Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Thiết kế công nghệ sản xuất gạch GRANITE (Thuyết minh+ bản vẽ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 117 trang )

GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................................................2
PHẦN A: TỔNG QUAN.....................................................................................................................5
1.1. Mục tiêu và đònh hướng phát triển đến năm 2015:..........................................................6
1.2. Các dự án thu hút đầu tư từ nay đến năm 2015:..............................................................6
2.1 Tình hình sản xuất và kinh doanh ceramic trên thế giới :...............................................6
2.2 Tình hình thò trường gốm sứ Việt Nam :............................................................................7
2.3 Hiện trạng và đònh hướng phát triển ngành gốm sứ việt nam :......................................9
3.1. Đònh nghóa và đặc tính chung của gạch granite :...........................................................11
3.2. Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất gạch granite :....................................11
3.3. Một số sản phẩm và các thông số kỹ thuật của chúng :................................................12
4.1. Những nguyên vật liệu chính phù hợp cho quá trình sản xuất:....................................13
4.2. Đặc tính kỹ thuật của nguyên vật liệu sử dụng:.............................................................15
5.1. Sự cần thiết phải đầu tư:...................................................................................................17
5.2. Mục tiêu đầu tư:.................................................................................................................18
5.3. Quy mô đầu tư:...................................................................................................................18
5.4. Điều kiện tự nhiên:............................................................................................................18
6.1. Phân xưởng gia công phối liệu, ép tạo hình và gia công bề mặt:.................................20
6.2. Phân xưởng sấy khô, nung :..............................................................................................20
PHẦN B: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ..............................................................................................21
1.1.1. Lựa chọn phương pháp gia công và chuẩn bò phối liệu:..............................................21
1.1.2. Lựa chọn phương pháp tạo hình:...................................................................................24
1.1.3. Lựa chọn thiết bò sấy khô sản phẩm:............................................................................26
1.1.4. Lựa chọn lò nung:............................................................................................................29
1.2.1. Sơ đồ công nghệ:.............................................................................................................30
1.2.2. Thuyết minh:...................................................................................................................32


2.1.1. Đất sét:.............................................................................................................................37
2.1.2. Tràng thạch:....................................................................................................................37
2.1.3. Cao lanh lọc Đà Lạt :......................................................................................................37
2.1.4. Cát Cam Ranh :...............................................................................................................38
CHƯƠNG 3 : TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT..................................................................43
3.1.1. Công suất thiết kế nhà máy :.........................................................................................43
3.1.2. Chế độ làm việc ở mỗi khâu :........................................................................................44
3.1.3. Các thông số kỹ thuật nguyên vật liệu xương và tỉ lệ phối liệu :..............................44
3.1.4. Tổn thất vật liệu ở mỗi công đoạn sản xuất :..............................................................44
3.2.1. Khâu gia công bề mặt:....................................................................................................45
3.2.2. Khâu nung:.......................................................................................................................45
3.2.3. Khâu sấy khô:..................................................................................................................45
3.2.4. Khâu tạo hình:.................................................................................................................45
3.2.5. Khâu sấy phun:................................................................................................................46
3.2.6. Khâu nghiền trộn phối liệu trong máy nghiền bi:.......................................................46
3.2.7. Nguyên liệu:.....................................................................................................................47
3.3.1. Cân bằng vật chất theo số lượng viên gạch :...............................................................49
3.3.2. Cân bằng vật chất theo khối lượng (tấn):....................................................................51
3.3.3. Cân bằng vật chất theo thể tích (m3):..........................................................................52

Bùi Quang Trưởng - 80402877

1


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

3.3.4. Cân bằng vật chất nguyên liệu theo khối lượng tự nhiên (tấn):................................53

3.3.5. Cân bằng vật chất nguyên liệu theo thể tích (m3):.....................................................54
CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN VÀ CHỌN THIẾT BỊ........................................................................57
4.2.1. Tổng quát:........................................................................................................................59
4.2.2. Cấu tạo máy nghiền bi gián đoạn:................................................................................59
4.2.3. Chọn thiết bò:...................................................................................................................60
4.2.4. Tính đơn (toa) phối liệu cho một mẻ nghiền:...............................................................62
4.2.5. Xác đònh các thông số kỹ thuật của máy nghiền bi:....................................................63
4.4.1. Tổng quát:........................................................................................................................68
4.4.2. Cấu tạo thiết bò sấy phun:..............................................................................................68
4.4.3. Tính chọn thiết bò:...........................................................................................................70
CHƯƠNG 5: KIỂM TRA SẢN XUẤT, KIẾN TRÚC. AN TOÀN LAO ĐỘNG. TÍNH TOÁN
ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ...............................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.............................................................................................................116

LỜI NÓI ĐẦU
Trên con đường phát triển và hội nhập, Việt Nam đã và đang từng bước tăng
cường đầu tư theo chiều sâu, cơ sở hạ tầng, cải tiến công nghệ và trang thiết bò .
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động dồi dào cùng với
việc tiếp thu công nghệ tiên tiến của các nước và sự huy động vốn đầu tư cả trong
và ngoài nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển. Chính nhờ những
điều kiện thuận lợi trên mà các khu công nghiệp, các khu chế xuất liên tục ra đời
với tốc độ rất nhanh . Điều đó dẫn đến sự bùng nổ của ngành xây dựng.
Chính vì sự bùng nổ trên, mà ngành vật liệu xây dựng đòi hỏi cũng phải phát
triển theo để đáp ứng được nhu cầu cả về chất lượng và số lượng . Trong sự phát
triển đó, thì công nghiệp gốm sứ xây dựng Việt Nam nói chung và công nghệ gạch
ceramic nói riêng đã, đang và sẽ phát triển rất nhanh chóng.
Ngoài ra, với chính sách đầu tư , đònh hướng một cách đúng đắn của Đảng và
Nhà nước trong lónh vực này, các công ty Việt Nam được khuyến khích học hỏi và
nắm bắt sự chuyển giao công nghệ mới của các nước tiên tiến như: Ý, My, Tây
Ban Nha,… nhằm cải tiến chất lượng và số lượng sản phẩm nội đòa đồng thời giảm

giá thành sản phẩm
Bên cạnh đó, nhờ sự đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế nên đời sống nhân
dân ngày càng được nâng cao. Vì vậy, nhu cầu đổi mới về cơ sở vật chất ngày
càng tăng lên, do đó, sản phẩm gạch ceramic đang là thò hiếu của người tiêu dùng,
là mặt hàng đã phát triển rất nhanh trong những năm qua và sẽ ngày càng khẳng
đònh ưu thế trong thời gian tới.

Bùi Quang Trưởng - 80402877

2


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

Tuy nhiên, ngày nay xuất hiện rất nhiều công ty sản xuất chủng loại gạch này.
Trong khi đó, mặc dù người tiêu dùng rất có nhu cầu về loại sản phẩm trên, nhưng
cũng không tiêu thụ hết số lượng sản phẩm mà các công ty cung cấp ra ngoài thò
trường, dẫn đến tình trạng “cung vượt quá cầu”. Chính vì đời sống của nhân dân
đang ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu về một loại sản phẩm mới có chất
lượng cao hơn gạch ốp lát tráng men thông thường đang được nhiều nhà đầu tư
quan tâm đến. Và sản phẩm đang được các công ty sản xuất gốm sứ xây dựng quan
tâm đến đó là gạch thạch anh (hay còn gọi là gạch granite). Gạch thạch anh có ưu
điểm hơn gạch ốp lát tráng men thông thường ở chỗ là nó có độ bền và cường độ
cao hơn, nhờ các yếu tố vượt trội hơn về mặt công nghệ (sẽ được đề cập kỹ hơn ỡ
những phần tiếp theo). Do đó, việc đầu tư và phát triển thêm một dây chuyền sản
xuất gạch thạch anh là hoàn toàn phù hợp với sự đònh hướng và nhu cầu phát triển
thò trường.
Nhận thấy được tầm quan trọng và cần thiết của vấn đều nêu trên, nên em đã

chọn đề tài “Thiết Kế Công Nghệ Nhà Máy Sản Xuất Gạch Granite. Công
Suất 2,000,000 m2/năm” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của em và hoàn tất
chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành vật liệu và cấu kiện xây dựng .
Do sự hạn chế về mặt kiến thức cũng như tài liệu tham khảo nên luận văn tốt
nghiệp chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp xây dựng của Quý thầy cô để đề tài thiết kế tốt
nghiệp cũng như kiến thức của em được trở nên hoàn thiện hơn.
Tp. HCM, ngày 26 tháng 12 năm 2008

Bùi Quang Trưởng

Bùi Quang Trưởng - 80402877

3


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Bùi Quang Trưởng - 80402877

Luận văn tốt nghiệp

4


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

PHẦN A:

TỔNG QUAN

1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KHAI THÁC VÀ SẢN XUẤT VLXD
Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất VLXD là ngành có thế mạnh của các
đòa phương, các sản phẩm có ưu thế như khai thác, chế biến đá, cát, sét, cao lanh,
vật liệu san lấp....làm nguyên vật liệu sản xuất vật liệu xây dựng như gạch ngói,
gạch men, đá ốp lát, sứ vệ sinh, phụ gia xi măng, bê tông nhẹ, gốm mỹ
nghệ....Tăng trưởng bình quân thời kỳ 1996 - 2007 là 14,8%/năm, trong đó giai
đoạn 1996 - 2000 là 12%/năm, giai đoạn 2001 - 2005 là 25,8%/năm và giai đoạn
2006-2007 giảm 2,9%/năm. Cơ cấu trong toàn ngành giảm từ 9,6% năm 1995
xuống 6,7% năm 2000, tăng lên 9,0% năm 2005 và giảm xuống 5,7% năm 2007
Lao động của ngành đến năm 2007 có 111.855 người, tốc độ tăng bình quân giai
đoạn 1996 – 2007 giảm 0,7%/năm, trong đó giai đoạn 2001 – 2005 tăng nhanh,
bình quân 8,2%/năm và giảm mạnh giai đoạn 2006-2007 22,3%/năm. Cơ cấu lao
động so với toàn ngành có xu hướng giảm dần từ 16,6% năm 1995 xuống 8,9%

Bùi Quang Trưởng - 80402877

5


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

năm 2000, xuống còn 6,1% năm 2005 và còn 2,9% năm 2007, do các ngành thu hút
nhiều lao động trong thời gian qua tăng nhanh.
1.1. Mục tiêu và đònh hướng phát triển đến năm 2015:
Mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2010: 16,5%/năm, giai
đoạn 2011 – 2015: 15,0%/năm. Dự báo cơ cấu của ngành những năm tới sẽ ổn đònh

khoảng 9-10%.
Ngành công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản và sản xuất VLXD là
ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của đòa
phương, cũng là ngành thể hiện việc phát huy nội lực. Do đó đònh hướng phát triển
của ngành tập trung vào sản xuất sản phẩm có ưu thế như khai thác, chế biến đá,
cát, sét, cao lanh, vật liệu san lấp... làm nguyên vật liệu cho phát triển sản xuất vật
liệu xây dựng có nhu cầu thò trường lớn như gạch xây, gạch men, đá ốp lát, gốm
mỹ nghệ, sứ vệ sinh...
Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy có hiệu quả các cơ sở sản xuất các sản phẩm
truyền thống của đòa phương như gạch, gốm mỹ nghệ....đảm bảo phát triển bền
vững, đặc biệt quan tâm đến giảm thiểu tác động môi trường sinh thái.
1.2. Các dự án thu hút đầu tư từ nay đến năm 2015:
Các dự án sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp (gạch thạch anh, sứ vệ sinh cao
cấp, gốm mỹ nghệ xuất khẩu, vật liệu chòu lửa...).
Đầu tư cải tạo, đổi mới công nghệ khai thác, chế biến đá (đá xây dựng, đá ốp
lát, kỹ nghệ đá...).
Các dự án chế biến sâu và tinh đối với một số loại khoáng sản của tỉnh như sợi
ba zan, keramzit làm bê tông nhẹ, làm giàu cao lanh phục vụ ngành gốm, sứ, vật
liệu xây dựng không nung (gạch, ngói lợp...).
Các dự án sản xuất vật liệu mới (sứ kỹ thuật điện, điện tử, vật liệu thuỷ tinh
cách điện, sứ polyme...).
2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KING DOANH GỐM SỨ XÂY DỰNG
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC:
2.1 Tình hình sản xuất và kinh doanh ceramic trên thế giới :
Năm 2007, tạp chí Ceramic World Review đã bình luận về toàn cảnh tình hình
sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu gạch ceramic toàn thế giới, những số liệu năm
2006 do các Hiệp hội thương mại, Hiệp hội ngành nghề tại các nước sản xuất
ceramic hàng đầu cung cấp cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công
nghiệp và thò trường gạch ốp lát trên thế giới với tốc độ tăng trưởng như sau:
Năm 2006, sản lượng gạch ceramic toàn thế giới đạt 7.695 triệu m2, tăng 10 %

so với năm 2005 (6.996 triệu m2). Lượng tiêu thụ tăng từ 6.740 lên tới 7.420 triệu
m2, tương ứng với 94% sản lượng thế giới. Con số 275 triệu m2 sản xuất dư thừa
chủ yếu ở các nước châu á, bao gồm Trung Quốc, Việt và .
Sản xuất và tiêu thụ tăng ở tất cả châu lục (trừ Châu Đại Dương), Châu Á tiếp
tục giữ mức tăng trưởng cao nhất: Sản lượng tăng tới 15,4%, tương đương 4.322

Bùi Quang Trưởng - 80402877

6


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

triệu m2, tiêu thụ tăng 14,3% đạt 3.948 triệu m2. Trên thực tế, Châu Á chiếm tới
577 triệu m2 (83% trong tổng số 700 triệu m2 sản lượng gia tăng của thế giới và
chiếm tới 73% lượng tiêu thụ thế giới (tương đương 494 triệu m2 trong tổng số 680
triệu m2). Các nước châu Á tiếp tục tăng sản lượng, chiếm 56%, tiếp theo là Châu
Âu, giảm từ 29% xuống 27%, châu Mỹ là 13% và châu Phi ổn đònh ở mức 3,4%.
Sự suy giảm lượng tiêu thụ còn tồn tại cũng gần giống như sự suy giảm trong
sản xuất: Khu vực châu Á chiếm 53% lượng tiêu thụ gạch ốp lát thế giới, Châu Âu
chiếm 25%, Châu Mỹ 16,5% và châu Phi 4,8%. Điều này thể hiện xu hướng khu
vực sản xuất gạch ốp lát gắn với khu vực tiêu thụ, tuy nhiên có một ngoại lệ ở Bắc
Mỹ tiêu thụ nhiều hơn sản xuất và nhập khẩu chiếm hơn 60% trong tổng nhập
khẩu từ Châu Âu và châu Á.
2.2 Tình hình thò trường gốm sứ Việt Nam :
Các chuyên gia cho rằng, thò trường vật liệu xây dựng trong nước đang trong giai
đoạn phát triển. Với nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh, phía các nhà sản xuất đã không
ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và tăng sản lượng. Tuy nhiên, để

ngành gốm sứ xây dựng Việt Nam thực sự phát triển doanh nghiệp cần đầu tư nâng
cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm. Sau một thời gian dài thò trường vật liệu
xây dựng trầm lắng do ảnh hưởng của việc thò trường bất động sản đóng băng.
Hơn 1 năm trở lại đây, sự sôi động trở lại của thò trường bất động sản Việt Nam
đã tác động thò trường vật liệu xây dựng phát triển mạnh mẽ. Từ đó, cùng với sự
khởi sắc của ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành sản xuất gốm sứ xây dựng
trong nước đã dần hồi phục và phát triển như hiện nay. Thò trường đang sôi động
từng ngày Theo đánh giá, tình hình sản xuất của ngành gốm sứ xây dựng của Việt
Nam đang trong giai đọan phát triển mạnh, nhất là ở thời gian khoảng 7 năm nay
trở lại đây.
Như nghiên cứu của Hiệp hội gốm sứ Việt Nam, trong giai đọan từ năm 2000 2005, sự tăng trưởng của thò trường vật liệu xây dựng trong nước ở mức đạt khoảng
10%/năm; đặc biệt trong 2 năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ của thò trường đã tăng
lên mức 20%/năm. Những năm qua, sản lượng sản xuất các sản phẩm gốm sứ xây
dựng tăng mạnh theo từng năm. So với vài năm về trước, sản lượng của ngành gốm
sứ xây dựng hiện đã tăng trưởng đáng kể. Đặc biệt trong năm 2007 này, ngành
gốm sứ xây dựng đã có những bước phát triển vượt bậc cả về mặt sản xuất lẫn thò
trường tiêu thụ. Như tính toán, năm 2007, mức tiêu thụ sản phẩm gốm sứ xây dựng
của thò trường nội đòa sẽ ở khoảng 180 triệu m2 gạch ốp lát Ceramit và gạch
Granite (tăng 35 triệu m2 so với năm 2006), hơn 9 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, tăng
hơn 500 sản phẩm. Đơn cử với sản phẩm gạch ốp lát tráng men nếu như năm 2000
sản lượng sản xuất là 60 triệu m2/năm thì đến năm 2006 là 170 triệu m2/năm và
trong năm 2007 này sản lượng dự kiến sẽ đạt khoảng 200 triệu m2/năm. Tương tự,
sản phẩm gạch Granite cũng có mức tăng trưởng mạnh từ sản lượng sản xuất đạt
hơn 28 triệu m2/năm tăng lên hơn 30 triệu m2/năm ở năm 2007.

Bùi Quang Trưởng - 80402877

7



GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

Với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay và sự kiện Việt Nam đã là thành
viên của WTO thò trường tiêu thụ sản phẩm không chỉ dừng lại ở nội đòa mà được
mở rộng tiêu thụ sang các thò trường thế giới. Sau thời gian sản xuất cầm chừng,
ngành gốm sứ xây dựng đã chuẩn bò về lực và sức để đưa ngành hội nhập. Theo
nhận đònh và dự báo của Hiệp hội gốm sứ xây dựng, trong năm 2008 tới đây, thò
trường vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục sôi động do nhu cầu xây dựng ở trong nước
đang tăng cao và hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu sản phẩm đang được
các doanh nghiệp đẩy mạnh.
Chủ tòch Hiệp hội gốm sứ xây dựng, ông Đinh Quang Huy nhận xét, hiện nay,
các đơn vò trong ngành gốm sứ xây dựng đã chủ động mở rộng mối quan hệ liên
kết với các công ty nước ngoài, đầu tư và áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến
của các nước để cải thiện sản xuất nâng cao chất lượng và giảm chi phí. Nâng cao
chất lượng để đẩy mạnh xuất khẩu Đến nay, cả nước có khoảng 500 dây chuyền
sản xuất gạch, ngói bằng công nghệ Tuynel, đây là công nghệ được xem là tiên
tiến nhất trong ngành sản xuất gốm sứ hiện nay của Việt Nam, giúp doanh nghiệp
tiết kiệm được nguyên liệu sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hơn 1/2 sản
phẩm gạch, ngói tiêu thụ trên thò trường cả nước đã được sản xuất từ dây chuyền lò
nung Tuynel. Ước tính năm 2006, cả nước đã tiêu thụ khoảng 16 tỷ viên gạch và
trên 20 triệu m2 ngói. Qua khảo sát của hiệp hội, hiện nay, các doanh nghiệp trong
ngành đang chuẩn bò mở rộng quy mô sản xuất. Mục tiêu sản lượng tối thiểu mà
các danh nghiệp đề ra là thấp nhất là 10 triệu m2/năm. Ngoài thò trường trong
nước, các sản phẩm ngành gốm sứ xây dựng Việt Nam đã xuất vào một số thò
trường trên thế giới. Hiện nay, sản phẩm gạch ốp lát của Việt Nam đang được xuất
vào thò trường của 42 nước và khu vực. Trong đó, một số nước có số thò trường có
đang NK một lượng lớn gạch Ceramic như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Thái Lan,
Australia, Nga, Mỹ. Sản phẩm sứ vệ sinh cũng đang có mặt tại khoảng 32 nước,

vùng kinh tế trên thế giới. Dự đoán, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của ngành
gốm sứ xây dựng Việt Nam đạt trên 100 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu
của sản phẩm gạch ốp lát Ceramic chiếm hơn 70 triệu USD, sứ vệ sinh là 30 triệu
USD. Từ năm 2005 đến nay, mức tăng trưởng trung bình của kim ngạch xuất khẩu
sản phẩm gốm sứ xây dựng đã tăng chừng 30%/năm. Năm 2006, sản lượng gạch
ốp lát xuất khẩu đạt 59.648 triệu m2, tăng gần 12.000 m2 so với sản lượng xuất
khẩu của năm 2005. Sản phẩm sứ vệ sinh cũng đạt trên 28 triệu sản phẩm, tăng
thêm 11 triệu sản phẩm so với năm trước đó.
Mặc dù thời gian qua, tình hình xuất khẩu của mặt hàng gốm sứ xây dựng Việt
Nam đã có những kết quả vượt bậc tuy nhiên như khảo sát phần lớn sản lượng tiêu
thụ chính vẫn là thò trường nội đòa. Trong khi ấy, nhu cầu của thò trường xuất khẩu
vẫn còn rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của ngành gốm
sứ Việt Nam mở rộng quy mô hoạt động. Lợi thế lớn nhất của các ngành sản xuất
gốm sứ Việt Nam là chủ động được nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực dồi dào và

Bùi Quang Trưởng - 80402877

8


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

Việt Nam nay đã là thành viên của WTO nên thò trường giao thương đã được mở
rộng. Vì vậy, Chủ tòch Hiệp hội gốm sứ xây dựng cho rằng các doanh nghiệp cần
đẩy mạnh song song với việc tận dụng những lợi thế và kết hợp với việc cải tiến
công nghệ, dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa
sản phẩm để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Chủ động được nguồn nguyên liệu là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản

xuất. Với đặc điểm ấy, hiện nay, các cơ sở sản xuất gốm, sứ xây dựng đang tập
trung tại các đòa phương có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu như tại phía
Bắc có Vónh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên; tại phía Nam là tập trung tại
Bình Dương, Đồng Nai và trong tương lai chuyển về một khu vực mới là Bà Ròa Vũng Tàu.
2.3 Hiện trạng và đònh hướng phát triển ngành gốm sứ việt nam :
2.3.1. Hiện trạng sản xuất:
Hiện nay cả nước có 50 cơ sở đang sản xuất gạch gốm ceramic, granit và Cotto
với tổng công suất thiết kế là 166,1 triệu m2/năm, trong đó gạch ceramic là 137
triệu m2/năm, gạch granit là 24,5 triệu m2/năm và gạch đất sét nung Cotto là 4,6
triệu m2/năm, các cở sở sản xuất do nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư và
phân theo vùng lãnh thổ như sau:
 Miền Bắc: 23 cơ sở với công suất 76,2 triệu m2/năm chiếm 45,87% tổng
công suất
 Miền Trung: 8 cơ sở với công suất 19 triệu m2/năm chiếm 11,44% tổng
công suất
 Miền Nam:19 cơ sở với công suất 70,9 triệu m2/năm chiếm 42,69% tổng
công suất
Về công nghệ: Sản phẩm gạch ceramic và granit nước ta đều được sản xuất bằng
công nghệ nung nhanh bằng lò thanh lăn. Gạch ceramic được nung một lần hoặc
hai lần, các loại gạch ốp tường trong nhà với chất lượng cao còn được sản xuất
bằng công nghệ nung ba lần. Hầu hết các dây chuyền sản xuất gạch ceramic và
gạch granit ở Việt Nam đều nhập thiết bò và công nghệ đồng bộ của Italia, CHLB
Đức với các chỉ tiêu: tiêu tốn nhiên liệu, điện năng, chỉ tiêu môi trường, chất lượng
sản phẩm đạt độ tiên tiến tương đương với các nước trong khu vực và thế giới.
Về chất lượng: Do được sản xuất trên các dây chuyền công nghệ tiên tiến nên
về cơ bản gạch ceramic và granit sản xuất trong nước đạt được các tiêu chuẩn
Việt Nam cho gạch ốp lát bán khô như TCVN 6414 : 1998, TCVN 7133 : 2002,
TCVN 7134 : 2002 và TCVN 6883 : 2002 (yêu cầu kỹ thuật đối với các nhóm sản
phẩm có độ hút nước khác nhau như 3% = E; 3%< E = 6%; 6%E) và tiêu chuẩn Châu Âu EN. Các cơ sở sản xuất đã cho ra thò trường nhiều loại

sản phẩm đáp ứng thò hiếu của khách hàng như men bóng, men mờ, nhám chống
trơn, mầu sắc từ sặc sỡ đến những màu sắc tự nhiên gần gũi với những chất liệu
của thiên nhiên như màu của đất đá, gỗ...Kích thước sản phẩm hiện nay cũng rất

Bùi Quang Trưởng - 80402877

9


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

đa dạng, kích thước lớn tối đa đạt tới 1m2 với hàng nghìn mẫu mã hoa văn khác
nhau, tuy vậy tỷ lệ gạch ceramic trong nước có độ cứng trên 5 theo thang Mohs, tỷ
lệ gạch có độ chòu mài mòn cao vẫn còn thấp.
Cotto là tên thương phẩm của loại gạch gốm mới được đầu tư tại Việt Nam từ
năm 2002. Hiện nay cả nước mới có 3 cơ sở sản xuất loại sản phẩm này với công
suất 4,6 triệu m2/năm. Sản phẩm của hai cơ sở sản xuất gạch Cotto ở Quảng Ninh
và Bình Dương được sản xuất trên dây chuyền đồng bộ nhập từ Italia và được nung
bằng lò thanh lăn. Sản phẩm của dây chuyền Norco được sản xuất bằng thiết bò
của Australia và được nung bằng lò con thoi. Sản phẩm Cotto trong nước sản xuất
rất đa dạng, kích thước lớn nhất đạt tới 500 x 500 mm và có chất lượng tương
đương với các nước khu vực và thế giới.
Chỉ sau hơn 10 năm phát triển gạch gốm ceramic và granit, nước ta đã đứng vào
danh sách 10 nước sản xuất lớn nhất thế giới về loại sản phẩm này. Sản phẩm
gạch gốm đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng trong nước và tham gia vào thò
trường thế giới và khu vực. Năm 2004 xuất khẩu các sản phẩm gốm xây dựng của
Việt Nam đạt 36,47 triệu USD.
2.3.2. Đònh hướng phát triển :

Hướng phát triển của gạch gốm ceramic và granit nước ta trong thời gian tới như
sau:
Do đầu tư mạnh trong mấy năm gần đây nên đến nay năng lực sản xuất ceramic
và granit đã phát triển vượt nhu cầu hiện nay (năm 2004 số lượng tiêu thụ xấp xỉ
80% năng lực sản xuất). Hiện nay phần lớn sản phẩm sản xuất tại Việt Nam thực
tế vẫn còn kém hấp dẫn so với sản phẩm nước ngoài về mẫu mã trang trí, chất
lượng bề mặt. Vì vậy trong giai đoạn tới vấn đề chính đối với gạch gốm ceramic
và granit là tiếp tục đầu tư chiều sâu về công nghệ cho các cơ sở sản xuất đã có để
nâng cao chất lượng và tăng tính cạnh tranh sản phẩm.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm: Đối với gạch ceramic cần đẩy mạnh đầu tư
cho công tác thiết kế mẫu mã, ứng dụng các công nghệ trang trí mới nhất như in
rulo, in phun, tạo các men sần, men mờ độc đáo hơn. Đối với gạch granit cần phát
triển các mẫu mã sản phẩm được ưa chuộng nhiều trên thế giới, sử dụng các công
nghệ trang trí mới như nạp liệu đa ống, tạo hạt to, hoa văn giả cổ, sản xuất gạch
granit trang trí, ốp tường ngoài công trình, ...
Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thò trường khu vực và thế giới để cân đối cung
- cầu và có điều kiện tái đầu tư chiều sâu về công nghệ sản xuất hàng chất lượng
cao.
Đẩy mạnh việc khai thác chế biến nguyên liệu, chế biến men, mầu trong nước
để ngành công nghiệp gạch gốm ốp lát Việt Nam phát triển đồng bộ và chủ động
hơn trong sản xuất.
3. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM GẠCH GRANITE :

Bùi Quang Trưởng - 80402877

10


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG


Luận văn tốt nghiệp

3.1. Đònh nghóa và đặc tính chung của gạch granite :
Gạch granite (gạch muối tiêu) còn gọi là gạch thạch anh, gạch bóng kiếng, gạch
đồng chất (unglazed tile, homogeneous tile), là một chủng loại gạch lát không có
lớp phủ men. Toàn bộ viên gạch là một khối đồng chất về nguyên liệu cũng như
màu sắc. Độ bóng của gạch là do kỹ thuật mài chứ không phải do lớp men. Kích
thước chuẩn tuyệt đối nên mạch ghép rất nhỏ.
Sản phẩm có độ cứng bề mặt rất cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng tại các khu vực
có lưu lượng người qua lại nhiều, độ ma sát lớn.
Gạch granite cũng bền vững với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường,
không bò rạn nứt, không ố mốc, phù hợp để ốp lát ngoài trời.

300x300
400x400
600x600
Hình 3.1- Một số loại gạch granite muối tiêu
3.2. Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất gạch granite :
Thật sự thì gạch granite có những đặc trưng kỹ thuật tốt nhất, bởi vì nó là 1 sản
phẩm được cấu tạo từ nhiều pha tinh thể khác nhau có độ cứng cao và nung kết
khối ở nhiệt độ cao.
Đối với gạch granite, thông thường thì độ rỗng hở rất thấp (khoảng 0.1%),
thành ra bề mặt của viên gạch luôn luôn sạch và không có khuynh hướng bò bám
bẩn.
Ngoài những đặc tính hóa học và lý học của xương, thì những thông số kỹ thuật
cũng đóng vai trò cơ bản trong suốt quá trình sản xuất:
+ Mức độ nghiền: nhằm hỗ trợ cho những phản ứng hóa học của quá trình nung
kết khối (thủy tinh hóa) và tạo cường độ, thì giá trò của lượng sót trên sàng
10.000 lỗ/cm2 phải rất thấp, khoảng 0.5 – 1%. Đường kính trung bình của hạt
từ 15 – 20 µm phù hợp với giá trò của lượng sót sàng. Mức độ nghiền mòn giúp

làm tăng tỷ diện tích của các hạt trong khối gốm và vì vậy làm tăng độ hoạt
tính của các hạt trong quá trình nung.
+ Khối lượng riêng trước khi nung: trong suốt quá trình ép tạo hình, mục tiêu cần
đạt tới là mức độ lèn chặt cao nhất đối với bột sấy phun trước khi nung, nhằm
loại bỏ những trở ngại xảy ra trong suốt quá trình nung. Lực ép tạo hình tiêu
chuẩn (350 – 450 kgf/cm2) cho phép những viên gạch sau khi nén có được giá
trò khối lượng riêng từ 1.95 – 2.0 g/cm3.

Bùi Quang Trưởng - 80402877

11


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

+ Thời gian nung và nhiệt độ nung: đây là khâu cuối cùng của quá trình sản
xuất, khâu mà kết quả của quá trình nghiền và ép tạo hình ảnh hưởng rất
nhiều: nhiệt độ và thời gian nung là những thông số cốt yếu cần phải kiểm tra
1 cách cẩn thận để đạt được kết quả ổn đònh, đó là sự hoàn hảo của vật liệu
gốm với độ rỗng rất thấp.
Thông thường thì quá trình nung nhanh cần thời gian nung là 50 – 70 phút, và
nhiệt độ nung là khoảng 1180 – 1220oC.
Chắc chắn rằng trong tương lai sắp tới, các nhà sản xuất sẽ tiếp tục áp dụng
những kỹ thuật trên và có thể là những kỹ thuật tiên tiến hơn để đạt được những
kết quả ngày càng tốt hơn, và đảm bảo cho gạch granite có được 1 tiêu chuẩn chất
lượng cao.
3.3. Một số sản phẩm và các thông số kỹ thuật của chúng :
Là loại sản phẩm đồng chất được chia làm 2 loại sau: sản phẩm đồng chất mờ

và sản phẩm đồng chấtmài bóng
3.3.1. Sản phẩm đồng chất mài bóng ( ký hiệu B)
Đây là dòng sản phẩm đồng chất được sản xuất theo phương pháp trồn màu
trong phối liệu sau đó phối trộn các màu với nhau tạo ra một hỗn hợp màu cơ bản.
Sản phẩm này được mài bóng tạo nên bề mặt nhẵn bóng như kính gương. Dòng
sản phẩm này có các màu trắng, hồng , đỏ rubi, màu xanh, vàng đậm, vàng kem.
Ưu điểm của sản phẩm này là lát xen kẽ các màu khác nhau, lát xen hình quả
trám, lát đường viền sẽ làm nổi bật căn phòng của bạn. Bạn có thể dựa vào ưu
điểm này để trang trí cho phòng khách , phòng ngủ, phòng bếp, ban công… theo
cách lát khác nhau để mỗi căn phòng đều mang một vẻ đẹp độc đáo riêng biệt.
Đặc biệt được sử dụng rất rộng rãi và hiệu quả trong các tổ hợp văn phòng,
trung tâm thương mại và siêu thò, các hành lang, ban công nơi có mật độ người đi
lại nhiều.
3.3.2. Sản phẩm đồng chất mờ ( ký hiệu M)
Đây là dòng sản phẩm đồng chất được sản xuất theo phương pháp trồn màu
trong phối liệu sau đó phối trộn các màu với nhau tạo ra một hỗn hợp màu cơ bản.
Sản phẩm này được phủ một lớp men trong tạo nên độ bóng mờ trên mặt. Dòng
sản này có các màu trắng, hồng , đỏ rubi, màu xanh, vàng đậm, vàng kem.
Ưu điểm của sản phẩm này là lát xen kẽ các màu khác nhau, lát xen hình quả
trám, lát đường viền sẽ làm nổi bật căn phòng của ban. Bạn có thể dựa vào ưu
điểm này để trang trí cho phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, ban công... theo
cách lát khác nhau để mỗi căn phòng đều mang một vẻ đẹp độc đáo riêng biệt.
Đặc biệt được sử dụng rất rộng rãi và hiêu quả trong các tố hợp văn phòng, trung
tâm thương mại và siêu thò, các hành lang , ban công nơi có mật độ người đi lại
nhiều.
3.3.3. Các thông số kỹ thuật : theo tiêu chuẩn TCVN 6883 – 2001
− Kích thước :400x400, 500x500 ,600x600mm

Bùi Quang Trưởng - 80402877


12


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

− Cường độ uốn : > 400Kg/cm2
− Độ hút nước : < 0.2 %
− Độ mài mòn : < 175 mm3
− Độ bóng : > 50 độ
− Độ bền băng giá : không có khuyết tật
− Độ bền hoá : Chòu được các loại axit và bazơ trừ HF
− Độ cứng Mohs: > 5 (khoảng 7,8)
− Chống mốc, mờ bề mặt : tốt
− Hệ số dãn nợ nhiệt : < 7×10-6
− Chất liệu kết cấu : sứ
− Chất lượng bề mặt: > 95%
4. GIỚI THIỆU NGUYÊN VẬT LIỆU SỬ DỤNG :
4.1. Những nguyên vật liệu chính phù hợp cho quá trình sản xuất:
Cở sở của sự phát triển mạnh mẽ sản phẩm gốm sứ, bên cạnh nhu cầu cao của
thò trường, là nguồn nguyên liệu silicat phong phú của nước ta.
Trừ một số ít nhà máy với vốn đầu tư của nước ngoài là sử dụng một phần
nguyên liệu nhập khẩu, các nhà máy khác đều dùng hoàn toàn nguyên liệu Việt
Nam để chế tạo xương gạch.
Như đã nói ở phần trên, nguồn tài nguyên của đất nước ta để sản xuất gốm sứ
xây dựng là rất phong phú. Trong thời kì đất nước đổi mới, Nhà nước ta chủ trương
phát triển mạnh lónh vực này.
4.1.1. Đất sét :
Là nguyên liệu chính cho ngành sản xuất gốm sứ. Việt Nam có lợi thế : là một

nước miền nhiệt đới, có diện tích đồng bằng lớn nên nguồn cung cấp đất sét được
xem là dồi dào và có trữ lượng lớn.
Đất sét dẻo: Trúc Thôn (Hải Dương), Tân Uyên-Tân Phong (Bình Dương), Tam
Bố (Đà Lạt), Qủang Ninh, Hà bắc, Vónh Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Tây,
Thanh Hóa … là các loại đất sét thường dùng trong công nghiệp gốm sứ.
Đất sét có chứa khoáng Kaolinite là tốt nhất, đất sét có chứa khoáng Kaolinite
và 20% montmorillolitte còn hàm lượng thạch anh không đáng kể có thể sử dụng
tốt cho sản xuất gốm sứ. Tuy nhiên, vấn đề rất quan trọng cho nguồn đất sét tại
Việt Nam đang là công tác thăm dò, chế biến, pha chế để có thể ổn đònh được chất
lượng đầu vào của nhà máy.
Hiện nay, việc khai thác đất sét vẫn còn mang nặng tính thủ công, sơ sài và
chưa có một công nghệ chế biến, gia công rõ rệt. Các công đoạn tuyển đất sét hiện
nay ở Việt Nam chỉ dừng lại ở khâu lắng lọc bằng nước để loại bỏ cát, chưa đi đến
được một công đoạn pha chế đất sét đồng nhất ngay tại khu mỏ. Do đó, xuất hiện
hai loại đất sét thô và đất sét lọc.
Do sự thiếu đầu tư về kỹ thuật cùng với thiết bò công nghệ đã là một khó khăn
cho các nhà sản xuất sử dụng đất sét tại Việt Nam. Thông thường thì các nhà sản

Bùi Quang Trưởng - 80402877

13


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

xuất hiện nay để đối phó tình trạng này, họ tự trang bò cho mình những cán bộ kỹ
thuật có nhiều kinh nghiệm, có đủ thiết bò để thử nghiệm thường xuyên nguyên
liệu đầu vào, ổn đònh được sản xuất.

4.1.2. Cao lanh :
Cao lanh trong cả nước có trên 300 triệu tấn, nhiều mỏ có trữ lượng cao như Cao
Lanh Đà Lạt, Sông Bé, La Phù, Đồng Hới, Đà Nẵng và cao lanh Inđonesia
Cao lanh có tính dẻo vừa phải, dễ bóp nát vụn, hút nước mạnh có màu vàng đến
trắng ngà . Cho cao lanh thêm vào phối liệu thay thế 1 phần đất sét, nhằm giảm độ
dẻo của đất sét, giảm độ co, nứt, biến dạng khi nung. Ngoài ra cao lanh còn có khả
năng tăng độ trắng của sản phẩm .
4.1.3. Tràng thạch:
Tác dụng của tràng thạch: có tác dụng tạo pha lỏng trong quá trình nung, hạ
nhiệt độ nung và thúc đẩy quá trình kết khối sản phẩm gốm.
Tràng thạch kali có tác dụng tốt trong xương sứ vì cho phép hạ thấp nhiệt độ
nung song khoảng nung rộng, sứ ít bò biến hình (nên còn gọi là tràng thạch phối
liệu). Tràng thạch natri lại thích hợp cho men sứ: độ nhớt của men bé, dễ chảy,
men bóng láng hơn.
Tác dụng của tràng thạch đối với xương sứ còn ở chổ khi nó nóng chảy có khả
năng hòa tan thạch anh (SiO2) hay sản phẩm phân hủy của cao lanh khi dung dòch
đó đạt đến bão hòa sẽ tái kết tinh mullit dạng hình kim.
Vai trò của tràng thạch trong công nghiệp gốm sứ là rất quan trọng vì chẳng
những nó quyết đònh điều kiện công nghệ (nhiệt độ nung) mà còn ảnh hưởng lớn
đến các tính chất kó thuật của sứ. Sứ muốn có độ trong cao (khả năng cho áng sáng
xuyên qua lớn) ngoài việc hạn chế các oxyt gây màu (Fe2O3 + TiO2) phải đưa vào
một lượng tràng thạch đủ lớn (29 - 30 %). Đối với sứ cách điện cao thế, muốn có
độ bền điện cao hàm lượng tràng thạch ≈ 30 %
Tràng thạch có mặt ở cả ba miền nam, trung, bắc; trữ lượng hàng chục triệu tấn.
Tràng thạch là nguyên liệu thiên nhiên chứa kiềm duy nhất không tan trong
nước, một đặc tính cần thiết sử dụng cho công nghệ gốm. Tràng thạch là nguyên
liệu chính thứ hai, được sử dụng tương đối nhiều trong các ngành sản xuất gốm sứ.
Không khác với trình độ khai thác đất sét tại Việt Nam, hiện trạng khai thác tràng
thạch ở Việt Nam vẫn còn mang tính thô sơ.
Nguồn nguyên liệu này được đầu tư rất ít và mang tính thời vụ hơn là quy hoạch

khu mỏ rõ rệt. Hiện nay, tại Việt Nam có ba khu vực lớn cung cấp tràng thạch là
Vónh Phú , Đà Nẵng , Phú Thọ , Quảng Nam và An Giang.
Nhìn chung, trữ lượng các mỏ lớn, nhưng độ ổn đònh của sản phẩm không cao,
hàm lượng kiềm còn thấp, đặc biệt là tràng thạch giàu Potasium (orthoclase,
microline) hay giàu sodium (abite) cũng chưa được phân loại sản phẩm.
4.1.4. Thạch anh:

Bùi Quang Trưởng - 80402877

14


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

Công thức hoá học của thạch anh (quartz) là SiO2, nó rất phổ biến trong vỏ quả
đất.
Trong thiên nhiên thạch anh tồn tại dưới 2 dạng chính:
- Dạng tinh thể bao gồm cát thạch anh, quaczit và sa thạch. Cát sạch chứa chủ
yếu là SiO2 là nguyên liệu chính cho công nghiệp thủy tinh và men sứ.
- Dạng vô đònh hình bao gồm đá cuội (flint) và diatomit. Đá cuội nếu loại có độ
cứng cao, độ bào mòn nhỏ và bề mặt ngoài nhẵn thì dùng làm bi nghiền để nghiền
nguyên liệu, phối liệu gốm sứ rất tốt.
Khi sử dụng thạch anh điều cơ bản là phải quan tâm đầy đủ đến đặc tính biến
đổi thù hình của nó. Đặc điểm này làm chúng ta phải quan tâm đầy đủ đến các giai
đoạn nung có sự biến đổi thù hình của quăc (có kèm theo sự biến đổi thể tích) để
không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Yêu cầu chung của thạch anh dùng trong công nghiệp gốm sứ là hàm lượng
SiO2 càng cao và lượng các ôxyt gây màu càng ít càng tốt và người ta thường dùng

cát thạch anh (với hàm lượng SiO2 ≥ 96%) để thay thế cho thạch anh dạng tinh thể.
Thành phần hóa yêu cầu của các nguyên vật liệu sản xuất gạch granite
Thành phần hóa (%)
SiO2 Al2O3
K2O
Na2O
TiO2
Fe2O3
CaO
62/66 23/27 1.3/1.6 0.5/0.8 0.2/0.5 0.3/0.5 0.5/0.8
Đất sét
48/50 35/38 0.3/0.7 0.3/0.6 0.1/0.3 0.2/0.4
0/0.4
Cao lanh
1/1.5
6/7
0.2/0.4 0.2/0.4 0.1/0.3
Tràng thạch 69/71 18/20
97/98 0.5/1
0
0.1/0.3
0
0.2/0.4 0.1/0.2
Thạch anh
4.2. Đặc tính kỹ thuật của nguyên vật liệu sử dụng:
Dựa vào những đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm mà nhà máy dự đònh sẽ sản
xuất, ta chọn nguồn nguyên liệu cho phù hợp với những thông số kỹ thuật đó.
Đồng thời sẽ chọn nguồn cung cấp nguyên liệu cho phù hợp với vò trí đặt nhà máy
nhằm góp phần làm giảm chi phí vận chuyển trong tình hình giá xăng tăng đột
biến như hiện nay.

+ Đối với nguyên liệu đất sét thì ta sử dụng đất sét Trúc Thôn (Hải
Dương), và có thể thay thế bằng đất sét Tân Phong (Đồng Nai) hoặc đất
sét A Lưới (Thừa Thiên Huế).
+ Còn đối với nguyên liệu gầy cao lanh thì ta sử dụng cao lanh lọc Đà
Lạt với độ tinh khiết cao, và khi cần thiết thì cũng có thể bổ sung bằng
cao lanh lọc Tân Uyên (Bình Dương)
+ Nguyên liệu tràng thạch với hàm lượng K 2O, Na2O cao thì ta sử dụng
nguồn tràng thạch Đà Nẵng.
+ Còn nguyên liệu thạch anh thì ta sử dụng nguồn cát Cam Ranh với hàm
lượng SiO2 ≥ 96%, phù hợp cho những yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
Nguyên liệu

Bùi Quang Trưởng - 80402877

15

MgO
0.3/0.6
0.2/0.3
0/0.5
0.1/0.2


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

+ Ngoài ra, đối với những nguyên liệu phụ khác thì như : nguyên liệu
cung cấp CaO, MgO thì ta có thể sử dụng nguồn nguyên liệu tại đòa
phương (ví dụ như đá vôi, đôlômít) do lượng sử dụng ít, không đáng kể

so với những nguyên liệu chính.
4.2.1. Đất sét Trúc Thôn:
Đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mòn, màu trắng xám,
độ chòu lửa ở khoảng 1650oC. Tuy là loại đất tốt được ưa dùng nhưng sét Trúc
Thôn cũng có một số hạn chế như chứa hàm lượng ôxít sắt khá cao, độ ngót khi sấy
khô lớn và bản thân nó không được trắng.
Thành phần hóa học :
SiO2 AL2O3 Fe2O3 CaO MgO Na2O K2O MKN
Oxyt
PTL % 62.75 24.28
0.73
0
0.35
1.43 2.25 6.85
4.2.2. Tràng thạch Đà Nẵng:
Ở tỉnh quảng nam đã tiến hành tìm kiếm, đánh giá các thân pegmatit ơ huyện
đại lộc. Felspat là thành phần của pegmatit xuyên cắt phức hệ đại lộc mỏ gồm
nhiều thân pegmatit dạng mạch, ở một số nơi có dạng thấu kính hoặc dạng bướu.
Các thân dạng mạch kéo dài từ 300 đến 2000m, có bề dày trung bình từ 2–15m,
với góc dốc 50-75oC. Pegmatit Đại Lộc chứa Microclin (28-29%), Plagioclas 25–
27%, thạch anh (28 –36%), Muscovit (3 –7%) và một số khoáng vật khác như
Biotit (đến 4%) và Tuamalin (đến 7%).
Pegmatit Đại Lộc thuộc loại hình kiềm tính, bao gồm chủ yếu là Microclin và
Plagioclas, với tổng lượng kiềm (K2O + Na2O) trong khoảng 8,5–14,5%. Lượng
mất khi nung thấp (< 0,8%), điểm nóng chảy bắt đầu từ 1000 oC và kết thúc ở
1240oC. Thành phần hóa học: SiO 2 (66,37-73,79%), Al2O3 (14,02–18,3%), Fe2O3
(0,26–0,35%), K2O (7,3–11,30%), Na2O (2,61–3,36%), MgO (0,11–0,66%), CaO
(0,30–0,84%), MKN < 1%.
Felspat Đại Lộc đáp ứng yêu cầu chất lượng nguyên liệu cho cả xương và men
trong công nghiệp sứ – gốm và vật liệu xây dựng cao cấp. Trữ lượng mỏ được

đánh giá ở cấp C1 là 1, 843 triệu tấn, tương ứng với trữ lượng có thể khai thác là 1,
535 triệu tấn felspat thương phẩm (tính từ độ cao 20 mét trở lên). Mỏ felspat Đại
Lộc là một mỏ lớn, ổn đònh về khối lượng lẫn chất lượng nguyên liệu cho sứ - gốm
- thủy tinh.
Thành phần hóa học của tràng thạch Đà Nẵng:
SiO2 AL2O3 Fe2O3 CaO MgO Na2O K2O MKN
Oxyt
PTL % 73.32
14.2
0.64
0.74
0
3.9
4.15 0.34
4.2.3. Cao lanh Đà Lạt:
Cao lanh Đà Lạt được hình thành do quá trình phong hoá của natri-canxi
phenpat, trong đó phenpat kiềm chiếm ưu thế (albite)... Thường phân bố dài
khoảng 5 – 10 km. Cao lanh Đà Lạt tập trung ở Prenn và Trại Mát.

Bùi Quang Trưởng - 80402877

16


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

 Cao lanh Prenn: có tính chất cơ lý khác với cao lanh Trại Mát. Cao lanh Prenn
là dạng cao lanh bán phong hóa. Trong cao lanh Prenn còn lẫn nhiều vi thể

Phenpat. Do đó nhiệt độ kết khối thấp hơn cao lanh Trại Mát vì hàm lượng
nhôm thấp và hàm lượng sắt tương đối cao (Al 2O3: 17-21.5%, Fe2O3: 1-2%).
Trữ lượng cao lanh Prenn khoảng 5-7 triệu tấn. Thường được sử dụng tốt trong
công nghiệp gốm sứ dân dụng.
 Cao lanh Trại Mát : ở dạng phong hóa phenpat triệt để, do đó ở dạng nguyên
khai có độ trắng hơn nhiều so với cao lanh Prenn. Ở dạng nguyên khai có
nhiều sắt hơn (SiO2: 70-75%), hàm lượng sắt Fe 2O3 < 0.5%, tỷ lệ thu hồi qua
tuyến lọc thấp (40-50%). Trữ lượng cao lanh Trại Mát ước khoảng 4-6 triệu
tấn. Cao lanh Trại Mát là nguyên liệu tốt để làm vật liệu chòu lửa, sứ cách
điện và sứ dân dụng cao cấp.
Cao lanh mà nhà máy sử dụng để sản xuất gạch granite là loại cao lanh lọc đã
qua chế biến với độ tinh khiết cao hơn (hàm lượng Al2O3 cao hơn), ít lẫn tạp chất
và chất lượng cao hơn.
Thành phần hóa của cao lanh lọc Đà Lạt:
SiO2 AL2O3 Fe2O3 CaO MgO Na2O K2O MKN
Oxyt
PTL %
48.1
34.85
1.84
0
0
0.15 0.26 12.84
4.2.4. Cát Cam Ranh:
Thành phần hóa của cát Cam Ranh (%):
SiO2 AL2O3 Fe2O3 CaO MgO Na2O K2O MKN
Oxyt
PTL %
96.5
0

0
0
0
0
0
3.5
5. CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẶT NHÀ MÁY:
Theo dự báo hình thành và phát triển các đô thò trung tâm đến năm 2020 của
Chính phủ, và kế hoạch triển khai xây dựng các đô thò, các khu công nghiệp trên
đòa bàn tỉnh An Giang. Hệ thống đô thò tỉnh An Giang từ nay đến năm 2010 bao
gồm: 01 thành phố, 01 thò xã, 16 thò trấn, 100 thò tứ và các khu công nghiệp Bình
Hòa, Bình Long, Vónh Mỹ, Vàm Cống. Đến nay, hầu hết các dự án đã có quy
hoạch chung và chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, một số các
dự án đã và đang triển khai thực hiện.
Như vậy nhu cầu về vật liệu xây dựng trong những năm sắp đến là rất lớn, là
tiền đề cho việc phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng của cả nước nói chung
và của tỉnh An Giang nói riêng.
5.1. Sự cần thiết phải đầu tư:
Yêu cầu phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, nhằm đáp ứng nhu cầu của thò
trường ngày càng đòi hỏi phải đa dạng hóa sản phẩm, chất lượng cao, phù hợp
thẩm mỹ và thò hiếu của người tiêu dùng. Một trong những loại vật liệu xây dựng
được quan tâm lựa chọn nhiều nhất khi xây dựng đó là vật liệu ốp lát, nhu cầu về
gạch granite nhân tạo (hay còn gọi là gạch thạch anh) phục vụ cho các công trình
xây dựng công nghiệp và nhà ở của nhân dân trong cả nước ngày càng tăng cao,

Bùi Quang Trưởng - 80402877

17



GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

với xu thế dùng gạch granite để thay thế cho các vật liệu ốp lát khác đã phát triển
nhanh chóng, chứng tỏ người tiêu dùng nước ta rất yêu chuộng loại vật liệu này.
Hiện tại ở vùng đồng bằng sông Cửu Long không có công ty nào sản xuất gạch
granite nhân tạo, như vậy việc đầu tư để sản xuất gạch granite nhân tạo ở tỉnh ta là
một nhu cầu tất yếu.
5.2. Mục tiêu đầu tư:
Phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thò trường, đồng thời
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh.
5.3. Quy mô đầu tư:
Đầu tư xây dựng mới hoàn toàn dây chuyền sản xuất gạch granite mài bóng với
tổng công suất 2.000.000 m2/năm.
5.4. Điều kiện tự nhiên:
5.4.1. Vò trí đòa lý:
Tỉnh An Giang thuộc lưu vực hạ lưu sông Mekong, nằm về phía tây nam của
nước Việt Nam, giáp biên giới nước Campuchia và các tỉnh Kiên Giang, Đồng
Tháp, thành phố Cần Thơ.
5.4.2. Khí tượng - thủy văn :
+ Khí tượng :
− Chòu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành 2 mùa rõ rệt
trong năm: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, và mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11. Lượng mưa trung bình 1.615 mm/năm.
− Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC.
− Số giờ nắng trung bình 2.241 giờ/năm.
− Độ ẩm trung bình 81,5%; lượng bốc hơi trung bình 1.312 mm.
− Chế độ gió: gió mùa đông bắc vào mùa khô và gió mùa tây nam vào mùa

mưa, tốc độ gió trung bình 3 m/s.
+ Thủy văn :
− Biên độ triều dao động quanh năm, thấp nhất vào tháng 4 (27 cm), sau đó
tăng dần lên và cao nhất vào tháng 10 (329 cm).
+ Nguồn nước :
− Về nước mặt có sông Hậu và hệ thống kênh rạch chằng chòt.
− Về nước ngầm tương đối phổ biến.
5.4.3. Hiện trạng khu đất dự kiến xây dựng :
− Đòa điểm: Đòa điểm xây dựng nằm trong Khu công nghiệp Bình Hòa, xã
Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
− Khu công nghiệp Bình Hoà nằm tại khu vực ngã ba Lộ Tẻ, cạnh QL 91 và
tỉnh lộ 941, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
− Cách thành phố Long Xuyên 15 km, thò xã Châu Đốc 41 km, cảng Mỹ Thới
20 km và Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Tònh Biên 67 km.

Bùi Quang Trưởng - 80402877

18


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

− Vò trí thuận lợi về giao thông và nằm ngay vùng nguyên liệu nông thủy sản
Tứ giác Long Xuyên.
− Tứ cận khu đất: Phía nam giáp tỉnh lộ 943, phía đông giáp quốc lộ 91, phía
bắc và tây giáp ruộng lúa.
− Vật kiến trúc: Không có vật kiến trúc.
− Hiện trạng mặt bằng: Mặt bằng đã được san lấp.

− Phương thức giao đất: Đất thuê.

5.4.4.








6.

Hình 3.2 - Bản đồ quy hoạch KCN Bình Hòa
Hiện trạng hệ thống kỹ thuật :
Giao thông: Nằm cạnh tỉnh lộ 943, cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng
17km, cách cảng Mỹ Thới 24km.
Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường: Xây dựng hệ thống cống ngầm
có hố ga xử lý chất thải rắn lơ lửng, trước khi đổ ra hệ thống thoát nước của
khu công nghiệp với công suất 10.000 m3/ngày
Giao thông đối ngoại: Đường bộ có QL 91, tỉnh lộ 941, đường thủy có sông
Hậu là tuyến giao thông chính phục vụ vận chuyển hàng hoá trong khu vực
và đến các trung tâm kinh tế khác trong và ngoài nước.
Đường giao thông nội bộ KCN: được trãi bê tông nhựa nóng dày 12 cm, với
các trục đường chính rộng 21 m và các trục đường phụ rộng 9 m.
Hệ thống cấp điện: sử dụng điện lưới quốc gia từ trạm biến áp 110/22 KV2x40 MVA tại khu công nghiệp.
Nhà máy xử lý nước thải tập trung 6.000 m3/ngày.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NHÀ MÁY:

Bùi Quang Trưởng - 80402877


19


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

6.1. PHÂN XƯỞNG GIA CÔNG PHỐI LIỆU, ÉP TẠO HÌNH VÀ GIA CÔNG
BỀ MẶT:
-Số ngày trong một năm : 365 ngày/năm
-Số ngày nghỉ lễ tết
: 9 ngày/năm
-Số ngày nghỉ chủ nhật : 52 ngày/năm
-Số ngày nghỉ sửa chữa , bảo trì máy móc thiết bò theo đònh kỳ: 14 ngày/năm
+Số ngày làm việc trong một năm là : 365 – ( 9 + 52 + 14 ) = 290 ngày
+Một ngày làm việc : 2 ca
+Một ca làm việc : 8 giờ .
6.2. PHÂN XƯỞNG SẤY KHÔ, NUNG :
-Số ngày trong một năm : 365 ngày/năm
-Số ngày nghỉ lễ tết
: 9 ngày/năm
-Số ngày nghỉ sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bò theo đònh kỳ: 15 ngày/năm
-Để đảm bảo cho lò sấy và nung làm việc liên tục và ổn đònh, không ngừng lò
nhiều lần trong 1 năm . Nên ta bố trí ngừng lò bảo dưỡng vào dòp cuối năm và tết .
Ngày lễ bố trí cho công nhân vận hành lò nghỉ bù vào dòp cuối năm . Chỉ có công
nhân sửa chữa lò sấy nung, làm việc vào dòp cuối năm và tết .
+Số ngày làm việc trong một năm là : 365 – 15 = 350 ngày
+Một ngày làm việc : 3 ca
+Một ca làm việc : 8 giờ .


Bùi Quang Trưởng - 80402877

20


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

PHẦN B:
THIẾT KẾ
CÔNG NGHỆ

CHƯƠNG 1 : THIẾT LẬP DÂY CHUYỀN
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
1.1. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT:
1.1.1. Lựa chọn phương pháp gia công và chuẩn bò phối liệu:
Đây là công đoạn giữ vai trò hết sức quan trọng vì nó tạo điều kiện cải thiện
nhiều tính chất của nguyên phối liệu cũng như chất lượng của sản phẩm nung. Mục
đích của việc chuẩn bò phối liệu là: tạo ra phối liệu theo đúng bài cấp phối , tiếp
tục nghiến mòn các loại nguyên liệu đến cỡ hạt yêu cầu và tạo được sự đồng nhất
của tất cả các loại nguyên liệu trong phối liệu, có độ ẩm đồng nhất, có những
thông số công nghệ tối ưu phù hợp với công đoạn tạo hình tiếp theo. Công đoạn

Bùi Quang Trưởng - 80402877

21



GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

này bao gồm hai bước chính là: nghiền mòn hỗn hợp phối liệu và khử nước tạo bột
ép.
a) Nghiền mòn hỗn hợp phối liệu:
Mục đích của bước này là tạo độ mòn nhất đònh cho nguyên phối liệu, tạo điều
kiện cho phản ứng nhiệt độ cao khi nung vì diện tích tiếp xúc giữa các hạt lớn, mặt
khác quá trình nghiền mòn tạo ra số khuyết tật trên bề mặt các tinh thể vật chất
nhiều hơn. Yêu cầu nghiền mòn là kích thước hạt vật liệu sau khi nghiền phải ≤ 63
µm (tức qua hết sàng 10000 lỗ/cm 2) trong đó cỡ hạt từ 1- 20 µm phải chiếm đa số.
Có 3 phương pháp nghiền phổ biến sau:
 Phương pháp khô:
Sử dụng phương pháp khô khi sản xuất chỉ sử dụng một loại đất sét có màu tự
nhiên không cần bất kì loại phụ gia nào . Đôi khi phương pháp này cũng được sử
dụng đối với phối liệu nhiều cấu tử .
Đất sét được sấy đến độ ẩm 7-8% trong lò sấy thùng quay trrước khi nghiền làm
tiêu hao một năng lượng khá lớn 2,1-2,2 kW.h cho 1tấn đất sét
Việc nghiền khô được thực hiện bằng máy nghiền con lăn , nghiền đứng , máy
nghiền búa, máy nghiền lôxô, nghiền begun , cho ra bột với thành phần hạt mòn
thấp. Chất lượng tấm lát chế tạo từ bột ép phương pháp khô thấp hơn chất lượng
tấm lát chế tạo từ bột ép theo phương pháp ướt với thiết bò sấy phun.
Phương pháp nghiền khô được sử dụng cho các sản phẩm có chất lượng trung
bình. Vì thế, để cho việc phát triển của công nghệ Silicat, chúng ta phải dần dần
thay thế những sản phẩm gia công theo phương pháp khô bằng những sản phẩm có
chất lượng cao hơn và đẹp hơn theo phương pháp khác.
 Phương pháp dẻo:
Người ta ít dùng phương pháp này để chuẩn bò bột ép , chỉ sử dụng trong sản
xuất khi nguyên liệu sét tinh khiết và có độ dẻo cao, không cần sử dụng phụ gia

hoặc là lượng phụ gia trợ dung và chất tạo mẫu đưa vào rất ít.
 Phương pháp ướt:
Đây là phương pháp chuẩn bò theo kiểu truyền thống tức là nghiền trộn chung
các loại nguyên liệu thành huyền phù nước trong máy nghiền bi (phng pháp
nghiền bi ướt). Khi máy nghiền bi quay, sự chà xát, va đập của bi đạn vào nhau và
vào thân của thùng nghiền làm cho liệu được nghiền mòn và trộn đều. Cho đến nay
đây vẫn là phương pháp hiệu quả nhất do có những ưu điểm sau:
− Nước là môi trường tốt giúp tăng cường quá trình nghiền và trộn đều,
phối liệu sẽ đạt độ đồng nhất cao.
− Đất sét, cao lanh thường có độ ẩm dao động, ta chỉ cần các đònh chính
xác độ ẩm của nó để tính đúng lượng nước cho vào nghiền (mà không
cần sấy khô nguyên liệu nếu như chọn phương pháp nghiền khô)
− Tiêu tốn năng lượng để nghiền bé hơn nhiều so với nghiền khô.

Bùi Quang Trưởng - 80402877

22


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

− Hồ sau nghiền có thể đem dùng ngay để tạo hình đổ rót hay tạo hình dẻo
sau khi qua ép lọc khung bản.
Nhưng bên cạnh đó, cũng tồn tại nhược điểm là lượng hao mòn bi đạn, lớp lót
thường lớn gấp 5 lần so với nghiền khô. Cho nên yêu cầu của bi đạn và lớp lót cần
có tính chất giống vật liệu đem nghiền (coi lượng hao hụt bi đạn, lớp lót như một
cấu tử của phối liệu) và sau mỗi lần nghiền cần bổ sung bi đạn. Đối với sành mòn
và sứ vật liệu lót nên dùng đá hoa cương (granit) hay làm bằng silex (một dạng

thạch anh vô đònh hình), bi là đá cuội (flint, là SiO2 vô đònh hình) hay sứ cứng (sứ
côrunđôn chẳng hạn); đối với máy nghiền phối liệu họ titanat (TiO2, BaO v.v...)
thì vật liệu lót và bi đạn là sứ rutin TiO2. Lớp lót có thể làm bằng cao su cứng để
không làm bẩn liệu bởi tạp chất sắt từ thân thùng nghiền.
Ngoài ra, do điều kiện khí hậu Việt Nam là nóng ẩm nên lượng nguyên vật liệu
lúc nào cũng ở trạnh thái có hàm ẩm cao (có khi lên đến 35%). Vì thế lợi dụng
hàm ẩm đó và phối hợp lượng nước cho vào thêm, ta tạo độ ẩm cần thiết trong
phương pháp nghiền ướt. Nếu không làm vậy, ta sẽ tốn thêm năng lượng và công
đoạn trong việc sấy khô lượng nguyên liệu ấy (rất tốn kém).
KẾT LUẬN: dựa vào ưu nhược điểm của từng loại phương pháp trên, dựa
vào đặc điểm khí hậu của nước Việt Nam nói chung, của đòa điểm đặt nhà
máy nói riêng và đồng thời dựa vào những yêu cầu đối với hỗn hợp phối
liệu phù hợp cho sản phẩm mà nhà máy sản xuất ta chọn phương pháp
nghiền ướt với máy máy nghiền ướt gián đoạn.
b) Phương pháp khử nước tạo bột ép:
Và với phương pháp nghiền ướt hỗn hợp phối liệu thì phương pháp khử nước tạo
bột ép phù hợp là phương pháp sấy phun. Bùn phối liệu được sấy bằng dòng khí
nóng, được phát tán trong quá trình sấy và đồng thời độ ẩm bùn từ 32-37% được
giảm xuống còn 4-7%. Vì thế phương pháp này giúp cho nguyên liệu đồng nhất,
dễ dàng đạt được các cỡ hạt thích hợp có thể vận chuyển đơn giản và có thể ép dễ
dàng bởi hình dạng hạt sau khi sấy phun, tạo độ linh động cao, nạp liệu vào khuôn
ép dễ dàng. Ngoài ra, công suất máy sấy phun rất lớn phù hợp cho công nghệ sản
xuất hiện đại mang tính tự động cao. Việc sử dụng thiết bò sấy phun cho phép rút
ngắn được một số thao tác trong bước chuẩn bò bột ép và đồng thời rút ngắn thời
gian chuẩn bò bột ép xuống một cách đáng kể. Tuy nhiên, việc sử dụng phương
pháp sấy cũng tồn tại nhược điểm là chi phí lắp đặt thiết bò sấy phun khá cao và
nhiệt lượng cung cấp trong quá trình cũng cao, tốn kém.

Bùi Quang Trưởng - 80402877


23


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

Hình 1.1 - Tháp sấy phun
1.1.2. Lựa chọn phương pháp tạo hình:
Cơ sở để lựa chọn phương pháp tạo hình bao gồm nhiều yếu tố song tổng quát là
các điều chủ yếu sau:
− Hình dạng và các tính chất đặc trưng của các loại sản phẩm.
− Tính chất kỹ thuật của phối liệu.
− Năng suất và giá thành (phụ).
Căn cứ vào hình dáng sản phẩm để chọn phương pháp tạo hình là chưa đủ, mà
điều quan trọng là phải căn cứ cả vào đặc tính kỹ thuật của phối liệu mới chọn
đúng phương pháp tối ưu.
Hiện nay trong ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ có nhiều phương pháp tạo
hình khác nhau tùy thuộc vào độ ẩm của phối liệu:
− Phương pháp hồ đổ rót : khi phối liệu tạo hình với độ ẩm cao (W=32-34%)
− Phương pháp ép dẻo : khi phối liệu đem tạo hình có độ ẩm từ 22-26%
− Phương pháp ép bán khô : khi phối liệu tạo hình có độ ẩm từ 4-7%
Vì chúng ta chọn phương pháp chuẩn bò bột ép là phương pháp sấy phun và độ
ẩm của bột ép sau khi sấy phun là khoảng 4-7%, đây là độ ẩm rất thích hợp cho
phương pháp tạo hình ép bán khô. Với phương pháp này thì hiện nay các nhà máy
thường hay sử dụng loại máy ép thủy lực.
Máy ép thủy lực : thích hợp cho công nghệ sản xuất gạch ceramic nói chung và
gạch granite nói riêng. Máy ép thủy lực tạo hình bằng sự chuyển đổi từ năng lượng
thủy lực vào lực biến dạng. Điều quan trọng nhất của máy ép thủy lực là tính ổn
đònh. Lực nén và nhòp ép đều có thể cài đặt trước. Đồng thời giá trò lực ép khá cao


Bùi Quang Trưởng - 80402877

24


GVHD : Th.S KIM HUY HOÀNG

Luận văn tốt nghiệp

có thể đạt đến 500-600 kgf/cm2, do đó, với máy ép thủy lực, sản phẩm gạch mộc
sẽ có độ dính kết và sít đặc cao. Bên cạnh đó, với độ bền uốn cao sau khi được tạo
hình bằng máy ép thủy lực, gạch mộc sẽ thích hợp cho việc sấy, tráng men in hoa
và nung sản phẩm, đặc biệt là đối với công nghệ nung nhanh.
Trong thực tế sản xuất hiện nay, thì loại máy này có thể được cài đặt 3 chế độ
ép khác nhau:
+ Ép 1 bậc.
+ Ép 2 bậc.
+ Ép 3 bậc.
 Ép 1 bậc:
Là loại máy ép chỉ tác dụng lực ép một lần để tạo hình sản phẩm, do đó lượng
không khí có trong bột ép không thể thoát ra ngoài. Do đó độ rỗng của viên gạch
mộc sau khi tạo hình sẽ lớn, không đạt yêu cầu. Vì vậy, trong thực tế rất ít dùng
chế độ này.
 Ép 2 bậc:
Là loại máy ép mà khi tạo hình sản phẩm sẽ tác dụng lực ép vào phối liệu 2 lần
với 2 giá trò độ lớn khác nhau. Loại máy này khắc phục được những hạn chế của
ép 1 bậc.
Ở lần ép thứ nhất (bậc 1), bột ép sẽ được tác dụng với áp lực bằng 30% lần ép
chính thứ 2 (bậc 2 ). Viên gạch mộc được tạo hình dáng, đồng thời với áp lực như

trên thì không khí có trong bột ép sẽ được đẩy ra ngoài cùng với việc piston được
nâng lên để thực hiện lần ép kế tiếp.
Ở bậc 2, sau khi không khí thoát ra ngài, piston sẽ ép với áp lực lớn nhất (áp lực
yêu cầu) để tăng độ kết dính và độ sít đặc cho sản phẩm mộc. Vì vậy, gạch mộc
sau khi ép sẽ có độ bền uốn cao hơn so với ép 1 bậc, thích hợp cho việc sấy, tráng
men, in hoa và nung thành phẩm. Đồng thời độ rỗng của gạch mộc sẽ không vượt
quá yêu cầu. Chế độ này thích hợp cho sản phẩm xuất gạch ceramic.
 Ép 3 bậc:
Là loại máy ép với 3 lần tác dụng lực ép mới tạo hình xong sản phẩm mộc. Sử
dụng loại máy ép 3 bậc trong trường hợp máy ép 2 bậc không đủ khả năng làm
không khí có trong phối liệu thoát hết ra ngoài. Bên cạnh đó viên gạch mộc sau
khi ép 3 bậc có độ đặc chắc rất cao và độ rỗng thấp. Tuy nhiên, điều này lại cản
trở việc thoát hơi nước của gạch trong quá trình sấy và nung thành phẩm. Do đó,
đối với công nghệ sản xuất gạch lát nền tráng men tiêu chuẩn Việt Nam thì máy
ép 3 bậc không cần thiết. Nhưng đối với gạch granite thì khác. Do yêu cầu về
cường độ, độ đặc chắc cũng như là độ hút nước rất cao cho nên cần phải có phải có
1 lực ép tương đối cao (khoảng 350 ÷ 450 kgf/cm2), nên cần phải ép với chế độ 3
bậc. Vì nếu ép 2 bậc với lực ép lớn như vậy sẽ xảy ra hiện tượng biến cứng bề
mặt, làm cho không khí bên trong viên gạch mộc thoát ra ngoài không hết, gây
phế phẩm nhiều trong khâu nung.

Bùi Quang Trưởng - 80402877

25


×