Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

PHƯƠNG án GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRANH CHẤP DẪN ĐẾN ĐÌNH CÔNG KHÔNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA CÔNG ĐOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.5 KB, 3 trang )

PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG NHÓM 12
Thứ nhất, về phía NSDLĐ:
+ Về vấn đề trả lương công nhân.
Theo quy định tại Điều 96 BLLĐ 2012:
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trong
trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá
01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản
tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm trả lương.
Như vậy, trong trường hợp này công ty có trách nhiệm nhanh chóng trả lương
đầy đủ cho NLĐ; Do trả chậm đã 2 tháng nên công ty chưa phải trả thêm phần 2
tháng tiền lãi căn cứ theo lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm trả lương. Đồng thời có thể bị cơ quan pháp luật xử
phạt theo quy định (Theo quy định Số 95/2013/NĐ-CP, mức phạt từ 5.000.00050.000.000đ)
+ Về việc sa thải Tùng :
Việc công ty ra quyết định sa thải với nhân viên Tùng trong trường hợp này là
vi phạm pháp luật lao động căn cứ theo khoản 4 Điều 219 BLLĐ 2012, quy đinh
các hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công: “Chấm dứt hợp đồng lao
động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình
công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công
việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình
công”.

Thứ hai, về phía tập thể NLĐ tại nhà máy :
Việc đình công ở đây ta xác định là đình công bất hợp pháp bởi lẽ nó đã không

1


tuân theo các trình tự về đình công như quy định tại Điều 211, 212, 213 BLLĐ.
Hơn nữa do từ đầu việc chậm lương 2 tháng


Ở đây, Khi công đoàn tỏ thái độ thờ ơ, không đứng ra đại diện cho quyền
lợi của NLĐ, thì theo quy định của pháp luật, Khi không đồng ý với việc giải quyết
của chủ doanh nghiệp và công đoàn cơ sở về những vấn đề có liên quan đến nghĩa
vụ và lợi ích của mình, người lao động hoặc tập thể lao động có quyền kiến nghị
với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Ở đây, tập thể công nhân lại chọn
cách đình công để phản đối công ty và công đoàn là sai phạm. Nhưng do NSDLĐ
không có ý kiến về việc bồi thường nên tập NLĐ chỉ có nghĩa vụ phải trở lại làm
việc.

Thứ 3, về phía Tùng :
Do việc Tùng bị chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nên anh có quyền
yêu cầu giải quyết theo Điều 42 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao
kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người
lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng
lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản
tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ
cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động
và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1
Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên
thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền
lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao
2


động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy

định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao
động.
Như vậy, nếu 2 bên đồng ý giải quyết theo phương án 1, Tùng được nhận tiền
lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người anh không được
làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động tức 12 triệu
đồng.
Nếu chọn phương án 2, công ty phải trả thêm cho Tùng ngoài số tiền 12 triệu
đồng nửa tháng tiền lương nữa do anh ta đã làm việc được trên 1 năm, tức 3 triệu
đồng, số tiền Tùng được nhận là 15 triệu đồng (chưa bao gồm tiền lương, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người anh không được làm việc)
Nếu chọn phương án 3, Ngoài số tiền 15 triệu như phương án 2, hai bên thỏa
thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương
theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động tức ít nhất 12 triệu đồng
nữa, Tùng được nhận tối thiểu 27 triệu đồng (chưa bao gồm tiền lương, bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người anh không được làm việc)
Với trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao
động của Tùng với công ty nữa mà anh vẫn muốn làm việc thì được nhận tiền
lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người anh không được
làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động tức 12 triệu
đồng, đồng thời hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trong clip, nhóm 12 đưa 2 bên giải quyết theo phương án 1, tức Tùng được
nhận trở lại làm việc ở vị trí cũ và được bồi thường như trên.

3



×