Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài văn tham khảo lớp 5 (t1t5). Rèn luyện kĩ năng viết văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.57 KB, 10 trang )

Dùng làm tài liệu tham khảo hoặc rèn luyện khả năng viết văn.
Các đề sắp xếp theo thứ tự trong sách giáo khoa từ tuần 1 đến tuần 5.
Bao gồm các phần: lưu ý trước khi làm, dàn bài, bài làm, đề tự luyện
thêm và gợi ý.
Đề 1. Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong
vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương
rẫy).
a. Lý thuyết, lưu ý:
Dàn ý: là những câu ngắn gọn nhưng không thể thiếu mà trước khi làm
bài, chúng ta suy nghĩ ra, sắp xếp các câu cho phù hợp, rồi dựa vào đó
viết thành bài văn.
Bài văn: các em chú ý nếu đề yêu cầu là "bài văn" thì chúng ta cần viết
cả mở bài, thân bài, kết bài. Còn nếu là "đoạn văn" thì không cần cả ba
phần trên. Đây là lỗi cơ bản mà nhiều bạn hay nhầm.
Tả là làm cho sự vật như hiện lên trước mắt người đọc.
*Nếu đề yêu cầu tả cảnh thì chúng ta có thể làm theo các hướng:
Tả theo không gian: từ gần đến xa (ví dụ từ mặt đất lên bầu trời, từ cánh
đồng này đến con đường bên kia), hoặc ngược lại từ xa đến gần.
Tả theo trình tự thời gian (ví dụ nếu chọn buổi sáng, em có thể tả từ khi
mắt trời vừa mới ngủ dậy cho đến khi nắng đã lên cao và chói chang)...
b. Dàn bài: Buổi sáng trên cánh đồng
Mở bài: Giới thiệu cánh đồng vào buổi sớm.
Thân bài: Miêu tả cảnh vật xung quanh
- Bầu trời xanh trong vắt, mây trắng bồng bềnh trôi.
- Từng đàn chim lượn bay hát lên khúc ca chào đón ngày mới.


- Đồng lúa mềm mại như tấm thảm xanh mướt, hương lúa thơm thoang
thoảng.
- Đàn trâu hiền lành cúi đầu gặm cỏ.
- Vài cậu trò nhỏ cắp sách đến trường đi ngang qua cánh đồng.


Kết bài: Cảm xúc của em đối với khung cảnh.
c. Đề tự luyện:
Lập dàn ý bài văn tả cảnh buổi sáng (hoặc trưa, chiều) nơi em sinh
sống.
Gợi ý:
Em dự định sẽ tả cảnh gì?
Những sự vật nổi bật của khung cảnh? (cây cối, hoa trái, con đường,...)
Khung cảnh em chọn miêu tả có con người chứ? Họ có đặc điểm như
thế nào? (tóc đen mượt, tính cách dịu dàng,...)
Em có cảm xúc gì với cảnh đó? (yêu quý, thân thương, kỉ niệm đẹp…)
Đề 2. Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 1, em hãy viết đoạn văn tả cảnh một
buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên
đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
a. Lưu ý, dàn bài: như ở đề 1. Lần này đề yêu cầu là "đoạn văn" thôi
nhé.
b. Bài làm:
Bầu trời buổi ban mai trong vắt. Những đám mây bông bềnh trôi đang
thư thả nhìn xuống cánh đồng bao la bát ngát. Lúa uốn người mềm mại
theo gió, trải ra thành một tấm thảm xanh mướt mang theo hương lúa
thơm thoang thoảng. Ở gần đó đàn trâu hiền lành đang cúi đầu gặm cỏ.
Từng đàn chim lượn bay hát lên khúc ca chào ngày mới. Buổi sáng trên


cánh đồng thật đẹp và đầy sức sống, khiến vài cậu trò nhỏ đi ngang qua
mà như lưu luyến chẳng muốn rời.
c. Đề tự luyện:
Dựa vào dàn ý em đã lập ở đề 1, hãy viết đoạn văn tả cảnh nơi em sinh
sống hoặc tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
Đề 3. Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu
tả một cơn mưa.

a. Lưu ý: như ở đề 1.
Đề yêu cầu là "bài văn" nên sẽ gồm 3 phần.
Đối với tả mưa, chúng ta tả theo trình tự thời gian sẽ hay và hợp lí hơn.
(Từ lúc sắp mưa, đến bắt đầu mưa sau đó tạnh mưa)
b. Dàn bài:
Mở bài:
- Tiết trời đang oi nồng.
- Bỗng mây đen kéo tới phủ khắp trời, gió bắt đầu nổi lên báo hiệu mưa
sắp đến.
Thân bài:
- Lúc mưa:
+Sự vật:


Mây xám kéo nhau chụm lại che mất ánh sáng.



Gió lạnh buốt thét gào, thổi lá cây nghe xào xạc.



Mưa lớn dần. Mưa gõ trên mái nhà, mặt sân, tạt vào cửa kính
vang lên âm thanh ngộ nghĩnh.



Cây cối được tắm mát, vẫy vẫy cành lá như múa hát dưới mưa.



+ Con người:


Người đi đường tìm chỗ trú mưa, dừng lại mặc áo mưa.



Cũng có những người vội vã phóng nhanh trên đường.

- Khi hết mưa:
+ Bầu trời quang đãng.
+ Cảnh vật thay áo mới
Kết bài:
- Ánh cầu vòng sau cơn mưa.
- Không khí mát mẻ dễ chịu.
c. Đề tự luyện:
Hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một ngày nắng đẹp.
Gợi ý:
Cảnh em muốn tả là ở đâu?
Ngày nắng trong xanh thời tiết dễ chịu nhỉ? Dễ chịu như thế nào? Có sự
vật nào đẹp nổi bật? (cây trái căng mọng dưới ánh nắng, hạt sương đón
lấy nắng ánh lên sắc cầu vòng, chim chóc hót líu lo...)
Em sẽ viết về con người chứ? Trông họ ra sao? Đang làm gì? (ông nội
em tóc dần đổ bạc đang cần mẫn chăm sóc cây...)
Và em nữa, một ngày đẹp trời như thế em có cảm xúc gì? Dự định sẽ
làm gì? (háo hức, đi chơi cùng bạn bè...)
Đề 4. Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em vừa trình bày
trong tiết trước, viết thành một đoạn văn.
a. Lưu ý và dàn bài: như ở đề 3.



Đề yêu cầu viết "đoạn văn".
b. Bài làm:
Những đám mây như bị ai đó vô tình làm rơi bút vẽ màu xám lên trên,
bị nhuộm thành một màu u ám, kéo nhau chụm lại che mất ánh sáng.
Xào xạc, xào xạc, cành cây bị gió thổi đung đưa. Gió lạnh buốt giận dữ
thét gào. Rồi những hát mưa bắt đầu rơi, ngày càng nặng hạt. Mưa gõ
trên mái nhà, mặt sân, mưa đập trên những tán lá, tạt vào cửa kính làm
vang lên những âm thanh ngộ nghĩnh. Đường phố tấp nập ngày nào giờ
trở nên vắng vẻ. Vài người tìm chỗ trú mưa hoặc dừng lại mặc áo mưa.
Cũng có những xe vội vã phóng nhanh trên đường. Cây cối được tắm
mát sau nắng gắt thì như vui sướng lắm, vẫy vẫy cành lá như đang làm
một điệu múa dưới mưa. Đúng như câu nói "Sau cơn mưa trời lại
sáng",bầu trời quang đãng dần và cảnh vật như được thay áo mới.
c. Đề tự luyện:
Dựa vào dàn ý đã lập, hãy viết bài văn miêu tả một ngày nắng đẹp trời.
Đề 5. Quan sát trường em. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý
cho bài văn miêu tả ngôi trường. Viết đoạn văn theo dàn ý trên.
a. Lưu ý: như ở đề 1.
Đối với tả những địa điểm như trường học, nhà ở,... các em nên viết
thêm một vài hoạt động của con người (bản thên em, thầy cô bạn bè, bố
mẹ anh chị em,...) để bài văn thêm sinh động nhé. Nhưng không nên
viết quá nhiều hoặc dài dòng để tránh lạc đề.
b. Dàn bài:
Mở bài: Giới thiệu ngôi trường của em.
Thân bài:
- Sự vật:
+ Ngôi trường của em được sơn màu trắng và vàng.



+ Sân trường lát xi măng rộng rãi, trồng nhiều cây xanh và có các khu
trò chơi.
+ Cây vươn cành lá xanh mát che nắng cho chúng em.
+ Giữa sân là cột cờ với lá cờ đỏ sao vàng tự hào tung bay trong gió.
+ Trường có hơn mười phòng học. Phòng nào cũng có bảng chống lóa
sơn màu xanh lá cây thẫm, bàn ghế bóng loáng được sắp xếp gọn
gàng.
- Hoạt động ở trường:
+ Em thường ngồi dưới gốc cây để ôn bài hoặc trò chuyện cùng bạn bè.
+ Ở trường chúng em được dạy những điều hay lẽ phải, được gặp thầy
cô bạn bè.
Kết bài: Cảm xúc đối với ngôi trường.
c. Bài làm: (đoạn văn)
Ngôi trường của em được sơn màu trắng và vàng. Sân trường lát xi
măng rộng rãi, trồng nhiều cây xanh và có các khu trò chơi để chúng em
giải trí sau những giờ học bài căng thẳng. Em thường ngồi dưới gốc cây
để ôn bài hoặc trò chuyện cùng bạn bè. Cây vươn cành lá xanh mát,
rộng lớn và vững chắc che nắng cho chúng em. Giữa sân là cột cờ, buổi
sáng mỗi tuần khi chào cờ lá cờ đỏ sao vàng được kéo cao lên, tự hào
tung bay phấp phới trong gió. Trường có hơn mười phòng học. Phòng
nào cũng có bảng chống lóa sơn màu xanh lá cây thẫm, bàn ghế bóng
loáng được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Tại trường học, chúng em
được dạy những điều hay lẽ phải, được gặp thầy cô bạn bè. Em rất yêu
mái trường của em.
d. Đề tự luyện:
Lập dàn ý tả cảnh nơi em sống vào ngày lễ Trung Thu. Viết bài văn theo
dàn ý trên.


Lễ Trung Thu bắt đầu khi nào? Bầu không khí,đường phố lúc ấy ra sao?

Mọi người chuẩn bị như thế nào cho ngày lễ này?
Em thích Trung Thu không? Vì sao?
Đừng quên miêu tả cảnh vật như bầu trời,vầng trăng, cây cối, các khóm
hoa,... để làm bài viết thêm sinh động nhé.
Đề 6: TẢ CẢNH (Kiểm tra viết)
1/ Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong
công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
Bài làm
Tia nắng tinh nghịch vuốt ve những giọt sương còn đọng trên cánh
đồng làng em. Cánh đồng buổi sớm trông thật đẹp làm sao.
Bầu trời buổi ban mai trong vắt. Những đám mây bông bềnh trôi đang
thư thả nhìn xuống cánh đồng bao la bát ngát. Lúa uốn người mềm mại
theo gió, trải ra thành một tấm thảm xanh mướt mang theo hương lúa
thơm thoang thoảng. Ở gần đó đàn trâu hiền lành đang cúi đầu gặm cỏ.
Từng đàn chim lượn bay hát lên khúc ca chào ngày mới. Cảnh vật trông
thật đẹp và đầy sức sống, khiến vài cậu trò nhỏ đi ngang qua mà như
lưu luyến chẳng muốn rời.
Cánh đồng làng chứa đựng những vất vả gian lao của người nông
dân, những điều tự nhiên bình dị gắn bó từ lâu với mọi người. Nó sẽ
mãi là hình ảnh đẹp trong kí ức tuổi ấu thơ của em.
2/ Tả một cơn mưa.
Bài làm
"Giá mà có mưa nhỉ?" Em nghĩ thầm khi vừa đi học về trong cái oi
nồng của tiết trời. Một lát sau, bỗng mây đen kéo tới phủ khắp trời và
gió bắt đầu nổi lên, báo hiệu một cơn mưa sắp đến. Em chợt mỉm cười
vì sự trùng hợp kì lạ này.


Những đám mây như bị ai đó vô tình làm rơi bút vẽ màu xám lên trên,
bị nhuộm thành một màu u ám, kéo nhau chụm lại che mất ánh sáng.

Xào xạc, xào xạc, cành cây bị gió thổi đung đưa. Gió lạnh buốt giận dữ
thét gào. Rồi những hạt mưa bắt đầu rơi, ngày càng nặng hạt. Mưa gõ
trên mái nhà, mặt sân, mưa đập trên những tán lá, tạt vào cửa kính làm
vang lên những âm thanh ngộ nghĩnh. Đường phố tấp nập ngày nào giờ
trở nên vắng vẻ. Vài người tìm chỗ trú mưa hoặc dừng lại mặc áo mưa.
Cũng có những xe vội vã phóng nhanh trên đường. Cây cối được tắm
mát sau nắng gắt thì như vui sướng lắm, vẫy vẫy cành lá như đang làm
một điệu múa dưới mưa. Đúng như câu nói "Sau cơn mưa trời lại
sáng",bầu trời quang đãng dần và cảnh vật như được thay áo mới.
Cơn mưa đã mang đến cho nơi này một bầu không khí mát mẻ dễ
chịu. Cầu vòng vẽ một đường trên cao, em ngắm nhìn những sắc màu
rực rỡ ấy, miệng khẽ ngân nga câu hát.
3/ Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em).
Dàn bài:
Mở bài: Giới thiệu ngôi nhà.
Thân bài:
- Nhà em có... tầng, nằm ở...
- Nhà được phủ lớp áo xanh lá, màu của hy vọng, của tự nhiên đâm
chồi nảy lộc.
- Phòng khách rộng rãi, có hoa tươi, tranh phong cảnh,... ngoài việc để
tiếp khách còn là nơi mỗi tối gia đình sum vầy cùng xem ti vi, chơi đùa...
- Có hai phòng ngủ. Một cho bố mẹ còn lại cho em. Đây là nơi em thích
nhất, chứa đầy vật dụng em yêu thích, treo những "tác phẩm" sáng tạo
của em.
- Phòng bếp được sơn màu vàng ấm cúng với dụng cụ làm bếp tiện
nghi giúp những bữa cơm gia đình thêm đầm ấm.
- Vườn cây sau nhà cây xanh mát, hoa nở rộ, chim hót líu lo...


Kết bài: Cảm xúc của em đối với ngôi nhà.

Bài làm:
Những buổi sớm, tia nắng vàng lại trải mình trên ngôi nhà màu xanh
mà em đã gắn bó bấy lâu. Mỗi ngày trôi qua, tình cảm của em dành cho
mái ấm thân thương này lại nhiều thêm một chút.
Màu xanh lá của ngôi nhà được cả gia đình em yêu thích, vì đó là sắc
màu của hy vọng, của tự nhiên đâm chồi nảy lộc. Nhà có một phòng
khách rộng rãi, được tô điểm thêm nhờ chậu hoa tươi trên bàn mẹ đặt
và những bức tranh phong cảnh hài hòa mà bố treo. Ngoài việc để tiếp
khách đó còn là nơi gia đình em bên nhau mỗi tối cùng xem ti vi, chơi
đùa. Có hai phòng ngủ, một là cho bố mẹ và còn lại là cho em. Đây
cũng là nơi em thích nhất. Phòng ngủ của em đầy những vật dụng màu
xanh, từ chú gấu đồ chơi chơi với bộ lông mềm mượt, gối đôrêmon ngộ
nghĩnh đến chiếc bàn học xinh xắn có lớp gỗ bóng loáng. Em được tự
do vẽ vời sáng tạo và tự hào treo những "tác phẩm" của mình ở khắp
phòng. Kế đến là nhà bếp. Nơi này được sơn màu vàng ấm cúng và có
những dụng cụ làm bếp tiện nghi. Nhờ vậy những bữa cơm gia đình em
lúc nào cũng vô cùng đầm ấm. Sau nhà có một khoảng sân nhỏ. Đến
mua xuân, cây thay áo và hoa nở rộ, thu hút ong bướm, chim chóc cùng
đến đây chơi đùa.
Em rất yêu ngôi nhà của em, nơi em được sống trong tình yêu thương
của bố mẹ, nơi em lưu giữ những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời.
* Một số lỗi thường gặp của học sinh khi làm văn:
- Tả không đúng trọng tâm, lạc đề.
- Dùng sai từ do không hiểu nghĩa của từ.
Ví dụ các em viết: “Cảnh vật thiên nhiên trong đêm trăng thật tươi đẹp
em cảm thấy quê em thật hiền hòa”. Câu này dùng sai từ “hiền hòa”,
cần thay bằng từ “thanh bình”.
- Hay lặp đi lặp lại một hoặc một vài từ.



Ví dụ: “Quê ngoại em là một vùng quê ven sông Hồng, quê ngoại em có
đồng lúa rộng, quê ngoại em có một đầm sen nở hoa thơm ngát”.
- Sai chính tả...
Do đó để viết được bài văn hay các em cần đọc nhiều sách để tìm tòi
cách viết hay, rèn luyện cho bản thân thói quen viết (như viết nhật kí
chẳng hạn), thường xuyên quan sát và có cảm nhận riêng...



×