1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất kỳ thời kỳ nào, chất lượng đội ngũ đảng viên có tầm quan
trọng rất lớn đối với toàn bộ sự nghiệp của cách mạng Việt Nam. Đây không
phải là công tác riêng của Trung ương hay của một vài tổ chức trọng điểm nào
đó, mà cần phải tiến hành thường xuyên ở tất cả các đảng bộ, chi bộ. Đây
cũng là nhiệm vụ chung cho mỗi cấp ủy, toàn thể cán bộ, đảng viên; vì vậy,
chất lượng đội ngũ đảng viên và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là
một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng - nó quyết định đến
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng ở cơ sở và toàn Đảng nói
chung.
Cách mạng nước ta đang trong thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu: Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên chủ
nghĩa xã hội với những cơ hội và thách thức mới. Tình hình và nhiệm vụ cách
mạng to lớn đó đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, khó khăn và đòi hỏi Đảng
nói chung, đội ngũ đảng viên của Đảng nói riêng phải không ngừng đổi mới,
chỉnh đốn, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực
mới đáp ứng được vai trò lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đảng là do
các đảng viên tổ chức nên, đảng viên tốt thì Đảng mới mạnh. Thực tiễn cách
mạng Việt Nam đã khẳng định điều đó; do đó, Đảng phải chăm lo công tác
xây dựng Đảng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.
Thành phố Hà Nội là thủ đô của cả nước, là địa danh tiêu biểu cho lịch
sử ngàn năm văn hiến của dân tộc ta. Kinh tế của Thủ đô đã phát triển nhanh
và khá toàn diện; cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp đã hình
thành rõ rệt và đang chuyển dịch sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp
2
theo hướng hiện đại hoá. Là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên đã tạo
đà cho sự phát triển mạnh mẽ về mọi lĩnh vực, không chỉ ở lĩnh vực kinh tế
mà còn ở tất cả các lĩnh vực khác. Đặc biệt, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô vô
cùng tự hào, phấn khởi được Đảng, Nhà nước hai lần trao tặng thưởng Huân
chương Sao vàng và là thành phố được phong tặng danh hiệu cao quý "Thủ
đô anh hùng", cũng là thành phố đầu tiên ở khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương được nhận danh hiệu "Thành phố vì hoà bình". Những danh hiệu vinh
quang đó khẳng định thành tích to lớn của đảng bộ, chính quyền và nhân dân
thủ đô Hà Nội trong lịch sử hiện đại của nước nhà.
Trong nhiệm kỳ lần thứ XIII của đảng bộ thành phố Hà Nội, đã tập
trung thực hiện các nghị quyết của Trung ương và Chương trình 06-CTr/TU
của Thành uỷ Hà Nội về "Một số vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng giai đoạn
2001 -2005"; cũng như việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2)
(khoá VIII) và Kết luận Hội nghị trung ương 4 (khoá IX) về đẩy mạnh cuộc
vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Trong thời gian qua, các đảng bộ phường thành phố Hà Nội đã quán
triệt nghị quyết của quận uỷ, thành uỷ và các nghị quyết của trung ương thực
hiện cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, trong đó coi trọng xây dựng
đội ngũ đảng viên và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Do đó đã góp
phần vào sự ổn định chính trị, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải
thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường được đảm
bảo. Tuy nhiên so với yêu cầu và nhiệm vụ mới của các đảng bộ phường
thành phố Hà Nội còn nhiều bất cập, chất lượng đội ngũ đảng viên của các
đảng bộ phường còn bộc lộ nhiều yếu kém, tồn tại. Một bộ phận đảng viên,
trong đó có cả đảng viên có chức có quyền đã phai nhạt lý tưởng, mất sức
chiến đấu, hách dịch, cửa quyền, gia trưởng, ức hiếp dân ... ảnh hưởng xấu
đến uy tín của Đảng. Vì sao có thực trạng trên đây là vấn đề đặt ra cần phải
nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu, làm rõ thêm về vấn đề chất lượng đội
3
ngũ đảng viên và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là cán bộ chuyên
trách ở các phường thành phố Hà Nội là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa
to lớn trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đã có nhiều những chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, báo cáo tổng kết,
đánh giá của Đảng về công tác xây dựng Đảng và đảng viên; về vấn đề xây
dựng đội ngũ đảng viên và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên được thể
hiện trong các văn kiện của Đảng.
- Các công trình khoa học:
+ PGS,TS Tô Huy Rứa và PGS,TS Trần Khắc Việt (đồng chủ biên)
(Nxb CTQG - 2003): "Làm người cộng sản trong giai đoạn hiện nay".
+ TS Đỗ Ngọc Ninh (chủ biên) ( Nxb Văn hoá dân tộc - 2003): "Phát
huy vai trò đội ngũ đảng viên là người nghỉ hưu khu vực nông thôn đồng
bằng Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay".
+ PGS,TS Đỗ Ngọc Ninh (chủ biên) (NXb CTQG - 2004): "Nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các đảng bộ phường ở Thủ đô Hà
Nội hiện nay".
- Nhiều đề tài nghiên cứu sinh nghiên cứu về vấn đề này như:
+ Đặng Đình Phú (1996): "Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở
các tổ chức cơ sở đảng phường, xã ven đô trong công cuộc đổi mới hiện nay"
- Luận án phó tiến sĩ.
+ Cao Thị Thanh Vân (2002): "Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng
viên ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước" - Luận án tiến sĩ.
4
+ Nguyễn Văn Giang (2002): "Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng
viên vùng có đồng bào công giáo ở các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ trong
giai đoạn hiện nay" - Luận án tiến sĩ.
- Nhiều đề tài của các học viên cao học cũng đã nghiên cứu như:
+ Trần Văn Chương (1995): "Suy nghĩ bước đầu về kinh nghiệm xây
dựng Đảng bộ phường từ yếu kém vươn lên vững mạnh trong sạch" - Luận
văn thạc sĩ.
+ Nguyễn Hữu Ái (1995): "Suy nghĩ về thực trạng và biện pháp nâng
cao chất lượng đảng viên của thành phố Đà Nẵng (từ khi triển khai Nghị
quyết Trung ương 3 đến nay (1993 - 1995))" - Luận văn thạc sĩ.
+ Đặng Thị Minh Hảo (2003): "Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng
viên trong các trường trung học phổ thông ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay" Luận văn thạc sĩ.
Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu vấn đề chất lượng đội
ngũ đảng viên và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở nhiều góc độ,
phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về
"Chất lượng đội ngũ đảng viên là cán bộ chuyên trách ở các phường thành
phố Hà Nội giai đoạn hiện nay".
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích: Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề
chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ phường thành phố Hà Nội giai
đoạn hiện nay; từ đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng
cao chất lượng đội ngũ đảng viên là cán bộ chuyên trách của các phường
thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.
- Nhiệm vụ:
5
+ Làm rõ vai trò, đặc điểm các phường và đội ngũ đảng viên là cán bộ
chuyên trách ở các phường thành phố Hà Nội hiện nay.
+ Làm rõ thêm quan niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ
đảng viên là cán bộ chuyên trách ở các phường thành phố Hà Nội giai đoạn
hiện nay.
+ Đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ đảng viên là cán bộ
chuyên trách và công tác đảng viên đối với ĐNĐV là CBCT của các đảng bộ
phường thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến nay; từ đó, rút ra được những
nguyên nhân, nêu ra những kinh nghiệm trong công tác đảng viên góp phần
tạo nên chất lượng đội ngũ đảng viên là cán bộ chuyên trách ở các phường
thành phố Hà Nội trong thời gian qua.
+ Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất
lượng đội ngũ đảng viên là cán bộ chuyên trách ở các phường thành phố Hà
Nội giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng đội ngũ đảng viên
là cán bộ chuyên trách đang sinh hoạt trong các phường thành phố Hà Nội,
nhất là việc đi sâu vào một số phường trọng điểm.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng đội ngũ
đảng viên là cán bộ chuyên trách và công tác đảng viên đối với ĐNĐV là
CBCT của các đảng bộ phường của 9 quận thành phố Hà Nội thời gian từ
năm 2000 đến nay và đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng
đội ngũ đảng viên là cán bộ chuyên trách ở các phường từ nay đến năm 2010.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về xây dựng
6
Đảng nói chung, về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên nói riêng,
nhất là đối với đội ngũ đảng viên là cán bộ chuyên trách; đồng thời kế thừa
kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố.
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được sử dụng chủ yếu dựa trên cơ
sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp chặt chẽ
giữa lý luận và thực tiễn, logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, điều tra xã
hội học, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp của đề tài
- Góp phần làm rõ thêm quan niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng đội
ngũ đảng viên là cán bộ chuyên trách ở các phường thành phố Hà Nội hiện nay.
- Đánh giá đúng thực trạng và nêu ra những phương hướng và đề xuất
được những giải pháp chủ yếu có tính khả thi nâng cao chất lượng đội ngũ
đảng viên là cán bộ chuyên trách ở các phường thành phố Hà Nội giai đoạn
hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp các cấp uỷ đảng ở các
đảng bộ phường thành phố Hà Nội nghiên cứu, vận dụng nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ đảng viên.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy
trong trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong và các trung tâm bồi dưỡng
chính trị cấp quận thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
7
8
Chương 1
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN LÀ CÁN BỘ
CHUYÊN TRÁCH Ở CÁC PHƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. PHƯỜNG VÀ ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN LÀ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH
Ở CÁC PHƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - VAI TRề VÀ
ĐẶC ĐIỂM
1.1.1. Các phường thành phố Hà Nội hiện nay - vai trũ và đặc điểm
1.1.1.1. Vai trũ của phường ở TPHN
Hà Nội là thủ đô nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam, nằm ở
trung tõm vựng đồng bằng sông Hồng, có vị trí từ 20 o53’ đến 21o23’ vĩ độ
Bắc và từ 105o44’ đến 106o02 kinh độ Đông. Hà Nội tiếp giáp 5 tỉnh: phía
Bắc giáp Thái Nguyên, phía Đông giáp Bắc Ninh, Hưng Yên; phía Tây giáp
Vĩnh Phúc; phía Nam giáp Hà Tây. Thành phố gồm 9 quận nội thành: Hoàn
Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đỡnh, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ,
Hoàng Mai, Long Biên và 5 huyện ngoại thành: Sóc Sơn, Đụng Anh, Thanh
Trỡ, Từ Liờm, Gia Lõm.
Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá và là địa bàn chiến lược đặc
biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoỏ, quốc phũng, an ninh và đối
ngoại của cả nước. Hai mươi năm đổi mới là hai mươi năm phát triển, đi đúng
định hướng và vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, đưa sự nghiệp
đổi mới của Hà Nội đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, chuyển biến
cơ bản trong đời sống xó hội.
Với 920,97 km2, bằng 0,28% diện tích tự nhiên của cả nước và khoảng
3.118.200 dân số trong 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, chiếm 3,6%
dân số cả nước.
9
Toàn TPHN có 128 phường trong 9 quận nội thành của Hà Nội.
Phường là cấp hành chính cơ sở ở nội thành - đặc biệt đối với phường của thủ
đụ Hà Nội lại càng cú vai trũ quan trọng hơn trong việc lónh đạo, phổ biến và
tổ chức, quản lý, động viên quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước cũng như các nhiệm vụ của
địa phương ... thông qua đó, để đưa được các đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương đó
vào cuộc sống, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của cán
bộ, đảng viên và nhân dân trong phường. Từ việc thực hiện được những chủ
trương, đường lối, chính sách ... sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, vận động nhõn dõn làm trũn nghĩa
vụ cụng dõn đối với nhà nước.
Vai trũ của phường ở Hà Nội được Đảng ta và TUHN nhất quán
khẳng định bằng những phương pháp, chủ trương và việc làm cụ thể thích
hợp từ sau khi Hà Nội được giải phóng.
Hiến pháp năm 1980 của nước cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam
quy định, đơn vị hành chính ở Hà Nội chia thành 3 cấp. Riêng ở nội thành,
dưới thành phố là cấp quận và dưới cấp quận là cấp phường. Quyết định số
94/HĐBT ngày 26/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng quy định: "Phường là đơn
vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị, tổ chức theo khu vực dân cư ở đường
phố, có khoảng 7.000 đến 12.000 dân. Chức năng chủ yếu của bộ máy chính
quyền cấp phường là quản lý hành chớnh nhà nước, quản lý xó hội, quản lý
và chăm lo phục vụ đời sống dân cư". Từ đó, căn cứ vào quyết định trên, ngày
15 tháng 4 năm 1982, UBND TPHN đó ra quyết định số 1408 để hướng dẫn
các tổ chức phường nội thành hoạt động theo hỡnh thức mới. Tiếp đó, Ban
Thường vụ Thành uỷ và Thường trực UBND TPHN đó quyết định họp và ra
quyết định: đi đụi với việc quản lý hành chớnh về mặt nhà nước, quản lý xó
hội, quản lý dõn cư, chăm lo đời sống nhân dân, chính quyền phường phải
10
quản lý cỏc tổ sản xuất tiểu thủ cụng nghiệp (cả tập thể và cỏ nhõn) về cỏc
mặt xõy dựng, thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, phõn phối, chấp hành
cỏc chế độ, thể lệ tài chính, giá cả và nghĩa vụ đối với nhà nước.
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đất nước bước
vào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do Đảng khởi xướng và lónh đạo.
TPHN cũng dần dần chuyển sang thực hiện cơ chế thị trường. Cấp phường lại
cú vai trũ rất quan trọng trong điều kiện thực hiện cơ chế mới. Từ đó, UBND
thành phố tiếp tục ban hành Quyết định số 3940/QĐUB ngày 25 tháng 8 năm
1990 về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp phường. Bản quy định gồm
20 điều, trong đú nờu rừ:
Phường là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị, là nơi
trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Chính
quyền phường có chức năng chủ yếu là quản lý hành chớnh nhà nước,
quản lý xó hội và chăm lo phục vụ đời sống dân cư [46, tr. 9].
Do đó, ngay Điều 1 của bản quy định ghi rừ:
Ủy ban nhân dân phường thực hiện chức năng kiểm tra,
giám sát hoạt động của các đơn vị và công dân trên địa bàn phường;
về việc chấp hành các chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà
nước, các quy định của thành phố về quản lý kinh tế, xó hội và đụ
thị; chịu sự quản lý điều hành tập trung, thống nhất của quận, thị xó
(gọi tắt là quận), thành phố trong quản lý dõn cư, quản lý xó hội,
quản lý đô thị [46, tr. 10].
Qua 20 năm đổi mới, qua 20 năm thực hiện nhiệm vụ chính trị mới mà
Đảng và nhà nước giao trên địa bàn thủ đụ, vị trớ và vai trũ của cỏc phường
TPHN ngày càng được nhận thức và phát triển sâu sắc hơn, được thể hiện rừ
trờn thực tế thực hiện cụng cuộc đổi mới. Các phường TPHN đó đúng gúp to
11
lớn trong phỏt triển kinh tế, quản lý đô thị, khắc phục được những tệ nạn xó
hội do phần lớn của sự tỏc động của mặt trái cơ chế thị trường, giải quyết
những vấn đề xó hội trờn địa bàn, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xó hội, gúp phần quan trọng vào thành tựu cụng cuộc đổi mới của Thủ đô.
Như vậy, phường bờn cạnh vai trũ là nơi phổ biến, tổ chức, quản lý,
động viên quần chúng nhân dân trong phường thỡ cũn cú vai trũ trong việc
bảo đảm ổn định chính trị, chống lại những luận điệu xuyên tạc đối với đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Cấp phường
là cấp cơ sở cuối cùng trong hệ thống chính trị và là nơi tiếp nhận những ý
kiến, những thắc mắc rất đời thường của quần chúng nhân dân trên những vấn
đề đang diễn ra về văn hoỏ, giỏo dục, y tế; về kinh tế; về an ninh, quốc phũng;
về quản lý dõn cư và xó hội; về quản lý lao động; về quản lý nhà, đất đai (đây
là vấn đề nóng bỏng, đang diễn ra khá phức tạp hàng ngày, hàng giờ - đặc biệt
là ở một số xó vừa được chuyển lên phường khi Hà Nội mở rộng, phát triển
thêm những quận mới). Những vấn đề này liên quan tới cuộc sống hàng ngày
của người dân, nếu các phường không giải quyết triệt để, tận gốc, hợp tỡnh,
hợp lý thỡ sẽ xảy ra vấn đề khiếu kiện kéo dài, thậm chí sẽ vượt cấp ... điều
này sẽ gây ảnh hưởng khụng nhỏ tới vai trũ lónh đạo của các đảng bộ phường,
các quận uỷ, TUHN nói riêng cũng như của toàn Đảng ta nói chung. Cũng
thông qua những sơ hở trong việc giải quyết không ổn thoả những vấn đề tồn
tại hiện nay rất có thể sẽ tạo đà cho các âm mưu và thế lực thù địch muốn phá
hoại hệ thống chính trị ở cơ sở, lợi dụng những bức xúc trong nhân dân mà lôi
kéo, xúi bẩy, khiếu kiện đông người ...
Do vậy, để làm tốt được các vấn đề về kinh tế, văn hoá, giỏo dục, an
ninh, quốc phong, quản lý về đất đai, dân cư, lao động ... thỡ cần được định
hướng và chỉ đạo thực hiện đúng hướng, có hiệu quả. Có như vậy, phường
mới phát triển mạnh, bền vững; từ đó, mới có thể khẳng định phường mạnh,
mà nếu phường mạnh thỡ quận mạnh và từ đó sẽ tạo đà cho Thủ đô vững
12
mạnh. Và Thủ đô Hà Nội là trung tâm, là trái tim của cả nước, vỡ thế, nú cú
thật sự vững mạnh thỡ sẽ tỏc động lớn đến sự phát triển của đất nước.
1.1.1.2. Đặc điểm của các phường TPHN
Với vai trũ rất quan trọng trong việc bảo đảm an ninh chớnh trị, trật tự
an toàn xó hội, cỏc phường TPHN - là nơi diễn ra các cuộc hội nghị, các cuộc
họp quốc tế ... nên bên cạnh những đặc điểm chung, vốn có của các phường ở
các thành phố khác trên cả nước, cũn cú cú những đặc điểm riờng cú của mỡnh.
Đặc điểm 1 - đặc điểm chung: Phường ở Hà Nội cũng như các
phường ở các thành phố khác trên cả nước đều là đơn vị cơ sở thuộc hệ
thống hành chính bốn cấp ở nước ta.
Điều này đó được quy định tại Điều 118 Hiến pháp 1992 quy định:
"Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành
huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và thị xó; thành phố trực thuộc trung ương
chia thành quận, huyện, thị xó; huyện chia thành xó, thị trấn; thành phố trực
thuộc tỉnh, thị xó chia thành phường và xó; quận chia thành phường". Như
vậy, phường có đầy đủ cỏc tổ chức trong hệ thống chớnh trị, cú cỏc tổ chức
kinh tế, cỏc tổ chức xó hội, nghề nghiệp ... Vỡ thế, phường là hỡnh ảnh thu
nhỏ của một xó hội, phần lớn cỏc hoạt động của đời sống xó hội đều được
diễn ra ở phường. Để người dân ở phường có thể nắm bắt được những đường
lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều
phải được thông qua phường, hội tụ ở phường và từ phường lại tổ chức thực
hiện sao cho thật có hiệu quả.
Là cấp hành chính cơ sở cuối cùng, phường là nơi phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, nơi kiểm nghiệm những chủ trương của Đảng và Nhà nước
về quản lý đô thị, xây dựng thành phố văn minh, lịch sự, bài trừ cỏc tệ nạn xó
hội, phỏt triển kinh tế, văn hoá, giáo dục ...
Bởi đây là nơi gần dân nhất, là nơi nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng
chính đỏng của nhõn dõn, vỡ thế đây là nơi mà Đảng cần tăng cường hơn nữa
13
mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Qua đó, Đảng mới có thể sửa đổi, bổ
sung đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn hơn và đề ra chủ trương,
chính sách mới sát hợp với phường.
Đặc điểm 2: Phường ở Hà Nội là phường của Thủ đô - trái tim của Tổ
quốc Việt Nam, là trung tâm đầu nóo chớnh trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục,
khoa học, công nghệ và giao dịch quốc tế; hơn nữa, các phường TPHN cũn
là nơi tập trung rất nhiều các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh đồng
thời cũn là nơi tập trung rất nhiều các cơ quan đầu nóo của trung ương,
thành phố, các bộ, ban, ngành, doanh nghiệp, công ty ... và là nơi ở của các
cán bộ cấp cao của trung ương và Hà Nội.
Đây là thế mạnh và đặc điểm riêng có của nhiều phường ở thủ đô Hà
Nội. Các phường có điều kiện thuận lợi trong việc trực tiếp quan hệ với các
cơ quan trung ương, các doanh nghiệp, các công ty, trường học để phối hợp
hoạt động giữa phường với các cơ quan đó trong hoạt động giữa phường với
các cơ quan đó trong hoạt động xây dựng phường, tạo điều kiện cho phường
phát triển, hoạt động đạt kết quả cao.
Hơn thế, những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh với những nét
riêng của thủ đô Hà Nội đó tạo điều kiện thuận lợi để các phường phát triển
văn hoá, nâng cao dân trí, cũng như phát triển du lịch, dịch vụ để tăng thu
ngân sách cho phường. Trong gần 1000 năm phát triển, Hà Nội luôn là trung
tâm văn hoá của cả nước. Hệ thống di sản văn hoá tập trung với mật độ cao,
trên địa bàn Hà Nội có 1.744 di tích lịch sử văn hoá (2 di sản/km 2), trong đó
có 499 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 308 di tích đang được đề nghị xếp
hạng [62, tr. 13]. Hà Nội có nhiều địa danh nổi tiếng về cảnh quan thiên nhiên
như: Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, đền Sóc ... Du lịch trên sông Hồng, du lịch qua
các phố cổ với 36 phố phường ... là những tua du lịch khá hấp dẫn. Các
phường của TPHN cũng có những di tích riêng của phường mỡnh, như
phường phố Huế có khu di tích Chùa Vua mà hàng năm cứ vào ngày 06 tháng
14
Giêng (âm lịch) tổ chức chơi cờ Vua bằng người, hay phường Đồng Nhân có
khu di tích Chùa Hai Bà với hai bức tượng Hai Bà Trưng, câu chuyện về Hai
Bà Trưng đánh giặc, cùng truyền thuyết về hai bức tượng; hay khu di tích Văn
Miếu - Quốc Tử Giám, một di tích không chỉ của riêng phường Văn Miếu mà
cũn nổi tiếng khắp đất nước, các du khách nước ngoài mỗi lần đến Việt Nam,
tới thủ đô Hà Nội đều mong muốn được đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bởi
đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam - nơi ghi danh những bậc hiền
triết, những nhà tiến sĩ đầu tiên của đất nước ta - những người đem tới vinh
quang cho dân tộc.
Đặc biệt, các phường TPHN cũn là nơi tập trung của những cán bộ
cấp cao của trung ương và Hà Nội cư trú. Qua đội ngũ cán bộ cấp cao này,
các phường TPHN càng có điều kiện thuận lợi để tận dụng, phát huy trí tuệ,
kinh nghiệm của họ để phát triển phường vững mạnh hơn trong công cuộc đổi
mới đất nước hiện nay.
Đặc điểm 3: Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường trong cả
nước - các phường ở Hà Nội cũng là nơi tập trung phát triển kinh tế hàng
hoá theo chiều hướng phát triển mạnh
Hầu hết các phường đều có ít nhất là một chợ phát triển. Những chợ
này sẽ tạo điều kiện cho việc thu ngân sách của phường mạnh mẽ hơn. Nếu
phường Đồng Xuân có chợ Đồng Xuân (chợ lớn nhất của Thủ đụ Hà Nội),
thỡ phường phố Huế có chợ Trời (chuyên buôn bán đồ điện, máy móc),
phường Ngụ Thỡ Nhậm với chợ Hụm - Đức Viên ...
Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các công ty liên
doanh, công ty cổ phần và các văn phũng đại diện trong nước và nước ngoài...
được thành lập nhiều tập trung ở các phường trong TPHN. Do vậy, các
phường ở Hà Nội khụng cũn dỏng vẻ của thời bao cấp trước kia mà đó phỏt
triển từ nhiều hỡnh thức khỏc nhau, từ việc sản xuất quy mô nhỏ trong gia
đỡnh như hộ sản xuất cá thể, hộ kinh danh ... nên có thể nhận thấy kinh tế của
15
các phường TPHN chủ yếu là tiểu thương. Nhưng thuế và ngân sách nộp cho
phường, nhà nước không phải là nhỏ.
Do đó, sự đa dạng, phong phú của các thành phần kinh tế trên địa bàn
phường ở Hà Nội là điều kiện quan trọng thúc đẩy nền kinh tế ở Hà Nội phát
triển, nhưng lại đặt ra yêu cầu lớn `hơn nữa trong việc quản lý kinh tế. Tuyờn
truyền, vận động và tạo điều kiện cho các hộ gia đỡnh, cỏc tổ sản xuất, hợp
tỏc xó, cỏc doanh nghiệp ... sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp
luật, nhất là việc kê khai, nộp thuế cho nhà nước theo đúng quy định. Đồng
thời, tham gia phối kết hợp với các ngành, cơ quan chức năng, chuyên môn để
quản lý vấn đề sản xuất, kinh doanh trên địa bàn mỡnh.
Đặc điểm 4: Số lượng dân cư trên địa bàn phường rất lớn, cơ cấu khá
đa dạng
Tháng 12 năm 1999, dân số Hà Nội là 2.675.166 người, trong đó số
người sống tập trung ở các phường trong nội thành là 1.523.936 người thỡ
đến cuối tháng 12 năm 2005, dân số Hà Nội là 3.118.200 người, trong đó số
người sống tập trung ở các phường trong nội thành là 2.011.766 người. Số
lượng dân ở các phường nội thành nhiều gấp đụi ở cỏc xó ngoại thành của Hà
Nội. Nhưng điều đỏng chỳ ý ở đây lại là dân "gốc" Hà Nội không nhiều, dân
sống ở Hà Nội hiện nay lại là do làn sóng người di dân cơ học từ các tỉnh đó
gõy nên sự hỗn hợp, phức tạp trong lối sống, văn hoá, ảnh hưởng đến nếp sống
thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Bởi các phường ở Hà Nội lại là nơi tập
trung các nguồn nhân lực không có việc làm từ các vùng nông thôn, miền núi
quanh Hà Nội. Đú là do sức hỳt của quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế, Hà Nội trở
thành nơi hội tụ dũng di cư tự do. Đặc biệt, quỏ trỡnh đô thị hoá đó tạo ra cỏc
dũng di dõn, người ở tỉnh ngoài về Hà Nội tỡm kiếm việc làm (cú lỳc lờn đến 13
vạn người), khiến áp lực dân số tăng nhanh hơn tốc độ phát triển cơ sở hạ
tầng và trỡnh độ quản lý đô thị trong các phường của TPHN. Điều này tạo ra
16
một sức ộp lớn về mọi mặt cho quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội của cỏc
phường TPHN.
Theo sự phát triển của kinh tế thị trường, Hà Nội cũng phát triển kinh
tế nhanh, bắt nhịp theo thời đại, nhưng bên cạnh đó cũng tạo nên sự phân tầng
mạnh mẽ của các tầng lớp dân cư trên địa bàn phường. Số người không có
việc làm ổn định ở các phường cũn lớn, trong khi đó, số dân từ nơi khác tập
trung về Hà Nội làm việc lại càng ngày càng gia tăng, tạo nên số lượng đông
dân ở các phường do dân sở tại, dân cư trú theo hỡnh thức hộ khẩu thường
trú, dân đó trải qua thời gian công tác, nay về sinh hoạt tại địa phương ...
Chính những vấn đề trên, đó làm cho việc quản lý về nhõn khẩu, cụng
tỏc quản lý xó hội, quản lý về chất lượng cuộc sống của quần chỳng nhõn dõn cũn
gặp nhiều vướng mắc, hạn chế; hiện đang phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.
Đặc điểm 5: Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế, đó bắt đầu cú
sự phõn tầng xó hội, phõn hoỏ giàu - nghốo và diễn ra một quỏ trỡnh phõn
cụng lại lao động, sản xuất trên nhiều ngành nghề khác nhau.
Khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể vốn trước đây thu hút nhiều lao
động xó hội, nay kinh tế tư nhân phát triển mạnh đó thu hỳt chủ yếu lực lượng
lao động.
Đặc biệt đối với các phường ở Hà Nội với những đặc trưng khác nhau
như: có phường là trung tâm buôn bán, sản xuất, dịch vụ như phường Đồng
Xuân, phường phố Huế, phường Cửa Đông, phường Hàng Mó, phường Hàng
Đào; ... nhưng cũng có những phường chủ yếu là các khu tập thể cao tầng như
phường Nghĩa Tân, phường Trung Tự, phường Thành Công, phường Thanh
Xuân Bắc ...; lại có nhiều phường đang trong quỏ trỡnh chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, hiện tại trong phường vẫn cũn hoạt động sản xuất nông nghiệp như
phường Phúc Tân, phường Nhật Tân, phường Xuân La, phường Mai Dịch,
phường Long Biên, phường Thạch Bàn, phường Cự Khối, phường Ngọc
17
Thuỵ; phường Vĩnh Hưng, phường Thanh Trỡ, phường Đại Kim ... (đặc biệt
là ở các phường của quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên). Nhiều phường
trong thành phố vừa có phố lại vừa có làng như phường Việt Hưng, phường
Đức Giang; phường Định Công, phường Lĩnh Nam..., có phường lại tập trung
chủ yếu là cán bộ trung, cao cấp nghỉ hưu như phường Trần Hưng Đạo,
phường tập trung một số lượng lớn là bộ đội cả tại ngũ lẫn về hưu như
phường Nghĩa Tõn ... Vỡ thế, mức sống của người dân trong từng phường đều
khác nhau. Có những phường tập trung buụn bỏn thỡ người về hưu, nghỉ chế
độ vẫn có thể tham gia làm ăn, góp phần nuôi sống gia đỡnh, phỏt triển kinh
tế phường nói chung ... Nhưng cũng có nơi khi người cán bộ công nhân viên
chức về hưu, thỡ rất khú cú thể làm được việc gỡ, bằng đồng lương hưu mà
Nhà nước trả cho họ sau thời gian công tác thỡ cuộc sống của họ sẽ khỏ khú
khăn, chất lượng cuộc sống nhiều khi không đảm bảo ...
Chính những điều trên đó thể hiện sự phong phỳ, đa dạng, tính chất
đan xen của các phường ở Hà Nội hiện nay.
1.1.2. Đội ngũ đảng viên là cán bộ chuyên trách ở các phường
thành phố Hà nội hiện nay - quan niệm, vai trũ và đặc điểm
1.1.2.1. Quan niệm, vai trũ của ĐNĐV là CBCT ở các phường
TPHN hiện nay
* Quan niệm về ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN
Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khoá IX đề ra nghị quyết: "Về
đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xó, phường, thị
trấn" chỉ ra vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
Đây là lần đầu tiên, Đảng ta có Nghị quyết riêng về xây dựng hệ thống chính
trị ở cơ sở. Trong văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCHTW khoá IX đó nờu rừ:
Cán bộ chuyên trách là những cán bộ phải dành phần lớn thời
gian lao động làm việc để thực hiện chức trách được giao, bao gồm:
18
- Cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử gồm: cán bộ chủ chốt của
cấp uỷ đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, những người đứng
đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chớnh trị - xó hội.
- Cán bộ chuyên môn được Ủy ban nhân dân tuyển chọn
gồm: công an trưởng, xó đội trưởng, cán bộ văn phũng, địa chính,
tài chính - kế toán, tư pháp, văn hoỏ xó hội. Số lượng cán bộ
chuyên trách do Chính phủ quy định [26, tr. 138].
Theo nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 của Chớnh phủ
về cỏn bộ, cụng chức xó, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xó) và Thụng tư
số 03/2004/TT-BNV ngày 16-01-2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện
nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 của Chớnh phủ về cỏn bộ,
cụng chức xó, phường, thị trấn thỡ đó phõn ra làm hai đối tượng điều chỉnh.
Thứ nhất, gọi là CBCT cấp xó, là những người do bầu cử để đảm nhiệm theo
nhiệm kỳ, gồm: Bí thư, Phó bí thư đảng uỷ, Thường trực đảng uỷ (nơi không
có Phó bí thư chuyên trách công tác đảng), Bí thư, Phó bí thư chi bộ (nơi chưa
thành lập đảng uỷ cấp xó); Chủ tịch, Phú chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ
tịch, Phó chủ tịch UBND; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân
và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh. Thứ hai, gọi là cụng chức cấp xó, là những
người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyờn mụn, nghiệp vụ
thuộc UBND cấp xó [20, tr. 2].
Như vậy, ở đối tượng thứ nhất là do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ
theo nhiệm kỳ (mà gọi chung là CBCT cấp xó).
Kết hợp cả hai loại văn bản trên, đội ngũ CBCT ở các phường của
TPHN được quan niệm là những cán bộ do bầu cử theo nhiệm kỳ ở các
phường thuộc TPHN bao gồm: Bí thư, Phó bí thư đảng uỷ; Chủ tịch, Phó chủ
tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND; Chủ tịch Uỷ ban Mặt
19
trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ
nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
Trong đội ngũ CBCT này, hầu hết là đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đây là đối tượng nghiên cứu của đề tài này.
* Vai trũ của ĐNĐV là CBCT các phường TPHN hiện nay:
Phường là nơi hội tụ sự chỉ đạo của các ngành, các cấp, các đoàn thể
thuộc hệ thống ngành dọc từ trên xuống. ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN
phải là hệ trung tâm, chủ thể giải quyết và phối hợp các mối quan hệ nêu trên.
Để đạt được điều đó, đũi hỏi họ phải cú khả năng giải quyết công việc đảm bảo
theo đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp
trên. Họ phải là những người chịu trách nhiệm chính trước Đảng, Nhà nước và
trước nhân dân. Đồng thời là người trực tiếp giải quyết các vấn đề, nguyện vọng
của đảng viên, quần chúng; là cầu nối giữa Đảng với nhân dân nên đũi hỏi họ
phải cú phẩm chất trớ tuệ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn. Vỡ vậy, việc nõng
cao chất lượng lónh đạo quản lý của ĐNĐV là CBCT là yêu cầu cơ bản, là vấn
đề cấp thiết nhằm đáp ứng nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho.
Quỏ trỡnh đổi mới thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đó tỏc động mạnh mẽ đến các phường của TPHN. Bước chuyển biến này có
sự đóng góp quan trọng của ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN hiện nay;
vừa đặt ra yêu cầu cao đối với đội ngũ này để hoàn thành nhiệm vụ chính trị
được giao. Đây là đội ngũ được hỡnh thành do kết quả bầu cử của cỏc kỳ Đại
hội ở các tổ chức cơ sở đảng và các kỳ bầu cử HĐND, UBND.
Do vậy, ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN vừa phải đáp ứng yêu
cầu của người đảng viên, vừa phải đáp ứng được yêu cầu của người cán bộ cơ
sở. Do đú, vai trũ của ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN tập trung vào
những vai trũ chớnh sau:
20
Vai trũ thứ nhất: ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN không những
là những người tiên phong trong phong trào của quần chỳng mà cũn là người
lónh đạo, quản lý, đồng thời cũn là người tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
chính trị được giao.
Điều này thể hiện rất rừ trong cỏc cụng việc hàng ngày, nơi ĐNĐV là
CBCT ở các phường TPHN thường xuyên gặp gỡ, trao đổi công việc với nhân
dân. Họ cần phải thể hiện được sự tiên phong, thể hiện được sự lónh đạo,
quản lý và tổ chức thực hiện cỏc nhiệm vụ chớnh trị như thế nào để đáp ứng
được yêu cầu, nguyện vọng của đại đa số quần chúng nhân dân.
Trong một tập thể sẽ không thể phát huy được sức mạnh nếu như
không có người dẫn dắt, đưa đường, chỉ lối. Ở đây, không phải đề cao vai trũ
người thủ lĩnh trong các phong trào, đoàn thể nhưng họ cần phải là đầu tàu đi
đúng hướng, để làm sao không bị chệch đường ray, dẫn đến ảnh hưởng tới tất
cả các "toa tàu" khỏc cũn lại.
ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN được kiện toàn theo từng nhiệm
kỳ, đó cú rất nhiều đảng viên là CBCT ở các phường TPHN đóng góp những
thành tích không nhỏ cho cấp cơ sở phường - nơi mỡnh đang cụng tỏc. Vỡ
thế, họ chớnh là người quyết định về hướng xây dựng và phát triển đơn vị
phường trong phạm vi khi mỡnh là Bớ thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch
HĐND, UBND và Chủ tịch các đoàn thể trong phường. Song song bên cạnh
đó, họ không chỉ dừng lại ở đú mà cũn cần phải đi đầu, gương mẫu thực hiện
và hướng dẫn tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trên địa
bàn phường mỡnh đang công tác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đó chỉ rừ: "Mọi công
việc của Đảng đều do đảng viên làm, mọi nghị quyết của Đảng đều do đảng
viên chấp hành, mọi khẩu hiệu, mọi kế hoạch của Đảng đều do đảng viên cố
gắng thực hiện" [42, tr. 235-236].
21
Muốn làm trũn, làm tốt được vai trũ là người lónh đạo, quản lý và tổ
chức thực hiện cỏc nhiệm vụ chớnh trị thỡ cần phải thể hiện ở:
Một là, về năng lực và phẩm chất của từng đảng viên là CBCT của các
phường TPHN. Phẩm chất đạo đức là yếu tố được coi trọng trong tất cả
ĐNĐV nói chung và ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN nói riêng.
Năng lực của mỗi người đều có những mặt mạnh cũng như những mặt
cũn hạn chế. Cần phải phỏt huy mặt mạnh, hạn chế mặt cũn yếu bằng cỏch từ
việc chọn người, chứ khụng vỡ từ người mà chọn việc. Năng lực của ĐNĐV
là CBCT ở các phường TPHN đó được lựa chọn khá sâu nhưng vẫn cũn nhiều
điểm chưa phù hợp do nảy sinh từ thực tiễn.
Hai là, quyền lực chính trị được giao. Quyền lực không chỉ tập trung
ở một người mà được tập trung ở một nhóm người. Cần phải biết tập trung
sức mạnh quyền lực của nhóm người đó để cú thể lónh đạo, quản lý và tổ
chức thực hiện cỏc nhiệm vụ chớnh trị được giao một cách có hiệu quả.
Ba là, khả năng lónh đạo, quản lý và điều hành công việc. ĐNĐV là
CBCT ở các phường TPHN phải thật sự là đầu tàu gương mẫu, bất cứ cụng
việc gỡ cũng khụng được nề hà. Qua đú mới cú thể quản lý, lónh đạo và điều
hành công việc được. Ở cơ sở, quần chúng nhân dân không thể chấp nhận
người lónh đạo, quản lý của mỡnh chỉ núi mà khụng làm, chỉ tay với cụng
việc mà khụng dỏm xụng pha vào cụng việc. Cú như vậy, mới có thể điều
hành được mọi việc đảm bảo được yêu cầu đặt ra.
Vai trũ thứ hai: ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN là những người
hàng ngày trực tiếp tiếp xúc với dân, sống cùng dân, đưa đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những chủ trương,
chính sách của thành phố, các quận vào cuộc sống, biến những chủ trương,
chính sách đó thành hiện thực.
22
Qua quỏ trỡnh thực hiện cỏc đường lối, chủ trương, chính sách đó,
ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN cựng với nhõn dõn cũn phỏt hiện
những thiếu sút của chủ trương, đường lối, chính sách để kiến nghị và đề
xướng những giải pháp điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nó, góp phần hoàn
thiện phương thức lónh đạo của Đảng, cơ chế quản lý của Nhà nước.
Các phường trên địa bàn TPHN đang tập trung tiến hành triển khai
sâu, rộng chương trỡnh "Toàn dân xây dựng gia đỡnh văn hoá" và đó đạt
được những kết quả đáng khích lệ.
Việc thực hiện chủ trương, chính sách chung có hiệu quả, không chỉ
làm cho các phường phát triển, mà còn tạo cơ sở cho sự phát triển chung của
các quận và cả thành phố. Chủ trương, chính sách của cấp trên dù đúng đắn,
nhưng năng lực trí tuệ của đội ngũ cấp cơ sở mà không đáp ứng yêu cầu, ý
thức trách nhiệm của họ không cao, thì không thể cụ thể hoá được chủ trương,
chính sách đó cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, cũng không
thể năng động, sáng tạo và toàn tâm toàn ý, đoàn kết để chỉ đạo tổ chức thực
hiện được. Vì vậy, vai trò này có được phát huy hay không, phụ thuộc vào
chất lượng của cả ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN.
Vai trũ thứ ba: ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN vừa phải là
người lónh đạo Đảng, chính quyền ở cấp cơ sở, vừa là người trực tiếp sản
xuất, lao động tại gia đỡnh. Vỡ vậy, việc cụng và việc tư của những người
này gắn liền với nhau trong công tác sinh hoạt hàng ngày.
Họ phải giải quyết nhiều mối quan hệ phức tạp như: quan hệ công việc,
quan hệ hàng xóm, láng giềng ... Các mối quan hệ đó đũi hỏi họ phải giải
quyết sao cho thấu tỡnh đạt lý mà vẫn đảm bảo công việc chung có hiệu quả.
Vỡ thế, họ chớnh là nhõn tố quan trọng nhất quyết định sự ổn định và
phỏt triển kinh tế - xó hội của cấp cuối cựng của hệ thống chớnh trị nước ta.
Ổn định và phát triển là đũi hỏi bức xỳc, cấp bỏch mà mỗi đảng viên là CBCT
23
ở các phường TPHN quan tâm. Bằng trí tuệ tập thể, sự đoàn kết nhất trí, bằng
quyết tâm dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước cấp trên và nhân
dân mà ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN đó cú những sỏng kiến, những
thành quả khụng phải là nhỏ.
Vai trũ thứ tư: ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN là lực lượng
nũng cốt, đảm bảo sự đoàn kết nhất trí trong các chi bộ, đảng bộ và trong
toàn bộ nhân dân trong phường.
Ở nơi nào xảy ra tỡnh trạng mất đoàn kết, biểu hiện rừ nhất ở năng lực
và khả năng lónh đạo, quản lý và điều hành của người lónh đạo. Là ĐNĐV là
CBCT ở các phường TPHN, họ đều giữ một trọng trách rất quan trọng trong
mọi lĩnh vực, mọi tổ chức đoàn thể. Nhưng sức mạnh của Đảng không chỉ ở
bản thân Đảng, thông qua ĐNĐV là CBCT mà cũn ở sự gắn bú mật thiết với
quần chỳng nhõn dõn. Liờn hệ chặt chẽ với nhõn dõn là quy luật tồn tại, phát
triển và hoạt động của Đảng. Trong điều kiện hiện nay, các cấp uỷ đảng có
nhiều "kênh thông tin" để thực hiện và giữ vững mối liên hệ với quần chúng
nhân dân, thực sự đảm bảo được sự đoàn kết nhất trí trong toàn đảng bộ, chi
bộ mà mỡnh đang sinh hoạt. ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN cũn là
người trực tiếp lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của quần chỳng, gúp ý, trao
đổi cũng như đưa ra những ý kiến cuối cựng để đảm bảo được uy tín của
Đảng nói chung, của đảng bộ phường mỡnh núi riờng trong việc giữ gỡn đoàn
kết thống nhất trong toàn phường.
Do đó, ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN là nhân tố quan trọng ở
cấp cơ sở, nơi gần dân nhất, nơi lắng nghe ý kiến, nguyện vọng chớnh đáng
của nhân dân - thể hiện được mối quan hệ giữa Đảng và dân. Không ở nơi nào
có ảnh hưởng lớn bằng cấp cuối cùng này, bởi người dân không thể biết được
hết cấp quận, huyện như thế nào, và cả cấp thành phố, cấp tỉnh ra sao... nhưng
đối với cấp xó, phường, thị trấn - những CBCT sẽ được người dân biết đến
24
nhiều hơn thông qua cuộc sống hàng ngày, giải quyết những vấn đề về đất
đai, ruộng vườn ..., những xích mích của hàng xóm láng giềng.
Thực tế cho thấy ở phường, xó, thị trấn nào giải quyết được những
vấn đề về đất đai, ruộng vườn, ..., những xích mích trong quan hệ hàng xóm
láng giềng thỡ ở nơi đó sẽ ổn định, vai trũ tiờn phong gương mẫu của người
đảng viên, người CBCT được đề cao, nõng cao và thể hiện rất rừ nột.
1.1.2.2. Đặc điểm của ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN giai
đoạn hiện nay
Là đội ngũ chủ chốt ở cấp cơ sở của thủ đô Hà Nội, ĐNĐV là CBCT
ở các phường TPHN có những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, ĐNĐV là CBCT là đội ngũ tương đối trẻ, chủ yếu vẫn cũn
đương chức, công tác tại cơ quan phường là Văn phũng đảng uỷ, UBND, HĐND.
Mặc dù số lượng đảng viên của toàn TPHN là 88.617 trong 229 xó,
phường, thị trấn thuộc 14 đảng bộ quận, huyện nhưng đảng viên là cán bộ
đương chức chỉ có 14.619 (chiếm 16,49%); đảng viên là cán bộ hưu trí chiếm
tới 73.998 (chiếm 83,50%) [1, tr. 3]. Như vậy, số lượng đảng viên là CBCT
lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ, bởi đa số đảng viên trong các phường của TPHN là
cán bộ công nhân viên chức nhà nước nghỉ hưu (đảng viên nghỉ hưu) chiếm tỷ
lệ tới 75 - 85% so với tổng số đảng viên trong các đảng bộ phường. Nhưng
ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN lại tập trung nhiều ở 16,49%; trong đó
128 phường của TPHN lại có số lượng đảng viên là CBCT cao hơn so với cỏc
xó của TPHN do đặc thù riêng của từng vùng.
Thứ hai, ĐNĐV là CBCT trong nhiệm kỳ này về trỡnh độ học vấn, lý
luận chớnh trị, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước ... khá ổn định.
Số lượng đảng viên là CBCT có trỡnh độ cao ở các đảng bộ phường
TPHN tập trung vào các cán bộ hưu trí, trong đó có nhiều đồng chí nguyên là
cán bộ trung, cao cấp. Ví dụ như trong 11 phường của quận Thanh Xuân là
25
135 CBCT thỡ cú 01 đồng chí Bí thư là Tiến sĩ, 01 đồng chí Phó chủ tịch là tiến
sĩ; hay trong 7 phường của quận Tây Hồ chỉ có 01 đồng chí Phó chủ tịch của
phường Quảng An là Thạc sĩ [8, tr. 3]; cũn ở quận Hoàn Kiếm cũng chỉ cú
01 đồng chí Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, 01 đồng chí Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc
là Thạc sĩ và 01 đồng chí là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh là Tiến sĩ [5, tr. 4], ở
02 quận được thành lập gần đõy nhất thỡ quận Hoàng Mai cú 01 đồng chí Phó
Chủ tịch UBND là Thạc sĩ; cũn ở quận Long Biờn chưa có đồng chí nào trên
đại học ... Cũn lại, đa số đều tốt nghiệp Đại học Luật, Hành chính và một số
trường Đại học khác; nhiều đồng chí có hai bằng đại học (chiếm khoảng 19%);
trỡnh độ lý luận chớnh trị mới chỉ tập trung phần lớn ở trung cấp lý luận
chớnh trị, chỉ cú khoảng 45% là cú bằng cao cấp hoặc cử nhân chính trị. Ở 7
phường của quận Tây Hồ chỉ có 08 đồng chí là cao cấp và 01 đồng chí là cử
nhân. Ở 11 phường của quận Thanh Xuân có 17 đồng chớ cú bằng cao cấp và
cử nhõn, cũn ở 14 phường của quận Long Biên cũng chỉ có 03 đồng chí có
bằng cao cấp và cử nhân ... (tác giả luận văn khảo sát trực tiếp tại các địa bàn
trên).
Thứ ba, trong cơ cấu chức danh của ĐNĐV là CBCT ở các phường
TPHN thỡ cú chức danh Chủ tịch Hội Nụng dõn là ớt nhất; chỉ chiếm tỷ lệ rất
nhỏ
Bởi vậy, đây là đặc thù riêng của TPHN và nhất là ở các phường của
TPHN. Đối với chức danh Chủ tịch Hội Nông dân thường tập trung ở các
phường chuyển đổi từ xó lờn mới cú Hội Nụng dõn. Trong 04 quận đầu tiên
của Hà Nội hiện nay không có số CBCT theo chức danh này ... Vỡ vậy, trong
khoảng gần 2.000 CBCT ở cả 128 phường của TPHN hiện chỉ có 35 đồng chí
giữ chức vụ Chủ tịch Hội Nông dân. Trong quận Thanh Xuân chỉ có 03 đồng
chớ giữ chức vụ này thỡ cả 03 đồng chí này đều là nữ [11, tr. 3]; ở quận Long
Biên có đủ 14 đồng chí, quận Hoàng Mai chỉ có 09 đồng chí do có 5 phường