Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN NHỮNG rủi RO TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG tín DỤNG ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.11 KB, 12 trang )

Vấn đề rủi ro trong phát triển thị trường tín dụng nông thôn
Mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong hoạt động kinh doanh là tất yếu.
Vấn đề là làm thế nào để có thể hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quá
trình hoạt động kinh doanh. Sự quan tâm đó trước hết là việc của các nhà kinh
doanh. Nhà nước cũng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế
rủi ro, đảm bảo độ an toàn cho hoạt động của các doanh nghiệp và sự an toàn của
cả nền kinh tế trong quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tín dụng là một
lĩnh vực hoạt động kinh doanh hàm chứa khá nhiều rủi ro và có ảnh hưởng không
chỉ đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng,
các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp, mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến tình
hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trình độ phát triển thị trường tài chính
của Việt Nam nói chung, đặc biệt là ở nông thôn vùng ĐBSH hiện nay còn nhiều
hạn chế. Hoạt động của thị trường tín dụng hầu như chỉ tập trung vào các ngân
hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. Do vậy, nghiên cứu vấn đề rủi ro trong phát
triển thị trường tín dụng nông thôn ĐBSH thực chất là nghiên cứu rủi ro tín dụng
của các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, các quĩ tín dụng nhân dân và
các tổ chức tín dụng khác là nội dung chủ yếu của bài viết sau đây.
Khái niệm rủi ro tín dụng
Có thể nói, bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào cũng có rủi ro. Rủi ro là những
biến cố không mong đợi xẩy ra, làm cho chủ thể bị thiệt hại về tài sản, thu nhập và
ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh. Với chức năng trung gian tài chính giữa người đi
vay và người cho vay, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tín
dụng chứa đựng nhiều rủi ro. Có nhiều cách phân loại rủi ro khác nhau. Chẳng hạn,
có thể phân loại thành rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro lãi
suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối, rủi ro chiến lược, rủi ro pháp lý, rủi ro uy


tín, rủi ro công nghệ thông tin 1. Dựa vào cách phân loại của uỷ ban Basel về giám
sát ngân hàng, rủi ro ngân hàng được chia thành ba loại chính: rủi ro hoạt động, rủi
ro thị trường và rủi ro tín dụng.


Rủi ro hoạt động bao gồm toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh xuất phát từ
cách thức mà một ngân hàng điều hành hoạt động của mình. Ví dụ, cấu trúc hạn
mức không phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh nguồn vốn, quản lý tồi các qui trình
quản lý tín dụng, tình trạng cán bộ tham ô...
Rủi ro thị trường xẩy ra khi có sự thay đổi của điều kiện thị trường hay
những biến động thị trường gây nên tổn thất về giá trị các tài sản mà một ngân hàng
dang nắm giữ. Rủi ro này xuất hiện trong tất cả các chủng loại tài sản, từ bất động
sản và thiết bị cho đến các tài sản như hàng hoá, cổ phiếu, trái phiếu.
Rủi ro tín dụng thường được định nghĩa là rủi ro bị tổn thất tài sản khi bên
vay là những khách hàng hay các ngân hàng không có khả năng thanh toán khoản
vay theo đúng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng2.
Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Về phía ngân hàng có thể xuất phát từ:
+ Hạn chế về năng lực, trình độ của cán bộ thẩm định dự án đầu tư, phương
án kinh doanh khiến cho ngân hàng chấp thuận cho vay cả những dự án đầu tư,
phương án kinh doanh không hiệu quả.
+ Thiếu sự kiểm tra giám sát của ngân hàng trong quá trình phát tiền vay và
sử dụng vốn vay cũng như tình hình hoạt động của khách hàng.
+ Khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng.
+ Rủi ro đạo đức của một bộ phận cán bộ ngân hàng liên quan đến cho vay
vốn, cố ý làm trái qui định về tín dụng, thiếu tinh thần trách nhiệm.
1

Hà Thị kim Nga: Các loại rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Tạp chí ngân hàng, số chuyên đề
2005, tr 19-20
2
TS Tô Ánh Dương. Những vấn đề then chốt về quản lý rủi ro thị trường trong hoạt động ngân hàng. Tạp chí ngân
hàng số chuyên đề năm 2005



- Về phía khách hàng lại có thể xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và
khách quan sau đây:
+ Nguyên nhân chủ quan:
• Chủ doanh nghiệp quản lý yếu kém dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh
không hiệu quả làm cho doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính để trả lãi và nợ
gốc đúng hạn.
• Chủ doanh nghiệp cố tình lừa để chiếm đoạt vốn vay.
+ Nguyên nhân khách quan:
• Biến động lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán, giá cả thị trường các
loại hàng hoá dịch vụ (chẳng hạn làm tăng giá nguyên liệu đầu vào gây tăng chi
phí, trong khi giá đầu ra không tăng, thậm chí bị giảm vì cạnh tranh gay gắt). Cũng
có thể thị trường bị thu hẹp do sức mua bị giảm sút hay do bị nước ngoài áp đặt
những hạn chế thương mại nên hàng hoá sản xuất ra chậm hay không tiêu thụ
được...
• Cơ chế, chính sách của nhà nước có những thay đổi gây bất lợi.
• Rủi ro do thiên tai như bão lũ, dịch bệnh, hoả hoạn...
• Rủi ro đối với các khách hàng là cá nhân bị ốm đau, tai nạn...
- Về phía Nhà nước: Sự thay đổi trong cơ chế, chính sách, qui hoạch của
nhà nước làm cho điều kiện thực hiện các dự án đầu tư và các phương án kinh
doanh bị thay đổi theo chiều hướng không thuận lợi. Chẳng hạn, sự thay đổi trong
chính sách thuế và lãi suất làm cho hiệu quả đầu tư trên thực tế bị xấu đi so với tính
toán ban đầu. Khó khăn trong giải phóng mặt bằng làm kéo dài thời gian hoàn
thành dự án và gây tốn kém thêm về chi phí đầu tư. Sự chậm trễ trong việc xây
dựng kết cấu hạ tầng làm cho các dự án không đủ các điều kiện để có thể hoạt
động...
Tình hình cấp tín dụng cho khu vực nông thôn.


Hệ thống huy động và cung cấp tín dụng chính thức tại Việt Nam hiện nay

gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh, các ngân hàng thương mại cổ phần,
các công ty cho thuê tài chính, các chi nhành ngân hàng nước ngoài, hệ thống quĩ
tín dụng nhân dân, quĩ hỗ trợ đầu tư phát triển. Hoạt động này đang là hoạt động
chủ yếu và mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho các ngân hàng hiện nay, trong đó
các ngân hàng thương mại quốc doanh giữ vai trò chủ lực (năm 2004 là 72%).
Bảng 1. Qui mô và thị phần cho vay của NHTMNN
Đơn vị tính: Tỷ đồng; %
1999
2000
2001
2002
2003
2004
I. Cho vay của các TCTD
128.205 177.102 217.975 284.973 364.813 460.597
II. NHTMNN
96.298 126.003 158.917 218.101 279.249 332.645
- Thị phần trong các TCTD 75,1
71,1
72,9
76,5
76,5
72,2
- Tỷ lệ dư nợ TD/GDP
24,1
28,4
33,0
40,7
46,1
46,7

Nguồn:- Báo cáo thường niên 1998-2003 và Báo cáo tổng kết 2004 của các NHTMNN

- NHNN và Báo cáo thường niên NHNN 1998-2003.
- Tổng cục Thống kê

Trong việc cung cấp tín dụng cho khu vực nông thôn thì Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội và quĩ tín dụng nhân
dân có vai trò chủ yếu. Trong cơ cấu dư nợ cho vay đến cuối năm 2003 của các
NHTMNN, phần dư nợ cho vay nông, lâm ngư nghiệp với tỷ trọng là 33%, chủ lực
là NHN0&PTNT với tỷ trọng dư nợ là 64,4% (NHĐT&PT 14%; NHCT 10,5%;
NHCT là 9%). Ngân hàng chính sách xã hội cũng đã tham gia cấp vốn với khoảng
1,5 triệu lượt hộ vay/năm cho những người nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn
sản xuất. Hầu hết các khoản tín dụng nhỏ mà ngân hàng chính sách thông qua hệ
thống trung chuyển tín dụng là các tổ chức đoàn thể xã hội ở nông thôn: Hội phụ
nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí minh... Chỉ trong mạng
lưới của Hội LHPHVN đã thành lập được gần 80.000 nhóm với khoảng 1 triệu hội
viên tham gia. Bình quân hàng năm (1998-2003) có khoảng 80.000 phụ nữ được
vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh thông qua mạng lưới tình thương do Hội


LHPN thành lập. Quĩ tín dụng nhân dân cũng trở thành địa chỉ tin cậy với bà con
nông dân khi cần vay vốn sản xuất kinh doanh. Số lượng quĩ cơ sở tăng nhanh
trong những năm 1999-2003 từ 179 đến 971 quĩ. Phần lớn vốn cho vay của các quĩ
cơ sở nhằm phát triển nông nghiệp, chiếm 54%, phát triển ngành nghề chiếm 12%
và dịch vụ chiếm 28%3.
ODA cũng là nguồn tín dụng to lớn cấp cho phát triển nông nghiệp, nông
thôn mà hoạt động chủ yếu tập trung vào các vùng nghèo, chậm phát triển dưới
dạng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông
thôn, xoá đói giảm nghèo.
Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong những năm qua

Mặc dù qui mô tín dụng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín
dụng còn thấp và thiếu bền vững, thể hiện trước hết ở xu hướng gia tăng các khoản
nợ quá hạn và nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, tốc độ xử lý nợ quá
hạn chậm. Theo NHNN Việt Nam, tỷ lệ nợ quá hạn 4 của 4 NHTMNN năm 1999 là
10,8% và năm 2004 là 2,9%. Như vậy, xu hướng tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm
qua giảm dần do các ngân hàng đã tập trung nhiều biện pháp nâng cao chất lượng
tín dụng, đẩy mạnh xử lý nợ quá hạn và nợ tồn đọng. Đến cuối năm 2004 nợ tồn
đọng của 4 NHTMNN đã được xử lý đạt gần 90% số nợ tồn đọng khoá sổ thời
điểm 31-12-2000. Đây là một kết quả tốt trong xử lý nợ tồn đọng. Tuy nhiên,
không phải vì thế mà cho rằng chất lượng tín dụng đã được cải thiện một cách chắc
chắn, bởi vì nợ quá hạn mới phát sinh tiếp tục có xu hướng gia tăng và chưa có dấu
hiệu được kiềm chế. Hơn nữa, tỷ lệ nợ quá hạn giảm còn có nguyên nhân vì tốc độ
tăng trưởng tín dụng nhanh chứ chưa hoàn toàn do nâng cao chất lượng tín dụng.
Chỉ tính cho vay của NHCT Việt Nam ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng, tỷ lệ nợ
xấu năm 2004 là 1,6%, năm 2005 là 3,17%.
3

Chu Tiến Quang (chủ biên) "Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn" Nxb CTQG
2005.
4
Tỷ lệ nợ quá hạn được xác định bằng tỷ lệ giữa số dư nợ hạch toán trên tài khoản nợ quá hạn, nợ chờ xử lý, nợ
khoanh, bảo lãnh trả thay và nợ tồn đọng so với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.


Bảng 2:
Huy động và cho vay của NHCT ở Khu vực Đồng bằng Sông Hồng
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Địa bàn


Năm 2004

Huy động
D nợ
vốn
cho vay
1- Hà Nội
37,212
15,370
2- Hải Phòng
2,471
3,116
3- Vĩnh phúc
840
1,084
4- Hà Tây
943
1,280
5- Bắc Ninh
526
771
6- Ninh Bình
366
822
7- Thái Bình
767
731
8- Hng Yên
332
378

9- Hải Dơng
1,168
639
10- Nam Định
894
718
11- Hà Nam
331
324
Tổng số
45,850
25,233
- Số liệu đã bao gồm ngoại tệ quy ra VND
Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các chi nhánh
NHCT Việt Nam

Năm 2005
Nợ xấu
226
151
2.5
0.2
0.1
7.7
0.2
0.2
20
408

Huy động D nợ

vốn
cho vay
41,358
16,428
2,814
3,357
1,061
1,121
1,088
1,183
692
863
416
1,010
975
799
451
453
1,302
867
1,154
758
436
286
51,747
27,125

Nợ xấu
732
67

40
0.1
1
17
0.1
4.4
862

K t thỏng 7 nm 2002, vic phõn loi v hch toỏn n quỏ hn Vit Nam
ó bt u chuyn sang thc hin theo thụng l quc t, nhng cho n nay n quỏ
hn ca cỏc NHTMNN cng cha phn ỏnh hon ton theo qui nh ny. ỏng lu
ý l hin nay cú nhng khon n ang c cỏc ngõn hng hch toỏn l n trong
hn, nhng khỏch hng vay vn kinh doanh thua l, kinh doanh ang gp khú khn
v khú cú kh nng phc hi, qun lý kộm dn n tht thoỏt vn, b khi kin, b
thiờn tai, ó hoc cú nguy c ngng hot ng, gii th, phỏ sn, sp xp li, ti sn
bo m b h hng hoc cú tranh chp...do ú khụng cũn hoc rt khú cú kh nng
tr n cho ngõn hng. Nh vy, thc cht nhng khon vay ny cng l n quỏ hn,
thm chớ l n khú ũi. Ngay c trng hp khỏch hng cú th cựng lỳc cú nhiu
loi n vay ti ngõn hng, nhng cú khon trong hn, cú khon quỏ hn, cú khon
trong hn nhng cú lói treo, cú khon n c gia hn, iu chnh k hn tr n,
min gim lói, khoanh....Ngha l n ca khỏch hng ú ó cú vn trong khi ú
li cha c phn ỏnh y vo n quỏ hn hoc n xu ca ngõn hng. Nh


vậy, nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương
mại nhà nước trên thực tế là khá cao. Theo đánh giá của các chuyên gia IMF và
WB, tỷ lệ nợ quá hạn ở Việt nam nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể lên tới 3540% tổng dư nợ.
Nguyên nhân của tình trạng nợ quá hạn
Nhóm nguyên nhân khách quan là môi trường kinh tế, luật pháp và cơ chế
chính sách còn chưa đồng bộ và hoàn thiện. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ so với thời

kỳ đầu Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, môi trường kinh doanh chưa
minh bạch, thiếu công khai; hiện tượng kinh doanh chụp giật, cạnh tranh không
lành mạnh còn khá phổ biến; nạn buôn lậu, gian lận thương mại còn nhiều và chưa
có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu; thủ tục hành chính còn rườm rà chậm được đổi
mới, tham nhũng sách nhiễu còn nhiều...làm tăng rủi ro trong hoạt động kinh tế,
gây ra rủi ro tín dụng. Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và hay thay
đổi. Bên cạnh đó là việc chấp hành luật pháp chưa triệt để, hiệu lực của luật pháp
trên thực tế chưa cao.
Trong quản lý nhà nước vẫn còn tình trạng một số cơ quan quản lý nhà nước,
cơ quan cấp uỷ, chính quyền đại phương can thiệp hành chính vào các hoạt động
tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước. Tính tự chủ tự chịu trách nhiệm
trong hoạt động tín dụng chưa hoàn toàn được chủ động, kinh doanh theo nguyên
tắc thương mại và thị trường chưa có điều kiện thực hiện triệt để. Hiệu quả của
công tác thanh tra ngân hàng đối với hoạt động tín dụng chưa cao. Thanh tra tại chỗ
vẫn là phương pháp chủ yếu trong khi hệ thống thông tin tín dụng để đảm bảo giám
sát có hiệu quả lại chưa được thiết lập một cách đồng bộ...làm hạn chế khả năng
kiểm soát và giám sát rủi ro tín dụng. Thanh tra còn thụ động theo kiểu xử lý vụ
việc phát sinh mà chưa đáp ứng được yêu cầu cảnh báo sớm các biểu hiện mất an
toàn trong hoạt động tín dụng.


Chính sách xử lý nợ tồn đọng chưa thực sự tạo điều kiện để các ngân hàng
thương mại xử lý dứt điểm các khoản nợ này. các qui định về quản lý đất đai có
liên quan như thế chấp, phát mại quyền sử dụng đất còn quá nhiều thủ tục phức tạp,
trong khi việc quản lý đất đai trên thực tế lại lỏng lẻo, tình trạng thiếu giấy tờ pháp
lý hoặc thiếu căn cứ chứng minh tính chất pháp lý của quyền sử dụng ruộng đất vẫn
còn là hiện tượng phổ biến.
Những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính -tiền tệ thế giới và khu
vực làm cho hệ thống ngân hàng trong nước cũng như nền kinh tế Việt nam bị chao
đảo và gặp nhiều khó khăn; hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, mất mùa...làm cho

nhiều khoản vay ngân hàng trở nên mất khả năng trả nợ cũng là những nguyên
nhân bất khả kháng.
Nhóm nguyên nhân thuộc về các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân
hàng thương mại nhà nước là trình độ, năng lực thẩm định và quản lý tín dụng của
đội ngũ cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng còn yếu kém, quyết định
nhiều khoản cho vay thiếu cơ sở kinh tế và pháp lý; bộ máy tổ chức nói chung, bộ
máy tín dụng nói riêng còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, trách nhiệm
không được qui định rõ ràng. Một số ngân hàng chưa chấp hành đúng cơ chế cho
vay, đặc biệt là chưa làm tốt khâu thẩm định khách hàng và dự án cho vay vốn 5,
còn hiện tượng che dấu nợ quá hạn và chạy theo thành tích; hoặc hạ thấp các điều
kiện, tiêu chuẩn tín dụng và lãi suất cho vay để cạnh tranh lôi kéo khách hàng trong
khi khả năng đánh giá, quản lý và kiểm soát rủi ro yếu kém, thiếu thông tin về
khách hàng và thị trường. Hệ thống cơ chế, chính sách trong mỗi NHTM nhà nước
chậm được đổi mới, chưa đồng bộ và trong một thời gian dài còn lỏng lẻo, chưa có
chiến lược tín dụng dài hạn. Công tác chỉ đạo và kiểm tra cơ sở trong mỗi ngân
hàng không sâu sát, kịp thời, chậm phát hiện và xử lý dứt điểm những vụ việc phát
sinh; một bộ phận cán bộ ngân hàng vừa yếu kém về trình độ quản lý và nghiệp vụ,
Chẳng hạn: Các dự án bò sữa (Hưng yên), dự án chuyển đổi đất lúa năng suất thấp sang nuôi tôm (Hải
phòng, Thái bình, Nam định...)
5


vừa sa sút về phẩm chất đạo đức đã gây ra cho ngân hàng nhiều khoản nợ quá hạn,
nợ khó đòi. Công nghệ thông tin chưa được ứng dụng rộng rãi trong công tác quản
lý tín dụng đã làm hạn chế rất nhiều tới hiệu quả công tác quản lý tín dụng. Yếu
kém trong tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng làm giảm hiệu quả
của công tác quản lý tín dụng. Kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng của các
NHTM nhà nước vẫn nặng về xử lý vụ việc, chưa chủ động. Trong một số trường
hợp không phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm nguyên tắc, điều kiện và qui
trình tín dụng, do đó, không có biện pháp ngăn chặn hoặc khắc phục một cách có

hiệu quả. Chưa phát huy được vai trò cảnh báo sớm các dấu hiệu rủi ro trong hoạt
động tín dụng để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Nhóm nguyên nhân thuộc về sự yếu kém của các doanh nghiệp và rủi ro đạo
đức từ phía người đi vay. Các doanh nghiệp là đối tượng khách hàng chủ yếu của
ngân hàng. Song các doanh nghiệp của Việt Nam cũng bộc lộ nhiều yếu kém: qui
mô doanh nghiệp nhỏ và công nghệ lạc hậu, cơ cấu doanh nghiệp chưa hợp lý, định
hướng kinh doanh không rõ ràng, thiếu qui hoạch và hay biến động, các DNNN
chậm được củng cố, sắp xếp lại và cổ phần hoá; tình hình tài chính của nhiều doanh
nghiệp yếu kém, tỷ suất lợi nhuận thấp, hệ số tự chủ tài chính quá thấp, nợ nần dây
dưa, một số không ít kinh doanh thua lỗ. Rủi ro đạo đức từ phiá người đi vay cũng
là một nguy cơ làm tăng rủi ro tín dụng. Đó là trường hợp người đi vay sử dụng
vốn không đúng mục đích, cố tình lừa đảo ngân hàng để vay vốn hoặc cố tình trây ì
trả nợ. Rủi ro này là một nguy cơ thường xuyên của các ngân hàng thương mại vì
cơ chế thông tin không đầy đủ và môi trường pháp lý chưa hoàn thiện.
Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng
Đối với Chính phủ:
- Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản qui phạm pháp luật
liên quan đến hoạt động của tín dụng ngân hàng nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi
ro tín dụng.


- Việc xây dựng xếp hàng tín dụng nội bộ tại các ngân hàng thương mại còn
gặp nhiều khó khăn vì việc tiếp cận thông tin giúp cho việc đánh giá, xếp hạng tín
dụng khách hàng (như tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, uy tín đối vcới ngân
hàng thương mại đã giao dịch trước đây) hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, tại
Việt nam mới chỉ có một công ty xếp hạng tín dụng của Vietnamnet được thành
lập, tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của công ty xếp hạng tín nhiệm
trong nước chưa hoàn thiện. Do đó, các ngân hàng thương mại chưua thể tham
khảo kết quả xếp hạng doanh nghiệp do công ty trong nước thực hiện khi phân tích,
đánh giá, xếp hạng tín nhiệm. Vì vậy, Chính phủ cần giao cho Bộ Tài chính sớm

ban hành khuôn khổ pháp lý cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm.
Đối với Ngân hàng nhà nước
- Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín
dụng của ngân hàng nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính
xác về khách hàng. Cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các ngân
hàng thương mại nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử
dụng thông tin tín dụng.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chứuc các kháo đào tạo
và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân
tích, kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Tăng cường hiệu qảu thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các ngân
hàng thương mại nhằm hạn chế phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Đối với các Ngân hàng thương mại
- Kịp thời triển khai việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm
hỗ trợ cho quản trị rủi ro. Nghiên cứu, đưa vào áp dụng mô hình quản rủi ro phù
hợp với các qui định hiện hành, đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng thương
mại và thông lệ quốc tế.


- Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh được coi là
khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cho vay hay bảo lãnh: kiểm tra tư cách
pháp nhân người vay; mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng;
tham khảo thông tin tín dụng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thuộc ngân
hàng nhà nước; tham khảo xếp loại định mức tín nhiệm doanh nghiệp do tổ chức
độc lập có uy tín công bố; nếu khách hàng cá nhân là hộ nghèo, hộ chính sách cần
được bảo lãnh của các tổ chức chính trị xã hội; xem xét cơ sở khoa học của việc lập
dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh...Đối với báo cáo tài chính, một căn
cứ quan trọng để xem xét tình hình hoạt động, kinh doanh, năng lực tài chính của
doanh nghiệp vay vốn cần phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.
- Những dự án vay vốn lớn, các ngân hàng thương mại nên qui định thuê tổ

chứuc tư vấn độc lập có tư cách pháp nhân, có năng lực và uy tín để thẩm định, xác
nhận trước khi chấp thuận cho vay.
- Cần kiểm tra, theo dõi việc sử dụng tiền vay của khách hàng xem có đảm
bảo đúng mục đích hay không. Tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng
hạng mục dự án đầu tư.
- Áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay thích hợp tuỳ theo mức độ tin cậy đối
với từng khách hàng như tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo tiền vay, bảo đảm tài
sản tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tín chấp...nhưng thẩm định dự án
đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh vẫn là biện pháp quan trọng nhất để cho vốn
vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và hoàn trả được tiền vay.
- Hình thành bộ phận độc lập chuyên trách nghiên cứu xây dựng chiến lược
khách hàng, chiến lược đầu tư tín dụng, quản lý rủi ro để đề xuất với lãnh đạo
những chiến lược và quyết sách đúng đắn.
- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo
lường, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ. Ngoài trình độ năng lực chuyên môn


việc tuyển chọn và sử dụng cán bộ tín dụng cần phải hết sức coi trọng tiêu chuẩn
đạo đức để hạn chế những rủi ro đạo đức có thể xẩy ra.
- Chú trọng hơn nữa đến đầu tư công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho
việcđánh giá, đo lường, phân tích rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng trong toàn bộ hệ thống.



×