VĂN HỌC MỸ LA-TINH
MỤC LỤC
TIỂU LUẬN VĂN HỌC MỸ LATIN
Đề tài: NGỤ NGÔN TRONG PHẦN KẾT CỦA NHÀ GIẢ
KIM VÀ LIÊN HỆ ĐẾN CẤU TRÚC BI KỊCH CỦA
ARISTOTLE
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà giả kim có mở đầu như một tiểu thuyết, tiến triển như một câu
chuyện cổ tích và kết thúc như một ngụ ngôn. Qua đây, ta thấy được nghệ
thuật xây dựng tác phẩm của Paulo Coelho đã đạt đến đỉnh cao. Với lối kết
thúc tác phẩm như một ngụ ngôn ta thấy rằng, tác giả muốn gửi gắm những
thông điệp ý nghĩa bằng con đường giáo huấn và muốn những lời giáo huấn
ấy đi sâu vào trái tim người đọc, để họ nhận ra chân lí của cuộc sống. Chúng
ta sẽ đi sâu phân tích và tìm ra nguyên nhân của kết thúc (giai đoạn mở nút)
trong Nhà giả Kim để hiểu được tầng nghĩa sâu của cả tác phẩm, đặc biệt là
trong chương 52 và chương kết của tác phẩm.
Tôi không nói phần kết thúc tiểu thuyết là đoạn tuyệt bút, nhưng những
gì nó mang lại cho người đọc là một trải nghiệm tuyệt vời. Một kết thúc bất
ngờ, không báo trước. Mấy ai biết được rằng nơi mà cậu bé chăn cừu
1
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
Santiago rời đi theo tiếng gọi giấc mơ cũng chính là nơi cậu bé ấy trở về
theo sự giác ngộ của tư tưởng. Một kết thúc mà tạo ra được nhiều dấu chấm
hỏi cũng như để lại sau nó là cả một dấu lặng dài. Với việc truyền tải thông
điệp qua từng từ, từng chữ thì phần kết của Nhà giả kim đã phần nào thức
tỉnh nhiều trái tim còn ngủ quên và nó cũng mang đến cho độc giả một ngụ
ngôn về cuộc sống, về cuộc đời.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I - SƠ LƯỢC VỀ NGỤ NGÔN
1. Khái niệm
Ngụ ngôn là một thể loại của văn học giáo huấn, mang nội dung đạo đức,
có hình thức thơ hoặc văn xuôi tương đối ngắn, sử dụng phúng dụ như một
nguyên tắc tổ chức tác phẩm.
2. Đặc điểm
Đặc điểm cấu trúc của ngụ ngôn hầu như không biến đổi trong suốt quá
trình lịch sử của thể loại. Đó là do tính chất, đối tượng và chức năng của nó.
Ngụ ngôn là một kiểu truyện phúng dụ bằng thơ hoặc văn xuôi rất ngắn
mang nội dung giáo dục đạo đức. Bài học đạo đức trong tác phẩm toát ra từ
việc chế giễu các tính cách và đặc điểm tiêu cực nào đó của con người, và
phần lớn các thói xấu, nhược điểm của con người được thể hiện trong các
hình tượng loài vật như chim, cá, thú, gia súc v.v. Phúng dụ của ngụ ngôn
thường dựa trên các đặc điểm tiêu biểu, thông dụng của các loài vật (như cáo
ranh mãnh, sư tử khỏe mạnh, thỏ nhút nhát v.v.). Cốt truyện ngụ ngôn ngắn,
hàm xúc, giàu sức biểu hiện, bộc lộ bản chất của đối tượng, và hình thức
phúng dụ trợ giúp đắc lực cho sự thuyết minh tính cách của nhân vật ngụ
ngôn.
2
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
3. Cấu trúc
Hầu hết các tác phẩm ngụ ngôn được chia làm hai phần: phần thứ nhất
truyền đạt một hiện tượng hay một nhân vật, sự kiện buồn cười; phần thứ hai
là bài học đạo đức. Tuy vậy, không nhất thiết mọi tác phẩm đều có cấu trúc
tương tự. Nhiều tác phẩm phần hai bị lược đi, bài học tự nó thoát ra từ cốt
truyện. Các bài học đó thường được đúc kết thành thành ngữ, ngạn ngữ,
cách ngôn, chẳng hạn “thầy bói xem voi”, “đẽo cày giữa đường”, “ếch ngồi
đáy giếng”, “cáo mượn oai hùm”, “vẽ rắn thêm chân” v.v. hay một điển cố
văn học.
CHƯƠNG II - NGỤ NGÔN TRONG PHẦN KẾT THÚC CỦA
NHÀ GIẢ KIM
Trong phần cuối của tiểu thuyết, Paulo đã cho người đọc xem một cuốn
phim với một góc quay đa chiều, cận cảnh. Ông đã làm chuyển hướng toàn
bộ tác phẩm, thoạt đầu ai cũng nghĩ rằng kho báu sẽ nằm ngay dưới chân
Kim tự tháp theo đúng như giấc mơ của Santiago. Nhưng không, độc giả đã
bị lừa – một cú lừa rất khéo léo và tinh tế của nhà văn. Ông để cho độc giả
đắm mình vào cốt truyện ông kể, khiến họ không thể nào rời mắt ngay từ khi
đọc tên tiểu thuyết cho đến cuối truyện. Ấy vậy mà, người đọc không thể
ngờ rằng, cách kết thúc truyện của ông đã được tính toán kĩ lưỡng chỉ chờ
người đọc sa vào, nhưng cũng chính vậy ta mới thấy được đầu óc nhạy bén
và một nghệ thuật xây dựng tác phẩm vô cùng độc đáo của ông.
1. Minh chứng cho tính ngụ ngôn cuối tiểu thuyết
1.1.
Nơi bắt dầu cũng là nơi kết thúc
“Mày không chết được đâu. Mày sẽ còn phải sống để nhớ rằng đừng nên
ngu xuẩn thế. Hai năm trước, ngay chính chỗ này, tao cũng đã nhiều lần mơ
rằng tao phải đi Tây Ban Nha, tìm một ngôi nhà thờ làng đã sụp lở mà lũ
chăn cừu thường đưa cừu vào đó làm chỗ trú chân. Trong phòng thay áo lễ
3
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
có mọc một cây cầu, dưới rễ nó chôn giấu một kho vàng. Tao đâu có ngu để
chỉ vì một giấc mơ mà vượt sa mạc”.
Đây dường như là câu trả lời cho mọi thứ, kể cả kho báu mà Santiago
luôn đi tìm bấy lâu. Không phải một mình cậu mơ thấy kho báu, mà còn
nhiều người khác mơ thấy kho báu của đời mình, nhưng chẳng ai can đảm
để vượt khó khăn để đi tìm kho báu ấy. Vì họ cho rằng, giấc mơ thường trái
với sự thật, sẽ không thể nào xảy ra trong thế giới thực tại này. Vì thế họ từ
bỏ nó một cách dễ dàng. Họ không muốn sống mà theo đuổi cái họ không tin
chắc là sẽ có thật huống hồ gì đó chỉ là một giấc mơ trong một cơn tỉnh ngủ
mê man nào đó. Nó quá ư là phù phiếm, cũng chính vì thế mà họ mất đi một
cơ hội trong đời mình để chiếm lĩnh kho báu. Cuộc sống rất giỏi trong việc
thuyết phục và tên cướp ấy đã tin vào điều đó – hắn quá nhỏ bé, và càng
không xứng đáng với ước mơ kia. Đối với Santiago thì khác, cậu cũng mơ,
nhưng giấc mơ đến với cậu như một điềm báo, cậu tin vào nó, cậu tin nó tồn
tại và cậu dám từ bỏ hết tất cả những thứ ở quê nhà Tây Ban Nha để lên
đường sang Ai Cập – nơi có Kim Tự Tháp, để chinh phục giấc mơ của mình.
Tuy tới nơi, không tìm được kho báu, còn bị hai tên cướp đánh đập nhưng
cậu đã có được những thứ mà trước kia mình chưa từng nghĩ là sẽ có nó. Đó
chính là cậu đã được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp đồ sộ của Kim Tự Tháp
dưới ánh trăng vàng lung linh và vô cùng lãng mạn. Còn gì hơn thế, cậu phải
cảm thấy vui vì công sức của mình bỏ ra thật không uổng phí. Thử hỏi trên
đời này có mấy ai được tận mắt chứng kiến Kim Tự Tháp? Xin thưa rằng,
với một số người điều chỉ có thể nằm trong mơ. Chính vì một số người có cơ
hội trong tay nhưng họ không biết nắm giữ, không biết chinh phục nó, nên
cơ hội ấy một lần nữa lại thuộc về Santiago. Có hay không việc nơi bắt đầu
lại là nơi kết thúc. Và việc cậu tìm được kho báu nơi chính quê hương mình.
Điều này quả thật là một điều kì diệu.
4
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
Có hai nguyên nhân khiến cho hai tên cướp từ bỏ việc từ Ai Cập sang
Tây Ban Nha để chinh phục ước mơ tìm kho báu mà mình mơ. Thứ nhất, xét
về mặt kinh tế của hai người này. Ta thấy rằng nếu họ đủ kinh phí để thực
hiện một chuyến du hí từ Ai Cập qua Tây Ban Nha thì họ cần làm việc tích
cực để tích góp tiền, nhưng đằng này họ lại đi ăn trộm. Thử hỏi rằng với
nghề ăn trộm vặt thì họ có thể có đủ tiền để đi không? Hoặc nếu cho là có đi
chăng nữa thì họ sẽ phải còn ăn trộm bao nhiêu năm nữa mới đủ tiền để đi?
Thứ hai, về vấn đề địa lí, Ai Cập cách Tây Ban Nha khá xa, bị ngăn sông
cách biển nên chính vì thế họ từ bỏ giấc mơ của mình và chôn nó vào dĩ
vãng. Đây là hai nguyên nhân chính khiến họ từ bỏ và không bao giờ nghĩ
đến giấc mơ ấy nữa.
Với việc xây dựng hình tượng nhân vật tên cướp – đại diện cho những
con người buông bỏ giấc mơ của mình, Paulo đã để cho tên cướp ấy tự hạ
mình xuống, bởi vì một kẻ không có niềm tin, không có đức tin thì lấy đâu
ra việc hắn có thể từ bỏ tất cả, thậm chí tính mạng của mình để đến một nơi
đất khách quê người để tìm báu vật. Trong khi chưa biết được tính chính xác
của nó. Nếu Santiago không nói cho hắn biết là cậu ta đang tìm kho báu thì
sẽ chẳng bao giờ ta biết được giấc mơ thật đến 100% của tên cướp. Chính từ
đây, thông điệp mà nhà văn gửi gắm dần được hé lộ, độc giả khi đọc đến đó
sẽ dần tìm ra được chân lí, thoát li khỏi những ý nghĩ cao xa, vô thức. Điều
làm cho câu nói của tên cướp trở nên đắt giá nữa ấy chính là cách hắn diễn tả
nơi có kho báu. Lúc này người đọc mới giật mình lật lại những trang đầu của
tiểu thuyết và y như rằng họ sẽ bắt gặp: “Khi cậu chăn cừu Santiago xua
được đàn cừu về đến ngôi nhà thờ cổ và hoang phế thì trời đã sẩm tối. Ngôi
nhà thờ này đã bị sập mái từ khá lâu rồi và nơi xưa kia là phòng thay áo lễ
nay sừng sững một cây dâu tằm to tướng.”. Không sai đâu, chính nó đấy,
5
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
chính là nơi mà Santiago cùng với lũ cừu của mình ngủ lại vào cái đêm mà
cậu mơ thấy giấc mơ kì lạ và nó quay lại như một điềm báo. Chính nó đấy!
Dẫn chứng trên đây là một minh chứng cho triết lí về cuộc sống, cho
những kẻ biết ước mơ. Đọc tới đây ta mới chợt nhận ra rằng, không chỉ
Santiago có giấc mơ về kho báu. Ai ai trên Trái đất cũng đều có một kho báu
chờ đợi mình nhưng dám dấn thân thì hễ có mấy người. Chẳng có gì là ngẫu
nhiên và không có ý nghĩa cả. Paulo đã nêu lên một bài học đơn giản ở đời –
hạnh phúc và những điều quan trọng nó ở ngay bên cạnh mình mà con người
ta nhất là khi còn trẻ cứ mải mê tìm kiếm cái gì đó xa xôi quá. Kho tàng sờ
sờ ngay trước mắt mà ta không hề biết, đôi khi chỉ vì ta không dám tin rằng
nó quá đỗi đơn giản như thế! Thật bất ngờ, kho báu không ở Kim Tự Tháp
Ai Cập xa xôi vạn dặm, mà ở nơi mà năm xưa Santiago thường đưa đàn cừu
đến làm chỗ trú chân. Một cái kết ở ngay quê nhà thật tuyệt vời biết bao!
Điểm khởi đầu cũng chính là điểm kết thúc. Cuộc đời con người cũng thế, là
một vòng luân hồi. Đây chính là ngụ ngôn mà tác giả muốn truyền tải đến
cho người đọc.
1.2.
Nhìn thấy được Kim Tự Tháp
“Nếu ta cảnh báo cậu thì cậu sẽ chẳng bao giờ thấy được Kim Tự Tháp. Mà
chúng đẹp biết bao, phải thế không?”. Đây chính là câu nói của nhà luyện
kim đan. Cuộc sống của con người giống như một cuốn phim vậy. Sẽ thú vị
biết bao nếu lần đầu ta xem nó, ta sẽ không biết chuyện gì đang xảy ra, sẽ
diễn biến như thế nào trong tương lai. Ta càng không biết số phận của mình
mai sau sẽ ra sao. Ta chỉ có thể thưởng thức cuốn phim theo dòng chảy thời
gian mà thôi. Nếu ta xem cuốn phim ấy rồi, thì khi ngồi coi lại ta cảm thấy
rất chán, vì ta đã thuộc những chi tiết phim trong bụng mình rồi. Vậy ta
không cần phải xem bộ phim lần hai, lần ba nữa. Điều đó thật mất thời gian.
Và câu nói của nhà luyện kim đan cũng giống như vậy. Nếu như ông cho
6
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
Santiago biết ở nơi Kim Tự Tháp kia không có kho báu, vậy thì thử hỏi cậu
có dám bỏ phí công sức của mình để tới một nơi không như cậu mong muốn
để tìm kho báu không?. Tất nhiên là không rồi. Và theo lẽ đó, nhà luyện kim
đan muốn cuộc du hành của Santiago phải được đi trọn vẹn đến phút cuối
cùng. Một cánh cửa khép lại sẽ có nhiều cánh cửa khác mở ra, tuy đến nơi,
không tìm thấy kho báu nhưng thứ mà Santiago có được lại là cả một ước
mơ của một đời người bình thường. Ấy là nhìn thấy được Kim Tự Tháp. Với
câu hỏi của nhà luyện kim đan “Mà chúng đẹp biết bao, phải thế không?”,
ta cũng đủ thấy rằng, với vẻ đẹp tuyệt vời của Kim Tự Tháp khó ai có thể
cưỡng lại nó. Nó quá đồ sộ, quá to lớn, dẫu dưới chân nó không có kho báu
thì chí ít Santiago cũng đã được đánh thức bởi vẻ đẹp kì diệu ấy – vẻ đẹp
của niềm tin. Nếu Santiago không bước tiếp, đối mặt với biết bao hiểm nguy
để giải mã giấc mơ thì liệu cậu có thể tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp kì vĩ của
Kim Tự Tháp?
1.3.
Cuộc đời rất hào phóng
“Đúng là cuộc đời rất hào phóng với người nào chịu theo đuổi vận mệnh
mình”
Cuộc sống rất công bằng, với những người chịu theo đuổi vận mệnh
của mình thì không bao lâu họ sẽ chinh phục được nó. Và với Santiago, cậu
đã được cuộc đời quá ưu ái, khi ra đi với hai bàn tay trắng nhưng khi về cậu
lại về với hai món quà thực sự giá trị trong tay: một vật chất, một tinh thần.
Vật chất ở đây chính là việc cậu đã tìm được kho báu mà cậu mơ ước bấy
lâu, một kho báu mà cả đời này, dù cậu có làm lụng vất vả cũng chưa chắc
có được. Đó chính là món quà mà Thượng Đế đã trả công cho cậu, khi cậu
luôn muốn chinh phục ước mơ của mình đến cùng. Tinh thần ở đây, chính là
cậu đã được tận mắt chứng kiến được Kim Tự Tháp đồ sộ, đẹp đẽ đến
nhường nào. Cậu dường như đã được trả công gấp bội khi mục đích đầu tiên
7
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
của cậu chỉ là đi tìm kho báu. Nhưng ai biết rằng cái kho báu lớn nhất đời
cậu lại là được đứng dưới chân Kim Tự Tháp ngước nhìn nó trong một đêm
trăng vàng nên thơ. Quả thật Thượng Đế rất phóng khoáng khi tặng cậu hai
món quà rất hậu hĩnh, cậu không mất tất cả mà là đã có tất cả trong tay. Câu
nói như một lời giáo huấn, nó giáo huấn con người rằng: hãy thực hiện ước
mơ đi vì cuộc đời sẽ cho bạn nhiều thứ mà bạn không ngờ tới trên con
đường chinh phục ước mơ của mình.
Cậu bé với niềm đam mê chu du thiên hạ, đã gây dựng cho mình niềm
đam mê và bắt tay thực hiện nó với đàn cừu của mình để rồi nó gắn kết vào
tâm linh vũ trụ dẫn dắt cậu tới các dấu hiệu của Thượng đế. Từ giấc mơ về
kho tàng bí mật, tới lời giải đoán của mụ thầy bói và đỉnh điểm là cuộc gặp
gỡ với vị Vua già của xứ Salem. Tất cả là hư cấu nhưng nó phảng phất thực
tế trong câu chuyện này. Đó là khi ta thường nói về những người gặp thành
công, họ gặp thời hay số phận họ may mắn hơn mình, tất cả là vì họ đang
làm theo niềm đam mê của họ, lắng nghe con tim của họ và được kết nối với
sự hỗ trợ của tâm linh vũ trụ. Trong câu chuyện là những bài học về lòng tin
người khi cậu bé lần đầu ra khỏi vùng an toàn, khỏi quê hương của mình tới
vùng đất xa lạ và không tương đồng về ngôn ngữ. Cậu bé bị một gã lừa tiền
bán cừu cho vị vua, tiền để cậu dùng cho chuyến đi tìm kho bàu của cuộc
đời mình. Nhưng đó chính là cơ hội để cậu học hỏi về sự kết nối phi ngôn
ngữ, giống như cậu giao tiếp với bầy cừu của cậu, sự cảm nhận về dấu hiệu,
về sự quan sát cuộc sống, con người, những biến đổi của cuộc sống thường
nhật. Nó giúp cậu tìm ra nguyên nhân ế ẩm của ông già bán pha lê, tìm ra
được tiềm năng của việc bán trà trong ly pha lê để quảng cáo cho việc bán
pha lê. Tất cả giúp cậu học hỏi cách vượt qua thử thách, học cách kiếm tiền
học cách quan sát giao tiếp vô hình và hơn hết tạo đà giúp cậu tiếp tục thực
hiện chuyến đi của mình. Vì nó đã nằm trong sứ mệnh của cậu khi đến trái
8
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
đất này. Hành trình của cậu là một hành trình vô cùng thú vị khi cậu gia
nhập đoàn vượt sa mạc đây là giai đoạn đỉnh cao khi cậu học cách kết nối
với tự nhiên, với sa mạc mênh mông và kỳ bí sự kết nối với mặt trời, gió và
chím giúp cậu dường như chinh phục khả năng vô hạn của vũ trụ và chính
phục khả năng vô hạn của chính cậu và hơn hết giúp cậu gắn kết toàn bộ với
nhiệm vụ của mình. Câu chuyện là một quá trình thú vị đầy chông gai nhưng
vô cùng gần gũi về những điều mỗi bản thân chúng ta có thể nhìn thấy xung
quanh ta mỗi ngày. Với sự nỗ lực không ngừng và hơn hết là sự tự học hỏi
và gắn kết giữa lắng nghe con tim mình cộng với quan sát dấu hiệu của vũ
trụ và gắn kết với tâm linh vũ trụ, cậu bé đã tìm thấy kho báu của mình và
trở về lại với cô gái sa mạc, người khi gặp mặt cậu đã biết cô ấy chính là
người cậu sẽ chung sống suốt đời và chứng minh cho cậu biết tình yêu
không cản trở sứ mệnh của cậu mà là động lực thúc đẩy quá trình đó tiền lên
nhanh hơn. Cái đó gọi là nguyên lý đãi ngộ. Lần đầu tiên khi ta liều chơi đỏ
đen thì thường là ta thắng. Thánh nhân đãi kẻ khù khờ mà. … “Đúng là cuộc
đời rất hào phóng với người nào chịu theo đuổi vận mệnh của mình”.
2. Chức năng văn học của tính ngụ ngôn trong Nhà giả kim
Paulo Coelho đã vô cùng khéo léo khi mang đến một ngụ ngôn cho người
đọc một cách tuyệt vời. Với ba dẫn chứng trên ta cũng phần nào thấy được
ngụ ý mà tác giả muốn chuyển tải đến với người đọc. Nếu đọc qua nó một
lần, có lẽ ta sẽ không thể nào hiểu được ngụ ý mà tác phẩm muốn mang đến
cho ta. Bằng cách vừa đọc vừa suy ngẫm, ta mới cảm thụ hết sức lan tỏa của
nó đến với trái tim mình. Bằng trang viết phân mảnh, Paulo Coelho không
dùng sức nặng của từng con chữ để nén tác phẩm lại, mà chỉ sử dụng bề mặt
của nó để làm toát lên cái ẩn ý mà tác giả muốn mang đến cho người đọc. Sự
giáo huấn chính là đặc điểm lớn nhất của ngụ ngôn. Nếu đọc nhiều truyện
ngụ ngôn ta cũng thấy được việc truyền tải nội dung ý nghĩa của tác phẩm
9
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
chỉ khuất sâu dưới câu chữ chứ nó không bao giờ nổi lên trên, mục đích chỉ
để khơi gợi tính sáng tạo và sự thõa mãn nơi người đọc.
Trở lại với Nhà giả Kim, từ ba dẫn chứng trên ta có thể xâu chuỗi chúng
lại và đưa ra một ngụ ngôn rằng: Con người luôn sợ thất bại vì vậy họ không
dám bỏ cả một cuộc sống thật để chinh phục giấc mơ của mình, và cơ hội ấy
sẽ lại chuyển sang cho người khác, cứ thế cứ thế chuyển cho từng người trên
thế giới cho tới khi có một người dám vì nó mà từ bỏ tất cả để lên đường
chinh phục nó. Cuộc đời sẽ không bao giờ đối xử tệ với ai, và nó luôn hậu
hĩnh với những ai biết theo đuổi ước mơ của mình.
Với lối kết thúc như một ngụ ngôn, giá trị của tiểu thuyết như một lời di
huấn hơn là một quyển tiểu thuyết thông thường chỉ để đọc và giải trí.
CHƯƠNG III - LIÊN HỆ ĐẾN CẤU TRÚC BI KỊCH CỦA
ARISTOTLE
1. Cấu trúc bi kịch của Aristotle và cấu trúc cốt truyện hiện đại
Aristotle (384-322 TCN) có nhắc đến xung đột như điểm tựa của cốt
truyện nhưng chưa nhấn mạnh. Ông nói mỗi bi kịch có hai phần là thắt nút
và mở nút. Sau này, lí luận văn học phương Tây đã phát triển vấn đề này, từ
thời Môlie đã đi đến cấu trúc cốt truyện trên cơ sở xung đột với 5 phần (diễn
biến hành động kịch) : giao đãi, phát triển, cao trào, đột biến, mở nút. Theo
đó:
+Phần giao đãi: Các nhân vật chính xuất hiện;
+Phần phát triển (thắt nút): Có sự thay đổi trong tâm lí, tính cách,
hành động của nhân vật;
+Cao trào: Xung đột diễn ra gay gắt;
+Đột biến: Tức có sự thay đổi trong diễn tiến tác phẩm;
+Kết thúc (mở nút): Kết thúc truyện, giải quyết các vấn đề của truyện.
10
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
Đặc biệt, sau khi kết thúc kịch, không được quay về phần thắt nút như ban
đầu, mà phải nâng tầm vấn đề lên để nêu lên tư tường.
Theo Aristotle, phần thắt nút thường bao gồm những sự kiện ở ngoài
và một số sự kiện nằm ngay trong vở kịch; còn phần mở nút là phần còn lại.
Ông gọi phần kéo dài từ đầu vở kịch cho tới giới hạn của sự chuyển biến từ
bất hạnh đến hạnh phúc hoặc ngược lại là phần thắt nút, còn phần mở nút
là phần tiếp theo từ lúc có sự chuyển biến này đến hết 1. Trong Nhà giả kim,
phần thắt nút chính là việc Santiago mơ thấy một giấc mơ rằng nơi Ai Cập
dưới chân Kim Tự Tháp có một kho báu và cậu quyết định “thu hết can đảm
nói với bố rằng mình không muốn trở thành linh mục, mà muốn được đi đây
đó.”. Cậu rong ruổi vượt sa mạc để đến với Ai Cập tìm kho báu của đời
mình, còn phần mở nút chính là khi cậu đến được Ai Cập và nghe tên cướp
nói với cậu rằng hắn đã “từng mơ đi đến Tây Ban Nha tìm một ngôi nhà thờ
làng đã sụp lở mà lũ chăn cừu thường đưa cừu vào đó làm chỗ trú chân.
Trong phòng thay áo lễ có mọc một cây cầu, dưới rễ nó chôn giấu một kho
vàng.” cho đến hết.
Aristotle cũng quan niệm rằng: sự giống nhau thường là giữa các vở
kịch có phần thắt nút và mở nút giống nhau. Nhiều người xây dựng phần
thắt nút rất đạt, nhưng lại mở nút rất tồi, mà đáng lí ra cần phải luôn luôn
thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ đó 2. Khi soi lí luận này vào phần kết của Nhà
giả kim ta thấy rằng, phần mở nút mà Paulo tạo ra cho tác phẩm không tồi
chút nào, ông đã làm tốt cả hai nhiệm vụ khi tạo ra phần thắt nút vô cùng
độc đáo, từ việc những giấc mơ cứ liên tục đến với Santiago như một điềm
báo, chính những điềm báo đó, Paulo đã cho nhân vật mình một tính cách
1 Nghệ thuật thơ ca, Aristotle; Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Thái Bảy
dịch, nxb Lao Động, 1997, Tr.77
2 Nghệ thuật thơ ca, Aristotle; Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Thái Bảy
dịch, nxb Lao Động, 1997, Tr.78
11
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
kiên trì, vượt qua khó khăn để đến với kho báu của đời mình. Trong phần
mở nút, Paulo đã mở nút cho nhân vật một cách tuyệt vời với một lối kết
thúc mở, ông trao quyền sáng tạo tiếp câu chuyện cho người đọc. Điều đó đã
tạo nên sức hấp dẫn chìm cho tiểu thuyết. Ông đẩy truyện lên một cao trào
rồi hạ nó xuống, rồi lại nâng nó lên. Ở cuối tiểu thuyết, Paulo đã cho nhân
vật mình ngộ ra được nhiều điều và như thế tạo ra nhiều tầng ý nghĩa cho tác
phẩm.
2. So sánh tiểu thuyết Nhà giả kim với lí luận của Aristotle về phần
kết thúc (mở nút)
2.1.
Giống nhau
Như đã nói ở trên, nếu Aristotle cho rằng sau khi kết thúc một bi kịch,
người sáng tạo ra nó phải nâng tầm của nó lên, đưa đến những tư tưởng cho
người xem, thì Nhà giả kim cũng vậy, Paulo Coelho đã thành công khi ông
đã mang đến cho người đọc một ngụ ngôn không những hay, ý nghĩa mà nó
còn sâu sắc cho mọi thế hệ, cho mọi tầng lớp, giai cấp. Ngụ ngôn cuối tiểu
thuyết như một sự giải phóng về mặt tinh thần cho con người. Nó giải phóng
con người khỏi những điều tầm thường, nâng tầm hiểu biết và cảm nhận của
con người lên một cách đủ rộng. Nó sẽ quấn mãi lấy tâm trí người đọc kể cả
khi họ đã gấp lại trang tiểu thuyết cuối cùng. Tư tưởng trong phần mở nút là
tư tưởng của tác giả, nhưng người đọc là người tiếp thu tư tưởng ấy để sáng
tạo nó lên và vận dụng vào cuộc sống.
2.2.
Khác nhau
Aristotle đã lí luận cho những cái kết bình thường, cho những vở kịch
mà cái kết nó đã cố định từ trước, người xem có muốn phát triển thêm, sáng
tạo thêm cũng không được nữa. Bởi lẽ thường, nhà văn đã đặt một dấu chấm
hết cho tác phẩm, không cho tác phẩm kết thúc theo lối diễn đạt nhiều chiều
từ phía người tiếp nhận. Bởi vậy nên ông mới lí luận rằng: “…phần cuối là
12
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
cái mà theo tính tất yếu hay theo lẽ thường đều phải theo sau cái gì đó, và
sau nó không còn cái tiếp theo…”3. Trên văn đàn của Văn học Việt nam thời
kì 30-45, ta thấy rằng, để tố cáo hiện thực xã hội, sự tha hóa nhân cách của
con người, bán linh hồn của mình cho quỷ dữ, đồng thời nêu lên tiếng lòng
than thở của tác giả. Tuy viết dưới ngòi bút lạnh nhạt nhưng sự thương cảm
của Nam cao đối với Chí Phèo không phải là không có. Và kết thúc truyện
Chí Phèo là một sự luân hồi, bằng việc Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và
thị thấy thoáng hiện ra cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người
qua lại. Kết thúc truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của
người nông dân lao động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối tương ứng hàm
ý tương lai sẽ chỉ là sự lặp lại của hiện tại. Và hiện tượng Chí Phèo sẽ không
chấm dứt, nó sẽ còn mãi. Việc cho tác phẩm một kết thúc mở, sẽ làm nó
thêm hay hơn diễn đạt được ngụ ý của nhà văn và hơn nữa nó thể hiện được
tài năng, khả năng nhìn xa, vượt thời đại của họ, mà cụ thể ở đây là Nam
Cao. Vì vậy ta mới nói “một chi tiết nhỏ làm nên một nhà văn lớn”.
Trở lại với Nhà giả kim là cuốn tiểu thuyết tạo ra cho người đọc nhiều
suy nghĩ, vì vậy Paulo không thể nào kết thúc tiểu thuyết mà “sau nó không
còn cái tiếp theo”. Một lối kết thúc mở cũng gây được sự tò mò cho người
đọc, khiến người đọc phải suy nghĩ, phải canh cánh liệu rằng, số phận nhân
vật sẽ ra sao nếu kết thúc như vậy. Tôi lấy một ví dụ, cuối tiểu thuyết, có
đoạn: “Gió lại thổi, gió Levante từ châu Phi. Lần này gió không mang lại
mùi sa mạc hay mối đe dọa xâm lược của người Mauren, mà mang đến một
mùi thơm cậu rất quen, và một nụ hôn nhẹ nhàng chạm trên môi cậu. Cậu
mỉm cười. Lần đầu tiên cô ấy hôn mình.
3 Nghệ thuật thơ ca, Aristotle; Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Thái Bảy
dịch, nxb Lao Động, 1997, Tr.40
13
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
“Anh đến đây, Fatima ” , cậu nói.”. Đầu tiên khi đọc tới đây, người đọc sẽ
đặt câu hỏi gì? Hoặc là Santiago và Fatima có thể đến với nhau không? Hay
Santiago sẽ làm gì nếu gặp lại Fatima? Tôi sẽ làm rõ câu hỏi thứ hai. Có một
số người sẽ cho rằng, khi gặp Fatima thì Santiago sẽ ôm và hôn thắm thiết;
cũng có người thì lại cho rằng, họ sẽ nói chuyện với nhau. Nhưng ở đây, ta
cần phải hiểu rằng, nếu tình yêu của hai người họ là tình yêu nam nữ bình
thường, tình yêu thiên về những khoái cảm xác thịt thì đó là một tình yêu rẻ
tiền. Ở đây, nếu như Santiago gặp lại Famita, thì sẽ có hai trường hợp xảy
ra: Thứ nhất, Santiago sẽ nhìn Fatima lướt qua và đi ngay; thứ hai, Santiago
sẽ quỳ xuống hôn lên tay Fatima, sau đó đưa nàng về nhưng không cưới mà
sẽ để thờ nàng, hằng ngày sẽ lau chùi cho nàng. Bởi vì tình yêu giữa
Santiago và Fatima không phải là tình yêu nam nữ bình thường mà là một
tình yêu triết học. Bởi vì tình yêu ấy được xây dựng từ cơ sở triết học nên nó
sẽ không bền và dễ bị vỡ ra. Ta thấy rằng chỉ từ một chi tiết nhỏ cuối tiểu
thuyết mà người đọc có thể suy nghĩ theo nhiều hướng, thì thử hỏi lối kết
thúc truyện của Aristotle có còn phù hợp trong thời hiện đại hay không? Xin
thưa rằng là không, bởi lẽ, nhà văn muốn phản ánh một hiện tượng hay chí ít
là thông điệp gì đó thì lối kết thúc truyện như kiểu Aristotle sẽ không đáp
ứng được nhu cầu đó của nhà văn. Xin lưu ý rằng, ở đây ta không hoàn toàn
bác bỏ quan điểm của Aristotle.
Aristotle cho rằng nhân vật phải có tính cách luôn nhất quán và hành
động trong suốt vở kịch không thay đổi. “Thậm chí, nếu nhân vật được miêu
tả là nhân vật không nhất quán và tính cách nhân vật ấy cũng vậy, thì vì giữ
tính nhất quán mà phải giới thiệu nó không nhất quán”4. Điều này có nghĩa
là những tính cách vốn không nhất quán từ đầu đến cuối, nhưng trong miêu
4 Nghệ thuật thơ ca, Aristotle; Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Thái Bảy
dịch, nxb Lao Động, 1997, Tr.64
14
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
tả sự không nhất quán đó, vẫn ngầm hiểu căn nguyên chuyển hóa, và như
vậy logic thực tại vẫn được bảo toàn. Sự nhất quán được thể hiện dưới hình
thức không nhất quán. Có người cho đó là phá vỡ logic cuộc sống để đạt đến
chân lí nghệ thuật, lối nhìn như vậy không đúng, từ lâu Aristotle đã cho ta
thấy điều này. Nhà giả kim cũng giống như vậy, tính cách Santiago không bị
thay đổi duy chỉ có suy nghĩ của cậu ta bị dao động mà thôi. Ta có thể nhận
thấy sự thay đổi ấy ngay từ khi Santiago gặp Fatima thì hành động chinh
phục ước mơ đã có sự thay đổi. Cậu đã bị yếu lòng giữa hai ngã rẽ: Ở lại
cùng tình yêu của mình, hay tiếp tục cuộc hành trình thực hiện ước mơ mà
mình luôn trăn trở. Điển hình như ““Trái tim cháu giở chứng rồi”, cậu nói
với nhà luyện kim đan khi họ dừng lại cho ngựa nghỉ. “Nó không muốn chịu
đi tiếp nữa”.”. Đến cuối tiểu thuyết khi Santiago đến được với Ai Cập, nhìn
thấy Kim Tự Tháp, lúc này tính cách nhân vật lộ rõ, cậu khóc, lần đầu tiên
độc giả thấy một Santiago yếu mềm như vậy. Cậu kiên trì đào đất cho đến
sáng để được thấy kho báu. Khi quay về với quê nhà tính cách cậu lại thay
đổi một lần nữa, cậu trưởng thành hơn, suy nghĩ chín chắn hơn. Từ đây ta
thấy rằng tính cách nhân vật Santiago từ đầu đến cuối tiểu thuyết không bao
giờ tĩnh cả, tính cách cậu luôn động theo con tim của cậu.
Như vậy, ta thấy rõ rằng, sự mở nút của cốt truyện phải bắt nguồn từ
ngay trong cốt truyện.
3. Ý nghĩa của việc so sánh Nhà giả kim với cấu trúc bi kịch của
Aristotle
Aristotle là một nhà triết học lỗi lạc của Hi Lạp. Engels đã từng gọi ông
là “người bác học nhất trong số những nhà triết học đương thời”. Những lí
luận về cấu trúc bi kịch của ông đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu
đối với lí luận hiện đại. Việc so sánh, đối chiếu Nhà giả kim với lí luận của
Aristotle cho ta nhận định được rằng, có sự chuyển biến trong tư duy và
15
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
cách nghĩ của các nhà văn hiện đại, ta không hoàn toàn tán đồng hay phủ
nhận nhận định của Aristotle, nhưng trên cơ sở lí luận của ông ta đã thấy
được điểm nhìn và những cách tân mới của Paulo đối với tác phẩm của
mình. Từ đây, người đọc sẽ có cách đọc tiểu thuyết mới, không đơn thuần
chỉ là đọc để giải trí mà đọc để ngẫm nghĩ, để học hỏi và để nhìn thấy được
thành công của một nhà nghệ sĩ. Thông qua việc tạo cho tiểu thuyết một kết
thúc mở, ta phần nào thấy được những suy nghĩ mới mẻ trong cách sâu
chuỗi vấn đề, hoàn cảnh xã hội cũng như tạo nên những bài học quý giá cho
mỗi người. Trên cơ sở phát triển lí luận của Aristotle thì ngày nay, không chỉ
riêng Nhà giả kim của Paulo Coelho mà các nhà văn, nhà thơ khác cũng thổi
một cái hồn mới vào trong tác phẩm của mình để chúng là minh chứng hào
sảng nhất cho một thế hệ thơ văn cách tân. Đấy là về cốt truyện, mà đặc biệt
là kết thúc theo hướng gợi mở, đầu cuối tương ứng.
Một tác phẩm hay, thì ngoài cốt truyện phải hay thì nhân vật cũng phải
được tác giả của nó khắc họa nên tính cách và hành động cũng không được
kém cạnh. Phát triển trên nền lí luận của Aristotle, Santiago trong Nhà giả
kim đã được Paulo xây dựng trên việc kế thừa lí luận ấy. Tính cách nhân vật
này luôn nhất quán từ đầu đến cuối truyện, tuy là có một số lần dao động
nhưng đó lại là sức mạnh đẩy Santiago đi tiếp, thực hiện ước mơ của mình.
Santiago có nội tâm không quá phức tạp cho đến khi cậu bắt đầu lắng nghe
trái tim minh, từ đây kịch tính của tiểu thuyết được đẩy lên cao trào, tạo cảm
giác choáng ngợp cho người đọc. Ngày nay việc xây dựng nhân vật có tính
cách nhất quán không còn phổ biến, mà thay vào đó, tính cách, nội tâm nhân
vật ngày càng phức tạp hơn. Biểu hiện rõ nhất là trong những tác phẩm như
Hộ (đời thừa) của Nam Cao, Chí Phèo,… Nguyên nhân tạo nên sự thay đổi
ấy chính là do hoàn cảnh xã hội thời đó. Và dưới ngòi bút tài tình mà các
nhà văn đã lột trần được những thay đổi trong tính cách của các nhân vật nêu
16
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
trên. Trở lại với Nhà giả kim, Paulo xây dựng tính cách nhân vật Santiago
nhất quán, đây là cách xây dựng không quá mới và cũng chưa bao giờ là cũ,
nhưng với chất liệu ấy và bằng ngòi bút tài tình của mình, Paulo cũng cho
người đọc thấy được Santiago là một con người rất can đảm, gan dạ mặc dù
tính cách của anh ta luôn được tác giả nhất quán từ đầu đến cuối truyện.
PHẦN KẾT LUẬN
Nhà giả kim là quyển sách bán chạy sau Kinh Thánh, nó là một quyển
tiểu thuyết chứa đựng những triết lí sâu xa, từ đơn giản đến phức tạp. Nó
khiến người đọc không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại để nghiền
ngẫm những triết lí ấy. Qua bàn tay phù thủy của Paulo Coelho, Nhà giả kim
dường như đã trở thành một bản thiên hùng ca về đạo đức, giá trị của con
người, của cuộc sống và đặc biệt là ước mơ. Phần cuối của Nhà giả kim sẽ
đọng lại mãi trong trí óc của người đọc, bởi nó như một minh triết sáng ngời
cho sự can đảm vượt thử thách để tìm đến cái đích của đời mình. Ta có thể
xem nó như một ngụ ngôn vì mang trong nó là cả một bài dạy, một bài giáo
huấn con người, và ta cũng có thể xem nó như một cổ tích giữa đời thường
cũng không sao. Một kết thúc có hậu, nhân vật chính đã có được sự hạnh
phúc sau những gian khổ, mất mát. Và nói gì đi chăng nữa, phần cuối Nhà
giả kim đã góp một phần không nhỏ để làm nên chủ đề cho cả một tác phẩm.
Đoạn kết của câu chuyện này là một bất ngờ và sâu sắc. Tôi nghĩ, trong
cả cuộc đời, người ta sống, làm việc, học tập và phấn đấu, nhưng chưa chắc
hiểu được mình đang tìm kiếm gì. Cuối cùng, khi đạt được tất cả những gì
mọi người thường mơ ước (ví dụ như tiền bạc và danh vọng) thì họ mới
nhận ra rằng những điều mình tìm kiếm và mong đạt được thực sự đã ở
17
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
trong tầm tay của mình lâu lắm rồi. Cái hay của truyện là ở đó, điểm khởi
đầu chính là kết thúc, cuộc đời người là một vòng tròn luân hồi, những gì
người ta tìm kiếm cũng thế. Santiago gặp không ít thử thách trong cuộc hành
trình, nhưng với con mắt của một kẻ phiêu lưu đi tìm kho tàng, với niềm tin
mãnh liệt vào những dấu hiệu tốt lành, với lòng dũng cảm, sự chân thành và
quyết tâm theo đuổi vận mệnh, cuối cùng, cậu đã hiểu được ngôn ngữ của vũ
trụ, học được cách trò chuyện với trái tim mình và đã tìm được nhiều hơn
một kho báu.
Bằng việc soi kết thúc của Nhà giả kim vào lí luận về cấu trúc bi kịch của
Aristotle, ta mới nhận ra cái hay, cái mới của tiểu thuyết. Hay một phần nhờ
vào những triết lí sâu xa mà người đọc có thể tìm ra, một phần nhờ vào cách
xây dựng cốt truyện của Paulo, ông đã cho nhân vật mình có những tính
cách khác khi đối mặt với những thách, những rào cản. Nhưng không phải vì
thế mà tác phẩm của Paulo không thống nhất, nó luôn giữ nhịp độ hăng hái
cho đến cuối truyện.Từ đây, ta lại khâm phục sự thông minh và tài sắp đặt
cấu trúc của tiểu thuyết một cách hoàn hảo.
Tôi đã đọc và dần hiểu được những điều ấy. Còn bạn thì sao?
18
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghệ thuật thơ ca, Aristotle; Lê Đăng Bảng,Thành Thế Thái Bình, Đỗ
Xuân Hà, Thành Thế Yên Bảy dịch, nxb Lao Động, 1997
2. Nhà Giả Kim, Paulo Coelho; Lê Chu Cầu dịch.
19
VĂN HỌC MỸ LA-TINH
20