Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

đề thi học kỳ 1 (đề 20)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.21 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THPT ĐẠI NGÃI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1
TỔ ĐỊA-GDCD MÔN: GDCD - KHỐI 10
Thời gian: 45 phút (không kể phát đề).
HỌ TÊN:.......................................................
LỚP:...............
NỘI DUNG ĐỀ:
Phần I: Trắc nghiệm (1.5 điểm).
Câu 1: .....................................là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch
sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
a.Thực tiễn b. Nhận thức
c. Vận động d. Phát triển
Câu 2: Hãy chọn câu đúng trong những câu sau
a. Giới tự nhiên là do thần linh tạo ra b. Giới tự nhiên là do con người tạo ra
c. Giới tự nhiên là cái sẵn có d. Tất cả đều đúng
Câu 3: Thực tiễn có mấy vai trò đối với nhận thức
a. 3 b. 4 c. 5 d. 6
Câu 4: Câu tục ngữ nào sau đây nói về mâu thuẫn
a. Yêu nên tốt, ghét nên xấu b. Mềm nắn rắn buông
c. Trẻ trồng na, già trồng chuối d. Tất cả đều đúng
Câu 5: Hành vi tiêu cực của con người đối với môi trường tự nhiên sẽ gây ra hậu quả
a. Cân bằng sinh thái bị phá vỡ b. Gây nguy hiểm cho cuộc sống con người
c. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt d. Tất cả đều đúng
Câu 6: Con người có thể cải tạo thế giới khách quan trên cơ sở
a. Tránh khỏi sự ràng buộc của quy luật khách quan b. Theo ý muốn chủ quan của con người
c. Tôn trọng quy luật khách quan d. Trái quy luật khách quan
Phần II: Ghép cột A với cột B sao cho nội dung tương ứng: (1.5 điểm).
CỘT A CỘT B
A. Chất 1. Là giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng đã làm biến đổi về
chất của sự vật hiện tượng.
B. Nhận thức cảm tính 2. Là nhận thức chủ yếu nhờ vào các cơ quan cảm giác để tìm ra
các đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng.


C. Độ 3. Là thuộc tính cơ bản, biểu thị trình độ phát triển, qui mô, số
lượng... của sự vật hiện tượng.
D. Lượng 4. Là nhận thức chủ yếu nhờ vào các thao tác tư duy để tìm ra
bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng.
E. Điểm nút 5. Là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm biến
đổi về chất của sự vật hiện tượng.
F. Nhận thức lý tính 6. Là thuộc tính tiêu biểu, phân biệt sự vật hiện tượng này với sự
vật hiện tượng khác.
Trang 1
Đề 2
Phần III: Tự luận (7 điểm).
Câu 1: Thế nào là nhận thức? Quá trình nhận thức gồm mấy giai đoạn- kể tên? (2đ).
Câu 2: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chất và lượng? (3đ).
Câu 3: Bản thân em đã có việc làm nào thể hiện “Học đi đôi với hành”? Việc đó có tác dụng gì đối
với bản thân em (2đ).
--Hết--
Trang 2
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
Phần I: Trắc nghiệm: (1.5 điểm)
Câu 1: a Câu 4: d
Câu 2: c Câu 5: d
Câu 3: b Câu 6: c
Phần II: Ghép cột A với cột B sao cho nội dung tương ứng: (1.5 điểm).
A – 6 D – 3
B – 2 E – 1
C – 5 F – 4
Phần III: Tự luận (7 điểm).
Câu 1:(2đ)
Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc
của con người để tạo nên hiểu biết về chúng. Quá trình nhận thức gồm 2 giai đoạn:

- Nhận thức cảm tính.
- Nhận thức lý tính.
Câu 2: (3đ)
Chất Lượng
Giống nhau
- Là thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật hiện tượng
- Có mối quan hệ tác động qua lại với nhau
Khác nhau
- Dùng để phân biệt sự vật hiện tượng
này sự vật hiện tượng khác.
- Biến đổi sau.
- Biến đổi nhanh chóng khi lượng đạt
tới điểm nút.
- Dùng để chỉ trình độ phát triển,
qui mô, tốc độ vận động, số lượng
của sự vật hiện tượng.
- Biến đổi trước.
- Biến đổi từ từ.
Câu 3: (2đ).
Gợi ý:
- Nêu được ví dụ của bản thân về việc áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế.
- Nêu được ý nghĩa của việc làm đó đối với bản thân mình.
Trang 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×