Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Bố trí trang thiết bị công trình xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.03 MB, 77 trang )

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU CHUNG
I- Lời nói đầu:
Bộ môn này nhằm giới thiệu với các bạn họa viên kiến trúc về một tập hợp các trang thiết bị
không thể thiếu khi thiết kế, thi công các công trình kiến trúc. Các trang thiết bị là một bộ phận quan
trọng ảnh hưởng lớn đến cấu trúc, chất lượng, tiện nghi và giá thành xây dựng công trình.
Việc xác định và sử dụng các trang thiết bị hợp lý ban đầu cho kết quả tiện lợi, mỹ quan và hiệu quả
khi sử dụng và sửa chữa công trình về sau.
Trong các công trình kiến trúc, các hệ thống trang thiết bị kỹ thuật chiếm phần quan trọng nhằm
phục vụ mọi nhu cầu của công trình. “Chuyên đề trang thiết bị kỹ thuật công trình” bao gồm những
giới thiệu sơ bộ về hình dáng cấu tạo, tính năng, nguyên lý vận hành. Và chủ yếu là vị trí, hình thức
lắp đặt, và phân tích những ưu và nhược điểm trong lắp đặt. Cần tránh những điều cần thiết khi đưa
trang thiết bị vào công trình kiến trúc.
Một số trang thiết bị của các phòng:

Thiết bị phòng vệ sinh

Thiết bị phòng khách

Thiết bị phòng ngủ


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

II- Mục đích và ý nghĩa:
Tầm quan trọng của trang thiết bị kỹ thuật trong công trình kiến trúc:
Chúng ta thấy rằng các hệ thống trang thiết bị thực sự cần thiết trong hoạt động của các
công trình, là những bộ phận không thể thiếu được của công trình. Nếu một trong những hệ thống
này gặp sự cố, không hoạt động được không những sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các bộ phận
khác mà còn làm cho con người không an toàn, kém thoải mái và khó chịu. Việc bố trí không hợp lý


các trang thiết bị kỹ thuật cũng làm cho hoạt động các trang thiết bị kỹ thuật kém hiệu quả, gây
tốn kém và lãng phí không cần thiết. Do vậy cần tính toán cụ thể, so sánh thận trọng khi lựa chọn các
hệ thống, chủng loại, công suất, kích thước và bố trí thích hợp nhất.
Một số trang thiết bị công trình trong kiến trúc dân dụng:
Bóng đèn, máng đèn, bồn cầu, lavopo, tấm đứng, tấm nằm, bồn tiểu, vòi sen, vòi nước,
giường ngủ đơn, giường đôi, đèn ngủ, điện thoại, máy vi tính, ti vi, bàn học, tủ quần áo, các vật dụng
khác, tủ lạnh, kệ chén, bồn rửa, bếp, máy rửa chén, bàn ăn, kệ bếp, tủ rượu, minibar, máy hút khói, lò
nướng, lò viba, quạt máy, quạt hơi nước, quạt hút, quạt thổi, quạt đổi chiều, quạt trần, các loại quạt,
máy lạnh một cục và hai cục, thang máy, thang cuốn, ram dốc, bàn ghế, máy giặt, bồn nước, các
trang thiết bị khác….v.v…
Mục đích môn học:
Môn học này giúp các bạn họa viên nắm bắt thêm các nguyên tắc, cũng như vị trí đặt các
trang thiết bị, hiểu rõ các kích thước các trang thiết bị của công trình để đưa vào bản vẽ hợp lý nhất.
Tránh tình trạng đặt các trang thiết bị công trình không hợp lý. Phân tích cho họa viên hiểu sâu hơn
về ưu nhược điểm tính chất vị trí hay các loại trang thiết bị.


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

CHƯƠNG II: THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG TRONG CÔNG TRÌNH
KIẾN TRÚC
I- Các trang thiết bị chiếu sáng điện:
1. Đèn huỳnh quang:
Ưu điểm: Ánh sáng đèn huỳnh quanh phân bố không đều theo chiều dài, hai đầu đèn bị chân đèn
chắn sáng. Ánh sáng có nhiều tia xanh tím nên giống ánh sáng ban ngày. Ít tiêu hao điện năng.
Nhược điểm: Cấu tạo cồng kềnh, dễ hư hỏng, tuổi thọ đèn phụ thuộc vào số lần bật tắt, đèn phát
ánh sáng không liên tục. Không sử dụng để chiếu sáng ngoài trời, người ta thường cải tiến thành đèn
compact có kiểu dáng chữ U đuôi đèn theo kiểu nung sáng.
Có nhiều hình dạng, dạng ống thẳng, ống chữ U hoặc dạng tròn, thường sử dụng dạng ống thẳng.
Đèn thường có các loại màu sắc như sau:

Đèn ánh sáng trắng
Đèn ánh sáng trắng ấm
Đèn ánh sáng ngày
Đèn ánh sáng tự nhiên
Đèn ánh sáng màu.


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

Loại đèn này thường được sử dụng phổ biến ở nước ta, đặt ở bên trong các công trình bố trí ở phòng
làm việc, phòng học, thư viện, phòng họp, phòng ngủ,…v.v.
2. Đèn nung sáng (đèn tròn)
Làm việc theo nguyên lý chất rắn phát sáng ở nhiệt độ cao trên 500oC, thường có hình dạng tròn.
Ưu điểm: Đèn có kích thước nhỏ gọn, dùng ở vị trí chật hẹp,…v.v, giá thành rẻ.
Nhược điểm: Tiêu hao điện năng lớn, đèn cho ánh sáng vàng đỏ, khác ánh sáng ban ngày.
3. Ổ cắm điện: Thường đặt âm trong tường, tùy theo nhu cầu sử dụng mà ta lắp đặt ổ cắm điện cho
phù hợp. Tuy nhiên tránh trường hợp làm nguy hiểm đến trẻ con nếu lắp đặt cách sàn thấp hơn
800mm thì phải có vật dụng bảo vệ trẻ em hoặc dùng ổ điện đặc biệt, công tắc thường đặt ở vị trí vừa
tầm tay, cách sàn 1200mm.

Bóng đèn tròn

Xu hướng tiết kiệm điện

Đèn tròn trang trí

Cầu dao tự động

Ổ cắm điện công tắc.



TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

II. Vị trí đặt các đèn
Đặt đèn ở những nơi không rọi thẳng vào tầm nhìn của mắt
(xem hình), thường các công trình kiến trúc đặt ở trong các
hốc, hoặc máng đèn chỉ để ánh sáng hắt ra bên ngoài.
Đèn thường đặt ở trên tường hoặc trên trần, nếu có điều kiện
nên đặt đèn trên trần để phát huy hết khả năng chiếu sáng của
bóng đèn và tiết kiệm số lượng bóng đèn. Đặt ở trên tường
ánh sáng sẽ không đồng bộ trong phòng.
Ở vị trí phòng ăn nên đặt đèn nung sáng (đèn tròn) có ánh
sáng màu vàng đỏ, cam.
Phòng ngủ nên đặt đèn có ánh sáng phát thẳng lên trần để
không gây cảm giác khó chịu cho mắt, nếu đặt hắt xuống sàn
bắt buộc phải có chụp đèn.

Đặt đèn chiếu vào bảng tránh ánh
sáng trực tiếp đến người nhìn.

Đặt đèn lấy sáng trong phòng học cũng cần chú ý


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

III. Kích thước đèn chiếu sáng

Một số kích thước đèn huỳnh quang loại nhỏ



TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

Thông số kích thước đèn huỳnh quang.

Hình dáng máng đèn

Thông thường ta hay dùng hai loại đèn huỳnh quang có kích thước L= 1200mm, và L=600mm.


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

Thông số kích thước đèn huỳnh quang


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

Thông số kích thước
bóng đèn huỳnh
quang.
Đặc điểm kỹ thuật:
Đui đèn bằng nhựa
chịu nhiệt và chống
cháy, thiết kế dạng
xoay, thân máy làm
bằng thép, sơn tĩnh
điện, chiếu sáng nhà ở,
trường học v..v..


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC


Thông số kích thước bóng đèn huỳnh
quang.
Đèn được thiết kế để chống thấm, chống
va đập và chống cháy, phù hợp cho
chiếu sáng garage, khu vực nồi hơi, khu
vực có máy đông lạnh, nhà máy hoá học
v..v..
Đui đèn được làm bằng nhựa chịu nhiệt
và chống cháy.


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

Một số kích thước đèn tròn.


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

Một số kích thước đèn trang trí.


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

Một số kích thước đèn tròn, hay dùng trong nhà dân dụng.

Đèn nổi trang trí, có thể đặt ở hành lang, hay chiếu sáng sân thượng, hoặc để
trang trí thêm cho phòng cần nhiều ánh sáng, phòng thư viện, sinh hoạt …



TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

CHƯƠNG III: TRANG THIẾT BỊ VÀ NỘI THẤT PHÒNG NGỦ
I.

1.

Các trang thiết bị và nội thất phòng ngủ
Về bố cục màu sắc trong phòng ngủ cũng nên chọn những tông màu ấm áp, nhẹ nhàng.
Phòng ngủ là không gian tĩnh, do đó đồ đạc trong phòng nên bố trí đơn giản, hạn chế tối đa các đồ
kim loại, điện tử như tivi, máy tính, máy tập thể dục trong phòng khiến từ trường nhiễu loạn, ảnh hưởng
đến sức khỏe.
Giường ngủ: thường đặt theo hướng bắc nam nếu giường đôi phải đặt cách tường ít nhất 400mm. Không
đặt giường đối diện với cửa ra vào hoặc cửa sổ. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà kích thước và chiều cao
giường có thể thay đổi.
Giường ngủ không nên quá chật hẹp nhưng cũng đừng nên quá to lớn, chỉ từ (1,6-2)m x 2m là vừa tầm.
Vd: giường trẻ em không nên làm cao quá 400mm, hoặc 2 giường tầng cách nhau trên 1200mm…
Bên cạnh giường ngủ thường có hai kệ đèn ngủ để đèn ngủ, điện thoại, đồng hồ báo thức…v.v. Nếu
giường đơn chỉ cần 1 kệ, nếu đặt 2 giường trong phòng thì 2 giường phải cách nhau 800mm.
Trường hợp đặt giường đôi, cần đặt cách tường một khoảng đủ để đi lên từ 2 phía.
Giường không được nằm dưới dầm hoặc nằm dưới khu vực mà tầng phía trên bố trí phòng vệ sinh
hoặc tầng phía dưới là vị trí đặt bếp.
Nếu có bố trí bàn gương trang điểm thì nên tránh gương chiếu trực diện vào giường ngủ. Về
bố cục màu sắc trong phòng ngủ cũng nên chọn những tông màu ấm áp, nhẹ nhàng.
Phòng ngủ là không gian tĩnh, do đó đồ đạc trong phòng nên bố trí đơn giản, hạn chế tối đa các đồ
kim loại, điện tử như tivi, máy tính, máy tập thể dục trong phòng khiến từ trường nhiễu loạn, ảnh hưởng
đến sức khỏe.


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC


2. Tủ đồ: tùy theo nhu cầu sử dụng sẽ có những tủ kích thước khác nhau. Hiện nay, các tủ đồ được thiết kế
đa năng có thể để quần áo, mũ nón, gối, mền,… và thường được thiết kế âm tường để tạo không gian rộng hơn
cho phòng. Chiều cao móc phơi đồ phải vừa tầm tay người với không quá 2m so với mặt sàn. Chiếc tủ đứng
đựng quần áo và đồ đạc giúp phòng ngủ gia đình bạn thêm gọn gàng, ngăn nắp.
3. Bàn học: có nhiều dạng nhưng nên dùng bàn cao khoảng 750mm và ghế khoảng 450mm thường đặt ở ngay
cửa sổ để lấy ánh sáng, vị trí của ghế ngồi và giường ngủ nên cách nhau tối thiểu 600mm
4. Tivi và kệ tivi: thường kệ tivi sẽ kết hợp với kệ đồ hoặc kệ trang trí cách tường 600mm tùy theo giường ngủ
mà chọn độ cao của kệ tivi phù hợp với tầm nhìn của mắt không nên đặt kệ tivi quá thấp hoặc quá cao.
5. Bàn trang điểm: có nhiều loại, nhiều kích thước khác nhau(1500 x 450 x 1150; 0,8 x 0,5 x 1,5 m;…) dùng để
đặt các loại mỹ phẩm hay đặt vật dụng cần thiết. Nên chọn loại có ngăn kéo để tiết kiệm diện tích và hạn chế
cảm giác bừa bộn trong phòng ngủ.
6. Đèn ngủ: chọn loại phù hợp với tầm cao của giường có ánh sáng ấm không chói mắt. Tùy độ sáng và chiều
cao của đèn mà ta đặt cách giường khoảng vừa phải phù hợp với tầm mắt.

II. Kích thước vật dụng phòng ngủ:


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

Giường ngủ đôi có rất nhiều loại kích thước, chiều cao giường tùy thuộc vào sở thích cũng như tấm nệm,
thường sử dụng độ cao từ 400mm – 600mm.
Một số kích thước chuẩn của giường ngủ: 1400x 2000mm, 1600mm x 2000mm, 1800mm x 2000mm


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

Giường ngủ đơn:

Giường ngủ đơn thường có kích

thước sau: 1000 x 2000mm,
1200 x 2000mm. Hoặc 1200 x
1800mm.


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

Kệ ti vi, bàn học, bàn máy tính, kệ giường ngủ.

Kệ phòng ngủ thường sử
dụng một số kích thước sau:
500mm x 500mm, 400mm
x 400mm, chiều cao thường
có kích thước khoảng
400mm – 600mm.


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

Kích thước tủ quần áo tham khảo:


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

Kích thước tủ quần áo tham khảo:


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

CHƯƠNG IV: TRANG THIẾT BỊ VÀ NỘI THẤT PHÒNG VỆ SINH

Thường có hai loại phòng vệ sinh: phòng vệ sinh cho người tàn tật và người bình thường. Sàn nhà vệ sinh phải
thấp hơn sàn nhà sử dụng để tránh nước tràn ra sàn sử dụng không được gắn ổ cắm điện trong phòng tắm
trừ ổ cắm điện được thiết kế đặt biệt cho dao cạo râu bằng điện nhưng cũng phải xa tầm nước tắm, công tắc
điện phải nằm ngoài phòng tắm hoặc điều khiển bằng dây kéo.
1.

Bồn cầu: Hiện nay hình dáng mẫu mã, kích thước bồn cầu rất đa dạng và phong phú. Bố trí bồn cầu nên
tránh những yếu tố sau: tránh đặt đối diện với cửa ra vào,nếu bồn cầu bệt không được đặt quá sát với tường
phải cách tường ít nhất 300mm. Nếu vệ sinh cho người tàn tật thì phải có tay vịn và cửa bắt buộc mở ra
hoặc cửa kéo

2.

Lavapo: Có nhiều loại, hình dáng mẫu mã đẹp, chiều cao lắp đặt của một người bình thường là 800mm,
nếu dùng cho trẻ em thì nên đặt thấp hơn để tiện cho việc sử dụng.

3.

Bồn tắm: Có hai loại bồn tắm, tắm nằm và tắm đứng. Thường đặt ngay góc vuông trong vệ sinh, hạn chế
nước văng ra sàn vệ sinh, giữ cho vệ sinh luôn khô ráo an toàn và vệ sinh khi vào phòng. Tằm nằm thường
để tắm thư giãn và có thời gian. Vì vậy tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà sử dụng cho hợp lý, ngày nay do
nhu cầu thư giãn cao nên nhà vệ sinh còn được bố trí phòng xông hơi. Và chia ra từng khu riêng tư khi có
điều kiện, thường nhà phố hay không gian hẹp thì vệ sinh kết hợp chung lại với nhau làm một.

4.

Gương soi: Thường đặt trên lavapo và kết hợp với để đồ vật dụng, không nên chọn kính quá to so với
lavapo. Có nhiều hình dáng kích thước thước khác nhau, đặt cách tường 1 khoảng cách ít nhất 20mm để tạo
tầm nhìn tốt nhất và dễ lắp đặt.


5.

Máy sấy tay: Thường đặt bên cạnh lavapo, nếu có sử dụng vật dụng này thì nên đi dây điện trước để tạo
tính thẩm mỹ cho phòng vệ sinh.


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

Trang thiết bị phòng tắm:


×