Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

MỘT số KINH NGHIỆM dạy kỹ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 3 4 TUỔI ở TRƯỜNG mầm NON TƯỢNG LĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.87 KB, 19 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI Ở
TRƯỜNG MẦM NON TƯỢNG LĨNH.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LỜI MỞ ĐẦU.
Học để cùng chung sống là một trong những vấn đề then chốt hiện nay của
giáo dục. Xu hướng giáo dục trên thế giới đang quan tâm đến vấn đề trang bị cho
thế hệ trẻ các kỹ năng sống. Vậy kỹ năng sống là gì? Kỹ năng sống là khả năng
tự chủ, khả năng tự đưa ra quyết định, khả năng nói không và khả năng thích
nghi, biết chấp nhận và hoá giải được những tác động tiêu cực trong cuộc sống
xung quanh.
Đối với trẻ mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo bé “điểm khởi đầu”
của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ là quan trọng và rất cần thiết. Bởi trẻ đang chập chững bước những bước đầu
tiên vào đời, đang từng bước “ học làm người”. Nếu các kỹ năng sớm được hình
thành thì trẻ sẽ có nhân cách phát triển toàn diện và bền vững. Có nhiều công
trình khoa học đã chứng minh rằng: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ lúc đầu
đời là chìa khoá thành công cho tương lai của mỗi đứa trẻ.
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên, phụ huynh chưa nhận thức rõ
ràng về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Trên thực tế có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng
sống: Trẻ sống thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp,
không biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, luôn tìm kiếm
sự giúp đỡ của người lớn….
Từ thực tế trên, tôi thiết nghĩ nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ chính là giúp trẻ trở thành con người mới, năng động, sáng tạo.
Giúp trẻ có được những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên
làm và không nên làm; Giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách ứng xử trong cuộc
1


sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Đặt nền tảng để trẻ trở thành
người có trách nhiệm và có tự chủ trong cuộc sống của bản thân mình. Do nhận


thấy hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ nên tôi đã trăn trở tìm biện
pháp khắc phục thực trạng trên. Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng
nghiệp một số kinh nghiệm mà tôi cho là tâm đắc với đề tài “ Một số kinh
nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non TƯỢNG LĨNH”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết, giáo dục kỹ năng sống đang là nhu cầu cấp thiết đối
với thế hệ trẻ và đối với trẻ mầm non. Giáo dục kỹ năng sống nhằm tăng sức đề
kháng, tăng năng lực cho trẻ hôm nay và vững bước trong tương lai. Ở mỗi lứa
tuổi, mỗi thời kỳ, trẻ có những đặc điểm tăng trưởng và phát triển khác biệt
mang tính chất phức tạp riêng của nó. Đối với trẻ mẫu giáo bé, vì đây là điểm
khởi đầu của cả giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách nên
việc nắm bắt tâm lý trẻ cũng như việc dạy kỹ năng sống cho trẻ còn gặp nhiều
khó khăn. Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lớp
tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
Đây là năm đầu tiên thực hiện chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống” cho trẻ
nên luôn được sự chỉ đạo sát sao của ban chuyên môn và sự quan tâm tạo điều
kiện của nhà trường về cơ sở vật chất.
Bản thân cũng được tham dự lớp bồi dưỡng tiếp thu chuyên đề hè do
phòng giáo dục tổ chức trong đó có chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và
dự một số tiết dạy mẫu của trường, của huyện nên tôi đã học tập được một số
kinh nghiệm trong phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ.
Các tài liệu, tập san về hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ được nhà trường,
phòng giáo dục đầu tư kịp thời. Đặc biệt nhà trường có dàn máy vi tính kết nối

2


internet tạo điều kiện cho giáo viên cập nhật thông tin mới một cách nhanh
chóng và thuận tiện.

2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên khi đi vào thực tế quá trình giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi còn gặp nhiều khó khăn.
Là giáo viên trẻ, vốn sống cũng như kinh nghiệm giáo dục trẻ chưa có
nhiều nên việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng như dạy kỹ năng sống cho trẻ tôi gặp
không ít khó khăn.
Đây là năm đầu tiên thực hiện chuyên đề giáo dục kỹ năng sống nên còn
nhiều bỡ ngỡ và thiếu sót.
Là địa phương thuần nông nên đa số các bậc phụ huynh không có điều
kiện để quan tâm đến trẻ. Có không ít cha mẹ trẻ nhận thức về dạy kỹ năng sống
cho trẻ chưa rõ ràng. Họ đưa con đến trường rồi phó mặc việc giáo dục trẻ cho
giáo viên, cho con đi học chỉ cần biết hát, biết múa, biết đọc thơ, kể chuyện thế
là đủ, còn lại các việc khác không quan trọng. Nhiều phụ huynh còn cho rằng trẻ
con biết gì, làm được gì mà dạy kỹ năng sống. Chính vì vậy việc phối hợp với
các bậc phụ huynh trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ tôi gặp nhiều khó khăn.
Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ hoạt động đã có sự đầu
tư nhưng chưa đa dạng. Vì vậy không thu hút được hứng thú của trẻ, làm hạn chế
kết quả của hoạt động.
Lớp tôi có 29 cháu nhưng có tới 65% cháu chưa qua lớp nhà trẻ. Vì thế
việc giáo dục trẻ các nề nếp thói quen, hành vi văn minh gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức lại không đồng đều, có
nhiều cháu sinh cuối năm và có nhiều cháu thể lực không tốt, đây cũng là một
trong những nhân tố làm hạn chế kết quả của hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ.

3


3. Kết quả của thực trạng:
Với thực trạng trên, qua việc khảo sát các kỹ năng sống đầu năm trên trẻ

tại lớp mẫu giáo bé C2 cho kết quả như sau:
Tổng số
Lĩnh vực khảo sát
1. Kỹ năng giao tiếp lịch sự lễ phép.
2. Kỹ năng phục vụ chăm sóc bản thân.
3. Kỹ năng tuân thủ quy tắc xã hội.
4. Kỹ năng hợp tác.
5. Kỹ năng ứng xử phù hợp với người
xung quanh.

trẻ trong

Mức độ % trên trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số
Tỉ lệ
Số Tỉ lệ

lớp
29
29
29
29

lượng
10
9
11
10


%
34
31
38
34

lượng
19
20
18
19

%
66
69
62
66

29

8

28

21

72

- Kết quả khảo sát trên cho thấy, % trẻ có kỹ năng sống ở mức đạt còn quá thấp,

dao động từ 28 % đến 38 %.
- Đáng buồn là có tới 62% đến 72% trẻ ở mức chưa đạt.
Đứng trước tình hình như vậy, tôi luôn đắn đo suy nghĩ làm thế nào để
nâng cao kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tạo cơ hội để trẻ vận dụng kiến
thức kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống, để những kỹ năng đó trở thành thuộc tính
vững chắc trong nhân cách trẻ.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Khi xây dựng một toà nhà cao tầng thì việc xử lý nền móng là hết sức
quan trọng. Mà nền móng ngôi nhà lại là phần nằm sâu trong lòng đất, người ta
chỉ nhìn thấy những tầng cao ở trên. Chỉ có người xây dựng, người có chuyên
môn mới thấy rõ tầm quan trọng, giá trị đích thực của nền móng đó. Bậc học
mầm non cũng được coi như nền móng của ngôi nhà nhân cách trẻ. Ngôi nhà
nhân cách ấy sẽ không phát triển bền vững nếu không được giáo dục kỹ năng
4


sống. Do vậy tôi thấy cần phải có một số giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu
quả dạy kỹ năng sống cho trẻ như sau:
Giải pháp 1 : Lập kế hoạch cho trẻ luyện tập thường xuyên để phát triển các kỹ
năng sống.
Giải pháp 2 : Phối hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Giải pháp 3 : Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
Giải pháp 4 : Đánh giá hoạt động của trẻ thường xuyên.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Từ các giải pháp trên nhằm giúp trẻ có các kỹ năng sống một cách tốt
nhất, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu và thực hiện đã lựa chọn
được một số biện pháp có hiệu quả sau:
1. Biện pháp 1 : Lập kế hoạch cho trẻ luyện tập thường xuyên để phát triển
các kỹ năng sống.

Tổ chức các hoạt động cho trẻ luyện tập thường xuyên đóng vai trò chủ
đạo trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Ở lứa tuổi mẫu giáo bé, khả năng
tập chung chú ý và ghi nhớ có chủ định rất kém. Trẻ nhanh nhớ nhưng cũng
nhanh quên. Nếu các kỹ năng chúng ta dạy trẻ không được cũng cố bằng cách
luyện tập thường xuyên thì chúng sẽ dần mất đi. Ngược lại nếu ta có kế hoạch
cho trẻ luyện tập thường xuyên thì các kỹ năng đó sẽ thành kỹ xảo, phát triển bền
vững và không bị lãng quên. Việc tổ chức cho trẻ luyện tập phải có kế hoạch cụ
thể, được tiến hành thường xuyên và không ngừng sáng tạo, có như vậy mới gây
được hứng thú cho trẻ.
Ví dụ :
Hàng tuần vào sáng thứ 2, tôi thường tổ chức hoạt động trò chuyện cùng
trẻ khoàng 15 phút với tên mục là “Chuyện của bé” nhằm phát triển kỹ năng giao
tiếp cho trẻ. Qua hoạt động này trẻ biết tự giới thiệu mình, biết lắng nghe, biết
dùng ngôn ngữ của mình để kể về những chuyện trong 2 ngày nghỉ ở nhà của bé
5


hay trao đổi cùng cô về chủ đề chủ, điểm đang học. Cuối chương trình cho trẻ
nhận xét câu chuyện nào hay nhất sẽ đựơc nhận phần thưởng của cô.( Phần
thưởng có thể là một bông hoa cài, một bức tranh vẽ ngôi nhà hay một hạt giống
cây nảy mầm….Các phần thưởng được thay đổi theo từng chủ điểm). Kết quả,
trẻ lớp tôi rất hứng thú khi tham ra buổi trò chuyện đầu tuần. Trẻ đã có thói quen
trước khi nói biết thưa cô, chào bạn và đặc biệt rất mạnh dạn tự tin khi kể
“chuyện của mình” cho bạn nghe.
Trong giờ hoạt động chiều của mỗi ngày, sau khi cho trẻ ôn bài cũ hoặc
làm quen với bài mới, tôi luôn dành thời gian khoảng 15 phút để tổ chức cho trẻ
luyện tập thực hành các kỹ năng dưới dạng trò chơi. Cụ thể:
Chiều thứ 2, tôi thường tổ chức cho trẻ thực hành các kỹ năng chăm sóc
bản thân như rửa tay, lấy nước uống, mặc quần áo, cho đồ vào ba lô….Mỗi hoạt
động tôi chọn một trò chơi khác nhau.

Ví dụ:
Khi dạy trẻ cách mặc áo, tôi cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh ơn, khéo
hơn”, cách chơi như sau: Cho 2 trẻ lên thi mặc áo, đầu tiên tôi gợi mở, giới thiệu
với trẻ các thao tác mặc áo sau đó tổ chức cho trẻ chơi. Cả lớp đếm ngược cùng
cô từ 10 đến 1, khi nghe hết giờ phải dừng tay, cô và các bé kiểm tra kết quả và
tặng quà. Việc xác định nội dung cho trẻ thực hành, tôi dựa trên nguyên tắc cho
trẻ làm quen từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Chẳng hạn, cũng dạy trẻ
cách mặc áo nhưng tuần đầu tôi dạy trẻ cách mặc áo có khuy bấm, tuần tiếp theo
tôi dạy trẻ cách mặc áo có khuy cài và những tuần sau là áo có khoá kéo. Lúc
đầu trẻ thực hiện rất vụng về lúng túng nhưng do luyện tập thường xuyên và có
kế hoạch nên các thao tác của trẻ dần chính xác hơn. với cách tổ chức có hệ
thống và linh hoạt như vậy trẻ lớp tôi đã có kỹ năng chăm sóc bản thân tương đối
tốt.

6


Chiều thứ 3, tôi tổ chức cho trẻ xem băng đĩa hoặc tranh ảnh có kèm
những câu chuyện về các hành vi ứng xử đúng sai giữa con người với con người,
giữa con người với môi trường xung quanh trong chủ điểm. Qua đó giáo dục trẻ
kỹ năng ứng xử phù hợp với xung quanh.
Ví dụ :
Xem đoạn phim “Thỏ Ngoan”. Tôi trò chuyện cùng trẻ: Thỏ Ngoan vòng
tay để làm gì ? ( Chào cô).
- Thỏ Ngoan chia gì cho bạn? ( Chia đồ chơi)
- Thấy bạn khóc Thỏ Ngoan làm gì? ( Hỏi thăm bạn)
- Chiều đi học về Thỏ Ngoan chào ai? ( Chào ông, chào bà)
- Con thấy bạn Thỏ Ngoan như thế nào? ( Rất ngoan và lễ phép).
- Nào cùng làm Thỏ Ngoan đi học, gặp cô giáo Thỏ làm gì? ( Chào cô). Vòng tay
chào cô nào ? ( Vòng tay chào cô: cháu chào cô ạ!).

- Đi học về gặp ông ( Vòng tay chào ông. Cháu chào ông ạ!)
- Gặp bà ( Vòng tay chào bà. Cháu chào bà ạ!)
- Gặp bác hàng xóm ( Cháu chào bác ạ!).
Mỗi một tình huống, mỗi một câu chuyện tôi dựa vào nội dung để giáo
dục trẻ cách ứng xử phù hợp. Qua việc thảo luận các tình huống như vậy trẻ luôn
có ý thức ứng xử phù hợp với con người và môi trường xung quanh.
Chiều thứ 4, tôi tổ chức các hoạt động nhằm dạy trẻ kỹ năng tuân thủ quy
tắc xã hội.
Ví dụ:
Dạy trẻ biết xếp ghế đúng nơi quy định như xếp nhẹ nhàng, không gây ồn,
khi xếp ghế ngồi học phải xếp thẳng hàng theo đúng tổ của mình, khi ngồi ăn
ghế phải xếp sát bàn, khi ra về phải xếp ghế vào góc lớp. Hoặc khi xếp dép phải
xếp kẹp đôi, tổ cờ xanh xếp ngăn trên của giá dép, tổ cờ đỏ xếp ngăn giữa, tổ cờ

7


vàng xếp ngăn dưới… Nhờ được tham ra và nhắc nhở thường xuyên nên ý thức
của trẻ trong việc chấp hành các quy tắc cô đưa ra rất tốt.
Chiều thứ 5, tôi tổ chức cho trẻ sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi ở các góc
nhằm phát triền kỹ năng hợp tác và rèn thói quen sống gọn gàng ngăn nắp.
Những tuần đầu, tôi cho trẻ quan sát cô và nghe cô giải thích vì sao phải làm như
vậy? Cách sắp xếp như thế nào cho đẹp? Những tuần tiếp theo tôi chia tổ, yêu
cầu mỗi tổ tự xếp mỗi góc chơi, thi xem đội nào xếp đúng, xếp đẹp và nhanh
nhất. Rõ ràng khi tham gia hoạt động này, các kỹ năng hợp tác của trẻ được phát
triển. Trẻ biết giúp đỡ nhau và nhắc nhở nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ một
cách nhanh chóng. Từ việc tổ chức thường xuyên như vậy, các mối quan hệ cũng
như kỹ năng làm việc nhóm của trẻ được củng cố, bên cạnh đó đồ dùng đồ chơi
của lớp tôi luôn được xếp gọn gàng, ngăn nắp và rất khoa học.
Với biện pháp này, các kỹ năng cần có luôn được củng cố và hoàn thiện

một cách chính xác. Kết quả đạt được rất khả quan nhưng chưa phải là đủ. Để
cho các kỹ năng sống của trẻ được hình thành và phát triển một cách liên hoàn
tôi tiến hành thực hiện biện pháp thứ 2.
2. Biệp pháp 2 : Phối hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Song song với việc thực hiện biện pháp giáo dục trên, là giáo viên chủ
nhiệm lớp, tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc phối kết hợp giữa gia
đình và nhà trường. Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải là chuyện một
sớm một chiều mà là cả một quá trình. Các kỹ năng sống phải được giáo dục, rèn
luyện đồng nhất thì mới bền vững và thành kỹ xảo. Nếu chỉ dạy kỹ năng sống
cho trẻ ở trường thôi thì chưa đủ. Bên cạnh đó, môi trường gia đình rất thích hợp
để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ được tiếp thu các kỹ năng thông qua gia
đình một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà lại hiệu quả cao. Mặt khác, nuôi dạy con
luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh nhất là trong thời buổi
hiện nay, ai cũng muốn con mình đạt thành tích cao trong học tập cũng như
8


trưởng thành hơn về mặt nhân cách. Tuy nhiên việc làm thế nào để có thể giúp
trẻ phát huy được khả năng tiềm ẩn? Làm thế nào để trẻ có những kỹ năng sống
tốt nhất thì nhiều phụ huynh còn lúng túng trong vấn đề này. Trên thực tế nhiều
phụ huynh chưa có kiến thức về kỹ năng sống, không biết kỹ năng sống bao gồm
những kỹ năng nào? Cần giáo dục trẻ từ đâu, dạy trẻ những gì? Chính vì vậy mà
tôi phải tuyên truyền đến các bậc phụ huynh để họ hiểu tầm quan trọng của kỹ
năng sống, những kiến thức cần dạy trẻ, phương pháp dạy trẻ như thế nào để trẻ
tiếp thu một cách thoải mái, tự nhiên. Việc tuyên truyền đến các bậc phụ huynh
được tiến hành trong giờ đón, trả trẻ, thông qua bảng tuyên truyền, thông qua
việc mời phụ huynh tham quan hoặc tham ra trực tiếp vào các hoạt động của lớp
hay thông qua buổi họp phụ huynh. Cụ thể:
Thông qua giờ đón trẻ, tôi đã trao đổi với phụ huynh về tình hình sức
khoẻ, vệ sinh cá nhân, những phản ứng kém linh hoạt cũng như những kỹ năng

của trẻ để cùng phụ huynh giáo dục trẻ, giúp trẻ chủ động trong các hoạt động.
Ví dụ :
Ở tôi có cháu Đăng Khôi, thời gian đầu đi học cháu không thể tự mình
kéo quần lên sau mỗi lần đi vệ sinh, không biết đi dép có quai, thậm chí không
biết đội mũ len đúng cách nếu không có sự giúp đỡ của cô. Thông qua trao đổi
với mẹ của cháu, tôi biết cháu là con một trong gia đình có điều kiện. Ở nhà bà
và mẹ vì quá yêu thương mà bao bọc cháu, làm thay hết mọi việc cho cháu
nhưng không biết rằng điều đó vô tình dẫn đến việc cháu không biết cách phục
vụ bản thân, làm cháu thiếu hụt kỹ năng sống. Tôi có trao đổi với mẹ cháu rằng
để cháu tập làm mọi thứ bắt đầu từ chỗ chọn việc dễ nhất để con làm.Ví dụ: Buổi
sáng chuẩn bị đến trường, mẹ có thể mặc quần áo cho con sau đó hỏi con: Con
có thể tự đi dép được không nào? Chọn cho con cái mũ len con thích nhất, đội
lên đầu để mẹ ngắm xem có đẹp không nhé! Sau khi trẻ làm được, mẹ nên khen

9


con một vài câu để tăng tính tự tin cho trẻ chẳng hạn như: Con trai mẹ bảnh
quá….! Từ đó cháu dần tự tin và thích tự làm mọi việc.
Thông qua bảng tuyên truyền với phụ huynh: Bảng được thiết kế đẹp, kích
thước to rõ, các phụ huynh có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dàng. Đây là nơi trao
đổi thông tin với phụ huynh rất hiệu quả. Theo từng chủ đề tôi có đánh máy nội
dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mà cô đang dạy trẻ ở trên lớp.
Ví dụ :
Ở chủ điểm trường mầm non tôi ghi nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ như sau:
- Kỹ năng giao tiếp : Giao tiếp với bạn bè, với cô, với người lớn…
- Kỹ năng tuân thủ các quy định của trường lớp: Không la hét, không nói leo
trong giờ học, không làm ồn, biết chờ đến lượt….
- Kỹ năng hợp tác: Trẻ biết chơi cùng bạn, chia sẻ đồ chơi với bạn, giúp đỡ bạn

khi cần thiết, cùng bạn hoàn thành việc đơn giản, tìm sự giúp đỡ của bạn khi
cần…
Thông qua việc mời phụ huynh tham quan hoặc tham ra trực tiếp vào việc
tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ. Có rất nhiều phụ huynh đã không khỏi ngỡ ngàng vì
khả năng tự lập của con mình trên lớp.
Ví dụ :
Chị Lan, phụ huynh cháu Hùng có nói với tôi rằng ở nhà cháu không tự
xúc ăn, cứ đòi mẹ xúc cho thì mới ăn, thậm chí ăn xong còn bắt mẹ lấy khăn lau
miệng. Nhưng ở trên lớp thì khác hẳn, cháu có thể chia cơm cho các bạn, tự ngồi
vào bàn ăn và xúc ăn rất gọn gàng. Khi tôi hỏi Hùng: Tại sao ở nhà con không tự
xúc cơm ăn? Cháu trả lời rằng: Vì mỗi khi con đánh rơi cơm, làm đổ canh mẹ
thường quát con còn cô giáo thì không. Qua buổi tham quan hôm đó chị Lan đã
rút được kinh nghiệm trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ đó là không nên nóng
vội, ít la mắng cháu, nên tôn trọng cháu, con có quyền làm sai, nếu sai mẹ sẽ
10


động viên con làm lại. Việc phối hợp với phụ huynh bằng hình thức này đã giúp
phụ huynh hiểu biết thêm về cách dạy kỹ năng sống cho trẻ để từ đó dạy con
mình các kỹ năng sống tốt hơn.
Thông qua các buổi hợp phụ huynh, tôi cũng đã chủ động lồng ghép nội
dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đến các bậc phụ huynh. Các phụ huynh đã
tiếp nhận thông tin một cách đồng bộ, không gò bó, gượng ép.
Những biện pháp trên đã làm thay đổi cơ bản từ phía phụ huynh: Cha mẹ
luôn coi trọng trẻ và tích cực phối hợp với giáo viên để dạy kỹ năng sống cho trẻ.
Đặc biệt là giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số phụ huynh dịu dàng, ít
la mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng sống cho trẻ, phân việc cho trẻ,
không cung phụng trẻ thái quá. Không còn hình ảnh bố bế con, mẹ theo sau xách
cặp cho con rồi tranh thủ ép con uống sữa, ăn sáng. Ngược lại đã có nhiều hình
ảnh trẻ tự đeo ba lô đến cửa lớp vòng tay chào cô và tự cất đồ dùng đúng nơi quy

định không cần bố mẹ phải nhắc .
Tôi đã đạt được kết quả giáo dục như mong muốn nhưng mỗi biện pháp
thì có tác dụng riêng, để thực hiện có hiệu quả cần phải phối hợp nhiều biện pháp
khác nhau. Tôi tiếp tục sử dụng biện pháp tiếp theo.
3. Biện pháp 3 : Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi:
Từ việc phối hợp với phụ huynh, tôi có thêm thông tin về các kỹ năng
sống của trẻ ở nhà . Từ đó tôi có kế hoạch cụ thể và lựa chọn phương pháp giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp bằng cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi
lúc mọi nơi.
Để việc làm có hiệu quả, trước tiên tôi thực hiện nghiêm túc chế độ giờ
giấc trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đây là một trong những nhân tố giáo dục
có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ phẩm chất cá nhân, khả năng tuân thủ yêu cầu của
người lớn và khả năng định hướng về thời gian cho trẻ. Tôi đã căn cứ vào nội
dung cụ thể của từng hoạt động để lựa chọn nội dung lồng ghép cho phù hợp.
11


Thông qua giờ đón trẻ, tôi lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ
( Biết lễ phép chào cô, chào bố mẹ, hỏi han bạn….Hoặc tôi lồng ghép kỹ năng tự
phục vụ bản thân và chấp hành quy định của lớp.
Ví dụ :
Tôi dạy trẻ biết cất ba lô vào tủ, biết xếp dép lên giá, đi vệ sinh đúng nơi
quy định…..)
Thông qua hoạt động có chủ định, đây là một trong những hoạt động để
tôi tích hợp có hiệu quả nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tôi căn cứ vào
nôi dung của từng tiết học để tích hợp một cách hài hoà, không ôm đồm.
Ví dụ :
Qua tiết học KPKH: Trò chuyện một số bộ phận trên cơ thể, tôi dạy trẻ kỹ
năng sau: Kỹ năng chăm sóc bản thân: Trẻ có một số kỹ năng và có ý thức giữ
gìn, bảo vệ các bộ phận trên cơ thể. Kỹ năng giao tiếp tự tin: Khi trả lời phải

đứng thẳng, mắt nhìn thẳng vào cô, nói to, rõ ràng….Kỹ năng tuân thủ quy tắc
giờ học như muốn nói phải giơ tay, chờ đến lượt cô mời mới được nói, không
nói leo, tập chung chú ý nghe cô…Chính vì thế trẻ lớp tôi học rất ngoan, trong
giờ học biết chú ý lắng nghe, tuân thủ theo sự hướng dẫn của cô và đặc biệt rất tự
tin khi trả lời câu hỏi cô đưa ra.
Thông qua hoạt động ngoài trời tôi đã lồng ghép dạy trẻ nhiều kỹ năng
khác nhau.
Ví dụ :
Qua việc trò chuyện quan sát Đu quay. Trẻ nhận biết được một số nguyên
nhân gây ngã, gây tai nạn và biết cách phòng tránh nguy cơ gây ngã. Các kỹ
năng tôi dạy trẻ đó là:
- Kỹ năng giao tiếp: Trẻ biết lắng nghe cô, bạn, nêu ý kiến, chia sẻ thông tin.

12


- Kỹ năng xử lý tình huống: Khi ngồi trên đu quay chẳng may bị ngã bé cần làm
gì?( Nằm yên, chờ Đu quay dừng hẳn mới ngồi dậy để tránh Đu quay đập vào
đầu, bạn khác chạy đi báo với cô…)
- Kỹ năng ra quyết định: Làm gì hay không làm gì để phòng tránh ngã? ( Không
quay chạy quá nhanh, không xô đẩy bạn khi ngồi trên Đu quay, nắm chắc tay
cầm…)
Thông qua giờ hoạt động góc, chúng ta biết rằng: “Trẻ học bằng chơi, chơi
mà học”. Vì thế qua việc tham ra chơi ở các góc thì các kỹ năng sống đựơc trẻ
tiếp thu một cách dễ dàng nhất.
Ví dụ :
Qua góc chơi phân vai mẹ con, trẻ học được các kỹ năng như: Kỹ năng
giao tiếp ( giao tiếp giữa mẹ với con, trẻ biết nói nựng con, dặn dò con), kỹ năng
chăm sóc ( biết lấy nước cho con uống, xúc bột cho con ăn), kỹ năng hợp tác
( trẻ học được cách chơi trong nhóm như biết trò chuyện chia sẻ với bạn bên

cạnh…. Sau khi chơi xong trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định.
Không chỉ ở góc phân vai trẻ mới học được các kỹ năng sống mà ở tất cả
các góc chơi khác thì các kỹ năng của trẻ đều có thể được cũng cố và phát huy.
Ví dụ:
Ở góc xây dựng, trẻ có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm. Mặc dù ở
mẫu giáo bé nhưng trẻ ở lớp tôi đã biết tự phân vai chơi cho nhau và chơi rất
đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau và đã biết cùng nhau tạo nên công
trình đẹp.
Qua việc tổ chức bữa ăn cho trẻ, tôi tập cho trẻ làm một số công việc tự
phục vụ qua đó hình thành ở trẻ một số kỹ năng sử dụng đồ dùng ăn, uống đúng
cách và hành vi văn hoá văn minh như:
- Cách dùng ca, cốc, bát, thìa.
- Cách rót nước, chia thức ăn.
13


- Tham ra chuẩn bị bữa ăn ( tự kê ghế, gấp khăn lau, tự chia đĩa, chia bát…)
- Trẻ được tập luyện một số thói quen hành vi văn minh trong ăn uống ( Trẻ biết
mời cô, mời bạn, biết vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn, biết giữ vệ sinh chung
và hành vi văn hoá như không nói chuyện khi ăn, ho hoặc ngáp phải quay ra
ngoài đồng thời lấy tay che miệng, biết nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa và lau tay…)
Khi tổ chức giấc ngủ cho trẻ, tôi dạy trẻ biết tự mình lấy cất gối đúng nơi
quy định, biết lau chùi chân trước khi lên gường, đi nhẹ, nói khẽ, không làm ồn
khi bạn đang ngủ.
Ngoài ra tôi còn lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt
động khác trong ngày như ăn phụ chiều, hoạt động chiều, vệ sinh, trả trẻ....Bằng
việc tạo tình huống có vấn đề để trẻ suy nghĩ và giải quyết qua đó trẻ được cũng
cố các kỹ năng của mình.
Tóm lại, cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi, đảm bảo tính
liên tục để mỗi kỹ năng, phẩm chất mới được hình thành sẽ trở thành thói quen,

thành thuộc tính vững chắc trong nhân cách trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng
tích hợp quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động chính cũng như
sẽ gây tâm lý nặng nề cho trẻ khi tham ra vào các hoạt động đó. Sau mỗi hoạt
động, tôi nhận xét đánh giá các kỹ năng đạt được trên trẻ bởi đây cũng là một
trong những biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ rất hiệu quả.
4. Biện pháp 4 : Đánh giá kỹ năng sống của trẻ thường xuyên.
Việc nhìn nhận, xem xét lại các công việc đã làm trong một thời gian nhất
định sẽ rút ra được những bài học bổ ích, có những điều chỉnh hoặc cải tiến các
hoạt động tiếp theo đạt hiệu quả hơn. Việc đánh giá các kỹ năng sống của trẻ
thường xuyên lại có vai trò đặc biệt hơn.
Sau mỗi hoạt động trong ngày, tôi luôn dành thời gian để nhận xét đánh
giá hoạt động đó nhằm cũng cố các kỹ năng cho trẻ và tìm ra biện pháp để hoạt
động sau cô cùng trẻ thực hiện tốt hơn.
14


Ví dụ:
Qua hoạt động góc, tôi nhận xét đánh giá góc bán hàng: Hôm nay bác Hà
bán hàng thật là khéo, biết chào mời khách lịch sự, biết nhận tiền của khách và
đưa bằng 2 tay, biết cảm ơn khách, nhưng tôi thấy tiền của bác cất chưa cẩn thận.
tôi khuyên bác lần sau nếu có nhiều tiền như vậy nên cất vào túi, đừng để lên bàn
như vậy nhé! Khi nghe những lời nhận xét đơn giản như vậy, trẻ có thêm tự tin
vào bản thân, nắm được kỹ năng giao tiếp lịch sự, hình thành tính cẩn thận cho
trẻ. Hoặc qua việc nhận xét giờ ăn trưa: Hôm nay cô cảm ơn bạn Quỳnh, bạn
Huy đã giúp cô chuẩn bị bữa ăn cho các bạn, 2 bạn đã biết chia thìa vào bát, bê
cơm cho các bạn bằng 2 tay và khi đưa cho các bạn thì đặt nhẹ nhàng. Như vậy
bản thân cháu Quỳnh, cháu Huy sẽ tự tin vào hoạt động của mình và các bạn
khác trong lớp hôm sau cũng cố gắng làm tốt như vậy để được cô khen.
Mỗi ngày tôi đều ghi chép vào nhật ký và đánh giá những biểu hiện tâm
sinh lý của trẻ trong các hoạt động. Tôi đặc biệt chú ý đến việc đánh giá các kỹ

năng, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ. Tôi xác định những trẻ cần lưu ý để
có biện pháp chăm sóc riêng phù hợp và lấy đó làm căn cứ thước đo để đánh giá
cuối mỗi chủ đề.
Việc đánh giá kỹ năng cho trẻ ở mỗi chủ đề tôi dựa vào mục tiệu đạt được
trên trẻ ở chủ đề đó, sử dụng phiếu đánh giá chủ đề ghi các thông tin về các kỹ
năng trẻ đã làm và chưa làm được trong chủ đề.
Ví dụ: Trong chủ đề gia đình: Tôi đánh giá sự tích cực của trẻ khi cùng cô, cùng
bạn tham ra các hoạt động trong chủ đề, đánh giá việc trẻ có thực hiện một số
quy tắc đơn giản trong gia đình như biết nghe lời bố mẹ, cất dọn đồ dùng của
mình ngăn nắp, có được một số kỹ năng chào hỏi, xin phép, biết được vị trí của
mình trong gia đình.
Bằng việc nhận xét đánh giá thường xuyên như vậy, tôi đã rút ra được
nhiều kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và cũng đã có nhiều kỹ năng
15


sống được hình thành và cũng cố trên trẻ. Trẻ giao tiếp tốt hơn, tự tin vào bản
thân hơn, nhận thức đúng vị trí của mình, biết nhận xét bạn, khéo léo hơn trong
các hoạt động lần sau. Thông qua việc nhận xét đánh giá khéo léo cuả cô, trẻ biết
tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho tốt, sao cho được cô khen. Biện pháp
đánh giá đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao kết quả giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ ở lứa tuổi lên ba.
C. KẾT LUẬN.
I. KẾT QUẢ.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên, kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
lớp tôi có những chuyển biến rõ rệt. Tôi tiến hành khảo sát trên trẻ, kết quả khảo
sát lần 2 thu được như sau:
Lĩnh vực khảo sát

Tổng

số trẻ
trong

1. Kỹ năng giao tiếp lịch sự lễ phép.
2. Kỹ năng phục vụ chăm sóc bản thân.
3. Kỹ năng tuân thủ quy tắc xã hội.
4. Kỹ năng hợp tác.

Mức độ % trên trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ

lớp
29
29
29

lượng
26
25
25

%
90
86
86


lượng
3
4
4

%
10
14
14

29

24

83

5

17

5. Kỹ năng ứng xử phù hợp với người

29
23
79
6
21
xung quanh.
Kết quả khảo sát trên cho thấy, % trẻ có kỹ năng sống ở mức đạt tăng lên

nhanh chóng từ 38% lên 90%. Trẻ đã có được những kỹ năng tương đối bền
vững. Đáng mừng là % trẻ ở mức chưa đạt giảm xuống còn 21%. Kết quả này đã
chứng minh ưu điểm của việc thực hiện có hiệu quả các biện pháp trên. Trẻ lớp
tôi đã có được những kỹ năng sống cơ bản, cần thiết của lứa tuổi này. Đồng thời
cũng lĩnh hội được những kỹ năng kỹ xảo, thói quen hành vi, nếp sống văn hoá,
làm nền tảng cho việc phát triển nhân cách trẻ toàn diện, bền vững, có khả năng

16


thích ứng với mọi biến động của xã hội, biết tự khẳng định mình trong xã hội.
Góp phần làm cho xã hội ngày càng phát triển vững mạnh.
Về phía phụ huynh, sự chuyển biến tích cực từ phía trẻ đã làm cho phụ
huynh cảm thấy vui mừng, phấn khởi, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà
trường. Các bậc phụ huynh đã có thói quen phối hợp với giáo viên, tích cực tham
ra các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường.
Bản thân, qua việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi
cũng có điều kiện để rèn luyện các kỹ năng sống của mình, có một số kinh
nghiệm và tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ trong đó có hoạt
động giáo dục kỹ năng sống.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ việc làm cụ thể và kết quả đạt được, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Từ đó đề ra mục
tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Lập kế hoạch cụ thể cho việc giáo dục kỹ năng sống. Việc lựa chọn các kỹ
năng dạy trẻ phải phù hợp, gần gũi, thiết thực với cuộc sống của trẻ, phù hợp với
khả năng của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết
các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày.
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ phải lấy trẻ làm trung tâm.
Phải dạy kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi và đánh giá thường

xuyên các hoạt động đó.
Cô giáo phải là tấm gương cho trẻ về cách giao tiếp, các hành vi văn minh
trước mặt trẻ, tôn trọng trẻ, đối xử công bằng với trẻ.
Luôn kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giúp trẻ tiếp cận và lĩnh hội
các kỹ năng cơ bản một cách tốt nhất, đồng bộ và hiệu quả nhất.
III. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
Trong quá trình giảng dạy, tôi có một số ý kiến đề xuất như sau:
17


Đối với nhà trường: Cần làm tốt hơn nữa công tác tham mưu với chính
quyền địa phương, tăng cường về cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho việc tổ
chức các hoạt động dạy và học tốt hơn.
Đối với phòng giáo dục: Là giáo viên đứng lớp nhưng khả năng ứng dụng
công nghệ thông tin vào việc giáo dục kỹ năng sống và các hoạt động khác còn
hạn chế, bởi trình độ sử dụng thiết bị tin học của bản thân còn thấp. Tôi mong
muốn có lớp học tổ chức vào thời gian hợp lý để giáo viên được tham ra học tập
nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức các hoạt động
cho trẻ, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục.
Đối với sở giáo dục: tuyển chọn và giới thiệu những tiết dạy hay, giáo án
hay, những sáng kiến kinh nghệm tốt đưa lên trang giáo dục để giáo viên có cơ
hội học hỏi.
IV. KẾT LUẬN:
Sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học công nghệ trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi phải có những con người
năng động, sáng tạo, có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với môi
trường xung quanh và có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của
cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lúc còn bé là rất cần thiết.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần được quan tâm và thực hành một cách
mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa ở cả gia đình, nhà trường và xã hội. Góp phần tạo

cho xã hội có những “mầm ươm” khoẻ mạnh và sẵn sàng vươn lên.
Tôi mong rằng, những biện pháp tôi đã áp dụng sẽ được phổ biến và thu
được kết quả cao. Đề tài không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Rất mong được
sự góp ý bổ xung của hội đồng khoa học giáo dục các cấp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TƯỢNG LĨNH, Ngày 4 tháng 4 năm 2011
Người viết sáng kiến
18


Lê Thị Hạnh
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

19



×