Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Ứng dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm Activinspre để thiết kế dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.17 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN



BÀI DỰ THI
TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC

ĐỀ TÀI

Hạ Long, tháng 10 năm 2016


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................... 2
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................................................... 2
2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 3
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 3
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................................................. 3

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG BẢNG ĐIỆN TỬ TƯƠNG TÁC ........ 4
1. GIỚI THIỆU ...................................................................................................................................... 4
2. TIỆN ÍCH ........................................................................................................................................... 6
3. CHỨC NĂNG..................................................................................................................................... 7

CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN ....... 8
1. KHÁI NIỆM DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN ......................................................................... 8
2. ƯU ĐIỂM CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP ......................................................................................... 8
3. MỤC TIÊU CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN ................................................................. 9
4. ĐẶC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP....................................................................................... 9
5. CÁC MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN .......... 9


6. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP......................................................................... 10
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN VẬT LÝ HIỆN NAY ......... 11
1.THUẬN LỢI...................................................................................................................................... 11
2. KHÓ KHĂN ..................................................................................................................................... 11
3. KẾT QUẢ VÀ GIẢI PHÁP CHO DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG VẬT LÝ. .... 12

CHƯƠNG V: BÀI DẠY THỰC NGHIỆM.................................................................................. 14
1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC .................................................................................................................. 14
2. MỤC TIÊU DẠY HỌC ................................................................................................................... 14

2.1. Kiến thức ...................................................................................................14
2.1.1. Môn Vật lý .........................................................................................14
2.1.2. Môn Hóa học......................................................................................14
2.1.3. Môn Địa lý .........................................................................................15
2.1.4. Môn Sinh học .....................................................................................15
2.2. Kĩ năng ......................................................................................................16
2.3. Thái độ ......................................................................................................16
2.4. Các năng lực học sinh đạt được ................................................................17
3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC ................................................................................................................ 17
4. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN .................................................................................................................. 17


4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học ............................................17
4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống xã hội ................................18
5. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU .......................................................................................... 18

5.1. Thiết bị dạy học ........................................................................................18
5.2. Ứng dụng công nghệ thông tin .................................................................19
5.3. Học liệu .....................................................................................................19
5.3.1. Bộ câu hỏi định hướng .......................................................................19

5.3.2. Học liệu ..............................................................................................19
6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: .......................................................... 27

6.1. Giai đoạn 1: Thiết kế dự án.......................................................................27
6.2. Giai đoạn 2: Tiến hành dạy học theo dự án ..............................................29
6.3. Giai đoạn 3: Báo cáo dự án .......................................................................30
7. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP. .......................................................................... 56

7.1. Phiếu đánh giá. ..........................................................................................56
7.2. Đánh giá kết quả học tâp...........................................................................59
8. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH .............................................................................................. 60

8.1. Sản phẩm của học sinh..............................................................................60
8.2. Một số sản phẩm minh họa. ......................................................................60
8.3. Sản phẩm nhóm 1......................................................................................63
8.4. Sản phẩm nhóm 2......................................................................................69
8.5. Sản phẩm nhóm 3......................................................................................76
8.6. Sản phẩm nhóm 4......................................................................................84
CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN............................................................................... 94
6.1. ĐÁNH GIÁ .................................................................................................................................... 94
6.2. KẾT QUẢ ÁP DỤNG ................................................................................................................... 97
6.3. KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 99


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.


THÔNG TIN CHUNG VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI.
1. Họ và tên giáo viên: PHẠM THỊ THÁI HÀ
2. Ngày sinh: 16/9/1982
3. Chức vụ: Giáo viên Vật lý
4. Điện thoại: 01668 617479
5. Email:
6. Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Quyền – Phường Cao Thắng –
TP Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: 033825246

II.

TÊN ĐỀ TÀI.

GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

1


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của ngành giáo dục là không ngừng đổi mới phương pháp giảng
dạy và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học. Trong đó, việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học đang được đẩy mạnh và nhân rộng trong toàn
ngành hiện nay. Các chương trình tập huấn trước đây thường hướng giáo viên sử
dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế bài giảng. Tuy nhiên, phần mềm này có
một nhược điểm đó là không có được sự tương tác giữa học sinh, giáo viên với nội

dung bài giảng. Nội dung bài học được xây dựng mang tính chất trình chiếu, chính
vì vậy trong thời gian qua đã có khá nhiều những phần mềm được tạo ra nhằm
khắc phục nhược điểm đó như:
 Violet (Bạch Kim – Việt Nam): tận dụng các tính năng của Flash để thiết
kế bài giảng.
 Lecture Maker & Teaching Mate (Hàn Quốc) – hệ thống thiết kế bài
giảng điện tử và quản lý tài nguyên, tạo ngân hàng đề thi Phần mềm này
hiện đang được Cục CNTT triển khai, tập huấn cho các giáo viên cốt cán
của các địa phương.
 Microsoft LCDs: chương trình thiết kế bài giảng điện tử theo chuẩn
SCORM của hãng Microsoft.
 ActivInspire: phần mềm hỗ trợ dạy học tương tác của hãng Promethean
(Anh).
Trong số các phần mềm trên, phần mềm ActivInspire hỗ trợ rất tốt sự tương
tác giữa giáo viên với học sinh trong quá trình dạy học, ngoài ra phần mềm còn
giúp cho giáo viên dễ dàng thiết kế những ý tưởng sư phạm phong phú.
Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về
phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, và phương pháp dạy học. Dạy học
chủ đề tích hợp liên môn giúp học sinh tiếp cận được các kiến thức môn học một
các toàn diện, sâu sắc, nổi bật được tính thực tiễn của kiến thức; học sinh học được
nhiều kiến thức mà không phải ghi chép thụ động; ngược lại, học sinh chủ động
tham gia chiếm lĩnh các kiến thức cần thiết.
Là một giáo viên Vật lý tôi luôn ý thức được rằng phải thường xuyên tự
học, dành nhiều thời gian nghiên cứu CNTT, tích cực đổi mới phương pháp dạy
học để nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn nữa, chương trình Giáo dục phổ thông
sau 2015 triển khai theo tư tưởng tích hợp. Điều này thúc đẩy tôi thực hiện đề tài
“Ứng dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm Activinspre để thiết kế dạy
học theo chủ đề tích hợp liên môn: Tán sắc ánh sáng – tia hồng ngoại – tia tử
ngoại – tia X ”.
GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền


2


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020

2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm Activinspre để dạy
học theo chuyên đề tích hợp liên môn.
 Vận dụng có hiệu quả dạy học tích hợp vào quá trình dạy học chủ đề
“Tán sắc ánh sáng – tia hồng ngoại – tia tử ngoại – tia X ”, chủ đề đã
đạt giải nhất quốc gia cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
năm học 2015 – 2016 cấp THPT.

3. Phương pháp nghiên cứu
 Tìm hiểu, nghiên cứu phần mềm Activinspre.
 Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về đổi mới chương trình, đổi mới kiểm tra,
đánh giá, tài liệu nghiên cứu về dạy học tích hợp.
 Thiết kế, tổ chức bài dạy tích hợp.

4. Phạm vi nghiên cứu
 Chương trình THPT

GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

3


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020


CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG BẢNG
ĐIỆN TỬ TƯƠNG TÁC
1. Giới thiệu
Hệ thống Dạy và Học tương tác là một giải pháp dạy và học hoàn
chỉnh, tích hợp phần mềm và phần cứng.

Hệ thống Bảng điện tử tương tác bao gồm:
ACTIVBOARD - Bảng trắng tương tác trong lớp học

Kết hợp MÁY CHIẾU với bảng điện tử Activboard Promethean.
ACTIVINSPRE - Phần mềm thiết kế bài giảng tương tác.
Bao gồm các giáo cụ điện tử, công cụ toán học ảo, ghi hình và âm thanh, và
trên 14,000 tài nguyên quốc tế để cung cấp một bộ công cụ giảng dạy hoàn chỉnh
dành cho mọi lứa tuổi, hỗ trợ giáo viên chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án một cách
nhanh chóng, dễ dàng, trình bày bài giảng sinh động, thực tế đến với các môn học,
lôi cuốn giúp nâng cao năng lực của trẻ và trình độ chuyên môn của giáo viên.
GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

4


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020

ACTIVOTE – hệ thống phản hồi của học sinh
Không dây và dễ sử dụng với người dùng, thiết bị Activote có hình quả
trứng. Đó là phương pháp hiệu quả, nhanh chóng để nhận các ý kiến phản hồi từ
toàn thể lớp học, thậm chí tạo động lực cho cả những học sinh e ngại nhất. Giáo
viên có thể ngay lập tức đánh giá năng lực học sinh qua kết quả trả lời và biểu đồ
kết quả.


ACTIVSLATE – khi bạn muốn giảng dạy bất cứ nơi nào trong phòng học.
Cho phép giáo viên có thể di chuyển đến bất cứ nơi nào trong lớp học mà
vẫn có thể điều khiển, kiểm soát được bài giảng. Bạn có thể trang bị bao nhiêu
bảng điều khiển Activslate cũng được, và cho phép bạn kiểm soát xem cái nào
đang hoạt động vào bất kì lúc nào. Activslate làm cho việc tham dự của học
sinh dễ hơn bao giờ hết. Vì bạn có thể chuyển Activslate từ người này sang
người khác cho nên không ai cần phải rời khỏi chỗ ngồi.

ACTIVTABLET – bảng đồ họa cho phép bạn soạn giáo án bất kỳ đâu và
bất kỳ lúc nào.
Thiết bị không dây hỗ trợ giáo viên soạn giáo án, không cần sử dụng chuột hay
bảng điện tử. Tạo cho giáo viên sự linh hoạt hơn để chuẩn bị bài giảng thậm chí
khi đang ở xa Activboard của mình. Chỉ việc gắn nó vào cổng USB của máy vi
tính cá nhân của mình và bạn có thể vẽ, thiết kế và tạo ra các bảng giấy lật (trang
trình bày) bất kì đâu và bất kì lúc nào

GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

5


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020

ACTIVPEN: bút
Chúng tôi biết rằng dùng bút từ lúc nhỏ là cách tốt nhất để trẻ phát triển kỹ
năng viết của mình. Đó là lý do vì sao chúng tôi thiết kế Activpen. Activpen dùng
để viết như những cây bút thông thường, ngoài ra nó đóng vai trò như một
con chuột: Bạn có thể kích hoạt các đối tượng, kéo và thả, tô sáng, mở các công
cụ, các trang trình bày, đoạn phim. Con trỏ chuột cho bạn biết đang ở chỗ nào,
chính xác đến từng milimet. Activpen cho phép bạn và học sinh của bạn sự điều

khiển và kiểm soát chính xác.

2. Tiện ích
a. Tạo môi trường tương tác toàn diện
b. Thu hút sự tập trung chú ý, tham gia của học sinh ngay cả những học
sinh thụ động, e ngại nhất. Kích hoạt khả năng tư duy, sáng tạo của học
sinh.
c. Tạo bài giảng phù hợp với nhu cầu của học sinh.
d. Giúp học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác
về các hình ảnh, sự vật, âm thanh,…
e. Khuyến khích học sinh xây dựng các khái niệm thông qua thực hiện
và thử nghiệm
f. Tạo bài học vui nhộn
g. Nâng cao năng lực của học sinh và chuyên môn của giáo viên
h. Có thư viện tài nguyên rộng lớn và đầy đủ công cụ hỗ trợ giáo viên
soạn giáo án một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả.
i. Ngoài ra, Promethean thiết kế một trang web prometheanplanet, và
diễn đàn, nơi đó các nhà sư phạm trên toàn thế giới có thể chia sẻ giáo
án, kinh nghiệm giảng dạy, và có hơn 2.000 bài học mẫu mà giáo viên
có thể tải xuống tham khảo.

GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

6


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020

3. Chức năng
a. Thay thế bảng thông thường, không dùng phấn, chỉ dùng bút điện tử

tương tác trực tiếp lên bảng.
b. Tạo giáo án thông qua các trang trình bày, có thể sao lưu từ các tập
tin đã có như word, excel, powerpoint,…
c. Có các giáo cụ điện tử hỗ trợ giáo viên soạn giáo án nhanh chóng, dễ
dàng.
d. Các công cụ trình bày bài giảng sinh động như: tô sáng, tô màu tạo
điểm nhấn, công cụ đèn chiếu điểm, màng khám phá, kính lúp.
e. Có các công cụ ghi âm, ghi hình, ghi lại các thao tác thực hiện trên
bảng.
f. Học sinh trực tiếp tương tác trên bảng cũng bằng bút điện tử
g. Giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh sau mỗi phần
bài học thông qua hệ thống trả lời của học sinh bằng Activote, kết quả
được thể hiện trên máy, có biểu đồ đánh giá và có thể lưu và in ra để
xem. Qua đó, đánh giá được khả năng của học sinh và chuyên môn của
giáo viên.
h. Có các nguồn tài nguyên lớn hỗ trợ giáo viên soạn giáo án
i. Cho phép kết nối trực tiếp đến các trang web, bạn có thể lấy tài
nguyên ngay trên web đưa vào trang trình bày hoặc lưu vào thư viện, cho
phép chèn tập tin âm thanh, hình ảnh, word, excel, powerpoint, …

GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

7


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020

CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
TÍCH HỢP LIÊN MÔN
1. Khái niệm dạy học tích hợp liên môn

“Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến
thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành
năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn”, trong đó:
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên
quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức lối sống,
giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới biển đảo, giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao
thông…
Dạy học liên môn là phải xác định được các nội dung kiến thức liên
quan đến các môn học khác để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần
cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức
liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương
trình môn học đó và không phải dạy ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến
thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức
dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các
môn liên quan.

2. Ưu điểm của dạy học tích hợp
Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn
nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho
học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng
kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến
thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn
giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các
môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết
tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu
sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là
bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy
học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có

liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức
liên môn đó; Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của
giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra,
định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo
viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ
nhau trong dạy học.

GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

8


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020

3. Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn
 Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở người học,
những năng lực rõ ràng.
 Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Do dự tính
được những điều cần thiết cho học sinh.
 Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp học
sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
 Giúp người học xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.

4. Đặc điểm của dạy học tích hợp
 Lấy người học làm trung tâm.
 Định hướng, phân hóa năng lực người học.
 Dạy và học các năng lực thực tiễn.

5. Các mức độ tích hợp trong dạy học các môn Khoa học tự nhiên
- Lồng ghép: Đó là đưa các yếu tố nội dung gắn với thực tiễn, gắn với xã

hội, gắn với các môn học khác vào dòng chảy chủ đạo của nội dung bài học của
một môn học. Ở mức độ lồng ghép, các môn học vẫn dạy riêng rẽ. Tuy nhiên, giáo
viên có thể tìm thấy mối quan hệ giữa kiến thức của môn học mình đảm nhận với
nội dung của các môn học khác và thực hiện việc lồng ghép các kiến thức đó ở
những thời điểm thích hợp.
- Vận dụng kiến thức liên môn: Ở mức độ này, hoạt động học diễn ra xung
quanh các chủ đề, ở đó người học cần đến các kiến thức của nhiều môn học để giải
quyết vấn đề đặt ra. Các chủ đề khi đó được gọi là các chủ đề hội tụ
- Hòa trộn: Đây là mức độ cao nhất của dạy học tích hợp. Ở mức độ này,
tiến trình dạy học là tiến trình “không môn học”, có nghĩa, nội dung kiến thức
trong bài học không thuộc riêng về một môn học nhưng lại thuộc về nhiều môn
học khác nhau, do đó, các nội dung thuộc chủ đề tích hợp sẽ không cần dạy ở các
môn học riêng rẽ. Mức độ tích hợp này dẫn đến sự hợp nhất kiến thức của hai hay
nhiều môn học.

GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

9


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020

6. Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp
Bước 1: Rà soát chương trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội dung dạy
học gần giống nhau có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương
trình, sách giáo khoa hiện hành; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của
địa phương, đất nước để xây dựng bài học tích hợp.
Bước 2: Xác định chủ đề tích hợp, bao gồm tên bài học và thuộc lĩnh vực
môn học nào, đóng góp của các môn vào bài học.
Bước 3: Dự kiến thời gian (bao nhiêu tiết) cho chủ đề tích hợp.

Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm: kiến thức,
kĩ năng, thái độ, định hướng năng lực hình thành.
Bước 5: Xây dựng các nội dung chính trong bài học tích hợp. Căn cứ vào
thời gian dự kiến, mục tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền
để xây dựng nội dung cho phù hợp.

GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

10


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020

CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN
MÔN VẬT LÝ HIỆN NAY
Hiện tại giáo dục của chúng ta vẫn chưa thoát khỏi nền giáo dục “ứng
thí” nên mục tiêu dạy và học môn Vật lý vẫn chưa định hướng đúng với vị trí của
nó, việc dạy môn này chủ yếu theo yêu cầu trước mắt của học sinh là để thi tốt
nghiệp, tuyển sinh vào đại học. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và dạy học
thử nghiệm tích hợp liên môn cho môn Vật lý tôi nhận thấy có những thuận lợi và
khó khăn nhất định.

1.Thuận lợi
Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Vật lý được hiểu là người học có
thể sử dụng kiến thức, kỹ năng của của nhiều môn học khác để giải quyết các vấn
đề đặt ra trong quá trình học tập bộ môn, quan điểm dạy học này hiện nay cần
được áp dụng ở nhiều cấp học. Thực hiện dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại
nhiều lợi ích trong việc hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải
quyết vấn đề cho học sinh. Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, hầu hết các kiến
thức vật lý đều gắn kết chặt chẽ với thực tế cuộc sống. Trong dạy học môn Vật lý

có thể tích hợp giáo dục với nội dung như: giáo dục ý thức BVMT, giáo dục kỹ
năng sống… đặc biệt là những vấn đề mang tính thời sự như: sự biến đổi khí hậu,
sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên, vấn đề năng lượng…
Vật lý là môn học bổ ích nhưng nó lại vô cùng trừu tượng. Vật lý giúp
chúng ta khám phá những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, giải thích được nhiều
điều bí ẩn. Vật lý ở xung quanh chúng ta và ứng dụng nhiều trong đời sống. Chính
về thế, học sinh có thể sử dụng kiến thức ở nhiều môn học “liên quan” để giải
quyết một số vấn đề: tích hợp kiến thức môn Toán để hình thành kỹ năng tính
toán, xử lý số liệu; môn Hóa học để giải quyết về vấn đề liên kết hóa học, đo đạc
mức độ ô nhiễm môi trường, tính chất hóa học của các chất; môn Sinh học để giải
quyết một số vấn đề: trao đổi vật chất hay để giải thích dễ dàng cơ chế tác động
của các chất đến sự sống; môn Địa lý để hiểu về các vấn đề về dân số, khí hậu giúp
học sinh dễ dàng giải thích cơ chế của sự thích nghi, tiến hóa, mối quan hệ giữa
sinh học và môi trường; môn Văn học để đọc - hiểu văn bản một cách chính xác và
viết cho đúng ngữ pháp; môn Tin để mô hình hóa các quá trình sinh học, các thí
nghiệm …
Với những thuận lợi trên, chúng tôi nhận thấy so với các môn học trong nhà
trường hiện nay thì môn Vật lý có nhiều cơ hội hơn trong việc xác định và xây
dựng các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp liên môn, hay các chủ đề định hướng
phát triển năng lực học sinh.

2. Khó khăn
Từ phía đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào
tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy
GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

11


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020

học tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần
lớn là do giáo viên tự mầy mò, tự tìm hiểu không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng,
chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp
liên môn. Phần lớn giáo viên đã quen với việc dạy học đơn môn là chính nên giáo
viên các môn “liên quan” ít có sự trao đổi chuyên môn do vậy khi dạy học tích hợp
liên môn chưa có sự thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian tổ chức các
nội dung, chủ đề dạy học tích hợp liên môn của các môn “liên quan”; do chương
trình giáo dục đã trải qua nhiều lần cải cách nên nhiều giáo viên khác môn chưa
thực sự nắm rõ về cấu trúc chương trình, chưa cập nhật kịp thời những kiến thức
mới và chưa được trang bị về “phương pháp sư phạm” đặc trưng của các môn học
“liên quan” nên cho dù đã xác định được kiến thức, mức độ cần liên môn ở mỗi
nội dung, chủ đề thì việc lựa chọn phương pháp tổ chức đôi khi còn chưa phù hợp,
thậm chí không mang lại hiệu quả. Do đó khi tiến hành dạy học tích hợp liên môn
kết quả đạt được mới ở mức tích hợp; chưa tận dụng, phát huy được việc vận dụng
kiến thức ở các môn “liên quan” làm công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học bộ môn,
chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các môn “liên quan” trong dạy học các
chủ đề tích hợp liên môn và cũng chưa thực sự giảm tải được…
Từ phía các em học sinh: Qua thực tế giảng dạy các em học sinh tôi nhận
thấy có thể do nhiều lí do khác nhau mà phần lớn các em học môn Vật lý vẫn theo
xu hướng học thụ động; các em không tích cực, không chủ động cho việc chuẩn bị,
tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học trong các giờ học; các em vẫn đang theo xu
hướng học lệch nên không thể sử dụng kiến thức của các môn “liên quan” như một
công cụ để khai thác kiến thức mới ở môn Vật lý
Từ phía chương trình sách giáo khoa của môn Vật lý hiện nay: Được
viết theo kiểu đơn môn nên đôi khi còn có sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ về
kiến thức giữa các môn học “liên quan”, giữa các cấp học, các lớp học, nên khi
tiến hành xác định được các nội dung tích hợp liên môn nhưng thực hiện không có
hiệu quả cao hoặc không thực hiện được.

3. Kết quả và giải pháp cho dạy học tích hợp liên môn trong Vật lý.

3.1. Kết quả học tập của học sinh
- Bằng những quan sát định tính tôi thấy ở các tiết dạy tích hợp liên môn học
sinh tích cực, chủ động, hứng thú trong việc tìm ra các tri thức mới với những biểu
hiện như: học sinh sôi nổi, tích cực trao đổi, chủ động bày tỏ quan điểm.
- Các kiến thức mới hình thành trong bài học được thực hiện theo đúng quy
trình logic của sự nhận thức: Học sinh được quan sát, trải nghiệm thực tế rồi tự rút
ra kiến thức từ đó giúp học sinh hiểu bản chất, dễ nhớ và nhớ lâu.
- Các kiến thức mới hình thành đều được gắn với những tình huống cụ thể từ
đó giúp học sinh tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
- Được phát huy kiến thức ở nhiều môn học từ đó tạo động lực cho học sinh
học toàn diện các môn, tránh xu hướng học lệch.
GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

12


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020
- Học sinh được phát triển các năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực phán đoán, năng lực thu nhận thông tin, năng lực giao tiếp, năng lực
tư duy sáng tạo…
- Bài kiểm tra 15’ sau mỗi tiết học ở cả bốn mức độ nhận biết, thông hiểu,
vận dụng thấp và vận dụng cao học sinh đều đạt kết quả cao.
3.2. Năng lục chuyên môn của giáo viên
- Giáo viên được tự tìm hiểu, tự trang bị cho mình cơ sở lí luận của dạy học
tích hợp liên môn.
- Giáo viên các môn “liên quan” được tăng cường trao đổi thảo luận về các
kiến thức liên quan, về việc lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách thức tổ chức các
hoạt động dạy học. Mỗi giáo viên được chủ động về kiến thức, tự tin khi tổ chức
các hoạt động dạy học và lựa chọn được phương pháp tối ưu.
- Biết “tích hợp” vừa đủ kiến thức các môn “liên quan”, tránh trùng lặp,

nặng nề; cũng không xem nhẹ, bỏ qua; nhưng cũng không biến giờ học môn Vật lý
thành môn Toán, Sinh, Hóa hay ngược lại.
- Tận dụng được sức mạnh của công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.

GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

13


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020

CHƯƠNG V: BÀI DẠY THỰC NGHIỆM
1. Tên hồ sơ dạy học

2. Mục tiêu dạy học
2.1. Kiến thức
2.1.1. Môn Vật lý
 Làm, trình bày và giải thích được thí nghiệm sự tán sắc ánh sáng.
 Phân biệt được ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc.
 Nêu được chiết suất của môi trường phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng
trong chân không.
 Hiểu và trình bày được thí nghiệm tạo ra tia hồng ngoại, tia tử ngoại và
tia X.
 Hiểu và trình bày được tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia X về: định
nghĩa, tính chất, ứng dụng.
 Kể tên được của các vùng sóng điện từ kế tiếp nhau trong thang sóng
điện từ theo bước sóng.
 Phân tích được tác hại của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X đến sức
khỏe. Đưa ra được các giải pháp để hạn chế ảnh hưởng xấu của chúng
đến sức khỏe con người.


2.1.2. Môn Hóa học
Hóa học 10: Bài 29 - Oxi, ôzôn.
 Nêu được cấu tạo của Ozon, tầng Ozon.
 Giải thích được vai trò của tầng Ozon.
 Trình bày được ánh sáng là điều kiện không thể thiếu được trong quá
trình quang hợp ở thực vật và trong tự nhiên, oxi được tạo ra do sự quang
hợp cây xanh.

GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

14


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020
 Nắm được tính chất vật lý, hóa học của khí ôzôn: ở tầng cao ôzôn là chất
bảo vệ nhưng ở tầng thấp ôzôn là là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Hóa học 10 - Tư liệu: Hợp chất CFC - SGK Hóa học 10 (Trang 114)
 Mô tả và giải thích được ảnh hưởng của chất CFC với việc suy thoái tầng
Ozon.

2.1.3. Môn Địa lý
Địa lý 10: Bài 11 - Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất.
Địa lý 6: Bài 17 - Lớp vỏ khí.
 Mô tả được vị trí của tầng Ozon trong bầu khí quyển.
Địa lý 10: Bài 42 - Môi trường và sự phát triển bền vững.
 Hiểu vai trò và ý nghĩa của môi trường đối với sự sống và phát triển của
con người, xã hội.
 Hậu quả của ô nhiễm môi trường.
 Trình bày được các giải pháp để bảo vệ tầng Ozon cũng như sự chống

biến đổi khí hậu.

2.1.4. Môn Sinh học
Sinh học 11: Bài 10 - Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến quá trình
quang hợp.
 Trình bày được ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình quang hợp ở thực
vật.
Sinh học 12: Bài 4 – Đột biến gen.
 Trình bày được các dạng đột biến gen. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh
đột biến gen.
 Nêu được một số bệnh phổ biến có nguyên nhân là đột biến gen do tác
nhân vật lý (tia tử ngoại, tia X…)
Sinh học 12: Bài 5 – Nhiếm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
 Trình bày được các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
 Nêu được một số bệnh phổ biến có nguyên nhân là đột biến cấu trúc
nhiễm sắc thể do tác nhân vật lý (tia tử ngoại, tia X…)
Sinh học 12: Bài 6 – Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
 Trình bày được các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

15


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020
 Nêu được một số bệnh phổ biến có nguyên nhân là đột biến số lượng
nhiễm sắc thể do tác nhân vật lý (tia tử ngoại, tia X…)

2.2. Kĩ năng
Qua môn Vật lý: Tích hợp kĩ năng làm và trình bày thí nghiệm, tích hợp
giáo dục viết bài báo cáo, tích hợp giáo dục an toàn bức xạ. Từ đó tạo được niềm

hứng thú cho học sinh trong học tập môn vật lý. Xây dựng được những phương
pháp học tập mới - hiệu quả cho học sinh. Tác động trực tiếp đến đến học sinh, tạo
sự nhiệt huyết và sự say mê nghiên cứu khoa học, khắc phục được thói quen học
thuộc lòng, học vẹt, không nắm sâu được kiến thức. Phát triển kĩ năng làm thí
nghiệm, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
Qua môn Địa lý: Rèn luyện và phát triển kĩ năng thu thập và xử lí thông tin,
tích hợp bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
Qua môn Hóa học: Rèn kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức Hóa học
vào xử lí bài thuyết trình.
Qua môn Sinh học: Rèn luyện và phát triển kĩ năng thu thập và xử lí thông
tin, tìm hiểu các loại bệnh tật phổ biến con người mắc phải khi đột biến có nguyên
nhân là các tác nhân vật lý.
Qua môn Tin học: Rèn và phát triển kĩ năng thực hành việc tìm kiếm tư liệu
trên mạng, xử lí tư liệu, bố cục và trang trí, làm video, … cho bài thuyết trình.
Qua môn Ngữ văn: Phát triển kĩ năng thuyết trình, thu thập, xử lí tư liệu,
ứng dụng công nghệ thông tin (Power Point - Word) vào việc xây dựng bài thuyết
trình. Thiết lập được một bài phỏng vấn đúng chuẩn mực. Khả năng thuyết trình
trước đám đông, giao tiếp.
Rèn kĩ năng sống: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống, tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng, tích hợp giáo dục hướng nghiệp, tích hợp
kỹ năng trải nghiệm sáng tạo. Từ đó bồi dưỡng ý thức không quản ngại khó khăn,
học sinh nắm được phổ sóng điện từ và tại sao phải chia nhỏ thành miền để nghiên
cứu và ứng dụng. Định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Tính hợp tác giữa các
thành viên trong công việc; sự chia sẻ; Sự phân công công việc theo năng lực; Sự
khéo léo trong giao tiếp; Sự khoa học trong kế hoạch học tập và làm việc.

2.3. Thái độ
 Có tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc.
 Yêu thích bộ môn, say mê trong nghiên cứu khoa học.
 Thường xuyên ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống nâng cao năng

suất lao động.
GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

16


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020
 HS có ý thức vận dụng các hiểu biết, kĩ năng thu được qua học tập môn
vật lí để tham gia các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí
hậu, tham gia các hoạt động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp
với lứa tuổi.

2.4. Các năng lực học sinh đạt được
 Năng lực tự học
 Năng lực giải quyết vấn đề
 Năng lực sáng tạo
 Năng lực tự quản lý
 Năng lực giao tiếp
 Năng lực hợp tác, hội nhập
 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
 Năng lực sử dụng ngôn ngữ
 Năng lực vận dung kiến thức liên môn

3. Đối tượng dạy học
 Số lượng : 42 học sinh.
 Khối lớp 12A – Trường THPT Ngô Quyền
 Số lớp: 4 lớp.
 Những đặc điểm khác:
 Khó khăn: Đa số học sinh chất lượng học tập chưa cao, lần đầu làm quen
với phương pháp học tập mới, khả năng giao tiếp, khả năng tổ chúc

nhóm còn rất hạn chế...
 Thuận lợi: Đa số học sinh đều rất nhiệt tình và háo hức với phương pháp
học tập mới.

4. Ý nghĩa của dự án
4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
Dự án góp phần giáo dục tính tổ chức, tinh thần làm chủ và hợp tác trên
những hoạt động thực tế.
Dự án làm cho quá trình dạy học bộ môn thêm phong phú, đa dạng làm
GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

17


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020
cho việc học của học sinh thêm hứng thú, sinh động tạo cho học sinh lòng hăng
say, yêu công việc đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của học
sinh.
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Địa lý, Hóa học, Sinh học vào môn
Vật lý rất quan trọng, giúp cho kiến thức học sinh được bao quát, đầy đủ ý hơn.
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng
tạo; giáo dục thêm ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng
giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống.
Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn
học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức
cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình
dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức,
hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một
cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.


4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống xã hội
Sau khi hoàn thành xong dự án, học sinh đã có những hiểu biết nhất định về
sự tán sắc ánh sáng, tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia X. Từ đó giúp cho học sinh
thấy được phổ rộng lớn của thang sóng điện từ, dẫn đến việc phải chia nhỏ thành
miền để nghiên cứn và ứng dụng.
Biết được tác hại của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và các loại tia phóng xạ nói
chung. Từ đó nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn bức xạ.
Đồng thời phải trang bị cho mình những hiểu biết và kĩ năng tự bảo vệ bản thân
khi tiếp xúc với nguồn phóng xạ.
Thấy được sự cẩn thiết trong việc phải bảo vệ môi trường,chống biến đổi khí
hậu. Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ tầng ôzôn: “Bảo vệ tầng
ôzôn là trách nhiệm của loài người”
Hiểu biết được một số bệnh phổ biến ở người mắc phải có nguyên nhân từ
các tia phóng xạ gây ra. Không những biết cách phòng tránh cho bản thân mà còn
tuyên truyền cho mọi người có kĩ năng khi tiếp xúc với nguồn phóng xạ, Từ đó có
thái độ chia sẻ, cảm thông với những người không may bị mắc bệnh, tránh thái độ
kì thị, xa lánh.

5. Thiết bị dạy học và học liệu
5.1. Thiết bị dạy học
 Phòng học bảng tương tác IQboard.
GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

18


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020
 Các đoạn video về tia hồng ngoại, tia X...
 Sách giáo khoa Vật lý 12.


5.2. Ứng dụng công nghệ thông tin
Các phần mềm liên quan:
 ActivInspre: Phần mềm soạn bài giảng tương tác
 Wondershare QuizCreator: Phần mềm tạo bài trắc nghiệm tương tác
 Avidermux: Phần mềm cắt ghép video
 Mind Map: Sơ đồ tư duy…
 Dropbox, Google Driver: Phần mềm lưu trữ dữ liệu thực tuyến….
 Các nguồn thông tin, tài liệu từ internet.

5.3. Học liệu
5.3.1. Bộ câu hỏi định hướng
Câu 1: Em hãy tìm hiểu về sự tán sắc ánh sáng?
Câu 2: Nêu sự ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình quang hợp ở thực vật?
Câu 3: Trình bày tia hồng ngoại về ĐN, nguồn phát, tính chất và ứng
dụng?
Câu 4: Nêu sự ảnh hưởng của tia hồng ngoại đến sức khỏe con người?
Câu 5: Trình bày tia tử ngoại về ĐN, nguồn phát, tính chất và ứng dụng?
Câu 6: Tại sao cần bảo vệ tầng ôzôn?
Sự suy giảm tầng ôzôn: Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp?
Câu 7: Trình bày tia X về ĐN, nguồn phát, tính chất và ứng dụng?
Câu 8: Chụp X – quang có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Nêu ảnh hưởng của tia X đến sức khỏe con người?

5.3.2. Học liệu
Câu 1, câu 3, câu 5, câu 7: Kiến thức nội môn.
Đáp án: Gợi ý trả lời: Bài 24 - 27- 28 (SKG Vật lý 12)
Câu 2: Nêu sự ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình quang hợp ở thực vật?
Gợi ý trả lời: Sinh học 11: Bài 10 - Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh
đến quá trình quang hợp.


GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

19


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020
Trong các yếu tố bên ngoài liên quan đến quang hợp, ánh sáng là điều kiện
cơ bản để tiến hành quang hợp. Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh
hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp.
Chất lượng ánh sáng (thành phần quang phổ ánh sáng) đã ảnh hưởng không
những đến cường độ quang hợp mà còn đến chất lượng của quá trình quang hợp
nữa. Chiều hướng của quá trình quang hợp thay đổi do tác dụng của các tia sáng có
độ dài sóng khác nhau. Ánh sáng sóng ngắn (xanh tím) có khả năng giúp cho việc
tạo thành các axitamin, protein trong quá trình quang hợp còn ánh sáng sóng dài
(đỏ) xúc tiến quá trinh hình thành cacbohiđrat.
Trong môi trương nước, thành phần ánh sáng biến động theo độ sâu.
Thành phần ánh sáng cũng biến động theo thời gian của ngày. Vào buổi sớm
và buổi chiều, ánh sáng chứa nhiều tia đỏ hơn. Vào buổi trưa, các tia sáng có bước
sóng ngắn (tia xanh, tia tím) tăng lên.
Dưới tán rừng rậm, chủ yếu chủ yếu là ánh sáng khuyết tán, các tia đỏ giảm
rõ rệt. Cây mọc dưới tán rừng thường chứa diệp lục b cao hơn giúp hấp thụ được
các tia sáng có bước sóng ngắn hơn.
Câu 4: Nêu sự ảnh hưởng của tia hồng ngoại đến sức khỏe con người?
Gợi ý trả lời:
Tia hồng ngoại được biết tới như là một loại bức xạ có tác dụng tốt đến sức
khỏe con người. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc quá nhiều với tia hồng ngoại trong một
thời gian dài thì tia hồng ngoại cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức
khỏe. Như những người làm việc tại các lò luyện kim, đúc kim loại, lò rèn, lò nấu
thuỷ tinh, lò nung gạch ngói...
Bức xạ hồng ngoại có thể gây tác hại đến sức khoẻ gồm: ở mắt làm đục giác

mạc, viêm giác mạc, đục nhân mắt, gây hỏng giác mạc, làm khô mắt; trên da làm
tổn thương da, tăng sắc tố, ban đỏ…Ngoài ra, nó còn làm giảm khả năng miễn dịch
của cơ thể, viêm mũi họng, viêm xoang.
Chúng ta có thể hạn chế tác hại của bức xạ hồng ngoại bằng cách: Sử dụng
hệ thống phun nước che chắn và hạ nhiệt của bức xạ. Người lao động gần nguồn
bức xạ hồng ngoại phải có bảo hộ lao động như: mặc quần áo bằng sợi bông
(cotton), đeo kính lọc khi hàn điện hay hàn bằng khí đất đèn, người quan sát lò
nóng chảy dùng thêm kính hấp thụ nhiệt. Mọi người ra nắng phải mặc quần áo dài,
đội mũ rộng vành, đeo kính râm, tránh ở lâu ngoài nắng.
GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

20


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020

Câu 6: Tại sao cần bảo vệ tầng ôzôn?
Sự suy giảm tầng ôzôn: Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp?
Học sinh phải nắm được:
 Tầng ôzôn là gì? Vai trò của tầng ôzôn?
Gợi ý trả lời: Bài 29: Oxi, Ozon – SGK Hóa học 10 (Trang 126)
Ôzôn (O3) là một dạng thù hình của oxy, trong phân tử của nó chứa ba
nguyên tử ôxy thay vì hai như thông thường.
Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn ôzôn (O3) là chất khí có màu
lam nhạt, có mùi hắc đặc trưng. Ozon là chất hấp thụ mạnh các tia tử ngoại.
Gợi ý trả lời: Bài 11: Khí quyển, sự phân bố nhiệt dộ trên trái đất
SGK Địa lý 10 (Trang 31)
Tầng Ôzôn (ở độ cao 20km→50km trong tầng bình lưu): gồm một lớp khí
giầu Ozôn.
Ở tầng cao ôzôn có tác dụng chắn tia tử ngoại chiếu xuống trái đất, nhưng ở

tầng thấp ôzôn lại là một tác nhân gây ô nhiễm, là chất độc đối với con người và là
một trong những nhân tố gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Như chúng ta đã biết, tia tử ngoại còn được giọi là tia UV mà Mặt Trời tỏa
ra chia làm 3 loại:
UV-A (400-315nm)
UV-B (315-280nm)
UV-C (280-100 nm).
Trong đó, UV-C rất có hại cho con người, UV-B gây tác hại cho da và có
thể gây tổn thương tế bào dẫn đến ung thư da. Tầng ozon đã giúp cản trở tia bức xạ
UV-B và UV-C, còn hầu hết tia UV-A chiếu được tới bề mặt Trái Đất, nhưng may
mắn là tia này ít gây hại cho sinh vật.
Tuy mỏng manh nhưng tầng ozon có vai trò rất quan trọng đối với sự sống
trên Trái Đất vì nó hấp thụ phần lớn tia cực tím (UV) của bức xạ Mặt Trời, không
cho các tia này đến được Trái Đất. Do vậy, nếu tầng ozon bị phá hủy sẽ gây tác hại
rất lớn đối với mọi sinh vật trên hành tinh.
GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

21


CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” 2016 - 2020
Vậy, có thể khẳng định rằng ozon chính là một thiết bị bảo vệ môi trường!!
 Nêu được nguyên nhân làm suy giảm tầng ôzôn?
Gợi ý trả lời: + Bài đọc thêm: Sự suy giảm tầng Ozon
SGK Hóa học 10 (Trang 128)
+ Tư liệu: Hợp chất CFC
SGK Hóa học 10 (Trang 114)
Trong các vấn đề đáng lo ngại về môi trường hiện nay, vấn đề ôzôn và thủng
tầng ôzôn là một vấn đề bức xúc và nghiêm trọng mang tính chất toàn cầu. Để tìm
được giải pháp hạn chế vấn đề này thì ta phải đi tìm hiểu các nguyên nhân gây ra

lỗ thủng tầng ôzôn.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm tầng ôzôn:
+ Hợp chất CFC là yếu tố đầu tiên làm suy giảm tầng ôzôn.
Freon là tên gọi chung của những hợp chất CFC(cloflocacbon), như CCl2F2,
CCl3F,… Đây là chất làm lạnh trong các máy lạnh, tủ lạnh, chất xịt trong các loại
thuốc trừ sâu, các loại sơn, dùng làm chất chữa cháy, dung môi trong một số
nghành công nghiệp.
Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí,
freon bốc thẳng lên tầng ôzôn trong khí quyển Trái Đất và phá vỡ kết cấu của nó,
làm giảm nồng độ khí ôzôn.
Người ta tính rằng một phân tử CFC mất trung bình là 15 năm để đi từ mặt
đất lên đến các tầng trên của khí quyển và có thể ở đó khoảng một thế kỷ, phá hủy
đến cả trăm ngàn phân tử ozon trong thời gian này.
+ Đến giữa thập kỷ 90, thêm một “thủ phạm tích cực” nữa được phát hiện
chính là chất thải công nghiệp, đặc biệt là các khí NOx,CO2… Những chất thải
loại này vẫn bền bỉ và dai dẳng bay vào bầu khí quyển và làm công việc phá hoại
tầng ozon. Ảnh hưởng này càng nghiêm trọng hơn khi nền công nghiệp ngày càng
hiện đại hóa, đồng nghĩa với quá trình gia tăng mạnh mẽ sản xuất công nghiệp.
N2O được tạo ra bằng cách sản xuất phân bón nitơ hay xử lí nước thải, 1/3
tổng lượng N2O thải vào khí quyển là từ những hoạt động của con người như đốt
cháy nguyên liệu hóa thạch, sử dụng phân bón gốc nitơ, vận hành các nhà máy xử
lí nước thải hay các quy trình công nghiệp khác liên quan đến nitơ. Khí này cũng
được giải phóng khi vi khuẩn hoạt động trong đất và đại dương phân hủy các hợp
chất chứa nitơ. Các nhà nghiên cứu cho biết nên giảm việc sử dụng loại hợp chất
này để tránh làm mỏng tầng ozon bao quanh Trái đất.
GV: Phạm Thị Thái Hà – Trường THPT Ngô Quyền

22



×