến, ứng vạn biến". Ta hiểu đó là Người nói đến mối
quan hệ giữa mục tiêu và phương pháp, nguyên tắc và sách lược. Mục tiêu
của chúng ta là độc lập, thống nhất của Tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân
dân, đó là điều bất biến còn phương pháp - sách lược có thể tuỳ tình hình mà
biến hoá đa dạng, thay đổi linh hoạt, nhưng không được xa rời cái bất biến.
Hồ Chí Minh đã vận dụng phương pháp biện chứng này một cách rất hiệu quả
trong chỉ đạo cách mạng, đưa tới những thắng lợi to lớn chưa từng có trong lịch sử
dân tộc. Đúng như một nhà báo Pháp đã nhận xét: "Chính sự kết hợp mà không ai
bắt chước nổi giữa tính mềm dẻo với tính cương nghị, giữa tính linh hoạt về chính
trị với tính cứng rắn về nguyên tắc, giữa việc vận dụng truyền thông yêu nước với
sự phân tích mácxít đã tạo nên tính chất độc đáo của ông Hồ Chí Minh".
Cũng xuất phát từ phép biện chứng Đông - Tây kết hợp này, chúng ta
thấy Hồ Chí Minh đã giải quyết rất thành công, vừa khoa học, vừa nhuần nhị


19

các mối quan hệ biện chứng giữa truyền thông và hiện đại, kế thừa và đổi
mới, dân tộc và giai cấp, nội lực và ngoại lực, lực - thế, thời… mà do phạm vi
của bài viết, chúng tôi không có điều kiện bàn hết ở đây.
Tóm lại, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh được thể hiện một phần quan
trọng trong phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh. Về bản chất, đó là phương
pháp biện chứng duy vật mácxít được vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam, có
sự kết hợp với tư duy biện chứng phương Đông, in đậm dấu ấn phương Đông
và Việt Nam, nổi bật lên trong đó là sự kết hợp tính cương nghị về nguyên tắc
với tính mềm dẻo, linh hoạt về sách lược, lấy cái đại đồng để khắc phục cái
tiểu dị, đi từ dân tộc đến giai cấp, nhằm mục tiêu đại đoàn kết dân tộc, phân

hoá và cô lập kẻ thù chính, giành thắng lợi cho độc lập dân tộc để từng bước
đi lên chủ nghĩa xã hội. Phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh cũng do đó
mà có vai trò rất to lớn đối với công cuộc đổi mới của chúng ta, đặc biệt trong
bối cảnh quốc tế đang chuyển biến nhanh chóng và phức tạp hiện nay.
4. Khắc phục chủ nghĩa chủ quan duy ý chí
Để thực hiện sự nghiệp đổi mới, một nguyên tắc hết sức quan trọng nguyên tắc nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật và
rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích "xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành
động theo quy luật khách quan".
Trên nguyên tắc đó, Đại hội VI của Đảng đã phân tích, đánh giá những sai
lầm, khuyết điểm nghiêm trọng, kéo dài nhiều năm trong công cuộc xây dựng
nghĩa xã hội ở nước ta. Những sai lầm, khuyết điểm ấy bắt nguồn từ những sai
lầm trong quan điểm và lý luận cơ bản về nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ của
chúng ta. Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt là
những sai lầm về chính sách kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và
hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan.
Tại Đại hội VII và trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ: Trong cách mạng xã hội chủ


20

nghĩa, Đảng ta đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, xây dựng đường lối,
xác định đúng mục tiêu và phương hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng Đảng đã
phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan: nóng vội
trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần, có
lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng, duy trì quá lâu cơ
chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp… Nhận định đó cho thấy chủ
nghĩa chủ quan và duy ý chí là một trong những yếu tố chủ yếu dẫn đến
những sai lầm, khuyết điểm trong việc hoạch định đường lối, chính sách,
trong hoạt động thực tiễn của Đảng và Nhà nước ta suốt một thời gian dài,

đúng như Đảng ta đã thừa nhận: “Đảng đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí,
vi phạm qui luật khách quan.” và bài học “Mọi đường lối, chủ trương của
Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng qui luật khách quan” (Đảng Cộng
sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội 1991, tr. 5).
Tương tự, có thể thấy nhận định trên trong Văn kiện Đại hội VIII với chủ
trương “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát
triển nhanh và bền vững”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb ST, H. 1996, tr. 107); vừa cần tránh sai lầm
chủ quan nóng vội trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vừa phải biết khơi dậy
trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt
Nam; và ở Đại hội IX với bài học “đổi mới phải dựa vào dân, vì lợi ích của
nhân dân, phù hợp với thực tiễn và luôn luôn sáng tạo”.(Đảng Cộng sản Việt
Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb ST H. 2001, tr. 81).
Cách đây hơn một thế kỷ, Mác đã khẳng định: Trong tiến trình phát triển
của mình, con người trước hết cần phải tạo ra những điều kiện vật chất của một
xã hội mới và không một nỗ lực mạnh mẽ nào của tư tưởng hay ý chí lại có thể
giải thoát họ khỏi số phận ấy. Trong quá trình xây dựng một chế độ xã hội mới,


21

việc hoạch định đường lối chiến lược lâu dài và định ra đường lối sách lược,
chính sách cụ thể cho từng giai đoạn là hết sức quan trọng. Song, như Lê nin đã
từng cảnh tỉnh chúng ta: Đối với một chính Đảng vô sản, không có sai lầm nào
nguy hiểm hơn là định ra sách lược của mình theo ý muốn chủ quan... Định ra
một sách lược vô sản trên cơ sở đó có nghĩa là làm cho sách lược đó bị thất bại.
Thực tiễn cũng đã chỉ ra rằng sự can thiệp một cách duy ý chí vào các quá trình
kinh tế, văn hoá và khoa học – kỹ thuật, việc áp đặt ý muốn chủ quan vào việc
hoạch định đường lối, chính sách vào hoạt động thực tiễn đã dẫn đến những biến

dạng, "tha hóa" trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa đất nước lâm vào
cuộc khủng hoảng trầm trọng kéo dài. Bởi vậy, việc khắc phục chủ nghĩa chủ
quan duy ý chí trong việc hoạch định đường lối, chính sách và trong hoạt động
thực tiễn luôn là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách.
Lịch sử đã chứng minh rằng cơ sở khách quan cho việc hoạch định
bất kỳ một đường lối, chính sách nào bao giờ cũng là lợi ích của giai cấp
thống trị và những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội. Chính lợi
ích (đặc biệt là lợi ích kinh tế) của chủ thể chính trị là cái tạo ra đường
lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Và, chính lợi ích kinh tế ấy đã
quy định tính đặc thù của công cuộc cải tạo xã hội, quy định sự lựa chọn
các biện pháp và phương tiện để đạt được mục đích đã đề ra. Lênin đã
nhấn mạnh: Những cội rễ sâu xa nhất của chính sách đối nội cũng như
chính sách đối ngoại... đều do những lợi ích kinh tế, địa vị kinh tế của các
giai cấp thống trị... quyết định. Ông đã coi đó là cơ sở của toàn bộ thế
giới quan mácxít và những người cộng sản thường xuyên không được một
giây phút nào được lãng quên điều đó. Như vậy, theo Lênin, bất cứ đường
lối, chính sách nào cũng thể hiện lợi ích và ý chí của giai cấp thống trị, nó
cho thấy rõ lực lượng nào, bằng biện pháp phương tiện nào để thực hiện
nó trong thực tiễn. Vấn đề quan trọng ở đây là:


22

Thứ nhất, lợi ích của giai cấp thống trị có phù hợp với quy luật khách
quan của sự phát triển xã hội không?
Thứ hai đường lối, chính sách có phản ánh một cách đúng đắn và kịp thời
quy luật khách quan và lợi ích của đông đảo quản chúng lao động không?
Thứ ba, các biện pháp và phương tiện thực hiện đường lối, chính sách
đó trong thực tiễn có đem lại hiệu quả không?
Rõ ràng là, trong bất cứ đường lối, chính sách nào ngoài cơ sở khách quan

còn có mặt chủ quan. Mặt khách quan của đường lối, chính sách là hoàn cảnh
kinh tế, chính trị - xã hội, mối quan hệ giữa các giai cấp và lợi ích của chủ thể
đường lối, chính sách. Mặt chủ quan của đường lối, chính sách thể hiện trong ý
chí, nguyện vọng của chủ thể, trong việc lựa chọn các biện pháp, phương tiện
thực hiện nó trong thực tiễn. Bởi vậy, ngay trong những điều kiện hết sức thuận
lợi (lợi ích và ý muốn của chủ thể phù hợp với quy luật khách quan của sự phát
triển xã hội) thì trong bất cứ đường lối, chính sách nào và việc thực hiện nó
trong thực tiễn vẫn cứ tồn tại nguy cơ của chủ nghĩa chủ quan, của ý chí luận.
Nguy cơ đó là ở chỗ coi thường quy luật khách quan và lợi ích của quần chúng
lao động, xuyên tạc tư tưởng và mục đích của công cuộc cải tạo xã hội, xem
nhẹ kinh nghiệm lịch sử. Nó biểu hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, vi phạm nguyên tắc phân tích và đánh giá một cách khách
quan khoa học các hiện tượng xã hội, hiểu không đúng mối liên hệ giữa quy
luật phát triển của xã hội và lợi ích, nhu cầu của quần chúng.
Thứ hai, áp dụng biện pháp hành chính mệnh lệnh (thậm chí cả biện
pháp bạo lực) trong quản lý kinh tế và quản lý xã hội, bất chấp quy luật khách
quan của sự phát triển xã hội.
Thứ ba, từ bỏ nguyên tắc dân chủ, say mê quyền lực, sùng bái cá nhân và
coi thường quần chúng lao động.
Trong lịch sử, chủ nghĩa chủ quan và duy ý chí thường gắn liền với "lý luận
bạo lực". Cơ sở của lý luận này là tuyệt đối hóa "phương pháp chiến tranh", sùng


23

bái bạo lực và vai trò của cá nhân trong lịch sử. Mác và Ăngghen đã chứng minh
tính vô căn cứ của lý luận này và khẳng định sự phá sản tất yếu của nó.
Khi vạch ra phép biện chứng của nhân tố chủ quan và nhân tố khách
quan, khắc phục chủ nghĩa ... trong lịch sử, các ông đã đưa ra luận cứ về khả
năng và giới hạn của bạo lực trong đời sống xã hội. Và, khi phê phán quan

niệm duy ý chí về những tiền đề của cách mạng xã hội, các ông đã chỉ rõ bạo
lực không thể tạo ra một chế độ xã hội mới, sức mạnh và vai trò của nó thể
hiện ở chỗ, "bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới". Bạo
lực là "bà đỡ” chứ không phải là "người mẹ", là "điều kiện" chứ không phải là
"nguyên nhân" sinh ra "đứa trẻ” - xã hội mới. Bởi vậy, việc sử dụng bạo lực
đòi hỏi phải có điều kiện nhất định, phải có nghệ thuật để không làm chết "đứa
trẻ” mới sinh ra, để xã hội mới ra đời một cách khỏe mạnh và phát triển một
cách bình thường. Khi vận dụng và phát triển lý luận bạo lực của chuyên chính
vô sản, Lênin cũng đã chỉ rõ bạo lực cần để đập tan nhà nước tư sản và trấn áp
bọn phản động, ăn bám, bóc lột, nhưng Người cảnh báo: thật là ngu xuẩn nếu
tưởng tượng rằng chỉ dùng bạo lực cũng có thể giải quyết được vấn đề tổ chức
khoa học và kỹ thuật mới trong công cuộc xây dựng xã hội cộng sản.
Trong cuộc đấu tranh kiên quyết chống lại mưu toan "chỉ huy" nền kinh
tế bằng mệnh lệnh, "kìm kẹp" đời sống chính trị - xã hội, sử dụng biện pháp
quân sự trong quản lý tác động đến quần chúng bằng phương tiện cưỡng bức,
Lênin đã vạch rõ sự phát triển của lực lượng sản xuất - đó là một quá trình
mang tính khách quan. Bởi vậy, theo ông, trong lĩnh vực kinh tế chúng ta
"không thể đi bằng những cơn lốc và bằng những bước nhảy vọt". Đường lối
kinh tế không thể xây dựng trên sự coi thường quy luật khách quan của sự
phát triển xã hội, không thể tách ra khỏi thực trạng của nền kinh tế. Một
đường lối như vậy chỉ có thể dẫn đến một kết quả duy nhất - sự phá sản hoàn
toàn công cuộc xây dựng kinh tế. Thực tiễn của công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta thời gian qua cũng đã khẳng định điều đó.


24

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã phạm phải sai
lầm giáo điều, cứng nhắc và chủ quan duy ý chí khi áp đặt một mô hình chủ
nghĩa xã hội được thiết kế không xuất phát từ thực tiễn nước ta. Đó là mô

hình chủ nghĩa xã hội thuần khiết với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chỉ
hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể được phép tồn tại với sự thống nhất
tuyệt đối về chính trị và tinh thần. Do nhận thức mang tính chủ quan duy ý
chí, xa rời thực tiễn, không tôn trọng quy luật khách quan nên đường lối,
chính sách nhằm xây dựng mô hình đó và các biện pháp, phương tiện để thực
hiện đường lối, chính sách này không có tác dụng cài tạo thực tiễn, làm cho
thực tiễn kinh tế - xã hội của nước ta phát triển theo chiều hướng tiến lên mà
ngược lại còn kìm hãm sự phát triển đó.
Chủ nghĩa chủ quan duy ý chí đã đưa chúng ta tới ảo tưởng có thể đưa
ngay nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.
Do muốn "tiến thẳng", muốn quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta
đã bỏ qua chỉ dẫn của Lênin về hình thức quá độ gián tiếp để một nước mà
nền kinh tế còn là sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đã quên rằng
chính Lênin đã khẳng định: Nếu phân tích tình hình chính trị hiện nay, chúng
ta có thể nói rằng chúng ta đang ở vào một thời kỳ quá độ trong thời kỳ quá
độ. Toàn bộ nền chuyên chính vô sản là một thời kỳ quá độ, nhưng hiện nay
có thể nói rằng chúng ta có cả một loạt thời kỳ quá độ mới. Do chủ quan duy
ý chí, do áo tưởng, chúng ta đã không nhận thức đúng vị trí và vai trò của các
bước quá độ gián tiếp và do đó chúng ta đã bỏ qua các hình thức kinh tế trung
gian quá độ của một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội. Biểu
hiện rõ nét nhất của sai lầm đó là đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội với
bốn mục tiêu chủ yếu mà Đại hội IV đã đề ra, là kế hoạch hoàn thành thời kỳ
quá độ trong vòng 20 năm, là mong muốn giải quyết mọi vấn đề kinh tế - xã
hội cả bề rộng lẫn chiều sâu trong một khoảng thời gian ngắn, là sự phủ nhận


25

nền sản xuất hàng hóa và thành kiến với quy luật giá trị, với mối quan hệ
hàng - tiền, với cạnh tranh… Chúng ta đã có những thành kiến không đúng,

trên thực tế, chưa thực sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hóa
đang tồn tại khách quan, do đó không chú ý vận dụng chúng vào việc chế
định các chủ trương, chính sách kinh tế.
Một biểu hiện nữa của sai lầm do mắc bệnh chủ quan duy ý chí là đường
lối tiến hành công nghiệp hóa và tập thể hóa nông nghiệp. Từ chỗ không đánh
giá đầy đủ những đặc thù của một nước nghèo nàn và kém phát triển, nền
kinh tế vẫn ở tình trạng nông nghiệp lạc hậu, trang bị kỹ thuật, kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội thấp kém, chúng ta đã vội vàng tiến hành công nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa, hơn nữa lại tập trung ngay vào công nghiệp nặng với vốn đầu
tư lớn song hiệu quả chẳng thu được là bao. Đặc biệt, khi tiến hành tập thể
hóa nông nghiệp chúng ta đã cứng nhắc, rập khuôn theo nước ngoài, không
tính đến một cách đầy đủ sự lạc hậu, nặng tính tự cấp, tự túc và phân tán của
nền nông nghiệp nước ta. Khi đó chúng ta đã quên rằng chính Ăngghen đã chỉ
rõ: Bất cứ ở đâu, bản thân những biện pháp quá độ cũng sẽ phải thích ứng
với những điều kiện sẽ có trong thời gian đó, những biện pháp quá độ đó,
trong các nước có chế độ chiếm hữu ít ruộng đất, sẽ căn bản khác với những
biện pháp quá độ trong các nước có chế độ chiếm hữu nhiều ruộng đất. Sai
lầm đó đã được lặp lại sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khi đó, với khí thế của một dân tộc vừa chiến thắng lại cộng thêm nhiệt tình
mang nặng tính tiểu tư sản, chúng ta chỉ thấy một mầu hồng mà không lường
hết khó khăn trong quá trình công nghiệp hóa và tập thể hóa nông nghiệp.
Chủ nghĩa chủ quan duy ý chí đã dẫn chúng ta đến chỗ tạo ra chế độ
hành chính mệnh lệnh, tạo ra cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Đến lượt
mình, chế độ hành chính mệnh lệnh, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp lại
trở thành "mảnh đất mầu mỡ" để chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí phát triển.


×