Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giao an 11 ki II (CB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 99 trang )

Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản

CHƯƠNG 5. HIĐROCACBON NO
Tiết số 37

BÀI 25. ANKAN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Công thức chung của dãy đồng đẳng của ankan, công thức cấu tạo, tên gọi của một số ankan
đơn giản.
- Tính chất vật lí của ankan.
b. Học sinh hiểu:
Ankan thuộc loại hiđrocacbon no vì trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn.
2. Về kĩ năng
- Lập công thức chung cho dãy đồng đẳng.
- Viết các đồng phân và gọi tên.
- Viết và xác định sản phẩm chính của phản ứng thế. Gọi tên sản phẩm sinh ra trong quá trình
phản ứng.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Mô hình phân tử butan.
2. Chuẩn bị của học sinh
Ôn tập lại lí thuyết về đồng đẳng, đồng phân.
III. TRỌNG TÂM


- Tên gọi và đồng phân của ankan.
- Các phản ứng minh họa tính chất hóa học của ankan.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1. Tìm hiểu về hiđrocacbon no
- GV viết CTCT một số hiđrocacbon no:
CH3 – CH3
CH3 – CH(CH3)2

Nội dung ghi bảng
- Hiđrocacbon no là những hợp chất mà phân
tử chỉ gồm C và H liên kết với nhau bằng các
liên kết đơn.
- Hiđrocacbon no gồm ankan và xicloankan.

- Nhận xét thành phần nguyên tố và loại liên
kết trong các chất trên?
- HS quan sát các công thức, nhận xét về liên
1


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng

kết.

- GV giới thiệu các loại hiđrocacbon no
thường gặp.
- HS nắm được 2 loại hiđrocacbon no thường
gặp.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về dãy đồng đẳng của ankan
- GV: Nêu công thức phân tử của metan?
I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH
- HS trả lời: CH4.
PHÁP
- GV: Lập công thức 5 chất là đồng đẳng liên
1. Đồng đẳng
tiếpcủa metan?
- CTTQ: CnH2n+2 (n  N*).
- HS lập công thức 5 chất là đồng đẳng của - Metan và đồng đẳng của nó lập thành dãy
CH4.
đồng đẳng của metan gọi là ankan hay
- Viết công thức chung cho cả dãy chất này?
parafin.
- HS lập công thức chung cho cả dãy.
- GV thông báo: metan và các chất đồng đẳng
của nó lập thành dãy đồng đẳng của metan có
tên gọi chung là ankan hoặc parafin.
- GV giới thiệu mô hình phân tử butan gợi ý
để HS thấy: Trong phân tử ankan chỉ có các
liên kết đơn C – H và C – C. Mỗi nguyên tử
C tạo được 4 liên kết hướng từ nguyên tử C
(nằm ở tâm của hình tứ diện) về 4 đỉnh của
hình tứ diện với các góc liên kết khoảng
109,50. Vì vậy các nguyên tử C trong phân tử
ankan (trừ C2H6) không cùng nằm trên một

đường thẳng.
- HS quan sát mô hình.
Hoạt động 3. Viết đồng phân của ankan
- GV tổ chức cho HS viết CTCT của các chất
2. Đồng phân
có CTPT: CH4, C2H6, C3H8 và C4H10, C5H12. - Chỉ từ C4 trở lên, các ankan mới có đồng
- HS viết đồng phân.
phân.
- Đối với các ankan, có phải ankan nào cũng - Ankan có đông phân mạch cacbon.
có đồng phân cấu tạo không?
- Ankan là hiđrocacbon mạch hở, phân tử chỉ
- HS trả lời.
chứa liên kết đơn.
- Nhận xét về mạch cacbon và đặc điểm các
liên kết trong phân tử ankan?
- HS nhận xét.
- Ankan có những loại đồng phân nào?
- HS trả lời.
- GV tổng kết.
- GV gợi ý HS dựa vào các cấu tạo yêu cầu
HS nêu khái niệm ankan.
- HS nêu khái niệm ankan.
Hoạt động 4. Danh pháp
2


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu bảng 5.1 (111).
- HS tìm hiểu bảng.

- GV: qua tìm hiểu bảng hãy nêu cách gọi tên
các ankan mạch không phân nhánh?
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn HScác cách nhớ tên của 9
ankan không nhánh có từ 2 đến 10C.
- HS nhớ tên của một số ankan mạch thẳng.
- GV thông báo: Phân tử ankan khi mất 1
nguyên tử H tạo thành gốc ankyl. Tên gọi của
gốc ankyl không phân nhánh được gọi theo
tên của ankan nhưng đổi đuôi “an” thành đuôi
“yl”.
- GV: lập công thức chung cho các nhóm
ankyl?
- HS lập công thức.
- GV giới thiệu cụ thể các bước gọi tên ankan
phân nhánh và lấy ví dụ minh hoạ.
- HS nắm được các bước gọi tên ankan mạch
nhánh.
- GV lưu ý HS cách gọi tên trong trường hợp
có nhiều nhánh giống nhau và khác nhau.
- HS nắm được các chú ý.
- GV tổ chức cho HS vận dụng gọi tên các
ankan mạch nhánh có từ 1 đến 5C.
- HS vận dụng gọi tên.
- GV bổ sung cho HS cách gọi tên thường và
cho HS gọi tên thường của một số ankan.
- HS vận dụng gọi tên.
- GV cho tên gọi. Yêu cầu HS viết công thức
cấu tạo của chất ứng với tên gọi đó.
- HS viết CTCT.


Nội dung ghi bảng
3. Danh pháp
a. Phần nền
Et 2, but 4, prop 3
Pent 5, hex 6, 7 là heptan
Thứ 8 tên gọi octan
Nonan thứ 9, đecan thứ 10
hoặc:
Mẹ em phải bón phân hóa học ở ngoài
đồng.
Tên ankan không phân nhánh = phần nền +
an
b. Tên nhóm ankyl
- Tên nhóm ankyl = phần nền + “yl”.
- Công thức của nhóm ankyl: CnH2n+1.
c. Cách gọi tên ankan mạch nhánh
- Bước 1: Chọn mạch chính là mạch C dài
nhất và có nhiều nhánh nhất.
- Bước 2: Đánh số thứ tự C thuộc mạch
chínhtừ phía gần nhánh hơn sao cho tổng chỉ
số mạch nhánh là nhỏ nhất.
- Bước 3: Gọi tên ankan phân nhánh: Tên
ankan = số chỉ vị trí mạch nhánh + tên nhánh
(tên nhóm ankyl) + tên mạch chính.
Chú ý:
- Nếu trong phân tử ankan có nhiều nhánh
khác nhau thì phải gọi tên nhánh theo thứ tự
vần chữ cái; số chỉ của nhánh nằm ngay
trước tên nhánh.

- Nếu phân tử ankan có nhiều nhánh giống
nhau thì liệt kê số chỉ của tất cả các nhánh
giống nhau rồi thêm trước tên nhánh các từ
số đếm để chỉ số nhánh giống nhau.
- Giữa số và chữ ngăn cách nhau bằng dấu
“-“; giữa số với nhau thì ngăn cách bằng dấu
“,”.
+ Nếu ankan chỉ có 1 nhánh –CH3 nằm ở vị
trí C số 2 thì thay 2 – metyl trong tên gọi
quốc tế bằng “Iso”. Tên mạch chính được
tính với cả C ở nhánh.
+ Nếu ankan có 2 nhánh –CH3nằm ở vị trí C
số 2 thì thay 2,2 - đimetyl bằng “Neo”. Tên
của mạch chính cũng được tính với cả C của
nhánh.

Hoạt động 5. Tìm hiểu về bậc C
3


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV xác định bậc của các nguyên tử C trong * Bậc của C
isobutan.
- Bậc của một nguyên tử C ở phân tử ankan
- HS quan sát cách xác định bậc C.
bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó.
- Nêu cách xác định bậc của nguyên tử C?
- Có C bậc I, bậc II, bậc III và C bậc IV.

- HS trả lời.
- Xác định bậc của các nguyên tử C trong các
cấu tạo đã viết?
- HS xác định bậc C.
- Tồn tại những bậc Cnào?
- HS trả lời.
- Có nguyên tử C nào có bậc lớn hơn 4
không? Vì sao?
- HS trả lời.
Hoạt động 6. Tìm hiểu tính chất vật lí của ankan
- GV cho HS quan sát bảng 5.1 (111).
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- HS quan sát bảng.
- Từ C1 đến C4 là chất khí; C5 đến C17 là chất
- Em có nhận xét gì về trạng thái tồn tại, sự lỏng; từ C18 trở lên là chất rắn.
biến đổi của nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi - tnc, ts và d tăng khi M tăng.
và khối lượng riêng của ankan?
- Tất cả các ankan đều nhẹ hơn nước, không
- HS nhận xét.
tan trong nước nhưng tan nhiều trong các
- GV bổ sung và tổng kết.
dung môi hữu cơ.
Hoạt động 7. Luyện tập, củng cố và nhắc nhở
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 6
(116/SGK).
- HS làm bài tập.
- GV cho cả lớp viết CTCT và gọi tên các
ankan có CTPT là C6H14.
- HS viết cấu tạo, gọi tên C6H14.
- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn tập nội dung bài học.
+ Làm bài tập.
+ Chuẩn bị phần tính chất hóa học và điều
chế.
- HS ghi bài về nhà.

4


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Tiết số 38

BÀI 25. ANKAN (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Phương pháp điều chế ankan.
- Tính chất hóa học của ankan; phản ứng đặc trưng của ankan và hiđrocacbon no nói chung là
phản ứng thế.
- Đặc điểm của phản ứng đốt cháy ankan.
- Tầm quan trọng của ankan trong công nghiệp và trong đời sống.
b. Học sinh hiểu:
- Nguyên nhân làm cho các ankan tương đối trơ về mặt hóa học, do đó hiểu được vì sao phản
ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế.
- Vì sao các hiđrocacbon no được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho công nghiệp hóa
chất, từ đó thấy được tầm quan trọng và ứng dụng của các hiđrocacbon no.
2. Về kĩ năng
- Viết và xác định sản phẩm chính của phản ứng thế. Gọi tên sản phẩm sinh ra trong quá trình
phản ứng.
- Viết các phản ứng minh họa tính chất hóa học của ankan.

- Viết phương trình điều chế ankan.
- Giải các bài tập đơn giản về ankan.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Bật lửa ga.
2. Chuẩn bị của học sinh
Ôn tập lại lí thuyết về phân loại phản ứng hóa hữu cơ và cách viết các phản ứng.
III. TRỌNG TÂM
- Tên gọi và đồng phân của ankan.
- Các phản ứng minh họa tính chất hóa học của ankan.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng: viết CTCT, gọi tên
các ankan có CTPT C3H8, C4H10, C5H12.
- HS lên bảng.

Nội dung ghi bảng

5



Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV gọi HS đứng tại chỗ nêu: cách gọi tên
ankan mạch thẳng, cách gọi tên ankan mạch
phân nhánh.
- HS đứng tại chỗ trả lời.
- GV gọi HS nhận xét bài viết CTCT, gọi tên.
- HS nhận xét.
- GV tổng kết, cho điểm.
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất hóa học chung của ankan
- Nêu đặc điểm cấu tạo của ankan?
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- HS trả lời.
Phân tử ankan chỉ chứa các liên kết  bền
- Đặc điểm liên kết đó có ảnh hưởng thế nào vững nên ở điều kiện thường ankan trơ về
đến tính chất hoá học của ankan?
mặt hoá học.
- HS trả lời.
- GV tổng kết.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về phản ứng thế
- GV hướng dẫn HS: ankan có thể tham gia
1. Phản ứng thế
phản ứng thế với halogen bằng cách thay thế - Điều kiện: + Cl2: as; + Br2: t0.
as
dần từng nguyên tử H bằng nguyên tử
CnH2n+2 + X2 → HX + CnH2n+1X
halogen.
- Sản phẩm chính: thế nguyên tử H ở C bậc

- HS nắm được cách viết phản ứng thế cao.
halogen.
- GV nêu điều kiện phản ứng thế với Cl2 và
Br2.
- HS nắm được điều kiện của phản ứng thế.
- GV lấy ví dụ phản ứng của CH4 với Cl2.
- HS theo dõi ví dụ.
- Viết phản ứng của propan với Cl2 (tỉ lệ
1:1)?
- HS viết phương trình.
- GV thông báo về tỉ lệ % của 2 sản phẩm
(43% và 57%), gọi HS xác định sản phẩm
chính.
- HS xác định sản phẩm chính.
- GV tổng kết.
Hoạt động 4. Tìm hiểu về phản ứng tách
- GV hướng dẫn HS điều kiện và cách viết
2. Phản ứng tách (bẻ gẫy liên kết C – H,
của phản ứng tách.
C – C)
- HS nắm điều kiện và cách viết.
a. Phản ứng tách
- GV viết phản ứng tách H2 từ C2H6.
- Điều kiện: nhiệt độ (5000c) và các chất xúc
- HS viết phản ứng.
tác (Al2O3, Fe, Pt…).
- GV yêu cầu HS vận dụng viết phản ứng - Cách viết phản ứng: 2 nguyên tử H gắn ở 2
tách H2từ propan và n – butan.
nguyên tử C liền kề bị tách và tạo ra một liên
- GV lưu ý HS: trong quá trình tách H2 từ kết  giữa 2 nguyên tử C đó.

ankan, sản phẩm chính là sản phẩm tách H - Phản ứng tổng quát:
6


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
của các C bậc cao. Quá trình tách H2 ở trên là
sự bẻ gẫy liên kết C – H.
- GV yêu cầu HS viết phản ứng tách H2 từ
ankan tổng quát.
- HS viết phản ứng tổng quát.
- GV bổ sung: ngoài bẻ gẫy liên kết C – H
trong điều kiện phản ứng như trên liên kết C
– C cũng có thể bị bẻ gẫy.
- GV giải thích căckinh.
- GV viết phương trình phản ứng căckinh của
n – butan.
- GV: em có nhận xét gì về cách viết và sản
phẩm của các phản ứng crăckinh?
- HS nhận xét.
- GV hướng dẫn HS viết phương trình
crăckinh dạng tổng quát.
- HS viết phản ứng tổng quát.
- GV bổ sung điều kiện tồn tại của các chất.
- Những ankan thoả mãn điều kiện nào thì bị
crăckinh?
- HS: trả lời.
- Viết phản ứng crăckinh của C3H8 và C5H12.
- HS viết phương trình.
Hoạt động 5. Tìm hiểu phản ứng oxi hóa

- GV gọi HS viết phương trình phản ứng đốt
cháy CH4.
- HS viết phản ứng.
- GV bổ sung: không chỉ CH4 mới có phản
ứng đốt cháy mà các ankan khác cũng dễ
dàng bị oxi hoá hoàn toàn. Sản phẩm thu
được của quá trình đốt cháy là CO2 và H2O.
Phản ứng đốt cháy ankan có toả nhiều nhiệt
vì vậy ankan thường được dùng để làm nhiên
liệu.
- Viết phương trình phản ứng đốt cháy C2H6
và ankan tổng quát?
- HS viết phương trình.
- Em hãy so sánh số mol CO2 và H2O được
tạo thành trong phản ứng đốt cháy ankan?
- HS nhận xét.
- GV: nếu quá trình đốt cháy không có đủ oxi
thì sự oxi hoá sẽ diễn ra không hoàn toàn tạo
CO2, CO, C…. Đặc biệt khi có xúc tác thích
hợp thì có thể thể tạo ra nhiều dẫn xuất chứa

Nội dung ghi bảng
xt,t0

CnH2n+2 → CnH2n + H2
b. Phản ứng crăkinh
t0 ,p,xt

CnH2n+2 → CxH2x+2 + CyH2y
(x  2; n  1)


3. Phản ứng oxi hóa
CnH2n+2 +

3n+1
2

t0

O2 → nCO2 + (n + 1)H2O

- Đốt cháy ankan cho:
nCO2 < nH2 O
{n
H2 O − nCO2 = nankan
- Nếu đốt cháy 1 hiđrocacbon cho nCO2 <
nH2 O thì hiđrocacbon đó thuộc loại ankan.
- Nếu đốt cháy 1 hỗn hợp các hiđrocacbon
cho nCO2 < nH2 O thì hỗn hợp đó chắc chắn
có chứa ankan.

7


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng

oxi.

- GV cung cấp:
t0 ,xt

CH4 + O2 →

HCHO + H2O

Mn2+

C4H10 + 2,5O2 →
2CH3COOH + H2O
Hoạt động 6. Tìm hiểu các phương pháp điều chế và sản xuất ankan
- GV giới thiệu cho HS các phương pháp điều IV. ĐIỀU CHẾ
chế ankan trong CN và trong PTN.
1. Trong phòng thí nghiệm
- HS nắm các cách điều chế ankan.
Dùng phản ứng vôi tôi xút:
CaO,t0

CH3COONa + NaOH →

CH4 + Na2CO3
CaO,t0

CnH2n+1COONa + NaOH →
CnH2n+2 +
Na2CO3
2. Trong công nghiệp
- Chưng cất phân đoạn dầu mỏ.
- Tách từ khí thiên nhiên, khí mỏ dầu.

Hoạt động 7. Tìm hiểu ứng dụng của ankan
- Dựa vào sơ đồ trang 115 (sgk), nêu các ứng V. ỨNG DỤNG
dụng của ankan?
- Làm nhiên liệu.
- HS quan sát sơ đồ, nêu ứng dụng.
- Làm nguyên liệu.
- GV cung cấp các thông tin thực tế về ứng
dụng của ankan như: Ankan từ C1 đến C4
được dùng làm khí đốt, khí hoá lỏng; ankan
từ C5 đến C20 dùng làm xăng, dầu cho động
cơ, dung môi, đun nấu; ankan từ C20 trở lên
dùng làm dầu bôi trơn, chống gỉ, sáp pha
thuốc mỡ; nến, giấy nến, giấy dầu.
Hoạt động 8. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 4, 5 (116 –
SGK).
- HS làm bài tập vận dụng.
- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài
học.
- HS nắm các kiến thức trọng tâm.
- GV nhắc nhở HS:
+ Học lí thuyết: đồng phân, danh pháp,
tính chất hóa học của ankan.
+ Làm bài tập 7 (116 –SGK).
+ Đọc bài xicloankan.
- HS ghi bài về nhà.

8



Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Tiết số 39

BÀI 26 + 27. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Công thức chung, đồng đẳng, đồng phân, tên gọi và đặc điểm cấu tạo của xicloankan.
- So sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo và tính chất cảu xicloankan với ankan.
- Cách điều chế và ứng dụng của xicloankan.
b. Học sinh hiểu:
Ankan và xicloankan mặc dù đều là hiđrocacbon no nhưng tính chất của chúng có sự
khác biệt là do cấu trúc phân tử của ankan và xicloankan có điểm khác nhau.
2. Về kĩ năng
Thông qua bài học, học sinh được rèn luyện các kĩ năng:
- Viết công thức cấu tạo, gọi tên ankan.
- Viết các phương trình phản ứng.
- Giải bài toán đốt cháy ankan.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Phiếu bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
Ôn tập lại các kiến thức bài ankan.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH

- Đàm thoại, gợi mở.
- Nêu vấn đề.
- Làm bài tập để củng cố lí thuyết.
IV. TRỌNG TÂM
- Đồng phân, danh pháp của ankan.
- Bài toán đốt cháy ankan.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 4 HS lên bảng kiểm tra bài cũ:
+ HS1: viết CTCT, gọi tên ankan có CTPT
C4H10 và C5H12.
+ HS2: gọi tên 4 este có CTCT cho trước.
+ HS3: bài tập 3 (115/SGK).
+ HS4: bài tập 7 (116/SGK).
- HS lên bảng.

Nội dung ghi bảng

9


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
- GV tổ chức cho HS nhận xét và chữa bài.
- GV tổng kết và cho điểm.s
Hoạt động 2. Khái quát lí thuyết
- GV dựa vào các bài tập trong phần kiểm tra
bài cũ, gọi HS khái quát về các vấn đề lí
thuyết trọng tâm của ankan: cách viết đồng

phân cấu tạo, tên gọi, các tính chất hóa học.
- HS tổng kết lí thuyết.
- GV bổ sung và hoàn thiện lí thuyết.

Nội dung ghi bảng

1. Cách viết đồng phân
- Viết mạch C thẳng.
- Bớt dần từng C để tạo nhánh và di chuyển
nhánh.
- Điền H.
2. Tên gọi của ankan
- Với ankan mạch thẳng:
Tên = phần nền + an
- Với ankan mạch nhánh:
Tên = số chỉ nhánh + tên nhánh (phần nền +
yl) + tên mạch chính (phần nền + an)
3. Tính chất hóa học
- Phản ứng thế.
- Phản ứng tách.
- Phản ứng cháy.

Hoạt động 3. Củng cố kiến thức về ankan
- GV tổ chức cho HS cả lớp làm bài tập 1, 2,
3, 5, 6 (123/SGK).
- HS làm bài tập củng cố.
- GV tổ chức cho HS lên bảng chữa bài.
- HS lên bảng.
- GV tổ chức nhận xét, thảo luận trong lớp.
- HS nhận xét, thảo luận.

- GV kết luận.
Hoạt động 4. Đọc thêm về xicloankan
- GV hướng dẫn HS đọc SGK tìm hiểu về
xicloankan.
- HS đọc SGK.
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng so sánh về
ankan và xicloankan gồm các đặc điểm: Cấu
tạo; Công thức tổng quát; Tính chất hóa học.
- HS điền nội dung vào bảng.
- GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận.
- GV tổng kết.
Hoạt động 5. Dặn dò và giao bài về nhà
- GV phát phiếu bài tập.
- HS nhận phiếu bài tập.
- GV nhắc HS chuẩn bị bài tập trong phiếu
bài tập.

10


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản

PHIẾU BÀI TẬP
DẠNG 1. BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG THẾ
Bài 1. Cho 6g etan phản ứng hết với Clo thu được 12,9g dẫn xuất clo B. Tìm công thức phân
tử của B?
Bài 2. Khi cho Br2 tác dụng với 1 hidrocacbon thu được 1 dẫn xuất brom duy nhất có tỉ khối
hơi so với không khí bằng 5,207. Tìm công thức phân tử hidrocacbon?
Bài 3. Khi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối lượng. Tìm
công thức của sản phẩm?

DẠNG 2. BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG CHÁY
Loại 1. Xác định dãy đồng đẳng
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon A và B thuộc cùng dãy đồng đẳng được
8,8g CO2 và 5,04g hơi nước. Tìm dãy đồng đẳng của A và B.
Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X bằng lượng oxi vừa đủ rồi dẫn sản phẩm cháy
sinh ra đi qua dung dịch axit H2SO4 đặc dư thấy thể tích khí giảm hơn một nửa. Xác định dãy
đồng đẳng của X.
Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon A thu được CO2 và hơi nước có tỉ lệ thể tích tương
ứng là 2 : 3. A thuộc dãy đồng đẳng nào?
Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon B thu được CO2 và hơi nước có tỉ lệ khối lượng tương
ứng là 44 : 27. B thuộc dãy đồng đẳng nào?
Loại 2. Tìm công thức phân tử và thành phần hỗn hợp
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam một hiđrocacbon A thu được 32,8 gam hỗn hợp CO2 và
H2O. Tìm CTPT của A.
Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn 2,85 gam hai ankan A, B hơn kém nhau 2 nguyên tử cacbon, thu
được 8,36 gam khí CO2. Tìm CTPT của A, B và  thể tích.
Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu được 17,6 gam CO2 và 0,6 mol H2O. Xác
định CTPT, viết công thức cấu tạo và gọi tên A.
Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp 2 ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng thu được
14,56 lít CO2 (0oC, 2atm).
1. Tính thể tích hỗn hợp 2 ankan (đkc).
2. Tìm CTPT, CTCT của 2 ankan.
Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 2 lít hỗn hợp khí hai hiđrôcacbon A, B cùng dãy đồng đẳng cần 10
lít O2 thu được 6 lít CO2 (các khí đo ở đktc).
1. Xác định dãy đồng đẳng của 2 hiđrôcacbon.
2. Tìm công thức phân tử của A, B nếu trong hỗn hợp đầu VA = VB.
Bài 6. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lit hỗn hợp CH4 và C2H6 thu được 8,96 lit CO2 (thể tích các
khí đều được đo ở đktc).
1. Viết phương trình phản ứng.
2. Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp đầu.


11


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Tiết số 40

BÀI 26 + 27. LUYỆN TẬP (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Công thức chung, đồng đẳng, đồng phân, tên gọi và đặc điểm cấu tạo của xicloankan.
- So sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo và tính chất cảu xicloankan với ankan.
- Cách điều chế và ứng dụng của xicloankan.
b. Học sinh hiểu:
Ankan và xicloankan mặc dù đều là hiđrocacbon no nhưng tính chất của chúng có sự
khác biệt là do cấu trúc phân tử của ankan và xicloankan có điểm khác nhau.
2. Về kĩ năng
Thông qua bài học, học sinh được rèn luyện các kĩ năng:
- Viết công thức cấu tạo, gọi tên ankan.
- Viết các phương trình phản ứng.
- Giải bài toán đốt cháy ankan.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.

- Phiếu bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
Ôn tập lại các kiến thức bài ankan.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Nêu vấn đề.
- Làm bài tập để củng cố lí thuyết.
IV. TRỌNG TÂM
- Đồng phân, danh pháp của ankan.
- Bài toán đốt cháy ankan.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
- GV gọi một số HS để kiểm tra vở bài tập.
- HS mang vở bài tập đã chuẩn bị để giáo
viên kiểm tra.
- GV nhận xét sơ bộ về công tác chuẩn bị bài
tập ở nhà của HS.
Hoạt động 2. Làm bài tập về phản ứng thế
- GV gọi HS nhắc lại các kiến thức trọng tâm
1. Bài tập về phản ứng thế halogen vào
12


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
về phản ứng thế halogen vào ankan:
+ Điều kiện phản ứng.
+ Cách viết sản phẩm.

+ Sản phẩm chính.
- HS nhắc lại các kiến thức về phản ứng thế.
- GV tổng kết.
- GV tổ chức cho HS lên bảng chữa bài tập
dạng I trong phiếu bài tập.
- HS lên bảng làm bài tập.
- GV tổ chức thảo luận trong toàn lớp.
- HS nhận xét và thảo luận.
- GV kết luận.
Hoạt động 3. Làm bài tập về phản ứng cháy
- GV gọi HS nhắc lại đặc điểm đốt cháy
ankan.
- HS nêu đặc điểm đốt cháy ankan.
- GV: nêu các chú ý khi giải bài toán đốt cháy
ankan.
- GV tổ chức cho HS lên bảng làm bài tập đốt
cháy ankan.
- HS làm bài tập.
- GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận và
chữa bài.
- HS thảo luận.
- GV tổng kết.
Hoạt động 4. Dặn dò và giao bài về nhà
- GV nhắc nhở HS:
+ Ôn tập nội dung bài ankan.
+ Hoàn thiện các bài tập trong phiếu bài
tập.
+ Chuẩn bị nội dung bài thực hành.
- HS ghi bài về nhà.


Nội dung ghi bảng
ankan
- Điều kiện:
+ Thế Cl2: ánh sáng.
+ Thế Br2: đun nóng.
- Phản ứng tổng quát:
CnH2n+2 + mX2  CnH2n+2-mXm + mHX
- Sản phẩm chính: thế H ở C bậc cao.

2. Bài tập về phản ứng cháy
CnH2n+2 +

3n+1
2

t0

O2 → nCO2 + (n + 1)H2O

- Đốt cháy ankan cho:
nCO2 < nH2 O
{n
H2 O − nCO2 = nankan

13


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Tiết số 41


BÀI 28. BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH NGUYÊN TỐ.
ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA METAN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Biết nguyên tắc phân tích định tính các hợp chất hữu cơ: xác định sự có mặt của C, H
trong phân tử hợp chất hữu cơ.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm với các hợp chất hữu cơ.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất như nung nóng ống
nghiệm chứa chất rắn, thử tính chất của chất khí.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
a. Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, bộ giá thí nghiệm, giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt,
nút cao su, ống dẫn khí hình chữ L (đầu dài của nhánh được vuốt nhọn), thìa lấy hóa chất, đèn
cồn.
b. Hóa chất: Saccarozơ (đường kính), CuO, CuSO4 khan, dung dịch nước vôi trong.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập phương pháp phân tích định tính các chất hữu cơ.
- Chuẩn bị trước nội dung bài thực hành.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIỜ THỰC HÀNH
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Công việc trước buổi thực hành
- GVn êu mục đích, nội dung của giờ thực

hành.
- HS nắm được mục đích, nội dung của giờ
thực hành.
- GV hướng dẫn HS một số thao tác thí
nghiệm khó để đảm bảo cho các thí nghiệm
trong bài được thực hiện thành công.
- HS nắm vững cách thực hiện các thao tác
thí nghiệm với hóa chất hữu cơ.
- GV chia lớp làm các nhóm phù hợp với việc
làm thí nghiệm.
- HS tập hợp theo nhóm.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về thí nghiệm
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về Thí nghiệm. Xác định định tính C và H
thí nghiệm xác định định tính C và H theo các - Tiến hành:
14


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
nội dung: cách tiến hành thí nghiệm, hiện
tượng dự đoán và giải thích.
- HS thảo luận theo nhóm.
- GV: Tại sao trong thí nghiệm này chúng ta
phải để ống nghiệm miệng hơi chúc xuống
dưới?
- HS trả lời.
- GV khẳng định: trong quá trình thực hiện
phản ứng có sinh ra hơi nước. Nếu để miệng
ống nghiệm ngửa lên thì hơi nước sẽ không
thoát ra được khỏi ống nghiệm và làm cho

ống nghiệm bị vỡ do bị làm lạnh đột ngột.
- GV: hiện tượng của thí nghiệm chứng tỏ
điều gì?
- HS: thí nghiệm chứng minh sản phẩm của
phản ứng cháy có CO2 và H2O. Như vậy chất
bị đốt cháy có chứa C và H.

Nội dung ghi bảng
+ Nghiền nhỏ 0,2 đến 0,3g hợp chất hữu cơ
(đường kính hoặc tinh bột) rồi trộn đều với
1g CuO.
+ Cho hỗn hợp vào đáy ống nghiệm khô.
Cho tiếp 1g CuO để phủ kín hỗn hợp. Đặt
một mẩu bông có rắc các hạt CuSO4 khan ở
phần trên của ống nghiệm. Đậy nút có ống
dẫn khí sục vào ống nghiệm có nước vôi
trong. Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ toàn bộ
hỗn hợp, sau đó đun nóng mạnh phần chứa
hỗn hợp phản ứng.
- Hiện tượng: Mẩu bông có tẩm các hạt
CuSO4 khan chuyển thành màu xanh từ màu
trắng chuyển sang màu xanh; dung dịch nước
vôi trong bị vẩn đục.
- Giải thích:
CuO,t0

C12H22O11 →
CO2 + H2O
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O
5H2O + CuSO4  CuSO4.5H2O


Hoạt động 3. Tiến hành thực nghiệm
- GV hướng dẫn HS lắp dụng cụ thí nghiệm.
- HS lắp dụng cụ thí nghiệm.
- GV tổ chức cho HS các nhóm thực hiện thí
nghiệm.
- HS làm thực nghiệm theo nhóm.
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả
thí nghiệm, so sánh với dự đoán và giải thích.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả thí nghiệm.
- GV kết luận.
Hoạt động 4. Công việc sau buổi thí nghiệm
- GV nhận xét kết quả giờ thí nghiệm.
- GV yêu cầu HS dọn vệ sinh phòng thí
nghiệm.
- HS dọn vệ sinh phòng thí nghiệm.
- GV nhắc HS hoàn thành bài tường trình,
chuẩn bị nội dung bài anken.
- HS ghi bài về nhà.

15


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản

CHƯƠNG 6. HIĐROCACBON KHÔNG NO
Tiết số 42

BÀI 29. ANKEN
I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức
a. Học sinh biết
- Cấu tạo, danh pháp, đồng phân, tính chất vật lí của anken.
- Điểm khác nhau trong cấu tạo của ankan và anken.
b. Học sinh hiểu
Anken có nhiều đồng phân hơn ankan tương ứng vì chúng còn có đồng phân vị trí liên
kết đôi và đồng phân hình học.
2. Về kĩ năng
Viết CTCT và gọi tên.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Bài tập viết CTCT và gọi tên anken.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập lại một số tính chất hóa học của etilen đã học trong chương trình hóa học lớp 9.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Nêu vấn đề.
- Trực quan sinh động.
IV. TRỌNG TÂM
- Đồng phân.
- Tên gọi của anken.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu về hiđrocacbon không no
- GV viết CTCT của một số hiđrocacbon - Hiđrocacbon không no là hiđrocacbon trong
không no.
phân tử có chứa liên kết đôi C=C hoặc liên
- HS quan sát cấu tạo.
kết ba CC hoặc cả 2 loại liên kết đó.
- Liên kết trong phân tử hiđrocacbon không - Tìm hiểu về anken, ankin, ankađien.
no có đặc điểm gì?
- HS nhận xét đặc điểm liên kết.
- Hiđrocacbon không no là gì?
- HS trả lời.
16


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV giới thiệu về các loại hiđrocacbon
không no được tìm hiểu trong chương V.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về dãy đồng đẳng của etilen
- GV: nêu CTPT của etilen và viết CTCT của I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH
nó?
PHÁP
- HS: trả lời.
1. Đồng đẳng
- Dựa vào khái niệm đồng đẳng hãy viết công - Anken (olefin) là những hiđrocacbon không
thức của 5 chất là đồng đẳng của etilen?
no, mạch hở, trong phân tử chỉ có 1 liên kết
- HS lập công thức các chất là đồng đẳng của đôi C = C.

etilen.
- CTTQ: CnH2n (n  2).
- Viết CTTQ dãy đồng đẳng, nêu định nghĩa
dãy đồng đẳng của etilen?
- HS viết CTTQ của dãy.
- GV nhấn mạnh: Dãy đồng đẳng của etilen
còn được gọi là anken hoặc olefin.
- Anken là gì?
- HS nêu khái niệm.
- GV tổng kết.
Hoạt động 3. Tìm hiểu cách viết các loại đồng phân của anken
- GV thông báo: cách viết đồng phân cấu tạo
2. Đồng phân
của anken tương tự của ankan, nhưng trên a. Đồng phân cấu tạo
mỗi mạch C phải đặt và di chuyển liên kết - Đồng phân mạch C (từ C4 trở lên).
đôi.
- Đồng phân vị trí liên kết đôi (từ C4 trở lên).
- HS nắm cách viết đồng phân.
b. Đồng phân hình học (đồng phân cis –
- GV lấy ví dụ về C3H6.
trans)
- HS theo dõi ví dụ.
- Khái niệm: Đồng phân hình học là loại đồng
- GV gọi HS viết đồng phân cấu tạo của phân không gian sinh ra do sự phân bố khác
C4H8.
nhau của các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử
- HS viết đồng phân.
xung quanh liên kết C = C.
- GV thông báo: ngoài đồng phân cấu tạo, - Điều kiện để có đồng phân hình học: 2
một số anken còn có đồng phân hình học.

nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử gắn với
- GV giới thiệu mô hình đồng phân cis và cùng 1C= phải khác nhau.
trans – but – 2 – en.
- Các loại: gồm đồng phân cis và trans.
- HS quan sát mô hình.
+ Đồng phân cis: 2 nhóm lớn ở cùng 1
- Em hãy nhận xét điểm giống nhau và khác phía.
nhau của 2 công thức này?
+ Đồng phân trans: 2 nhóm lớn nằm ở 2
- HS: 2 chất trên đều có cùng CTCT chỉ khác phía khác nhau.
nhau về sự phân bố của các nguyên tử và
nhóm nguyên tử xung quanh liên kết C = C.
- 2 đồng phân trên được gọi là các đồng phân
hình học. Vậy đồng phân hình học là gì?
- HS: trả lời.
- GV: có phải mọi anken đều có đồng phân
hình học không? (GV có thể gợi ý
17


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
bằng cách sử dụng công thức của etilen hoặc
but – 1 – en).
- HS trả lời.
- Nêu điều kiện để 1 anken có đồng phân hình
học?
- HS nêu điều kiện.
- GV tổng kết và nêu cách phân loại đồng

phân hình học.
- GV tổ chức cho HS viết đồng phân cấu tạo
của anken C5H10 và chỉ rõ đồng phân nào có
đồng phân hình học.
- HS vận dụng.
Hoạt động 4. Tìm hiểu cách gọi tên anken
- GV giới thiệu cách gọi tên thông thường
3. Danh pháp
của anken.
a. Tên thường
- HS nắm cách gọi tên thường.
Thay “an” = “ilen”
- GV yêu cầu HS gọi tên thường của một số b. Tên thay thế
anken đơn giản: CH2=CH2; CH2=CH– CH3; - Chọn mạch chính là mạch C chứa liên kết
CH2=CH – CH2 – CH3…
đôi dài nhất và chứa nhiều nhánh nhất.
- HS vận dụng.
- Đánh số thứ tự C thuộc mạch chính từ phía
- GV gọi tên thay thế của một số anken ở gần nối đôi hơn sao cho tổng chỉ số mạch
trên.
nhánh là nhỏ nhất.
- Nêu quy tắc gọi tên thay thế của anken?
- Tên = số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên
- HS trả lời.
mạch chính + số chỉ vị trí nối đôi + en.
- GV khái quát lại quy tắc gọi tên và phân
tích các ví dụ để HS nắm vững quy tắc.
- GV yêu cầu HS gọi tên thay thế của các
anken từ C2 đến C5.
- HS vận dụng.

- GV chú ý:
+ Những trường hợp chỉ có 1 vị trí đặt liên
kết đôi có thể bỏ qua số chỉ vị trí liên kết đôi
trong tên gọi.
+ Với đồng phân hình học, chỉ cần thêm
cis– hoặc trans– trước tên gọi nêu trên.
- HS nắm được các chú ý.
- GV lấy ví dụ minh họa.
- HS theo dõi ví dụ.
Hoạt động 5. Tìm hiểu tính chất vật lí của anken
- GV: quan sát bảng 6.1(127/SGK) nêu quy II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi - Nhiệt độ sôi; nhiệt độ nóng chảy và khối
và khối lượng riêng của các anken?
lượng riêng của anken tăng dần theo chiều
- HS quan sát bảng và trả lời.
tăng của M. Các anken đều nhẹ hơn nước.
- GV bổ sung: Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng - Ở điều kiện thường, các anken từ C2 đến C4
18


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
chảy và khối lượng riêng của anken không là chất khí; anken có số nguyên tử C nhiều
khác nhiều so với ankan tương ứng và thường hơn ở thể lỏng hoặc rắn.
nhỏ hơn so với xicloankan có cùng số nguyên - Anken hoà tan tốt trong dầu mỡ, hầu như
tử C.
không tan trong nước và là những chất không
- GV: Dựa vào nhiệt độ sôi của anken, hãy màu.
cho biết trạng thái của các anken ở điều kiện

thường?
- HS trả lời.
- Nêu đặc điểm về tính tan và màu sắc của
các anken?
- HS trả lời.
- GV tổng kết.
Hoạt động 6. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2
(132/SGK).
- HS làm bài tập.
- GV đưa 5 tên gọi, yêu cầu HS viết CTCT
của 5 anken này.
- HS vận dụng.
- Tại sao các anken từ C4 trở lên có nhiều
đồng phân hơn so với các ankan có cùng số
nguyên tử C?
- HS trả lời.
- GV nhắc nhở HS:
+ Học lí thuyết.
+ Xem lại phần etilen (lớp 9).
+ Chuẩn bị phần còn lại của bài.
- HS ghi bài về nhà.

19


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Tiết số 43

BÀI 29. ANKEN (tiếp)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết
- Tính chất hóa học và phương pháp điều chế anken.
- Phân loại anken và ankan bằng phương pháp hóa học.
- Đặc điểm của phản ứng đốt cháy anken.
b. Học sinh hiểu
Phân tử anken có liên kết đôi nên có thể tham gia phản ứng cộng hợp liên tiếp nhiều
phân tử (phản ứng trùng hợp).
2. Về kĩ năng
- Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất anken; điều chế anken.
- Giải các bài tập có liên quan.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Bộ thí nghiệm điều chế etilen từ ancol etylic và thử tính chất của etilen: phản ứng đốt cháy,
phản ứng với dung dịch nước Br2, phản ứng với dung dịch thuốc tím (hoặc các clip minh
họa).
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập lại một số tính chất hóa học của etilen đã học trong chương trình hóa học lớp 9.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Nêu vấn đề.
- Trực quan sinh động.

IV. TRỌNG TÂM
Tính chất hóa học của anken.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng:
+ HS1: viết CTCT và gọi tên thay thế của
các anken có CTPT C3H6 và C4H8.
+ HS2: viết phương trình phản ứng của
C2H4 với H2, Br2 và O2.
- HS lên bảng.

Nội dung ghi bảng

20


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV gọi HS đứng tại chỗ: nêu điểm giống và
khác nhau về cấu tạo giữa anken và ankan.
- HS đứng tại chỗ trả lời.
- GV gọi HS nhận xét và chữa bài.
- HS nhận xét.
- GV tổng kết và cho điểm.
Hoạt động 2. Phân tích cấu tạo, nhận xét tính chất của anken
- GV: đặc trưng trong cấu tạo của anken là có III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1 liên kết đôi C = C. Nêu đặc điểm của liên
Nhận xét:

kết này?
- Trung tâm phản ứng của anken là liên kết
- HS: nêu cấu tạo liên kết đôi.
đôi C = C.
- So sánh độ bền của liên kết  và liên kết ? - Phản ứng đặc trưng của anken là phản ứng
cộng tạo thành hợp chất no tương ứng.
- HS nhận xét.
- Đặc điểm cấu tạo này có ảnh hưởng gì đến
tính chất hóa học của anken?
- HS dự đoán.
- GV nhấn mạnh: vì liên kết  kém bền rất dễ
bị phá vỡ nên các phản ứng của anken tập
trung ở nối đôi. Phản ứng đặc trưng của
anken là phản ứng cộng.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về phản ứng cộng
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu sơ đồ chung của
1. Phản ứng cộng
phản ứng cộng.
- Cách viết: bỏ liên kết  của liên kết đôi.
- HS quan sát sơ đồ phản ứng cộng.
Mỗi C ở liên kết đôi ban đầu được thêm vào
- Nêu cách viết phản ứng cộng?
1 phần của tác nhân cộng.
- HS trả lời.
- Tác nhân cộng:
- GV giới thiệu các chất có thể tham gia phản
+ Tác nhân đối xứng: H2 (Ni, t0), X2.
ứng cộng, nêu khái niệm tác nhân đối xứng
+ Tác nhân bất đối xứng: HOH (H+), HX.
và tác nhân bất đối, điều kiện xảy ra đối với a. Cộng H2

Ni,t0
từng phản ứng.
CnH2n + H2 → CnH2n+2
- HS nắm vững các chất tham gia phản ứng
b. Cộng halogen
cộng hợp vào annken.
CnH2n + Br2  CnH2nBr2
- GV giao cho 4 nhóm HS hoàn thiện các
(nâu đỏ) (không màu)
phương trình cụ thể và phương trình phản
 Nhận biết.
ứng tổng quát:
+ Nhóm I: phản ứng của etilen, but – 2 – c. Cộng H2O
H+
en với H2, dd Br2.
CnH2n + H2O → CnH2n+1OH
+ Nhóm II: phản ứng của etilen, but – 2 – d. Cộng HX
en với H2O, HCl.
CnH2n + HX  CnH2n+1X
+ Nhóm III: phản ứng của propen, but – 1 * Quy tắc cộng Mac – cop – nhi – cop: Trong
– en với H2, dd Br2.
phản ứng cộng axit và nước kí hiệu chung là
+ Nhóm IV: phản ứng của propen, but – 1 H - A vào anken, H (phần mang điện tích
– en với H2O và HX.
dương) cộng vào C mang nhiều H hơn
- HS thảo luận theo nhóm viết các phương (cacbon bậc thấp hơn), còn A (phần mang
21


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
trình phản ứng (trình bày ra bảng).
điện tích âm) cộng vào C mang ít H hơn (C
- GV tổ chức cho đại diện 4 nhóm trình bày.
bậc cao hơn).
- HS các nhóm trình bày.
- GV cùng HS cả lớp thảo luận, chữa bài.
- HS thảo luận trong toàn lớp.
- GV: em hãy nhận xét về số lượng sản phẩm
tạo thành của anken đối xứng và anken bất
đối?
- HS nhận xét.
- GV kết luận: anken đối xứng khi tham gia
phản ứng cộng chỉ cho 1 sản phẩm. Anken
bất đối cộng tác nhân đối xứng cũng tạo 1 sản
phẩm; cộng tác nhân bất đối tạo ra 2 sản
phẩm khác nhau.
- GV chỉ rõ sản phẩm chính, phụ trong trường
hợp propen + H2O và HCl; gọi HS xác định
hướng cộng tạo sản phẩm chính.
- HS nắm được sản phẩm chính, phụ của các
phản ứng và xác định hướng tạo sản phẩm
chính.
- GV: khái quát thành quy tắc cộng
Maccopnhicop.
- HS nắm được nội dung quy tắc cộng.
- GV gọi HS xác định sản phẩm chính và sản
phẩm phụ của phản ứng but – 1 – en cộng
H2O và HCl.

- HS xác định sản phẩm chính, phụ.
- GV tổ chức cho HS theo dõi thí nghiệm
etilen tác dụng với dung dịch Br2, nhận xét
hiện tượng của phản ứng.
- HS theo dõi thí nghiệm, nhận xét hiện
tượng.
- Nêu ứng dụng của phản ứng cộng Br2 vào
anken?
- HS trả lời.
- GV tổng kết và tổ chức cho HS vận dụng
làm bài tập 3 (132/SGK).
- HS vận dụng.
Hoạt động 4. Tìm hiểu về phản ứng trùng hợp
- GV gọi HS đọc khái niệm phản ứng trùng
2. Phản ứng trùng hợp
hợp.
- Phản ứng trùng hợp (thuộc loại phản ứng
- HS đọc khái niệm.
polime hóa) là quá trình cộng hợp liên tiếp
- GV hướng dẫn HS sơ đồ và cách viết phản nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự
ứng trùng hợp, các khái niệm có liên quan nhau tạo thành các phân tử lớn (gọi là
22


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
đến phản ứng trùng hợp.
polime).
xt,t0 ,p

- HS tìm hiểu sơ đồ và cách viết phản ứng
nC = C →
(-C – C-)n
trùng hợp.
- Monome: Chất tham gia phản ứng trùng
- GV lấy ví dụ viết phản ứng trùng hợp C2H4.
hợp
- HS theo dõi ví dụ.
- Polime: Sản phẩm của phản ứng trùng hợp
- Viết phản ứng trùng hợp của propen và but
- Hệ số trùng hợp, kí hiệu n.
– 2 – en.
- Tên polime:
- HS viết phản ứng.
Tên = Poli + tên monome
- GV hướng dẫn HS cách gọi tên của polime.
- HS vận dụng gọi tên.
- GV giới thiệu kí hiệu tên một số polime
thường gặp.
Hoạt động 5. Tìm hiểu về phản ứng oxi hóa
- GV giới thiệu: các anken khi bị đốt cháy
3. Phản ứng oxi hóa
cũng tạo CO2 và H2O; phản ứng toả nhiều a. Phản ứng cháy
nhiệt.
- Phản ứng tổng quát:
t0
- GV gọi HS viết phản ứng đốt cháy C2H4,
CnH2n + 1,5nO2 → nCO2 + nH2O
C3H6 và phản ứng đốt cháy anken tổng quát.
- Đặc điểm:

- HS viết phản ứng.
nCO2 = nH2 O
- Nêu đặc điểm của phản ứng đốt cháy
b. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn (+ dd
anken?
KMnO4)
- HS nêu đặc điểm.
3CnH2n + 2KMnO4 + 4H2O  2KOH +
- GV kết luận.
2MnO2 + 3CnH2n(OH)2
- GV tiến hành thí nghiệm etilen tác dụng với
→ Nhận biết.
dung dịch thuốc tím.
- HS quan sát thí nghiệm.
- Em hãy nêu hiện tượng quan sát được?
- HS nêu hiện tượng.
- GV viết phương trình phản ứng và hướng
dẫn để HS nắm được cách viết.
- GV hướng dẫn HS phản ứng tổng quát.
- HS nắm vững phản ứng tổng quát.
- Nêu ứng dụng của phản ứng này?
- HS trả lời.
- GV tổng kết.
Hoạt động 6. Tìm hiểu cách điều chế và sản xuất anken
- GV giới thiệu các phương pháp điều chế IV. ĐIỀU CHẾ
anken trong PTN và trong CN; viết phương
1. Trong phòng thí nghiệm
trình phản ứng minh họa.
Điều chế etilen từ ancol etylic:
H2 SO4 đặc, 1700 c

- HS nắm các phương pháp điều chế.
C2H5OH →
C2H4 + H2O
2. Trong công nghiệp
Tách H2 từ ankan:
xt,t0

CnH2n+2 →

CnH2n + H2
23


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 7. Tìm hiểu các ứng dụng của anken
- GV: Nghiên cứu SGK nêu các ứng dụng cơ V. ỨNG DỤNG
bản của anken?
- Tổng hợp polime.
- HS đọc SGK nêu ứng dụng của anken.
- Tổng hợp các hoá chất khác.
- GV bổ sung và tổng kết.
Hoạt động 8. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà
- GV: cho HS làm bài 5 (132/SGK).
- HS làm bài tập.
- GV nhắc HS:
+ Học lí thuyết.
+ Làm bài 4, 6 (132/SGK).
+ Chuẩn bị bài ankađien.

- HS ghi bài về nhà.

24


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban cơ bản
Tiết số 44

BÀI 30. ANKAĐIEN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Khái niệm ankađien, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp.
- Phân loại ankađien dựa vào vị trí của các nối đôi.
- Ankađien liên hợp là loại ankađien quan trọng có nhiều ứng dụng trong thực tế nhất.
- Tính chất của một số ankađien tiêu biểu: buta - 1,3 - đien và isopren.
- Phương pháp điều chế và các ứng dụng của ankađien.
b. Học sinh hiểu:
- Các phản ứng của ankađien có thể xảy ra theo nhiều hướng hơn anken.
- Cách viết phản ứng cộng kiểu 1,4 và 1,2.
- Phản ứng trùng hợp của ankađien liên hợp chủ yếu xảy ra theo hướng 1,4.
2. Về kĩ năng
- Viết các phản ứng minh họa tính chất hóa học của ankađien.
- Viết phản ứng điều chế một số ankađien quan trọng.
- Giải bài tập đơn giản về ankađien.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.

II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Hệ thống các bài tập vận dụng.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập tính chất hóa học và cách viết các phản ứng cộng vào anken.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. TRỌNG TÂM
- Cách viết phản ứng cộng 1,2 và cộng 1,4.
- Phản ứng trùng hợp của ankađien liên hợp.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Nêu vấn đề.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm, phân loại ankađien
- GV giới thiệu: hiđrocacbon mà trong phân I. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
tử có 2 liên kết đôi được gọi là đien; có 3 liên
1. Định nghĩa
kếtđôi trong phân tử được gọi là trien; có Ankađien là hiđrocacbon mạch hở, trong
nhiều liên kết đôi trong phân tử được gọi là phân tử có 2 liên kết C = C.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×