Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Ứng phó biến đổi khí hậu – Mô hình dạy và học định hướng phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỒ SƠ DỰ THI TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC

ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
MÔ HÌNH DẠY VÀ HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

Lĩnh vực: Phương pháp học
Nhóm giáo viên: Vũ Bích Phương - Phạm Thị Hoa

Hà Nội, tháng 10 năm 2016

1


THÔNG TIN VỀ THÍ SINH DỰ THI
Họ và tên giáo viên: VŨ BÍCH PHƯƠNG
Ngày sinh: 24/6/1989
Email:
Số điện thoại: 0978816189
Giáo viên trường: THCS Dịch Vọng – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội
Họ và tên: PHẠM THỊ HOA
Ngày sinh: 11/11/1992
Email:
Số điện thoại: 01686868894
Giáo viên trường: Tiểu học – THPT Thực nghiệm – Quận Ba Đình – Hà Nội

2



PHIẾU ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHO CUỘC THI TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC
I.

NHIỆM VỤ KH & CN CỦA DỰ ÁN:
1. Tên nhiệm vụ KH & CN của dự án:
“Ứng phó biến đổi khí hậu – Mô hình dạy và học định hướng phát triển bền
vững”
2. Mục tiêu thực hiện:

- Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học đa dạng của học
sinh, giáo viên và các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học về đề tài “Ứng phó biến
đổi khí hậu”

- Dự án “Ứng phó biến đổi khí hậu – Mô hình dạy và học định hướng phát triển
bền vững” không những mở ra các kho tài nguyên trực tuyến (từ xa và ảo) cho
việc sử dụng với quy mô lớn trong giáo dục học mà mục tiêu tổng thể của dự án
là hướng dẫn việc học cho học sinh, việc giảng dạy của giáo viên, nghiên cứu của
các nhà khoa học tham gia vào các chủ đề giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó
với biến đổi khí hậu trên cơ sở của mô hình hoạt động và phát triển bền vững, các
kỹ năng nghiên cứu khoa học, và trải nghiệm văn hóa của làm khoa học bằng
cách thực hiện thử nghiệm hướng dẫn hoạt động (đối với học sinh), kỹ năng dạy
học, soạn giáo án, quy trình dạy học về chủ đề giáo dục bảo vệ môi trường , phát
triển bền vững (đối với giáo viên), tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin, kết
hợp với giảng dạy và giáo dục, nghiên cứu (các nhà khoa học và các nhà nghiên
cứu)

- Để đạt được mục tiêu này, dự án tạo Cổng thông tin Climatechange.edu.vn cho
phép giáo viên, học sinh và các nhà nghiên cứu tìm kiếm các kho tài nguyên trực
tuyến và các ứng dụng học tập tích hợp cho lớp học của họ, học sinh của họ,

trường học của họ kết hợp chúng trong không gian CNTT, hỗ trợ kịch bản bài học
cụ thể, và chia sẻ các đối tác của mình. Sử dụng Climatechange.edu.vn các học
3


sinh, giáo viên và các nhà nghiên cứu nhận được cơ hội để thực hiện các hoạt
động học tập, giảng dạy và nghiên cứu trong một môi trường học tập có cấu trúc
trên nền CNTT.
3. Tính cấp thiết, nhiệm vụ khoa học và công nghệ của dự án:

- Khi trực tiếp giảng dạy trên lớp chúng tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với
những giờ thực hành, ngoại khóa, những giờ dạy học mà các em chính là người
thực sự tìm hiểu kiến thức và nói lên quan điểm của bản thân về những vấn đề
được đặt ra nghiên cứu hay tìm tòi trong bài. Khi tìm hiểu và ứng dụng các
phương pháp dạy học tôi rất tâm đắc với những phương pháp dạy học mới đặc
biệt việc hướng dẫn học sinh thực hiện nghiên cứu khoa học, Stem, dạy học giải
quyết vấn đề..... Nhưng trong thực tế khi mới áp dụng bản thân cũng gặp một số
những khó khăn như những vấn đề về thời gian, cách hướng dẫn học sinh chuẩn
bị và lấy tài liệu, cần vận dụng kiến thức nhiều môn học, trao đổi lấy thông tin hỗ
trợ từ những nhà khoa học và những nhà nghiên cứu chuyên ngành..... từ đó dẫn
tới sự đứt quãng và không liền mạch khi dạy học sinh, học sinh không được rèn
luyện các kỹ năng một cách thường xuyên và có hệ thống. Bên cạnh đó cần có sự
kết hợp chặt chẽ của giáo viên nhiều môn học, bài soạn và dạy có sự giảm tải tích
hợp liên môn nhưng cách học là qua sự trải nghiệm thực tế của học sinh. Chính vì
thế chúng tôi đã kết hợp với một số giáo viên và chuyên gia giáo dục xây dựng
trang web: ở đây áp dụng trong phạm vi kiến thức
các môn học là Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa Lí.... xoay quanh chủ đề:
"Ứng phó biến đổi khí hậu”. Trong đó có phần trao đổi thông tin của giáo viên,
của học sinh, chuyên gia... một số bài giảng mẫu, sản phẩm của học sinh... và hệ
thống hướng dẫn HS cách đặt vấn đề khi tự thực hiện nghiên cứu khoa học qua

các công cụ tương tác trực tuyến.

- Chủ đề: "Ứng phó biến đổi khí hậu” là vấn đề cấp thiết hiện nay của nhân loại.
Việt Nam là một trong các nước chịu hậu quả nặng nề của BĐKH. Những biểu
hiện của BĐKH càng ngày càng gia tăng và còn gây ra nhiều hậu quả cho nhân
loại. Trong đó chính thế hệ trẻ sẽ là những nạn nhân và là người chịu hậu quả
4


nặng nề nhất. Vậy khi đưa ra chủ đề này nhóm giáo viên hi vọng bằng chính sự
sáng tạo, sự hồn nhiên và tình yêu với quê hương đất nước với thiên nhiên môi
trường của các em sẽ tạo nên sự bùng nổ về ý tưởng. Các em được trực tiếp góp
tiếng nói và hành động thực tế qua việc tự học, trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu
khoa học.... để trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng và có thái độ đúng đắn trước
những vấn đề cụ thể mà các em sẽ phải đối mặt trong cuộc sống.

- Để có thể tạo ra kho tài nguyên về các bài dạy, bài học...một sân chơi để giao lưu
và trao đổi giữa các giáo viên các cấp học, đặc biệt học sinh được trực tiếp đưa ra
sản phẩm sau qua trình tự học nên nhóm giáo viên đã lựa chọn tạo ra trang web
dạy và học trực tuyến tương tác trí tuệ nhân tạo nhằm giúp PHHS, GV, chuyên
gia... dễ dàng theo dõi cũng như hỗ trợ và đồng hành cùng các em.
4. Sản phẩm của dự án gồm:
 Cổng thông tin Climatechange.edu.vn cho phép giáo viên, học sinh và các nhà
nghiên cứu tìm kiếm các kho tài nguyên trực tuyến và các ứng dụng học tập, điều
tra thích hợp cho lớp học của họ, học sinh của họ, trường học của họ kết hợp
chúng trong không gian CNTT, hỗ trợ kịch bản bài học cụ thể, và chia sẻ các đối
tác của mình. Sử dụng Climatechange.edu.vn các học sinh, giáo viên và các nhà
nghiên cứu nhận được cơ hội để thực hiện các hoạt động học tập, giảng dạy và
nghiên cứu trong một môi trường học tập có cấu trúc trên nền CNTT
 Đưa ra các kho tài nguyên trực tuyến, đa dạng:

 Trang web /> Trang facebook:
/> Kênh thông tin trên Youtube về chủ đề của dự án climatechange

5


 Platform: ngăn cho học sinh (tự học); giáo viên (tư liệu, bài giảng mẫu, các mô
hình hoạt động, các video clip…); dành cho các nhà khoa học và các nhà nghiên
cứu, môi trường dạy học, giảng dạy và nghiên cứu
 Kênh kết nối truyền thông, báo chí....,
5. Khả năng và địa chỉ áp dụng của dự án:
 Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng Giáo
dục và Đào tạo…
 Các địa phương, các trường học trong cả nước và quốc tế
 Các cơ sở Giáo dục và đào tạo
 Các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy
 Hoc sinh, giáo viên của các trường tại Việt Nam và trên thế giới
6. Dự kiến hiệu quả mang lại của dự án:
 Hiệu quả KT&XH: Dự án tiết kiệm về thời gian và kinh tế trong quá trình dạy và
học của GV và HS
 Hiệu quả GD&ĐT: Dự án tạo môi trường học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa
học mọi lúc, mọi nơi.
 Hiệu quả KH &CN: Dự án đi đầu về công nghệ, biến hoạt động học tập, giảng
dạy, nghiên cứu khoa học trong một môi trường CNTT có cấu trúc
7. Dự kiến thời gian hoàn thành dự án: 24 tháng
8. Dự kiến kinh phí thực hiện dự án: 80 triệu
II. MÔ TẢ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
1. Qui trình xây dựng dự án:
Bước 1: GV tìm hiểu kiến thức liên quan đến chủ đề biến đổi khí hậu như sau:
STT


CHỦ ĐỀ

1

CHỦ ĐỀ 1

2

CHỦ ĐỀ 2

NỘI DUNG
BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
6


3

CHỦ ĐỀ 3

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

4

CHỦ ĐỀ 4

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

5


CHỦ ĐỀ 5

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bước 2: Nghiên cứu nội dung dạy học của các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 12, từ đó
xây dựng hệ thống các kiến thức liên môn liên quan đến chủ đề của trang web. Trong
khi thực hiện bước này nhóm giáo viên đã kết hợp và trao đổi với những giáo viên có
kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp trong từng cấp học tại các trường: Tiểu học Dịch Vọng
B; Tiểu học Thực Nghiệm; THCS Dịch Vọng, THCS Nguyễn Phong Sắc; THPT Thực
Nghiệm... cùng với các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước.
Bước 3: Sau khi lên ý tưởng, trao đổi với tổ bộ môn và các giáo viên các môn và
đi vào xây dựng giáo án, lên các phương án hướng dẫn học sinh thực hiện một số dự án
theo phương pháp nghiên cứu khoa học, các hoạt động cụ thể và độc lập, giao tiếp và
định hướng hoạt động thông qua mail, facebook, điện thoại, onenote, skype...... Toàn bộ
quá trình thực hiện nội dung kiến thức và nhiệm vụ học sinh và giáo viên có thể làm
trực tiếp tương tác khi tham gia các hoạt động nhiệm vụ hoặc gián tiếp, tương tác khi
lên kế hoạch, trao đổi thông tin. Và giáo viên và phụ huynh có thể quản lý và theo dõi
tiến trình một cách cụ thể và dễ dàng.
Bước 4: Kết nối và lan tỏa với các trường trong toàn Thành phố Hà Nội cũng như
các trường bạn quốc tế để giúp các em học sinh hình thành những hành động thành thói
quen tốt. Đặc biệt có sự chia sẻ kinh nghiệm và chia sẻ tài liệu của giáo viên trong khắp
các khối học và sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ và tổ chức về môi trường.
2. Các giai đoạn lên ý tưởng và hình thành dự án

 Giai đoạn 1: thời gian bắt đầu từ ngày 10/3/2016 đến 25/5/2016
Thành viên trong nhóm đã được tham gia diễn đàn giáo dục toàn cầu do Microsoft tổ
chức tại Hungary. Tại đây những kinh nghiệm trong giảng dạy của các GV Việt Nam đã
được chia sẻ, đồng thời những trải nghiệm thực tế, những kinh nghiệm giáo dục của các
chuyên gia nước ngoài đã được chúng tôi tiếp thu và học tập. Khi trở về nước, chúng


7


tôi đã hệ thống lại những kinh nghiệm thu nhận được nghiên cứu khoa học để ứng dụng
trong dạy các bài học ở trên lớp.

 Giai đoạn 2: thời gian bắt đầu từ ngày 26/05/2016 đến 15/06/2016
Nhóm giáo viên đã xây dựng ý tưởng cho cuộc thi NCKH được tổ chức tại THPT Thực
nghiệm. Tại đây đề tài: ‘Tác dụng xua muỗi từ xả - Biện pháp phòng chống Zika từ
tự nhiên” của chúng tôi đã dành giải nhất và được vinh dự đại diện cho Việt Nam tham
gia cuộc thi NCKH quốc tế được tổ chức tại Thượng Hải

 Giai đoạn 3: thời gian bắt đầu từ ngày 16/06/2016 đến 15/09/2016
Tại cuộc thi NCKH quốc tế tại Thưởng Hải, đề tài của nhóm đã thành công tuyệt vời với
01 giải nhất và 01 giải 3. Tại đây học sinh đã có những trải nghiệm thực tế về nghiên
cứu khoa học. Hình thành những kĩ năng của học sinh của thế kỉ 21

 Giai đoạn 4: thời gian bắt đầu từ ngày 16/09/2016 đến 30/11/2016
Vấn đề đặt ra với những giáo viên chúng tôi là: qua thực tế giảng dạy và những trải
nghiệm thực tế của HS thì những kinh nghiệm đó làm thế nào để lan tỏa được đến với
những giáo viên khác. Với những vấn đề xã hội nóng bỏng hiện nay như: biến đổi khí
hậu, ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính....làm thế nào để học sinh có thể có một kĩ
năng học tập, kĩ năng tiếp cận thể hiện tiếng nói đến với những học sinh khác và lan tỏa
đến cộng động. Từ đó xây dựng cho mình những qui trình đê tiếp cận những vấn đề xã
hội theo phương NCKH. Vậy mục tiêu tổng thể của dự án là để khuyến khích những
người trẻ tuổi từ 10-18 tham gia vào các chủ đề khoa học, hình thành được các kỹ năng
nghiên cứu khoa học, và trải nghiệm văn hóa của làm nghiên cứu khoa học bằng cách
thực hiện thử nghiệm hướng dẫn hoạt động. Để đạt được mục tiêu này, dự án cho phép
giáo viên tìm kiếm các thông tin trực tuyến và các ứng dụng học tập điều tra thích hợp

cho lớp học của họ, kết hợp chúng trong môi trường học tập có cấu trúc. Vì vậy chúng
tôi đã lên kế hoạch và xây dựng sản phẩm của cuộc thi theo các bước sau:
Bước 1: KHẢO SÁT VÀ ĐỊNH HƯỚNG
Các thành viên trong nhóm sẽ hoàn thành phiếu khảo sát nhu cầu học tập và giảng dạy
từ HS và GV tại một số trường công lập và dân lập tại Hà Nội là: Tiểu học Dịch Vọng
B; Tiểu học Thực Nghiệm; THCS Dịch Vọng, THCS Nguyễn Phong Sắc, THPT Thực
8


Nghiệm... cùng với các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước là: Thạc sĩ – thầy giáo
Nguyễn Đức Toàn, chuyên gia trong giải pháp ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
tại Việt Nam; Thầy giáo Nguyễn Tiến Đạt thạc sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực ứng dụng
CNTT trong dạy học tại Việt Nam; Cô giáo Đỗ Thị Hồng Nhung chuyên viên trong lĩnh
vực Vật lý và Công nghệ cấp THCS – cô đã đạt giải nhất Quốc gia trong lĩnh vực liên
môn, chuyên gia tư vấn bộ câu hỏi của cuộc thi ‘Violypic Vật lý’ của Bộ GD&ĐT,
chuyên gia giáo dục sáng tạo của Microsoft tại Việt Nam; ông Nguyễn Ích Cường
chuyên gia CNTT của tập đoàn FPT...
Nhóm đã thống kê nhu cầu và phân tích dữ liệu đưa ra những nhận xét về mức độ hiểu
biết và mối quan tâm của GV và HS đến vấn đề nghiên cứu là “ Ứng phó biến đổi khí
hậu” .
Bước 2: THIẾT KẾ TRANG WEB
Trang web được xây dựng trên nền tảng Quản trị nội dung sử dụng ngôn ngữ mã nguồn
mở wordpress với phong cách thiết kế giao diện phù hợp cho giáo dục . Giao diện trang
web được bố trí một cách đơn giản thuận tiện cho học sinh và giáo viên có thể dễ dàng
khai thác và tra cứu thông tin với các chuyên mục: Giáo viên, Học sinh, Tìm hiểu về
Biến đổi khí hậu và Thư viện. Bên cạnh đó để thuận tiện cho mọi đối tượng khai khác
những tin bài chính sẽ được trình bầy ngay trên Trang chủ cùng mới mục Liên hệ giúp
cho việc kết nối trao đổi được dễ dàng và thuận tiện Để đăng tải bài viết lên trang web
mỗi Biên tập viên cần có Tài khoản truy cập và đăng bài theo từng chuyên mục mình
phụ trách với sự kiểm duyệt của Ban quản trị.

Bước 3: TÀI NGUYÊN VÀ MÔ PHỎNG
- Liên hệ với các chuyên gia giáo dục và chuyên gia CNTT xây dựng bộ tài liệu về
những kiến thức tích hợp, những phương pháp dạy học tích cực để thực hiện chủ đề
“Ứng phó biến đổi khí hậu”
- Thử nghiệm và thực hiện một một số nội dung chính của trang web tại một số trường
học. Giai đoạn này phần kiến thức để hướng dẫn học sinh nghiên cứu khóa học và các
hoạt động trải nghiệm được sự kết hợp chặt chẽ giữa các giáo viên bộ môn: Khoa học,
Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học…
9


Bước 4: LAN TỎA
- Liên hệ với một số giáo viên tại các cấp học để lan tỏa tài nguyên của dự án đến GV và
HS

 Giai đoạn 5: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỰ ÁN TỪ 21/10/2016
ĐẾN 25/05/2017
Giai đoạn 5: 01/12/2016-01/06/2017:
Đây là giai đoạn tập trung và tốn nhiều công sức cũng như tiền bạc của cả nhóm giáo
viên.Biên trang web climatechange.edu.vn thành một môi trường học tập dành cho giáo
viên, học sinh .Môi trường này là một môi trường mở không có biên giới , khoảng cách
và giới hạn về thời gian.Học sinh và giáo viên có thể tham gia vào việc học và dạy mọi
lúc mọi nơi gắn liền với chủ đề Biến Đồi Khí Hâu.Đây là môi trưởng mở và miễn phí
cho mọi người tham gia.Học sinh co thể tự do tương tác với nhau, giáo viên có thể
tương tác với giáo viên khác hay với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực.Đối với những
học sinh hay giáo viên tự do thì có thể xem và tải các tài nguyên học liệu trên
climatechange.edu.vn. Đối với học sinh và giáo viên muốn tham gia thành thành viên thì
sẽ đăng kí tài khoản thành viên tương đối dễ dàng và có thể học tập cũng như chia sẻ
việc học của mình cũng như các thí nghiệm , giáo án trên climatechange.du.vn.
Việc học của học sinh liên quan đển chủ để Biến Đổi Khí Hậu sẽ diễn ra trên

climatechange.edu.vn.Việc chia sẻ và học tâp kinh nghiệm của giáo viên cũng diễn ra
trên climatechange.edu.vn cũng như tham khảo ý kiến của chuyên gia các lĩnh vực có
liên quan đến chủ đề Biến Đổi Khí Hậu..Chính giáo viên và học sinh là những người
làm giàu thêm tài nguyên của climatechange.ed.vn và tương tác trưc tuyến tức thời trên
facebook của climatechange.edu.vn
Thông qua hình thức học và trao đổi như thế, học sinh cũng như giáo viên sẽ biết cách
làm nghiên cứu khoa học, dạy theo mô hình STEM cũng như chia sẻ kinh nghiệm .Qua
đó hình thành cho học sinh kỹ năng thế kỷ 21 và hướng tới giáo viên trở thành một
người giáo viên Số. (Digital Teacher)
3. Hướng dẫn tham gia kết nối và chia sẻ tài nguyên:
10


- Trang Web chính thức: />- Trang face
/>- Tài liệu hướng dẫn học sinh ONENOTE />(Tài liệu đã bao gồm nội dung giáo án xây dựng dự án, các hoạt động của học sinh, hình
ảnh chứng mình, sản phẩm của học sinh, phiếu đánh giá các giai đoạn của nội dung kiến
thức trước, trong và sau, phiếu điểm cho mỗi nhóm, cảm nhận của học sinh và phụ huynh
sau dự án)

11


4. Một số hình ảnh hoạt động trải nghiệm kết hợp thực hành, thí nghiệm và nghiên
cứu khoa học của GV và HS tại trang web: />
Hình ảnh hoạt động của kênh thông tin Climate Change Earth do nhóm đã biên soạn
a) Hiệu quả của ban đầu khi thực hiện
- Đối với GV:
+ Việc ứng dụng CNTT trong dạy học dự án giúp giáo viên tạo ra một môi trường
học tập trực tuyến và trở thành người đồng hành cùng các em học sinh trong việc học,
CNTT giúp giáo viên dễ dàng trong việc quản lý hoạt động học tập của học sinh ngay cả

ngoài biên giới lớp học, dễ dàng đánh giá năng lực của học sinh qua các giai đoạn dự án
từ đó đánh giá được toàn diện các năng lực của từng em học sinh.
+ Tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, hoàn toàn miễn
phí với nội dung kiến thức của từng môn khác nhau giáo viên hoàn toàn có thể dễ dàng
hướng dẫn học sinh. Bên cạnh đó trang web này có sự tương tác cao với tất cả các thiết
bị điện tử nên phù hợp với từng điều kiện của từng học sinh khác nhau.
+ Tận dụng được nguồn lực giáo dục: kiến thức không chỉ nằm trong sách vở mà
còn đến từ chính các em học sinh, phụ huynh học sinh và các hoạt động xã hội.
+ Giúp kết nối nhiều giáo viên và học sinh ở trên địa bàn TP.Hà Nội cũng như tạo
một môi trường học tập mở để trao đổi kinh nghiệm.
12


+ Giúp giáo viên cũng hoàn thiện kỹ năng CNTT và được học hỏi những phương
pháp giáo dục mới, tích cực hiệu quả, giúp quá trình dạy của giáo viên trở thành người
hướng dẫn định hướng.
- Đối với PH:
+ PH cùng tham gia trong các hoạt động học cụ thể của con, cùng tham gia vào dự
án trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ PH được xem lại toàn bộ quá trình học và tương tác dạy của giáo viên và học
sinh từ đó nắm được việc học của con hàng ngày và có sự nhắc nhở định hướng kịp thời.
- Đối với HS:
+ Việc học kiến thức mới cũng như ôn lại kiến thức cũ qua việc tham gia dự án làm
cho học sinh thấy thích thú tham gia, nâng cao được tính tích cực của các em.
+ Việc ứng dụng CNTT trong bài dạy giúp HS dễ dàng lĩnh hội những kiến thức,
hiểu biết hơn về kiến thức biến đổi khí hậu không chỉ tại nơi mình đang sống mà trên
toàn thế giới.
+ Các em có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học vào nhứng hành động cụ thể
và hàng ngày vừa nhằm củng cố kiến thức vừa giúp hoàn thiện các kỹ năng thế kỷ 21
như: giao tiếp, lập kế hoạch, CNTT, quản lý thời gian...... Ngoài ra dự án còn giúp các

con có những hoạt động cụ thể phù hợp với lứa tuổi nhưng lại có sự đóng góp cho cộng
đồng.
+ HS có thể học ở mọi lúc, mọi nơi. Có thể nhận được sự tương tác với giáo viên
và các bạn thường xuyên và liên tục.
+ Qua việc học các em cũng có cơ hội giao lưu học hỏi kiến thức của các bạn bè
toàn Việt Nam và cả bạn bè Quốc tế từ đó nâng cao tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc,
có ý thức tự học và hoàn thiện bản thân để xây dựng đất nước.
+ Học sinh thu nhật và hoàn thiện các kỹ năng trong khi thực hành, hình thành tư
duy phàn biện, đặt vấn đề, và kỹ năng thế kỷ 21, rèn luyện bản thân và có cơ hội khẳng
định.
Việc dạy học vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học đã được sự hưởng ứng
nhiệt tình của các bạn học sinh trong trường, các trường bạn trên địa bàn Hà Nội và
13


được sự quan tâm cũng như kết nối với các sự án của trường bạn Quốc tế. Được nhận sự
tài trợ từ các chuyên gia quan tâm đến vấn đề Biến đổi khí hậu, các tổ chức phi chính
phủ. Đồng thời khẳng định được những phương pháp giáo dục mới và tích cực sẽ được
chính phụ huynh và học sinh hưởng ứng.
b) Một số hình ảnh của trang web

14


Giao diện trang web chính

15


Kho tài nguyên và các dự án tương tác


16


17



×