Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Giao an nang cao 11 ki II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 162 trang )

Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

CHƯƠNG IV. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
Tiết số 37

BÀI 25. HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Khái niệm Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.
- Những cơ sở để phân loại hợp chất hữu cơ.
- Các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: phương pháp chưng cất, phương
pháp chiết, phương pháp kết tinh.
b. Học sinh hiểu:
- Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố C.
- Đặc điểm cấu tạo quyết ddihj tính chất của hợp chất hữu cơ.
- Liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị vì vậy các hợp chất
hữu cơ thường dễ bị đốt cháy, kém bền với nhiệt.
- Phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm và không hoàn toàn.
2. Về kĩ năng
Rèn cho học sinh các kĩ năng:
- Phân biệt hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ.
- Biết sử dụng các phương pháp phù hợp để tách biệt và tinh chế các hợp chất hữu cơ.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.


- Dụng cụ và hóa chất tiến hành thí nghiệm tách dầu ăn khỏi nước, kết tinh muối từ dung dịch
muối.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập lại các hợp chất hữu cơ đã được học ở THCS.
- Quan sát những hợp chất hữu cơ hay gặp trong cuộc sống, từ đó có những nhận xét sơ bộ về
sự khác nhau giữa hợp chất hữu cơ và hợp chât vô cơ.
III. TRỌNG TÂM
- Phân biệt hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ.
- Phân biệt các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động nhóm nhỏ.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Vào bài
- GV giới thiệu lịch sử của ngành hóa học
hữu cơ:
+ Quan niệm về đối tượng của hóa học hữu
cơ gắn liền với quá trình phát triển của môn
họcnày.
+ Năm 1807, Berzelius là người đầu tiên
đưa ra danh từ "Hóa học hữu cơ" để chỉ
ngành hóa học nghiên cứu các chất lấy ra từ
cơ thể động vật và thực vật. Trong thời kì đó,

một thuyết duy tâm cho rằng các chất hữu cơ
hình thành trong cơ thể sinh vật là do 1 lực
siêu hình chi phối, đó là "lực sống". Thuyết
này đã kìm hãm sự phát triển của khoa học,
nó hạn chế khả năng sáng tạo của con người
trong việc tìm tòi, phát minh, tổng hợp ra
những chất hữu cơ mới bằng phương pháp
hóa học.
+ Năm 1824, Wohler khi thủy phân chất
vô cơ đixianđã điều chế được 1 axit hữu cơ
trước đây chỉ thu được từ giới thực vật, đó là
axit oxalic. Đáng chú ý hơn, năm 1828, khi
làm bay hơi dung dịch 1 muối vô cơ là amoni
xianat, Wohler thu được ure hoàn toàn giống
như ure lấy ra từ nước tiểu. Sau đó, hàng loạt
chất hữu cơ khác đã được tổng hợp nhân tạo,
không hề có "lực sống" tham gia.
+ Năm 1842, Zinin tổng hợp ra anilin, năm
1845, Kolbe tổng hợp ra axit axetic, năm
1860, Berthelottổng hợp ra chất béo, năm
1861, Butlerovtổng hợp ra chất đường. Chất
béo và chất đường là những chất hữu cơ phức
tạp, trước đó chỉ tách ra được từ cơ thể sinh
vật.
+ Tất cả những dữ kiện trên đã hoàn toàn
bác bỏ thuyết "lực sống", đồng thời cũng làm
nảy sinh việc tìm 1 sự xác định mới cho đối
tượng của hóa học hữu cơ.
- HS biết lịch sử của ngành hóa học hữu cơ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các khái niệm về hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ

- GV: em hãy kể tên 5 hợp chất hữu cơ và tên I. HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC
5 hợp chất vô cơ mà em biết?
HỮU CƠ
- HS trả lời.
1. Khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa
- GV: các chất hữu cơ chứa nguyên tố nào học hữu cơ
2


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng
chung?
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ
- HS trả lời.
CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua…).
- GV đặt vấn đề: Có phải mọi hợp chất của C - Hóa học hữu cơ là ngành hóa học nghiên
đều là hợp chất hữu cơ không? Những hợp cứu các hợp chất hữu cơ.
chất nào của C nhưng không phải là hợp chất
hữu cơ?
- HS trả lời.
- GV đưa ví dụ xác định chất hữu cơ trong
dãy các chất.
- HS vận dụng.
- GV bổ sung và tổng kết.
Hoạt động 3. Tìm hiểu đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ
- GV tổ chức cho HS đọc SGK nêu đặc điểm
2. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ
chung của hợp chất hữu cơ.

a. Về thành phần và cấu tạo
- HS đọc SGK trả lời.
- Thành phần phân từ hợp chất hữu cơ nhất
- GV đặt các câu hỏi:
thiết phái có C ngoài ra còn có các nguyên tố
+ Tại sao nhiệt độ nóng chảy và nhiệt dộ H, O, Cl, N, P, Br...
sôi cùa hợp chất hữu cơ đều thấp?
- Liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ
+ Tại sao các hợp chất hữu cơ thường yếu là liên kết cộng hoá trị.
không tan hoặc ít tan trong nước?
b. Về tinh chất vật lí
+ Tại sao các hợp chất hữu cơ lại kém bền Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng
với nhiệt?
chảy, nhiệt độ sôi thấp; phần lớn các hợp chất
- HS trả lời.
hữu cơ không tan trong nước nhưng tan nhiều
- GV tổng kết
trong các dung môi hữu cơ.
c. Về tính chất hoá học
- Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với
nhiệt và dễ cháy.
- Phản ứng của hợp chất hữu cơ thường xảy
ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong
cùng điều kiện tạo ra hỗn hợp sản phẩm.
Hoạt động 4. Tìm hiểu về các phương pháp tinh chế và tách biệt hợp chất hữu cơ
- GV đặt vấn đề: các hợp chất hữu cơ thường II. PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ
không tồn tại liêng biệt mà tồn tại trong một TINH CHÉ HỢP CHẤT HỮU CƠ
hỗn hợp. Muốn có hợp chất hữu cơ tinh khiết
1. Phương pháp chưng cất
thì phải tách biệt và tinh chế. Các phưong - Chưng cất là quá trình làm hoá hơi và

pháp tách biệt và tinh chế hay dùng là: chưng ngưng tụ các chất lỏng trong hỗn hợp.
cất, chiết, kết tinh.
- Cơ sở của phương pháp chưng cất là dựa
- GV giao nhiệm vụ cho 3 nhóm HS: mỗi trên nhiệt độ sôi khác nhau của các chất trong
nhóm tìm hiểu về 1 phương pháp gồm:
hỗn hợp lỏng.
+ Cách tiến hành.
2. Phưong pháp chiết
+ Phạm vi áp dụng của phương pháp.
- Để tách các chất lỏng không trộn lẫn vài
- Các nhóm HS thảo luận về nội dung được nhau ra khỏi hỗn hợp ta dùng phương pháp
GV phân công.
chiết
- GV tổ chức cho đại diện các nhóm HS trình - Cơ sở của phương pháp chiết là dựa vào độ
3


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng
bày.
tan khác nhau trong nước hoặc trong các
- HS các nhóm trình bày.
dung môi khác của chất lỏng, rắn.
- GV tổ chức cho HS thảo luận trong toàn
3. Phương pháp kết tinh
lớp.
- Dựa vào độ tan khác nhau của chất rắn và
- HS thảo luận.

sự thay đổi độ tan theo nhiệt độ để tách biệt
- GV tổng kết.
và tinh chế chúng.
- GV tổ chức làm thí nghiệm: chiết dầu ăn - Nội dung: hòa chất rắn vào dung môi đến
khỏi nước và kết tinh muối ăn.
bão hòa, lọc bỏ tạp cất, cô cạn, chất rắn trong
- HS quan sát các thí nghiệm.
dung dịch sẽ kết tinh và tách khỏi dung dịch
theo nhiệt độ.
Hoạt động 5. Củng cố và giao bài về nhà
- GV tổ chức cho HS làm các bài tập 2, 4, 5
(104 – SGK).
- HS làm bài tập.
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
- GV nhắc nhở HS:
+ Học lí thuyết.
+ Làm bài tập trong SGK.
+ Chuẩn bị nội dung bài mới “phân loại và
gọi tên chất hữu cơ”.
- HS ghi bài về nhà.
Hoạt động 6. Củng cố và giao bài về nhà
- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm trong bài.
- HS nắm lại kiến thức trọng tâm.
- GV nhắc HS:
+ Học nội dung bài học.
+ Làm bài tập 3, 4 (91 – SGK).
+ Đọc và chuẩn bị bài “công thức phân tử
chất hữu cơ”.
- HS ghi bài về nhà.


4


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Tiết số 38

BÀI 26. PHÂN LOẠI VÀ GỌI TÊN HỢP CHẤT HỮU CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Các cơ sở được dùng để phân loại hợp chất hữu cơ.
- Các loại hợp chất hữu cơ.
- Khái niệm về nhóm chức.
- Có nhiểu cách gọi tên hợp chất hữu cơ: tên thường, tên hệ thống theo danh pháp IUPAC (tên
gốc chức, tên thay thế).
- Tên số đếm vả tên mạch cacbon.
b. Học sinh hiểu:
- Chia hợp chất hữu cơ thành hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon dựa trên thành phần các
nguyên tố cấu tạo nên phân tử các hợp chất hữu cơ.
- Hợp chất hữu cơ nào cũng có tên thay thế. Tên thường và tên gốc chức có thể có hoặc
không.
2. Về kĩ năng
Rèn cho học sinh các kĩ năng:
- Phân loại các hợp chất hữu cơ.
- Gọi tên hệ thống của hợp chất hữu cơ.
- Từ tên gọi hệ thống xác định công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa

học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Các cách nhớ tên số đếm và tên mạch chính.
2. Chuẩn bị của học sinh
Đọc trước nội dung bài học ở nhà.
III. TRỌNG TÂM
Gọi tên hợp chất hữu cơ.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách phân loại hợp chất hữu cơ
- GV đưa ra 2 nhóm hợp chất hữu cơ:
I. PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ
+ Nhóm I: C2H2, CH4, C2H4, C6H6.
1. Phân loại
+ Nhóm II: C2H5OH, CH3COOH.
- Hợp chất hữu cơ được chia thành 2 loại:
- HS quan sát 2 nhóm chất.
+ Hiđrocacbon: chỉ chứa C và H.
5


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng

- GV: Nêu sự khác biệt cơ bản trong thành
+ Dẫn xuất hiđrocacbon: có chứa nguyên
phần các hợp chất hữu cơ của 2 nhóm?
tố khác.
- HS trả lời.
- Hiđrocacbon gồm các loại:
- GV giới thiệu: dựa vào thành phần các
+ Hiđrocacbon no.
nguyên tố tạo nên hợp chất hữu cơ người ta
+ Hiđrocacbon không no.
chia hợp chất hữu cơ thành 2 loại:
+ Hiđrocacbon thơm.
hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon.
- Dẫn xuất của hiđrocacbon gồm:
- GV yêu cầu HS dựa vào ví dụ nêu định
+ Dẫn xuất halogen.
nghĩa mỗi loại.
+ Ancol, phenol, ete.
- HS trả lời.
+ Anđehit, xeton.
- GV giới thiệu các nhóm chất hữu cơ nhỏ
+ Axit.
hơn trong mỗi loại.
+ Este
- HS nắm được một số loại chất hữu cơ ….
thường gặp.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về các nhóm chức
- GV gọi HS viết một số phản ứng hữu cơ đã
2. Nhóm chức
biết của C2H5OH và CH3COOH với Na và - Nhóm chức là nhóm các nguyên tử gây ra

NaOH.
các phản ứng đặc trưng cho phân tử hợp chất
- HS viết các phản ứng.
hữu cơ.
- GV: nhóm nguyên tử nào đã gây ra các - Một số nhóm chức thường gặp:
phản ứng đặc trưng cho phân tử các hợp chất
C=C
trên?
C≡C
- HS trả lời.
-OH
- GV thông báo: các nhóm –COOH và –OH
-CHO
gây ra các phản ứng đặc trưng cho phân tử
-COOH
các chất trên. Chúng được gọi là nhóm chức.
-OVậy nhóm chức là gì?
-COO- HS trả lời.

- GV kết luận.
- GV hướng dẫn HS cách viết công thức tổng
quát của hợp chất hữu cơ bằng cách biểu thị
nhóm chức và các nhóm chức thường gặp.
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 3 (109 –
SGK).
- HS làm bài tập.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về tên gọi của hợp chất hữu cơ
- GV: một hợp chất hữu cơ có thể được gọi II. DANH PHÁP HỢP CHẤT HỮU CƠ
tên theo những cách nào?
- Một hợp chất hữu cơ có thể tồn tại nhiều

- HS trả lời.
loại tên gọi:
- GV hướng dẫn HS đọc SGK tìm hiểu về các
+ Tên thông thường.
loại tên gọi của hợp chất hữu cơ.
+ Tên theo danh pháp IUPAC (tên quốc
- HS đọc và tìm hiểu SGK.
tế): tên gốc – chức và tên thay thế.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bảng 4.1 (trang - Tên gốc chức:
109 – SGK) để nắm được tên số đếm và tên
Tên phần gốc + tên phần định chức
6


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
mạch cacbon chính của các hợp chất hữu cơ. - Tên thay thế:
- HS tìm hiểu bảng 4.1.
Tên phần thế + tên mạch cacbon chính + tên
- GV hướng dẫn HS cách nhớ tên mạch
phần định chức
cacbon chính.
- HS nắm được cách nhớ tên mạch chính.
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 5, 6, 7
(trang 110 – SGK).
- HS làm bài tập.
Hoạt động 4. Củng cố và giao bài về nhà
- GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm trong
bài.

- HS nắm lại các kiến thức trọng tâm.
- GV nhắc HS học thuộc tên mạch cacbon
chính và tên số đếm của các hợp chất hữu cơ.
- HS ghi bài về nhà.

7


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Tiết số 39

BÀI 27. PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Mục đích của việc phân tích định tính và phân tích định lượng hợp chất hữu cơ.
- Nội dung của phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng hợp chất hữu cơ.
b. Học sinh hiểu:
- Phân tích định tính là xác định xem chất hữu cơ được tạo thành từ những nguyên tố nào.
- Phân tích định lượng là xác định lượng cụ thể (thường là khối lượng) của từng nguyên tố tạo
nên hợp chất hữu cơ.
2. Về kĩ năng
Rèn cho học sinh các kĩ năng:
- Xác định các nguyên tố tạo nên hợp chất hữu cơ dựa theo phép phân tích định tính.
- Xác định % khối lượng của mỗi nguyên tố tạo nên hợp chất hữu cơ.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.

II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Bài tập phân tích định lượng hợp chất hữu cơ.
2. Chuẩn bị của học sinh
Đọc trước nội dung bài học ở nhà.
III. TRỌNG TÂM
Xác định khối lượng và % khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1. Vào bài
- GV cho HS quan sát một mẫu chất hữu cơ
(dầu ăn). Em hãy cho biết công thức phân tử
của chất này?
- HS quan sát mẫu chất hữu cơ và trả lời.
- GV nêu vấn đề: với một chất hữu cơ lạ,
muốn biết công thức của chất đó phải xác
định xem chất đó được tạo nên từ những
nguyên tố nào, số lượng nguyên tử của từng
nguyên tố là bao nhiêu. Để làm được việc đó
ta phải tiến hành phân tích nguyên tố.

Nội dung ghi bảng

8



Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2. Tìm hiểu về phép phân tích định tính
- GV: nêu mục đích của việc phân tích định I. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH
tính?
1. Mục đích
- HS trả lời.
Xác định các nguyên tố tạo nên hợp chất
- GV: nêu nguyên tắc của phép phân tích định hữu cơ.
tính?
2. Nguyên tắc
- HS trả lời.
Chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu
- GV thông báo: trong quá trình phân tích cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận
định tính nguyên tố, người ta thường chuyển biết chúng.
C thành CO2, H thành H2O, N thành muối
3. Xác định các nguyên tố thường gặp
amoni và halogen X thành HX.
a. Xác định C và H
- GV: dựa vào sơ đồ hình 4.5 (trang 111 – - Oxi hóa hoàn toàn hợp chất hữu cơ.
SGK) nêu cách nhận biết CO2 và H2O?
- Dẫn sản phẩm cháy qua bông tẩm CuSO4
- HS trả lời.
khan và dung dịch Ca(OH)2 dư:
- GV: nêu hiện tượng quan sát được và viết
+ CO2 làm vẩn đục dung dịch nước vôi
phương trình phản ứng minh họa?
trong dư:
- HS trả lời.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
- GV: nếu phân tích hợp chất hữu cơ thấy sản
+ H2O làm CuSO4 khan màu trắng chuyển
phẩm sinh ra làm CuSO4 khan từ màu trắng thành màu xanh.
chuyển sang màu xanh và dung dịch nước vôi
CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O
trong bị vẩn đục có thể kết luận điều gì?
b. Xác định N
- HS trả lời.
- Chuyển N trong hợp chất hữu cơ thành
- GV: em hãu viết phương trình phản ứng muối amoni.
nhận biết (NH4)2SO4?
- Dùng kiềm đun nóng nhẹ để nhận biết muối
- HS viết phương trình phản ứng.
amoni. Sản phẩm thu được là chất khí mùi
- GV thông báo: khi đốt, các hợp chất hữu cơ khai có khả năng làm xanhh quỳ tím ẩm.
chứa Clo thường bị phân hủy và Clo tách ra ở c. Xác định halogen
dạng HCl. Thuốc thử nào được dùng để nhận - Tách halogen có trong hợp chất hữu cơ
biết ion Cl-? Nêu hiện tượng quan sát được và thành dạng HX.
viết phương trình phản ứng minh họa?
- Dùng dung dịch AgNO3 để nhận ra HX.
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn HS viết sơ đồ phân tích các
nguyên tố C, H, N và Cl trong hợp chất hữu
cơ A?
- HS viết sơ đồ phân tích định tính.
Hoạt động 3. Tìm hiểu phép phân tích định lượng
- GV nêu vấn đề: phân tích định tính mới chỉ II. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
xác định được các nguyên tố tạo nên phân tử
1. Mục đích

chất hữu cơ. Muốn biết số lượng nguyên tử
Xác định % khối lượng của các nguyên tố
của từng loại nguyên tố phải sử dụng phương trong phân tử chất hữu cơ.
pháp phân tích định lượng các nguyên tố.
2. Nguyên tắc
- GV: nêu nguyên tắc của phân tích định
Phân hủy hợp chất hữu cơ thành các hợp
lượng?
chất vô cơ đơn giản rồi định lượng chúng
- HS trả lời.
bằng các phương pháp khối lượng, phương
9


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV thông báo: kết quả của phép phân tích pháp thể tích hoặc các phương pháp khác.
định lượng là tính được % khối lượng của
3. Các biểu thức tính
từng nguyên tố trong hợp chất. Muốn tính - Khối lượng của nguyên tố A trong hợp chất
được % khối lượng các nguyên tố tạo nên vô cơ B:
hợp chất hữu cơ ta phải làm gì?
mA = MA.chỉ số của A.nB
- HS trả lời.
- Phần trăm khối lượng của A trong hợp chất
- GV hướng dẫn HS cách xác định khối lượng hữu cơ X:
m
các nguyên tố dựa vào lượng của sản phẩm
%mA = mA .100

X
vô cơ đơn giản được hình thành từ quá trình
Chú ý: Khối lượng và % khối lượng của O
phân tích hợp chất hữu cơ.
thường được tính sau cùng.
- HS nắm được cách xác định khối lượng các
nguyên tố.
- GV: viết biểu thức tính % khối lượng của
nguyên tố A trong hợp chất hữu cơ X?
- HS viết biểu thức.
- GV tổ chức cho HS làm bài tập tổng quát:
Oxi hóa hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ
X thu được a gam CO2 và b gam H2O.
1. X được tạo nên từ những nguyên tố nào?
2. Tính % khối lượng của mỗi nguyên tố
trong X?
- HS vận dụng.
Hoạt động 4. Luyện tập, củng cố và giao bài về nhà
- GV tổ chức cho HS vận dụng làm các bài
tập:
Bài 1. Nung 4,65 gam hợp chất hữu cơ A
trong O2 thu được 13,2 gam CO2 và 3,16 gam
H2O. Trong thí nghiệm khác, khi nung 5,58
gam A với CuO thu được 0,672 lit N2 (đktc).
Tính % khối lượng của các nguyên tố tạo nên
hợp chất hữu cơ A?
Bài 2. Bài 5 (114 – SGK).
- HS làm bài tập.
- GV tổ chức chữa bài.
- GV nhắc HS:

+ Học lí thuyết.
+ Làm bài tập SGK (113, 114).
+ Đọc và chuẩn bị nội dung bài “công thức
phân tử hợp chất hữu cơ”.
- HS ghi bài về nhà.

10


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Tiết số 40

BÀI 28. CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Khái niệm và ý nghĩa của công thức đơn giản nhất (CTĐGN), công thức phân tử (CTPT).
- Để thiết lập CTĐGN và CTPT phải dựa trên ơ sở của phân tích định tính và phân tích định
lượng.
- Cách thiết lập CTĐGN và CTPT.
b. Học sinh hiểu:
- CTĐGN chỉ cho biết tỉ lệ nguyên tối giản nhất của nguyên tử các nguyên tố trong phân tử
chất hữu cơ và là dạng thu gọn của CTPT.
- CTPT có thể trùng hoặc khác với CTPT.
2. Về kĩ năng
Rèn cho học sinh các kĩ năng:
- Thiết lập CTĐGN từ kết quả phân tích nguyên tố.
- Cách tính phân tử khối và thiết lập CTPT.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Bài tập tìm CTĐGN và CTPT.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập bài phân tích nguyên tố.
- Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. TRỌNG TÂM
- Lập CTĐGN của chất hữu cơ.
- Tìm khối lượng mol của chất hữu cơ.
- Lập CTPT của chất hữu cơ.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Nêu vấn đề.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng giải bài tập:
HS1. Đốt cháy hoàn toàn 8,2 gam hợp chất
hữu cơ A chứa C, H, O thu được 11,2 lit CO2
(đktc) và 5,4 gam H2O. Tính số mol và %
khối lượng của từng nguyên tố trong A?

Nội dung ghi bảng

11



Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HS2. Đốt cháy hoàn toàn a (g) hiđrocacbon
B rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1
đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch
nước vôi trong dư. Sau phản ứng thấy khối
lượng bình 1 tăng 3,6 gam và bình 2 có 20
gam kết tủa. Tính số mol và % khối lượng
của từng nguyên tố trong B?
- HS lên bảng.
- GV tổ chức chữa bài.
- HS nhận xét.
- GV tổng kết và cho điểm (giữ lại bài làm
của các HS để vận dụng dạy bài mới).
Hoạt động 2. Tìm hiểu về công thức phân tử và công thức đơn giản nhất
- GV gọi HS viết công thức của một số chất I. CÔNG THỨC ĐƠN GIẢN NHẤT
hữu cơ mà HS đã học: metan, etilen, axetilen,
1. Công thức phân tử và công thức đơn
benzen, ancol etylic, axit axetic.
giản nhất
- HS viết công thức của các chất.
- CTPT cho biết số nguyên tử của từng
- GV: tìm tỉ lệ nguyên tối giản giữa số nguyên tố cấu tạo nên phân tử của chất hữu
nguyên tử của từng nguyên tố trong phân tử cơ.
các chất trên?
- CTĐGN chỉ cho biết tỉ lệ nguyên tối giản
- HS trả lời.
giữa số nguyên tử của các nguyên tố trong

- GV giới thiệu về CTPT và CTĐGN, gọi HS phân tử chất hữu cơ.
nêu ý nghĩa của CTPT và CTĐGN?
- CTPT của một hợp chất hữu cơ luôn gấp
- HS trả lời.
CTĐGN của chất đó số nguyên lần.
- GV: so sánh CTPT và CTĐGN?
- HS so sánh.
- GV kết luận.
Hoạt động 3. Tìm hiểu cách thiết lập công thức đơn giản nhất của chất hữu cơ
- GV đặt vấn đề: giả sử một chất hữu cơ có
2. Thiết lập công thức đơn giản nhất
công thức tổng quát CxHyOzNt. Tìm công
Xét chất hữu cơ: CxHyOzNt:
thức đơn giản nhất của chất phải làm gì?
a. Dựa vào % khối lượng
%m
%m
%m
%m
- HS trả lời.
x : y : z : t = 12C : 1 H : 16O : 14N
- GV khẳng định: tìm công thức đơn giản
Chú ý: để tìm tỉ lệ nguyên tối giản nên chia
nhất của chất hữu cơ thực chất là tìm tỉ lệ
mỗi phân số cho phân số có giá trị nhỏ nhất.
nguyên tối giản x : y : z : t.
b. Dựa vào tỉ lệ số mol nguyên tử của các
- GV giới thiệu với HS 2 cách tìm công thức
nguyên tố
đơn giản nhất của chất hữu cơ.

x : y : z : t = nC : nH : nO : nN
- HS nắm được 2 cách tìm công thức đơn
giản nhất.
- GV yêu cầu tìm ra mối quan hệ giữa các chỉ
số x, y, z, t với các phân số tương ứng để thiết
lập biểu thức tìm công thức đơn giản nhất
trong những trường hợp chất hữu cơ có nhiều
nguyên tố hơn.
12


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- HS tìm mối liên hệ.
- GV đưa 2 ví dụ (trong phần kiểm tra bài
cũ), hướng dẫn HS tìm công thức đơn giản
nhất theo 2 cách.
- HS tìm hiểu ví dụ.
- GV nêu chú ý về cách xử lí số liệu trong
trường hợp tính theo tỉ lệ % để hạn chế sai số.
- HS nắm cách xử lí số liệu.
Hoạt động 4. Tìm hiểu các cách xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ
- GV: viết các biểu thức có liên quan đến M? II. THIẾT LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ
- HS viết các biểu thức.
1. Xác định khối lượng mol phân tử
- GV bổ sung.
Các biểu thức tính M:
m
- GV tổ chức cho HS đọc SGK tìm hiểu cách

M= n
xác định khối lượng mol phân tử của chất
MA = MB.dA/B
hữu cơ.
MA = 29.dA/kk
- HS đọc SGK.
- GV bổ sung.
Hoạt động 5. Tìm hiểu cách thiết lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ
- GV hướng dẫn HS các cách thiết lập CTPT
2. Thiết lập công thức phân tử
của hợp chất hữu cơ.
a. Dựa vào công thức đơn giản nhất
- HS nắm được các phương pháp.
CTPT = (CTĐGN)n
M
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 4 (118 –
→ n = M CHC
CTĐGN
SGK).
b. Dựa vào % khối lượng
- HS làm bài tập.
12x
y
16z
M
=
=
=…=
- GV tổng kết.
%mC

%mH
%mO
100
c. Dựa vào phản ứng cháy
- Viết phương trình phản ứng đốt cháy.
- Dựa vào phản ứng cháy tính x, y, z…
(số nguyên tử O thường tính sau cùng).
Hoạt động 6. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà
- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm trong bài.
- HS nắm lại kiến thức trọng tâm.
- GV nhắc HS:
+ Học lí thuyết.
+ Làm bài tập SGK.
+ Chuẩn bị nội dung bài luyện tập.
- HS ghi bài về nhà.

13


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Tiết số 41

BÀI 29. LUYỆN TẬP: CHẤT HỮU CƠ, CÔNG THỨC PHÂN TỬ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Học sinh được ôn tập và củng cố các kiến thức:
- Các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.
- Các phương pháp phân tích định tính và định lượng.
- Cách lập CTĐGN và CTPT.
2. Về kĩ năng

Rèn cho học sinh các kĩ năng: lập CTPT của hợp chất hữu cơ.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Bài tập.
- Bảng phụ: sơ đồ trang 120 – SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh
Ôn tập: Các cách lập CTPT của chất hữu cơ.
III. TRỌNG TÂM
Lập CTPT của chất hữu cơ.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
Dùng bài tập để củng cố lí thuyết.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Ôn tập các vấn đề lí thuyết cơ bản
- GV hướng dẫn HS hệ thống hóa các kiến I. LÍ THUYẾT
thức về tách biệt, tinh chế hợp chất hữu cơ;
phân tích định tính và phân tích định lượng;
cách lập CTPT và CTĐGN theo sơ đồ trang
120 – SGK.
- HS hệ thống hóa các kiế thức hữu cơ cơ bản
đã học.
- GV tổng kết.
Hoạt động 2. Giải bài tập

- GV tổ chức cho HS làm các bài tập phần II. BÀI TẬP
luyện tập (121 – SGK).
- HS làm bài tập.
- GV tổ chức chữa bài.
- HS nêu các bài tập khó cần chữa.
- GV chữa các bài tập khó theo yêu cầu của
14


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng

HS.
- GV phát phiếu bài tập và tổ chức cho HS
làm một số bài tập trong phiếu bài tập.
- HS làm bài.
Hoạt động 3. Giao bài về nhà
- GV nhắc HS:
+ Học lí thuyết.
+ Hoàn thiện các bài tập.
+ Chuẩn bị nội dung bài 30.
- HS ghi bài về nhà.

15


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao


PHIẾU BÀI TẬP
Dạng 1. Lập công thức phân tử dựa vào % khối lượng
Bài 1. Tìm CTPT biết:
1. Hợp chất có % khối lượng các nguyên tố là: 51,3%C; 9,4%H; 12,0%N; 27,3%O; tỉ
khối so với không khí bằng 4,05.
2. Hợp chất có % khối lượng các nguyên tố là: 54,5%C; 9,1%H; 36,4%O; 1,76 gam
hơi chiếm thể tích 448 ml (đktc).
3. Hợp chất có thành phần gồm: 85,8%C; 14,2%H; M = 56 đv.C.
4. Chất hữu cơ A có thành phần 31,58% C, 5,26% H, 63,16% O. Tỉ khối hơi của A so
với CO2 là 1,7273. Xác định CTPT của A.
Bài 2. Khi phân tích một hợp chất hữu cơ thấy: cứ 2,1 phần khối lượng cacbon thì có 0,28
phần khối lượng oxi và 0,35 phần khối lượng hidro. Ở đktc, 1 gam chất đó chiếm thể tích
373,3 cm3. Xác định CTPT.
Dạng 2. Lập công thức phân tử dựa vào công thức đơn giản nhất
Bài 1. Xác định công thức và gọi tên một hiđrocacbon A chứa 20% hiđro về khối lượng.
Bài 2. X là hợp chất có thành phần % khối lượng: 24,24% C; 4,04% H; 71,72% Cl. Xác định
CTPTcủa X.
Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 5,2 gam hợp chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm cháy lần lượt qua
bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm thấy
khối lượng bình 1 tăng 1,8 gam và bình 2 có 15 gam kết tủa. Xác định CTPT của A.
Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam một hiđrôcacbon A thu được 32,8 gam hỗn hợp CO2 và
H2O. Tìm CTPT của A.
Bài 5. Một chất hữu cơ A có khối lượng phân tử nhỏ hơn 150. Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam A
sinh ra 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Xác định CTPT của A.
Bài 6. Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ A (chứa C, H, N) thu được 2,24 lít CO2; 1,12 lít
N2; 0,25mol H2O. Xác định CTPT của A, biết các thể tích khí đo cùng điều kiện tiêu chuẩn và
phân tử khối của A là 29.
Dạng 3. Xác định CTPT dựa vào phản ứng cháy
Bài 1. Tìm CTPT biết: Đốt cháy hoàn toàn 10 gam hợp chất hữu cơ A thu được 33,85 gam
CO2 và 6,94 gam H2O. Tỉ khối của A so với không khí bằng 2,69.

Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,282 gam hợp chất hữu cơ B rồi cho sản phẩm cháy lần lượt qua
bình 1 đựng CaCl2 khan và bình 2 đựng KOH rắn. Sau thí nghiệm, khối lượng bình 1 tăng
0,194 gam và bình 2 tăng 0,80 gam. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn 0,186 gam B thu được
22,4 ml khí N2 (đktc). Phân tử B chỉ chứa 1 nguyên tử nitơ. Tìm CTPT của B.
Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 1,8 hợp chất hữu cơ A (thành phần chứa C, H, O) thu được 2,64
gam CO2 và 1,08 gam H2O. Khối lượng phân tử của A bằng 180 đvC. Xác định CTPT của A.
Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 1 lit khí A cần 5 lit O2, thu được 3 lit CO2 và 4 lit H2O. Các thể tích
đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định CTPT của A.
Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 18 gam hợp chất hữu cơ A bằng 16,8 lit O2 (vừa đủ) thu được CO2
và hơi H2O có tỉ lệ thể tích tương ứng là 3 : 2. Tỉ khối của A so với hidro bằng 36. Tìm CTPT
của A.
Bài 6. Đốt cháy 11,6 gam chất A thu được 5,3 gam Na2CO3; 4,5 gam H2O và 24,2 gam CO2.
Xác định CTPT của A, biết rằng một phân tử A chỉ chứa một nguyên tử oxi.
Bài 7. Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X ta có tỉ lệ: nX : nO2 : nCO2 : nH2O = 0,25 :
1,375 : 1 : 1. Tìm CTPT của X.
16


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Tiết số 42

BÀI 30. CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Khái niệm đồng đẳng và đồng phân, đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể.
- Trong phân tử chất hữu cơ, tồn tại các liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba.
- Cấu tạo phân tử và tính bền của các liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba.
b. Học sinh hiểu:
- Nội dung 3 luận điểm của thuyết cấu tạo hóa học.

- Một chất hữu cơ có thể có những loại đồng phân nào còn tùy thuộc vào thành phần phân tử
của chất hữu cơ đó.
2. Về kĩ năng
Rèn cho học sinh các kĩ năng:
- Lập được công thức chung cho dãy đồng đẳng.
- Viết công thức cấu tạo ứng với các công thức phân tử cho trước.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Bài tập viết đồng phân.
2. Chuẩn bị của học sinh
Đọc trước nội dung bài học ở nhà.
III. TRỌNG TÂM
- Lập công thức tổng quát chung cho dãy đồng đẳng.
- Viết công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Nêu vấn đề.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung của thuyết cấu tạo hóa học
- GV giới thiệu: năm 1861, Butlêrôp đã đưa I. THUYỀT CẤU TẠO HÓA HỌC
ra khái niệm về cấu tạo hoá học và thuyết cấu
1. Nội dung của thuyết cấu tạo hoá học

tạo hoá học với 3 luận điểm chính.
- Trong phân từ hợp chất hữu cơ, các nguyên
- GV đưa ví dụ: C2H6O có 2 công thức cấu tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị và theo
tạo khác nhau:
một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được
+ CH3 - O - CH3: đimetyl ete là chất khí, gọi là cấu tạo hoá học. Sự thay đổi thứ tự liên
không phản ứng vói Na.
kết đó, tức là thay đổi cấu tạo hoá học sẽ tạo
+ CH3 - CH2 - OH: ancol etylic là chất ra hợp chất khác.
17


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Hoạt động của thầy và trò
lỏng tác dụng với Na giải phóng H2.
Như vậy 2 cấu tạo trên ứng với 2 chất khác
nhau có tính chất khác nhau. Em hãy nhận xét
về trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong 2
chất trên?
- HS nhận xét.
- GV: qua ví dụ này, em có nhận xét gì về
mối quan hệ giữa trật tự liên kết với tính chất
của các chất?
- HS trả lời.
- GV khái quát nội dung luận điểm thứ nhất
của thuyết cấu tạo hóa học.
- GV nhấn mạnh: viết CTCT của hợp chất
hữu cơ thực chất là chỉ rõ trật tự liên kết giữa
các nguyên tử trong phân tử và viết CTCT
của butan, 2 – metylbutan và xiclopentan.

- GV: em hãy xác định hóa trị của C trong
các hợp chất và nhận xét về mạch C?
- HS trả lời.
- GV khái quát nội dung của luận điểm thứ 2.
- GV đưa VD1: CH3 – O – CH3 và CH3 –
CH2 – OH. 2 chất này có thành phần phân tử
như nhau nhưng tính chất khác nhau. Vậy
tính chất của chất phụ thuộc vào yếu tố nào?
- HS trả lời.
- GV đưa VD2: 2 chất chứa cùng 5 nguyên tử
trong phân tử:
+ CH4: chất khí, dễ cháy.
+ CCl4: chất lỏng, không cháy.
Thành phần các chất như nhau nhưng tính
chất khác nhau. Trong trường hợp này tính
chất của chất phụ thuộc vào yếu tố nào?
- HS trả lời.
- GV đưa VD3: C4H10 và C5H12 đều được tạo
thành từ 2 nguyên tố C và H nhưng C4H10 là
chất khí còn C5H12 là chất lỏng. Tính chất của
chất trong trường hợp này phụ thuộc vào yếu
tố nào?
- HS trả lời.
- GV khái quát nội dung của luận điểm số 3.
- GV gọi HS đọc nội dung 3 luận điểm.
- HS đọc SGK.
- GV tổng kết.
Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm đồng đẳng

Nội dung ghi bảng

- Trong phân tử hợp chất hữu cơ, C có hóa trị
4. Nguyên tử C không những có thể liên kết
với nguyên tử của nguyên tố khác mà còn
liên kết trực tiếp với nhau thành mạch C.
- Tính chất của chất phụ thuộc vào thành
phần phân tử (bản chất và số lượng các
nguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết
của các nguyên tử).

18


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV đưa ra 2 dãy chất:
2. Đồng đẳng và đồng phân
+ Dãy 1: CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H12… a. Đồng đẳng
+ Dãy 2: CH3OH, C2H5OH, C3H7OH, - Đồng đẳng là hiện tượng các chất có thành
C4H9OH…
phần phân tử hơn kém nhau môt hay nhiều
Em có nhận xét gì về thành phần các nguyên nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương
tố và số lượng các nguyên tử của mỗi nguyên tự nhau.
tố trong từng dãy chất?
- Các chất đồng đẳng hợp thành dãy đồng
- HS quan sát công thức và trả lời.
đẳng.
- Em hãy lập công thức tổng quát cho từng
dãy chất?
- HS lập công thức tổng quát.

- GV thông báo: các chất trong từng dãy trên
có cấu tạo tương tự nhau nên tính chất hóa
học tương tự nhau và chúng là các chất đồng
đẳng của nhau. Đồng đẳng là gì?
- HS nêu khái niệm.
- GV bổ sung: các chất đồng đẳng hợp thành
dãy đồng đẳng.
- GV: vì sao các chất trong cùng dãy đồng
đẳng có tính chất hóa học tương tự nhau?
- HS trả lời.
- GV nhấn mạnh: vì tất cả các chất trong cùng
dãy đồng đẳng có tính chất hóa học tương tự
nhau nên thay vì tìm hiểu tính chất của từng
chất ta có thể tìm hiểu tính chất của cả dãy
chất.
- GV lấy ví dụ các trường hợp mà thành phần
phân tử hơn kém nhau một hoặc nhiều nhóm
CH2 nhưng không phải là đồng đẳng của
nhau: CH3OH và CH3 – O – CH3; CH ≡ CH
và CH2 = C = CH2.
- GV nhấn mạnh: các chất là đồng đẳng của
nhau phải thỏa mãn 2 điều kiện:
+ Thành phần phân tử hơn kém nhau một
hoặc nhiều nhóm CH2.
+ Cấu tạo tương tự nhau nên có tính chất
hóa học tương tự nhau.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về hiện tượng đồng phân
- GV lấy ví dụ về các chất:
b. Đồng phân
+ CH3OCH3 và CH3CH2OH

Đồng phân là hiện tượng các chất có cùng
+ CH ≡ C – CH3 và CH2 = C = CH2
công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác
là các cặp chất có cùng công thức phân tử nhau nên có tính chất khác nhau.
nhưng tính chất hóa học khác nhau. Chúng
được gọi là các đồng phân.
19


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- HS quan sát các cặp chất.
- GV: đồng phân là gì?
- HS trả lời.
- GV: tại sao các đồng phân có tính chất khác
nhau?
- HS trả lời.
- GV tổng kết.
Hoạt động 4. Tìm hiểu về các loại liên kết trong phân tử chất hữu cơ
- GV: nêu đặc điểm các liên kết trong phân tử II. LIÊN KẾT TRONG PHÂN TỬ CHẤT
chất hữu cơ?
HỮU CƠ
- HS trả lời.
1. Các loại liên kết trong phân tử chất
- GV: liên kết cộng hóa trị gồm có liên kết hữu cơ
xichma và liên kết pi. Nêu khái niệm?
- Liên kết thường gặp trong phân tử chất hữu
- HS trả lời.
cơ là liên kết cộng hóa trị.

- GV thông báo: trong phân tử chất hữu cơ có - Liên kết cộng hóa trị gồm:
thể gặp 3 loại liên kết là: liên kết đơn, liên kết
+ Liên kết đơn: (-)
đôi và liên kết ba. Nêu rõ đặc điểm của từng
+ Liên kết đôi: (=)
loại liên kết.
+ Liên kết ba: ()
- HS trả lời.
- Cấu tạo: các liên kết cộng hóa trị đều gồm 1
- GV: liên kết đôi và liên kết ba được gọi liên kết , còn lại là liên kết .
chung là liên kết bội. Sự xen phủ bên thường
kém hiệu lực hơn so với sự xen phủ trục nên
liên kết pi thường kếm bền hơn so với liên
kết xichma. Cụ thể năng lượng của liên kết
đơn C – C; đôi C = C và ba C ≡ C tương ứng
là 347; 615 và 812 kJ/mol.
Hoạt động 5. Tìm hiểu về các loại công thức cấu tạo
- GV viết công thức cấu tạo của C4H10 ở 3
2. Các loại công thức cấu tạo
dạng: khai triển, thu gọn và thu gọn nhất. Yêu - CTCT khai triển: viết tất cả các nguyên tử
cầu HS nêu khái niệm về các loại công thức và liên kết giữa chúng.
cấu tạo này.
- CTCT thu gọn: viết gộp C và các nguyên tử
- HS trả lời.
liên kết với nó thành từng nhóm.
- GV nhấn mạnh: công thức cấu tạo thu gọn - CTCT thu gọn nhất: chỉ viết các liên kết với
được sử dụng phổ biến nhất.
các nhóm chức, đầu mút của các liên kết là
- GV tổ chức cho HS viết công thức cấu tạo các nhóm CHx.
mạch hở của C4H8 ở cả 3 dạng.

- HS vận dụng.
Hoạt động 6. Giao bài về nhà
- GV nhắc HS:
+ Học lí thuyết.
+ Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 10 (128 + 129 –
SGK).
+ Đọc bài mới.
- HS ghi bài về nhà.
20


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Tiết số 43

BÀI 30. CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Khái niệm đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể.
- Cấu tạo phân tử và tính bền của các liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba.
b. Học sinh hiểu:
Một chất hữu cơ có thể có những loại đồng phân nào còn tùy thuộc vào thành phần
phân tử của chất hữu cơ đó.
2. Về kĩ năng
Rèn cho học sinh các kĩ năng: viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.

II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Mô hình rỗng và đặc của phân tử etan.
- Mô hình phân tử cis – but – 2 – en và trans – but – 2 – en.
2. Chuẩn bị của học sinh
Đọc trước nội dung bài học ở nhà.
III. TRỌNG TÂM
Viết công thức cấu tạo chất hữu cơ.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Nêu vấn đề.
- Đàm thoại, gợi mở.
- Trực quan sinh động.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài 3 và 4c (128
+ 129 – SGK).
- HS lên bảng.
- GV gọi 2 HS đứng tại chỗ trả lời:
+ HS1: nêu nội dung của thuyết cấu tạo
hóa học?
+ HS2: nêu khái niệm đồng đẳng, đồng
phân? Liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ
có những loại nào? Các loại công thức cấu
tạo và ý nghĩa của các loại đó?
- HS đứng tại chỗ trả lời.

Nội dung ghi bảng


21


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV gọi HS nhận xét.
- HS nhận xét.
- GV tổng kết và cho điểm.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về đồng phân cấu tạo
- GV nêu ví dụ: 2 chất C2H5OH và CH3OCH3 III. ĐỒNG PHÂN CẤU TẠO
có cùng công thức phân tử C2H6O nhưng tính
1. Khái niệm đồng phân cấu tạo
chất vật lí và tính chất hóa học khác nhau.
Những hợp chất có cùng công thức phân tử
Chúng được gọi là đòng phân cấu tạo. Đồng nhưng có cấu tạo khác nhau được gọi là
phân cấu tạo là gì?
những đồng phân cấu tạo.
- HS trả lời.
2. Phân loại đồng phân cấu tạo
- GV: em hãy viết các đồng phân cấu tạo của - Đồng phân nhóm chức.
C4H10O?
- Đồng phân mạch cacbon.
- HS viết công thức cấu tạo.
- Đồng phân vị trí nhóm chức.
- GV: có những loại đồng phân cấu tạo nào?
(GV gợi ý dựa trên các cấu tạo mà HS đã
viết).
- HS trả lời.
- GV kết luận.

Hoạt động 3. Tìm hiểu các loại đồng phân lập thể
- GV thông báo: CTCT chỉ biểu diễn được IV. CÁCH BIỂU DIỄN CẤU TRÚC
trật tự sắp xếp các nguyên tử trên mặt phẳng KHÔNG GIAN CỦA PHÂN TỬ HỮU CƠ
giấy. Để chỉ rõ cấu trúc không gian của phân
1. Công thức phối cảnh
tử phải dùng công thức phối cảnh và mô hình - Nét liền biểu diễn liên kết trên mặt phẳng
phân tử.
giấy.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách biểu diễn - Nét đậm biểu diễn liên kết hướng về phía
công thức phối cảnh và mô hình phân tử chất trước trang giấy.
hữu cơ.
- Nét đứt biểu diễn liên kết hướng về phía sau
- HS nắm được cách biểu diễn cấu trúc không trang giấy.
gian của hợp chất hữu cơ theo công thức phối
2. Mô hình phân tử
cảnh và mô hình phân tử.
- Mô hình rỗng:
- GV giới thiệu mô hình rỗng và đặc của phân
+ Các quả cầu tượng trưng cho các nguyên
tử C2H6.
tử.
- HS quan sát mô hình của etan.
+ Các thanh nối tượng trưng cho liên kết
giữa các nguyên tử.
- Mô hình đặc: các quả cầu cắt vát tượng
trưng cho các nguyên tử được ghép lại theo
đúng vị trí không gian của chúng.
Hoạt động 4. Tìm hiểu khái niệm đồng phân lập thể
- GV cho HS quan sát mô hình không gian V. ĐỒNG PHÂN LẬP THỂ
theo 2 cách sắp xếp của cis – but – 2 – en và

1. Khái niệm về đồng phân lập thể
trans – but – 2 – en.
Những đồng phân có cấu tạo hóa học giông
- HS quan sát các mô hình.
nhau (cùng công thức cấu tạo) nhng khác
- GV thông báo: chọn mặt phẳng chứa liên nhau về sự phân bố trong không gian của các
kết đôi. Nhận xét vị trí của các nguyên tử và nguyên tử trong phân tử (khác nhau về cấu
22


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
nhóm nguyên tử đối với mặt phẳng này?
trúc không gian của phân tử) được gọi là
- HS nhận xét vị trí của các nguyên tử và đồng phân lập thể.
nhóm nguyên tử so với mặt phẳng chứa liên
kết đôi.
- GV thông báo: các đồng phân như trên được
gọi là đồng phân lập thể. Đồng phân lập thể
là gì?
- HS trả lời.
- GV kết luận.
Hoạt động 5. Tìm hiểu mối quan hệ giữa đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể
- GV lấy ví dụ cụ thể phân tích về mối quan
2. Quan hệ giữa đồng phan cấu tạo và
hệ của đồng phân cấu tạo và đồng phân lập đồng phân lập thể
thể của C4H8.
- HS tìm hiểu ví dụ.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu sơ đồ trng

128/SGK.
- HS đọc SGK tìm hiểu mối quan hệ giữa
đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể.
Hoạt động 6. Phân biệt cấu tạo hóa học và cấu trúc hóa học
- GV lấy ví dụ về công thức cấu tạo và công
3. Cấu tạo hóa học và cấu trúc hóa học
thức lập thể của etan. Nhận xét điểm giống và - Cấu tạo hóa học cho biết thứ tự và cách thức
khác nhau của cấu tạo hóa học và cấu trúc liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
hóa học?
- Cấu trúc hóa học vừa cho biết cấu tạo hóa
- HS nhận xét.
học vừa cho biết sự phân bố trong không gian
- GV nhấn mạnh: cấu tạo hóa học biểu diễn của các nguyên tử trong phân tử.
bằng công thức cấu tạo; cấu trúc hóa học biểu
diễn bằng công thức lập thể.
Hoạt động 7. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà
- GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài
học.
- HS nắm lại các kiến thức trọng tâm.
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 6, 8 (129 –
SGK).
- HS làm bài tập.
- GV nhắc HS:
+ Học lí thuyết.
+ Làm bài tập.
+ Đọc bài “phản ứng hữu cơ”.
- HS ghi bài về nhà.

23



Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Tiết số 44

BÀI 31. PHẢN ỨNG HỮU CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Cách phân loại các phản ứng trong hóa học hữu cơ dựa trên sự biến đổi của phân tử chất
tham gia phản ứng.
- Các kiểu phân cắt liên kết cộng hóa trị và một vài tiểu phân trung gian.
b. Học sinh hiểu:
Phân loại phản ứng hữu cơ thành phản ứng cộng, phản ứng thế, phản ứng tách và phản
ứng phân hủy là dựa trê sự biến đổi phân tử chất hữu cơ tham gia vào phản ứng.
2. Về kĩ năng
Học sinh vận dụng xác định các loại phản ứng hữu cơ, các tiểu phân trung gian.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Các phản ứng hữu cơ thường gặp.
2. Chuẩn bị của học sinh
Ôn tập một số phản ứng hữu cơ đã học trong chương trình lớp 9.
III. TRỌNG TÂM
- Phân biệt các loại phản ứng trong hóa học hữu cơ.
- Xác định các loại tiểu phân trung gian sinh ra trong quá trình phản ứng.

IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Nêu vấn đề.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu các loại phản ứng trong hóa học hữu cơ
- GV cho HS viết các phản ứng (GV gợi ý):
I. PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG HỮU CƠ
1. CH4 + Cl2
- Phản ứng thế: là phản ứng trong đó 1
C2H5OH + HCl
nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử ở phân tử
2. C2H4 + Br2
chất hữu cơ bị thay thế bởi 1 hoặc 1 nhóm
C2H2 + HCl
nguyên tử khác.
3. C6H12 + O2
- Phản ứng cộng: là phản ứng trong đó phân
C2H5OH + O2
tử chât hữu cơ kết hợp thêm với các phân tử
- HS viết các phản ứng.
khác.
- GV: nhận xét về thành phần của các chất - Phản ứng phân hủy: là phản ứng trong đó
trong hỗn hợp trước và sau phản ứng?
phân tử chất hữu cơ bị phá hủy hoàn toàn
- HS nhận xét.
thành các nguyên tử hoặc phân tử nhỏ.
24



Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV thông báo: các phản ứng xảy ra ở nhóm - Phản ứng tách: là phản ứng trong đó nguyên
1, 2, 3 lần lượt thuộc về các kiểu phản ứng: tử và nhóm nguyên tử bị tách khỏi phân tử
thế, cộng và phân hủy. Nêu khái niệm về các chất hữu cơ.
loại phản ứng này?
- HS trả lời.
- GV giới thiệu 2 phương trình:
C2H5OH → C2H4 + H2O
C2H6 → C2H4 + H2
- HS quan sát 2 phản ứng.
- GV: nhận xét về sự biến đổi của phân tử
chất hữu cơ trong 2 phản ứng trên?
- HS nhận xét.
- GV thông báo: 2 phản ứng trên thuộc loại
phản ứng tách. Phản ứng tách là gì?
- HS trả lời.
- GV liên hệ với các phản ứng trong hóa học
vô cơ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về các kiểu phân cắt liên kết cộng hóa trị
- GV: nêu cách hình thành liên kết cộng hóa II. CÁC KIỂU PHÂN CẮT LIÊN KẾT
trị?
CỘNG HÓA TRỊ
- HS trả lời.
1. Phân cắt đồng li
- GV: khi phân tử chất hữu cơ tham gia phản - Đôi e chung được chia đều cho 2 nguyên tử
ứng, một số liên kết cộng hóa trị bị cắt đứt. tham gia liên kết.
Có 2 kiểu cắt đứt liên kết cộng hóa trị là đồng - Tiểu phân chứa e độc thân được gọi là gốc

li và dị li.
tự do.
- GV đưa ra các ví dụ về sự phân cắt đồng li:
+ Tiểu phân mang e độc thân ở nguyên tử
.
Cl : Cl → 2Cl
C gọi là gốc cacbo tự do.
.
.
CH3 : H + Cl → CH3 + HCl
+ Gốc tự do thường được hình thành nhờ
.
.
CH3 – CH2 : CH3 → CH2 – CH3 + H3C
ánh sáng hoặc nhiệt.
- HS theo dõi các ví dụ.
2. Phân cắt dị li
- GV: phân cắt đồng li là gì?
- Nguyên tử có độ âm điện lớn hơn chiếm cả
- HS trả lời.
cặp e dùng chung và trở thành anion còn
- GV thông báo:
nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn bị mất 1e
+ Tiều phân chứa e độc thân được gọi là để trở thành cation.
gốc tự do.
- Cation mà điện tích dương nằm ở nguyên tử
+ Tiểu phân mang e độc thân ở nguyên tử C được gọi là cacbocation. Nó thường được
C gọi là gốc cacbo tự do.
hình thành nhờ tác dụng của các dung môi
+ Gốc tự do thường được hình thành nhờ phân cực.

ánh sáng hoặc nhiệt.
3. Đặc tính chung của gốc cacbo tự do và
- GV lấy ví dụ về sự phân cắt dị li:
cacbocation
+
H2O + H : Cl → H3O + Cl
- Tiểu phân trung gian gồm: gốc cacbo tự do
+
(CH3)3C – Br → (CH3)3C + Br
và cacbocation.
- HS theo dõi các ví dụ.
- Không bền, thời gian tồn tại rất ngắn, khả
- GV: phân cắt dị li là gì?
năng phản ứng cao.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×