Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TIỂU LUẬN PHÂN CÔNG lại LAO ĐỘNG xã hội TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH cơ cấu KINH tế THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở một số NĂNG và KINH NGHIỆM với VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.79 KB, 14 trang )

PHÂN CÔNG LẠI LAO ĐỘNG XÃ HỘI TRONG
QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG
CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NHỮNG KINH NGHIỆM CÓ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Trong lịch sử những nước có nền kinh tế công nghiệp phát triển
cũng đã thực hiện một sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc trong cơ cấu lao
động, đặc biệt là giữa nông nghiệp và công nghiệp. Thoạt đầu, do kinh tế
còn lạc hậu, lao động nông nghiệp còn chiếm tuyệt đại bộ phận. Điều này,
V.I. Lênin đã từng nhấn mạnh : "Nhân khẩu của một nước mà nền kinh tế
hàng hóa ít phát triển (hoặc hoàn toàn không phát triển) thì hầu như hoàn
toàn chỉ là nhân khẩu nông nghiệp; tuy nhiên điều đó... chỉ có nghĩa là dân
cư làm nghề nông đã tự mình chế biến lấy nông sản, sự trao đổi và phân
công hầu như không có. Vậy sự phát triển của kinh tế hàng hóa eo ipso
(cũng do đó mà) có nghĩa là một bộ phận ngày càng đông dân cư tách khỏi
nông nghiệp, tức là nhân khẩu công nghiệp tăng lên làm cho nhân khẩu
nông nghiệp giảm xuống"(1). Đi đôi với quá trình công nghiệp hóa, lao động
nông nghiệp không ngừng giảm xuống một cách tuyệt đối và tương đối, lao
động hoạt động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ không ngừng tăng
lên và chiếm tỉ trọng lớn. Sau đó, năng suất lao động trong các ngành sản
xuất vật chất đạt đến mức độ cao lại cho phép tăng tỉ trọng lao động trong
lĩnh vực phi sản xuất vật chất.
Như vậy, lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong các
ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên là một xu thế tất yếu và là một quá
trình. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào điều kiện và
đặc điểm của từng nước. Đối với nước Anh, là nước mà chủ nghĩa tư bản
hình thành sớm nhất, quá trình giảm tỉ trọng nông nghiệp từ 70% trong
toàn bộ lao động xã hội xuống còn 37%. Nước Anh đã mất 100 năm (từ
khoảng năm 1700-1800) với sự bóc lột, tước đoạt tàn bạo hàng triệu người


lao động mời đạt được một nền công nghiệp dẫn đầu thế giới vào thế kỷ 18.


ở Trung Quốc năm 1952, lao động nông nghiệp chiếm 83,5%, sau nhiều
năm cải cách đến năm 1996 vẫn còn 69,2% lao động trong nông nghiệp.
Đối với các nước ASEAN, tỉ trọng ấy tuy giảm có nhanh hơn, nhưng cũng
phải mất nhiều năm (biểu 1) và mức độ giảm cũng không điều nhau. Trong
vòng 20 năm : Thái Lan đã giảm 27,3% lao động nông nghiệp; Đài Loan:
2,6%; Hàn Quốc: 42,4% (biểu 1).
Biểu 1:
Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế so với số người trong
độ tuổi lao động của các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Nông nghiệp
1975
- Trung Quốc

Công nghiệp

1985

1996

69,4

69,2

1975

1985

1996

17,2


16,8

Dịch vụ
1975

1985

1996

13,4

14

- Thái Lan

70,7

63,0

43,1

10,3

14,8

16,5

19,0


22,2

30,4

- Đài Loan

2,6

1,7

0,8

46,9

42,8

32,9

50,5

55,5

66,3

- Hàn Quốc

42,4

23,1


13

27

32,9

39,0

30,6

42,0

48,0

Nguồn: Niên giám Thống kê 1998, Nxb Thống kê Hà Nội
* Đối với Đài Loan
Quá trình phát triển kinh tế đã áp dụng bước đi tuần tự, sử dụng
đồng bộ các động lực kinh tế. Vì vậy đã đạt được tốc độ phân công lại lao
động xã hội rất nhanh, với phương châm: "Lấy nông nghiệp nuôi công
nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp". Với việc áp dụng các biện
pháp khoa học - kỹ thuật và công nghệ - nền nông nghiệp Đài Loan đã tăng
trưởng, khá nhanh vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa chuyển vốn và lao
động trong nông nghiệp đầu tư những ngành khác - thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa ở Đài Loan một cách toàn diện với các bước đi như sau:


* Ổn định lương thực, thực phẩm đảm bảo nhu cầu cuộc sống của
nhân dân, ổn định giá cả, giảm bớt nhập khẩu lương thực, thực phẩm, tiết
kiệm ngoại tệ.
* Tăng cường việc gia công chế biến các sản phẩm nông - lâm ngư nghiệp để xuất khẩu thu ngoại tệ.

Vào thời kỳ này, để thực hiện được kết quả trên, Đài Loan đã áp
dụng phổ biến kỹ thuật vi sinh để nâng cao sản lượng của cây trồng và kích
thích độ màu mỡ của đất đai,... Ngoài những giống truyền thống, Đài Loan
còn nhập thêm một số giống mới có sức tiêu thụ cao, có giá trị kinh tế cao.
Từ cách làm này đã tạo điều kiện cho Đài Loan từ chờ kinh tế nông nghiệp
tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nông sản chế biến có
giá trị cao.

Đến 1996 Đài Loan tiếp tục đầu tư cho các công trình công nghiệp,
đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật nông
nghiệp, chính phủ tạo điều kiện cho vay tín dụng trong nông nghiệp và có
quỹ trợ giá lương thực, đảm bảo thu mua lương thực với giá cao để nông
dân có lợi - tránh tình trạng "thả nổi giá cả" trước đây.
* Về việc giải quyết di dân ra thành phố - chính phủ Đài Loan đã
đầu tư, thực hiện công nghiệp hóa nông thôn, phát triển ngành nghề phi
nông nghiệp mới, với quy mô vừa và nhỏ, để nông dân tự chọn nghề thích
hợp mà không rời khỏi địa phương của mình.
Sự hình thành và phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ phân tán ở
nông thôn là một đặc điểm của công nghiệp hóa nói chung và công nghiệp
hóa nông thôn nói riêng ở Đài Loan. Theo số liệu thống kê 1993, Đài Loan
có trên 700.000 xí nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số xí nghiệp và
60% tổng số lao động của ngành công nghiệp và các xí nghiệp nay là trung
tâm thu hút một bộ phận lao động nông nhàn tạo điều kiện cho hộ nông dân
thuần nông vừa làm nông nghiệp vừa làm công nghiệp, dịch vụ nhờ đó sức


ép về mức bình quan ruộng đất trên đầu người giảm đi và số nông dân rời
làng cũng ít đi. Trong thời gian này đã có 275.000 công nhân làm công
nghiệp nhẹ, thì khu vực thành thị chỉ thu hút 54%, còn khu vực công
nghiệp nông thôn thu hút đến 46%... Nhờ đó, mà cuộc sống của nông dân

có khá hơn cả về vật chất và tinh thần.
Song song với phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, Đài
Loan cũng đã củng cố và phát triển của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và
các làng nghề cổ truyền, các xí nghiệp gia đình chế biến lương thực, thực
phẩm theo công nghệ cổ truyền...
Với chính sách hỗ trợ nông nghiệp và cải cách ruộng đất, nông
nghiệp Đài Loan đã phát triển đều và nhanh. Dân số từ 1992 - 1996 tăng
lên rất nhanh. Thời kỳ này, dân số Đài Loan là 26,5 triệu người. Trong đó,
dân số thành thị 57,4% so với số dân, dân số nông thôn chiếm 42,6%, lao
động trong nông nghiệp chiếm 0,8% (năm 1992 chiếm 12,9%). Cơ cấu
nông nghiệp thay đổi rõ rệt; trồng trọt từ chỗ chiếm 69% tầng giá trị sản
phẩm nông nghiệp, đã giảm xuống còn 40%; chăn nuôi tăng từ 16% lên
30%; thủy sản từ 9% lên 20%.
Công nghiệp hóa nông thôn thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao
động xã hội. Năm 1952 lao động nông nghiệp chiếm 16,1%, lao động công
nghiệp: 16,9%; lao động dịch vụ: 27%. Đến năm 1996 lao động nông
nghiệp giảm xuống còn 0,8%; lao động công nghiệp tăng lên: 32,9% và lao
động dịch vụ tăng lên: 66,3% (biểu 1).
Nhìn chung, nhờ sự quan tâm đúng mức của chính phủ nên việc
phân công lại lao động xã hội ở hai ngành cơ bản nông nghiệp và công
nghiệp mà nền kinh tế Đài Loan phát triển một cách vững chắc - kinh tế
nông nghiệp phát triển một cách bền vững trên vị trí của nó. Cơ cấu ngành
nông nghiệp ngay trong những năm 1952-1981 đã chuyển từ lấy trồng trọt
là chính sang chăn nuôi là chủ yếu - và do cơ cấu kinh tế thay đổi đúng
hướng đã thúc đẩy các ngành công nghiệp và thương nghiệp phát triển nhanh.


1.2.3. Đối với Thái Lan
Khác với Nhật Bản và Đài Loan, Thái Lan từ nền nông nghiệp độc
canh cây lúa chuyển sang nền nông nghiệp đa dạng hóa, vươn lên sản xuất

hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Từ những
năm 60 tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 5,6% đến năm 70
đạt 4,7% và từ thời kỳ 80 đến nay còn khoảng 7%.
Trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Thái Lan đã có nhiều
nội dung và biện pháp cụ thể để khuyến khích phát triển công nghiệp nông
thôn, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động
xã hội trong nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt là Thái Lan rất quan tâm đến
việc bồi dưỡng tay nghề tiếp thị, tạo mối quan hệ hợp đồng kinh tế, gia công,
giữa công nghiệp nhỏ và công nghiệp lớn. Ngoài việc phát triển các ngành
nghề khác, Thái Lan phát triển ngành công nghiệp cơ khí để phục vụ trực
tiếp cho quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và chuyển một
bộ phận lao động nông nghiệp sang ngành cơ khí và các ngành nghề khác.
Thí dụ, trong 206 xí nghiệp cơ khí nông thôn: xí nghiệp nhỏ dưới 10 công
nhân có 94 cơ sở chiếm 46%, xí nghiệp vừa 10 - 30 công nhân có 72 cơ sở
chiếm 34%, xí nghiệp lớn trên 30 công nhân chiếm 20%. Hoạt động của
các xí nghiệp có những điểm khác nhau xí nghiệp nhỏ ở các làng xã chế tạo
và sự sửa chữa máy móc nông nghiệp theo đặt hàng trực tiếp của nhân dân
địa phương (trước mùa vụ thường nhiều việc, sau mùa vụ ít việc) các cơ sở
này đã góp phần thực hiện cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp
đạt tỷ lệ 70 - 90%.
Từ đầu năm 50, Thái Lan là nước chuyên sản xuất và xuất khẩu
gạo. Năm 1951 lúa gạo chiếm 95% diện tích canh tác, hơn 90% lực lượng
lao động và 45% tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan [28, 173-175]. Cùng
với chiến lược hướng ngoại từ cuối những năm 60, vấn đề đa dạng hóa sản
xuất nông nghiệp đã được đặt ra từ kế hoạch 5 năm lần thứ VI (1987 -


1991), VII (1991 - 1996) được chính phủ Thái Lan đặc biệt ưu tiên về
chính sách nông nghiệp (biểu 1).
Quá trình thực hiện đa dạng hóa nông nghiệp của Thái Lan đã thúc

đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân, khắc phục được
tình trạng lao động nông nhàn và thu nhập thấp trong nông dân, phát huy
tối đa nguồn lực đất đai, lao động khắc phục được rủi ro về sản xuất và giá
cả biến động, đáp ứng sự thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng nội địa
và nước ngoài. Đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái.
Có thể nói bài học kinh nghiệm được rút ra từ đa dạng hóa nông
nghiệp Thái Lan như sau:
* Nhà nước dùng chính sách kích thích kinh tế đối với người sản
xuất để thực hiện đa dạng hóa: tài trợ đầu vào, giảm thuế, tạo điều kiện về
vay vốn tín dụng, tìm thị trường mới...
* Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn mở
rộng và phát huy nội lực trong các hoạt động nông nghiệp và phi nông
nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
quốc dân từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giảm bớt lao động
trong nông nghiệp nhưng vẫn giữ được sản lượng lương thực.
Sự đa dạng hóa trong nông nghiệp chỉ có thể thành công khi có
sự kết hợp đồng bộ giữa nhà nước và nông dân trong điều kiện kinh tế
thị trường mở cửa có sự tham gia của các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước.
1.2.4. Hàn Quốc
Quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân
công lại lao động xã hội. Từ khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc
(1953) đến nay, sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với vấn
đề phân công lại lao động xã hội của Hàn Quốc qua các giai đoạn như sau:




Trong giai đoạn 1954 - 1961 diễn biến kinh tế trong thời kỳ này


được đặc trưng bởi tốc độ phát triển kinh tế chậm chạp, bình quân chứng
4% / năm. Khu vực một chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế: 65% lao
động, 40% trồng sản phẩm xã hội; khu vực III, và khu vực III rất mờ nhạt,
lạm phát ở mức báo động cao, tình trạng thất nghiệp đáng lo ngại. công
nghiệp bình quân đầu người dưới 100 USD.


Sang giai đoạn (1962 đến hết thấp kỷ 90) - Với nền kinh tế "cất

cánh" nhanh, tổng sản phẩm xã hội trong 1962 - 1978 bình quân tăng gần
10% / năm. Công nghiệp chế biến có tốc độ phát triển cao (trên 20% năm)
chính sự tập trung phát triển nhanh của công nghiệp chế biến đã quyết định
sự "cất cánh" của toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc. Tỷ trọng của công nghiệp
trong nền kinh tế 11,9% năm 1961 tăng lên 39,0% năm 1996. Công nghiệp
chế biến chiếm hơn 90% tổng giá trị xuất khẩu vào năm 1997. Trong giai
đoạn này nhờ sự chuyển dịch kinh tế ngành căn bản đã thu giải quyết công
ăn việc làm cho người lao động thất nghiệp. Đến 1996 tỷ lệ lao động làm
việc trong các ngành kinh tế ở khu vực I là 13%, khu vực II: 39,0% và khu
vực III: 48,0% cho thấy trong nền kinh tế của Hàn Quốc có sự chuyển dịch
lao động và phân công lại lao động xã hội với tốc độ nhanh. Đặc biệt, sang
thập niên 1990 đến nay, những ngành kỹ thuật cao, sử dụng cao lao động
lành nghề như điện tử, chế tạo máy... và những ngành công nghiệp nặng
như đóng tàu, hóa chất, luyện kim... được đẩy mạnh.
1.2.5. Đối với Trung Quốc
Việc phát triển xí nghiệp hương trấn là một quyết sách để tạo tiền
đề phân công lại lao động xã hội. Về phát triển công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp - nông thôn, trước tiên Trung Quốc phải điều chỉnh cơ cấu
sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp toàn diện:
* Bảo đảm sản xuất lương thực tăng trưởng ổn định, phát triển
mạnh các ngành nghề; kiên trì phát triển nông - lâm nghiệp; chăn nuôi trên

bờ, dưới nước; và các nghề phụ khác.


* Với quan điểm coi trọng lương thực, "phi lương bất ổn", nên
Trung Quốc chủ trương: ổn định diện tích gieo trồng lương thực; nâng cao
sản lượng trên một đơn vị diện tích bằng con đường thâm canh; xây dựng
vùng sản xuất lương thực nông nghiệp có trọng điểm; khuyến khích trồng
những loại cây phục vụ cho công nghiệp chế biến và mở rộng kinh doanh
phục vụ nông nghiệp - nông thôn và kịp thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất để
đáp ứng không ngừng nhu cầu cầu thường xuyên thay đổi của thị trường.
* Kiện toàn hệ thống thị trường và hệ thống chế độ chính sách trong
đó nhà nước cố gắng xây dựng và quản lý hệ thống thị trường buôn bán,
đồng thời chú ý xây dựng quy chế thị trường và thông tin thị trường.
* Sự phát triển của xí nghiệp "Hương trấn" hình thành 4 loại hình
khác nhau
Tình hình xí nghiệp Hương trấn năm 1987
Biểu 2:
Loại xí nghiệp
- Tổng số
Tỷ lệ (%)
- Xí nghiệp xã
Tỷ lệ (%)
- Xí nghiệp thôn
Tỷ lệ (%)
- Xí nghiệp liên hộ
Tỷ lệ (%)
- Xí nghiệp hộ
Tỷ lệ (%)

Số lượng

(đơn vị xí nghiệp)

Lao động sử dụng
(đơn vị: người)

Giá trị sản lượng
(đơn vị: triệu)

17.501.000

88.051.800

476,426

100

100

100

420.100

23.974.500

182,855

2,4

27,2


38,8

1.162.700

23.207.800

141,115

6,6

26,4

29,6

1.187.500

9.236.200

42,482

6,8

10,5

8,9

14.730,700

31.633.200


110,240

84,2

35,9

23,2

Nguồn: Trích từ công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước
châu Á và Việt Nam, Nxb CTQG, 1997, tr. 77.
Vào năm 1988 đã có 18.881.600 xí nghiệp hương trấn với giá trị
tổng sản lượng đạt 645,9 tỷ thu hút 95,45 triệu lao động.


Năm 1992 - có 20,78 triệu xí nghiệp hợp tác - giá trị sản lượng công
nghiệp = 1,27 tỷ chiếm 1/3 tổng giá trị sản lượng công nghiệp cả nước thu
hút 105 triệu lao động.
- Cơ cấu ngành nghề: Công nghiệp: 67%; Xây dựng: 17%; Vận tải
nông thôn: 6%; dịch vụ thương nghiệp: 9%; công nghiệp cơ khí: 23%.
Trong thực tế bốn loại hình này đã phát huy tác dụng: sau khoán hộ,
thu nhập của nông dân tăng lên người nông dân đã tăng nguồn vốn tích lũy.
Đó là những điều kiện tất yếu tạo ra khả năng chuyển dịch lao động, vốn,
tư liệu sản xuất từ nông nghiệp, sang công nghiệp từ đó dẫn tới sự phân
công lao động mới và điều chỉnh cơ cấu ngành nghề ở nông thôn ngày một
hoàn thiện hơn. Đồng thời qua đó làm thay đổi hẳn cơ cấu giá trị tổng sản
phẩm xã hội nông thôn (xem biểu 2)
Với phương châm "ly nông bất ly hương" và "vào xưởng chứ không
vào thành"; Trung Quốc đã thực hiện được vấn đề phân công lao động tại
chỗ; từng bước "thành thị hóa nông thôn" và tránh được sức ép về dân số
tập trung ở thành phố do làn sóng di dân từ nông thôn ra thành phố.

Xây dựng các loại mạng lưới: dịch vụ phục vụ các khâu sản xuất
nông nghiệp như: các dịch vụ cho vay vốn, tín dụng, gia công chế biến; tiêu
thụ sản phẩm; dịch vụ về kinh tế - kỹ thuật của nhà nước cung cấp, phổ
biến kỹ thuật và quản lý khoa học; các đơn vị nghiên cứu khoa học, các
trường đại học thâm nhập nông thôn, triển khai các dịch vụ tư vấn kỹ thuật,
bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tập đoàn, hợp tác xã...
Từ hoạt động này có thể rút ra bài học kinh nghiệm về việc xây
dựng hệ thống dịch vụ nông thôn, đảm bảo sự phát triển nhịp nhàng và bền
vững. Tất cả các hoạt động này đều phải nhằm mục đích phân công lại lao
động xã hội tại chỗ và phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, không có
lý do nào để lợi nhuận đơn thuần tồn tại gây cản trở quá trình phát triển
phân công lao động xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp - nông thôn Trung Quốc.


Tóm lại, qua bài học kinh nghiệm của một số nước cho thấy: nhờ
có chiến lược cũng như sách lược đúng trong việc điều chỉnh kinh tế nông
nghiệp - nông thôn, quan điểm coi trọng vấn đề lương thực, mà chính phủ
các nước nói trên đã đề ra và đạt được thành công về phát triển nông
nghiệp - nông thôn toàn diện. Tạo tiền đề phân công lại lao động xã hội
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nhanh hơn.
Kinh nghiệm của Nhật Bản và các nước NIC đã chứng minh rõ điều
đó. Tận dụng được cơ hội gắn phân công lao động với liên kết, hợp tác
quốc tế quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nhật Bản thực hiện chuyển
giao công nghệ của các nước phương Tây vào trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước đã đạt được những thành tựu. Sử dụng thành tựu
công nghệ, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, giảm dần lao động trong
nông nghiệp, chuyển lao động trong nông nghiệp sang công nghiệp. Để
đuổi kịp các nước tiên tiến, Nhật Bản bắt đầu đi từ chuyển giao công nghệ

rồi áp dụng công nghệ được chuyển giao theo điều kiện riêng của nước
mình trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao
động xã hội. Từ kinh nghiệm thực tiễn trong lịch sử, có thể dự báo vào đầu
thập kỷ XXI trở đi, các quốc gia trên thế giới sẽ chọn cho mình con đường
công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với quốc tế hóa qua chuyển giao công
nghệ và hướng vào thị trường nội địa, xóa bỏ độc quyền để phát triển.
1.2.2. Những kinh nghiệm có ý nghĩa đối với Việt Nam trong
quá trình phân công lại lao động xã hội
Qua phân tích tóm tắt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số nước trên, chúng ta thấy một
trong những thành công lớn ở những nước này là việc xác định chính xác
và điều chỉnh kịp thời phương hướng nông nghiệp gắn với công nghiệp
trong nền kinh tế quốc dân tạo sự thích hợp với những thay đổi trên thị
trường thế giới. - Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của sự phát triển
kinh tế và khu vực nông nghiệp sẽ giảm một cách tương đối trong những


nước có nền kinh tế đang phát triển. Một nét đặc thù khác là lợi thế so sánh
của nông nghiệp cũng giảm trong quá trình công nghiệp hóa. Tuy nhiên tốc
độ và quy mô giảm đó lại tùy thuộc vào sự thay đổi của các nơi khác trên
thế giới. Sự suy giảm lợi thế so sánh trong chính ngành nông nghiệp là
giảm tương đối (mặc dù năng suất của các yêú tố có thể tăng lên trong mọi
ngành những ngành mất lợi thế cạnh tranh sẽ tăng trưởng chậm hơn). Năng
suất của các yếu tố trong ngành đó. Do vậy, năng suất lao động nông
nghiệp sẽ tăng chậm hơn so với năng suất lao động của các ngành khác
khiến thu nhập tăng chậm hơn và dòng người di chuyển khỏi nông nghiệp
sang các ngành khác với điều kiện là có sẵn việc làm ở các ngành khác.
Nếu các ngành khác không có sẵn việc làm thì tỷ trọng lực lượng
lao động trong nông nghiệp sẽ vẫn cao vì nông nghiệp là nơi có thể dễ dàng
hơn trong việc thu hút những lao động mà ngành khác không thể sử dụng.

Kinh nghiệm so sánh những nước Đông Bắc Á đông dân được minh chứng
qua biểu sau đây:
Biểu 3: Tỷ trọng việc làm, GDP và xuất khẩu của ngành nông nghiệp
tại một số nước châu Á trong giai đoạn 1980 - 1993
Đơn vị: %
Việc
làm

GDP

Xuất
khẩu

Nhật
Bản

Việc
làm

GDP

Xuất
khẩu

46

89

Hàn
Quốc


1880

74

38

63

1900

60

29

30

1956

1920

51

22

23

1960

66


20

56

1939

42

15

18

1970

50

26

17

1960

33

13

11

1980


34

15

10

1980

11

2

2

1992

15

8

2

1992

7

2

1


Đài
Loan

Trung
Quốc


1953

56

38

92

1952

84

51

555

1960

50

33


68

1965

82

40

35

1970

37

18

21

1972

79

33

37

1980

20


9

9

1978

71

28

25

1992

13

4

5

1987

60

28

18

1993


57

21

11

Nguồn: Anderson 1990, FAO 1994 và WU (1993)
Ở các nước ASEAN, tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP và việc
làm trong khu vực nông nghiệp giảm liên tục theo thời gian. Tuy nhiên tỷ
trọng việc làm giảm chậm hơn so với tỷ trọng GDP.
Ở Thái Lan, mặc dù tốc độ công nghiệp hóa nhanh hơn trong những
thập kỷ qua, nhưng khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tới 60% tổng số việc
làm trong 1991 trong khi đó tỷ trọng GDP trong nông nghiệp chỉ chiếm có
13,2% và tỷ lệ đó là 26% trong năm 1970; một lý do thường đề cập tới đối
với trường hợp của Thái Lan là đất nước này có sẵn đất rừng để có thể
chuyển đổi sang đất nông nghiệp.
Rất nhiều nước ngay từ đầu đã xác định chiến lược tăng trưởng
kinh tế, trong đó tập trung sức phát triển các ngành cụ thể, các lĩnh vực cụ
thể có lợi thế, có khả năng đột phá trên mặt trận nông nghiệp tạo ra sự tăng
trưởng với tốc độ nhanh (chấp nhận sự lơ là ở một số ngành,một số lĩnh
vực chưa có đủ điều kiện hoặc chưa đủ sức thực hiện). Điều này cho phép
các nước tập trung được các nguồn lực vào các ngành mũi nhọn, đẩy nhanh
tốc độ phát triển của các ngành này tạo điều kiện cho ngành khác phát
triển, tạo thế đứng vững chắc trên thị trường quốc tế thông qua thay đổi
sản phẩm mới thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Lấy từ sự thành đạt
của các ngành này tạo điều kiện cho việc lựa chọn phát triển các ngành tiếp
theo trong các giai đoạn sau.
Các nước như : Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc đã tập trung phát
triển nông nghiệp toàn diện, gắn với phân công lại lao động xã hội tạo



động lực cho nền kinh tế cất cánh. Công nghiệp được tập trung phát triển
các ngành liên quan phục vụ nông nghiệp, dịch vụ cũng được đầu tư đúng
mức góp phần chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành sản xuất
khác. Trong khi đó các nước NIC lại quan tâm đến công nghiệp, nổi bật là
Singapore và Hồng Kông, hầu như không có nông nghiệp. Họ đã dành phần
lớn thời gian và nguồn lực để ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Các ngành này luôn có tỷ trọng cao và tốc độ tăng trưởng lớn trong nền
kinh tế quốc dân. Với cách phát triển đi từ các ngành sản xuất hàng tiêu
dùng thay thế nhập khẩu, chuyển dần sang xuất khẩu sản phẩm có lợi thế so
sánh, kế đó là phát triển công nghiệp nặng phục vụ thị trường trong nước,
từng bước mở rộng qui mô sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tạo
mẫu mã, tiến tới xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế và một số các mặt hàng
có hàm lượng khoa học cao.
Một điểm cần chú ý là các nước này không đi vào sản xuất những
sản phẩm có giá trị lớn mà trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trường, chọn
ra những sản phẩm độc đáo, giá trị nhỏ nhưng có khả năng xuất khẩu với
khối lượng lớn, vừa tạo ra việc làm cho nhân dân trong nước vừa tích lũy
ngoại tệ.
Ngày nay, khi xu hướng lợi thế giá lao động rẻ đang giảm dần, các
nước này đang ra sức chuẩn bị tích cực chuyển hướng sang các ngành có
hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao. Và đồng thời các nước này cũng đã kịp
thời hòa nhập vào xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế. Tích cực
đầu tư ra nước ngoài, nhưng vẫn đảm bảo xu hướng tăng trưởng lấy nhu
cầu trong nước làm chủ đạo và phát triển kinh tế trên cơ sở vẫn giữ vững
bản sắc văn hóa - xã hội độc đáo của mình.
Đối với Việt Nam, một đất nước có tỷ lệ lao động và đất đai lớn thì
có thể hy vọng rằng tỷ trọng GDP, xuất khẩu và việc làm trong nông
nghiệp sẽ giảm cùng với quá trình phát triển kinh tế. Mục tiêu của Việt
Nam là sẽ giảm tỷ trọng GDP trong nông nghiệp xuống còn 19,20%.



Nếu khu vực phi nông nghiệp thu hút toàn bộ số lao động tăng thêm
thì việc làm phi nông nghiệp phải tăng 3,8% một năm. Đó là một việc làm
rất khó đạt. Biểu 3 cho chúng ta thấy tốc độ tăng trưởng của khu vực phi
nông nghiệp ở một số nước châu Á tại thời điểm khi tỷ trọng của lực lượng
lao động nông nghiệp là 75%. Trong những nước được nghiên cứu, không
có nước nào có thể đạt được tốc độ tăng trưởng trên 7%. Ở hầu hết các nước,
tăng trưởng của khu vực phi nông nghiệp lao động xoay quanh ở mức 4%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và các ngành công nghiệp nói
riêng ở Việt Nam hiện nay cao hơn nhiều so với tốc độ đã đạt được của các
nước được liệt kê trong (biểu 4) ở các giai đoạn được đề cập. Tuy nhiên, ở
đây công nghệ và vốn có tầm quan trọng lớn hơn và độ co giãn của việc
làm đối với việc phát triển công nghiệp trong giai đoạn hiện nay nói chung
thấp hơn so với trước. Trong bất kỳ tình huống nào thì khu vực phi nông
nghiệp cũng không thể thu hút số lao động tăng trên ở nông thôn nếu không
phải trả giá đắt cho các vấn đề kinh tế - xã hội, kinh nghiệm của nhiều nước
đang phát triển ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh cho thấy lực lượng
lao động nông thôn di chuyển ra thành thị kể cả khi tốc độ phát triển của
công nghiệp rất cao; và sự chuyển dịch này sẽ tạo thêm nhiều vấn đề bức
xúc cho thành phố: ô nhiễm môi trường, tăng tội phạm, tắc nghẽn giao
thông, các tệ nạn xã hội...
Vì vậy, phải có bước đệm ngắn từ 5-10 năm, một bộ phận lao động
tăng thêm sẽ phải được giải quyết ngay trong chính môi trường nông
nghiệp - nông thôn thông qua việc phát triển các ngành nghề mới và phát
triển công nghiệp nông thôn.




×