Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

ĐỀ tài KHOA học mô HÌNH và PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG của các lực LƯỢNG QUÂN đội sản XUẤT, xây DỰNG KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.62 KB, 148 trang )

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là
quy luật tồn tại và phát triển của nước ta hiện nay. Đó cũng là sự tiếp nối
truyền thống ngàn năm dựng nước phải đi đôi với giữ nước của ông cha.
Ngày nay, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên đất
nước ta đang diễn ra trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong và ngoài nước
đang có những biến chuyển, vừa có thời cơ vừa chứa đựng những nguy cơ
không thể xem thường. Do vậy, trong khi không một phút lơ là nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc, duy trì cục diện hòa bình ổn định cho phát triển kinh tế xã hội, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức huy động mọi nguồn
lực, mọi khả năng để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước nhằm thực hiện mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ và văn minh".
Có thể thấy rằng, tư duy chiến lược mới về bảo vệ Tổ quốc, về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, về phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đang đặt ra những vấn đề rất mới đối với quân đội
trong hoạt động thực tiễn của mình. Nó đòi hỏi quân đội phải bổ sung, đổi
mới tư duy về các nhiệm vụ chiến lược, trong đó có nhiệm vụ lao động sản
xuất, xây dựng kinh tế.
Trong suốt hơn 70 năm qua kể từ ngày thành lập, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế luôn có vị trí, ý
nghĩa rất quan trọng, là truyền thống, bản chất và nhiệm vụ chiến lược lâu
dài. Trong các bước ngoặt lịch sử của dân tộc ta từ khi có Đảng mỗi khi đất
nước có chuyển biến Đảng lại có sự chỉ đạo cụ thể về vấn đề này. Bởi vậy,
quân đội đã góp phần đắc lực vào phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần cho bộ đội, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ
sản xuất và cải tiến vũ khí trang bị, nâng cao năng lực của khu vực sản xuất
1



quân sự đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của quân đội, của đất nước
trong từng giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam.
Trước sự phát triển về lý luận và những yêu cầu mới của thực tiễn:
quân đội sản xuất, xây dựng kinh tế trong cơ chế thị trường, nền kinh tế
nhiều thành phần, đất nước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong bối
cảnh toàn cầu hóa, việc Đảng và Nhà nước đang thực hiện chủ trương đổi
mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước (trong đó có doanh nghiệp
quân đội) để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước làm cho kinh tế nhà nước ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN. Do vậy, để phát huy bản chất truyền thống
"Bộ đội cụ Hồ" trong điều kiện lịch sử mới, để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh tế của quân đội việc nghiên cứu "Mô hình và phương thức hoạt
động của các lực lượng quân đội sản xuất, xây dựng kinh tế" là một vấn
đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu: Xây dựng các luận cứ khoa học về mô hình tổ chức
và phương thức hoạt động của các lực lượng quân đội sản xuất, xây dựng
kinh tế trong giai đoạn sắp tới. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để tổ
chức thực hiện.
2.2. Nhiệm vụ: Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu trên đề tài có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu đặc điểm và vai trò của quân đội tham gia phát triển
kinh tế - xã hội và kinh nghiệm sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội
một số nước trên thế giới.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn mô hình tổ chức và phương
thức hoạt động của các lực lượng quân đội sản xuất, xây dựng kinh tế.
- Đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các mô hình trên.
2


3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức mô hình và phương thức
hoạt động của các lực lượng quân đội sản xuất, xây dựng kinh tế:
- Các doanh nghiệp quân đội sản xuất, xây dựng kinh tế.
- Các khu kinh tế quốc phòng.
- Lực lượng quân đội thường trực sản xuất, xây dựng kinh tế.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu của đề tài
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về kinh tế và quân sự; các quan điểm, đường lối kinh tế,
đường lối quân sự của Đảng cộng sản Việt Nam.
Đề tài vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử, phương pháp thống kê - so
sánh, phân tích - tổng hợp, cấu trúc hệ thống và phương pháp chuyên gia.
5. Kết cấu của đề tài
Gồm phần mở đầu, ba chương, kết luận và các phụ lục kèm theo.

3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
QUÂN ĐỘI SẢN XUẤT, XÂY DỰNG KINH TẾ

1.1. VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI THAM GIA SẢN XUẤT, XÂY DỰNG
KINH TẾ

1.1.1. Mối quan hệ giữa quốc phòng với kinh tế, vai trò của quân
đội nhân dân Việt Nam đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Mối quan hệ giữa kinh tế và chiến tranh từ rất lâu đã là mối quan
tâm của các nhà tư tưởng, các nhà kinh tế và quân sự. Về vấn đề này trong
lịch sử, người ta đã bắt gặp khá nhiều quan điểm, ít nhiều mang tính phiến

diện. Có quan điểm sùng bái kinh tế, coi kinh tế là điều kiện tiên quyết đối
với thắng lợi của các cuộc chiến tranh. Quan điểm ngược lại thì hạ thấp vai
trò kinh tế, coi sự thiên tài của các tướng lĩnh và lòng quả cảm của người
lính là quyết định.
Mối quan hệ giữa kinh tế và chiến tranh chỉ được luận giải một cách
khoa học nhờ chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mác - Lênin, trong đó khẳng định: mọi cuộc chiến tranh đều có nguồn gốc
kinh tế và đến lượt mình, chiến tranh luôn tác động tới sự phát triển kinh tế.
Nghiên cứu về các cuộc chiến tranh trong lịch sử, chủ nghĩa Mác Lênin đã chỉ rõ, mọi cuộc chiến tranh đều xuất phát từ lợi ích kinh tế, nói
đúng hơn, chế độ kinh tế luôn qui định mục tiêu của chiến tranh. Tính chất
xâm lược, khát vọng chiến tranh luôn đồng hành với CNĐQ bởi thuộc tính
vốn có của CNĐQ là bành trướng. Chế độ kinh tế TBCN luôn thúc đẩy và
làm phát triển các mâu thuẫn giữa các nước và lực lượng khác nhau trong
chiếm đoạt thị trường nguyên liệu, nhân công và thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Nói khác đi, còn CNĐQ thì có nghĩa là còn có nguy cơ chiến tranh.
Kinh tế không chỉ là nguyên nhân của chiến tranh mà còn là cơ sở
vật chất để tiến hành chiến tranh, có ảnh hưởng quyết định đối với qui mô,
4


thời gian, cường độ và phương thức tiến hành chiến tranh. Tuy nhiên, ưu
thế kinh tế tự nó không thể đảm bảo ưu thế quân sự và đảm bảo giành
thắng lợi trong chiến tranh:
Thứ nhất, vì hoạt động quân sự không chỉ chịu ảnh hưởng của nhân
tố kinh tế mà còn bị chi phối bởi các mục tiêu chính trị, các đặc điểm dân tộc,
đặc điểm địa lý của đất nước và cả các nhân tố chủ quan như tương quan
lực lượng của mình và đối phương, trình độ của tướng lĩnh và của chiến sĩ.
Thứ hai, sức mạnh kinh tế không thể tự nó biến thành sức mạnh
quân sự. Để có được sức mạnh quân sự, cần phải tổ chức nền kinh tế một
cách hợp lý để có thể huy động nhanh và hiệu quả các nguồn lực nhằm thỏa

mãn các nhu cầu của quốc phòng, nhu cầu của chiến tranh.
Và tất nhiên, chiến tranh cũng tác động trở lại đối với kinh tế. Hậu
quả không thể tránh khỏi của chiến tranh là người chết, cơ sở vật chất bị
phá hủy, tài sản quốc gia mất mát và khả năng sản xuất của xã hội bị thu
hẹp lại do phải rút bớt một số lớn nhân lực đang tham gia sản xuất để bổ
sung cho quân đội; phải tổ chức sản xuất các loại quân dụng. Việc cung cấp
cho các ngành sản xuất quân sự những phương tiện cần thiết trong nền kinh
tế quốc dân sẽ đưa đến những biến đổi quan trọng về cơ cấu, các chỉ tiêu
kinh tế, cấu trúc ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ v.v...
Từ sự phân tích về mối quan hệ giữa chiến tranh và kinh tế, giữa
sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế cho thấy mối quan hệ hữu cơ giữa
kinh tế và quốc phòng. Ở đây cần nhấn mạnh rằng, mối quan hệ giữa sức
mạnh kinh tế với sức mạnh quân sự được nhận thức và vận dụng khác
nhau, tùy theo mục đích mà từng chế độ xã hội theo đuổi. Có những nước,
sự kết hợp này là nhằm tiến hành chiến tranh xâm lược. Với những nước
khác, đó là để củng cố nền an ninh quốc phòng, bảo vệ độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, tài sản và tính mạng nhân dân.
Một quốc gia độc lập, có chủ quyền, muốn tồn tại và phát triển đều
phải biết kết hợp hài hòa xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng. Đó cũng
là yêu cầu đối với nhà nước XHCN.
5


Bản chất của chủ nghĩa xã hội là hòa bình và hữu nghị. Nhưng thực
tế khi cách mạng vô sản chưa thể thành công cùng một lúc trên cả thế giới,
các nước XHCN luôn đứng trước sự đe dọa thường xuyên, nghiêm trọng
của những âm mưu xâm lược và can thiệp quân sự đủ mọi qui mô từ phía
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế. Trong những điều kiện
đó, bất cứ một nhà nước XHCN nào trong khi triển khai công cuộc lao
động sáng tạo hòa bình của mình cũng phải chăm lo xây dựng, củng cố sự

nghiệp quốc phòng - an ninh vững mạnh để bảo vệ vững chắc thành quả
xây dựng đó. Điều này đã trở thành một yêu cầu có tính tất yếu khách quan,
một qui luật của mọi cuộc cách mạng XHCN trong thời đại hiện nay. Nói
cách khác, nền kinh tế quốc dân, trong khi phát triển để đáp ứng những nhu
cầu vốn có của chủ nghĩa xã hội, phải tính đến việc đáp ứng đầy đủ những
yêu cầu chuẩn bị và tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc theo những đòi
hỏi của cuộc chiến tranh hiện đại. Điều đó có nghĩa là phải thường xuyên
chi phí rất lớn cho việc chuẩn bị chiến tranh, phải luôn duy trì một lực
lượng vũ trang tương đối đông đảo và ngày càng hoàn thiện về khả năng
chiến đấu, phải tổ chức việc sản xuất ra các sản phẩm quân sự, những hệ
thống vũ khí trang bị và không ngừng cải tiến chúng, không ngừng hiện đại
hóa lực lượng quốc phòng của đất nước.
Ở nước ta, qui luật nói trên đồng thời là sự tiếp nối của qui luật vốn
có trong lịch sử dân tộc dựng nước đi đôi với giữ nước.
Do vị trí chiến lược của mình, đất nước Việt Nam trải qua 4000
năm lịch sử, kể từ khi các vua Hùng dựng nước đến nay, luôn luôn bị các
thế lực xâm lược bên ngoài nhòm ngó. Nếu chỉ tính từ năm 214 trước công
nguyên, khi đạo quân xâm lược đầu tiên của đế chế nhà Tần tiến vào đất
nước Âu Lạc đến năm 1945, trước khi Cách mạng Tháng 8 thành công, dân
tộc ta đã trải qua 2160 năm chống ngoại xâm. Một trong những bài học quý
báu mà tổ tiên ta để lại là đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế gắn liền với
củng cố quốc phòng, làm cho "dân giàu, nước mạnh".
6


Từ thế kỷ thứ X tới thế kỷ thứ XV, các triều đại phong kiến đang
lên: Đinh, Lê, Lý, Trần... nhìn chung đều quan tâm đến việc đẩy mạnh sản
xuất, đưa nền kinh tế đất nước tiến triển bằng nhiều biện pháp khác nhau
như: Khuyến khích việc di dân từ miền xuôi lên các vùng biên thùy xa xôi
để khai phá đất hoang; cho phép các gia đình vương hầu, quý tộc được

chiêu mộ dân nghèo không có ruộng đất làm nô tì đi khai khẩn miền đất bồi
ven biển ở hạ lưu sông Hồng, lập nên các điền trang màu mỡ có dân cư
đông đúc v.v... Có thể nói, đấy là sự phân bố lại nhân lực, vật lực để giữa
các vùng trong nước bớt phần chênh lệch, để khi nếu có chiến tranh xảy ra
thì việc cung ứng sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm đỡ phần khó khăn, lúng túng.
Đồng thời, các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần còn chú ý tu bổ, mở
mang những tuyến đường giao lưu thủy, bộ không những nhằm mục đích
giao lưu kinh tế mà còn phục vụ đắc lực cho nhu cầu quốc phòng quân sự
như cơ động lực lượng vận tải tiếp tế, thông tin liên lạc khi chiến tranh xảy
ra. Những cuộc hành quân cơ động lực lượng hàng vạn, chục vạn người
trong 3 cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên vào nửa cuối thế kỷ XIII
và trong những lần đánh dẹp các lực lượng phong kiến phương Nam, phía
Tây xâm nhập bờ cõi đất nước ta vào nửa cuối thế kỷ XV đã được tiến
hành mau lẹ, một phần là nhờ ở hệ thống giao thông thủy bộ được tu bổ,
mở mang sẵn từ thời bình.
Cùng với sự khuyến khích nông nghiệp, chú ý tu bổ, mở mang giao
thông, các triều đại phong kiến đang lên Đại Việt còn quan tâm đến việc
phát triển các ngành thủ công nghiệp trong nước, nhất là các ngành nghề có
liên quan đến quốc phòng của đất nước. Từ thế kỷ XI trở đi, Đại Việt đã
bắt đầu xuất hiện các xưởng thủ công của Nhà nước đặt ở kinh đô. Cùng
với các xưởng thủ công của Nhà nước, các lò thủ công gia đình cũng được
phát triển. Các lò thủ công thời bình thì hướng vào nhu cầu phát triển sản
xuất và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân địa phương; thời chiến thì có thể mau
chóng chuyển sang phục vụ các nhu cầu quân sự như các nghề khai mỏ,
7


đúc đồng, rèn sắt, đóng thuyền v.v... Đây là cơ sở sản xuất cung cấp chủ
yếu các loại vũ khí cho các lực lượng thủy binh, thổ binh và còn cung ứng,

sửa chữa vũ khí cho quân triều đình nữa.
Để kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ Tổ quốc, tổ tiên ta đã ban
hành và thực hiện một chính sách lớn (có thể nói là quốc sách), đó là chính
sách "Ngụ binh ư nông". Đây là một cơ chế hoàn thiện về mặt động viên và
sử dụng nhân lực trong việc xây dựng lực lượng vũ trang phòng vệ đất
nước, xây dựng lực lượng quân sự. Cơ chế này đã tạo ra cho dân tộc Đại
Việt có binh mạnh, lương nhiều trong thời bình và thực hiện "toàn dân là
lính", "cả nước đánh giặc" trong thời chiến, bảo đảm thế quân bình giữa
kinh tế và quốc phòng, giữa lực lượng sản xuất và lực lượng chiến đấu, bảo
đảm mối quan hệ tương hỗ giữa tiền phương và hậu phương trong chiến tranh
giữ nước, bảo đảm sự hiện diện của một quân đội thường trực, tinh thông võ
nghệ, sẵn sàng chiến đấu kết hợp với một lực lượng hùng hậu quân dự bị
đông đảo, dễ dàng huy động. "Ngụ binh ư nông' là một quan điểm lớn, một
bài học lớn về kết hợp quốc phòng và kinh tế được phát huy tích cực trong
hàng trăm năm chống giặc ngoại xâm để bảo tồn nền độc lập và phát triển của
dân tộc ta.
Như vậy, để có thể kết hợp tốt nhất hai nhiệm vụ nói trên phải sử
dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực, tài lực, vật lực và tùy từng giai
đoạn cụ thể của đất nước mà tập trung cho kinh tế hay quốc phòng. Những
khi không có chiến tranh, quân đội vừa được huấn luyện, tổ chức để sẵn
sàng chiến đấu vừa phải huy động các nguồn lực của mình đóng góp cho
phát triển kinh tế, đồng thời đó cũng chính là chuẩn bị các tiền đề vật chất
để hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu khi có yêu cầu. Nói cách khác, quân
đội sản xuất, xây dựng kinh tế là một vấn đề thiết yếu, một yêu cầu khách
quan. Với nước ta, quân đội sản xuất, xây dựng kinh tế còn là một truyền
thống. Từ thời nhà Lý, Trần với chính sách "tĩnh vi nông, động vi binh",
quân đội đã linh hoạt thực hiện chức năng vừa chiến đấu vừa sản xuất của
mình. Đặc biệt, thời nhà Nguyễn, quân đội luôn là lực lượng nòng cốt khai
8



hoang mở đất. Vùng Kim Sơn ngày nay là thành quả của đội quân Nguyễn
Công Trứ; vùng tứ giác Long Xuyên, đặc biệt là kênh Vĩnh Tế là địa danh
gắn liền với tên tuổi tướng Thoại Ngọc Hầu cùng binh sĩ của ông.
Trong bối cảnh mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là quy
luật tồn tại và phát triển của cách mạng XHCN ở nước ta. Đây chính là sự
nối tiếp truyền thống hàng ngàn năm dựng nước đi đôi với giữ nước của
ông cha ta. Cùng với quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang huy động tất cả các nguồn lực để đẩy
mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trước những thuận lợi cơ bản và
những nguy cơ, thách thức lớn lao. Nguy cơ, thách thức đáng chú ý là: sự
tụt hậu xa hơn về kinh tế và âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực
thù địch. Trước tình hình đó, nhiệm vụ duy trì hòa bình, tạo môi trường ổn
định cho sự nghiệp xây dựng đất nước; tích cực tham gia sản xuất, xây
dựng kinh tế đang là sứ mệnh lịch sử nặng nề nhưng vô cùng vinh quang
của quân đội nhân dân Việt Nam đối với Tổ quốc.
Trong nền kinh tế, quân đội và sự nghiệp phát triển nền kinh tế có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước hết, quân đội phụ thuộc vào kinh tế,
nhưng đồng thời quân đội lại có vai trò tác động tích cực đối với sự nghiệp
xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân.
Về sự phụ thuộc của quân đội vào kinh tế, các nhà kinh điển Mác Lênin cho rằng, sức mạnh quân sự của một nước nói chung, sức mạnh quân
đội nói riêng..., xét đến cùng được quyết định bởi trình độ phát triển của
nước đó. Bàn về vấn đề này, C. Mác và Ph. Ăngghen đã chứng minh, tác
động quyết định đến việc thay đổi các phương thức tiến hành chiến tranh
không phải chỉ có các cuộc cách mạng xã hội mà còn do trình độ phát triển
kinh tế, của khoa học và kỹ thuật. Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, chiến
thuật quân sự là tùy thuộc ở trình độ kỹ thuật quân sự, cùng với chế tạo và
sử dụng các loại vũ khí mới thì những hình thức chiến thuật và tác chiến
cũng thay đổi. Đây là một trong những quy luật phản ánh tác động của sự
phát triển kinh tế đối với những hoạt động quân sự. Như vậy, quân đội, sức

9


mạnh quân đội phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế. Từ bản chất, trạng thái
chính trị tinh thần đến vũ khí trang bị, biên chế tổ chức, chiến lược chiến
thuật trong tác chiến... của quân đội, xét đến cùng đều phụ thuộc vào kinh
tế và trình độ phát triển lực lượng sản xuất của mỗi một quốc gia.
Cũng cần thấy rằng, quân đội không chỉ phụ thuộc thụ động vào
kinh tế, mà còn tác động trở lại đối với kinh tế. Sự tác động của quân đội
đối với kinh tế được thể hiện thông qua sự tác động hai chiều: chiều tác
động tiêu cực và chiều tác động tích cực. Xem xét ở góc độ kinh tế thuần
túy, quân đội chỉ là người tiêu dùng, thậm chí là chủ thể tiêu dùng số lượng
lớn của cải do nền kinh tế tạo ra. Ph. Ăngghen viết: "Bạo lực hiện nay là
quân đội và hạm đội và cả hai - như tất cả chúng ta, đau xót thay, đều biết
rõ "tốn kém nhiều tiền một cách kinh khủng"... Nhưng bạo lực không thể
làm ra tiền được..."(1). Như vậy, tiêu dùng một khối lượng lớn của cải vật
chất và lực lượng lao động của xã hội trong quân đội tác động tiêu cực
không nhỏ đối với quá trình phát triển kinh tế.
Đối với sự tác động tích cực của quân đội đối với sự nghiệp phát
triển nền kinh tế quốc dân. Về vấn đề này, C. Mác cho rằng: "Nói chung
quân đội đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển"(2). Vai trò quân đội đối
với phát triển kinh tế ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, ở mỗi nước được
thể hiện khác nhau, xuất phát từ bản chất và nhiệm vụ chính trị ở mỗi giai
đoạn. Đối với quân đội nhân dân Việt Nam, vai trò của quân đội trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân được thể hiện trên
những nội dung cơ bản sau:
- Quân đội là lực lượng nòng cốt, chủ yếu trong bảo vệ đất nước,
bảo vệ chế độ, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho sự nghiệp xây dựng và
phát triển kinh tế.


(1)
(2)

C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.
C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 29, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

10


- Quân đội thực hành triệt để tiết kiệm trong mọi hoạt động của
mình là sự đóng góp thiết thực của quân đội đối với sự nghiệp xây dựng và
phát triển nền kinh tế quốc dân.
Ngoài hai vai trò cơ bản trên, vai trò tích cực của quân đội trong sự
nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân còn được thể hiện ở việc khai thác
có hiệu quả mọi nguồn lực của quân đội (cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực,
khoa học - công nghệ...) trong sản xuất, xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước (đây chính là nội dung cơ bản gắn liền với chủ đề nghiên
cứu của đề tài). Thực tiễn, quân đội đang nắm trong tay một lực lượng cơ
sở vật chất kỹ thuật, khoa học - công nghệ hùng hậu và tiên tiến và với
nguồn nhân lực về cơ bản là trẻ trung, có sức khỏe, có ý thức tổ chức kỷ
luật và được đào tạo cơ bản trong các nhà trường, học viện trong và ngoài
quân đội, trong những ngành nghề đào tạo và sử dụng của quân đội có
những ngành nghề mang tính lưỡng dụng... Trong điều kiện hòa bình, cả
nước khôi phục và phát triển kinh tế, quân đội ngoài nhiệm vụ chính là
huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, nhưng trong một số trường
hợp cụ thể có thể sử dụng cho mục đích sản xuất và xây dựng kinh tế ở
những mức độ khác nhau theo phương châm kết hợp quốc phòng với kinh
tế ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể, vừa vì lợi ích quốc phòng an ninh, vừa vì
lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái.
Ở nước ta, vấn đề khai thác những nguồn lực của quân đội cho sản

xuất, xây dựng và phát triển kinh tế thường xuyên được Đảng, Nhà nước,
Bộ Quốc phòng chú trọng quan tâm. Ngay từ buổi đầu mới thành lập quân
đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Một là, chúng ta phải xây dựng quân
đội ngày càng hùng mạnh và sẵn sàng chiến đấu để giữ gìn hòa bình, bảo
vệ đất nước. Hai là, tích cực tham gia sản xuất để góp phần xây dựng kinh
tế. Hai nhiệm vụ ấy đều rất quan trọng, nhất trí và kết hợp chặt chẽ với
nhau... Đảng và Chính phủ giao cho quân đội hai nhiệm vụ đó, và quân đội
ta phải cố gắng hoàn thành cho thắng lợi"(1). Quán triệt tư tưởng của Bác,
(1)

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 140-141.

11


lao động sản xuất tham gia xây dựng và phát triển kinh tế không chỉ là đòi
hỏi khách quan, mà còn là phương thức hay những mô hình cụ thể của việc
khai thác những tiềm năng của quân đội cho mục đích phát triển kinh tế đã
trở thành truyền thống quý báu của quân đội, góp phần tích cực vào sự
nghiệp xây dựng quân đội và phát triển kinh tế quốc dân.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản
Việt Nam về quân đội sản xuất, xây dựng kinh tế như một yêu cầu
khách quan của cách mạng nước ta
Thấm nhuần sâu sắc quan điểm Mác - Lênin về mối quan hệ giữa
chiến tranh và kinh tế, xuất phát từ tình hình thực tế của cách mạng Việt Nam
cũng như truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, ngay từ những
ngày đầu thành lập, Đảng ta đã chủ trương gắn biện pháp kinh tế với biện
pháp quân sự để thực hiện các mục tiêu cách mạng. Việc kết hợp này càng thể
hiện rõ khi quân đội nhân dân Việt Nam ra đời. Từ một lực lượng nhỏ bé ban
đầu là đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, lực lượng vũ trang của

Việt Nam không ngừng lớn mạnh, ngày càng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ
đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất như Bác Hồ đã
gọi.
Đảng ta luôn đánh giá sự đóng góp của quân đội đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế đất nước qua nhiều khía cạnh khác nhau:
Thứ nhất, đó là việc sử dụng với hiệu quả tối đa các chi phí dành
cho quốc phòng để vừa xây dựng được một quân đội mạnh, vừa tiết kiệm
được chi phí.
Thứ hai, việc tổ chức bố trí quân đội phải thật hợp lý để vừa đáp
ứng được yêu cầu huy động cho chiến tranh khi cần thiết lại vừa có thể
dành được nhiều nhất nhân lực, tài lực và vật lực cho phát triển kinh tế kiến thiết đất nước.

12


Thứ ba, quân đội trực tiếp sản xuất, xây dựng kinh tế để vừa tự
trang trải một phần nhu cầu thiết yếu về trang thiết bị, nhu yếu phẩm, vừa
đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Với những chủ trương trên, ngay từ những năm kháng chiến chống
Pháp, Đảng ta đã luôn quan tâm chỉ đạo và hướng lực lượng quân đội vào
việc đóng góp cho phát triển kinh tế.
Nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ của Đảng (họp từ
15 đến 20-4-1945) đặt vấn đề: "Cần kíp gây dựng những căn cứ kháng
Nhật tại những khu vực đủ điều kiện về địa hình, gây dựng những cơ sở
quần chúng, lương thực, vũ khí quân nhu, lập xưởng sửa chữa súng và chế
tạo súng ống, bom đạn, tìm thêm nhân viên kỹ thuật, ra sức thu nhặt, mua
sắm vũ khí, tích trữ lương thực, đặt kế hoạch mở con đường mua và vận tải
muối, phát triển mạnh chiến tranh du kích để chuẩn bị phát động tổng khởi
nghĩa. Còn ở những nơi nếu có địch xông tới đóng căn cứ thì thực hiện sản
xuất, xây dựng vườn không, nhà trống. Nghị quyết về "lập khu giải phóng"

(ngày 4-8-1945) nêu lên một cách toàn diện các vấn đề chính trị, quân sự
(trong đó có vấn đề vũ khí, tổ chức xưởng sửa chữa và lò chế tạo), giao
thông, kinh tế - tài chính, văn hóa, cán bộ và tiền tệ (như ra "phiếu cứu
quốc", "Khuyến khích tiết kiệm, ngăn ngừa xa xỉ") v.v...
Cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra đời chưa đầy một tháng, thực dân Pháp đã quay lại tấn công miền Nam
nước ta. Đất nước ở vào một thời điểm gian nan. Các nguồn lực bị vắt kiệt
bởi thực dân phong kiến và chiến tranh, cơ sở hạ tầng bị phá hủy, nạn đói
xảy ra khắp nơi. Trong bối cảnh cấp bách ấy, ngay sau khi thực dân Pháp
gây chiến ở Sài Gòn, ngày 25-11-1945 Ban chấp hành Trung ương đã ra
Chỉ thị kháng chiến kiến quốc mà thực chất nội dung là sự kết hợp quốc
phòng với kinh tế. Chỉ thị vạch rõ nhiệm vụ trước mắt của nhân dân ta lúc
này phải vừa củng cố chính quyền cách mạng, vừa cải thiện đời sống nhân
dân, sẵn sàng với cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ chính quyền

13


nhân dân và chủ quyền dân tộc. Tiếp đến là chỉ thị của Ban Thường vụ
Trung ương ngày 9-3-1946 "Hòa để tiến", vạch rõ "sự chuyển hướng chiến
thuật từ sự đấu tranh về quân sự sang cuộc đấu tranh cả về quân sự lẫn chính
trị, kinh tế, văn hóa". Trong Chỉ thị toàn dân kháng chiến (ngày 22-12-1946),
những tư tưởng quân sự - kinh tế được Đảng cụ thể hóa và gắn chặt vào
nhau ở một mức cao hơn nhằm thực hiện chủ trương "kháng chiến lâu dài,
toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính". Trong chỉ thị này, Đảng
đưa ra những hướng chỉ đạo cụ thể. Về quân sự: "Triệt để dùng du kích vận
động chiến", vừa đánh vừa vũ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán
bộ; mỗi phố là một mặt trận, mỗi làng là một pháo đài, mỗi viên đạn diệt một
quân thù; cướp súng giặc để bắn giặc. Về kinh tế: Phải tự cấp tự túc về mọi
mặt; tăng gia sản xuất để kháng chiến; giữ gạo nuôi quân; vừa kháng chiến

vừa kiến quốc...
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (họp ngày 5, 6 tháng 4
năm 1947) đã vạch ra rằng, để duy trì chiến lược kháng chiến lâu dài phải
tổ chức "căn cứ địa một cách vững chắc", "chú trọng chế tạo vũ khí chống
xe tăng, chống ca-nô và vũ khí thô sơ", thực hiện "bộ đội tham gia sản xuất,
tích trữ lúa, gạo, muối, ký ninh...". Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa II đầu năm 1951 nhận định: "Muốn trường kỳ
kháng chiến phải luôn luôn bồi dưỡng kinh tế - tài chính, phải coi nhiệm vụ
kinh tế - tài chính là nhiệm vụ quan trọng. Trung ương và các cấp phải tăng
cường việc lãnh đạo kinh tế - tài chính là tăng thu giảm chi".
Việc thực hiện các Nghị quyết trên đã tạo nên một bước chuyển rất
cơ bản trong kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ, bảo
đảm về cơ bản yêu cầu ăn mặc cho bộ đội và nhân dân vùng tự do.
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, nền kinh tế hậu phương đã
được động viên mỗi năm một tăng cho yêu cầu tiền tuyến. Cuối cuộc kháng
chiến, yêu cầu kinh tế cho chiến tranh đã tăng 20 lần so với thời kỳ đầu.

14


Trong điều kiện viện trợ từ bên ngoài chỉ chiếm khoảng 16% trong
ngân sách quốc phòng, việc thực hiện những Nghị quyết và những Chỉ thị
của Đảng, của Hồ Chủ tịch về kháng chiến, kiến quốc đã phát huy tác dụng
phục vụ cho yêu cầu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và can thiệp Mỹ, mà đỉnh cao là chiến thắng vĩ đại của chiến dịch Điện
Biên Phủ, mở đầu một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng
nước ta đứng trước một tình thế mới: Miền Bắc được giải phóng tiến lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam bị đế quốc Mỹ thế chân thực dân
Pháp thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, làm bàn đạp tiến công

ra cả nước. Cách mạng nước ta cùng một lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược: tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc
thành hậu phương vững chắc của cách mạng cả nước; tiếp tục thực hiện
cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước.
Tình huống mới đặt ra nhiệm vụ mới. Đảng nhận thức rất rõ cần phải chỉ
đạo cụ thể và quyết liệt hơn hoạt động kinh tế của quân đội. Chính với tinh
thần ấy, năm 1956, ta quyết định chuyển 8 vạn quân thường trực chiến đấu
sang tham gia khôi phục kinh tế, xây dựng đất nước. Đây được coi như sự
kiện mở đầu cho việc quân đội tham gia lao động sản xuất và xây dựng
kinh tế với qui mô lớn, có tổ chức một cách hệ thống và chặt chẽ. Từ đó
đến nay, ở những thời điểm cách mạng khác nhau, nhất là những khi cách
mạng Việt Nam có những bước chuyển quan trọng, Đảng ta luôn có sự lãnh
đạo kịp thời đối với nhiệm vụ lao động sản xuất xây dựng kinh tế của quân
đội.
Trong số 8 vạn quân chuyển sang làm kinh tế năm 1956, một số
được cử về công tác ở các cơ quan chính quyền và đơn vị kinh tế, số còn lại
được tổ chức thành các tiểu đoàn, trung đoàn trực thuộc Bộ Quốc phòng
tham gia xây dựng các tuyến đường giao thông chiến lược quan trọng ở
Tây Bắc, các khu công nghiệp Thái Nguyên, Việt trì, thủy lợi Bắc - Hưng Hải... Một bộ phận chuyển sang xây dựng nông trường quân đội trên các
15


vùng chiến lược quan trọng ở Tây Bắc, miền Tây Thanh - Nghệ - Tĩnh,
vùng ven biển Ninh Bình, Nam Định...
Sự quan tâm của Đảng đối với các hoạt động kinh tế của quân đội
còn được thể hiện ở Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
(3/58), trong đó nhấn mạnh việc xây dựng quân đội phải khéo sắp xếp sao
cho ăn khớp với xây dựng kinh tế. Ngay sau khi Hội nghị Trung ương, Ban
Bí thư đã có thêm Chỉ thị 83/CT-TW nêu rõ: Trung ương quyết định
chuyển một số đơn vị quân đội sang sản xuất, chủ yếu là sản xuất nông

nghiệp, xây dựng nông trường ở những khu vực quan trọng về kinh tế,
chính trị, quân sự. Đây cũng chính là giai đoạn ra đời của Cục Nông binh
(1956) (sau đổi thành Cục Nông trường) có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các
nông trường trong quân đội, đánh dấu sự khởi đầu của ngành kinh tế quân
đội.
Từ khi thành lập (1956) cho tới cuối những năm 50, Cục Nông
trường đã thành lập được 29 nông trường quân đội, tiếp nhận hơn 3 vạn
quân. Sự hình thành các nông trường quân đội đã tạo điều kiện để thực hiện
điều chỉnh lực lượng quân đội sau chiến tranh, tạo thế bố trí chiến lược mới
trên các địa bàn quan trọng. Trên cơ sở tổng kết bước đầu kinh nghiệm hoạt
động kinh tế của quân đội, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9-1960) tiếp
tục nhấn mạnh việc kết hợp kinh tế với quốc phòng như một nội dung quan
trọng để xây dựng hậu phương lớn trên tất cả các mặt. Báo cáo chính trị tại
Đại hội nhấn mạnh: "Để bảo vệ vững chắc miền Bắc xây dựng chủ nghĩa
xã hội, kịp thời ngăn ngừa và đối phó với âm mưu của đế quốc Mỹ và bè lũ
tay sai, phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng kinh tế với
củng cố quốc phòng; trong xây dựng kinh tế phải thấu suốt nhiệm vụ quốc
phòng, cũng như trong củng cố quốc phòng, phải khéo sắp xếp cho ăn khớp
với công cuộc xây dựng kinh tế". Đây chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các
hoạt động kinh tế cụ thể của quân đội trong các giai đoạn sau này.
- Thời kỳ 1961-1975:

16


Đây là thời kỳ phong trào tăng gia sản xuất phục vụ nhiệm vụ ở
chiến trường, làm phá sản các chiến lược chiến tranh của Mỹ như: Chiến
tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh, đấu tranh giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước được quán triệt sâu sắc trong quân
đội. Sự tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác này được thể

hiện khá rõ qua nhiều Nghị quyết của Quân ủy Trung ương. Ngày 17-21972 Quân ủy Trung ương họp ra Nghị quyết về nhiệm vụ quân sự năm
1972, trong đó dành một phần nêu rõ phương hướng cụ thể trong sản xuất
quốc phòng, củng cố và xây dựng các cơ sở hậu phương quân đội. Sau
khi Hiệp định Paris được ký kết (27-1-1973), ngày 25-6-1973 Quân ủy
Trung ương ra Nghị quyết về tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn mới và
nhấn mạnh đến vấn đề giảm quân số, quân đội tham gia xây dựng kinh tế
nhằm tự túc một phần lương thực, thực phẩm và thực hành tiết kiệm trong
tiêu dùng.
Chủ trương và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Quân ủy
Trung ương về việc kết hợp kinh tế với quốc phòng và về việc quân đội
làm kinh tế, tính chất cấp bách và thường xuyên của việc quân đội tham gia
lao động sản xuất, xây dựng kinh tế đã được Bộ Quốc phòng cụ thể hóa
thành hàng loạt quyết định quan trọng như:
+ Thành lập phòng sản xuất nông nghiệp trực thuộc Tổng cục Hậu
cần (27-7-1962) để chỉ đạo phong trào tăng gia sản xuất nông nghiệp trong
toàn quân.
+ Tổ chức nhiều cơ sở sản xuất lương thực và chăn nuôi ở Mà Đá,
Suối Ràng, Bù Túc, Bàu Có, Tà Lài...
+ Tổ chức các đoàn hậu cần 81, 82, 83.
+ Thành lập Hội đồng cung cấp lương thực Trung ương cục miền
Nam tháng 3-1962.

17


+ Phát động phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm với
tinh thần có đất có ăn, sản xuất là một mũi tiến công, tạo ra nguồn cung cấp
hậu cần tại chỗ để đứng vững tại chiến trường bất kỳ tình huống nào.
- Thành lập cục sản xuất trực thuộc Tổng cục Hậu cần (5/1954) làm
nhiệm vụ giúp Tổng cục nghiên cứu, chỉ đạo quân đội tham gia xây dựng

kinh tế.
- Quyết định tổ chức binh đoàn xây dựng kinh tế 773 tháng 7-1973.
- Thành lập 20 trung đoàn sản xuất ở các tỉnh Nam Hà, Thái Bình,
Hải Hưng, Hưng Yên, Hà Tây.... với 4000 người vào tháng 7/1974.
- Thành lập Cục kế hoạch kinh tế quân sự trực thuộc Bộ tổng Tham
mưu với nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề về kết hợp với quốc phòng vào
ngày 20-3-1975.
- Thời kỳ 1976-1985:
Ngay sau ngày cả nước độc lập thống nhất cùng đi lên CNXH, qua
thực tiễn 30 năm chiến tranh giải phóng, Đại hội lần thứ IV của Đảng một
lần nữa khẳng định: "Kết hợp kinh tế với quốc phòng là một trong những
nội dung cơ bản và quan trọng của đường lối xây dựng nền kinh tế XHCN
trên cả nước ta". Đường lối đó đã chỉ rõ: "Công cuộc xây dựng nền kinh tế
XHCN trên cả nước trong thời bình phải đồng thời đáp ứng cùng một lúc
các nhu cầu: cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân; đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN; mở rộng quan hệ kinh tế với
các nước, đảm bảo quốc phòng an ninh thường xuyên vững vàng. Do đó,
trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội phải khéo léo kết hợp chặt chẽ xây
dựng kinh tế với củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị quốc gia".
Với quan điểm đã được xác định, ngay từ tháng 3-1976, Bộ Chính
trị đã ra Nghị quyết về việc quân đội làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế với
5 nội dung:
- Xây dựng vùng kinh tế mới, kết hợp kinh tế - quốc phòng;

18


- Xây dựng cơ bản;
- Đánh cá, khai thác hải sản kết hợp kinh tế với quốc phòng trên
vùng biển và hải đảo;

- Sản xuất và xây dựng kinh tế cho quân đội và nhân dân;
- Giúp các nước bạn xây dựng các công trình kinh tế và quốc phòng
Ngay sau khi Bộ Chính trị ra Nghị quyết về quân đội làm kinh tế,
Hội nghị quân ủy Trung ương và Bộ quốc phòng (4-1976) thống nhất mục
tiêu làm kinh tế của quân đội là bảo đảm một phần nhu cầu cho quân đội,
tham gia xây dựng một số vùng kinh tế chiến lược, xây dựng giao thông
thủy lợi, một số công trình trọng điểm của Nhà nước, góp phần phân bố lại
dân cư. Để cụ thể hóa các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung
ương, Bộ Quốc phòng đã thành lập Tổng cục xây dựng kinh tế thuộc Bộ
Quốc phòng (4-1976) nhằm giúp Bộ Quốc phòng lập kế hoạch, chỉ đạo lực
lượng tham gia xây dựng kinh tế, tổ chức các đơn vị quân đội chuyên làm
kinh tế. Để tạo môi trường thuận lợi về việc tổ chức các hoạt động kinh tế
của quân đội, Nghị quyết số 250/NQTW ngày 17-3-1976 và Nghị quyết
của Hội đồng Chính phủ số 315/TTg ngày 3-8-1976 đã xác định lực lượng
sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội bao gồm: lực lượng quân đội
chuyên xây dựng kinh tế, các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng và các lực
lượng sẵn sàng chiến đấu kết hợp sản xuất.
Sau một giai đoạn bị gián đoạn bởi chiến tranh biên giới, năm 1979
lực lượng quân đội làm kinh tế chuyển thành lực lượng chiến đấu và phục
vụ chiến đấu lại quay trở lại với hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế. Do
đó, ngày 5-11-1980, Bộ Chính trị có Nghị quyết 27/NQTW và Nghị quyết
số 30/NQTW và ngày 26-12-1980 Hội đồng Chính phủ có Nghị quyết
số 381/CP về việc giao nhiệm vụ cho quân đội trong giai đoạn mới. Hiện
thực hóa cac chủ trương này, ngày 16-6-1980 Bộ Quốc phòng có Quyết
định số 383/QĐ- QP thành lập Cục Kế hoạch kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng
để thực hiện các nhiệm vụ như:

19



- Nghiên cứu đề xuất nhiệm vụ, kế hoạch quân đội làm nhiệm vụ
xây dựng kinh tế.
- Chuẩn bị kế hoạch để Bộ giao nhiệm vụ cho các đơn vị và hướng
dẫn các đơn vị ký kết các hợp đồng kinh tế với các cơ quan chủ quản của
Nhà nước; hướng dẫn việc thi hành các luật lệ, chế độ, chính sách, thủ tục
nguyên tắc... làm kinh tế.
- Theo dõi tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, kịp
thời phát hiện để Bộ chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Với tinh thần đóng góp cao nhất cho sự nghiệp xây dựng kinh tế,
mặc dù từ thập kỷ 80 trở đi, kinh tế - xã hội nước ta rơi vào khủng hoảng
nhưng hoạt động kinh tế của quân đội vẫn được duy trì và có bước phát
triển mới. Mười vạn quân trong tổng số 1,3 triệu được bố trí làm kinh tế với
những phương hướng chính là:
+ Trồng rừng, cây công nghiệp kết hợp với xây dựng căn cứ
+ Làm thủy lợi, lấn biển kết hợp với xây dựng các hậu cứ quân khu
+ Làm đường sá, cầu cống kết hợp với yêu cầu quốc phòng
+ Đánh cá kết hợp với tuần tra bảo vệ biển
+ Kết hợp sản xuất hàng dân dụng (kể cả hàng xuất khẩu) với sửa
chữa vũ khí đạn dược.
Việc quân đội để một phần lực lượng làm kinh tế trong giai đoạn này
có ý nghĩa chiến lược quan trọng vì vừa duy trì lực lượng chiến đấu cần thiết,
vừa tranh thủ làm kinh tế hỗ trợ giảm bớt khó khăn của nền kinh tế, bổ sung
những thiếu hụt mà các ngành kinh tế không đảm bảo được cho quân đội. Qui
mô sản xuất xây dựng kinh tế của quân đội không ngừng được mở rộng và
phát triển. Để đáp ứng yêu cầu quản lý, ngày 7-11-1985 Hội đồng Bộ trưởng
có Nghị định số 260/HĐBT thành lập Tổng cục Kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng
để chỉ đạo, quản lý các lực lượng quân đội làm kinh tế thực hiện các chính
sách, chế độ chung của Đảng và Nhà nước. Tổng cục Kinh tế có nhiệm vụ:

20



+ Lập qui hoạch và kế hoạch quân đội làm kinh tế hàng năm, 5 năm
và dài hạn nằm trong qui hoạch chung và kế hoạch Nhà nước
+ Chỉ đạo các đơn vị quân đội làm kinh tế thực hiện đúng đắn các
chính sách, chế độ quản lý của Nhà nước, theo nguyên tắc hạch toán kinh tế
và kinh doanh XHCN; nghiên cứu đề nghị với Bộ Quốc phòng và Hội đồng
Bộ trưởng quyết định những chính sách, chế độ áp dụng cho những đơn vị
quân đội làm kinh tế.
+ Ký kết các hợp đồng làm kinh tế, kể cả các hợp đồng liên quan
tới xuất nhập khẩu với các ngành kinh tế Nhà nước và với các địa phương
+ Tổ chức chỉ đạo việc quân đội hợp tác kinh tế với Lào và Campuchia.
- Thời kỳ 1986 đến nay:
Thời kỳ đổi mới với hai đặc trưng nổi bật nhất là việc chuyển sang
cơ chế thị trường, giải phóng lực lượng sản xuất trong nước và mở cửa hội
nhập với nền kinh tế thế giới đã đặt ra trước quân đội những nhiệm vụ yêu
cầu hết sức mới mẻ. Các Đại hội của Đảng diễn ra trong thời kỳ này tiếp
tục xác định phương hướng mới của việc gắn nhiệm vụ an ninh quốc
phòng, bảo vệ Tổ quốc với xây dựng đất nước.
Văn kiện Đại hội IX của Đảng ghi rõ: "Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là
sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự
lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức
mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực
lượng và thế trận an ninh nhân dân. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc
phòng và an ninh, quốc phòng và an ninh với kinh tế trong các chiến lược,
qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội".
Với quan điểm nhất quán đó, vấn đề quân đội làm kinh tế, góp phần
xây dựng kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH được đặt ra tích cực với những
chủ trương mới, phù hợp với những nét mới trong đời sống chính trị, kinh
tế - xã hội, tư tưởng của đất nước.


21


Trong vấn đề này, sự đổi mới tư duy quốc phòng được thể hiện ở
Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về điều chỉnh chiến lược công tác quốc
phòng, chuyển từ quốc phòng phục vụ chiến tranh sang quốc phòng thời
bình nhằm chuẩn bị mọi khả năng sẵn sàng huy động tiềm lực đất nước
phục vụ yêu cầu bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Nghị
quyết đã xác định các quan điểm xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đó là
nền quốc phòng luôn kết hợp sức mạnh chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa
học kỹ thuật, đối ngoại với sức mạnh quân sự, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ
quốc phòng với nhiệm vụ an ninh, lấy sức mạnh kinh tế - xã hội làm cơ sở
để tăng cường tiềm lực quốc phòng.
Để tạo điều kiện cho quân đội thực hiện nhiệm vụ làm kinh tế trong
giai đoạn mới, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Bộ Quốc phòng
đã ra nhiều quyết định và chỉ thị cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết 02:
+ Ngày 14-3-1987, HĐBT có Chỉ thị 260/CT về huy động tiềm lực
của quân đội cho sự nghiệp xây dựng đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong
tình hình mới, trong đó yêu cầu Thủ trưởng các ngành, các cấp cần khẳng
định nhiệm vụ quân đội sản xuất, xây dựng kinh tế là một nhiệm vụ to lớn,
lâu dài, cực kỳ quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Các ngành,
các địa phương cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với quân đội để thúc đẩy
kinh tế phát triển, đồng thời phải sản xuất xây dựng kinh tế theo vùng, phải
đặc biệt chú trọng xây dựng kinh tế trung du và miền núi phía Bắc, vùng
kinh tế Tây Nguyên.
+ Ngày 3-3-1989 Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) có
Chỉ thị 46/CT cho phép quân đội được sử dụng các trang thiết bị, nhà cửa,
đất đai do quân đội đang quản lý, không sử dụng cho quốc phòng đưa ra

làm kinh tế nhằm góp phần gìn giữ tiềm lực công nghiệp quốc phòng, tham
gia xây dựng kinh tế và cải thiện đời sống cho bộ đội

22


+ Ngày 23-5-1998 Đảng ủy Quân sự Trung ương ra Chỉ thị
103/CT-ĐUQSTƯ về việc sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp trong quân
đội.
+ Ngày 1-8-1998 Đảng ủy Quân sự Trung ương ra Nghị quyết số
150/NQ-ĐUQSTW về nhiệm vụ tham gia lao động sản xuất, làm kinh tế,
phát huy vai trò nòng cốt, tham gia xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội,
củng cố quốc phòng an ninh trên các địa bàn chiến lược.
+ Để đáp ứng yêu cầu phát triển mới, ngày 25-4-2002 Đảng ủy
Quân sự Trung ương ra Nghị quyết số 71/ ĐUQSTW về nhiệm vụ sản xuất,
xây dựng kinh tế của quân đội trong thời kỳ mới - tiếp tục sắp xếp, đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, từ những tư tưởng của Bác về quân đội tham gia sản xuất,
từ những quan điểm chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt của Đảng và thực tiễn
lịch sử cách mạng Việt Nam; đồng thời căn cứ vào tình hình trong nước và
bối cảnh quốc tế trong giai đoạn mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Tham
gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế là một nhiệm vụ chính trị có ý
nghĩa chiến lược của quân đội ta".
1.1.3. Những kết quả và tác động của việc quân đội tham gia
sản xuất và xây dựng kinh tế
Với sự quan tâm của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy Quân sự
Trung ương, sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng, lực lượng
quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế đã không ngừng trưởng
thành. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp quân đội vẫn vững vàng bám trụ trên các địa bàn chiến lược,

sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm cung cấp cho xã hội.
Một là, quân đội tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế đã
góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, giải quyết những khó khăn của

23


đất nước vào những giai đoạn gay cấn khi đất nước ở vào thời điểm giữa
thời hòa bình và thời chiến:
Đặc điểm của đất nước ta trong suốt mấy thập kỷ sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945 là chiến tranh và hòa bình xen kẽ nhau, rhời gian
hưởng hòa bình không được bao lâu, cả nước lại vào cuộc chiến đấu mới.
Vào thời điểm ấy, bộ đội làm kinh tế là lực lượng dự bị đầu tiên và có hiệu
quả nhất tham gia vào cuộc chiến. Khi đất nước chuyển từ thời chiến sang
thời bình, lực lượng làm kinh tế của quân đội là lực lượng đảm nhiệm
những nhiệm vụ khó khăn, gian khổ nhất trong việc khôi phục nền kinh tế
bị tàn phá, khai phá những vùng đất mới. Năm 1956, chúng ta chuyển quân
ra xây dựng các nông trường, công trường lớn của đất nước. Năm 1960,
ngay sau khi có Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, rất nhiều cán bộ
chiến sỹ miền Nam tập kết từ các nông trường, công trường đã lên đường
trở lại miền Nam chiến đấu. Năm 1976, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, hàng chục vạn quân lại chuyển ra lao động sản xuất trên mọi
lĩnh vực, khôi phục đất nước bị tàn phá do cuộc chiến tranh hủy diệt của đế
quốc Mỹ. Chỉ 3 năm sau, chiến tranh biên giới lại nổ ra. Nhiều nông, lâm
trường quân đội là những đơn vị đầu tiên chiến đấu chặn địch ở biên giới
và sau đó, nhiều đơn vị đã đi thẳng từ nông, lâm trường ra mặt trận.
Đối với quân đội thì bộ đội làm kinh tế là biện pháp hiệu quả nhất
khi tình hình chưa cho phép giảm ngay quân số, nhưng ngân sách Nhà
nước lại quá hạn hẹp. Lực lượng quân đội sản xuất xây dựng kinh tế vừa tự
nuôi được mình, vừa tạo nên nguồn thu khác cho quân đội, giảm bớt sức ép

do mất cân đối về tài chính trong công tác chính sách và bảo đảm đời sống
cho bộ đội. Điều này thể hiện rõ nhất vào thời kỳ 1980 - 1985, khi đất nước
rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
Ngay cả hiện nay, các doanh nghiệp quân đội vẫn là nơi giải quyết
việc làm cho khá đông lao động. Việc giải quyết đủ việc làm và thu nhập
cho người lao động (cả cho con em họ, nhất là ở các nhà máy quốc phòng)

24


là một chỉ tiêu quan trọng trong kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp quân
đội trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp này thường xuyên
đảm bảo việc làm cho khoảng 86 nghìn lao động với thu nhập bình quân
800 nghìn đồng/ người/ tháng (năm 2000) là một cố gắng rất lớn của quân
đội, nó cho phép duy trì được đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề để
phục vụ nhiệm vụ quốc phòng khi cần thiết.
Hai là, việc quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế đã góp
phần gìn giữ năng lực sản xuất quốc phòng, nâng cao năng lực chiến đấu
cho quân đội.
Các xí nghiệp quốc phòng, đơn vị xây dựng công trình, bay trực
thăng, bay chụp đo vẽ bản đồ, dịch vụ hậu cần trên biển, một số cơ sở
nghiên cứu, đào tạo, chữa bệnh... do yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng đối phó với
chiến tranh, phải duy trì một năng lực khá lớn về trang bị, lao động, cán bộ
kỹ thuật nếu chỉ phục vụ cho quốc phòng đơn thuần thời bình thì năng lực
sản xuất dư thừa. Các đơn vị này đã được tổ chức thành các doanh nghiệp
hoặc được cho phép kết hợp làm kinh tế. Nhờ kết hợp làm kinh tế, các xí
nghiệp công nghiệp quốc phòng đã giữ được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ
thuật, tạo tích lũy đầu tư, lại tăng năng lực phục vụ quốc phòng. Trong đó
có một số đơn vị nhỏ làm kinh tế đã tạo nên năng lực mới với trình độ công
nghệ tiên tiến như công ty bay dịch vụ, bằng vốn tự tích lũy đã mua được

hàng chục máy bay trực thăng hiện đại; công ty Tân cảng Sài Gòn hàng
năm tạo lợi nhuận 150 - 200 tỷ đồng, đã tự nâng cấp cầu cảng, mua sắm các
trang bị bốc xếp ở trình độ hiện đại của thế giới; các công ty xây dựng mua
sắm được nhiều thiết bị mới... Những trang thiết bị này không chỉ phục vụ
cho hoạt động kinh doanh của họ mà khi chiến tranh xảy ra thì đây là lực
lượng quan trọng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu của quân đội.
Ba là, lực lượng quân đội bám trụ trên biên giới, trên địa bàn chiến
lược, xây dựng nên các vùng kinh tế - dân cư - xã hội, đã trở thành cầu nối
giữa Đảng với đồng bào các dân tộc, giữa quân đội và nhân dân, củng cố
lòng tin của đồng bào vùng sâu, vùng xa vào đường lối, chính sách của
25


×