Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BÀI LUẬN Pháp luật về quản trị doanh nghiệp: Vai trò quản trị DN tại các thị trường mới nổi.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.22 KB, 6 trang )

TP Hồ Chí Minh | ĐH Kinh tế- Luật |

BÀI LUẬN:
Môn: PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

1. Tạo sao quản trị công ty có thể đóng vai trò đặc biệt quan trọng tại các
thị trường mới nổi ?

2. Tại sao các công ty niêm yết phải tuân theo tiêu chuẩn quản trị ngày
càng nghiêm ngặt hơn ?

BÀI LÀM:

1. Tạo sao quản trị công ty có thể đóng vai trò đặc biệt quan trọng tại các
thị trường mới nổi ?
“ Sự kiện này nhằm tạo ra sức mạnh mới trong hoạt động quản trị
doanh nghiệp, tập trung trí tuệ và thống nhất chỉ đạo các phương thức, chiến
lược đầu tư kinh doanh…”- Lê Khắc Hiệp trong “ Tầm nhìn của
Vingroup”đã phát biểu sau loạt sự kiện sáp nhập giữa TECHNOCOMVINGROUP; VINPEARL- VINGROUP,… để Vingroup trở thành một tập
đoàn đa ngành thành công. Vingroup với sự dìu dắt của tỷ phú đầu tiên Việt
Nam - Phạm Nhật Vượng đang là một tập đoàn lớn tại Việt Nam. Để mở
rộng kinh doanh, tập đoàn này đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại và sáp
nhập “ hoành tráng” nhằm cải tổ công ty và tìm một hướng đi mới cho tập
đoàn thời buổi cạnh tranh gay gắt ngày nay. …
Trong khi đó, có nhiều vụ cải tổ doanh nghiệp với hi vọng đem lại làn
gió mới giúp doanh nghiệp phát triển nhưng nó lại trở thành những quả đắng
hậu M&A. Đơn cử hai công ty khác cũng rất cố gắng nhưng chỉ đang loay


hoay trong vòng luẩn quẩn. Đó là Bibica – Lotte: năm 2011, Lotte đã bắt
tay với Bibica với tư cách nhà đầu tư chiến lược. Hai bên kỳ vọng với mạng


lưới thị trường của một công ty bánh kẹo Việt Nam và kinh nghiệm cùng sản
phẩm mới của đối tác Hàn quốc, công ty sẽ phát triển và đem lại nhiều giá
trị. Tuy nhiên, cuộc chiến Bibica - Lotte đã chính thức được châm ngòi vào
ĐHCĐ cuối năm 2012, khi phía Lotte đòi đổi tên công ty thành Lotte Bibica nhưng bất thành. Hai nhóm cổ đông tranh giành quyền lực và nhiều
lần đại hội cổ đông năm 2013 bị hoãn không thực hiện được.
Cùng thực hiện M&A và tổ chức lại công ty nhưng một công ty thành
công, một công ty lại thất bại. Mua lại- sáp nhập như trên không chỉ là một
xu hướng cộng hưởng nhằm tăng quy mô mà nó còn đề cập đến một vấn đề:
Quản trị doanh nghiệp hiện đại.

Quản trị doanh nghiệp hiện đại đang đóng một vai trò quan trọng trong
nền kinh tế tri thức như hiện nay, khi mà khối dịch vụ phát triển mạnh, nền
kinh tế bất ổn định,.. Đặc biệt là ở thị trường mới nổi.
Nói thêm về thị trường mới nổi. Đó là thị trường của các nước đang có
nền kinh tế tăng trưởng tốt, quy mô dân số đông và thị trường tiêu thụ rộng
lớn. Một số thị trường mới nổi hiện nay: Ấn Độ, Việt Nam, Kenya,.
Đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi, việc tăng
cường quản trị công ty có thể phục vụ cho rất nhiều các mục đích chính sách
công quan trọng, giúp công ty quản trị linh hoạt và “dẻo dai” trong cuộc đua
lợi nhuận.
Đơn cử như Luật Doanh nghiệp 2014, trong một quy định về cơ cấu tổ
chức quản lý công ty cổ phần (Điều 134) đã quy định công ty cổ phần có
quyền lựa chọn mô hình tổ chức có ban kiểm soát hoặc không có ban này.
Nếu doanh nghiệp theo mô hình không có ban kiểm soát, thì ít nhất 20%
thành viên hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có ban kiểm toán
trực thuộc hội đồng quản trị. Các công ty tư vấn đánh giá cao mô hình không
ban kiểm soát và do đó nhu cầu tìm kiếm thành viên độc lập hội đồng quản
trị sẽ tăng lên. Điều này góp phần thực hiện tốt nguyên tắc trong sạch, lành
mạnh cuả bộ máy, là một động lực cho việc thay đổi và phát triển.


PAGE 2


Quản trị Công ty tốt giảm thiểu khả năng tổn thương trước các khủng
hoảng tài chính, củng cố quyền sở hữu, giảm chi phí giao dịch và chi phí
vốn, và dẫn đến việc phát triển thị trường vốn. Một khuôn khổ quản trị công
ty yếu kém sẽ làm giảm mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư, và không
khuyến khích đầu tư từ bên ngoài. Ngoài ra, khi các quỹ hưu trí tiếp tục đầu
tư vào các thị trường chứng khoán, quản trị công ty tốt đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ các khoản tiết kiệm hưu trí. Trong vòng vài năm qua,
tầm quan trọng của quản trị công ty đã được nhấn mạnh thể hiện ở số lượng
các nghiên cứu ngày càng tăng lên. Các nghiên cứu cho thấy các thực tiễn
quản trị công ty tốt dẫn tới tăng trưởng mạnh đối với giá trị kinh tế gia tăng
của các công ty, năng suất cao hơn và giảm rủi ro tài chính hệ thống cho các
quốc gia.
Quản trị công ty tạo ra một loạt các mối quan hệ giữa ban giám đốc công ty,
hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan tạo nên
định hướng và sự kiểm soát công ty. Mối quan hệ này được xác định một
phần bởi luật pháp, lịch sử, văn hóa của quốc gia nơi công ty đặt trụ sở.
Quản trị công ty tốt thúc đẩy hoạt động của công ty, tăng cường khả năng
tiếp cận của công ty với các nguồn vốn bên ngoài ở mức chi phí thấp hơn.
Với việc tăng cường giá trị của công ty và quản lý rủi ro tốt hơn, quản trị
công ty tốt góp phần vào việc tăng cường đầu tư và phát triển bền vững
Tuy nhiên, các nước trên thế giới cũng như Việt Nam, đều đang phải đối mặt
với những thách thức lớn trong việc thực thi luật, tăng cường các thể chế
chịu trách nhiệm quản lý, cưỡng chế thực thi và phát triển thị trường vốn
cũng như đẩy mạnh hoạt động quản trị công ty tốt.

2. Tại sao các công ty niêm yết phải tuân theo tiêu chuẩn quản trị ngày
càng nghiêm ngặt hơn ?


PAGE 3


Tại Lễ vinh danh các
doanh nghiệp quản trị
công ty tốt trong
ASEAN năm 2015,
Việt Nam không có
đại diện trong Top 50
doanh nghiệp niêm yết
có chất lượng quản trị
công ty tốt nhất.
Nhưng điều này cũng
không làm nhiều
chuyên gia bất ngờ.
Bởi lẽ, vấn đề chất
lượng quản trị luôn là
một khó khăn cho Việt Nam trên con đường quản trị doanh nghiệp và phát
triển kinh tế.
Cơ chế luật pháp có vai trò thúc đẩy quản trị tốt, đặc biệt là tại các thị trường
mới nổi, nơi mà mức độ minh bạch còn thấp, nạn tham nhũng để “bôi trơn”
bộ máy càng nhiều.

Điều này cho thấy, nếu không gia tăng liều lượng các quy định mang tính
bắt buộc doanh nghiệp phải tuân thủ về quản trị công ty, nhất là các nghĩa vụ
về phân tán, kiểm soát quyền lực của HĐQT, tăng tính minh bạch về hoạt
động của HĐQT, gia tăng quyền cho các cổ đông nhỏ, không điều hành…,
mà quá trông chờ và sự tự giác tuân thủ của các doanh nghiệp bằng những
quy định mang tính khuyến khích họ áp dụng, thì tính khả thi và tốc độ của

nỗ lực cải thiện chất lượng quản trị công ty sẽ thấp.
Ví dụ về việc công ty cổ phần, nếu không tuân thủ theo điều lệ cho phép các
cổ đông nhỏ lẻ được quyền tập trung số cổ phần từ 10% để được thực hiện
một số quyền theo quy định tại Khoản 2, điều 114, LDN 2014 thì sẽ gây bất
lợi cho nhóm thiểu số đó, tăng quyền hành về tay cổ đông có số cổ phiếu chi
phối.

PAGE 4


Ngay cả khi nhà quản lý đưa ra những quy định mới về quản trị công ty
mang tính bắt buộc doanh nghiệp phải thực thi, đồng thời doanh nghiệp áp
dụng đầy đủ những quy định này, thì kinh nghiệm thực tế cho thấy cũng chỉ
có thể giúp quản trị công ty được duy trì ở mức sàn. Lý do vì xuất phát điểm
về quản trị công ty của doanh nghiệp, mặt bằng chất lượng quản trị công ty
của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay quá chênh lệch, mà chần chừ đưa ra
các quy định mới mang tính áp đặt, buộc doanh nghiệp phải thực hiện, thì rất
khó tạo ra cách đi tắt để nâng cao chất lượng quản trị công ty.
Các công ty niêm yết lại là những công ty được quyền niêm yết cổ
phiếu trên sàn chứng khoán, chào bán cổ phiếu, có nghĩa người mua là chủ
nợ, còn công ty này đang sử dụng hình thức mượn nợ để đầu tư lại vào công
ty, giúp cho hoạt động sản xuất được mở rộng hoặc xoay vòng vốn,… Chính
vì thế, ta xét thấy có một sự bất đối xứng thông tin giữa hai bên làm cho
người dân đi đầu tư vào các công ty niêm yết đó trở thành bên yếu thế hơn.
Lẽ thường, các công ty sẽ hiểu rõ hoạt động của công ty mình, tình hình tăng
trưởng, lãi- lỗ các năm hơn là những người dân đang có ý định mua cổ
phiếu. Vì thế, để công bằng hơn, cũng như tránh được việc các công ty lạm
dụng quyền phát hành cổ phiếu gây xáo động thị trường, lừa đảo,… thì nhà
quản lý cần gia tăng các quy định mang tính bắt buộc doanh nghiệp phải áp
dụng, thay vì quá nhiều quy định chỉ dừng ở khuyến khích doanh nghiệp tự

giác áp dụng. Để đảm bảo tính khả thi, cần triệt để hơn trong phân lớp doanh
nghiệp niêm yết để định ra nghĩa vụ khác nhau về mức độ phải tuân thủ các
quy định về quản trị công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Luật Doanh nghiệp 2014,
/>cafef.vn
Thời báo thesaigontimes
truong-quoc-te/rui-ro-tu-cac-nganhang-thi-truong-moi-noi-3294918/#axzz41aEC3hhG PAGE 5


PAGE 6



×