Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước Sông Cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.51 KB, 27 trang )

Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

A – PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày, nếu chỉ tính các sông có chiều
dài từ 10km trở lên và có dòng chảy thường xuyên thì có tới 2.372 con sông,
trong đó có 13 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000km 2.Lưu vực
của 13 hệ thống sông lớn chiếm hơn 80% diện tích lãnh thổ, 10 trong số 13 hệ
thống sông trên là sông liên quốc gia. Lưu vực của 9 hệ thống sông chính: Hồng,
Thái Bình, Bằng Giang – Kỳ Cùng, Mã, Cả - La, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai, Cửu
Long chiếm tới gần 93% tổng diện tích lưu vực sông toàn quốc và xấp xỉ 80%
diện tích quốc gia.
Mỗi lưu vực sông có một đặc điểm riêng về tài nguyên thiên nhiên cũng
như ài nguyên nước, Chúng có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, cách
thức quản lý vẽ khác nhau tùy thuộc vào diều kiện kinh tế, xã hội, tình hình sử
dụng đất, đặc điểm môi trường, giá trị của mỗi lưu vực sông.
Sông Cầu là lưu vực quan trọng nhất của sông Thái Bình, sông Cầu chảy
qua 6 tỉnh phía Bắc: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,
Hải Dương. Nó góp phần quan trọng với đời sống của người dân trong các hoạt
động khai thác thủy hải sản, cung cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp…Tuy nhiên
cùng với quá trình gia tăng dân số và đô thị hóa, công nghiệp hóa thì chất lượng
của con Sông ngày càng bị giảm sút một cách rõ rệt.
2. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu về tài nguyên nước của Sông Cầu
Nước ta có tài nguyên nước thuộc loại trung bình trên thế giới, song ẩn
chứa nhiều yếu tố kém bền vững. Xét lượng nước vào mùa khô thì nước ta thuộc
vào vùng phải đối mặt với thiếu nước, một số khu vực thuộc loại khan hiếm
nước. Chưa bao giờ tài nguyên nước lại trở nên quý hiếm như mấy năm gần đây
khi nhu cầu nước không ngừng tăng lên mà nhiều dòng sông lại bị suy thoái, ô
nhiễm, nước sạch ngày một khan hiếm. Hiện nay ở hạ lưu hầu hết các lưu vực


sông xuất hiện tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm
nước không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường
xuyên hơn, trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng, gây tác động

Sinh viên: Lưu Quang Vũ

1

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

lớn đến môi trường sinh thái các dòng sông, gia tăng nguy cơ kém bền vững của
tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội.
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân khách quan nhưng chủ yếu là
những nguyên nhân chủ quan. Lâu nay, chúng ta thường chỉ chú trọng giá trị
thủy điện, thủy lợi của nước mà chưa chú ý đầy đủ, toàn diện đến các giá trị
nhiều mặt và thiết yếu của nước trong phát triển bền vững kinh tế, xã hội và bảo
vệ môi trường.
Sáng ngày 18 tháng 9 năm 2010, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông
Cầu phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Thái Nguyên đã
tổ chức hội nghị Doanh nghiệp, doanh nhân với Sông Cầu-Việt Nam với mục
đích tạo ra một diễn đàn để các doanh nghiệp, doanh nhân cùng các nhà quản lý
có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động kinh doanh, sản xuất gắn với
công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu
nói riêng.
Do đó em chọn đề tài: “ Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên

nước Sông Cầu” từ đó có thể đưa ra được các đề xuất có ích để khai thác bền
vững không chỉ ở địa điểm đang xét mà cả nước nói chung.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Em nghiên cứu vấn đề này với 3 mục tiêu chính là:
- Đánh giá tài nguyên nước sông Cầu
- Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước của sông Cầu
- Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên nước sông Cầu
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
- Địa điểm: từ thượng lưu, trung lưu đến hạ lưu sông Cầu.
- Quy mô: lưu vực sông Cầu ( từ thượng lưu đến hạ lưu).
- Đối tượng: số lượng và chất lượng nước sông Cầu.
- Vấn đề trọng tâm: vấn đề khai thác, sử dụng và công tác quản lý tài
nguyên nước sông Cầu.

Sinh viên: Lưu Quang Vũ

2

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

B- NỘI DUNG
CHƯƠNG I : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VÙNG LƯU VỰC SÔNG CẦU

1. Địa lý, địa hình
1.1. Địa lý

Sông Cầu là dòng lớn của hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ vùng núi
Phia Đeng (1527m) sường Đông Nam của dãy Pia bi óc-Bắc Kạn, Cao Bằng.
Dòng chính sông Cầu chảy qua các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc
Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại. Ngoài ra còn có nhiều
phụ lưu (sông Công, Nghinh Đu, Cà Lồ…nằm gọn trong địa bàn 6 tỉnh Bắc
Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Vĩnh Phúc).
Lưu vực sông Cầu nằm trong phạm vi toạ độ địa lý: 21007’ – 22018’ vĩ
bắc, 105028’ – 106008’ kinh đông, có tổng diện tích lưc vực là 10530 Km2, bao
gồm toàn bộ hay phần lãnh thổ 6 tỉnh và 2 huyện thuộc Hà Nội, (trong đó chính
lưu sông Cầu có chiều dài là 288 km và diện tích lưu vực là 6030 Km2. Các phụ
lưu có tổng chiều dài là 1332 km và diện tích lưu vực là 3535km2).
1.2. Địa hình
Lưu vực sông Cầu được bao bọc bởi cánh cung sông Gâm ở phía Tây và
cánh cung Ngân Sơn ở phía đông. Ở phía Bắc và Tây bắc có những đỉnh núi cao
trên 1000 m (Hoa sen 1525m, Phia Đeng 1527m, Pianon 1125m). Ở phía Đông
có cánh cung Ngân Sơn với những đỉnh núi cao trên 700 m (Cóc Xe 1131m,
Lung Giang 785m, Khao Khiên 1107m) Phía Tây có dãy Tam Đảo, có đỉnh Tam
Đảo cao 1592m, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Nhìn chung địa hình lưu vực thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
và có thể chia ra làm 3 vùng: Thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Vùng thượng lưu
từ đầu nguồn đến Chợ Mới, cao trung bình 300 – 400m, có những đỉnh núi cao
1326 – 1525m, vùng trung lưu từ Chợ Mới đến thành phố Thái Nguyên, có độ
cao trung bình 100 – 200m, hạ lưu từ thác Huống (Thái Nguyên) đến Phả Lại
(Hải Dương) phần lớn có địa hình bằng phẳng, độ cao khoảng 10 – 25m.
2. Khí hậu
Từ phân tích trên về các nhân tố tham gia cấu thành khí hậu lưu vựu, có
thể đi đến một nhận xét chung là: “Lưu vực sông Cầu có đặc điểm cơ bản của
Sinh viên: Lưu Quang Vũ

3


MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nền chung của khí hậu nóng ẩm nhưng có một
mùa đông khá lạnh, mưa nhiều và tập chung vào mùa hè”. Chi tiết hơn có thể
nêu ra một số đặc điểm sau:
Về cơ bản, khí hậu lưu vực thuộc dạng khí hậu nhiệt đới được quyết định
bởi chế độ mặt trời vùng nội chí tuyến, với một nền nhiệt độ khá cao. Ở các
vùng thấp (dưới 100m), nhiệt độ trung bình năm đều vượt 210 C (là tiêu chuẩn
của khí hậu nhiệt đới, Miller-1965).
Chế độ gió mùa đã đem lại sự phân hoá mùa khá sâu sắc.Trước hết phải
kể đến một sự hình thành một mùa đông lạnh khác thường với nhiệt độ thấp nhất
có thể dưới 00C ngay trên các vùng thấp phía Bắc của lưu vực. Đó là một dị
thường đối với khí hậu nhiệt đới. Với biên độ của nhiệt độ trung bình năm lên
tới 12-130 C, hàng năm trên lưu vực đã hình thành hai mùa nóng, lạnh đối lập
nhau rõ rệt. Đối với hầu hết các yếu tố khí hậu khác nhau như giá, mưa, ẩm…
chế độ gió mùa cũng đem lại sự phân hoá mùi khá sâu sắc. Một mùa mưa tập
trung tới trên 80% lượng mưa cả năm vào thời kỳ gió mùa hè, tương phản hẳn
với một mùa ít mưa ứng với thời kỳ gió mùa đông, đây là một nét khá tiêu biểu
về phân mùa khí hậu trên phạm vi lưu vực.
Khí hậu phân hoá mạnh mẽ theo không gian trên phạm vi của lưu vực.
Riêng ở phần bắc thuộc trung và thượng lưu của lưu vực, địa hình chia cắt mạnh
đã đem đến sự phân hoá sâu sắc đối với chế độ nhiệt. Trên một phạm vi không
lớn, nhiệt độ trung bình tháng cũng như cả năm có thể chênh lệch nhau 10 0 C.
Tác động của các dãy và khối núi ở hai phía lưu vực đã dẫn đến sự phân hoá

mạnh mẽ của chế độ mưa, với chênh lệch lượng mưa hàng năm giữa các khu
vực đến 500 – 1000 mm. Khó có thể tìm thấy một đặc trưng khí hậu nào đồng
nhất trên phạm vi toàn lưu vực.
Chịu tác động chung của một cơ chế gió mùa không thuần nhất của khu
vực Đông Nam Á, khí hậu của lưu vực sông Cầu cũng như cả nước ta có mức độ
biến động khá mạnh mẽ từ năm này qua năm khác. Tính biến động không chỉ
đối với giá trị định lượng của các đặc trưng khí hậu mà cả đối với cấu trúc mùa
hàng năm. Sự bắt đầu kết thúc, diễn biến của mùa nóng lạnh, mùa mưa, mùa
bão, mưa giông, mưa phùn… đều có sự thay đổi đáng kể giữa các năm. Chính
Sinh viên: Lưu Quang Vũ

4

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

đặc trưng dao động này đã tạo ra những dị thường khí hậu và nhiều năm dị
thường này đã dẫn tới thiên tai, gần đây có thêm nhiều thiên tai biến đổi rõ rệt,
đột ngột.
Biến đổi khí hậu cốt lõi là hiện tượng nóng lên toàn cầu đã được khẳng
định qua hàng loạt các kết quả nghiên cứu trên thế giới. Khí hậu Việt Nam cũng
đã có những biến đổi tương tự theo kết quả của thiên nhiên gần đây. Qua khảo
sát diễn biến của nhiệt độ ở một số trạm khí tượng trong gần nửa thế kỷ qua, cho
thấy nhiệt độ trên lưu vực đang có xu hướng tăng lên. Trong đó thập kỷ 90 có
tốc độ tăng mạnh nhất vào năm 1998 là năm có nhiệt độ trung bình cao nhất từ
trước tới nay. Điều này cũng phù hợp với những đánh giá của Tổ chức Khí

tượng thế giới (WMO) cuối năm 1999. Hệ quả của sự tăng nhiệt toàn cầu sẽ dẫn
tới nhiều thay đổi của khí hậu trái đất. Trong tình hình trên không phải chỉ có
nhiệt độ của lưu vực đã tăng lên mà đối với nhiều yếu tố, hiện tượng khác của
lưu vực ít nhiều đã chịu tác động.
Các hiện tượng khí tượng cực đoan xảy ra trên lưu vực tập chung chính
vào các nội dung sau:
* Nhiệt độ thấp mùa đông gắn với hiện tượng sương muối, băng giá xảy
ra chủ yếu trong thời kỳ thịnh hành của gió mùa đông bắc.
* Mưa lớn gắn với nhiễu động khí quyển như xoáy thuận nhiệt đới, hội tụ
nhiệt đới, front cực… đẫn đến lũ lụt trên lưu vực xảy ra chủ yếu trong thời kỳ
gió mùa Tây Nam.
* Dông sét, lốc xoáy, mưa đá xảy ra rải rác, gây tác hại trên một phạm vi
hẹp có tính cục bộ, song lại có thể xảy ra ở khắp nơi trong suốt thời kỳ gió mùa
mùa hè.
3. Chế độ thủy văn
Mùa mưa trên lưu vực sông Cầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng dòng chảy mùa khô chỉ chiếm khoảng 1520% tổng lượng dòng chảy năm. Tháng 2 là tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất.
Trong những năm gần đây do rừng đầu nguồn bị chặt phá nên dòng chảy
sông suối đầu nguồn có xu thế cạn kiệt, một số đoạn sa mạc hóa.

Sinh viên: Lưu Quang Vũ

5

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu


4. Điều kiện kinh tế và xã hội
Sáu tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu, có diện tích và dân số khá chênh lệch do
vị trí địa lý tự nhiên. Tổng diện tích hơn 16.000 km2 trong đó diện tích trực tiếp
với các dòng sông là hơn 6.000 km2 (diện tích Bắc Kạn rộng nhất 4796 km2 ,
Thái Nguyên 3567 km2, Hải Dương và Vĩnh Phúc xấp xỉ 1500 Km 2 , Bắc Ninh
797 Km2). Dân số 6 tỉnh là 5.773.000 người. Tỉnh rộng lại ít người ( Bắc Kạn có
292.383 người), Bắc Ninh có mật độ dân cao nhất 987.022 người/797Km 2. Đây
là vùng có điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển đa dạng: Lâm nghiệp, nông
nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản thương mại và du lịch có truyến thống lâu đời, có
giao thông thuận lợi, thời tiết thuận hoà. Tuy nhiên do dân đông, tập chung ở
một số vùng đô thị chủ yếu, nền kinh tế phát triển không đồng đều. GDP trên
đầu người còn thấp, tỉnh cao nhất gần 500 USD/đầu người/năm (Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc, Hải Dương), tính trung bình 300 USD ( Thái Nguyên, Bắc Giang), có tỉnh
mức thu nhập thấp hơn 200 USD ( Bắc Kạn).
Sự phát triển của lưu vực dựa vào 3 thế mạnh chủ yếu:
+ Về tài nguyên rừng và khoáng sản.
+ Về nguồn nước và đất đai canh tác
+ Về sức lao động và sáng tạo của con người, nhưng qua nhiều năm khai
thác với công nghệ lạc hậu, sự tái đầu tư bổ xung chưa tương xứng, nên vẫn
chưa tạo được sự phát triển bột phát trong khi có nhiều ưu đãi. Ngược lại đang
xuất hiện hiện tượng cạn kiệt, suy thoái tài nguyên và môi trường, gây trở ngại
cho nhịp độ phát triển. Tình hình trên đang xuất hiện mâu thuẫn giữa phát triển
và bền vững. Dân đông phải phát triển, phải tăng cường khai thác tài nguyên
thiên nhiên, phải tiếp tục đầu tư sản xuất, phải hình thành và phát triển nhiều đô
thị, cụm dân cư, sản xuất nông nghiệp phải đẩy mạnh. Tất cả đã giảm tài
nguyên, giảm độ phù của đất và tăng ô nhiễm khu vực. Hiện trên địa bàn 6 tỉnh
có hơn 500 Doanh nghiệp quốc doanh, khoảng hơn 3 vạn doanh nghiệp dân
doanh và tiểu thủ công, làng nghề, số lượng thành phố, thị xã, thị trấn, thị cứ,
cụm dân cư ngày một gia tăng, đòi hỏi vốn đầu tư về xử lý bảo vệ môi trường,

xây dựng hạ tầng văn minh, rất lớn, đang là mối lo của toàn xã hội, còn việc tái
tạo, phục hồi tài nguyên thiên nhiên lại càng khó khăn hơn.
Sinh viên: Lưu Quang Vũ

6

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

Tuy nhiên các năm gần đây do thiên tai, do phải tiếp xúc với môi trường ô
nhiễm dư luận xã hội đã có phần thức tỉnh và quan tâm, lo ngại. Đã xuất hiện
nhiều mô hình bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Bên cạnh sự lo toan cơm
áo hàng ngày đã có nhiều người, nhiều chính quyền các cấp đã quan tâm đến
vấn đề môi trường, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, trong phát triển chú ý hơn
đến bền vững. Song ai cũng cho rằng bảo vệ được môi trường lưu vực là việc
làm quá sức đối với các tỉnh hiện nay, nếu không có sự giúp đỡ của Chính Phủ.

Sinh viên: Lưu Quang Vũ

7

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên


Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

CHƯƠNG II: TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG CẦU – HIỆN TRẠNG KHAI
THÁC VÀ SỬ DỤNG
1. Lưu lượng nước sông Cầu
Tổng lượng dòng chảy trung bình năm
Trên sông Cầu (đến cửa sông):4,50km3/năm, trong đó đóng góp của sông
Công là 0,8992 km3/năm, sông Cà Lồ là 0,880 k m3/năm (19.5%).
Mức bảo đảm nước trung bình năm toàn lưu vực sông Cầu vào khoảng
116x103 m3/ km2 và 2250 m3/ người.năm, thấp hơn nhiều so với mức đảm bảo
nước trung bình của toàn lãnh thổ Việt Nam (2500x103m 3/km2 và 10.800
m3/người.năm).
2. Chế độ và khả năng cấp nước theo mùa, theo khu vực
Chế độ thuỷ văn của các sông trong lưu vực sông Cầu được chia thành 2
mùa: mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 7080% tổng lượng dòng chảy năm. Mùa kiệt từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ
chiếm 20-30% tổng lượng dòng chảy năm. Lưu lượng dòng chảy trung bình các
tháng trong năm chênh lệch nhau tới 10 lần, mực nước cao và thấp nhất chênh
nhau khá lớn, có thể tới 5-6m
3. Các hoạt động khai thác và sử dụng nước sông Cầu
3.1.Ngành công nghiệp
3.1.1. Công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản:
Chủ yếu tập trung ở Bắc Kạn và Thái Nguyên bao gồm các hoạt động khai
thác vàng, khai thác sắt, chì, kẽm, khai thác than, khai thác sét và các loại
khoáng sản khác, hoạt động khai thác tập trung của nhà nước và nhỏ lẻ, phân tán
của tư nhân. Đa số các mỏ khai thác ở lưu vực sông Cầu không có hệ thống xử
lý nước thải, do vậy nước trong và sau khi khai thác, tuyển quặng được xả thẳng
vào nguồn nước mặt.
Chất thải rắn từ các mỏ than vào khoảng 1,5 triệu tấn/năm, từ các mỏ sắt
khoảng 2,5 triệu tấn/năm, tại các mỏ thiếc khoảng 800.000 tấn/năm. Nước thải
rửa quặng chứa nhiều chất độc hại và hàm lượng lơ lửng cao (đạt đến 400mg/l),

theo mưa hoặc thải trực tiếp vào sông Cầu.

Sinh viên: Lưu Quang Vũ

8

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

Hàng năm nhiều nhà máy luyện cán thép, các nhà máy công nghiệp thải
vào sông Cầu hàng chục triệu 1,3 triệu m3 nước thải với nhiều chất ô nhiễm,
trong đó có hàm lượng phenol và xianua vượt quá giới hạn cho phép hàng trăm
lần. Nước thải nhà máy luyện gang có hàm lượng Pp, Mn cao gấp hàng nghìn
lần tiêu chuẩn cho phép. Nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ có màu đen,
hôi thối chứa nhiều chất độc hại như xút, clo, linin…Hàm lượng BOD, COD
trong nước thải cao vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 10 lần, hàm lượng phenol cao
hơn 10 – 15 lần tiêu chuẩn cho phép. Nước thải này không được xử lý và đổ trực
tiếp ra sông Cầu gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Tóm lại có thể thấy rằng các hoạt động của các cơ sở công nghiệp, đã tạo
ra nguồn chất thải (lỏng, rắn, khí) gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến
nguồn nước sông Cầu. Nguồn ô nhiễm chất thải rắn đối với dòng sông chủ yếu
tuyển rửa khoáng sản từ rửa, trôi đất, đá, sạt lở các bãi thải, đã hạn chế dòng
chảy, và giảm khả năng tự làm sạch của dòng sông.
3.1.2. Công nghiệp sản xuất giấy:
Sản xuất giấy là nguồn thải gây ô nhiễm đáng kể đối với lưu vực vơi tổng
tải lượng khoảng 3.500 m3/ngày. Trong đó, nước thải của nhà máy giấy Hoàng

Văn Thụ ( Thái Nguyên) có ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng nước sông. Mỗi
ngày nhà máy cần khoảng 3150 m3 nước cấp bổ sung cho dây chuyền sản xuất
của nhà máy. Nước thải của nhà máy đổ ra sông Cầu chứa các chất ô nhiễm vô
cơ, xơ sợi khó lắng, nước có màu đen, độ kiềm cao và bốc mùi. Từ năm 2005,
công ty đã chuyển đổi công nghệ sản xuất và năm 2006 đã đầu tư hệ thống xử lý
nước thải nhằm giảm thiêu ô nhiễm.
Theo nguồn tin của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên: Xây dựng
mô hình trình diễn về xử lý nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ là một
trong 6 dự án được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua. Qua
hiện trạng khảo sát hiện trạng nhà máy, nhóm tư vấn kỹ thuật thuộc hợp phần
PCDA ( kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo) gồm GS.TS Trần
Hiếu Nhuệ, TS Lều Thọ Bách đã đề xuất phương án xủ lý đối với nhà máy.
Theo TS Lều Thọ Bách: nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ được thành lập năm
1913 với công nghệ cũ, lạc hậu. Sản phẩm là giấy bao gói. Nguyên liệu sản xuất
Sinh viên: Lưu Quang Vũ

9

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

là tre, nứa. Do nhu cầu cấp nước bổ sung cho dây chuyền sản xuất của nhà máy
rất lớn (3150 m3/ngày) nên cần thiết kế hệ thống thu gom, xử lý nước thải sản
xuất, thu hồi bột giấy và tuần hoàn về dây chuyền sản xuất. Nhà máy lựa chọn
phương án kết hợp sử dụng công trình cũ và tuyển nổi. Các công trình trong hệ
thống xử lý nước thải cũ của nhà máy được phục hồi lại để sử dụng cho mục

đích lưu giữ và xử lý nước thải trong sự cố. Cụ thể, nước mưa được thu gom
theo hệ thống riêng biệt, các hố ga được thu gom theo hệ thống riêng biệt, các
hố ga thu nước mưa được bố trí lưới chắn rác để đảm bảo rác và giấy vụn không
lọt vào hệ thống thoát nước mưa, bố trí các hố ga dọc đường để lắng cát trước
khi xả ra sông. Nước thải sinh hoạt từ nhà bếp, các khu vệ sinh đã được xử lý sơ
bộ tại các bể tự hoại được thu gom bằng hệ thống cống riêng về xử lý tại bể tự
hoại tập trung sau đó được lọc sạch tiếp bằng hệ thống bãi lọc ngầm trồng cây
rồi quay vòng về bể chứa tái cử dụng cho sản xuất. Nước thải sản xuất được thu
gom về bể điều hòa, một phần nước thải được bơm tuần hoàn về dây chuyền sản
xuất tại công đoạn xeo giấy, phần còn lại được bơm tới hệ thống tuyển nổi tách
bột giấy. Nước thải sau xử lý được thu gom về ngăn nước sạch trong bể tuần
hoàn, từ đó tuần hoàn lại dây chuyền sản xuất, một phần nước được sử dụng làm
nước kỹ thuật trong hệ thống tuyển nổi.
Bên cạnh nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhà máy sản xuất giấy để xuất
khẩu cũng trực tiếp xả nước thải vào suối Phượng Hoàng – Thái Nguyên.
3.1.3. Công nghiệp chế biến thực phẩm:
Các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm tại các tỉnh trong lưu vực xả
lượng nước thải khoảng 2000 m3/ngày. Lượng nước thải không được xử lý và đổ
thẳng vào các cống, mương, kênh, rạch và sông. Thành phần nước thải chủ yếu
là các hợp chất hữu cơ, gluxit, lipit, vi khuẩn, Colifom... làm cho nguồn nước
mặt bốc mùi hôi thối.
Ngoài các nguồn thải chính nêu trên, các nhà máy, cơ sở sản xuất thuộc
các ngành nghề khác cũng đổ nước thải sản xuất vào lưu vực sông Cầu, như các
cơ sở sản xuất dược phẩm, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, bao bì, lắp ráp
ô tô... Trong đó các cơ sở thuộc các khu - cụm công nghiệp Vĩnh Phúc thải nước
chưa qua xử lý sơ bộ vào sông Cà Lô; nước thải của một số cụm công nghiệp và
Sinh viên: Lưu Quang Vũ

10


MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

nhà máy sắn xuất Bắc Giang ( như khu công nghiệp Đình Trám, cụm công
nghiệp Song Kê – Nội Hoàng, Công ty phân đạm và hóa chất Hà Bắc...) chỉ qua
xử lý sơ bộ như lắng lọc cơ học rồi thải trực tiếp vào các thủy vực xung quanh;
một số nhà máy quy mô lớn như nhà máy kính Đáp Cầu, nhà máy thuốc lá Bắc
Sơn ( Bắc Ninh) đều xả nước thải sản xuất vào sông Ngũ Huệ Khê.
3.2. Các làng nghề
Trong khu vực sông Cầu theo thống kê không đầy đủ có khoảng 200 làng
nghề (quy mô hành chính 1 xã hoặc 2-3 xã). Các làng nghề này một mặt đã góp
phần gia tăng sản phẩm xã hội và tạo công ăn việc làm, nhưng hàng ngày, hàng
giờ thải các chất độc hại vào sông Cầu làm suy thoái và ô nhiễm nước sông Cầu
rất trầm trọng. Ví dụ, trên địa bàn xã Phong Khê, huyện Yên Phong và khu sản
xuất giấy Phú Lâm, huyện Tiên Sơn Bắc Ninh, riếng 2 khu vực này có đến gần
100 xí nghiệp nhỏ và 70 phân xưởng sản xuất nhỏ, tạo ra mỗi ngày khoảng trên
3000m3 nước thải chứa các hoá chất độc hại như xút, chất tẩy rửa, phèn kép,
nhựa thông, Javen, ligin, phẩm màu…Đoạn sông Cầu chảy qua địa giới Bắc
Giang, Bắc Ninh giữa huyện Việt Yên (Bắc Giang) và Yên Phong (Bắc Ninh)
độ nhiễm bẩn nghiêm trọng, nước sông không tắm giặt được, múc lên để sau 2
giờ là có mùi hôi thối, thủy sản hiện không còn sinh sống.
3.3. Các đô thị, bệnh viện
Khối lượng chất thải rắn tại các khu công nghiệp và đô thị ngày càng gia
tăng, bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp làng nghề và rác thải bệnh
viện. Hầu hết các rác thải trên đều không được xử lý và đổ bừa bãi ra các bờ
sông, hồ, ao trong lưu vực. Toàn lưu vực ngoài Thái Nguyên, các tỉnh khác đều

không có bãi xử lý, chôn rác hợp vệ sinh và hệ thống xử lý nước thải đồng bộ.
Theo số liệu thống kê của các tỉnh, ước tính có khoảng 1500 tấn rác trong 1
ngày. Đây là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng cho nước mặt và nước ngầm thuộc
lưu vực sông Cầu. Rác thải tại các thành phố và thị xã trong lưu vực đều thu
gom rác và đổ tập trung vào 1 khu vực của địa phương, không có xử lý, tỉnh nào
cũng đang gặp khó khăn về vấn đề xử lý bãi rác.
Các tỉnh sông Cầu có 35 bệnh viện, có các bệnh viện lớn như Thái
Nguyên, Hải Dương, Bắc Ninh. Các công trình xử lý nước thải của các đô thị,
Sinh viên: Lưu Quang Vũ

11

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

các bệnh viện hầu như chưa có hoặc công nghệ thấp. Riêng toàn bộ rác thải của
các bệnh viện nói trên chưa được phân loại từ nguồn nước, rác thải mang mầm
bệnh độc hại cho lưu vực sông Cầu.
3.4. Hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của người dân
Hiện tại tất cả các vùng sản xuất nông nghiệp trong lưu vực đều dùng
rộng tãi các loại phân hóa học khoảng 500.000 tấn/năm và thuốc diệt trừ sâu
bệnh khoảng 4.000 tấn/năm, lượng dư thừa đổ vào lưu vực ước tính 1/3 (theo số
liệu thống kê sơ bộ năm 1999).
Nhìn chung chất lượng nước sông Cầu đã bị suy giảm, nhiều nơi đã bị ô
nhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, khu công nghiệp
và các làng nghề, thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,

cụ thể:

Sinh viên: Lưu Quang Vũ

12

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

CHƯƠNG III – CÁC VẤN ĐỀ TRONG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC
SÔNG CẦU
1. Ô nhiễm sông ở một số đoạn trong lưu vực
1.1. Đoạn thượng lưu
Đoạn từ thượng nguồn sông đến Thác Bưởi, nước sông còn giữ được tính
tự nhiên vốn có do chảy qua vùng dân cư thưa thớt và công nghiệp chưa phát
triển.Chất lượng nước của đoạn sông này còn tương đối tốt. Các chỉ tiêu chất
lượng nước còn đảm bảo giới hạn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A
(TCVN 5942-1995), trừ các đoạn sông suối chảy qua các khu khai thác mỏ, nhất
là các khu tuyển quặng, đào đãi khoáng sản tự do…
Theo số liệu quan trắc, khu vực cầu Phà và cầu Thác Riềng ( Bắc Kạn),
một số giá trị BOD5 và SS đã vượt TCVN 5942-1995 đối với nguồn loại A.

TCVN 59421995(A)

Theo cục Bảo vệ môi trường 2006
1.2. Đoạn trung lưu

Lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên gồm dòng chính là
sông Cầu và 3 phụ lưu sông Nghinh Tường, sông Đu, sông Công.
Đoạn trung lưu tính từ ngã 3 sông Đu gặp sông Cầu đến Phù Lôi (Sóc
Sơn).Đây là khu vực đã có mức độ phát triển kinh tế khá cao. Đoạn sông này đã
tiếp nhận một lượng lớn nước thải (gần 300 triệu m3/năm) từ các hoạt động
công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ. Chất lượng nước của đoạn này đã
suy giảm nhiều. Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều không đạt tiêu chuẩn
Sinh viên: Lưu Quang Vũ

13

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

chất lượng nguồn loại A (TCVN 5942-1995). Nhiều nơi, nhiều chỉ tiêu không
đạt nguồn loại B, nhất là vào những tháng mùa kiệt, khi nước ở thượng nguồn ít,
khi nước ở thượng nguồn ít, thủy sản hiện không sinh sống được. Nước sông
Cầu đoạn trung lưu không dùng sinh hoạt được, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt.
Đoạn sông Cầu trước khi chảy vào thành phố Thái Nguyên bắt đầu chịu
tác động do các họat động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, sản xuất
nông nghiệp dọc bên bờ sông. Ngoài ra, đoạn sông này tiếp nhận hai phụ lưu
sông là Nghinh Tường và sông Đu nên chất lượng nước sông Cầu bị ảnh hưởng
bởi nguồn nước từ hai phụ lưu này đổ sang. Sông Nghinh Tường chịu tác động
của hoạt động khai thác vàng, đoạn cuối sông Đu tiếp nhận nước thải của mỏ
than Phấn Mễ, tuy nhiên mức độ ô nhiễm nước đối với hai dòng sông này chưa
đáng kể.

Đoạn sông Cầu chảy qua thành phố Thái Nguyên nhận nước thải các nhà
máy sản xuất giấy, nhiệt điện, gang thép, các bệnh viện, khu dân cư đô thị như
nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhiệt điện Cao Ngạn, khu công nghiệp gang thép
Thái Nguyên... Đồng thời, đoạn sông cũng chịu tác động của nước suối Phượng
Hoàng chảy sang.
Tại phường Tân Long, nước rất đục, có màu đen nâu và mùi. Đoạn sông
Cầu chảy qua khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, giá trị thông số SS,
BOD5, COD vượt quá TCVN 5942-1995 (loại A) từ 2-3 lần, nước sông có mùi
dầu rõ rệt.

TCVN
5942-1995
(A)

Theo cục Bảo vệ môi trường 2006
Sinh viên: Lưu Quang Vũ

14

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

Sau khi ra khỏi thành phố Thái Nguyên: do không có các khu công nghiệp
và ít các hoạt động sản xuất nên nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông
giảm. Tại khu vực Thuận Thành đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép loại A.

Suối Phượng Hoàng: nước suối đã bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng do nước
thải của nhà máy sản xuất Giấy Đế thải trực tiếp, hàm lượng các chất hưu cơ
chứa nitơ rất cao. Các thông số đặc trưng ô nhiễm là BOD5, COD, phenol...
Sông Công là sông lớn thư hai trong lưu vực, chảy qua địa phận Thái
Nguyên và nhập với lưu vực sông Cầu tại Đa Phúc. Nước sông đã bắt đầu bị ô
nhiễm hưu cơ, dầu mỡ. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phát hiện ở một số
điểm. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của các thuyền du lịch trên
Hồ Núi Cốc, tàu thuyền khai thác cát trên sông, nước thải của hoạt động khai
thác khoáng sản và nước thải của khu công nghiệp Sông Công.
1.3. Đoạn hạ lưu
Hạ lưu sông Cầu được tính từ ngã ba sông Công gặp sông Cầu đến cửa
sông Cầu gặp sông Thái Bình (đoạn chảy qua hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
Chất lượng nước sông tại vùng hạ lưu ( chảy qua Bắc Giang và Bắc Ninh)
của sông Cầu đã bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng. Đoạn cuối sông Cầu tại Phả
Lại, nước sông có nhiều váng dầu do hoạt động giao thông thủy. Vùng hạ lưu
của lưu vực còn tiếp nhận nước của sông Cà Lồ tại Bắc Giang và sông Ngũ
Huyện Khê tại Bắc Ninh. Trong đó, ô nhiễm nước sông Ngũ Huyện Khê là vấn
đề đáng lưu ý, góp phần làm gia tăng ô nhiễm nước lưu vực.
Sông Cà Lồ chảy qua nhiều khu, cụm công nghiệp và đô thị trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc và một phần của Thành phố Hà Nội ( huyện Sóc Sơn, Đông
Anh). Nước sông có dấu hiệu ô nhiễm hưu cơ do nước thải sinh hoạt, đô thị, du
lịch và ô nhiễm dầu mỡ thừ chất thải công nghiệp. Hàm lượng các chất hữu cơ
và các chất dinh dưỡng cũng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại A. Ô nhiễm dầu
mỡ thể hiện rõ tại điểm cầu Lò Cang, Bình Xuyên.
Sông Ngũ Huyện Khê là một trong những điển hình ô nhiễm nghiêm trọng
của lưu vực sông Cầu do hoạt động của các cơ sở sản xuất và đặc biệt là các
làng nghề trải suốt từ Đông Anh ( Hà Nội) cho đến Vạn An ( Bắc Ninh). Sông
Sinh viên: Lưu Quang Vũ

15


MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

Ngũ Huyện Khê chảy qua thị xã Bắ Ninh và huyện Từ Sơn, Yên Phong trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh. Dọc hai bên bờ sông có nhiều làng nghề chế biến thực phẩm,
chản nuôi gia súc, tái chế giấy, phế liệu, cơ khí... Hầu hết nước thải của các làng
nghề này đều được xả trực tiếp vào sông. Nước sông bị ô nhiễm hữu cơ, hàm
lượng các dinh dưỡng cao hơn TCVN 5942-1995 loại A hàng chục lần.

TCVN
59421995

Theo cục Bảo vệ môi trường 2006
Qua kết quả trên ta thấy nước sông Cầu đoạn hạ lưu bị ô nhiễm nghiêm
trọng và nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động sản xuất của thượng lưu, trung
lưu và các làng nghề hai bên bờ sông. Hàm lượng BOD, COD so với tiêu chuẩn
(TCVN – 5942 – 1995) đều cao hơn TCCP hàng chục lần. Dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật tại một số điểm (trong đoạn hạ lưu) khá cao vượt quá TCCP hàng
trăm lần. Một điều đáng lưu ý là khu vực này có canh tác ruộng lúa và hoa mầu
nằm ngoài đê, hàng năm nhân dân sử dụng rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân
tươi…Một phần lượng thuốc này còn lưu lại trong đất, khi mưa nước cuốn trôi
đưa thẳng vào sông, gây ô nhiễm. Hàm lượng coliform của tất cả các điểm đều
vượt hàng chục lần, thậm chí gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép đối với
nguồn loại B, đây là điều đang báo động.
2. Nhu cầu về nước tăng và khả năng cung cấp nước giảm

Nhu cầu dùng nước trong lưu vực sông Cầu
+ Nước cho sản xuất nông nghiệp:
- Thái Nguyên: tưới cho 20.000 ha, cần khoảng 200x106 m3/năm.
Sinh viên: Lưu Quang Vũ

16

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

- Bắc Giang, Bắc Ninh: tưới cho 20.000 ha cần khoảng 200x106
m3/năm.
+ Nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên: 30x106 m3/năm.
+ Nước cho sản xuất công nghiệp:
- Gang thép Thái Nguyên : 20x106 m3/năm.
- Khu công nghiệp sông Công: 10x106 m3/năm.
Tuy tổng lượng nước hàng năm của sông Cầu khá lớn so với nhu Cầu
dùng nước, nhưng do dòng chảy phân bố không đều trong năm, nên trong mùa
cạn đã xảy ra thiếu nước nghiêm trọng ở một số nơi, nhất là vào khoảng tháng 13. Theo tính toán sơ bộ, các tháng này đều thiếu khoảng 30x106 m 3 để cung cấp
cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ở Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Trong tương lai nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất gia tăng
nhanh chóng, thì tình trạng thiếu nước chắc chắn sẽ trầm trọng hơn nhiều nếu
không có các biện pháp khai thác và bảo vệ các nguồn nước sông Cầu một cách
hữu hiệu, thế kỷ 21 chắc chắn sẽ còn lo lắng hơn. Hiện tại vào các tháng mùa
kiệt (tháng 1,2,3 nguồn nước đã giảm chỉ còn 1/3 so với mùa kiệt 10 năm trước
(18 m3/sẹc xuống còn 6m3/sẹc, điểm đo tại lưu vực tại tại Thái Nguyên).

Lưu lượng nước thừa thiếu trên lưu vực sông Cầu được tính cho hiện tại
và năm 2010 như sau:
Thời kỳ
Hiện tại
Năm 2010

Tháng 1
-0,81
-6,70

Tháng 2
-0,61
-6,35

Tháng 3
7,81
-5,60

Tháng 4
22,41
-5,30

3. Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước sông Cầu
Trong giai đoạn từ năm 2005-2012, cần tập trung vào 4 nhiệm vụ chủ yếu
sau đây:
Nhiệm vụ 1: Giảm thiểu và ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm môi
trường lưu vực bởi các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ gồm các nhóm
dự án:
- Điều tra đánh giá đầy đủ hiện trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi
trường do sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp, do sinh hoạt của

con người… trên toàn lưu vực sông Cầu.
Sinh viên: Lưu Quang Vũ

17

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

- Ưu tiên việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng liên
quan đến lưu vực theo quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ
tướng Chính phủ và các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng mới phát sinh.
- Giám sát, kiểm tra, thanh tra các nguồn thải gây ô nhiễm; thực hiện
nghiêm việc đánh giá tác động môi trường và công tác quản lý sau ĐTM.
- Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong nhân dân dọc hai bờ
sông, trong các doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị hành chính, các cấp chính
quyền, đoàn thể.
Nhiệm vụ 2: Giữ gìn, tái tạo và phát triển môi trường tự nhiên trong sạch,
bảo tồn đa dạng sinh học toàn lưu vực sông Cầu gồm các nhóm dự án:
- Khắc phục tình trạng thiếu nước trong các tháng mùa khô, xây dựng
công trình giữ nước để chống cạn kiệt, tăng cường bồi phụ, đảm bảo chất lượng,
khối lượng nước phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trên toàn lưu vực.
- Trồng rừng, khôi phục rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị sụy thoái,
đảm bảo dòng chảy thông thoáng, ổn định dòng chảy theo quy luật tự nhiên và
hệ thống công trình thủy lợi dọc hai bờ sông.
- Bảo tồn đan dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên môi trường
sinh thái.

Nhiệm vụ 3: Khắc phục, cải tạo những khu vực, đoạn sông bị ô nhiễm
nặng, những điểm nóng về môi trường trong lưu vực, từng bước làm sống lại
dòng sông Cầu gồm các nhóm dự án:
- Triển khai các dự án về khắc phục những khu vực, đoạn sông bị ô
nhiễm nặng.
- Tiến hành nạo vét, khơi thông những đoạn sông quan trọng, kè bờ
những đoạn sông xung yếu, cần thiết.
Nhiệm vụ 4: Tổ chức quản lý bảo vệ môi trường, cảnh quan trên toàn lưu
vực sông Cầu gồm các nhóm dự án:
- Xây dựng, hoàn chỉnh và vận hành mô hình quản lý môi trường lưu
vực; hình thành hệ thống quan trắc, giám sát, dự báo tài nguyên, môi trường tại
địa phương và trên toàn lưu vực; hình thành ngân hàng cơ sở dữ liệu tài nguyên
môi trường trên toàn lưu vực sông.
Sinh viên: Lưu Quang Vũ

18

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

- Nâng cao nhận thức, xây dựng phong trào toàn dân tự giác, thường
xuyên hành động bảo vệ môi trường.
- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống chính sách, cơ chế nhằm bảo vệ,
khai thác hợp lý, tiết kiệm nguồn nước, môi trường sinh thái lưu vực sông Cầu.
- Tranh thủ các nguồn lực Quốc tế về chất xám, kinh nghiệm, tài chính
và công nghệ để bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực.

Trong quá trình thực hiện 4 nhiệm vụ chủ yếu trên, phải xác định rõ trách
nhiệm của các chủ thể, cơ sở gây ô nhiễm hoặc tham gia vào quá trình gây ô
nhiễm, trước hết là các đô thị, bệnh viện, xí nghiệp, làng nghề, các doanh
nghiệp,các cơ sở sản xuất và kinh doanh khác… trong việc xử lý ô nhiễm do
mình gây ra và tham gia xử lý trong khu vực của mình. Cụ thể một số nhiệm vụ
chính như sau:
- Soát xét lại công nghệ, bỏ công nghệ lạc hậu, tích cực phát triển công
nghệ sản xuất sạch hơn.
- Tự tổ chức, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở của mình một cách
tốt nhất và đăng ký công khai tiến độ xử lý với chính quyền và nhân dân.
- Đóng góp tài chính cho chính quyền phần xử lý chung trên toàn khu
vực theo quy định.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững trong
lưu vực theo các quy định hiện hành.
4. Một số gợi ý cho việc khai thác bền vững hơn
4.1.Coi trọng tuyên truyền, giáo dục , nâng cao nhận thức, tích cực thực hiện xã
hội hóa sự nghiệp bảo vệ dòng sông và lưu vực:
Xây dựng và áp dụng các hình thức phù hợp để nâng cao nhận thức bảo
vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững cho các
nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng, tập trung vào nông dân, đồng bảo các
dân tộc ít người, các cộng đồng dân cư trình độ thấp, đặc biệt với bộ phận du
canh du cư.
Xây dựng chương trình tập huấn cho 60-70% số cán bộ chuyên nghiệp,
cán bộ quản lý trong các cơ quan từ cấp tỉnh đến huyện xã về bảo vệ nguồn

Sinh viên: Lưu Quang Vũ

19

MSSV: 0853067182



Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững nói chung và lưu
vực sông Cầu nói riêng.
Thành lập trung tâm giáo dục về đào tạo môi trường lưu vực, xây dựng
mạng lưới giáo dục, phổ biến, nâng cao nhận thức môi trường với sự tham gia
của các đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội người
cao tuổi, Hội cựu chiến binh…với hệ thống tuyên truyền viên đông đảo. Trước
mắt tổ chức thí điểm ở một số nơi.
Gắn kết bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Đưa
các hạng mục về bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và khai
thác bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của 6 tỉnh thuộc lưu vực
sông Cầu.
Nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và khai
thác bền vững phải lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các dự
án phát triển.
Hoàn thiện hướng dẫn bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh
quan và khai thác bền vững cho các nhà làm kế hoạch và quy hoạch phát triển
của các tỉnh trong lưu vực.
4.2. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của từng tỉnh, từng nghành tạo ra
một khung thể chế phù hợp về quản lý, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan
và khai thác bền vững lưu vực.
4.3. Tăng cường công tác khoa học công nghệ: áp dụng và khuyến khích áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ mới, các công nghệ sản xuất sạch
hơn, trao giải thưởng sáng tạo định kỳ cho các cá nhân, tổ chức có đóng góp đưa
kỹ thuật mới vào lưu vực.

4.5. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi
trường, bảo vệ dòng sông theo lưu vực:
Tài chính là một trong những nguồn lực quan trọng đảm bảo tính khả thí
trong thực hiện quy hoạch tổng thể, vì vậy phải có chính sách và cơ chế huy
động từ mọi nguồn từ các ngành, các thành phần kinh tế và của người dân cho
việc bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và phát triển bền vững,
lưu vực.
Sinh viên: Lưu Quang Vũ

20

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

4.6. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế
Môi trường vừa có tính cục bộ của mỗi quốc gia, vừa có tính toàn Cầu vì
vậy sự nghiệp bảo vệ môi trường của Việt Nam cũng gắn với sự nghiệp bảo vệ
môi trường trong khu vực và trên toàn thế giới thông qua:
Tích cực và chủ động tham gia các chương trình, dự án đa phương hoặc
song phương về bảo vệ môi trường.
Tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính của các tổ chức quốc tế các
nước giàu để đẩy mạnh và tăng cường năng lực cho Việt Nam nói chung, và cho
6 tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu nói riêng trong hoạt động bảo vệ nguồn nước,
môi trường sinh thái, cảnh quan và phát triển bền vững lưu vực.
4.7. Một số nhóm các giải pháp cụ thể về thể chế, thông tin và bảo vệ, bảo tồn
cảnh quan thiên nhiên.

Thực hiện quy hoạch tổng thể bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan và
phát triển bền vững lưu vực sông Cầu đến năm 2015, ngoài các giải pháp chung
nêu trên còn đòi hỏi phải có các giải pháp chi tiết của một số nhiệm vụ thành
phần môi trường như các giải pháp
Giải pháp về thể chế : xử phạt các trường hợp phá rừng, làm cháy rừng ,
khai thác khoáng sản bừa bãi đồng thời tăng cường năng lực cho các cơ quan
trồng rừng, kiểm lâm, bảo vệ rừng giao nhiệm vụ cụ thể cho các chính quyền
các cấp, các hộ được giao đất, giao rừng. Và xây dựng chiến lược quản lý, khai
thác và bảo vệ nguồn nước trong vùng.
Giải pháp về pháp lý:
- Trong cơ chế thị trường hiện nay, Nhà nước giữ vai trò định hướng, điều
tiết nền kinh tế thông qua chính sách và pháp luật. Đối với tài nguyên nước và
môi trường cần phải thực hiện tốt chính sách thuế tài nguyên và các quy định về
thể chế độ khai thác, sử dụng xả thải…
- Thực hiện luật tài nguyên nước và các văn bản dưới luật. Kết hợp với
những điều khoản có liên quan đến tài nguyên nước, với Luật Bảo vệ môi
trường, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ rừng…

Sinh viên: Lưu Quang Vũ

21

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

- Tiến hành đánh giá lại tài nguyên nước của vùng ( nguồn nước phát sinh

trên toàn địa bàn vùng châu thổ và nguồn nước ngoại lai) cả về chất và lượng để
đưa ra các chính sách khai thác và sử dụng thích hợp.
- Tăng cường nghiên cứu các tiêu chuẩn, quy định mới cho các đối tượng
sử nước và thải vào nguồn nước, đồng thời đưa ra các quy định về thanh tra và
kiểm tra để đảm bảo sự phát triển bền vững nguồn nước. Tăng cường hợp tác
trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm.
- Các chính sách quy định về xử phạt vi phạm môi trường, các lệ phí đóng
góp.
Giải pháp xây dựng thông tin, mạng lưới quan trắc chất lượng nước trong
lưu vực.

C – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
1. Kết luận:
Như báo cáo đã nêu rõ, sông Cầu là một nhánh sông quan trọng của hệ
thống sông Thái Bình, cùng hợp lưu tại Phả Lại-Hải Dương. Bản thân sông Cầu
và các phụ lưu của nó (sông Nghinh Tường, sông Đu, sông Công, sông Cà
Lồ…) đã tạo ra một tiểu lưu vực quan trọng, nằm gọn trong địa bàn 6 tỉnh (Bắc
Sinh viên: Lưu Quang Vũ

22

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc). Các con
sông đã nuôi hàng triệu người và tạo ra một vùng kinh tế chính trị khá ổn định

với một bản các Văn hoá - lịch sử riêng lâu đời rất đặc sắc. Tuy vậy do quá trình
khai thác quá thức, và sự phát triển kinh tế của 6 tỉnh trong một điều kiện nghèo,
đông dân, công nghệ lạc hậu đã xâm phạm nghiêm trọng về rừng, về đất, về khai
thác khoáng sản bằng công nghệ thủ công đã làm suy giảm tài nguyên và gây ô
nhiễm, xói mòn, trôi lấp nghiêm trọng. Hai bên bờ, các đô thị công nghiệp, làng
nghề, các dư thừa hoá chất trong nông nghiệp và các cơ sở khác trực tiếp đổ thải
xuống sông, biến con sông thành cửa lớn thoát nước xuống hạ lưu và ra biển.
Xong sự ô nhiễm nguồn nước này các chất hữu cơ có độ đậm đặc rất cao, nhiều
hóa chất độc hại nguy hiểm đến mức nước sông không còn dùng để ăn uống tắm
rửa như cũ, thậm chí thủy sinh không còn sinh sống, nguồn nước bẩn đã gây ô
nhiễm cả lưu vực. Tình hình cảnh quan đang bị méo mó, lở loét, bị khai thác vật
liệu xây dựng bừa bãi, một số đoạn sông hiện tượng cảnh quan sinh thái bị thay
đổi, không còn hình dáng của một dòng sông trù phú, xanh mát xưa kia. Bên
cạnh đó nhận thức của cộng đồng về con sông còn đơn giản, không thấy hết sự
quý giá, sống còn đã tự do khai phá, thờ ơ, hoặc không coi trách nhiệm bảo vệ
nuôi trồng con sông là của mình. Chính quyền cơ sở còn thiếu hiểu biết và thiếu
một hệ thống pháp lý, thể chế, chính sách…trong việc quản lý và bảo vệ con
sông.
Hiện tại rừng tự nhiên còn rất ít như Bắc Kạn, Thái Nguyên chỉ còn rất ít,
trong khi đó tốc độ công nghiệp và phát triển đô thị rất cao, nhu cầu dùng nước
trong tháng 1 và 2 sông Cầu thiếu khoảng 36x106 m 3 lượng thải đổ ra hàng ngày
rất lớn hiện đang ô nhiễm suy thoái nghiêm trọng và nếu không hành động thì
đến năm 2010 dự báo sẽ có rất nhiều khu vực trên lưu vực sông bị suy thoái
nghiêm trọng, rất khó khắc phục trở lại. Dự báo trong vài năm tới nếu không
được nghiên cứu xử lý thì lưu vực sông Cầu sẽ bị nghèo kiệt về rừng, suy thoái
nguồn nước, bị cạn kiệt từ 2 tháng lên 4 tháng, lũ lụt gia tăng và khốc liệt hơn,
môi trường nước bị ô nhiễm mất hẳn giá trị sử dụng (năm 2000 Tằm ở Việt Yên
ăn lá dâu gần nước sông Cầu đã bị chết hàng loạt mặc dù đã rửa lá kỹ).

Sinh viên: Lưu Quang Vũ


23

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

Tình hình trên đòi hỏi 6 tỉnh trên lưu vực phải có một chương trình lớn
gồm những tiểu chương trình liên nghành, của mỗi nghành, liên vùng của mồi
vùng nhằm hành động khẩn cấp trước hết khôi phục lại hiện trạng cũ của con
sông và song song tiến hành các giải pháp về quản lý, đầu tư, chăm sóc, bảo vệ
phù hợp lâu dài bền vững. Phải cân bằng giữa quyền lợi khai thác và nghĩa vụ
bảo vệ, nhanh chóng xây dựng một khung thể chế đầy đủ và hiệu quả. Đây phải
là nội dung cơ bản của Đề án Tổng thể sắp tới, trong đó nhiệm vụ xây dựng một
nhiệm vụ quy hoạch bảo vệ và khai thác bền vững con sông và lưu vực là đặc
biệt quan trọng. Trước mắt phải xác định được tầm nhìn của giai đoạn 20-30
năm và các nhiệm vụ cụ thể của giai đoạn 10 năm tới. Tuy nhiên trong điều kiện
Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hồng – Thái Bình chưa làm xong, sẽ rất khó
khăn cho việc xây dựng các quy hoạch nhánh như quy hoạch bảo vệ sông Cầu,
nhưng nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái sông Cầu đang đòi hỏi cấp thiết, và
ít nhiều lưu vực sông Cầu có những đặc điểm độc lập riêng. Do vậy tiểu lưu vực
sông Cầu cần tách ra làm trước, để đáp ứng yêu cầu riêng và cũng là để góp sức
vào tiến trình bảo vệ và khai thác bền vững toàn lưu vực lớn sông Hồng-Thái
Bình sau này. Sự đồng tâm, tình nguyện của chính quyền và nhân dân 6 tỉnh là
điều kiện để phát huy nội lực, cộng với sự hỗ trợ của Chính phủ, sẽ đảm bảo cho
Đề án được xây dựng và triển khai thắng lợi. Nếu làm được có thể sau 15 năm,
20 năm những suy thoái, ô nhiễm, khuyết tật của con sông sẽ được khắc phục,

để nó và cả lưu vực được xanh tươi trù phú, tương ứng với nhiệm vụ mà nó
đang ghánh vác và cộng đồng phải sớm tạo ra một cơ chế quản lý vững chắc để
nó không bao giờ bị xâm hại trở lại.
2. Kiến nghị :
Nhiệm vụ bảo vệ con sông là rất to lớn, thuộc trách nhiệm của cả cộng
đồng trong lưu vực, do vậy phải có nỗ lực của mỗi nghành trên cơ sở mục đích
và phương hướng hành động thống nhất. Tuy nhiên phải biết giới hạn để đi vào
các nhiệm vụ then chốt làm dần từng bước, cân đối nguồn lực hiện có, không
làm thay các nghành khác. Do đó em đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Trước mắt tập
Sinh viên: Lưu Quang Vũ

24

MSSV: 0853067182


Bài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Minh Châu

trung xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi
trường; xây dựng Luật Đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn thi hành;
xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; từng
bước hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi
trường, phát triển dịch vụ môi trường; nhanh chóng triển khai trong thực tế các
công cụ kinh tế trong quản lý môi trường như phí bảo vệ môi trường, các hình
thức đặt cọc, ký quĩ môi trường; nâng cao hiệu quả và từng bước mở rộng phạm
vi hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia và thành lập các Quỹ Bảo vệ

môi trường các địa phương.
Thứ hai, kiện toàn và tăng cường hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến cơ sở; chú trọng phát triển tổ
chức quản lý môi trường ở các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty nhà nước,
các Ban Quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp và khu chế xuất. Phát triển các tổ
chức sự nghiệp môi trường và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.
Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa bảo vệ môi trường
của các Bộ, ngành và địa phương, cải tiến cơ chế tài chính nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn chi cho sự nghiệp môi trường; bảo đảm chi đủ và chi đúng,
mức chi hàng năm tăng theo tốc độ phát triển kinh tế. Xã hội hóa mạnh mẽ các
nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường. Tăng tỷ lệ đầu tư cho môi trường từ nguồn
vốn đầu tư phát triển và vốn ODA.
Thứ tư, phát huy vai trò chủ động, tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức đoàn thể các cấp, các tổ chức quần chúng, cộng đồng dân cư trong việc
tham gia và giám sát công tác bảo vệ môi trường; đa dạng hóa các loại hình hoạt
động bảo vệ môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế thực hiện các dịch vụ bảo vệ môi trường.
Thứ năm, đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn
phục vụ công tác hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
bảo vệ môi trường; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ môi trường,
công nghệ sạch, thân thiện môi trường, phát triển các công nghệ xử lý và tái chế,
tái sử dụng chất thải; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo vệ môi
Sinh viên: Lưu Quang Vũ

25

MSSV: 0853067182



×