Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TIỂU LUẬN GIÁ TRỊ của tác PHẨM đời SỐNG mới của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH đối với VIỆC xây DỰNG GIA ĐÌNH văn hóa ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.11 KB, 11 trang )

GIÁ TRỊ CỦA TÁC PHẨM “ĐỜI SỐNG MỚI” CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Từ bao đời nay, đối với người Việt Nam, gia đình luôn là tổ ấm, là chỗ dựa
tin cậy của tất cả các thành viên, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống
tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của
gia đình Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, tập trung chỉ đạo.
Trong Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2015 -2020, Đảng ta đã
xác định gia đình là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã
hội, là động lực của chiến lược phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Những năm qua, công tác gia đình đã được các cấp, các ngành trong cả nước
thường xuyên coi trọng. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa ở
khu dân cư” đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc xây dựng gia đình văn hóa
với các tiêu chí: gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, thực hiện tốt nghĩa
vụ công dân… được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực hưởng ứng.
Nhiều gia đình đã năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, vươn lên xóa đói,
giảm nghèo, làm giàu chính đáng, là những điển hình tiến trong phát triển kinh tế,
xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động tiêu cực đến
đạo đức xã hội, nhiều tệ nạn xã hội đã “tấn công” vào các gia đình, ảnh hưởng lớn
đến lối sống, đến việc hình thành nhân cách của con người, các mối quan hệ tốt
đẹp. Quan hệ vợ chồng, anh em, họ hàng, làng xóm bị phai mờ, giá trị tinh thần bị
xem nhẹ. Những thay đổi của xã hội đã kéo theo sự thay đổi của gia đình, khiến
cho các quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Nhiều gia đình có điều kiện, cha
mẹ mải lo làm ăn, công tác, không có thời gian quan tâm đến chuyện gia đình,
thiếu sự chăm lo, giáo dục con cái dẫn đến con cái hư hỏng, sa vào tệ nạn xã hội.
Tình trạng li hôn ngày càng gia tăng kéo theo những hệ lụy không nhỏ đối
với từng gia đình và toàn xã hội. Do còn ảnh hưởng bởi tư tưởng “trọng nam,
khinh nữ”, đàn ông là trụ cột trong gia đình nên có thể quyết định mọi vấn đề trong
1



gia đình; do xuất phát từ những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình về
kinh tế, tình cảm, nuôi dạy con cái, thói quen, tính cách; do uống rượu, cờ bạc…
nên những vụ bạo hành gia đình luôn có “đất” để tồn tại. Nạn nhân là những thành
viên yếu đuối, phụ nữ, người già, trẻ em. Những vụ bạo hành gia đình đã gây nên
những tác động xấu đến đời sống cá nhân và cộng đồng.
Bác Hồ kính yêu đã dạy, muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có con người
mới xã hội chủ nghĩa. Con người mới ấy, trước hết phải được hình thành từ trong
chính gia đình của mình, vì một lẽ, gia đình là nơi mỗi con người được sinh ra, lớn
lên và trưởng thành. Với xã hội, gia đình không chỉ là “tế bào” của xã hội mà cao
hơn, gia đình còn là “hạt nhân” của xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh
“Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình
tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội mà phải chú ý đến hạt nhân cho tốt”. Và, nếu như mỗi gia đình được
coi như là “tế bào”, là “hạt nhân” của xã hội, thì “văn hóa gia đình” thật sự cũng đã
đóng một vai trò to lớn đối với xã hội của chúng ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào "xây dựng đời sống mới".
Ngày 20-3-1947, tập sách "Đời sống mới" của tác giả Tân Sinh (bút danh của Hồ
Chí Minh) được xuất bản. Đây có thể coi như "một điều cần kíp cho công cuộc cứu
quốc và kiến quốc"1. Với tác phẩm này, Hồ Chí Minh mong muốn đưa đến cho
đồng bào của mình những kiến thức phong phú và hữu ích về văn hóa đạo đức, văn
hóa lối sống, văn hóa gia đình, văn hóa nghề nghiệp, văn hóa công sở... nhằm tạo
nên nền tảng tinh thần cho xã hội trong bối cảnh kháng chiến và kiến quốc lúc bấy
giờ.
Thực hiện cho được những điều Người đặt ra trong "Đời sống mới" như:
cần, kiệm, liêm, chính; tương thân tương ái; tận trung với nước, tận hiếu với dân...
thì chắc chắn mỗi người dân Việt Nam sẽ có nhân cách văn hóa, xã hội sẽ trở thành
một xã hội văn hóa cao và cả nước sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp của văn hóa,
mà nói như Bác: "có chí làm thì nhất định sẽ làm được. Ai cũng làm như thế thì tự
1


Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, t.5, tr.93
2


nhiên nước Việt Nam ta trở nên một nước mới, một nước văn minh" 2.
Tác phẩm "Đời sống mới", với hình thức biểu đạt ngắn gọn, súc tích, Hồ Chí
Minh đã thể hiện một cách giản dị tư tưởng phong phú, sâu sắc về lối sống qua
những nội dung đa dạng, nguyên tắc phù hợp, chủ trương đúng đắn, biện pháp cụ
thể về xây dựng đời sống mới. Điều đặc biệt là Hồ Chí Minh không đề cao việc
xây dựng một lối sống chung chung, trừu tượng mà chú ý đến việc xây dựng, giáo
dục lối sống, nếp sống phù hợp với từng đối tượng: cá nhân, gia đình, làng xã,
nhóm xã hội, trường học, công sở... Đó chính là cách để tư tưởng, quan điểm về
đời sống mới và phương thức thực hành đời sống mới nhanh chóng lan rộng, thấm
sâu vào xã hội theo hướng: "cái cũ mà tốt thì phải phát triển thêm; cái cũ mà xấu
thì phải bỏ; cái mới mà hay thì phải làm"3.
Trong tác phẩm "Đời sống mới", Hồ Chí Minh đề cập đến nhiều vấn đề,
trong đó có việc xây dựng đời sống mới trong gia đình mà thực chất ở đây là xây
dựng văn hóa gia đình với những điều hết sức cụ thể, giản dị mà gia đình nào cũng
có thể làm được một cách "dễ dàng":
"Về tinh thần, thì phải trên thuận dưới hòa, không thiên tư thiên ái.
Bỏ thói mẹ chồng hành hạ nàng dâu, dì ghẻ ghét bỏ con chồng.
Về vật chất, từ ăn mặc đến việc làm, phải ăn đều tiêu sòng.
Có kế hoạch, có ngăn nắp.
Cưới hỏi, giỗ tết nên giản đơn, tiết kiệm.
Trong nhà, ngoài vườn luôn sạch sẽ, gọn gàng.
Đối với xóm giềng phải thân mật và sẵn lòng giúp đỡ.
Đối với việc làng việc nước phải hăng hái làm gương.
Người trong nhà ai cũng biết chữ.
Luôn luôn cố gắng làm cho nhà mình thành một nhà kiểu mẫu trong làng".


2
3

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, t.5, tr.95
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, t.5, tr.100

3


Tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng văn hóa gia đình đã có sự kế
thừa từ gia đình truyền thống, kết hợp với yêu cầu bức thiết của thời đại, lại được
diễn đạt bằng ngôn từ dung dị, đời thường nên có sức lan tỏa rộng khắp trong
quảng đại quần chúng. Người đã khẳng định thực hiện đời sống mới trong gia
đình: "không có gì là khó, không cần tốn tiền, tốn công. Có chí là làm được. Mà
một nhà như thế nhất định phải phát đạt"4.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, gia đình không chỉ là tế
bào của xã hội mà cao hơn gia đình là "hạt nhân" của xã hội, gia đình "như những
viên đá trơn tru, vững chắc, chỉ cần một ít vôi là đắp thành một bức tường tốt" 5, gia
đình bền vững thì xã hội mới bền vững. Văn hóa gia đình được giữ gìn và phát
triển thì văn hóa của xã hội mới trở nên tốt đẹp.
Nhà bác học Lê Qúy Đôn thế kỷ XVIII đã từng nói: "nhất gia nhân, nhất
quốc hưng nhân" (mỗi gia đình làm điều nhân thì cả nước mới phát triển điều nhân
được). Chính vì vậy trong tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ từng nội
dung cụ thể mà mỗi gia đình phải thực hiện: gia đình phải trên thuận dưới hòa; gia
đình sống có kế hoạch từ việc làm đến tiêu dùng; gia đình có nếp sống giản dị, tiết
kiệm, ngăn nắp, vệ sinh; gia đình ai cũng được học hành; gia đình sống có tình
làng nghĩa xóm, tích cực tham gia việc làng việc nước; gia đình có lối sống gương
mẫu.
Những điều mà Hồ Chí Minh đặt ra trong vấn đề xây dựng đời sống mới ở

từng gia đình thực chất là những chuẩn mực của văn hóa gia đình, nó có vai trò
điều chỉnh hành vi của từng thành viên của gia đình, nó định hướng cho sự phát
triển gia đình bền vững và quan trọng hơn nó là nền tảng cho sự cố kết tính bền
vững của từng thành viên trong gia đình. Văn hóa gia đình góp phần duy trì và
phát triển văn hóa của các nhóm cộng đồng xã hội (dòng họ, làng xã, dân tộc, giai
4

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, t.9, tr.529

5

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, t.5, tr.100

4


cấp...). Nó bảo lưu những giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống trong đời sống
của gia đình. Bởi các giá trị tốt đẹp của gia đình luôn luôn gắn kết giá trị tốt đẹp
của cộng đồng.
Gia đình truyền thống Việt Nam xưa rất chú trọng xây dựng gia đạo, gia
phong và gia lễ, trong đó gia đạo là sức mạnh của gia đình. Gia đạo là đạo đức của
gia đình như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em. Đạo
hiếu là hiếu nghĩa của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Gia lễ là phép ứng xử của
con người theo một nguyên tắc có tôn ti trật tự theo lễ tiết, đặc biệt là việc thờ cúng
tổ tiên, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh. ở thời đại nào văn hóa gia đình cũng là
nền tảng cho văn hóa xã hội. Văn hóa gia đình giàu tính nhân văn, nhân bản, đề
cao giá trị đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa trật tự, kỷ cương, hun đúc tâm hồn,
bản lĩnh cho con người trong từng tế bào của xã hội. Bởi vậy, gia đình tốt là bảo
đảm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội lành mạnh và văn minh.
Văn hóa gia đình là một bộ phận, là cái “gốc” của văn hóa làng, văn hóa

nước. Vì vậy, việc đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa không thể tách
rời việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá từ góc độ văn hóa giađình. Nghĩa là, cuộc
vận động xây dựng gia đình văn hóa và tiêu chí gia đình văn hóa hiện nay phải dựa
trên những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam. Đồng thời trong
quá trình xây dựng gia đình văn hóa phải biết giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc. Đó là cơ sở xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống tốt đẹp, xây dựng đời
sống văn hóa lành mạnh từ trong mỗi gia đình, lấy gia đình làm “pháo đài” chống
lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội và những tác động xấu từ mặt trái của cơ chế
thị trường.
Xây dựng gia đình văn hóa là xây dựng mô hình gia đình Việt Nam hiện đại,
phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế
quốc tế. Mục tiêu chúng ta cần vươn tới và thực hiện là xây dựng gia đình văn hóa
truyền thống, hiện đại. Xây dựng gia đình văn hóa là vừa phải kế thừa và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp với
những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát triển
5


tất yếu của xã hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực
sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong vòng 5 năm qua, các tòa
án địa phương trong cả nước thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc hôn
nhân và gia đình. Trong đó có 186.954 vụ việc về hôn nhân và gia đình có hành vi
đánh dập, ngược đãi, chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Riêng
năm 2010, có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình trong tổng số 65.929 vụ án
về hôn nhân và gia đình, chiếm 60,3%. Theo báo cáo của Ủy ban các vấn đề xã
hội của quốc hội, cứ 2-3 ngày có 1 người bị chết liên quan đến bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình đang diễn ra ở nhiều nơi, ở mọi đối tượng và gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của gia đình và văn hóa gia đình. Nghị
quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đã nêu: “Giữ gìn và phát huy những đạo
lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ.
Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia
đình, nhà trường và xã hội.”6
Văn kiện của Đảng ta đã xác định: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng nếp sống văn
minh và gia đình văn hóa”, phong trào “Người tốt, việc tốt”, làm cho văn hóa thấm
sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của
con người Việt Nam…”.7 Nghị quyết Đại hội X của Đảng một lần nữa nhấn mạnh:
“Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với
những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình no
6

Văn kiện Hội nghị lần thứ năm ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb

CTQG, Hà Nội, 1998, tr 60.
7

Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005, tr 737.

6


ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành
mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục
nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”8.
Hiện nay, nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa. Sự giao lưu mở cửa hội
nhập đã đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội. Gia đình Việt Nam có điều
kiện phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến, văn minh
của các nước. Song, bên cạnh những mặt tích cực đó, mặt trái của cơ chế thị
trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến đời sống gia đình Việt Nam, làm
cho gia đình Việt Nam đang đứng trước những thử thách, sóng gió.
Cuộc sống của xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các thành
phần kinh tế đã tác động đến đời sống gia đình, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nền
nếp gia phong đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam. Tình trạng ly hôn, ly
thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn
nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng, để lại những hậu quả nặng nề về
nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Xu hướng hôn nhân với người nước ngoài
ngày càng nhiều và sau hôn nhân nhiều phụ nữ di cư theo chồng sinh sống ở nước
ngoài cũng đặt ra mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Các giá trị văn hóa gia
đình truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam đang có biểu hiện xuống cấp, mai
một. Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, HIV/AIDS đã và
đang xâm nhập vào các gia đình. Mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng
xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới.
Tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ đến
mức báo động.

8

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, tr 103-

104.

7



Từ thực tế trên, chúng ta thấy việc phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của
gia đình truyền thống trong công tác xây dựng gia đình văn hóa có đời sống kinh tế
phát triển, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú là yêu cầu bức thiết
của toàn xã hội. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Ba trụ cột của ý thức cộng
đồng người Việt, đó là gia đình (nhà), làng và nước. Ngày nay, xây dựng một xã
hội công bằng, văn minh đòi hỏi chúng ta phải trở lại với những giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp từ gia đình.”9
Như vậy, gia đình là một vấn đề lớn, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm.
Gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy sự phát triển đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Xây dựng gia đình văn hóa – một mục tiêu
quan trọng thường xuyên của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong
thời kỳ đổi mới.
Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21-2-2005, của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, nếu chúng ta không
quan tâm củng cố, ổn định và xây dựng gia đình, những khó khăn và thách thức sẽ
tiếp tục làm suy yếu gia đình, suy yếu động lực của sự nghiệp công nhiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước”. Đề cao giá trị văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa là
mục tiêu vừa có tính chiến lược, vừa có tính cấp bách trong sự nghiệp xây dựng
con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phù hợp với truyền thống đạo lý của
dân tộc và phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của xã hội. Do đó, công tác xây
dựng văn hóa gia đình và phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong giai đoạn
mới cần tập trung vào một số nội dung sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào xây dựng gia
đình văn hóa, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền,
các tổ chức đoàn thể từ trung ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và
9

Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội, 1997, tr


18

8


tầm quan trọng của văn hóa gia đình và công tác xây dựng gia đình văn hóa; coi
đây là một trong những động lực quan trọng quyết định thành công sự phát triển
bền vững kinh tế – xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cấp ủy và chính quyền
các cấp phải đưa nội dung công tác xây dựng văn hóa gia đình và gia đình văn hóa
vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và chương trình kế hoạch công tác hằng
năm của các bộ, ngành, địa phương.
Hai là, tiếp tục giáo dục, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của
gia đình trong xã hội phát triển, từ đó đề cao trách nhiệm của mỗi gia đình trong
việc xây dựng và bồi dưỡng nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình. Giáo
dục văn hóa gia đình là xây dựng con người Việt Nam với những phẩm chất cao
quý theo nội dung Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”, có tinh thần
yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý
chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế
giới… có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân
nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước.
Ba là, chú trọng các biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng phong
trào xây dựng gia đình văn hóa và nội dung các tiêu chí công nhận danh hiệu gia
đình văn hóa, tránh xu hướng chạy theo thành tích, phản ánh không thực chất
phong trào và chất lượng gia đình văn hóa. Các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa
phải phù hợp và có ý nghĩa thiết thực với đời sống của nhân dân, công tác bình xét
danh hiệu gia đình văn hóa phải được tiến hành theo tiêu chí thống nhất, trên
nguyên tắc công bằng, dân chủ, đáp ứng được nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, tạo

được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các mô
hình gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những giá trị
mới tiên tiến cần tiếp thu và dự báo những biến đổi về gia đình trong thời kỳ mới,
đề xuất hướng giải quyết những thách thức trong lĩnh vực gia đình. Đây cũng là
9


một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của phong trào xây
dựng gia đình văn hóa.
Bốn là, phải có sự đầu tư về kinh phí, nguồn lực cho phong trào xây dựng
gia đình văn hóa kết hợp với phương châm xã hội hóa, tạo nền tảng cho sự phát
triển chung của toàn xã hội. Thường xuyên tổng kết, sơ kết phong trào xây dựng
gia đình văn hóa, đánh giá kết quả phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa từng giai
đoạn kết hợp với các phong trào khác để đạt được hiệu quả thiết thực, đồng thời rút
ra được những bài học kinh nghiệm từ việc tổ chức thành công Hội nghị biểu
dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc các cấp và Hội nghị toàn quốc (tổ chức
tại Hà Nội vào quý III năm 2007) nhằm tôn vinh, nhân rộng điển hình các gia đình
văn hóa tiêu biểu xuất sắc để nêu gương cho toàn xã hội. Đồng thời đưa hoạt động
này thành định kỳ thường xuyên của các cấp từ trung ương đến địa phương.
Năm là, phải thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức văn hóa
gia đình và nội dung công tác xây dựng gia đình văn hóa cho cán bộ chỉ đạo hướng
dẫn phong trào xây dựng gia đình văn hóa các cấp, nhằm trang bị kiến thức xây
dựng gia đình văn hóa trong đời sống xã hội hiện đại để cập nhật trước yêu cầu đổi
mới của thời đại và có định hướng hướng dẫn nhân dân thực hiện lâu dài.
Để đạt được mục tiêu: “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi
trường hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” mà Đảng ta đã đề ra, trước hết cần nâng cao nhận
thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về vị trí, vai trò của gia đình trong thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tạo điều kiện cho mọi người được tiếp
cận với các kiến thức kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, KHKT và phúc lợi xã hội,
giúp các gia đình có kỹ năng sống, chủ động phòng, chống sự xâm nhập của các tệ
nạn xã hội, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa ở
khu dân cư” gắn với xây dựng gia đình văn hóa. Duy trì, củng cố hoạt động của
10


các tổ hòa giải ở cơ sở nhằm giải quyết những xích mích, mâu thuẫn phát sinh
trong gia đình. Nhưng chính tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ và sống có trách
nhiệm của các thành viên trong gia đình mới là yếu tố quan trọng để tạo chất keo
gắn kết, để gia đình thực sự là tổ ấm của mọi người./.

11



×