Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 86 trang )

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì các
đơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước cũng từng bước đi vào
phát triển ổn định và vững chắc góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới kinh tế xã hội của đất nước.
Các đơn vị hành chính sự nghiệp là các đơn vị quản lý hành chính Nhà nước như
đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, sự nghiệp khoa học công nghệ, sự
nghiệp kinh tế… hoạt động bằng nguồn kinh phí của Nhà nước cấp, hoặc các nguồn
kinh phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí, thu từ kết quả hoạt động kinh doanh hay
nhận viện trợ biếu tặng theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện nhiệm
vụ của Đảng và Nhà nước giao cho.
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý của
Đảng và Nhà nước phải có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh luật Ngân sách Nhà
nước, các tiêu chuẩn định mức, các qui định về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
do Nhà nước ban hành. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính,
tăng cường quản lý kiểm soát chi quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý tài sản công,
nâng cao chất lượng công tác kế toán và hiệu quả quản lý các đơn vị hành chính sự
nghiệp.
Chính vì vậy, công việc của kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu
là phải tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh
phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật
tư tài sản công, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định
mức của Nhà nước ở đơn vị. Đồng thời, kế toán hành chính sự nghiệp với chức năng
thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành Ngân sách Nhà
nước tại đơn vị hành chính sự nghiệp được Nhà nước sử dụng như là một công cụ sắc
bén trong việc quản lý Ngân sách Nhà nước, góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn
một cách tiết kiệm và hiệu quả cao.



2
Chính vì vậy mà chất lượng thông tin kế toán là một yếu tố rất quan trọng cần
được tìm hiểu và hoàn thiện nhằm phát huy tốt nhất vai trò của kế toán hành chính sự
nghiệp.
Thông tin kế toán, mô tả vấn đề tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, là
kết quả của hệ thống thông tin kế toán; phản ánh được hiệu quả hoạt động cũng như
mức độ tuân thủ pháp luật trong việc chấp hành theo đúng các quy định do Nhà nước
ban hành.
Tuy nhiên, hiện nay chất lượng thông tin kế toán ngày càng phát sinh nhiều sai
sót và gian lận. Tình trạng này không chỉ diễn ra trong các doanh nghiệp kinh doanh
lớn trên toàn thế giới đã được công bố như: Lucent, Enron, Worldcom, Tyco…. Mà
còn diễn ra ngay trong các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp cả trong
nước.
Vì vậy, nâng cao chất lượng thông tin kế toán đã và đang trở thành nhu cầu bức
thiết trong toàn xã hội và trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt, chất lượng thông tin trong các
đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập đang dần được quan tâm nhằm cải tạo chất lượng
đào tạo và hiệu quả hoạt động. Để thực hiện được mục tiêu này, chúng ta cần phải
nghiên cứu và tìm hiểu các nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó
đến chất lượng thông tin kế toán; từ đó có hướng tác động, điều chỉnh tích cực, phù
hợp đến các nhân tố trọng yếu giúp cải thiện chất lượng thông tin kế toán theo mong
muốn.
Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ; là một trong những địa
phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài; là một tỉnh phát triển
mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực giáo dục. Hệ thống sự nghiệp
giáo dục tại tỉnh Bình Dương có 08 trường đại học, 04 trường cao đẳng, 08 trường
trung cấp chuyên nghiệp cả công lập và ngoài công lập; là nơi đào tạo ra đội ngũ lao
động dồi dào, có trình độ kỹ thuật cao. Để nền kinh tế nói riêng và mọi lĩnh vực nói
chung trong tỉnh ngày càng phát triển thì đòi hỏi nền giáo dục tỉnh Bình Dương phải
cung cấp cho xã hội một đội ngũ lao động ngày càng cao về trình độ chuyên môn,
mức độ phù hợp và cần thiết với nhu cầu thực tiễn. Chính vì vậy mà nhu cầu nâng



3
cao chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục nói chung và sự
nghiệp giáo dục công lập nói riêng (các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập được đề
cập ở đây là các trường bậc cao đẳng, đại học công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương)
đang trở thành nhu cầu bức thiết của tỉnh. Câu hỏi được đặt ra là chất lượng thông tin
kế toán tại các trường này cung cấp như thế nào và các nhân tố nào ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin kế toán đó?
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin kế toán của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh
Bình Dương” được lựa chọn để nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Để thực hiện đề tài một cách hiệu quả nhất đề tài cần nghiên cứu và phân tích
một số câu hỏi sau:
-

Thứ nhất: Chất lượng thông tin kế toán trong các đơn vị SNGD công lập bao

gồm những thang đo nào?
-

Thứ hai: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các

đơn vị SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
-

Thứ ba: Thực trạng về mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất

lượng thông tin kế toán của các đơn vị SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Bình

Dương?
Từ ba câu hỏi trên đề tài nghiên cứu cần đạt các mục tiêu như:
-

Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về chất lượng TTKT

-

Khảo sát thực trạng các đối tượng sử dụng, trình bày TTKT tại các đơn vị

SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cụ thể tại 03 trường đại học công lập
và 04 trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh.
-

Nhận diện và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các

đơn vị SNGD công lập bậc cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
-

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng TTKT tại

các đơn vị SNGD công lập bậc cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
-

Đánh giá được thực trạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến


4
chất lượng TTKT của các đơn vị SNGD công lập bậc cao đẳng, đại học tại tỉnh Bình
Dương.

1.3 Nội dung nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu cũng như một số khó khăn
khách quan khác, cho nên đề tài nghiên cứu này sẽ đi sâu vào một số lĩnh vực sau:
1.3.1

Đối tượng nghiên cứu

- Chất lượng thông tin kế toán
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị SNGD
công lập (bao gồm 03 trường đại học và 04 trường cao đẳng công lập) trên địa bàn
tỉnh Bình Dương.
1.3.2

Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài tập trung vào việc tìm hiểu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng TTKT và mức độ tác động của các nhân tố này đến chất lượng TTKT tại các
đơn vị SNGD công lập gồm 03 trường đại học và 04 trường cao đẳng trên địa bàn
tỉnh Bình Dương.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 03 năm 2015
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài nghiên cứu cần giải quyết 03 vấn đề chính
có quan hệ chặt chẽ với nhau:
(1) Chất lượng thông tin kế toán trong các đơn vị SNGD công lập (bậc cao đẳng
và đại học). Mục đích của phần này là tìm ra các tiêu chuẩn của chất lượng TTKT
trong các đơn vị SNGD công lập (cụ thể là bậc cao đẳng và đại học) trên địa bàn tỉnh
Bình Dương hay nói cách khác nó chính là thang đo chất lượng TTKT trong trường
hợp này.
(2) Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị SNGD
công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Mục đích của phần này là tìm ra những nhân

tố nào ảnh hưởng đến chất lượng TTKT và các thang đo nhân tố ảnh hưởng này
trong các trường cao đẳng và đại học công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


5
(3) Thực trạng về mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin kế toán của các đơn vị SNGD công lập tại tỉnh Bình Dương. Mục đích của
phần này xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT tại các
trường cao đẳng và đại học công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Để giải quyết vấn đề (1) công lập (bậc cao đẳng và đại học)>, đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp so
sánh, tiếp cận hệ thống các lý thuyết nền về chất lượng thông tin kế toán, các quan
điểm của các tổ chức nghề nghiệp có tính quốc tế hay các cơ quan quản lý Nhà nước
có tính pháp lý về vấn đề có liên quan. Từ đó, áp dụng phương pháp tư duy, tổng hợp
để chọn ra một quan điểm phù hợp về chất lượng thông tin kế toán trong các đơn vị
sự nghiệp giáo dục công lập (bậc cao đẳng và đại học) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Để giải quyết vấn đề (2) toán tại các đơn vị SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương>, tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu suy diễn – định tính. Do hiện nay các nghiên cứu trực tiếp
về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trong các đơn vị
sự nghiệp giáo dục chưa có nên đề tài phải thừa kế những kết quả của các nghiên cứu
khác trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng thông tin kế toán trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập (bậc
cao đẳng và đại học) trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tác giả sử dụng phương pháp
định tính, suy diễn để xác định ban đầu các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin
kế toán của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập (bậc cao đẳng và đại học) trên địa
bàn tỉnh Bình Dương. Sự kế thừa này được bắt đầu từ lý thuyết nền về chất lượng
thông tin kế toán trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam - VAS, các quan điểm về chất
lượng thông tin kế toán của Choi and Mueller (1984); của Wang and Strong (1996);
của Eppler and Muenzenmayer (2002); của Knight and Burn (2005); quan điểm của

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB; quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế
toán tài chính Hoa Kỳ - FASB; cũng như các quan điểm của các đề tài trong nước có
liên quan đến đề tài như nghiên cứu của Nguyễn Bích Liên (2012), Phan Minh
Nguyệt (2014) và Nguyễn Thị Thu Hiền (2014). Từ đây, tác giả điều chỉnh, chọn lọc


6
cho phù hợp với đặc điểm của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nói chung và
tỉnh Bình Dương nói riêng để xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng thông tin kế toán của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập (bậc cao
đẳng và đại học) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Để giải quyết vấn đề (3) hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các đơn vị SNGD công lập tại tỉnh Bình
Dương>. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng thu thập dữ liệu thông qua điều
tra chọn mẫu, sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả, phân tích hệ số tương quan và
phân tích phương sai (ANOVA), sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá
(EFA) để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất và thứ hai. Tác giả sử dụng phương
pháp chọn mẫu khảo sát thuận tiện và lấy ý kiến chuyên gia để thực hiện khảo sát.
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1
-

Ý nghĩa khoa học

Vận dụng được cơ sở lý thuyết về chất lượng thông tin kế toán và kết quả

khảo sát để phát triển mô hình đánh giá chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp giáo dục công lập (bậc cao đẳng, đại học) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
-


Vận dụng được phương pháp kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội để đo

lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố của chất lượng thông tin kế toán của các đơn vị
sự nghiệp giáo dục công lập (bậc cao đẳng, đại học) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1.5.2
-

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu giúp các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn

tỉnh Bình Dương xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế
toán, từ đó có những giải pháp tích cực, hiệu quả nhằm cải thiện và nâng cao chất
lượng thông tin kế toán tại đơn vị mình.
-

Làm tài liệu tham khảo, làm tư liệu giảng dạy thực tế cho các đơn vị sự nghiệp

giáo dục trên địa bàn tỉnh Bình Dương có các môn giảng dạy liên quan đến kế toán
hành chính sự nghiệp, hệ thống thông tin kế toán…


7
-

Kết quả nghiên cứu cũng có thể mở rộng và làm tài liệu tham khảo, ứng dụng

trong đánh giá chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục khác
ngoài công lập và ngoài tỉnh Bình Dương.
1.6 Đóng góp mới của đề tài

Hiện nay, đa số các đề tài nghiên cứu kể cả trong nước và nước ngoài có liên
quan đều chỉ tập trung phân tích các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thông tin kế toán
và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán
trong các doanh nghiệp, đề tài nghiên cứu liên quan đến khu vực công không nhiều
lại chưa đầy đủ. Trên quan điểm kế thừa và tiếp tục phát triển những công trình
nghiên cứu trước đây, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các nhân tố cũng như mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng thông tin kế toán trong các đơn vị sự
nghiệp giáo dục công lập (bậc cao đẳng, đại học) trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ
đó, đưa ra các giải pháp hữu ích nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán của các
đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập (bậc cao đẳng, đại học) trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
1.7 Kết cấu đề tài
Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương:
Chương 1:

Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kiến nghị và kết luận


8
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày được lý do, tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài nghiên
cứu là xuất phát từ tầm quan trọng của chất lượng thông tin kế toán trong tất cả các
lại hình doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực sự nghiệp giáo dục công lập tỉnh
Bình Dương nói riêng, nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như chất
lượng đào tạo tại các đơn vị này. Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất

lượng thông tin kế toán thì việc đầu tiên là phải tìm hiểu các nhân tố nào tác động
đến nó và mức độ tác động của mỗi nhân tố này như thế nào để có những biện pháp
tác động phù hợp, hiệu quả. Chính vì vậy mà đề tài nghiên cứu hướng đến mục tiêu
là tìm hiểu và xác định các nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này
đến chất lượng thông tin kế toán của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập (bậc cao
đẳng, đại học) trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đồng thời, trong chương này cũng đã
trình bày được các phương pháp nghiên cứu, những đóng góp về mặt khoa học và
thực tiễn, cùng với điểm mới của đề tài so với những nghiên cứu trước đây.
Chương 2 sẽ tiếp tục trình bày về cơ sở lý thuyết của nghiên cứu này.


9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Những quy định chung về chất lượng thông tin kế toán
2.1.1 Tổng quan về kế toán
2.1.1.1 Bản chất của kế toán
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh
tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. [Điều 4, Luật kế
toán].
Qua định nghĩa trên ta có thể thấy kế toán là quá trình thực hiện ba công việc
cơ bản gồm thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tình trạng tài chính, kết quả hoạt
động kinh doanh và luồng tiền tạo ra trong một đơn vị, một tổ chức, là cơ sở cho
những người sử dụng thông tin ra quyết định.
2.1.1.2 Phân loại kế toán
- Căn cứ vào đối tượng cung cấp thông tin, kế toán được phân thành hai loại:
Kế toán tài chính: Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp
thông tin kinh tế tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng
thông tin của đơn vị kế toán. [Điều 4, Luật kế toán]
Kế toán quản trị: là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh

tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị
kế toán. [Điều 4, Luật kế toán]
-

Căn cứ vào hình thức sở hữu, kế toán được phân thành:

Kế toán tư: Là kế toán tại các tổ chức, đơn vị được thành lập nhằm mục đích
tìm kiếm lợi nhuận như: kế toán trong các công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân,
công ty cổ phần… [9; trang 4]
Kế toán công: Là kế toán trong các tổ chức, đơn vị được thành lập bởi cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền và hoạt động với mục tiêu phục vụ lợi ích công, lợi
ích của xã hội mà không hướng đến mục đích tìm kiếm lợi nhuận. [9; trang 4]
Lĩnh vực kế toán công của Việt Nam hiện nay áp dụng nhiều chế độ kế toán
khác nhau: Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, chế độ kế toán ngân sách và tài


10
chính xã hội, kế toán ngân sách và nghiệp vụ kho bạc Nhà nước, kế toán hải quan, kế
toán thuế… Như vậy, kế toán hành chính sự nghiệp chỉ là một bộ phận của kế toán
công. Trong phạm vi giới hạn, đề tài chỉ nghiên cứu phần chất lượng thông tin kế
toán trong kế toán hành chính sự nghiệp mà thôi.
2.1.2 Tổng quan về kế toán hành chính sự nghiệp
2.1.2.1 Tổng quan về đơn vị hành chính sự nghiệp
2.1.2.1.1 Khái niệm về đơn vị hành chính sự nghiệp
“Đơn vị hành chính sự nghiệp là đơn vị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản
lý nhà nước về một hoạt động nào đó (các cơ quan chính quyền, cơ quan quản lý Nhà
nước trong các ngành Giáo dục – Đào tạo, Y tế, Văn hoá, Thể thao, Sự nghiệp, Nông
lâm ngư nghiệp, Trạm, Trại); hoạt động bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp
toàn bộ hay cấp một phần và các nguồn khác đảm bảo chi phí hoạt động thường

xuyên theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp”. [6; trang 7]
2.1.2.1.2 Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp
Đơn vị hành chính sự nghiệp có thể phân loại theo nhiều căn cứ khác nhau
như:
-

Căn cứ vào tính chất, các đơn vị HCSN được chia thành:

Các đơn vị hành chính thuần tuý: đó là các cơ quan công quyền trong bộ
máy hành chính nhà nước (các đơn vị quản lý hành chính nhà nước).
Các đơn vị sự nghiệp: sự nghiệp văn hoá, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế,
sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp nghiên cứu khoa học….
Các tổ chức đoàn thể, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức quần chúng,…..
-

Căn cứ theo phân cấp quản lý ngân sách, đơn vị hành chính sự nghiệp

được tổ chức theo hệ thống dọc tương ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với
công tác chấp hành ngân sách cấp đó. Cụ thể đơn vị HCSN chia thành ba cấp:
Đơn vị dự toán cấp I: là cơ quan chủ quản các ngành hành chính sự nghiệp
trực thuộc trung ương và địa phương như các Bộ, Tổng cục, Sở, Ban,…. Đơn vị dự


11
toán cấp I trực tiếp quan hệ với cơ quan tài chính để nhận và thanh quyết toán nguồn
kinh phí cấp phát.
Đơn vị dự toán cấp II: Trực thuộc đơn vị dự toán cấp I, chịu sự lãnh đạo trực
tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp I. Đơn vị dự toán
cấp II quản lý phần vốn ngân sách do đơn vị cấp I phân phối bao gồm phần kinh phí
của bản thân đơn vị và phần kinh phí của các đơn vị cấp III trực thuộc.

Đơn vị dự toán cấp III: Trực thuộc đơn vị dự toán cấp II, chịu sự lãnh đạo
trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp II, là đơn vị
cuối cùng thực hiện dự toán. Đơn vị dự toán cấp III trực tiếp sử dụng kinh phí của
ngân sách, chấp hành các chính sách về chi tiêu, về hạch toán, tổng hợp chi tiêu kinh
phí báo cáo lên đơn vị dự toán cấp II và cơ quan tài chính cùng cấp theo định kỳ.
Đơn vị dự toán có thể chỉ có một cấp hoặc hai cấp. Ở các đơn vị chỉ có một
cấp thì cấp này phải làm nhiệm vụ của cấp I và cấp III. Ở các đơn vị được tổ chức
thành hai cấp thì đơn vị dự toán cấp trên làm nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp I, đơn
vị dự toán cấp dưới làm nhiệm của đơn vị dự toán cấp III.
2.1.2.2 Đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp
“Các đơn vị sự nghiệp đều có đặc điểm chung là hoạt động bằng kinh phí do
ngân sách nhà nước cấp hoặc trang trải bằng nguồn thu sự nghiệp. Đặc điểm này có
ảnh hưởng lớn đến công tác kế toán của các đơn vị trong các đơn vị hành chính sự
nghiệp thể hiện trên các mặt:
Trước hết, để thực hiện cho kiểm soát và thanh quyết toán với ngân sách, kế
toán các đơn vị sự nghiệp phải tuân thủ chế độ kế toán do cơ quan có thẩm quyền
quy định.
Thứ hai, phục vụ cho tổng hợp số liệu về các khoản chi ngân sách, các khoản
chi trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải được hạch toán chi tiết theo từng
chương, mục phù hợp với mục lục ngân sách nhà nước” [14, trang 14]
2.1.2.3 Đặc điểm kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp
Với những đặc điểm nêu trên của đơn vị hành chính sự nghiệp, kế toán trong
đơn vị HCSN có nhiệm vụ thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý


12
và sử dụng nguồn kinh phí và các khoản thu trong các đơn vị HCSN, phục vụ cho
kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng và thanh quyết các khoản kinh phí được ngân
sách cấp phát cũng như các khoản thu của đơn vị HCSN, góp phần quản lý và sử
dụng hiệu quả ngân sách của Nhà nước. Chế độ kế toán HCSN được Bộ tài chính

thiết kế và ban hành phải dựa trên nguyên tắc thoả mãn và cập nhật các yêu cầu mới
nhất của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế, tuân
thủ Luật ngân sách nhà nước, Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn cũng như cơ
chế chính sách tài chính mới nhất áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp.
2.1.3 Pháp luật và cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị HCSN
2.1.3.1 Luật ngân sách
Luật ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ban hành ngày 16/12/2002 quy
định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước
nhằm quản lý và sử dụng ngân sách một cách hiệu quả.
Nghị định 60/2003/NĐ-CP ban hành ngày 6/6/2003 và thông tư 59/2003/TTBTC ngày 23/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà
nước về lập dự toán, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán Ngân sách Nhà
nước.
Các quy định trong Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn tác động đến
công tác kế toán thu chi ngân sách như sau:
-

Chứng từ thu, chi ngân sách nhà nước được phát hành, sử dụng và quản lý
theo quy định của Bộ tài chính.

-

Các khoản thu chi ngân sách nhà nước phải được hạch toán kế toán, quyết
toán đầy đủ, kịp thời đúng chế độ.

-

Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện thống nhất theo
chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà nước.

-


Dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước,
ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân
sách nhà nước hỗ trợ phải công bố công khai.


13
-

Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước phải tổ
chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán
của Nhà nước.

-

Cuối năm ngân sách, Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn việc khoá sổ kế
toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng các nội dung ghi trong
dự toán năm được giao và theo Mục lục ngân sách nhà nước.

-

Toàn bộ các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước nộp trong năm sau
phải hạch toán vào ngân sách năm sau. Các khoản chi ngân sách đến ngày
31 tháng 12 chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết, nếu được cơ quan có
thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện trong năm sau thì được chi tiếp
trong thời gian chỉnh lý quyết toán và hạch toán quyết toán vào chi ngân
sách năm trước, nếu được chuyển nguồn để thực hiện thì hạch toán vào
ngân sách năm sau.

-


Cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng
đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước các cấp, cơ
quan, đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật.

Như vậy, với mục tiêu quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, củng cố kỹ
luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của nhà nước, Luật
ngân sách đã đưa ra những quy định chặt chẽ về thu chi ngân sách, lập dự toán ngân
sách các cấp, công khai số liệu dự toán quyết toán của đơn vị, kiểm tra, thanh tra,
kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà
nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.
2.1.3.2 Luật kế toán
Luật kế toán của Quốc hội số 03/2003/QH11 ban hành ngày 17/06/2003 quy
định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy nhà nước, người làm kế toán và
hoạt động nghề nghiệp kế toán. Nhằm thống nhất quản lý kế toán, đảm bảo kế toán là
công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính,
cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức,
quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân.


14
Căn cứ những quy định trong Luật kế toán, ngày 31/05/2004 Chính phủ ban
hành nghị định 128/2004/NĐ-CP “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước”.
Kế toán hành chính sự nghiệp tuân thủ theo những quy định của Luật kế toán
và nghị định 128 về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, nguyên tắc kế toán, đối
tượng kế toán, hệ thống báo cáo kế toán,….
Trên cơ sở những quy định của Luật kế toán và Nghị định 128/2004/NĐ-CP,
Bộ tài chính ban hành quyết định 19/2006/QĐ-BTC năm 2006 quy định cụ thể chế
độ kế toán cho đơn vị hành chính sự nghiệp.

2.1.3.3 Cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp
Cơ chế tài chính đang áo dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp hiện nay
gồm:
Đơn vị sự nghiệp: Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế
và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định thành lập và thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 hướng
dẫn Nghị định 43. Cơ chế tự chủ áp dụng cho đơn vị sự nghiệp nhằm trao quyền tự
chủ cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng
lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành công việc được giao. Phát huy được
tính chủ động sáng tạo và tiết kiệm cho đơn vị sự nghiệp.
Cơ quan nhà nước: Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định
chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành
chính đối với các cơ quan nhà nước và thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BTC-BNV
ngày 17/01/2006 hướng dẫn Nghị định 130. Cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị
hành chính nhà nước nhằm tạo điều kiện cho cơ quan chủ động trong việc sử dụng
biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức
năng nhiệm vụ. Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính.
2.1.3.4 Chuẩn mực kế toán công quốc tế


15
Hội đồng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) thuộc liên đoàn kế toán
quốc tế đã soạn thảo các chuẩn mực kế toán cho các đơn vị thuộc lĩnh vực công hay
còn gọi chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS). Hệ thống IPSAS được ban hành
nhằm giúp cho sự hoà hợp giữa kế toán quốc gia và kế toán quốc tế, nhằm tăng
cường chất lượng của báo cáo tài chính, tạo sự thống nhất và khả năng so sánh được
thông tin tài chính giữa các quốc gia. Chuẩn mực kế toán công quốc tế được ban
hành trên cơ sở kế toán tiền mặt và kế toán dồn tích, gồm 33 IPSAS, trong đó 1

IPSAS trình bày theo cơ sở kế toán tiền mặt. Nội dung một số chuẩn mực như sau:
IPSAS 1: Trình bày báo cáo tài chính
Chuẩn mực này được ban hành nhằm mục đích đảm bảo theo mục tiêu chung
của BCTC được thực hiện và có thể so sánh với BCTC của kỳ trước và có thể so
sánh với BCTC của đơn vị khác. IPSAS 1 yêu cầu một bộ BCTC hoàn chỉnh bao
gồm:
-

Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị

-

Báo cáo kết quả hoạt động

-

Báo cáo về sự thay đổi thuần/ vốn chủ sở hữu

-

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

-

Chính sách kế toán và giải trình báo cáo tài chính

Để đạt được mục đích của BCTC, chuẩn mực giới thiệu tổng thể các báo cáo,
hướng dẫn cấu trúc các báo cáo và những yêu cầu tối thiểu về nội dung các BCTC
dựa trên cơ sở kế toán dồn tích. Còn báo cáo lưu chuyển tiền tệ được hướng dẫn ở
IPSAS 2.

IPSAS 2: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Chuẩn mực này yêu cầu tất cả các đơn vị thuộc lĩnh vực công phải lập báo cáo
lưu chuyển tiền tệ nhằm xác định các nguồn của những luồng tiền vào, những khoản
mục chi bằng tiền trong kỳ kế toán và số dư tiền tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ phải thể hiện được sự vận động các luồng tiền trong kỳ phân
loại theo hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Chuẩn mực


16
còn đưa ra các hướng dẫn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo hai phương pháp: trực
tiếp và gián tiếp.
IPSAS 3: Thặng dư hoặc thâm hụt thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và
những thay đổi trong kế toán
Chuẩn mực số 3 đưa ra cách phân loại những khoản mục nhất định trong báo
cáo tài chính. Những nguyên tắc trình bày thặng dư/ thâm hụt từ các hoạt động thông
thường, cách trình bày riêng rẽ các khoản mục bất thường trong báo cáo tài chính,
cách điều chỉnh trên báo cáo do những thay đổi trong ước tính kế toán, các sai sót cơ
bản và những thay đổi trong việc áp dụng chính sách kế toán.
IPSAS 4: Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái
Chuẩn mực này hướng dẫn cách ghi nhận các sự kiện liên quan đến đồng tiền
khác với đồng tiền báo cáo gồm: Sự ghi nhận ban đầu những giao dịch liên quan đến
ngoại tệ, cách báo cáo các khoản mục tiền tệ và phi tiền tệ có gốc ngoại tệ sau ngày
kết thúc kỳ báo cáo, hướng dẫn ghi nhận các giao dịch có sự chênh lệch tỷ giá hối
đoái, cách chuyển đổi báo cáo tài chính của đơn vị đầu tư ở nước ngoài.
IPSAS 5: Chi phí đi vay
IPSAS 5 quy định phương pháp hạch toán kế toán đối với chi phí đi vay,
hướng dẫn việc vốn hoá chi phí đi vay đối với những chi phí trực tiếp liên quan đến
việc mua, xây dựng, hoặc sản xuất các tài sản dở dang.
IPSAS 6: Báo cáo tài chính hợp nhất và các khoản đầu tư vào đơn vị bị
kiểm soát

IPSAS 6 đưa ra các yêu cầu trong lập và trình bày BCTC hợp nhất và việc kế
toán các khoản đầu tư vào các đơn vị bị kiểm soát trong BCTC riêng của đơn vị bị
kiểm soát. Chuẩn mực này cũng được áp dụng đối với đơn vị thuộc khu vực công có
một hoặc nhiều đơn vị bị kiểm soát là đơn vị kinh doanh bằng vốn nhà nước.
IPSAS 7: Kế toán các khoản đầu tư vào đơn vị liên kết
Chuẩn mực này quy định phương pháp kế toán các khoản đầu tư do các nhà
đầu tư thực hiện trong các đơn vị liên kết. Là những khoản đầu tư vào các đơn vị liên
kết dẫn đến việc nắm giữ quyền sở hữu dưới hình thức mua cổ phần hoặc các hình


17
thức đóng góp tài sản khác. Chuẩn mực này cũng đưa ra hai phương pháp để phản
ánh đầu tư vào đơn vị liên kết trên BCTC riêng của nhà đầu tư và BCTC hợp nhất là:
phương pháp giá gốc và phương pháp vốn chủ sở hữu.
IPSAS 8: Báo cáo tài chính đối với các khoản lợi ích từ hoạt động liên
doanh
Chuẩn mực này hướng dẫn kế toán các khoản lợi ích từ hoạt động liên doanh
và phản ánh các tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí liên doanh trong BCTC riêng
của bên góp vốn liên doanh và nhà đầu tư, dù liên doanh đó hoạt động dưới bất kỳ
hình thức nào: hoạt động đồng kiểm soát, tài sản đồng kiểm soát hay đơn vị đồng
kiểm soát. Chuẩn mực này cũng đưa ra hai phương pháp trình bày các khoản lợi ích
từ liên doanh trong BCTC hợp nhất của một bên góp vốn liên doanh là: Phương pháp
tỷ lệ và phương pháp vốn chủ sở hữu.
IPSAS 10: Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát
Trong một nền kinh tế siêu lạm phát, BCTC bằng đồng tiền hiện hành mà
không có điều chỉnh gì thì không hữu ích. Đồng tiền đã bị mất giá theo một tỷ lệ nhất
định so với cùng một lượng tiền ấy trong các nghiệp vụ hay sự kiện phát sinh tại thời
điểm khác nên sẽ mang lại những thông tin sai lệch. Do đó, chuẩn mực này quy định
việc trình bày lại BCTC bằng đơn vị tiền tệ tại thời điểm báo cáo.
IPSAS 12: Hàng tồn kho

Chuẩn mực này quy định phương pháp kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc
giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho được ghi nhận như một tài sản và được theo dõi cho
đến khi doanh thu liên quan được ghi nhận. IPSAS 12 đã cung cấp những hướng dẫn
cụ thể vê việc xác định giá gốc và sau đó ghi nhận nó là khoản chi phí khi hàng tồn
kho được bán, trao đổi hoặc phân phối. Chuẩn mực cũng hướng dẫn các phương
pháp được sử dụng để xác định giá gốc hàng tồn kho: Phương pháp đích danh,
phương pháp nhập trước – xuất trước và phương pháp bình quân gia quyền.
IPSAS 13: Thuê tài sản
IPSAS 13 quy định chính sách kế toán và trình bày thông tin về kế toán phù
hợp đối với bên thuê và bên cho thuê tài sản về thuê tài chính và thuê hoạt động.


18
IPSAS 14: Các sự kiện phát sinh sau ngày báo cáo
Các sự kiện sau ngày BCTC là: sự kiện có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu
cực đến BCTC phát sinh trong khoản thời gian từ sau ngày báo cáo đến ngày phát
sinh báo cáo. Chuẩn mực này quy định: Khi nào một đơn vị phải điều chỉnh BCTC
của mình vì các sự kiện phát sinh sau ngày báo cáo và các giải trình về ngày phát
hành BCTC. Theo chuẩn mực này, đơn vị không được lập BCTC trên cơ sở hoạt
động liên tục nếu các sự kiện phát sinh sau ngày báo cáo cho thấy giả thuyết hoạt
động liên tục là không phù hợp.
IPSAS 15: Công cụ tài chính: Thuyết minh và trình bày
Chuẩn mực này giúp người sử dụng BCTC hiểu rõ hơn tầm quan trọng của
các công cụ tài chính ngoài bảng và trong bảng Cân đối kế toán đối với tình hình tài
chính, tình hình hoạt động và lưu chuyển tiền tệ của Nhà nước hoặc của đơn vị công
khác.
Chuẩn mực miêu tả các yêu cầu nhất định đối với việc trình bày các công cụ
tài chính trong bảng báo cáo tình hình tài chính và nhận diện thông tin cần phải được
giải trình của công cụ tài chính ngoài bảng (không được ghi nhận) và trong bảng
(được ghi nhận). Về trình bày, chuẩn mực đề cập việc phân loại công cụ tài chính

thành công cụ nợ và công cụ vốn/ tài sản thuần, phân loại lãi suất, cổ tức, doanh thu
và chi phí liên quan và các trường hợp trong đó tài sản tài chính và nợ phải trả tài
chính được bù trừ cho nhau. Về giải trình, thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến giá
trị, thời gian và sự chắc chắn của dòng tiền trong tương lai liên quan đến công cụ tài
chính và chinh sách kế toán áp dụng cho công cụ tài chính của đơn vị.
Ngoài ra, chuẩn mực khuyến khích giải trình thông tin về bản chất và hoàn
cảnh sử dụng công cụ tài chính của đơn vị, mục đích tài chính mà chúng phục vụ, rủi
ro gắn liền với công cụ này và chính sách của ban quản lý đối với việc kiểm soát các
rủi ro đó.
IPSAS 16: Bất động sản đầu tư
Chuẩn mực này quy định về kế toán bất động sản đầu tư. Đưa ra khái niệm về
bất động sản đầu tư, quy tắc ghi nhận ban đầu (theo nguyên giá hay theo giá trị hợp


19
lý), các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu và một số yêu cầu trình bày thông tin
trên BCTC.
IPSAS 17: Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị
Chuẩn mực này quy định phương pháp kế toán đối với bất động sản, nhà
xưởng và thiết bị. Những vấn đề trong kế toán với bất động sản, nhà xưởng và thiết
bị là thời điểm ghi nhận tài sản, xác định giá trị ban đầu của bất động sản, nhà xưởng,
thiết bị, khấu hao và các phương pháp tính khấu hao, xác định gía trị còn lại của các
tài sản này.
IPSAS 19: Các khoản dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng và tài sản tiềm
tàng
IPSAS 19 hướng dẫn việc xác định các khoản dự phòng, các khoản nợ phải trả
tiềm tàng và các tài sản tiềm tàng, xác định các tình huống cần ghi nhận các khoản
dự phòng, đưa ra cách tính toán và trình bày các khoản dự phòng. Chuẩn mực này
cũng quy định một số thông tin liên quan đến các khoản nợ phải trả tiềm tàng và tài
sản tiềm tàng phải được trình bày trong thuyết minh BCTC để giúp cho người sử

dụng hiểu được về bản chất, thời gian xác định và số tiền của các khoản mục đó.
IPSAS 28: Công cụ tài chính, trình bày
IPSAS 28 sẽ được áp dụng thay cho chuẩn mực 15 “công cụ tài chính, thuyết
minh và trình bày” từ ngày 01/01/2013. Chuẩn mực hướng dẫn các nguyên tắc trình
bày công cụ tài chính, còn thuyết minh trình bày ở chuẩn mực khác.
IPSAS 30: Tài sản cố định vô hình
Chuẩn mực này quy định những thủ tục kế toán đối với tài sản cố định vô
hình, chỉ khi tài sản đáp ứng được các điều kiện của chuẩn mực mới được ghi nhận là
tài sản cố định vô hình. Chuẩn mực cũng quy định cách đo lường giá trị và công bố
thông tin về tài sản cố định vô hình.
2.1.4 Đặc tính chất lượng thông tin kế toán (TTKT) trình bày trên BCTC
2.1.4.1 Chất lượng thông tin
Thông tin là những gì con người thu nhận được từ dữ liệu (có thể là những sự
kiện, những con số) và xử lý dữ liệu nhằm tạo ra sự hiểu biết, tạo ra các tri thức và


20
những nhận thức tốt hơn về tự nhiên và xã hội. Nói cách khác, thông tin là những dữ
liệu sẽ được xử lý, đối chiếu và trở nên hữu ích đối với người sử dụng để phục vụ
cho việc ra quyết định (Wang and Strong, 1996)
Chất lượng thông tin là thước đo giá trị mà các thông tin cung cấp cho người
sử dụng thông tin đó. Chất lượng thường bị coi là chủ quan và chất lượng thông tin
sau đó có thể khác nhau giữa người sử dụng và giữa các ứng dụng của thông tin. Do
vậy, có rất nhiều quan điểm và tiêu chuẩn khác nhau về chất lượng thông tin, chẳng
hạn theo nghiên cứu của Wang and Strong (1996) thì chất lượng thông tin là thông
tin đảm bảo theo bốn tiêu chuẩn: (1) Bản chất bên trong của thông tin (Intrisic IQ)
gồm bốn đặc tính cơ bản nhất của chất lượng thông tin như: tính chính xác, tính đầy
đủ, tính khách quan và sự tin cậy của nguồn dữ liệu tạo ra thông tin; (2) Có thể truy
cập được của thông tin (Accessibility IQ) nhấn mạnh tới tính có thể dễ truy cập được
thông tin và bảo mật được thông tin đó; (3) Bối cảnh của thông tin (Contextual IQ)

bao gồm tính thích hợp, kịp thời, đầy đủ và giá trị tăng thêm của thông tin; (4) Biểu
hiện của thông tin (Representational IQ) bao gồm tính có thể giải thích được, dễ hiểu,
rõ ràng, súc tích, nhất quán và tính so sánh được đối với người sử dụng thông tin.
Theo Shanks và Corbitt (1999) thì chất lượng thông tin phân thành 4 cấp độ
theo ký hiệu học: (1) Về mặt cú pháp (Syntactic) thì thông tin phải trình bày phù hợp
với mục đích sử dụng; (2) Về mặt ngữ nghĩa (Semantic) thì thông tin phải trình bày
hoàn chỉnh và chính xác; (3) Tính thực dụng (Pragmatic) thì thông tin trình bày dễ
hiểu và hữu ích cho người sử dụng; (4) Tính xã hội (Social) thì thông tin trình bày có
thể mang lại nhiều ý nghĩa cho người sử dụng. Kết quả của nghiên cứu này cũng đã
chỉ ra các đặc tính chất lượng thông tin như: tính đầy đủ, chính xác, rõ ràng, kịp thời,
ngắn gọn, có thể truy cập được….
Theo Eppler và Muenzenmayer (2002) thì chất lượng thông tin được phân
thành hai loại chất lượng đó là: (1) Chất lượng về nội dung (content quality) bao gồm
các thông tin có liên quan (Revelant Information) và các thông tin hữu ích (Sound
Information) đáp ứng cho mục tiêu thực hiện; (2) Chất lượng về truyền tải thông tin
(Media quality) bao gồm quá trình xử lý thông tin tối ưu hoá (Optimized Process) và


21
cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình xử lý thông tin (Reliable Infrastructure). Đồng
thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các đặc tính chất lượng thông tin bao gồm
tính chính xác, toàn diện, rõ ràng, ngắn gọn, súc tích…
Một nghiên cứu khác của Knight và Burn (2005) đã thực hiện tổng hợp các
nghiên cứu về chất lượng thông tin được chấp nhận rộng rãi trong khoảng thời gian
từ 1996 – 2002 và cho thấy có 20 đặc tính chất lượng thông tin được sử dụng nhiều
nhất trong các nghiên cứu và được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 2.1 Tổng hợp đặc tính chất lượng thông tin của Knight và Burn (2005)

STT


Đặc tính chất
lượng thông tin

Số lần
xuất hiện
trong các
nghiên
cứu

1

Chính xác
(Accuracy)

8

2

Nhất quán
(Consistency)

7

3
4

5

6
7


8

An ninh
(Security)
Kịp thời
(Timeliness)
Đầy đủ
(Completeness)
Súc tích
(Concise)
Tin cậy
(Reliability)
Có thể truy cập
(Acessbility)

7
7

5

5
5

4

Giải thích

Thông tin được trình bày chính xác, không
bị bỏ sót từ những dữ liệu đáng tin cậy

Thông tin được trình bày trong cùng một
cách thức trình bày và phù hợp với các dữ
liệu trước
Các truy cập thông tin được giới hạn phù
hợp để duy trì an ninh
Thông tin được truy cập liên tục cho mục
tiêu đang sử dụng.
Thông tin được trình bày không bị bỏ sót, đủ
rộng và chiều sâu cho mục tiêu đang sử
dụng.
Thông tin được trình bày súc tích, rõ ràng và
đầy đủ.
Thông tin được trình bày là chính xác và
đáng tin cậy.
Thông tin được trình bày đã sẵn sàng, hoặc
việc truy cập thông tin là dễ dàng và nhanh
chóng.


22
Sẵn sàng
(Availability)
Khách quan
10
(Objectivity)
Thích hợp
11
(Relevancy)
Có thể dùng được
12

(Useability)
Có thể hiểu được
13
(Understandability)
Số lượng dữ liệu
14
(Amount of data)
Có thể tin cậy
15
(Believability)
Dễ dàng tìm kiếm
16
(Navigation)
Phổ biến
17
(Reputation)
Hữu ích
18
(Useful)
Hiệu quả
19
(Efficiency)
Giá trị gia tăng
20
(Value – Added)
Nguồn: trích từ Shirlee – Ann
9

4
4

4
4
5
3
3
3

Thông tin có thể truy cập được.
Thông tin được trình bày là trung lập, không
bị thiên vị hay theo ý kiến chủ quan.
Thông tin được trình bày là hữu dụng, phù
hợp với mục tiêu sử dụng.
Thông tin được trình bày rõ ràng và dễ sử
dụng
Thông tin được trình bày rõ ràng, không có
sự mơ hồ.
Thông tin được cung cấp từ số lượng dữ liệu
sẵn sàng và phù hợp với mục tiêu sử dụng.
Thông tin được trình bày đúng sự thật và
đáng tin cậy.
Thông tin được tìm thấy dễ dàng.

Thông tin được tìm kiếm dễ dàng từ các
nguồn dữ liệu.
Nội dung thông tin trình bày hữu ích và có
3
thể sử dụng cho các mục tiêu sử dụng.
Thông tin được tạo ra có thể đáp ứng nhanh
3
chóng cho các mục tiêu sử dụng.

Thông tin được trình bày cung cấp những dự
3
đoán hữu ích cho các mục tiêu sử dụng.
Knight and Janice Burn, Edith Cowan University,
3

Australia (2005)
2.1.4.2 Chất lượng thông tin kế toán
Thông tin kế toán được trình bày chủ yếu trên hệ thống báo cáo tài chính, do
đó chất lượng TTKT sẽ tạo ra chất lượng BCTC nhằm giải thích tình hình tài chính
của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng thông tin theo nhiều mục đích khác
nhau. Chất lượng TTKT phụ thuộc vào đặc tính chất lượng và được quy định theo


23
chuẩn mực kế toán. Luận văn sẽ lần lượt đề cập đến từng quan điểm và sẽ tổng hợp
các đặc tính chất lượng phù hợp để thực hiện nghiên cứu.
2.1.4.2.1 Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc
tế - IASB
Theo quan điểm của IASB, các đặc tính chất lượng của thông tin trên BCTC
gồm: Có thể hiểu được, đáng tin cậy và có thể so sánh được. IASB cũng đưa ra các
hạn chế của chất lượng thông tin là cân đối giữa lợi ích – chi phí; sự kịp thời và sự
cân đối giữa các đặc điểm chất lượng.
- Có thể hiểu được: Người sử dụng phải hiểu được BCTC thì thông tin mới hữu
ích. Người sử dụng báo cáo tài chính được giả thuyết là có một kiến thức nhất
định về kinh tế, kinh doanh và kế toán cũng như phải có thiện chí và nỗ lực
đọc báo cáo tài chính. Tuy nhiên, thông tin về một vấn đề phức tạp nhưng cần
thiết cho việc ra quyết định thì không được loại trừ ra khỏi báo cáo tài chính
dù nó khó hiểu đối với một số đối tượng sử dụng báo cáo tài chính.
- Thích hợp: Thông tin được coi là thích hợp khi nó giúp người đọc đánh giá

quá khứ, hiện tại (tính xác nhận), tương lai (tính dự đoán) hoặc xác nhận hay
điều chỉnh các đánh giá trước đây. Tính thích hợp chịu ảnh hưởng của nội
dung và tính trọng yếu thông tin.
-

Đáng tin cậy: Đáng tin cậy là đặc điểm chất lượng yêu cầu:
✓ Phản ánh trung thực các sự kiện hay nghiệp vụ cần trình bày.
✓ Thông tin cần xem trọng nội dung hơn là hình thức, nghĩa là phải trình bày
phù hợp với bản chất kinh tế chứ không chỉ căn cứ vào hình thức pháp lý.
✓ Thông tin phải trung lập, khách quan.
✓ Thận trọng. Khi thực hiện một sự xét đoán hay ước tính trong điều kiện
chưa rõ ràng phải đảm bảo sao cho tài sản và thu nhập không bị thổi
phồng, nợ phải trả không bị giấu bớt.
✓ Thông tin phải đầy đủ trong phạm vi của trọng yếu và chi phí. Một sự bỏ
sót có thể làm thông tin bị hiểu lầm hay sai lệch và do đó sẽ ảnh hưởng
đến tính đáng tin cậy.


24
-

Có thể so sánh được: Muốn thông tin so sánh được cần sử dụng nhất quán
phương pháp và thủ tục kế toán qua các kỳ. Việc thuyết minh là cần thiết
trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi chính sách kế toán hoặc theo yêu cầu
của chuẩn mực.
IASB cũng đưa ra các hạn chế liên quan đến các đặc tính chất lượng thông

tin, bao gồm:
-


Sự kịp thời: Thông tin được báo cáo chậm trễ sẽ mất đi tính thích hợp nhưng
ngược lại việc cung cấp thông tin đáng tin cậy phải có thời gian. Vì vậy cần
phải cân đối giữa yêu cầu kịp thời và tính đáng tin cậy của thông tin.

-

Cân đối giữa lợi ích và chi phí: Lợi ích mang lại từ thông tin cần cân đối với
chi phí để cung cấp chúng.

-

Cân đối giữa các đặc điểm chất lượng.
2.1.4.2.2 Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài

chính Hoa Kỳ - FASB
Theo quan điểm của FASB, chất lượng của thông tin trên báo cáo tài chính
được chia làm 02 nhóm đặc tính bao gồm: (1) Đặc tính cơ bản gồm thích hợp và
đáng tin cậy; (2) nhóm các đặc tính thứ yếu là nhất quán và có thể so sánh được.
FASB cũng đưa ra các hạn chế của chất lượng thông tin là vấn đề về cân nhắc chi phí
– hiệu quả, trọng yếu và thận trọng.
-

Thích hợp: Thông tin kế toán thích hợp là thông tin giúp người ra quyết định
(người sử dụng) có thể thay đổi quyết định của mình. Nó phải bao gồm:
✓ Có giá trị dự đoán hay đánh giá: Thông qua việc dự đoán hay đánh giá lại
các dự đoán trong quá khứ, người ra quyết định có thể thay đổi các tiên
đoán trước đó và do đó có thể thay đổi quyết định của mình.
✓ Kịp thời: Kịp thời là một đặc tính hỗ trợ cho tính thích hợp của thông tin.
Kịp thời được hiểu là thông tin phải sẵn sàng cho người ra quyết định
trước khi thông tin này bị mất khả năng ảnh hưởng đến việc ra quyết định.


-

Đáng tin cậy: Thông tin kế toán đáng tin cậy là thông tin trình bày trung thực,
không có sai sót hoặc thiên lệch và trong phạm vi có khả năng kiểm chứng.


25
✓ Trình bày trung thực: Việc đánh giá để tạo thông tin và việc diễn đạt
thông tin kế toán phải phù hợp với nghiệp vụ hoặc sự kiện muốn trình bày.
✓ Có thể kiểm chứng: Có thể kiểm chứng là khả năng đồng thuận giữa
những người đánh giá có đủ năng lực và độc lập để đảm bảo thông tin tài
chính phù hợp với nghiệp vụ hoặc sự kiện muốn trình bày hoặc phương
pháp đánh giá tạo thông tin không sai sót hoặc thiên lệch.
✓ Trung lập hay khách quan: Yêu cầu thông tin phải khách quan, không
được thiên lệch để tạo ra một kết quả đã định trước hay chịu ảnh hưởng
của một tác động cá biệt nào đó nhằm tô vẽ hình ảnh thông tin để tác động
lên quyết định theo một hướng đặc biệt nào đó.
-

Khả năng so sánh được và nhất quán
✓ So sánh được: So sánh được là yêu cầu thông tin giúp người sử dụng có
thể nhận thấy sự khác biệt và tương tự giữa hai hiện tượng kinh tế. Các
hiện tượng giống nhau phải được phản ánh giống nhau; các hiện tượng
khác nhau phải được phản ánh khác nhau.
✓ Nhất quán: đòi hỏi sự thống nhất giữa các kỳ báo cáo thông qua việc
không thay đổi thủ tục và chính sách kế toán. Khi cần áp dụng phương
pháp kế toán mới, để đảm bảo khả năng so sánh được thì thông tin cần có
thêm phần thuyết minh giải trình thích hợp.
Các đặc điểm chất lượng trong nhiều tình huống không thể thực hiện đầy đủ.


FASB đưa ra các hạn chế liên quan tới chất lượng thông tin, bao gồm:
-

Quan hệ chi phí – lợi ích: Lợi ích có được từ việc sử dụng thông tin cần được
xem xét trong mối quan hệ với chi phí để cung cấp thông tin đó. Quan hệ lợi
ích và chi phí là giới hạn có ảnh hưởng rộng tới chất lượng thông tin.

-

Trọng yếu: Trọng yếu là tầm quan trọng của việc bỏ sót hay trình bày sai
thông tin mà trong một hoàn cảnh nhất định nào đó, sự sai sót này ảnh hưởng
tới việc xét đoán làm thay đổi quyết định của người sử dụng thông tin đó.


×