Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Pháp luật về giải thể doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.44 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ NGỌC MINH

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành

: Luật Kinh tế

Mã số

: 60 38 01 07

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Bảo Ánh

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Đại học Luật Hà Nội.


Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Đại học Luật Hà Nội xem xét để tôi có
thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN

Học viên

TS. Trần Thị Bảo Ánh

Đỗ Ngọc Minh


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn giáo viên hƣớng TS.
Trần Thị Bảo Ánh đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Tác giả cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp
và bạn bè đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả có thể hoàn
thành đƣợc luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI THỂ DOANH
NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của giải thể doanh nghiệp
1.1.2. Phân biệt giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp
1.1.3. Phân biệt giải thể doanh nghiệp với tạm ngừng kinh doanh

1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT GIẢI THỂ
DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm pháp luật về giải thể doanh nghiệp
1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về giải thể doanh nghiệp
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH
NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
SƠN LA
2.1.1. Các trƣờng hợp giải thể và điều kiện giải thể doanh nghiệp
2.1.2. Cơ quan có thẩm quyền trong thực hiện giải thể doanh nghiệp
2.1.3. Trình tự, thủ tục giải thể
2.1.4. Bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan
trong quá trình giải thể doanh nghiệp
2.2. TÌNH HÌNH GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
SƠN LA
2.2.1. Tình hình phát triển doanh nghiệp của tỉnh Sơn La
2.2.2. Tình hình giải thể doanh nghiệp tại Sơn La
Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP
TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Trang
1

6
6
6
10

13
15
15
16

24

24
24
33
34
44
47
47
49

52


3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ
DOANH NGHIỆP
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.2.1. Hoàn thiện quy định về các trƣờng hợp giải thể và điều
kiện giải thể doanh nghiệp
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung quy định về cơ quan có thẩm quyền trong
giải thể doanh nghiệp
3.2.3. Sửa đổi, bổ sung trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
3.2.4. Sửa đổi quy định đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể
có liên quan trong quá trình giải thể doanh nghiệp

KẾT LUẬN

52
54
54
56
57
60
62


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu các trƣờng hợp doanh nghiệp giải thể của năm 2015

26

Biểu đồ 2.2: Các loại hình doanh nghiệp đã giải thể của năm 2015

27

Biểu đồ 2.3: Tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La

48

Biểu đồ 2.4: Tổng số doanh nghiệp của tỉnh Sơn La so với tỉnh
Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái (tính đến
hết năm 2015)


49

Biểu đồ 2.5: Tình hình doanh nghiệp giải thể từ năm 2011 - 2015

49

Bảng 2.6:

50

Chi tiết số doanh nghiệp giải thể năm 2011-2015


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới, việc tham gia và rút
khỏi thị trƣờng của doanh nghiệp là một hiện tƣợng tất yếu. Đối với pháp
luật Việt Nam hiện nay, có nhiều nhiều phƣơng thức để một doanh nghiệp
rút khỏi thị trƣờng và giải thể là một trong những cách thức mà doanh
nghiệp có thể sử dụng bởi giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm
dứt sự tồn tại, hoạt động kinh doanh do đã đạt đƣợc những mục tiêu mà
doanh nghiệp đã đặt ra hoặc doanh nghiệp bị giải thể theo quy định của
pháp luật và việc giải thể phải đáp ứng những điều kiện và tuân theo những
trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định. Nhƣng hệ quả của việc
giải thể doanh nghiệp có phạm vi ảnh hƣởng rất lớn, không riêng chủ sở
hữu doanh nghiệp mà còn ảnh hƣởng đến quyền lợi của nhiều chủ thể khác
có liên quan đến doanh nghiệp và có thể tạo ra nhiều tác động về kinh tế,
xã hội, văn hóa. Bởi vậy, pháp luật Việt Nam cũng nhƣ các quốc gia trên

thế giới đều rất quan tâm đến việc xây dựng chế định pháp luật về giải thể
doanh nghiệp. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam các quy định về giải thể
doanh nghiệp đƣợc quy định từ năm 1990 trong Luật Công ty, Luật Doanh
nghiệp tƣ nhân, đến Luật Doanh nghiệp năm 1999, năm 2005 và nay là
Luật Doanh nghiệp năm 2014 cùng hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thi
hành; ngoài còn đƣợc quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành
khác nhƣ Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán năm, Luật Các tổ
chức tín dụng… Việc thể chế hóa kịp thời các quy định về giải thể doanh
nghiệp đã tạo khung pháp lý để chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, đồng
thời bảo vệ quyền lợi của những chủ thể có liên quan, nhất là quyền lợi của


2
chủ nợ và ngƣời lao động; tạo điều kiện để doanh nghiệp rút khỏi thị
trƣờng thuận lợi, bảo đảm lợi ích của các bên có liên quan. Tuy nhiên,
trong quá trình thực thi, các quy định của pháp luật về giải thể doanh
nghiệp đã bộc lộ nhiều vƣớng mắc, thiếu sót, còn có sự chồng chéo, thiếu
sự thống nhất giữa Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác, một
số quy định chƣa rõ ràng, chƣa phù hợp với thực tiễn… Trên cơ sở tình
hình thực thi pháp luật về giải thể doanh nghiệp nêu trên thì việc nghiên
cứu những vấn đề lý luận và pháp luật về giải thể doanh nghiệp, thực trạng
pháp luật giải thể doanh nghiệp ở tỉnh Sơn La, để từ đó góp phần định
hƣớng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải thể doanh nghiệp là điều
rất cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu và các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý cho giải
thể doanh nghiệp không phải là một vấn đề hoàn toàn mới ở Việt Nam và
đã đƣợc nhiều nhà khoa học và học viên nghiên cứu; trong đó có thể kể đến
một số công trình nghiên cứu về pháp luật giải thể doanh nghiệp nhƣ: Quy
chế thành lập và giải thể, phá sản và cơ chế quản lý của Luật Công ty và

Luật Doanh nghiệp tƣ nhân (Phạm Minh Long - Khóa luận tốt nghiệp năm
1996); những quy định về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nƣớc (Ủy
ban Kế hoạch nhà nước năm 1992); pháp luật về giải thể doanh nghiệp ở
Việt Nam, thực trạng và hƣớng hoàn thiện (Lê Ngọc Anh - Luận văn thạc sĩ
luật học năm 2014)… những tài liệu nêu trên chủ yếu tìm hiểu về các quy
định giải thể doanh nghiệp nhà nƣớc và nghiên cứu mang tính tổng thể về
giải thể doanh nghiệp, và chƣa có công trình nghiên cứu riêng tại một số
địa phƣơng. Đồng thời cũng đã có một số công trình nghiên cứu chuyên
sâu, tiêu biểu và có tính lý luận thực tiễn cao, toàn diện về thực trạng pháp


3
luật giải thể doanh nghiệp nhƣ: Thực trạng pháp luật về giải thể doanh
nghiệp, một số đánh giá và kiến nghị hoàn thiện (TS Nguyễn Thị Dung Tạp chí Luật học, số 10/2012); những giải pháp pháp lý cần xây dựng và
hoàn thiện nhằm đảm bảo doanh nghiệp rút khỏi thị trƣờng (Tài liệu Hội
thảo khoa học của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp 2002); một số ý
kiến về giải thể, phá sản doanh nghiệp tƣ nhân và công ty trách nhiệm hữu
hạn (Phạm Quý Tỵ, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 6/1998); một số vấn
đề pháp lý liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại và giải thể công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nƣớc làm chủ sở hữu
(Nguyễn Tuấn Linh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề Pháp luật
về doanh nghiệp 2012)...
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các tài liệu nêu trên nhận thấy, đến nay
chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về giải thể doanh nghiệp, nhất là các
công trình nghiên cứu gắn với các vùng, miền và văn hóa kinh doanh của
từng địa phƣơng, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện pháp
luật về giải thể doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh Chính phủ Việt
Nam đã và đang có nhiều đổi mới trong chỉ đạo, điều hành chính sách khi
xác định “Doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế của đất nước”,
Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi nhất để thúc đẩy các doanh nghiệp phát

triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, tháo gỡ mọi rào cản, chống tiêu cực,
chống tham nhũng trong bộ máy nhà nƣớc. Trong đó, chƣa có công trình
nào nghiên cứu riêng pháp luật về giải thể doanh nghiệp và thực tiễn áp
dụng tại tỉnh Sơn La. Vì vậy, đề tài “Pháp luật về giải thể doanh nghiệp
và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Sơn La” lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu ở cấp
độ luận văn thạc sĩ một cách chuyên sâu, toàn diện, hệ thống và logic; bảo
đảm không có sự trùng lắp với các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố.


4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý
luận về giải thể doanh nghiệp cũng nhƣ pháp luật về giải thể doanh nghiệp,
đánh giá thực trạng về giải thể doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La, trên
cơ sở đó có thể đƣa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải
thể doanh nghiệp ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đƣợc sử dụng cho công tác
nghiên cứu, tham khảo tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về luật học, các
cấp chính quyền địa phƣơng nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn. Một số
kiến nghị của đề tài có giá trị tham khảo cho các cơ quan nhà nƣớc trong
quá trình vận dụng thực thi pháp luật, xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật
khung, các quy phạm điều chỉnh công tác ban hành văn bản, nhất là công
tác ban hành văn bản tại các địa phƣơng trên cả nƣớc.
Để thực hiện mục đích nêu trên, các nhiệm vụ mà luận văn phải giải
quyết là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về giải thể doanh nghiệp, đặc biệt là
khái niệm và đặc điểm của giải thể doanh nghiệp, chỉ ra những điểm tƣơng
đồng và khác biệt giữa giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp.
- Nghiên cứu khái niệm, nội dung cơ bản của pháp luật về giải thể
doanh nghiệp.

- Nghiên cứu pháp luật về giải thể doanh nghiệp của một số quốc gia
trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc
hoàn thiện pháp luật về giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về giải thể doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La.


5
- Đề ra các định hƣớng và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về
giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về pháp luật giải thể doanh nghiệp với
các nội dung đƣợc quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 với các văn
bản hƣớng dẫn thi hành trên phƣơng diện lý luận, quy định pháp luật và
thực tiễn thi hành pháp luật về giải thể doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn
La giai đoạn 2011 - 2015.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận, luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng
cộng sản Việt Nam về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu, để giải quyết các vấn đề trong luận văn đặt
ra, học viên sử dụng phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp phân tích, phƣơng
pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, tổng hợp, phƣơng pháp thảo luận và
trao đổi cùng các chuyên gia.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn bao gồm 03 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giải thể doanh nghiệp và pháp
luật về giải thể doanh nghiệp.

Chương 2: Quy định pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về
giải thể doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải thể doanh nghiệp ở
Việt Nam.


6
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của giải thể doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm giải thể doanh nghiệp
Khi tham gia thị trƣờng, có những doanh nghiệp đƣợc thành lập mới
thì cũng có không ít các doanh nghiệp rút khỏi thị trƣờng; đối với doanh
nghiệp và các thực thể xã hội khác thì việc gia nhập và rút khỏi thị trƣờng
là một quá trình tất yếu đã đƣợc pháp luật Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc
trên thế giới nghiên cứu và ghi nhận bằng các văn bản luật.
Trong quá trình hình thành, phát triển, tồn tại của doanh nghiệp, khi
gặp khó khăn, doanh nghiệp có thể ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong một thời gian nhất định; đây là một dạng rút lui tạm thời khỏi thị
trƣờng. Tuy nhiên, đến khi không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, doanh
nghiệp phải rút lui khỏi thị trƣờng theo trình tự, thủ tục quy định và một
trong số đó là giải thể doanh nghiệp.
Về thuật ngữ giải thể trong tiếng Anh, có khá nhiều thuật ngữ đƣợc
dùng để thể hiện khái niệm này nhƣ: “dissolution”, “disband” hay “break
up” [1] ; đây là các thuật ngữ đƣợc dùng để chỉ việc chấm dứt sự tồn tại của
doanh nghiệp. Trong tiếng Việt thì giải thể là không còn hoặc làm cho

không còn tồn tại nhƣ một tổ chức, các thành phần, thành viên phân tán đi

[1] Bùi Phụng (1998), Từ điển Việt - Anh, Nxb Thế giới, Hà Nội


7
[2]

; nhƣ vậy, có thể hiểu giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm

dứt sự tồn tại và không còn tiến hành hoạt động kinh doanh.
Trong hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay, khái
niệm giải thể doanh nghiệp chƣa đƣợc quy định cụ thể. Tuy nhiên, trong
nghiên cứu luật học, đã có nhiều nhà nghiên cứu đã đƣa ra khái niệm
giải thể doanh nghiệp; cụ thể nhƣ: Với từ điển Luật học, giải thể doanh
nghiệp là “thủ tục chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, với tư cách là
một chủ thể kinh doanh bằng cách thanh lí tài sản của doanh nghiệp để
trả cho các chủ nợ”

[3]

…Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam của Viện Đại

học Mở Hà Nội: “Giải thể doanh nghiệp là một trong những thủ tục
pháp lý dẫn đến chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp”

[4]

; giáo trình


Pháp luật Kinh tế - Khoa Luật Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân: “Giải
thể doanh nghiệp được nhìn nhận là việc một doanh nghiệp chấm dứt
hoạt động kinh doanh, không tiếp tục tồn tại trên thị trường với tư cách
là một chủ thể kinh doanh”

[5]

… Qua đây, có thể thấy các nhà nghiên cứu

luật hiểu về khái niệm giải thể doanh nghiệp tƣơng đối tƣơng đồng khi
xác định rằng giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của
doanh nghiệp với tƣ cách là một chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, cần nhìn
nhận rằng, giải thể doanh nghiệp không phải là một sự kiện pháp lý mà
là một quá trình và quá trình này phải tuân theo các quy định của pháp

[2] Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng.
[3] Bộ Tƣ pháp, Viện Khoa học pháp lý (2008), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa - Nxb Tƣ
pháp, Hà Nội
[4] Viện Đại học Mở Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội
[5] Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân - Khoa Luật (2012), Giáo trình Pháp luật Kinh tế, Nxb Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội


8
luật

[6]

. Trong đó, pháp luật quy định điều kiện giải thể doanh nghiệp khi


doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ
quan trọng tài; ngƣời quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới
chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp [7] .
Nhƣ vậy có thể thấy, giải thể doanh nghiệp được hiểu là quá trình
dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp khi bảo đảm thanh toán
hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong
quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
1.1.1.2. Đặc điểm của giải thể doanh nghiệp
Theo pháp luật hiện hành, giải thể doanh nghiệp có các đặc điểm cơ
bản sau đây:
Một là, giải thể doanh nghiệp dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của
doanh nghiệp về pháp lý và thực tế:
Theo quy định về trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp, mọi hoạt
động của doanh nghiệp đều bị chấm dứt, doanh nghiệp phải tiến hành thanh
lý tài sản, thực hiện việc thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp. Bƣớc cuối cùng của thủ tục giải thể là xóa tên doanh
nghiệp trong sổ đăng kí doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp đó không còn tồn tại trên thị trƣờng từ thời điểm cơ quan đăng ký
kinh doanh hoàn thành thủ tục xóa tên doanh nghiệp đó.
Hai là, giải thể doanh nghiệp là thủ tục mang tính hành chính:
[6] Nguyễn Văn Cƣơng (2012), Một số suy nghĩ về vai trò của Nhà nước trước hiện tượng doanh nghiệp
rút khỏi thị trường ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.
[7] Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Doanh nghiệp năm 2014, Hà Nội


9
Để chấm dứt sự tồn tại, doanh nghiệp phải tiến hành theo trình tự,
thủ tục pháp luật quy định, đƣợc tiến hành tại cơ quan hành chính nhƣ:
chấm dứt hiệu lực của mã số thuế, nộp hồ sơ giải thể, các nghĩa vụ về thuế

và tài chính, hủy con dấu, làm thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh
doanh, xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký doanh nghiệp,… đây đều là
những thủ tục đƣợc tiến hành tại cơ quan đăng kí kinh doanh, là cơ quan
hành chính nhà nƣớc.
Ba là, giải thể doanh nghiệp mang tính tự nguyện hoặc bắt buộc:
Trƣờng hợp tự nguyện giải thể bắt nguồn từ ý chí của chủ sở hữu
hoặc các chủ sở hữu doanh nghiệp, họ có quyền quyết định việc giải thể
doanh nghiệp, đây là trƣờng hợp giải thể mang tính chất hoàn toàn
tự nguyện.
Ngoài ra, nếu những doanh nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện
để tiếp tục kinh doanh hay vi phạm các quy định của pháp luật nhƣ nội
dung kê khai trong hồ sơ đăng kí doanh nghiệp là giả mạo, doanh nghiệp
ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với cơ quan đăng
ký kinh doanh và cơ quan thuế,… theo Điều 211 Luật doanh nghiệp năm
2014 thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Trƣờng hợp
này, doanh nghiệp bị giải thể theo ý chí của cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền, việc giải thể mang tính bắt buộc.
Bốn là, việc giải thể doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp và doanh
nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ
quan trọng tài:


10
Doanh nghiệp có thể giải thể xuất phát từ lý do khác nhau nhƣng chỉ
đƣợc giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại
Tòa án hoặc cơ quan trọng tài; nhƣ vậy, dù doanh nghiệp giải thể với bất
kỳ lí do gì thì doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp và chỉ khi đáp ứng điều kiện

này thì doanh nghiệp mới đƣợc giải thể. Đây là đặc trƣng của giải thể
doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan
đến tài chính của doanh nghiệp và cũng là tiêu chí phân biệt với phá sản,
tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng
đại diện.
1.1.2. Phân biệt giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp
Mặc dù giải thể và phá sản doanh nghiệp dẫn đến doanh nghiệp dừng
hoạt động. Tuy nhiên, bản chất của hai thủ tục này hoàn toàn khác nhau,
thể hiện ở sáu điểm cơ bản sau:
Một là, lý do giải thể và phá sản doanh nghiệp:
Lý do giải thể đối với mỗi loại hình doanh nghiệp là không đồng
nhất và rộng hơn nhiều so với lý do phá sản doanh nghiệp; cụ thể: Theo
quy định của pháp luật hiện hành, có rất nhiều lý do để giải thể một
doanh nghiệp, nhƣ doanh nghiệp kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi
trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; doanh nghiệp giải
thể theo quyết định của chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu doanh nghiệp;
doanh nghiệp bị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp...


11
Trong khi đó, phá sản doanh nghiệp chỉ có một lý do duy nhất đó là
doanh nghiệp không có khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ
thanh toán khoản nợ trong thời hạn ba tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Hai là, tính chất của thủ tục giải thể và thủ tục phá sản doanh nghiệp:
Thủ tục giải thể doanh nghiệp là một thủ tục hành chính và đƣợc
thực hiện theo trình tự, thủ tục đƣợc quy định tại Luật Doanh nghiệp năm
2014 còn thủ tục phá sản doanh nghiệp là một thủ tục tƣ pháp và đƣợc thực
hiện theo quy định của Luật Phá sản năm 2014.
Ba là, chủ thể quyết định việc giải thể và phá sản doanh nghiệp:

Đối với giải thể doanh nghiệp có thể do chủ sở hữu hoặc các chủ sở
hữu doanh nghiệp quyết định đối với trƣờng hợp giải thể tự nguyện hoặc
do cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép thành lập doanh
nghiệp quyết định đối với trƣờng hợp giải thể bắt buộc.
Phá sản doanh nghiệp do cơ quan nhà nƣớc duy nhất có thẩm quyền
quyết định đó là Tòa án.
Bốn là, điều kiện giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp:
Đối với giải thể doanh nghiệp thì điều kiện để doanh nghiệp đƣợc
phép giải thể đó là khi doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp; các chủ nợ sẽ đƣợc thanh toán
đầy đủ các khoản nợ theo thứ tự pháp luật quy định.
Đối với phá sản doanh nghiệp thì bảo đảm thanh toán hết các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp không phải là điều
kiện bắt buộc. Theo quy định của Luật Phá sản năm 2014, các chủ nợ sẽ
đƣợc thanh toán các khoản nợ theo thứ tự luật định trên cơ sở số tài sản


12
còn lại của doanh nghiệp; trừ trƣờng hợp đối với chủ doanh nghiệp tƣ
nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh. Trƣờng hợp giá trị tài sản
không đủ để thanh toán theo quy định thì các đối tƣợng thuộc cùng một
thứ tự ƣu tiên đƣợc thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tƣơng ứng với số nợ;
phần nợ còn thiếu thì các chủ nợ phải chịu rủi ro. Nhƣ vậy, doanh nghiệp
bị phá sản có thể thanh toán hết hoặc không thanh toán hết các khoản nợ
cho các chủ nợ.
Năm là, hậu quả pháp lý của việc giải thể và phá sản doanh nghiệp:
Giải thể doanh nghiệp dẫn đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp
và doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký doanh nghiệp.
Phá sản doanh nghiệp không phải bao giờ cũng cũng là chấm dứt
hoạt động của doanh nghiệp, không phải trƣờng hợp mở thủ tục phá sản

nào cũng dẫn đến việc doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, phải chấm dứt
hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp còn có thể có cơ hội phục hồi hoạt
động kinh doanh. Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không nhất thiết
sẽ dẫn tới việc mở thủ tục phá sản; ngay cả khi bị yêu cầu mở thủ tục phá
sản, doanh nghiệp còn thời gian 3 tháng có thể thƣơng lƣợng với chủ nở.
Khi doanh nghiệp đƣợc tiếp tục hoạt động kinh doanh thì đƣợc coi là
không còn lâm vào tình trạng phá sản nếu thủ tục phục hồi doanh nghiệp
đƣợc thực hiện thành công.
Sáu là, thái độ của Nhà nước đối với người quản lý, điều hành
doanh nghiệp:
Pháp luật hiện hành cho thấy đối với giải thể không đặt ra chế tài hạn
chế quyền tự do kinh doanh của ngƣời quản lý, điều hành.


13
Nhƣng đối với phá sản thì nhà nƣớc có thể hạn chế quyền tự do kinh
doanh đối với chủ sở hữu hay ngƣời quản lý điều hành; nhƣ: Điều 130 Luật
Phá sản năm 2014 quy định trừ trƣờng hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá
sản với lý do bất khả kháng, còn lại các trƣờng hợp khác sau khi doanh
nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì ngƣời giữ chức vụ Chủ tịch,
Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp
100% vốn nhà nƣớc bị tuyên bố phá sản không đƣợc đảm đƣơng các chức
vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nƣớc nào kể từ ngày doanh nghiệp 100%
vốn nhà nƣớc bị tuyên bố phá sản; ngƣời đại diện phần vốn góp của Nhà
nƣớc ở doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá
sản không đƣợc đảm đƣơng các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào
có vốn của Nhà nƣớc...
1.1.3. Phân biệt giải thể doanh nghiệp với tạm ngừng kinh doanh
Một là, giải thể doanh nghiệp đƣợc hiểu là quá trình dẫn đến sự chấm
dứt tồn tại của doanh nghiệp khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và

nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp đó.
Tạm ngừng kinh doanh đƣợc hiểu là trƣờng hợp doanh nghiệp tạm
ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất
định và phải thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu và thời hạn tạm
ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất
15 ngày trƣớc ngày tạm ngừng. Sau khoảng thời gian đó, doanh nghiệp trở
lại hoạt động bình thƣờng.


14
Hai là, giải thể doanh nghiệp có thể là quyền của doanh nghiệp nếu
giải thể tự nguyện, nhƣng nó cũng là giải thể bắt buộc nếu doanh nghiệp đó
vi phạm pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Tạm
ngừng kinh doanh là quyền của doanh nghiệp.
Ba là, hậu quả pháp lý của giải thể doanh nghiệp bao giờ cũng dẫn
đến hậu quả pháp lý là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, đóng Mã số
thuế của doanh nghiệp.
Tạm ngừng kinh doanh không làm chấm dứt hoàn toàn hoạt động của
doanh nghiệp; doanh nghiệp chỉ tạm ngừng kinh doanh trong một khoảng
thời gian nhất định, hết thời hạn đó, doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động
bình thƣờng; trong thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp phải nộp đủ số
thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện
hợp đồng đã ký với khách hàng và ngƣời lao động, trừ trƣờng hợp có
quy định khác.
Bốn là, trình tự, thủ tục pháp lý khi tiến hành tạm ngừng kinh doanh
thƣờng nhanh chóng và đơn giản hơn so với trình tự, thủ tục pháp lý khi
tiến hành giải thể doanh nghiệp.
Năm là, giải thể doanh nghiệp phải trả các khoản nợ và nghĩa vụ tài
chính thì tạm ngừng kinh doanh là doanh nghiệp có thể bớt đi nỗi lo về tiền
lƣơng cho ngƣời lao động, thuế, các khoản chi khác; nhờ đó, doanh

nghiệp tập trung đƣợc nhân lực và vật lực để giải quyết các khó khăn
còn tồn đọng; tìm cách huy động vốn từ các nhà đầu tƣ để tái cơ cấu lại
doanh nghiệp hoặc cũng có thể chƣa hoạt động gì để chờ đợi cơ hội mới
tốt hơn; đồng thời, khi doanh nghiệp hoạt động trở lại bình thƣờng thì


15
thủ tục rất đơn giản nhƣ: Nếu hết thời hạn tạm ngừng thì doanh nghiệp
tự hoạt động trở lại còn nếu sớm hơn thời hạn tạm ngừng thì chỉ cần làm
công văn thông báo. Ngƣợc lại, nếu nhận thấy không còn cơ hội cải thiện
để thoát khỏi khủng hoảng thì nên chọn giải pháp giải thể hoặc phá sản
doanh nghiệp.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT GIẢI THỂ
DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm pháp luật về giải thể doanh nghiệp
Các nhà quản lý của Việt Nam đã sớm quan tâm đến doanh nghiệp
bởi doanh nghiệp là động lực cho phát triển kinh tế, từ đó đã chủ động xây
dựng chế định pháp luật cho giải thể doanh nghiệp để bảo đảm doanh
nghiệp rút lui khỏi thị trƣờng một cách có trật tự, lành mạnh qua đó bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.
Pháp luật về giải thể doanh nghiệp bao gồm tổng thể các quy phạm
pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình giải quyết việc giải thể doanh nghiệp. Các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình giải quyết việc giải thể doanh nghiệp là quan hệ
giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và doanh nghiệp, quan hệ giữa doanh nghiệp
và đối tác trong kinh doanh, quan hệ giữa doanh nghiệp và chủ nợ, quan hệ
giữa doanh nghiệp với ngƣời lao động, quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
Các quy định về giải thể doanh nghiệp đƣợc ghi nhận trong các văn
bản pháp luật về doanh nghiệp, hiện nay đƣợc ghi nhận cơ bản trong

Chƣơng IX Luật Doanh nghiệp năm 2014. Các quy định về giải thể doanh


16
nghiệp không phải là quy định mới mà đã đƣợc ra đời và gắn liền với sự
phát triển của các quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thì pháp luật về giải thể
doanh nghiệp cũng đã có sự thay đổi để dần phù hợp với yêu cầu quản lý
và quy luật thị trƣờng. Nếu nhƣ trƣớc đây quy định về giải thể doanh
nghiệp đƣợc thể chế tƣơng ứng và không thống nhất giữa các loại hình
doanh nghiệp nhƣ: Đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì các
quy định về giải thể doanh nghiệp đƣợc ghi nhận tại Luật Công ty năm
1990, Luật Doanh nghiệp tƣ nhân năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm
1999; đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, việc giải thể đƣợc quy định tại
Luật Doanh nghiệp Nhà nƣớc năm 1995, Luật Doanh nghiệp Nhà nƣớc
năm 2003.
Nhằm tạo môi trƣờng pháp lý bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp
phát triển, khắc phục sự không thống nhất giữa các loại hình doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định thống nhất, không phân biệt tính
chất sở hữu, thành phần kinh tế và ngành, nghề kinh doanh đối với các loại
hình doanh nghiệp nói chung và giải thể doanh nghiệp nói riêng.
1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về giải thể doanh nghiệp
Đối với mỗi quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội, cơ chế quản lý,
thị trƣờng, trình độ phát triển, trình độ, phong tục tập quán… khác nhau thì
pháp luật về giải thể doanh nghiệp cũng đƣợc quy định khác nhau. Hiện
nay ở Việt Nam các quy định về giải thể doanh nghiệp nói chung đƣợc ghi
nhận cơ bản trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 và hệ thống các văn bản
hƣớng dẫn thi hành, gồm những nội dung cơ bản quyền và lợi ích của các
chủ thể có liên quan trong quá trình giải thể doanh nghiệp.



17
1.2.2.1. Pháp luật về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
Pháp luật Việt Nam quy định các trƣờng hợp và điều kiện giải thể
doanh nghiệp tại Khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp năm 2014 với bốn
trƣờng doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể:
Trường hợp 1, kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công
ty mà không có quyết định gia hạn.
Trường hợp 2, theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp tƣ nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh,
của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm
hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
Trường hợp 3, công ty không còn đủ số lƣợng thành viên tối thiểu
theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm
thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Trường hợp 4, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với pháp luật của Trung Quốc, quy dịnh về các trƣờng hợp giải
thể doanh nghiệp gần giống với quy định của pháp luật Việt Nam. Về các
trƣờng hợp giải thể của doanh nghiệp tƣ nhân, pháp luật Trung Quốc quy
định trƣờng hợp 2 trƣờng hợp:
Trường hợp 1, giải thể tự nguyện, chủ doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc
quyết định việc có giải thể doanh nghiệp hay không, nghĩa là lý do giải thể
phụ thuộc vào lựa chọn và ý chí của chủ doanh nghiệp tƣ nhân. Điều này
đảm bảo đƣợc một cách cao hơn quyền tự do kinh doanh và sở hữu doanh
nghiệp của các nhà đầu tƣ.


18
Trường hợp 2, trƣờng hợp bắt buộc giải thể khi bị thu hồi giấy đăng
ký kinh doanh.

Về các trƣờng hợp giải thể của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần quy định các trƣờng hợp giải thể doanh nghiệp:
Trường hợp 1, thời gian hoạt động của doanh nghiệp quy định tại
điều lệ hoạt động hết hoặc có định về vấn đề giải thể của công ty quy định
tại điều lệ hoạt động của công ty.
Trường hợp 2, hội đồng thành viên hoặc hội nghị của thành viên
công ty quyết định giải thể công ty; xét thấy cần thiết giải thể hoặc chia
tách công ty.
Trường hợp 3, giấy phép kinh doanh bị thu hồi hoặc đóng cửa hoặc
huỷ bỏ theo quy định của pháp luật hoặc Toà án nhân dân quyết định giải
thể theo quy định.
Pháp luật Hoa Kỳ

[8]

quy định khác nhau cho mỗi loại hình doanh

nghiệp nhƣ pháp luật, về các trƣờng hợp giải thể doanh nghiệp đƣợc
ghi nhận tại các Luật mẫu điều chỉnh đối với từng loại hình doanh
nghiệp; nhƣ:
Điều 701 Luật mẫu về công ty trách nhiệm hữu hạn:
Trường hợp 1, xảy ra sự kiện hay hoàn cảnh mà đã thỏa thuận trong
hợp đồng thành lập công ty là sự kiện hay hoàn cảnh đó dẫn tới việc giải
thể công ty.
Trường hợp 2, đƣợc sự đồng ý của tất cả các thành viên.
[8] Trần Quỳnh Anh (2010), “Công ti trách nhiệm hữu hạn theo pháp luật Hoa Kỳ”, Tạp chí Luật học ,
(12), tr.3-10


19

Trường hợp 3, công ty không có thành viên trong thời hạn 90 ngày
liên tục.
Trường hợp 4, Tòa án yêu cầu giải thể công ty theo đơn của một
thành viên theo quy định.
Trường hợp 5, Tòa án yêu cầu giải thể công ty theo đơn của một
thành viên trong trƣờng hợp các nhà quản lý hoặc những thành viên kiểm
soát hoạt động của công ty...
Điều 801, Luật mẫu về công ty hợp danh năm 1997:
Trường hợp 1, công ty hợp danh nhận đƣợc thông báo của một thành
viên sẽ rút khỏi công ty theo quy định...
Trường hợp 2, công ty hợp danh có thời hạn hoạt động hoặc mục tiêu
cụ thể: Có một thành viên chết hoặc rút khỏi công ty... hoặc rút khỏi công
ty trái pháp luật theo quy định ..và đƣợc ít nhất ½ số thành viên còn lại
đồng ý chấm dứt hoạt động của công ty. Tất cả các thành viên đồng ý chấm
dứt hoạt động của công ty; Kết thúc thời hạn hoạt động hoặc hoàn thành
mục tiêu đã định.
Trường hợp 3, xảy ra sự kiện đã thỏa thuận trong Điều lệ công ty là
sự kiện đó dẫn tới việc chấm dứt hoạt động của công ty.
Trường hợp 4, xảy ra sự kiện làm cho tất cả hoặc hầu hết tất cả hoạt
động kinh doanh của công ty trở thành bất hợp pháp.
Trường hợp 5, theo đơn của một thành viên, Tòa án xác định: Mục
đích kinh tế của công ty không thành công một cách bất hợp lý; thành viên
khác đã có các hành vi liên quan đến việc kinh doanh của công ty mà điều


×